Sài Gòn đắc địa
(Copy từ http://www.sggp.org.vn/truyenngan/2012/8/297353/; đăng ngày 26/08/2012, 03:53)
Góc ngã ba nối liền con đường lớn và ngõ hẻm có một vỉa hè lát gạch rộng rãi, giữa còn giữ lại một gốc sao dầu tỏa bóng mát là nơi cánh xe ôm tập trung chờ khách, đông đủ là năm xe. Thời buổi kinh tế này, đô thị như cái ao trũng, nước ở khắp nơi đổ về, tốt xấu đủ cả nhưng đều sống theo câu hò xưa:
Đến đây thì ở lại đây Chừng nào bén rễ xanh cây hãy về Đừng tưởng rằng dân xe ôm chỉ biết có rù ga hứng những núm vú thỉnh thoảng ịn vào lưng là không có tính linh hoạt văn hóa chính trị thời cuộc. Thử tính nếu sáng sớm họ ngưng mua báo xem các tờ báo lớn hàng ngày có điêu đứng không? Gần đây, cánh xe ôm lo lắng vì nạn lấy chồng ngoại của gái đẹp ở những vùng đất nghèo. - Tại anh em mình, đã ít tiền lại không ga-lăng nên chị em họ buồn, kiếm cách đổi đời bằng việc lấy chồng ngoại thôi.
Minh họa: Hương Mai
Nói là nói vậy cho có vẻ dân thành thị am hiểu thời cuộc nhưng thật ra mỗi người đều có chút đắng lòng vì cảnh ngộ quê nghèo. Xưa, mỗi một Nguyệt Nga đi cống Hồ phiên quốc mà nhân gian đã dậy sóng ba đào, huống chi nay hàng vạn nữ nhi biệt xứ nơi xa lạ, bị chọn mua như con cá, lá rau. Năm anh em tổ xe ôm có Hai Được, Tư Đen, Ba Đồng, Năm Hoàng và ông Lục Tàu lai.
Xe ôm thời hiện đại bắt khách bằng điện thoại cầm tay.
Hai Được có ông khách quen Việt kiều Úc mang họ Phạm năm nào cũng về Việt Nam đôi ba lần, mỗi lần lưu lại Sài Gòn cả tháng, đi đâu cũng gọi ông, trả tiền xe không cần thối, lại còn kéo vào quán cà phê vỉa hè, để qua cái miệng tía lia của anh chàng vui tính nghiên cứu bổ sung tình hình quê nhà. Anh xe ôm thở than về chuyện gái miệt vườn rủ nhau lấy chồng Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, còn nói: “Ông ở xứ văn minh về, hiểu biết nhiều, ông góp ý xem phải làm sao đây”. Ông họ Phạm nói: - Không chỉ Hàn Quốc, Đài Loan thôi đâu. Dân Việt kiều hải ngoại cũng rần rần về kiếm con gái Việt Nam rước ra nước ngoài làm vợ. Nhưng các chị em đừng lo không có người phất cờ đi đầu bảo vệ quyền bình đẳng của chị em phụ nữ. Đó là thím Năm - vợ của chú Út tôi. Thím chủ trương gả bắt rể. Có thật lòng yêu nhau thì khăn gói đến nhà bà ở rể làm ăn, sinh con nuôi lớn. Mối lái môi giới hôn nhân đặt lễ hàng chục triệu bà cho de tất, đến bây giờ cô Quỳnh Hương, con gái út của bà được một Việt kiều ở Pháp - Trancois Nhiều - về cưới, nhập quốc tịch Việt Nam, ở rể ngay trên đất hương hỏa nhà bà.
Ông Lục Tàu lai hưởng ứng ngay: “Có vậy đó, Ngày trước người như bà Năm gả con đòi bắt rể nhiều lắm mà. Không có các bà ấy làm gì Sài Gòn có Chợ Lớn như bây giờ”.
Chuyện đời nghe chính người trong cuộc kể lại mới vui. Anh Tư Đen của tổ xe ôm kể: Nói các cha không tin, nhưng thật ra vợ tôi bây giờ hàng ngày đi giao bánh mì chứ trước cũng là một cô gái Cà Mau bị người ta môi giới gả bán cho người Hàn Quốc. Bữa ấy, tôi đang vừa chạy xe vừa ngóng khách, bỗng có một cô gái từ khách sạn tư nhân bên đường ra vẫy gọi, chưa kịp hãm phanh cô đã nhảy phốc lên xe, giục đi nhanh lên, hỏi đi đâu cô bảo đi về Long An. Xe đến xa cảng, cô vỗ lưng bảo dừng lại: “Thú thật với anh, em còn có hai mươi ngàn, anh vui lòng cầm lấy, đi nữa em không có tiền trả cho anh đâu”. Cô nói mà rơm rớm nước mắt, tội con nhà nghèo chả lẽ vô tâm, xuống đây rồi cô đi đâu? ' Còn biết đi đâu nữa? Em đang chạy trốn để khỏi bị gả bán cho nước ngoài. Chỗ em vẫy xe anh là nơi họ tập hợp gái quê lại cho bọn Hàn Quốc và Đài Loan già khú đế coi mắt, mua về xứ nó làm vợ, em thừa lúc họ sơ ý lẻn trốn, may nhờ gặp anh. Thân gái dặm trường, đường sá lạ hoắc, tiền không có em đi thế này không ổn đâu! Anh cũng là dân nghèo dưới quê lên, nếu em tin tưởng, tạm về nhà anh ẩn mặt đi một thời gian rồi sau sẽ tính. Vậy là cô ấy theo tôi về nhà trọ bên quận 4 cho đến bây giờ, chồng chạy xe ôm vợ đi giao bánh mì bằng xe đạp, sống ngon ơ. Mỗi khi ôm tôi, cô ấy thường thốt lên rằng chúng tôi có được nhau do ông trời sắp đặt. Tôi là kẻ vô thần không tin có thế giới bên kia nhưng mỗi khi nghe câu nói tâm linh về tình yêu ấy, tôi cũng thấy khoái chí.
Dịp Tết Tân Mão, ông họ Phạm bên Úc lại du lịch về quê thăm lần nữa. Từ Sài Gòn về miền Tây, ông không bao taxi nữa mà rủ Hai Được chở đi. Không phải tiếc tiền mà ông muốn thăm thú nhiều nơi, người thân bạn bè ở các thôn xóm và có người lái xe thuyết minh chuyện quê hương khắp nẻo.
Đây rồi, đi nửa vòng trái đất lại gặp nhau, muôn nẻo về một mối. Trước nhất cho mình rảo một vòng xem cơ ngơi thím Năm cho mãn nhãn, chuyện trò cho đã. Biệt thự khang trang, đầy đủ tiện nghi, sân vườn đầy hoa trái lại có bàn tay tiên chăm sóc còn gì bằng. Hai người đi bên hông nhà, dọc theo một hàng lu chứa nước mưa, ra sau bếp chào: “Thưa thím Năm! Chúc mừng thím mạnh khỏe! Con và anh lái xe xin đăng ký ở lại hai ngày để được thưởng thức tài nấu nướng của thím, nhớ lại mùi vị quê hương. Thím Năm tài thiệt đó, dám bắt rể từ bên Tây về nuôi phởn phơ béo tốt thế này…
Vào phòng khách, chàng rể Việt kiều mới thổ lộ: “Tôi mơ tưởng hình bóng cánh hoa trắng, nhụy sen vàng, kẻ si tình này từ bên kia trỗi dậy, một mình xách va ly bay về quê hương xin được ở rể. Ngày đầu tiên được ăn bữa cơm canh chua cá kho tộ. Thằng bé mừng rơn lại xộ ra một câu không hiện đại tí nào: “Quỳnh Hương ơi! Em đã từng yêu ai chưa?”. Yêu làm sao được khi mà má em quả quyết đòi bắt rể”.
- Nói nghe coi! Từ ngày được bắt rể, anh cảm nhận như thế nào? - Tuyệt vời chứ như thế nào nữa. Có gì đáng hãnh diện cho thằng đàn ông bằng có vợ đẹp. Nàng là giáo làng mà có vẻ kiêu sa như người đẹp chính khách.
- Ngôn ngữ thời thượng có khác đây, sao lại gọi là người đẹp chính khách.
- Chính khách là phải đẹp, người đẹp là phải có trình độ chính khách như bà Nguyễn Thị Bình, Tôn Nữ Thị Ninh, bà Bhutto, chứ béo trục béo tròn cái mặt chần vần mà đại diện quốc gia đi ngoại giao thì mất thể diện hết. Quỳnh Hương của tôi nhìn ảnh đã ngất ngây, về nước tận mặt rồi còn hết ý. Rõ mặt đàn bà nước Nam.
Trancois Nhiều nói tiếp: Cái sướng nữa của kẻ lá rụng về cội như tôi là đã hiện thực hóa được một sa lông văn hóa tại ngôi nhà mới của mình, anh em trang lứa, bà con cô bác trong làng hợp ý với mình, định kỳ đến nói chuyện chơi như một câu lạc bộ, có tốn kém gì chỉ cần nước sôi pha trà thôi mà tình làng nghĩa xóm đổi trao xôm tụ lắm. Tôi phục lăn bà con nông dân xứ mình là những cây hài hước rất tầm cỡ.
Trần Kim Trắc
Nói là nói vậy cho có vẻ dân thành thị am hiểu thời cuộc nhưng thật ra mỗi người đều có chút đắng lòng vì cảnh ngộ quê nghèo. Xưa, mỗi một Nguyệt Nga đi cống Hồ phiên quốc mà nhân gian đã dậy sóng ba đào, huống chi nay hàng vạn nữ nhi biệt xứ nơi xa lạ, bị chọn mua như con cá, lá rau. Năm anh em tổ xe ôm có Hai Được, Tư Đen, Ba Đồng, Năm Hoàng và ông Lục Tàu lai.
Xe ôm thời hiện đại bắt khách bằng điện thoại cầm tay.
Hai Được có ông khách quen Việt kiều Úc mang họ Phạm năm nào cũng về Việt Nam đôi ba lần, mỗi lần lưu lại Sài Gòn cả tháng, đi đâu cũng gọi ông, trả tiền xe không cần thối, lại còn kéo vào quán cà phê vỉa hè, để qua cái miệng tía lia của anh chàng vui tính nghiên cứu bổ sung tình hình quê nhà. Anh xe ôm thở than về chuyện gái miệt vườn rủ nhau lấy chồng Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, còn nói: “Ông ở xứ văn minh về, hiểu biết nhiều, ông góp ý xem phải làm sao đây”. Ông họ Phạm nói: - Không chỉ Hàn Quốc, Đài Loan thôi đâu. Dân Việt kiều hải ngoại cũng rần rần về kiếm con gái Việt Nam rước ra nước ngoài làm vợ. Nhưng các chị em đừng lo không có người phất cờ đi đầu bảo vệ quyền bình đẳng của chị em phụ nữ. Đó là thím Năm - vợ của chú Út tôi. Thím chủ trương gả bắt rể. Có thật lòng yêu nhau thì khăn gói đến nhà bà ở rể làm ăn, sinh con nuôi lớn. Mối lái môi giới hôn nhân đặt lễ hàng chục triệu bà cho de tất, đến bây giờ cô Quỳnh Hương, con gái út của bà được một Việt kiều ở Pháp - Trancois Nhiều - về cưới, nhập quốc tịch Việt Nam, ở rể ngay trên đất hương hỏa nhà bà.
Ông Lục Tàu lai hưởng ứng ngay: “Có vậy đó, Ngày trước người như bà Năm gả con đòi bắt rể nhiều lắm mà. Không có các bà ấy làm gì Sài Gòn có Chợ Lớn như bây giờ”.
Chuyện đời nghe chính người trong cuộc kể lại mới vui. Anh Tư Đen của tổ xe ôm kể: Nói các cha không tin, nhưng thật ra vợ tôi bây giờ hàng ngày đi giao bánh mì chứ trước cũng là một cô gái Cà Mau bị người ta môi giới gả bán cho người Hàn Quốc. Bữa ấy, tôi đang vừa chạy xe vừa ngóng khách, bỗng có một cô gái từ khách sạn tư nhân bên đường ra vẫy gọi, chưa kịp hãm phanh cô đã nhảy phốc lên xe, giục đi nhanh lên, hỏi đi đâu cô bảo đi về Long An. Xe đến xa cảng, cô vỗ lưng bảo dừng lại: “Thú thật với anh, em còn có hai mươi ngàn, anh vui lòng cầm lấy, đi nữa em không có tiền trả cho anh đâu”. Cô nói mà rơm rớm nước mắt, tội con nhà nghèo chả lẽ vô tâm, xuống đây rồi cô đi đâu? ' Còn biết đi đâu nữa? Em đang chạy trốn để khỏi bị gả bán cho nước ngoài. Chỗ em vẫy xe anh là nơi họ tập hợp gái quê lại cho bọn Hàn Quốc và Đài Loan già khú đế coi mắt, mua về xứ nó làm vợ, em thừa lúc họ sơ ý lẻn trốn, may nhờ gặp anh. Thân gái dặm trường, đường sá lạ hoắc, tiền không có em đi thế này không ổn đâu! Anh cũng là dân nghèo dưới quê lên, nếu em tin tưởng, tạm về nhà anh ẩn mặt đi một thời gian rồi sau sẽ tính. Vậy là cô ấy theo tôi về nhà trọ bên quận 4 cho đến bây giờ, chồng chạy xe ôm vợ đi giao bánh mì bằng xe đạp, sống ngon ơ. Mỗi khi ôm tôi, cô ấy thường thốt lên rằng chúng tôi có được nhau do ông trời sắp đặt. Tôi là kẻ vô thần không tin có thế giới bên kia nhưng mỗi khi nghe câu nói tâm linh về tình yêu ấy, tôi cũng thấy khoái chí.
Dịp Tết Tân Mão, ông họ Phạm bên Úc lại du lịch về quê thăm lần nữa. Từ Sài Gòn về miền Tây, ông không bao taxi nữa mà rủ Hai Được chở đi. Không phải tiếc tiền mà ông muốn thăm thú nhiều nơi, người thân bạn bè ở các thôn xóm và có người lái xe thuyết minh chuyện quê hương khắp nẻo.
Đây rồi, đi nửa vòng trái đất lại gặp nhau, muôn nẻo về một mối. Trước nhất cho mình rảo một vòng xem cơ ngơi thím Năm cho mãn nhãn, chuyện trò cho đã. Biệt thự khang trang, đầy đủ tiện nghi, sân vườn đầy hoa trái lại có bàn tay tiên chăm sóc còn gì bằng. Hai người đi bên hông nhà, dọc theo một hàng lu chứa nước mưa, ra sau bếp chào: “Thưa thím Năm! Chúc mừng thím mạnh khỏe! Con và anh lái xe xin đăng ký ở lại hai ngày để được thưởng thức tài nấu nướng của thím, nhớ lại mùi vị quê hương. Thím Năm tài thiệt đó, dám bắt rể từ bên Tây về nuôi phởn phơ béo tốt thế này…
Vào phòng khách, chàng rể Việt kiều mới thổ lộ: “Tôi mơ tưởng hình bóng cánh hoa trắng, nhụy sen vàng, kẻ si tình này từ bên kia trỗi dậy, một mình xách va ly bay về quê hương xin được ở rể. Ngày đầu tiên được ăn bữa cơm canh chua cá kho tộ. Thằng bé mừng rơn lại xộ ra một câu không hiện đại tí nào: “Quỳnh Hương ơi! Em đã từng yêu ai chưa?”. Yêu làm sao được khi mà má em quả quyết đòi bắt rể”.
- Nói nghe coi! Từ ngày được bắt rể, anh cảm nhận như thế nào? - Tuyệt vời chứ như thế nào nữa. Có gì đáng hãnh diện cho thằng đàn ông bằng có vợ đẹp. Nàng là giáo làng mà có vẻ kiêu sa như người đẹp chính khách.
- Ngôn ngữ thời thượng có khác đây, sao lại gọi là người đẹp chính khách.
- Chính khách là phải đẹp, người đẹp là phải có trình độ chính khách như bà Nguyễn Thị Bình, Tôn Nữ Thị Ninh, bà Bhutto, chứ béo trục béo tròn cái mặt chần vần mà đại diện quốc gia đi ngoại giao thì mất thể diện hết. Quỳnh Hương của tôi nhìn ảnh đã ngất ngây, về nước tận mặt rồi còn hết ý. Rõ mặt đàn bà nước Nam.
Trancois Nhiều nói tiếp: Cái sướng nữa của kẻ lá rụng về cội như tôi là đã hiện thực hóa được một sa lông văn hóa tại ngôi nhà mới của mình, anh em trang lứa, bà con cô bác trong làng hợp ý với mình, định kỳ đến nói chuyện chơi như một câu lạc bộ, có tốn kém gì chỉ cần nước sôi pha trà thôi mà tình làng nghĩa xóm đổi trao xôm tụ lắm. Tôi phục lăn bà con nông dân xứ mình là những cây hài hước rất tầm cỡ.
Trần Kim Trắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét