Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Người đẹp gốc Việt vào top 100 gương mặt đẹp nhất thế giới

Người đẹp gốc Việt vào top 100 gương mặt đẹp nhất thế giới

Copy từ http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/471416/Nguoi-dep-goc-Viet-vao-top-100-guong-mat-dep-nhat-the-gioi.html; tin ngày 28/12/11, mục Văn hóa - Giải trí.

TTO - Người đẹp gốc Việt nổi tiếng với những video chia sẻ trên YouTube Natalie Trần đã xếp thứ 17 trong sanh sách 100 phụ nữ có gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2011 do trang web TC Candler bình chọn, thu hút sự quan tâm của hơn 25 triệu người.

“Nữ hoàng YouTube” Natalie Trần - Ảnh: Skafia

 

Đây là cuộc bầu chọn thường niên của trang TC Candler bắt đầu từ năm 1990. Năm ngoái, Natalie Trần cũng có mặt trong danh sách này nhưng ở vị trí thứ 88.

 

Theo trang TC Candler, Natalie Trần không chỉ nổi tiếng nhờ YouTube mà còn sở hữu một gương mặt thanh tú, hài hòa, “hứa hẹn sẽ đạt vị trí cao hơn trong năm 2012".

Đại diện châu Á có có thứ hạng cao nhất trong danh sách này là nữ diễn viên Hàn Quốc Song Hye Kyo. Cô đạt vị trí thứ 5 trong danh sách 100 người có khuôn mặt đẹp nhất thế giới năm 2011.

 

Emma Watson, gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2011 - Ảnh: Callum

 

Song Hye Kyo, người được mệnh danh là mỹ nữ mặt mộc đẹp nhất xứ Hàn - Ảnh: Allkpop

 

Cùng với Song Hye Kyo còn có 2 gương mặt khác đến từ Hàn Quốc là Go Ah Ra xếp vị trí thứ 12 và Jessica - thành viên nhóm nhạc SNSD - xếp vị trí thứ 45.

Người đẹp Thư Kỳ cũng xuất hiện trong danh sách ở vị trí thứ 29.

Dẫn đầu danh sách năm nay là “nữ phù thủy” Emma Watson, ngôi sao phim Harry Potter. Cô được đánh giá là một cô gái xinh đẹp, thông minh, sang trọng, chu đáo, khiêm tốn và là “đại diện xuất sắc cho những tài năng trẻ trong thế hệ của mình”. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về những ngôi sao nổi tiếng như Camilla Belle, Rihanna, Emily Browning.

Theo Wikipedia, Natalie Trần tên là Natalie Tyler Trần, tên tiếng Việt là Trần Đình Tố Hân, sinh ngày 24-7-1986. Cô gái gốc Việt hiện đang sống tại Sydney, Úc. Natalie Trần theo học ngành sư phạm trong 2 năm trước khi chuyển sang học ngành truyền thông số tại ĐH New South Wales, Úc.

Bắt đầu từ năm 2006, Natalie Trần nổi lên như một “nữ hoàng YouTube” với việc chia sẻ những video do chính cô thực hiện về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống xung quanh nhưng được thể hiện một cách rất hấp dẫn, thú vị.

Đến nay, Natalie Trần đã có 273 video đăng trong kênh riêng của mình trên YouTube, thu hút trên 350 triệu lượt xem. Có khoảng 920.000 người đăng ký theo dõi thường xuyên các video của Natalie Trần và cô cũng là một trong những người sở hữu số lượt truy cập nhiều nhất trên YouTube mọi thời đại.

THANH PHẠM

 

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Độc chiêu ngôn ngữ Hải Phòng

Độc chiêu ngôn ngữ Hải Phòng
* Bùi Văn Bồng
Copy từ http://nguoilotgach.blogspot.com/2012/07/nhung-bai-bao-chon-loc-moi-nhat-cua-bui.html ; đăng ngày 24/02/12.
Có lần, tôi hỏi nhà thơ Hải Như, rằng những gì gợi ra cảm xúc để ông viết bài thơ “Thành phố hoa phượng đỏ”? Ông nói, khi đó đang chiến tranh, bỗng nhiên tôi thấy màu hoa phượng đỏ rực cả khoảng trời, màu cờ, màu đỏ chiến công, hoa phượng xen với màu băng, cờ, khẩu hiệu rực rỡ tiễn chân thanh niên lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Cái màu hoa phượng thắm cứ bừng lên như hào khí chiến thắng của thành phố cảng. Và tôi đã viết bài thơ này, sau đó nhạc sĩ Lương Vĩnh phổ nhạc:
“Những cái tên nghe chẳng thơ đâu / Nhưng với ta vô cùng oanh liệt / Ôi, thân thiết tự hào quê hương!... Hải Phòng đó, hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu”…
Lâu nay, tôi vẫn thích nghe bài hát ấy, lời hay, nhiều ý nghĩa, nét nhạc trữ tình, đằm thắm, lại rất hào hùng. Nhưng, từ trước tết Nhâm Thìn, khi báo chí nêu gay gắt và miêu tả đầy nỗi oan khốc, mất trị an về cái vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, sao bỗng dưng những lời ca hay, những âm điệu trữ tình của bài hát truyền thống ấy cứ lặn đi đâu mất. Nhất là khi đã gây ra vụ việc tày đình, kinh thiên động địa như vậy, mà các quan chức Hải Phòng cứ nghênh ngang lờ tịt đi, lo ăn tết, chúc tụng nhau một cách rất vô tư, làm cho thiên hạ phát nóng ruột, tôi lại có sự liên tưởng đến cái gọi là “khí phách” hiên ngang ấy. Cụ Tú Xương có sống lại cũng buộc phải đọc lên:
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu / Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?”.
Lại nói đến câu hát mà ngẫm thấy đúng quá: “Hải Phòng đó, hiên ngang chỉ biết ngửng đầu”. Họ ngang nhiên đến mức chỉ biết ngẩng cao đầu, mặt vênh như bánh đa nướng, thách thức với pháp luật, với cả dư luận, tỏ ra bất chấp. Thậm chí khi Thủ tướng đã chỉ rõ hàng loạt cái sai cần phải khắc phục và phải nhanh chóng làm rõ, nhưng ông Bí thư Thành ủy lại nói trong cuộc găp mặt “Diên Hồng” với các vị bô lão: “Báo chí sai, ông Vươn sai, …”
Một địa phương giàu truyền thống cách mạng, nhưng nay lãnh đạo mà như thế làm sao mà gọi là An Lão? Có tội mà không chịu cúi đầu nhận tội, cứ nghênh cái mặt lên, thì đúng là trong tâm trạng, hoàn cảnh nào cũng “chỉ biết ngửng đầu”. Mà làm con người lúc nào đầu cũng ngẩng vểnh lên là biểu hiện của thứ bệnh thường thấy là “hội chứng đao (down)”, cứ ngơ ngơ, nghênh nghênh, thiên hạ nói gì cũng mặc kệ, không thể bình thường hoặc cúi xuống được, kể cả khi mắc sai lầm khuyết điểm lớn, bị thiên hạ chửi cho rát mặt, vẫn hiên ngang, không cần cúi đầu.
Mới đó, trong dân gian có người đã xin lỗi nhà thơ Hải Như và nhạc sĩ Lương Vĩnh, nhại lời bài hát: “Những cái tên nghe chẳng thơ đâu / Nhưng với dân vô cùng oan nghiệt”…Rồi từ tên bài hát, lời trong câu hát, suy nghĩ loanh quanh thế nào lại bắt gặp những cái tên người ở Hải Phòng. Chỉ riêng trong vụ Tiên Lãng, về mặt nghĩa của danh từ riêng (với tên người), đã gợi ra hai luồng (dòng) ý nghĩa. Hai luồng ý nghĩa đó là: Hầu hết, tên gọi các vị quan từ xã lên huyện mà báo chí nêu nhiều, chức danh chủ chốt, đều bị nghịch nghĩa. Do đạo đức, lối sống, tác phong và cả phát ngôn của họ đã sinh ra những cái tên nghịch nghĩa, bị ngược phẩm cách. Mà đã nghịch nghĩa thì sinh ra nghịch nhĩ thiên hạ. Luồng ý nghĩa thứ hai: Những người dân lao động chân chất, thật thà, cha mẹ đặt tên sao thì cứ nguyên nghĩa như vậy, cái tên như áp số phận cho cuộc đời.
Cứ thử “giám sát” từ dưới lên trên, “rà soát” từ xã lên huyện, rồi đến thành phố, thấy đa số họ đều mang cái tên nghịch nghĩa, ngược phẩm cách. Ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, từ nhiều năm nay cứ nhăm nhe giành giật khu đầm của ông Vươn, mong ông anh trên huyện lợi dụng chức vụ, quyền hạn giúp để tìm cách sớm thu hồi đất, giao cho UBND xã, thế nên tên là Thanh Liêm mà lại rất tham lam.
Ông Hoan, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang, bị kỷ luật cảnh cáo, do ông buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương. Hoan mà chẳng vui vẻ gì, rất buồn.
Ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, vì nóng vội lấy đất giao cho em ruột là Thanh Liêm quản lý, ý định cho đối tác khác thuê, nên sinh ra ác. Riêng cặp đôi anh em ruột họ Lê làm đến chức danh là “người đứng đầu chính quyền” ở huyện và xã đã mang tội bất hiếu. Ông bố đặt tên là Hiền, nhưng lại ác; là Liêm, nhưng lại tham. Thật đúng như thi sĩ Tú Xương đã nhận diện từ mấy đời trước: “Nhà kia hỗn phép con khinh bố”. Ông Nghĩa, Bí thư huyện ủy Tiên Lãng, dính vào vụ này cũng là việc làm phi nghĩa. Nghĩa bị phi nghĩa.
Thử “rà lại tên” các ông lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã xuất hiện trên công luận từ khi xảy ra vụ Tiên Lãng. Ai cũng biết, thành phố Hải Phòng có hai ông (hai đời) Bí thư Thành ủy tên là Thành. Nhưng kiểm chứng, đánh giá, thấy ông Đoàn Duy Thành (làm các chức danh ở UBND và Thành ủy Hải Phòng từ 1979-1985) đã để lại nhiều công tích, làm nhiều việc có lợi cho “quốc kế dân sinh” trên thành phố Hoa phượng đỏ, nên được thiên hạ bình xét là ông Đại Thành. Ngược lại, từ vụ đất đai Đồ Sơn, Cát Bà đến vụ Tiên Lãng, ông Nguyễn Văn Thành, đương kim Bí thư thành phố hiện nay lại bị dân chúng xúm nhau gọi là ông Bất Thành. Trong vụ Tiên Lãng này, ông Nguyễn Văn Thành cũng bộc lộ để thiên hạ thấy rõ hơn là “mục đích bất thành, âm mưu bại lộ”.
Kế đến, ông Điền, Chủ tịch UBND thành phố, mà lo chuyện điền thổ không xong, dẫn tới các quyết định thu hồi đất bị sai pháp luật, cưỡng chế thu hồi đất cũng phạm luật rất nặng và mất dân chủ trầm trọng.
Ông Đỗ Trung Thoại, Phó Chủ tịch UBND thành phố, “Thoại” là nói, “Trung” là phải thực, phải “trung quân ái quốc”, nhưng khi phát biểu với báo chí thì ông Trung Thoại lại thiếu trung thực, phát ngôn theo lối “bừa phứa cầu cảng”, bị dư luận lên án.
Lại nữa, ông Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an thành phố, tên là Ca, chữ C và A thường được viết tắt của “công an”, nhưng lại làm mất uy tín ngành công an, làm sai cả 6 điều Bác Hồ dạy công an. Còn nữa, ông bày ra cái lối tung tin đánh lạc hướng, coi vụ cưỡng chế thu hồi đất của ông Vươn là “cuộc diễn tập”. Cho nên, tên ông là “Ca” mà diễn trò quá dở.
Nay, đương kim Phó chủ tịch UBND thành phố có ông Đan Đức Hiệp, người được phân công thay ông Thoại làm tổ trưởng giải quyết hậu họa vụ Tiên Lãng. Nhưng trong vụ này, ai cũng thấy từ dưới lên trên đã cùng một giuộc, vào hùa với nhau, cùng “đoàn kết” cãi quanh, chống chế, thì ông Hiệp dù có muốn “làm tốt phận sự” cũng khó mà hiệp sức, hiệp lực, hiệp đồng mà cữu vãn được tình hình bi bét, bi đát này.
Trong vụ Tiên Lãng còn thấy xuất hiện thêm ba cái tên liên quan nữa, là ba ông: Tài-Đoàn-Kết. Ba ông này được ông Thanh Liêm bày trò thuê xe ủi phá nhà ông Vươn, nhà ông Quý. Nhưng họ cũng đâu có dễ mà “Đoàn Kết” với chính quyền, họ không bao che, không chối tội, mà họ đã mạnh dạn khai ra, tố cáo những người đã mướn họ làm việc phi pháp…
Lại nói đến những danh từ riêng trong những tên người là những nông dân như gia đình họ Đoàn ở Cống Rộc. Cũng là sự ngẫu nhiên, họ là nông dân, người lao động, mộc mạc, tên cha mẹ đặt sao thì khiêm tốn giữ đúng như vậy, trọn nghĩa, không hề bị nghịch nghĩa, không bị ngược phẩm cách. Như ông Vươn, là điển hình của người cựu chiến binh, của nông dân nhà nòi, luôn luôn phải có nghị lực để vươn lên. Ông Quý, cùng mấy anh em nỗ lực làm ăn, muốn nhanh chóng thoát nghèo, nuôi hy vọng vươn lên phú quý. Sau gần 20 năm bỏ công sức, vay vốn khai hoang lấn biển, mở mang đầm nuôi thủy sản, thế là rất quý, vốn bất động sản đã tạo dựng được, nay cũng thành của quý. Vì là của quý mới bị người ta rình ngó nghĩ kế thu hồi để chụp giật. Còn em ông Quý là ông Vệ, có tài sản thì phải lo bảo vệ, bị ức hiếp, bị phá nhà, cướp đất thì phải lo tự vệ. Đến như hai bà con dâu nhà họ Đoàn, tên Hiền và tên Thương. Họ cũng rất hiền thục và đáng thương. Nhất là cảnh bà Thương giữa ngày Tết phải cùng mấy đứa con chui lủi trong căn lều trên đống xà bần hoang tàn đổ nát thị đúng là thảm cảnh thật đáng thương.
Nghĩ đến tên người ở Hải Phòng, tạm nhận diện như sau: Làm dân còn giữ được nguyên vẹn ý nghĩa của tên gọi; nhưng nếu làm quan như mấy ông dình vụ Tiên Lãng thì dễ bị nghịch nghĩa. Tôi lại cứ nghĩ đến những địa danh nơi đây mà thấy lạ: Sông thì có sông Cấm, sông Lấp; cầu thì bị Rào, mà có cầu Đất nữa. Sông bị Lấp, rồi bị Cẩm, nước chảy về đâu? Cầu bị Rào, ai mà đi được? Bãi tắm biển thì lại mang tên núi (Đồ Sơn), thế mới ngược đời. Thực tình, nếu như Hải Phòng không xảy ra vụ rùm beng Tiên Lãng thì cũng chưa ai để ý nhiều đến hiện tượng độc chiêu ngôn ngữ ở xứ này. Điều tất nhiên là mỗi người đều có một vùng quê, cuộc đời gắn bó biết bao kỷ niệm với dòng sông quê hương:
“Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng ? / Tất cả trả lời sinh bên một dòng sông / …Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng / Mỗi con người gắn bó một dòng sông…”
(Bế Kiến Quốc)
Nhưng vì thế nên ai cũng cần phải biết sống thê nào để phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương mình, đem lại niềm tự hào cho quê hương mình. Còn như các vị “tham quan lại nhũng” gây nhiều chuyện trái đạo lý nhân tâm, làm rối xã hội, gây sự kiện thành dư luận xấu cho xã hội, thì tự nhiên họ đã làm cho thiên hạ có những bình phẩm đa chiều về quê hương mình. Thế là cũng có tội với quê hương, dòng tộc. Như thế là họ đã tự mình đánh mất những truyền thống tốt đẹp của quê hương, gây phản cảm cho thiên hạ. Ai gây ra chuyện gì để người ta đàm tiếu ảnh hưởng đến niềm tự hào quê hương thì người đó đều mang trọng tội với quê hương. Có lẽ cũng từ những suy tư ấy, Tiến sĩ Tô Văn Trường, nhà khoa học trị thủy (nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam) đã phải bật ra những câu thơ:
Sông mà bị Cấm chảy về đâu
Rào lại, sao ai dám qua cầu
Lắm chuyện tùm lum sao An Lão
TiênLãng nhách khối tình sầu.
Giờ đây, nghĩ về tên đất, tên sông, địa danh ở Hải Phong, thấy nó cứ lộn tùng phèo, đang cái này bỗng nhảy sang cái khác, không thể thứ tự sự việc, thời gian, hầu như trong sự việc này ai cũng cứ sợ nói ra bị loạn ngôn. Bỗng nhớ, Tiên Lãng ngày xưa còn có các tên gọi là Bình Hà, Tân Minh, Tiên Minh. Những cái tên này thì lại giàu chất thơ: Bình Hà, là trị thủy, làm chủ được sông nước; Tân Minh, vùng ánh sáng mới; Tiên Minh, cũng hay, là ánh sáng soi đường, đi đầu. Người ta nói vì đây là vùng đất hình thành nên do các công trình khai hoang, lấn biển từ lâu đời mà nên. Nhưng có lẽ do lấn biển là việc cơ khổ, gian nan, cho nên sang đời nhà Nguyễn mới đặt tên là Tiên Lãng, theo nghĩa Hán Nôm của Tiên Lãng là đầu sóng, nơi đầu sóng ngọn gió. Mà cũng đúng vậy, nay là Tiên Lãng đang là nơi đầu sóng ngọn gió của vụ cố ý làm trái của lãnh đạo Hải Phòng, nơi đầu sóng ngọn gió thực thi chủ trương chỉnh đốn Đảng, cả một dây từ Đảng đến chính quyền, từ xã, huyện, lên thành phố. Cả nước cũng đang rất quan tâm đến cái nơi “đầu sóng” ấy. Như trên đã nêu, phải nhắc lại địa danh huyện An Lão. Nghe phát biểu rất bừa phứa của ông Bí thư Nguyễn Văn Thành hôm 17-2 mới rồi, làm sao mà An Lão, các vị lão làng ở Hải Phòng, sao mà yên lòng được? Buộc họ phải nhảy dựng lên cùng ký tên vào kiến nghị cách chức Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành.
Lá xanh hoa tím
Nói về sự độc chiêu, về nét đặc trưng ngôn ngữ ở Hải Phòng, cũng cần đề cập đến địa danh sông Lấp. Tôi nhớ bài thơ “sông Lấp” của cụ Tú Xương:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò.
Nhờ có những người nông dân, như mấy anh em họ Đoàn, dám lấp sông, lấn biển mới có làng quê trù phú, phố phường đông đức như hôm nay: “Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai”. Bài thơ của cụ Tú hay là thế, ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu xa. Nhìn cảnh nay, nhớ sông xưa, con sông có tên rất thơ mộng: sông Vị Hoàng. Con sông bị lấp, mang tên sông Lấp mà nay chẳng còn sông. Tên gọi xưa là sông Vị Hoàng có nghĩa là nơi vua từng ở, có thể là nơi vua đến, hoặc đi vi hành đến vùng đất này, neo thuyền trên sông chăng? Nhưng khi quan lại ở địa phương nhũng nhiễu, sợ vua đến thì lộ tẩy hết mọi việc mờ ám, cho nên lấp sông đi, khỏi cần Vị Hoàng, quan sở tại như muốn toàn quyền cứ việc tung hoành ngang dọc, muốn làm trời làm đất gì cũng được. Oan cho dòng sông thơ mộng bị lấp đi. Thảo nào, cụ thi sĩ họ Trần (Tế Xương) tiếc cho con sông đã bị lấp cho mất tăm mất dạng. Ông đã làm bài thơ sông Vị Hoàng:
Có đất nào như đất ấy không ?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở những hơi đồng.
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không ?
Green Leaves
Con sông ấy bây giờ đã bị người ta lấp đi, nơi cao thì dân làm nhà ở, nơi thấp thì đã nên đồng nên bãi trồng ngô trồng khoai. Nhưng, vào thời buổi và thời điểm này, đọc bài thơ “sông Lấp” của cụ Tú, tôi lại mạo muội xin vong hồn linh thiêng của cụ thứ lỗi, nhại thơ cụ cho nó có chất thời sự chính trị-xã hội từ hậu họa vụ Tiên Lãng - Cống Rộc. Ví dụ như:
Sông kia ai đã lấp rồi
Lại thêm khu đất bãi bồi Vinh Quang
Nghe rền những tiếng kêu oan
Giật mình lại tưởng có quan huyện về.
Không hiểu có cái duyên nợ gì, mà riêng sông Lấp, cụ Tú đã có hai bài thơ. Ngày xưa, làng quê yên tĩnh là thế. Đêm, ngồi bên đồng vắng, chỉ vang lên tiếng ếch kêu mà cụ Tú bỗng “giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò”. Tôi không hình dung ra lúc đó cụ Tú sao lại dễ giật mình như thế. Có thể là sự diễn tả, tu từ đúng với tâm trạng lúc đó của thi sĩ. Sông mà bị lấp, thật là tiếc. Đâu rồi cảnh hữu tình “dòng chảy êm đềm qua lau lách”? Cụ đang ngồi tưởng tượng dòng sông năm xưa, rồi bến sông vào khuya nghe nhịp mái chèo, tự nhiên nghe tiếng ếch kêu. Thế nên, cụ Tú giật mình là có lý. Còn bây giờ, xảy ra vụ cưỡng chế thu hồi đất phát kinh thiên động địa, dân chúng sinh ra tâm lý giật mình khi thấy quan huyện về. Dân Cống Rộc còn nói: “Ông Hiền mà đâu có hiền, ác phát sợ. Sau này, nếu như trẻ con khóc, cứ dọa là im đi, nín ngay, không nín, tao gọi ông Hiền!”.
Tiếng ếch vẳng kêu trong đêm ở nơi đồng bãi ngô khoai heo hút, gợi nhớ tiếng gọi đò da diết thuở nào. Những âm thanh cuộc sống thanh bình và rất tự nhiên nơi đây như thể đang sống lại cả một chiều sâu lịch sử với biết bao biến cố thăng trầm. Trải bao biến đổi thời cuộc, thiên nhiên, thời gian, và cả con người đã góp phần làm đổi thay cảnh vật, cải tạo địa hình, đổi thay cả không gian văn hoá hữu hình và phi vật thể, như một hiện hữu của hạnh phúc mà không sao níu giữ được. Như đầm nuôi trồng thủy sản của họ Đoàn ở Cống Rộc, mới ngày nào cá tôm cũng sướng, nhảy tung tăng. Con thuyền nhỏ lướt sóng êm đềm của người nông dân cần cù, kiên nhẫn, gắn bó với đất đai, đầm nước. Bây giờ, đến chú ếch cũng sợ, im re. Đầm bị cướp hết tôm cá, trở lại cảnh hoang hóa năm nào. Thật là cám cảnh. Đúng là ông Vươn đang rơi vào cảnh huống đau lòng: “Mồ hôi mà đổ xuống đầm / Chưa thu hồi vốn, giam cầm oan khiên”. Chính điều ấy đã tạo nên niềm tiếc nuối khôn nguôi của bao người tâm huyết, bao người cả nghĩ như cụ Tú của chúng ta năm xưa đã từng cảm nhận. Dẫu đẹp như Tiên cũng bị rơi vào hoàn cảnh bị Lãng nhách khối tình sầu thương. Một thời, thành phố Hoa Phượng Đỏ, nay còn đâu?.
 
(BVB)
Biển trời

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Nhật Anh và quyển sách đoạt giải ở Ba Lan

Hôm nay, 22/06/12, Google kỹ niệm Alan Turing's 100th birthday.

Alan Mathison Turing (23 tháng 6, 1912 – 7 tháng 6, 1954) là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh thường được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Phép thử Turing (Turing test) là một trong những cống hiến của ông trong ngành trí tuệ nhân tạo: thử thách này đặt ra câu hỏi rằng máy móc có khi nào đạt được ý thức và có thể suy nghĩ được hay không. Ông đã hình thức hóa khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing, đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing", mà ngày nay được đông đảo công chúng chấp nhận, về luận đề Church-Turing, một luận đề nói rằng tất cả những gì tính được bằng thuật toán đều có thể tính được bằng máy Turing.

Nhật Anh và quyển sách đoạt giải ở Ba Lan

Copy từ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120622/nhat-anh-va-quyen-sach-doat-giai-o-ba-lan.aspx ;tin ngày 22/06/12,mục Thế giới trẻ.

Nguyễn Nhật Anh, 11 tuổi, học sinh Trường tiểu học số 205 ở Warsaw (Ba Lan), vừa nhận được giải nhì cuộc thi Ấn phẩm văn học của các tác giả trẻ ở tỉnh Mazowieckie.

Ðây là cuộc thi dành cho học sinh phổ thông cơ sở, yêu cầu các em tự sáng tác ít nhất sáu tác phẩm thơ hoặc văn về đề tài thiên nhiên và tự trang trí, trình bày các trang để thiết kế thành một "quyển sách" hoàn chỉnh.

                               Nhật Anh - Ảnh: Trung Nghĩa.

           Năm 2012 là năm thứ 12 của giải thưởng. Trong số lượng tác phẩm dự thi khổng lồ (7.014 "quyển sách"), Nhật Anh là thí sinh gốc Việt duy nhất nằm trong số 14 em được ban giám khảo trao giải nhì.

           Quyển sách của Nhật Anh có tên Những bài thơ nhỏ dành cho em trai. Em sáng tác những bài thơ bằng tiếng Ba Lan: Con cua, Sứ giả rùa, Những câu hỏi dành cho chú dê, Chim sáu đá, Người quen, Bướm bộc lộ cách nhìn trong sáng, hồn nhiên song cũng có ý nghĩa nhẹ nhàng về vạn vật xung quanh. Mỗi bài đều có tranh minh họa do chính Nhật Anh vẽ bằng màu nước, bút dạ hay chì màu.

          Trong năm 2012, Nhật Anh cũng đã đoạt giải thưởng cao nhất đồng hạng tại cuộc thi vẽ "Khuyến khích tài năng trẻ" do Trung tâm Văn hóa giáo dục thủ đô Warsaw tổ chức cho học sinh, giải nhất cuộc thi toán Olimpus toàn quốc dành cho học sinh lớp 4 và giải nhất cuộc thi toán toàn Ba Lan Oxford Educational.

          Nhật Anh cho biết: "Em mơ ước trở thành một nghệ sĩ sáng tạo trong tương lai, đồng thời cũng thích trở thành kiến trúc sư hoặc nghiên cứu tin học".

                                              Theo Trung Nghĩa / Tuổi Trẻ

Trung Quốc chấp nhận sống chung với tham nhũng?

Trung Quốc chấp nhận sống chung với tham nhũng?

Copy từ http://tuoitre.vn/The-gioi/498123/Trung-Quoc-chap-nhan-song-chung-voi-tham-nhung.html ;tin ngày 22/06/2012, mục Thế giới.

 

TT - Các vụ tham nhũng đang tăng lên ở Trung Quốc. Năm 2007, Trung Quốc mới thành lập Văn phòng chống tham nhũng quốc gia.

Trương Thự Quang

Phó tổng kiến trúc sư trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc Trương Thự Quang, đại quan tham năm 2011 - Ảnh: People

 

Năm năm sau, tham nhũng vẫn không chịu lùi bước mà còn tăng về số lượng vụ việc, ở cấp cao và lan rộng nhiều lĩnh vực. Đến mức mà tại kỳ họp quốc hội hồi tháng 3-2012, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Phó chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều lên tiếng cảnh báo về hiểm họa tham nhũng. Ông Ôn Gia Bảo đã báo động: “Tham nhũng là nguy cơ lớn nhất đối với Đảng Cộng sản. Nếu không giải quyết thích đáng thì bản chất của chế độ sẽ thay đổi và Đảng sẽ đánh mất quyền lãnh đạo”.

Thế nhưng, Thời Báo Hoàn Cầu, ấn phẩm của Nhân Dân Nhật Báo, trong một xã luận mới đây đã cho rằng Trung Quốc cần phải nhân nhượng và sống chung với tham nhũng. Mở đầu bài xã luận, tờ báo này thừa nhận tham nhũng ở Trung Quốc đang nghiêm trọng, nhưng Trung Quốc chưa đủ điều kiện để tiêu diệt tận gốc tham nhũng. Nhiều người cho rằng chỉ cần Trung Quốc trở thành một nước dân chủ là có thể dễ dàng giải quyết được vấn đề này, nhưng đó đúng là một sự ngây thơ lớn. Châu Á đã có nhiều nước dân chủ, ở đó tham nhũng đang hoành hành còn dữ dội hơn cả ở Trung Quốc. Nhưng rõ ràng Trung Quốc là nước mà ở đó “cảm nhận về tham nhũng” là nhức nhối nhất!

Vẫn theo tờ báo, nguyên tắc đạo đức “cán bộ là công bộc của dân” đã ăn sâu vào não trạng của người dân. Thế nhưng nguyên tắc này lại khó áp dụng trước sức tấn công của kinh tế thị trường, dẫn đến việc các quan chức xem nhẹ, thậm chí phản bội nó, lợi dụng các kẽ hở của nhà nước để luồn lách và trục lợi.

Tờ báo khẳng định không một quốc gia nào có thể diệt trừ tận gốc tham nhũng, nên điều quan trọng nhất là giữ cho thảm họa này ở mức nhất định có thể chấp nhận được đối với người dân, và chỉ làm như thế thôi thì Trung Quốc đã khó đạt được rồi. Bởi vì, theo tờ báo, Trung Quốc không có những định chế để phòng chống tham nhũng và dẫn chứng Singapore và Hong Kong áp dụng chế độ trả lương cao cho viên chức để khuyến khích họ toàn tâm toàn ý phục vụ. Hay như ở Mỹ, những người ra ứng cử thường rất giàu. Còn những người bình thường vào làm việc trong bộ máy công quyền thì cố gầy dựng tên tuổi và các mối quan hệ để khi không còn là viên chức nữa, họ có thể kiếm tiền từ những lợi thế này.

Tờ báo viết tiếp: dư luận Trung Quốc sẽ không chấp nhận việc tăng lương cao cho viên chức và các quy định cũng không cho phép họ sử dụng ảnh hưởng cùng các quan hệ đã có để trục lợi sau khi hết làm viên chức. Người dân cũng không mấy thiện cảm với những người giàu có nắm giữ các chức vụ cao trong bộ máy nhà nước. Tiền lương của quan chức ở Trung Quốc hiện rất thấp, bởi vậy các quan chức địa phương thường phải tự tạo nên những lợi thế riêng trong quan hệ bằng các “nguyên tắc ngầm”.

Xã hội Trung Quốc hiện bị chi phối bởi những “nguyên tắc ngầm”, không chỉ trong các lĩnh vực công mà còn cả trong những lĩnh vực nghề nghiệp như thầy giáo, thầy thuốc. Vì thế nhiều người đang có những khoản thu nhập ngầm bên cạnh đồng lương chính thức ít ỏi của mình.

Đâu là ranh giới cho những nguyên tắc ngầm này? Ranh giới này khá mịt mờ và đó là lý do vì sao hiện có nhiều vụ tham nhũng, đôi khi còn có cả những “ổ tham nhũng”.

Biển trời

Đi đầu trong làn sóng phản ứng dữ dội, thậm chí “ném đá” Thời Báo Hoàn Cầu là báo Thanh Niên Trung Quốc khi cho rằng Thời Báo Hoàn Cầu đã có những lý lẽ phi lý và lệch lạc đến sửng sốt. Tờ báo khẳng định không tiêu diệt tận gốc tham nhũng mà giữ nó ở mức độ có thể chấp nhận được là đi ngược lại lương tri và tinh thần của một nhà nước pháp trị. Nói rằng người dân có thể chấp nhận ở một mức độ nhất định và sống chung với tham nhũng chẳng khác nào nói rằng tham nhũng chỉ là một hiện tượng bình thường.

Báo Thanh Niên Trung Quốc đặt câu hỏi: Nếu phải chọn lựa thì người dân có sống chung với tham nhũng không? Còn nói rằng Trung Quốc là nước châu Á mà ở đó người dân có “cảm nhận về tham nhũng nhức nhối nhất”, rồi từ đó rút ra kết luận cho rằng nguyên tắc đạo đức “cán bộ là công bộc của dân đã ăn sâu vào não trạng của người dân” chẳng khác nào nói rằng Trung Quốc không phải là nước đang bị tham nhũng hoành hành nhất, mà chỉ là cảm nhận về tham nhũng được cho là nhức nhối nhất thôi.

Theo báo này, nói thế chẳng khác nào nói rằng tham nhũng không thật sự nghiêm trọng mà là bảo dân nên giảm bớt sự trông đợi vào cán bộ. Nói như thế thật quái đản, bởi nếu thế cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ lâm nguy. Kiểu lập luận lệch lạc ấy thay vì bảo vệ cán bộ, thay vì quan tâm đến tương lai của đất nước thì lại đang đẩy đất nước đến thảm họa.

Tờ báo cay đắng tự hỏi: Phải chăng mong muốn cán bộ là công bộc của dân là mong muốn phi thực tế? Và câu trả lời chắc chắn là không rồi.

Đòi hỏi cán bộ là công bộc của dân không phải là chuyện riêng của Trung Quốc. Các viên chức ở mọi nước đều có trách nhiệm này, bởi điều này nằm trong sứ mệnh và là chuẩn mực toàn cầu. Cảm giác nhức nhối về tham nhũng nơi người dân là từ chính hiện trạng tham nhũng. Để xóa đi cảm giác nhức nhối này, giải pháp duy nhất là dấn thân vào cuộc đấu tranh chung chống tham nhũng và đặt quyền lực dưới các thiết chế và sự giám sát.

Nhiều tờ báo khác như Thương Báo Thành Đô hay Tin Tức Kinh Tế Trung Quốc cũng ủng hộ quan điểm này của báo Thanh Niên Trung Quốc.

Trên mạng Internet, nhiều người Trung Quốc cho rằng xã luận của Thời Báo Hoàn Cầu phản ánh quan điểm của giới quan chức Trung Quốc.“Cuối cùng họ cũng đã lòi ra suy nghĩ trong bụng của mình” - một blogger viết trên mạng Weibo.

 

Chuyên gia luật nổi tiếng Từ Tân mỉa mai: “Nếu cho phép một mức độ tham nhũng nhất định thì rồi đây sẽ xuất hiện một số lượng vụ tai nạn đường sắt cao tốc nhất định, một lượng thuốc độc nhất định trong sữa, một lượng hóa chất nhất định trong thực phẩm, những giảm thiểu nhất định của các cuộc điều tra tham nhũng, những sự dối trá nhất định trong thông tin, sự suy thoái xã hội nhất định...”.

MỸ - NGUYỄN

 

"Bác sĩ" Trung Quốc lại tháo chạy !

"Bác sĩ" Trung Quốc lại tháo chạy !

Copy từ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120622/bac-si-trung-quoc-lai-thao-chay.aspx ;tin ngày 22/06/12, mục Ch.trị-XH.

Chiều 21.6.12, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã đến kiểm tra phòng khám (PK) Đông Phương (762 Cách Mạng Tháng 8, P.5, Q.Tân Bình) và “màn diễn” cũ được lặp lại: những người TQ khám bệnh, điều khiển PK bỏ trốn.

Một số PK khác có người TQ hành nghề cũng khóa cửa và dán biển “đang sửa chữa”, hoặc “tạm ngưng hoạt động”.

Vội bỏ chạy trước khi đoàn thanh tra đến không lâu, nên những người TQ đang khám bệnh tại PK Đông Phương còn để rớt lại bảng tên mang tên Trịnh Chiếu Quyền, Ngụy Bồi. Ngoài ra, thanh tra còn phát hiện trong các phiếu điều trị, xét nghiệm cho bệnh nhân còn có tên “bác sĩ” Zheng và Xiao Zheng.

PK Đông Phương ngụy trang bằng việc thuê một lương y người Việt tên Phan Xưng đứng tên, nhưng thực chất mọi hoạt động tại đây từ khám chữa bệnh, đến mua bán thuốc đều do những người TQ (không rõ chuyên môn) điều khiển toàn bộ. Chính vì vậy, khi đoàn thanh tra hỏi đến đâu thì vị lương y người Việt này đều lớ ngớ như người từ trên trời rơi xuống!

Tại PK Đông Phương, đoàn Thanh tra phát hiện hàng loạt sai phạm: chỉ đăng ký với cơ quan chức năng là bắt mạch, bốc thuốc cổ truyền, nhưng lại ngang nhiên công khai làm toàn lĩnh vực Tây y không phép (từ xét nghiệm, cắt trĩ, làm ngoại khoa, nam khoa)…; nhiều loại thuốc, hóa chất xét nghiệm mang nhãn mác TQ không rõ nguồn gốc, xuất xứ; có những loại thuốc hết hạn dùng… Đoàn thanh tra lập biên bản, niêm phong nhiều loại thuốc, hóa chất xét nghiệm, sổ khám bệnh; và niêm phong nhiều phòng làm quá khả năng chuyên môn, yêu cầu các phòng này không được hoạt động.

Lập biên bản sai phạm tại PK Đông Phương chiều 21.6 - Ảnh: Thanh Tùng

Sẽ chuyển cơ quan điều tra

Cùng ngày, Thanh tra Sở Y tế TP đã làm việc với đại diện PK bệnh y học cổ truyền TQ (141 Phan Đăng Lưu, P.2, Q.Phú Nhuận) - nơi thanh tra phát hiện có quá nhiều sai phạm, và nhiều người TQ tháo chạy hôm 18.6.12.

Bác sĩ Phạm Kim Bình - quyền Chánh thanh tra Sở Y tế nói với PV Thanh Niên, hầu như PK này không trình ra được những giấy tờ pháp lý mà đoàn thanh tra đã yêu cầu phải cung cấp hôm kiểm tra như, giấy phép hành nghề của những “bác sĩ” TQ đã tháo chạy khi đoàn kiểm tra đến; giấy tờ liên quan đến thiết bị máy móc, thuốc men… Vì PK có quá nhiều sai phạm nên một cán bộ thanh tra cho biết, thanh tra chuẩn bị tư liệu hồ sơ báo cáo lãnh đạo Sở Y tế xử lý trong phạm vi của sở, đồng thời đề xuất chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, xử lý.

Rõ ràng, các PK TQ rất coi thường cơ quan quản lý, họ sai phạm rất lộ liễu từ nhân sự (không rõ chuyên môn) đến thuốc men không phép lưu hành; tự ý đặt các máy móc mà ngay cả đoàn thanh tra cũng không thể biết đó là những máy gì!

Bong bóngBong bóng

Có sự bao che ?

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, PK Đông Phương và PK Đầm Sen (số 46 Hòa Bình, Q.11 - nơi bị phát hiện sai phạm ngày 20.6.12), trên giấy tờ đều là do người Việt đứng tên, nhưng cả hai PK này do một người TQ đầu tư, điều khiển toàn bộ hoạt động. Thanh Niên cũng nhận được phản ánh, cả hai PK này đều có sự "chống lưng" của một cán bộ có trách nhiệm của ngành y tế. Nghi vấn này được củng cố khi hôm qua, mặc dù đoàn thanh tra đến PK Đông Phương đột xuất, nhưng những người TQ làm việc tại đây vẫn biết trước và bỏ trốn, nhiều PK chữa bệnh trên lầu cho thấy có sự “dọn dẹp” trước đó không bao lâu.

Ngày 20.6.12, những người TQ tại PK Đầm Sen cũng bỏ trốn khỏi PK trước khi đoàn đến 15 phút, và nhiều phòng, máy móc tại đây cũng được “dọn dẹp” vội vàng, khiến có thành viên trong đoàn thanh tra không khỏi thắc mắc.

 

Thanh Tùng

 

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Đồi Ngô đỗ tốt nghiệp thấp nhất Bắc Giang

Đồi Ngô đỗ tốt nghiệp thấp nhất Bắc Giang
Copy từ http://vietbao.vn/Giao-duc/Doi-Ngo-do-tot-nghiep-thap-nhat-Bac-Giang/55464331/202/ ,đăng ngày 18/06/12, mục .
Ngày 17/6/12, Sở GD-ĐT Bắc Giang đã công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2012. Với những gian lận trong thi cử, Trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Lục Nam) có tỉ lệ tốt nghiệp thấp nhất với 78,39%.
Trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, Bắc Giang
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT năm 2012 của Bắc Giang là 99,04%. Toàn tỉnh Bắc Giang, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp loại giỏi có 168 thí sinh (0,96%), loại khá có 2282 thí sinh (13,14%). Trong đó, 24 trường THPT có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100% như: THPT Chuyên Bắc Giang, Ngô Sĩ Liên, Lạng Giang số 1, Yên Dũng số 1, Yên Dũng số 2, Việt Yên số 1, Hiệp Hoà số 1...
Với những clip ghi lại cảnh tiêu cực trong phòng thi tốt nghiệp, Trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam có tỉ lệ tốt nghiệp thấp nhất với tỷ lệ 78,39%.
Ở khối giáo dục thường xuyên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99,01%. Không có thí sinh đỗ tốt nghiệp loại giỏi; loại khá có 51 thí sinh (2,66%).
Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Sở GD-ĐT Bắc Giang cho biết qua chấm thi không phát hiện bài thi nào vi phạm quy chế đến mức phải huỷ bài thi.
Thông tin từ Sở GD-ĐT Bắc Giang cho biết, hiện đã có kết luận thanh tra vụ việc gian lận thi cử tại trường THPT dân lập Đồi Ngô và sẽ được thông báo vào ngày mai 18/6.
Năm 2007, năm đầu tiên thực hiện "hai không", tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của Trường THPT dân lập Đồi Ngô là 6,29%, là một trong những trường có tỉ lệ đỗ thấp nhất tỉnh Bắc Giang.
Sau năm năm thực hiện cuộc vận động "hai không", tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của Trường THPT dân lập Đồi Ngô đã lên đến 97,77% vào năm ngoái (2011), nhưng vẫn là một trong những trường có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất tỉnh này.
Theo Văn Chung (Vietnamnet)

"Bác sĩ" Trung Quốc lại "tháo chạy" khi bị thanh tra

"Bác sĩ" Trung Quốc lại "tháo chạy" khi bị thanh tra

Copy từ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120620/bac-si-trung-quoc-lai-thao-chay-khi-bi-thanh-tra.aspx; tin ngày 20/06/12, mục Ch.trị-XH.

(TNO) Đang truyền dịch cho bệnh nhân thì bác sĩ bỏ đi 10 phút trước khi đoàn thanh tra tới, điều dưỡng khóa cửa phòng trị liệu cùng với bệnh nhân bên trong, sử dụng thuốc hết hạn và thậm chí không rõ nguồn gốc...

Đó là những sai phạm được ghi nhận tại Trung tâm chẩn đoán y khoa Đầm Sen (số 46 đường Hòa Bình, phường 5, Q.11, TP.HCM) vào chiều 20.6.12 khi Sở Y tế TP.HCM đến thanh tra.

Tại thời điểm thanh tra, cơ sở vẫn mở cửa hoạt động nhưng không có sự hiện diện của chủ cơ sở.

Có hai bệnh nhân đang được truyền dịch tại phòng lưu bệnh. Người thứ nhất là chị Đ.N.Q (20 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM), được chẩn đoán viêm âm đạo, kinh nguyệt không đều, điều trị từ ngày 14.6.12 với chi phí 4 triệu đồng. Người thứ hai là chị C.T.H.G (43 tuổi, ngụ Q.11, TP.HCM), cũng được điều trị từ ngày 14.6, với chẩn đoán viêm lộ tuyến, có chi phí điều trị 13 triệu đồng.

Một số phòng khám trống không, để ngưng hoạt động nhưng bông băng trong thùng rác vẫn còn rất mới

 

Theo như lời khai của hai bệnh nhân này thì họ được bác sĩ Trung Quốc điều trị và có người phiên dịch. Thế nhưng khi đang khám chữa thì bác sĩ này đã bỏ đi 10 phút trước khi đoàn thanh tra đến.

Đồng thời, tại phòng trị liệu có một điều dưỡng cùng bệnh nhân trong phòng nhưng cửa lại bị khóa. Phải đến hơn 20 phút sau khi được yêu cầu, cơ sở mới mở cửa cho thanh tra vào kiểm tra.

Cơ sở đang triển khai hoạt động gồm khám phụ khoa, phòng lưu bệnh, chụp X-quang, siêu âm, phòng xét nghiệm, phòng khám nội, phòng có máy trị liệu, quầy dược (có hồ sơ pháp lý do một dược sĩ tên Nhung phụ trách).

Theo như sổ sách thì cơ sở có 8 bác sĩ trực tiếp làm chuyên môn và 5 điều dưỡng.

Thế nhưng, khi đoàn đến thanh tra thì chỉ có mỗi bác sĩ Nguyễn Thị Thu Loan (khám sản) ở trung tâm. "Giờ ai cũng bỏ chạy hết, bỏ tui một mình ngồi đây", bác sĩ Loan nói.

Khi được hỏi cơ sở có bao nhiêu bác sĩ Trung Quốc thì bác sĩ Loan chỉ nói là có nhưng không biết bao nhiêu người.

Một số thuốc nhãn hiệu Trung Quốc không rõ nguồn gốc

 

Khi thanh tra đến thì một số phòng đóng cửa dán bảng “ngưng hoạt động”. Tuy nhiên, thanh tra viên phát hiện bông băng trong thùng rác tại các phòng này còn rất mới.

Tại cơ sở này, đoàn thanh tra phát hiện hồ sơ phá thai nội (thai trên 5 tuần tuổi), và đây là hoạt động không được cấp phép thực hiện tại phòng khám tư.

Cơ sở có nhiều loại máy toàn tiếng Trung Quốc, trong đó có một máy trị liệu mà đoàn thanh tra chưa xác định được tác dụng làm gì.

Mặt khác, phòng xét nghiệm có một số thuốc nhãn hiệu Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Phòng lưu kho có một số thuốc hết hạn sử dụng và được để lẫn lộn với thuốc còn hạn sử dụng.

Theo nhân viên phòng khám thì số thuốc này đang... chờ tiêu hủy.

Các loại thuốc hết hạn sử dụng bị đoàn thanh tra phát hiện

 

Niêm phong để xử lý

 

Trong khi đó, nhà thuốc của phòng khám lại... vắng bóng dược sĩ.

Bảo quản thuốc tại đây cũng không đảm bảo khi máy lạnh bị hư, nhiệt độ trong phòng khoảng 30 độ C, trong khi có nhiều loại dịch truyền phải bảo quản trong điều kiện không quá 25 độ C. Ngoài ra, máy tính bị hư nên không theo dõi được sổ sách cấp phát thuốc.

Nhiều vi phạm khác cũng được phát hiện tại đây như sổ khám bệnh và cập nhật theo dõi không đầy đủ, không đúng theo quy định; quảng cáo không đúng nội dung xin phép; hay bảng hiệu thiếu tên người phụ trách.

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã đề nghị cơ sở phải chấn chỉnh những thiếu sót, đồng thời yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, bằng cấp chuyên môn của các nhân viên phòng khám, nguồn gốc máy trị liệu, chứng từ nguồn gốc thuốc, hồ sơ quảng cáo đến Sở Y tế để làm việc.

Được biết, trước đây (ngày 21.12.2011), cơ sở này đã từng bị thanh ra Sở Y tế xử phạt hơn 15 triệu đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động hành nghề của người nước ngoài lao động chuyên môn trong các cơ sở y học cổ truyền chưa được phép của Bộ Y tế.

 

Bài, ảnh: Nguyên Mi

 

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Trung Quốc giảm thu mua, tôm hùm rớt giá thê thảm

 

Trung Quốc giảm thu mua, tôm hùm rớt giá thê thảm

Copy từ http://laodong.com.vn/Kinh-te/Trung-Quoc-giam-thu-mua-tom-hum-rot-gia-the-tham/69838.bld ;tin ngày 18/06/12, mục Kinh tế.

 

Tại Khánh Hoà, giá tôm hùm thương phẩm loại 1 từ chỉ khoảng 2,8 triệu đồng/kg hiện giảm còn 800.000 đồng/kg.

 

tôm hùm

Giá tôm hùm ở Khánh Hòa đang bị giảm mạnh

 

Tôm hùm lâu nay chủ yếu được xuất tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây thương lái Trung Quốc đột ngột giảm thu mua khiến tôm hùm mất giá, người nuôi lâm cảnh khốn đốn.

Hiện nay, tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà – nơi nuôi tôm hùm nhiều nhất cả nước, giá tôm hùm thương phẩm loại 1 chỉ còn 800.000 đồng/kg, so với trước đây khoảng 2,8 triệu đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từ nhiều năm nay. Toàn huyện Vạn Ninh hiện có khoảng 9.000 lồng nuôi tôm hùm, sản lượng bình quân mỗi năm đạt gần 400 tấn. Với mức giá thấp như hiện nay, cộng với chi phí thức ăn, tôm giống đều tăng từ 15 đến 20%, người nuôi đang thua lỗ nặng.

Ông Võ Thiên Lăng - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Khánh Hòa, cho biết toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn lồng nuôi tôm hùm. Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh gây thiệt hại khoảng 60 tỉ đồng. Đã vậy, giá tôm hùm lại giảm liên tục.

Theo ông Lăng, nguyên nhân là do tôm hùm chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc nhưng hiện thương lái Trung Quốc đang thu mua cầm chừng nên giá bị giảm. Mặt khác, một số thương lái lợi dụng việc tôm bị dịch bệnh để ép giá.

Hiện nay, chỉ một phần rất ít tôm hùm được tiêu thụ tại các nhà hàng cao cấp trong nước, số còn lại đều xuất sống sang Trung Quốc theo dạng tiểu ngạch. Nếu không xuất tiểu ngạch thì tôm hùm không có đầu ra, do đến nay chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào đứng ra thu mua, ký hợp đồng xuất khẩu chính ngạch với người nuôi. Tôm hùm hằng năm mang về hàng ngàn tỉ đồng nhưng người nuôi đang phụ thuộc đầu ra bên Trung Quốc.

Ông Võ Thiên Lăng cho biết Trung Quốc hiện đang thu mua toàn bộ 1 nghìn tấn tôm của Khánh Hòa, đều theo tiểu ngạch”.

Biển trời

 

- Theo VOV

 

"Hô biến" táo độc thành trái cây Úc, Thái Lan ...
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/76800/-ho-bien--tao-doc-thanh-trai-cay-uc--thai-lan---.html

          Chưa hết bàng hoàng về hàng loạt thực phẩm Trung Quốc độc hại thì mới đây, người tiêu dùng lại không khỏi lo lắng khi hay tin táo bọc trong túi tẩm thuốc trừ sâu bày bán ê hề ở nước ta.         Trước lợi nhuận quá lớn từ trái cây Trung Quốc, trong khi chúng lại bị người tiêu dùng dần dà cạch mặt, hầu hết người bán hàng đều né chữ Trung Quốc. Thay vào đó, họ giới thiệu với người tiêu dùng đây là trái cây nhập từ New Zealand, Úc, Thái Lan, Mỹ… nhưng thực chất, đa số đều là hàng Trung Quốc.

        Người tiêu dùng Trung Quốc lại một phen rúng động khi có thông tin mặt hàng táo nổi tiếng Hồng Phú Sĩ được bọc trong một loại túi tẩm thuốc trừ sâu độc hại từ lúc còn non. Loại táo này không chỉ tiêu thụ trong nội địa Trung Quốc mà còn xuất bán sang một số nước. Tại Việt Nam, táo Trung Quốc được bày bán tràn ngập, trong đó có cả loại được cho là Hồng Phú Sĩ.



Ê hề khắp nơi, giá lại rẻ

Theo khảo sát của phóng viên, tại một số chợ, siêu thị trên địa bàn TP Hà Nội, táo có xuất xứ từ Trung Quốc được bán khá phổ biến với mức giá 45.000 - 65.000 đồng/kg, tùy loại. Chị Phạm Tuyết Hoa, chủ một cửa hàng bán trái cây ở chợ Hàng Da, quận Hoàn Kiếm, cho biết cửa hàng của chị có bán một số loại táo nhập khẩu, trong đó có táo đường Trung Quốc.

Lúc nhập về, loại táo này chỉ được gọi là táo đường cao cấp nhưng một số người tiêu dùng quả quyết đây chính là thương hiệu táo nổi tiếng Hồng Phú Sĩ của Trung Quốc. “Táo đường tuy không ngon bằng các loại táo nhập từ Úc hay Mỹ nhưng giá rẻ hơn 3 - 4 lần nên rất nhiều người mua để ăn hoặc làm quà biếu” - chị Hoa giải thích.

Tại một số chợ khác ở Hà Nội, những người bán trái cây cho biết mùa này, táo Trung Quốc nhập về ít hơn, giá cũng cao hơn trước đây nhưng vẫn có nhiều người hỏi mua.

Theo chị Trần Kim Xuân, đại lý bán trái cây ở chợ đầu mối phía Nam, quận Hoàng Mai - Hà Nội, thông thường các loại trái cây độc ít khi bị sâu, bọ, gián, chuột “nhòm ngó”, không như các loại khác hở ra là bị chúng “khoét” ngay. Chị Xuân cho biết dù buôn bán trái cây đã lâu nhưng không rõ về loại táo Hồng Phú Sĩ. “Từ trước đến nay, người ta chỉ gọi chung chung là táo Trung Quốc thôi” - chị nói.

Trong khi đó, tại TPHCM, táo Trung Quốc có mặt khắp nơi, từ chợ đầu mối đến chợ lẻ và cửa hàng, kể cả các quầy, sạp lề đường. Trái cây Trung Quốc nói chung và mặt hàng táo - chiếm đến gần 50% - không chỉ có mặt tại TPHCM mà còn tiêu thụ mạnh tại các tỉnh, kể cả vùng trọng điểm trái cây ĐBSCL.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức - TPHCM, cho biết mỗi đêm, chợ này tiếp nhận gần 60 tấn trái cây có nguồn gốc nhập ngoại, trong đó hàng từ Trung Quốc chiếm gần một nửa.

Theo bà Hà, trái cây Trung Quốc về chợ chủ yếu là táo, lê, cam, quýt, nho, trong đó táo chiếm đến trên 40%. Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, quận 8 - TPHCM, hằng đêm có đến 30 tấn trái cây Trung Quốc về chợ, nhiều nhất là táo. Mỗi đêm, hàng chục tấn trái cây Trung Quốc cũng về chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn - TPHCM.

Theo giới kinh doanh, trái cây Trung Quốc còn được vận chuyển bằng xe tải nặng từ biên giới về thẳng các điểm phân phối khác trên địa bàn TPHCM mà không vào chợ đầu mối, đến cả chục xe hằng đêm. Ngoài ra, nhiều xe tải vận chuyển hàng từ biên giới giao trực tiếp xuống các tỉnh ĐBSCL.

“Chưa hết bàng hoàng về hàng loạt thực phẩm Trung Quốc độc hại thì nay, chúng tôi lại không khỏi lo lắng khi hay tin một loại táo của nước này bọc trong túi tẩm thuốc trừ sâu. Táo và trái cây Trung Quốc nói chung vốn rẻ nên được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Tuy nhiên, chắc từ nay, chúng tôi không dám mua loại trái cây này nữa” - chị Trần Thị Phượng, ngụ chung cư Vườn Lài, quận Tân Phú - TPHCM, ngao ngán.

Tăng cường kiểm tra

Theo PGS-TS Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT, trái cây Trung Quốc phần lớn được vận chuyển vào Việt Nam bằng đường bộ thông qua cửa khẩu Lạng Sơn, Quảng Ninh... Nói về việc nông dân Trung Quốc dùng những chiếc túi nhựa tẩm thuốc trừ sâu để bọc táo, ông Hồng cho biết chưa rõ loại thuốc này có thể gây độc như thế nào. Tuy nhiên, ông khẳng định tới đây, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tăng cường kiểm tra, lấy các mẫu táo Trung Quốc xét nghiệm để kịp thời đưa ra cảnh báo tới người tiêu dùng.

Cục Bảo vệ thực vật cho rằng phần lớn trái cây Trung Quốc sang Việt Nam bằng chính ngạch được cơ quan chức năng trong nước giám sát, kiểm soát chặt chẽ, kể cả lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản. Tính đến nay, cục đã đưa vào danh mục 25 hoạt chất để kiểm nghiệm. Hiện táo là một trong những loại trái cây được lấy mẫu thường xuyên kiểm nghiệm để đánh giá độ an toàn đối với người sử dụng. Kết quả kiểm tra mới nhất cho thấy có khoảng 30% mẫu táo chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng đều nằm dưới ngưỡng cho phép.

Ông Hồng cho biết trên thị trường hiện có rất nhiều loại táo được nhập từ các nước như Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand… Thời điểm này không phải là mùa thu hoạch táo Trung Quốc nên lượng hàng nhập về Việt Nam thường là loại trái vụ. Mùa thu hoạch táo Trung Quốc thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, vì thế, loại trái cây này cũng được nhập nhiều sang Việt Nam từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. “Đây là lúc táo đang ra hoa, kết quả. Có thể vì thế mà người ta phát hiện việc nông dân Trung Quốc bọc táo bằng những túi tẩm hóa chất để ngăn chặn sâu bọ xâm hại” - ông Hồng dự đoán.

“Thực tế, các sản phẩm táo của Trung Quốc sau khi thu hoạch đều được tẩm hóa chất nhưng qua kiểm tra cho thấy các loại hóa chất này nằm trong danh mục được phép sử dụng để chống lại các chất ôxy hóa trong quá trình vận chuyển, lưu thông” - ông Hồng cho biết.


(Theo LĐ)


Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Ăn mặc hở hang: Phạt sao cho hợp lý ?

(Copy từ http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/diendan/2012/6/57125.cand; đăng ngày 15/06/12,tác giả: Lê Thiếu Nhơn.)

Bây giờ nói chuyện hở hang trong giới showbiz, thì không biết bao nhiêu giấy mực cho đủ ý hết lời. Cái trào lưu giải phóng cá tính đã ghê gớm, mà cái cám dỗ danh vọng lừng lẫy càng ghê gớm hơn. Và do đó, phép cộng giữa hai cái ghê gớm ấy đang dồn ép công chúng đối mặt thường xuyên với mọi loại "lộ hàng", như thể phải sống chung với lũ...

Nếu phía trong cánh cửa nhà mình hoặc phía ngoài đường phố đông vui, thì váy ngắn cỡ nào, áo mỏng cỡ nào cũng tùy thích. Thế nhưng, đã mang tính hoạt động biểu diễn thì các cơ quan quản lý văn hóa phải có sự điều tiết hợp lý.

Hở hang không được liệt vào tội hình sự hay án dân sự, nên khi xảy ra sự cố thì nghệ sĩ chỉ bị phạt hành chính. Thời này lạ lắm, càng bị phạt càng nổi tiếng. Nộp tiền xong, kiểm điểm xong, tên tuổi bỗng tăng theo cấp số nhân. Đôi khi giới mộ điệu cảm giác, một tờ quyết định xử phạt hành chính có ý nghĩa quảng bá cho nghệ sĩ không thua kém gì một chiến lược truyền thông qui mô. Nói vậy, không có nghĩa cứ vô tư thả nổi hoạt động biểu diễn. Phạt vẫn cứ phải phạt, nhưng phạt sao cho hợp lý lại không hề đơn giản.
Ca sĩ Thu Minh với lối ăn mặc phản cảm trong đêm ca nhạc "Ngàn sao hội tụ". Trước đây, hai người mẫu Bebe Phạm và Thái Hà bị xử phạt do họ thiếu cẩn trọng dẫn đến sự hớ hênh trên sàn diễn. Còn mới nhất, ca sĩ Thu Minh và người mẫu Thanh Hằng bị phạt mỗi người 3,5 triệu đồng đã làm nảy sinh một vấn đề cần cân nhắc nghiêm túc hơn.
Về mặt nguyên tắc, tất cả những show thời trang hay show ca nhạc đều được tổng duyệt trước khi mở màn. Hai chương trình mà ca sĩ Thu Minh và người mẫu Thanh Hằng đều có giấy phép biểu diễn. Vậy, giữa chương trình tổng duyệt và chương trình thực tế có khác nhau không? Nếu hoàn toàn giống nhau, thì vai trò của hội đồng nghệ thuật được phân công kiểm duyệt nội dung ở đâu? Nếu có sự khác biệt, thì đối tượng bị xử phạt lẽ ra phải tính thêm công ty tổ chức biểu diễn, chứ không riêng cá nhân nghệ sĩ. Thử phân tích cụ thể từng trường hợp vi phạm để hiểu rõ hơn.
        Đêm thời trang Elle Show có người mẫu Thanh Hằng tham gia. Cô chân dài này có phì phèo thuốc lá trong buổi tổng duyệt không, hay hành vi cao hứng kia chỉ xuất hiện trong buổi diễn chính thức? Nếu hình ảnh phì phèo điếu thuốc đã qua mặt hội đồng nghệ thuật, thì quyết định xử phạt đã ghi thiếu tên đơn vị đăng cai Elle Show. Bởi lẽ, nếu không được sự đồng ý của đạo diễn Elle Show thì người mẫu Thanh Hằng chẳng thể nào được quyền hồn nhiên mang thuốc lá ra sân khấu.
         Đêm ca nhạc "Ngàn sao hội tụ" có ca sĩ Thu Minh tham gia. Tất nhiên, với một chương trình ca nhạc thì khi tổng duyệt chỉ giám sát hát ca khúc gì, có múa minh họa không. Còn trang phục như thế nào do sự phối hợp giữa ca sĩ và ê-kíp thực hiện show diễn. Trong đêm diễn chính thức, Thu Minh không hề có động tác nào nhằm… thay đổi trang phục của mình. Như vậy, nếu xác định trang phục của Thu Minh là phản cảm, thì không lẽ không liên quan gì đến những người tổ chức "Ngàn sao hội tụ"?
         Hiện tại, sự chuyển động của công nghệ biểu diễn đang vượt xa khả năng tiên liệu của Cục Nghệ thuật biểu diễn lẫn Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch các địa phương. Để ngăn chặn tình trạng hở hang, không thể ngồi than thở, và càng không thể xử phạt theo sự ồn ào của dư luận. Xử phạt không khó, nhưng xử phạt sao cho hợp lý mới có sức răn đe và chấn chỉnh. Để trị tận gốc căn bệnh nhiễu loạn thẩm mỹ, khi đã xử phạt nghệ sĩ rồi, thì phải xử phạt nặng gấp bội đối với đơn vị tổ chức show diễn!
                                                                        L.T.N.
- - - - - - - - - - - - - - -

Ăn bông điên điển cho đầu nó điên...




Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Cách trồng táo 'cực đẹp' của người TQ

Công nghệ trồng táo 'cực đẹp cực độc' ở Trung Quốc
Copy từ  http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/cong-nghe-trong-tao-cuc-dep-cuc-doc-o-trung-quoc-2283202.html;tin ngày 14/06/12, mục Đời sống >> Câu chuyện cuộc sống.

Táo của Trung Quốc nổi tiếng màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm, song giới nghiên cứu cảnh báo loại trái này rất có hại cho sức khỏe vì được trồng bằng phương pháp ủ bọc nhựa độc hại.
Ảnh 1

Ảnh 1:Mỗi năm hàng triệu tấn táo Fuji xuất xứ từ Yên Đài, Sơn Đông, được phân phối đi khắp các tỉnh thành ở Trung Quốc và xuất khẩu.

Ảnh 2
Ảnh 2: Một cuộc điều tra gần đây phát hiện những nông dân ở Sơn Đông đã dùng bọc nhựa bên trong có thuốc trừ sâu để ủ táo.

Ảnh 3
Ảnh 3: Mặc dù "công thức" trồng táo này luôn được giữ kín, song các nông dân đã thừa nhận với tờ Chinawhisper rằng chất bột được dùng trong các bọc nhựa kia chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsenic, có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa).

Ảnh 4
Ảnh 4: Phương pháp trồng táo độc hại này được áp dụng rộng rãi trong các nông trại ở địa phương này.

Ảnh 5
Ảnh 5: Loại túi nhựa độc hại dùng để bọc trái táo được sản xuất bí mật ở các xưởng nhỏ lẻ.

Ảnh 6
Ảnh 6: Các công nhân làm việc ngày đêm để làm "túi bọc táo".

Ảnh 7
Ảnh 7: Trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước.

Ảnh 8
Ảnh 8: Trên bao bì của túi nhựa ghi chú là "túi chỉ dùng bọc táo" chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.

Ảnh 9
Ảnh 9: Tháng 3 năm nay, cơ quan chức năng địa phương đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Tuy nhiên một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.

Thi Trân

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Kiev “nổ tung” sau trận thắng

Copy từ http://chuyentrang.tuoitre.vn/Thethao/Index.aspx?ArticleID=496547&ChannelID=399; tin ngày 13/06/12.
Kiev “nổ tung” sau trận thắng
TT - Khi tiếng còi chung cuộc trận Ukraine - Thụy Điển (2-1) cất lên, cũng là lúc hàng chục ngàn người ở khu fanzone trên đại lộ Khreschattyk vỡ òa mừng rỡ.
Có người bật khóc vì sung sướng. Nhiều cổ động viên Ukraine đồng loạt hô vang: “Ukraine, Ukraine..., Shevchenko, Shevchenko...!”.
Niềm vui của cổ động viên Ukraine
Niềm vui của cổ động viên Ukraine sau trận thắng Thụy Điển -Ảnh: Thế Anh

Toàn đất nước Ukraine đêm 11-6-12 đã thức trắng để ăn mừng chiến thắng đầu tiên của đội nhà.
Bàn thắng thứ hai được Shevchenko đưa vào lưới Thụy Điển ở phút 61 nâng tỉ số cách biệt 2-1 cho Ukraine đã xóa tan sự căng thẳng trên khuôn mặt cổ động viên chủ nhà. Sự căng thẳng đó giờ lại chuyển qua khuôn mặt của những viên cảnh sát làm nhiệm vụ an ninh tại Euro 2012.
Các quán bia bị cấm bán cả vỏ chai để đề phòng những hành động quá khích của cổ động viên và người mua chỉ được rót bia ra ly nhựa mang đi. Tiếng chân rầm rập của những toán cảnh sát, tiếng máy bay trực thăng liên tục quần đảo trên bầu trời cùng tiếng hò reo của người hâm mộ ở cuối hiệp hai như muốn báo hiệu “bão lửa” sắp nổ ra tại Kiev.
Khi tiếng còi chung cuộc cất lên cũng là lúc thủ đô Kiev vỡ òa. Ở khu fanzone, hàng trăm ngàn người ôm chầm lấy nhau, tưới bia lên nhau để ăn mừng chiến thắng. Bản tango cho ngày chiến thắng đã bắt đầu! Alex, một thanh niên đứng cạnh tôi, hét lớn: “Đây là một ngày đẹp nhất trong cuộc đời tôi, đẹp nhất trong lòng những người dân yêu bóng đá Ukraine. Hãy nâng ly để ăn mừng chiến thắng cùng chúng tôi...”. Nói rồi Alex gí cho tôi một vại bia to tướng và ngửa cổ tu hết ly bia cả nửa lít đang cầm trên tay.
Ngay dưới màn hình lớn khu trung tâm, hàng trăm người bất kể tuổi tác cùng ngất ngây nhảy theo điệu nhảy truyền thống. Những vỏ trứng “may mắn” theo niềm tin tôn giáo của người Ukraine cũng được chuyền tay nhau như một sự cầu may cho các trận tiếp theo... Hơn 3g sáng nhưng khu fanzone vẫn còn đông nghẹt người. Có người dù mệt lả nằm lăn ra bên vỉa hè nhưng vẫn luôn miệng la hét, người ngất ngây như muốn làm nổ tung tất cả.
Ở khu sân vận động Olympic, hàng chục ngàn người òa ra sau trận đấu làm thủ đô Kiev như ngạt thở. Từng toán thanh niên khoác trên mình lá cờ Ukraine hét như điên cuồng vào camera của các đài truyền hình đến từ khắp nơi trên thế giới: “Ukraine vô địch! Oleg Blokhin muôn năm, Shevchenko là người hùng...!”. Nhiều nhóm cổ động viên khản hết giọng vì la ó trong sân cũng không chịu thua. Người lấy trống ra đánh, người thổi kèn, người dùng vỏ chai nước bằng nhựa để vỗ... tạo nên một âm thanh hỗn độn nhưng vui tai quanh sân Olympic.
Sau một hồi la hét chưa hả cơn sướng, hàng ngàn người lại tỏa ra khắp các đại lộ ở thủ đô để tiếp tục cuộc diễu hành mừng chiến thắng. Những đoàn môtô phân khối lớn, nhiều chiếc xe hơi đời mới cùng những thanh niên khoác trên mình lá cờ Ukraine bay phấp phới rồ ga náo nhiệt trên khắp các ngả đường. Có cảm giác như trong giây phút hưng phấn tột độ này, người Ukraine đã xích lại gần nhau hơn, không còn phân biệt người Ukraine nói tiếng Nga hay người Ukraine nói tiếng bản xứ nữa... Họ đã hòa chung vũ điệu sung sướng trong ngày hội bóng đá lớn nhất châu lục này.
Không thua kém người dân thủ đô, người dân ở các thành phố khác như Kharkov, Donetsk, Lviv... cũng thức trắng đêm trước chiến thắng đầu tiên của đội tuyển nhà. Sau khi hò hét ở khu trung tâm, nhiều người kéo nhau ra bờ hồ, công viên trải chiếu uống bia đến sáng. Đêm qua,11-6-2012, cả đất nước Ukraine đã được sưởi ấm và chiếu sáng bởi hai bàn thắng đẹp mắt của Shevchenko - người mà người dân Ukraine đã ví von là “trái tim Danko” của đất nước mình...
THẾ ANH

Em là cổ động viên của đội Ukraine! Em tóc vàng

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Nhúng chàm

 

Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/496025/Nhung-cham.html ;tin ngày 10/06/12,mục Cà phê chủ nhật.

Nhúng chàm

 

TT - Suốt tháng liền, làng giải trí Việt liên tục “dậy sóng xìcăngđan”: vừa qua vụ ca sĩ Thu Minh bị phạt vì ăn mặc hở hang phản cảm đến vụ ca sĩ Cao Thái Sơn bị bạn tình đồng giới tố chuyện lừa tiền, rồi tiếp vụ hoa hậu Nam Mê Kông bị bắt vì làm “tú bà” đường dây bán dâm ngàn đô...

Và từ sau khi “tú bà” này bị bắt, sóng lại dậy lên khi danh sách các “sao” nằm trong diện “nghi án bán dâm” tiếp tục kéo dài, trong đó có những cái tên công chúng không thể tin là sự thật.

Trước đó nữa thì hàng loạt “sao” Việt như Ngọc Trinh, Elly Trần, Chan Than San, nam vương Tiến Đoàn... thi nhau khoe thân trên các tạp chí Thái Lan. Nhìn tới nhìn lui, thấy hầu như các “sao” không làm gì cống hiến cho nghệ thuật, mà chỉ chăm chăm tạo xìcăngđan và mê mải săn tiền (nhưng không phải bằng lao động nghề nghiệp). Bởi quan niệm sống như thế nên không ít “sao” đã... nhúng chàm trong khi tuổi đời còn rất non trẻ, tuổi nghề chưa có đóng góp gì cho nghệ thuật. Có lẽ ảo ảnh hào quang của sự nổi tiếng và sức cám dỗ của đồng tiền làm các “sao” mờ mắt.

Đó là nói đến những “sao” đã phải đối diện với cái nhìn và sự phán xét công khai của dư luận, từ những sự cố “đen đủi” trong cuộc đời. Tuy nhiên, cũng có những người đã nhúng chàm mà chưa bị gọi tên điểm mặt, hoặc chỉ râm ran tin đồn rồi thời gian bôi xóa. Nhưng có một điều chắc chắn có thể tin rằng: không ai từng làm điều xấu mà sống thanh thản, không ai quan niệm sai lầm về cuộc đời và nghệ thuật lại có thể sống tử tế và đạt thành tựu sáng tạo.

Cỏ xanh trên đồi

 

Và tại sao trong khi nêu tên (dù chỉ là viết tắt) những “sao” bán dâm mà không nêu rõ tên các đại gia đã tham gia mua dâm? Thật khó có thể tưởng tượng trong cơn khó khăn kinh tế, nhiều doanh nghiệp lao đao phá sản, người dân vất vả trong cảnh sống thắt lưng buộc bụng, thế mà vẫn có những đại gia chi vài ngàn đô cho một đêm vui. Họ là ai, làm ăn gì mà giàu thế? Đồng tiền của họ có là đồng tiền sạch? Tôi không tin những người kiếm tiền sạch lại chi xài kiểu đó.

Vậy đâu chỉ các “sao” nhúng chàm, mà các đại gia cũng đã nhúng chàm, thậm chí có thể họ là những người đã rắp tâm đổ chàm vào đời người nghệ sĩ. Tất cả tóm lại có thể gói gọn trong một câu Kiều: “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”. Đời sống chỉ là tiền thôi sao? Mà ai cũng chỉ sống một đời người, hà cớ gì phải làm khốc hại nhau đến nhường ấy? Những vết chàm đã dính, làm sao mà gột rửa...?

TRẦN NHÃ THỤY

 

Euro kết nối con người

 

Euro kết nối con người

Copy từ http://euro.tuoitre.vn/Euro/496062/Euro-ket-noi-con-nguoi.html ;tin ngày 10/06/12,mục Thể Thao.

TT - Trái bóng Tango đã lăn trên sân cỏ từ hôm 8-6-12 và lễ hội của những cổ động viên đã bắt đầu với bao vui buồn.

 

Cảm xúc dâng đầy khi chúng tôi chứng kiến người dân hai nước Ba Lan, Ukraine và du khách thập phương đổ đến xem bóng đá. Những nụ cười, ánh mắt, tiếng hát và hò reo thâu đêm của họ ở fanzone, trên khán đài và khắp các đường phố trời Âu khiến chúng tôi nhớ đến bài hát thiếu nhi Việt Nam: “Bốn phương trời ta về đây chung vui, không phân chia giọng nói tiếng cười. Cùng nắm tay ta kết tình thân ái, trao cho nhau những lời thiết tha…”.

Cổ động viên Hà Lan

Cổ động viên Hà Lan trước giờ vào sân - Ảnh: THẾ ANH

 

Chàng trai Nga

Chàng trai Nga quá sướng với chiến thắng giòn giã 4-1 của tuyển Nga trước CH Czech - Ảnh: THẾ ANH

 

Các cô gái Ukraine

Các cô gái Ukraine nóng bỏng chụp hình lưu niệm với du khách - Ảnh: THẾ ANH

 

Các cô gái Ba Lan

“Tiến lên Ba Lan!” - các cô gái Ba Lan hào hứng cổ động bóng đá không kém gì cánh mày râu - Ảnh: TRUNG NGHĨA

 

Làm đẹp trước khi vào sân

Cùng làm đẹp để vào sân cổ vũ đội nhà - Ảnh: TRUNG NGHĨA

 

 

Một cô bé Warsaw

Nét thơ ngây của một cô bé Warsaw đi xem Euro - Ảnh: TRUNG NGHĨA

 

Vẽ mặt

“Tớ vẽ mặt trông có đẹp trai hơn không?”- Ảnh: TRUNG NGHĨA

 

 

Lá cờ Việt Nam hiếm hoi xuất hiện trong sân vận động quốc gia Ba Lan ngày khai mạc Euro 2012

 

TRUNG NGHĨA - THẾ ANH thực hiện

 

Về Bạc Liêu, dạo "phố Tây"

 

Copy từ http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=495999&ChannelID=100 ;tin ngày 10/06/2012, mục Du lịch.

Về Bạc Liêu, dạo “phố Tây”

 

TT - Tỉnh Bạc Liêu đang lập hồ sơ, đưa vào diện trùng tu, bảo tồn 21 ngôi nhà cổ phong cách kiến trúc Pháp để cho vào tuyến điểm du lịch phục vụ du khách. Đó là những ngôi nhà cổ nằm dọc bờ sông Bạc Liêu. Tất cả đều có tuổi đời gần trăm năm.

 

“Phố Tây” Bạc Liêu về đêm - Ảnh: P.T.Cường

Đi trên đường Hai Bà Trưng (P.3, TP Bạc Liêu), du khách sẽ được tham quan Thư viện Bạc Liêu, một ngôi nhà cổ được xây từ những năm đầu thế kỷ 20. Ít người biết rằng đây là ngôi nhà của ông Trần Văn Chương, thân sinh bà Trần Lệ Xuân, vợ cố vấn Ngô Đình Nhu.

Kế Thư viện Bạc Liêu là bảo tàng tỉnh cũng là một ngôi nhà cất theo kiểu Tây. Trong bảo tàng trưng bày hình ảnh người dân Bạc Liêu xưa qua các thời kỳ xây dựng và phát triển, đặc trưng văn hóa dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại Bạc Liêu. Đặc biệt, rất nhiều cổ vật đặc trưng nền văn hóa Óc Eo thời vương quốc Phù Nam được sưu tầm và lưu giữ tại đây.

Không chỉ tham quan, thông qua những ngôi nhà cổ này, các du khách có “máu” sưu tầm, nghiên cứu kiến trúc nhà Tây và tìm hiểu lịch sử sẽ hiểu thêm nhiều câu chuyện lý thú về cuộc sống, con người ở vùng đất mà từ năm 1882, vị quan chủ tỉnh Lamothe de Carrier đã báo với thống đốc Nam kỳ rằng: “...trong tương lai sẽ nhanh chóng trở thành thành phố lớn nhất của Nam kỳ, sau Sài Gòn”.

 

Ông Nguyễn Chí Thiện cho biết tỉnh đang lập hồ sơ, đưa vào diện trùng tu, bảo tồn 21 ngôi nhà cổ mang phong cách kiến trúc Pháp và đưa vào tuyến điểm du lịch phục vụ du khách. Trong đó có nhà ông Cao Triều Chánh (trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh cũ), nhà luật sư Lý Bình Huê (nay là tòa soạn báo Bạc Liêu), nhà ông chánh tòa (nay là CLB hưu trí)... Riêng dãy nhà sáu căn cặp sông Bạc Liêu, xưa là dãy nhà phố của ông Trần Trinh Trạch, cha công tử Bạc Liêu, nay sẽ được trùng tu, sửa chữa thành khu “phố Tây” nối liền Nhà lớn để du khách tiện đường tham quan mua sắm.

 

Ghé nhà công tử Bạc Liêu

Ngôi nhà nổi tiếng trên đường Điện Biên Phủ (P.3, TP Bạc Liêu) hiện được trùng tu sửa chữa để đón khách tham quan. Buổi tối, đứng trên cầu Quay nhìn qua du khách sẽ chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp cổ kính và uy nghi của ngôi nhà. Nhà quay mặt ra bờ sông, bốn phía đều có cửa sổ.

Ngôi nhà thường được đông đảo khách dừng chân tham quan bởi toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí... đều từ Pháp chở qua. Từ bùloong, ốc vít đến các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm chữ “P” hoa mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris hoa lệ.

Bên trong nhà hiện còn lưu giữ một số hiện vật của công tử Bạc Liêu như bình, lọ gốm sứ, bàn ghế cẩn ốc xà cừ, đặc biệt là chiếc điện thoại cổ cậu Ba Huy sử dụng lúc đương thời.

Theo ông Nguyễn Chí Thiện, giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu, ngôi nhà sẽ được trùng tu theo hướng phục dựng cảnh sinh hoạt của gia đình công tử Bạc Liêu thời đó. Du khách ghé chơi sẽ được sử dụng đồ dùng, các phòng trong nhà như sống lại không khí sinh hoạt thượng lưu của gia đình giàu có, thế lực một thời này.

Ngoài ra, du khách còn được chụp ảnh chung với ông Trần Trinh Đức, con trai còn lại duy nhất của công tử Bạc Liêu, đang sống ở quê nhà.

 

Một ngôi nhà cổ trên đường Điện Biên Phủ (phường 3) - Ảnh: P.T.C.

 

Phủ thờ dòng họ Cao Triều

Từ trung tâm TP Bạc Liêu, đứng trên cầu Quay nhìn qua mé trái sông Bạc Liêu là thấy ngay căn nhà của dòng họ Cao Triều (đường Đống Đa, P.5, TP Bạc Liêu).

Nhà có kiến trúc kiểu Tây pha trộn kiến trúc Trung Hoa với nét đường bệ, nền đúc cao, quét vôi vàng, bao quanh là tường rào bằng sắt và cổng vào rộng lớn. Nhà có ba cửa gồm một cửa chính ở giữa, hai cửa phụ hai bên. Vòm cửa hình bán nguyệt, tường xây cao theo kiểu giấu mái. Nét độc đáo ở mặt dựng ngôi nhà là có khắc hình lưỡng long tranh châu ngay trên cửa chính. Bên cạnh cửa là bốn cây cột đứng hàng ngang, trên có hình điêu khắc các biểu tượng thần linh hết sức tinh xảo.

Trong nhà, cách bài trí và đồ dùng đều được giữ nguyên trạng. Giữa phòng khách, gian chính ngôi nhà là bộ bàn ghế cổ xưa cẩn ốc xà cừ lấp lánh. Kế đó là hai bộ trường kỷ bằng đá cẩm thạch trắng dày cả tấc, ngồi lên nghe mát lạnh. Nhìn vào trong, gian thờ còn nguyên bộ khánh thờ chạm trổ công phu, trên hàng cột gỗ mun là hàng câu đối sơn son thếp vàng. Trên bàn thờ có lẽ khó tìm đâu ra bộ lư đồng lớn, được coi là độc nhất vô nhị xứ Nam kỳ lục tỉnh thời bấy giờ.

Điều đáng trân trọng chủ nhân ngôi nhà vốn là một nhân sĩ trí thức yêu nước: ông Cao Triều Phát - nguyên ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại đây, du khách cũng biết thêm về gia phả dòng họ Cao Triều, những nhân vật lịch sử gắn liền với tiến trình hình thành và phát triển tỉnh Bạc Liêu.

 

DƯƠNG THẾ HÙNG