Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

Cuộc đời nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh

https://www.vnexpress.net/... đăng ngày 30/9/2019, 21:01.


Cuộc đời nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh


TP HCMNguyên Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - người có công kêu gọi binh sĩ Việt Nam Cộng hoà buông súng ngày 30/4/1975, đã qua đời ở tuổi 95.


Ngày 30/9/19, rất đông người đến viếng nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh tại nhà riêng của ông thuộc ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Trong đó có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân, Phó bí thư Thành ủy Võ Thị Dung...
Ông Hạnh sinh năm 1924, là cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông được biết với vai trò Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, người đã tác động để Tổng thống Dương Văn Minh sớm đi đến quyết định kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa buông vũ khí trước sức tấn công của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam vào sáng 30/4/1975, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Ảnh tư liệu.
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Ảnh tư liệu.
Dù là một sĩ quan cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông Nguyễn Hữu Hạnh đã được Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam móc nối tạo quan hệ từ năm 1963. Ông được bồi dưỡng để trở thành tình báo, song mặt trận được lệnh không giao nhiệm vụ gì để chức vụ của ông không bị ảnh hưởng, chờ thời cơ đắc dụng.
Trong nhiều lần đối mặt với lực lượng cách mạng, ông đều lệnh cho binh sĩ đánh ở thế giằng co mà không tiến chiếm mục tiêu. Khi quân giải phóng rút, ông cũng ra lệnh rút quân về. Các cố vấn Mỹ mỉa mai gọi ông là "Tư lệnh thận trọng", "Tư lệnh không bao giờ chiếm mục tiêu".
Ngày 28/4/1975, sau khi Đại tướng Dương Văn Minh lên nắm chức vụ Tổng thống, ông được phân công giữ chức Phụ tá cho tân Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, không lâu thì tướng Vĩnh Lộc đào nhiệm. Vì vậy, nhân danh Tổng tham mưu trưởng, ông Nguyễn Hữu Hạnh đã ra tuyên bố kêu gọi binh sĩ buông súng. Ông cũng là một trong 2 vị tướng bên cạnh Tổng thống Dương Văn Minh trong giờ phút cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.
Sau năm 1975, ông được bầu làm ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách nhân sĩ yêu nước.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh (trái) trong hội nghị Mặt trận tổ quốc tại TP HCM năm 1976. Ảnh tư liệu.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh (trái) trong hội nghị Mặt trận tổ quốc tại TP HCM năm 1976. Ảnh tư liệu.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh có 14 người con. Gia đình cho biết, dù ở tuổi 95 nhưng ông vẫn minh mẫn, thường xuyên đi lại từ nhà ở Tiền Giang lên Củ Chi và thích vui thú điền viên. Một tháng trước ông ốm nặng, được cấp cứu tại Bệnh viện Thống Nhất rồi trút hơi thở cuối cùng ngày 29/9. Trong ký ức của người thân, ông là người nghĩa khí, trung thực, tác phong nghiêm chỉnh theo lề lối quân đội.
Nhiều lần gặp gỡ với tư cách bạn bè, ông Phạm Văn Thắng (74 tuổi, nguyên cán bộ Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam) nhận xét ông Hạnh là người hiền từ, tốt bụng. Trước 30/4/1975, hai người chưa biết nhau. Sau ngày thống nhất đất nước họ mới có cơ hội gặp gỡ, thăm hỏi, hàn huyên nhiều câu chuyện cũ.
Trong sổ tang, ông Thắng với vai trò Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ kháng chiến khối Binh vận TP HCM bày tỏ lòng thương tiếc với người anh hùng thầm lặng. "Nhân dân nhớ ơn anh", ông viết và cho rằng Sài Gòn bớt đổ máu ngày 30/4 là có công lớn của ông Hạnh.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết sổ tang nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh. Ảnh: SGGP.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết sổ tang nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh. Ảnh: SGGP.
Nhiều lãnh đạo đương nhiệm của TP HCM cũng bày tỏ lòng biết ơn với nhân sĩ yêu nước Nguyễn Hữu Hạnh và những đóng góp quan trọng của ông cho đất nước và sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết trong sổ tang: "Vô cùng thương tiếc Anh. Chúng tôi mãi mãi ghi nhớ những đóng góp quan trọng của Anh trong những ngày tháng sôi sục của cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất tổ quốc. Xin vĩnh biệt Anh".
Còn ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch UBND TP HCM viết: "Xin chân thành chúc hương hồn chú Nguyễn Hữu Hạnh - người nhân sĩ yêu nước - an giấc ngàn thu. Xin chia buồn sâu sắc tới thân bằng quyến thuộc chú Hạnh".
Tang lễ nhân sĩ Nguyễn Hữu Hạnh do bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM làm trưởng ban. Lễ truy điệu lúc 5h30 ngày 2/10, lễ động quan lúc 6h cùng ngày.

Mạnh Tùng - Hữu Nguyên

Đường phố Sài Gòn mênh mông nước


https://www.vnexpress.net/... đăng ngày 29/9/2019, 19:57.

Đường phố Sài Gòn mênh mông nước

Triều cường gây ngập nhiều tuyến đường ở TP HCM, người dân ngã nhào trong biển nước, cuộc sống đảo lộn, chiều 29/9/19.


Video Player is loading.


Hiện tại 1:10
/
Thời lượng 1:10
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Người dân chống chọi với triều cường. Video: Tuấn Việt.
Đường phố Sài Gòn mênh mông nước
Từ 16h, mực nước dâng cao khiến nhiều tuyến đường như Lê Văn Lương (Nhà Bè), Nguyễn Tất Thành, Tôn Thất Thuyết (quận 4), Trần Não (quận 2)... ngập sâu, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Đường phố Sài Gòn mênh mông nước
Chị Lê Thị Vân ngã nhào trên đường Trần Não, quận 2. "Hôm qua đi về đường này cũng ngập nhưng không bằng hôm nay. Nước lênh láng không biết chỗ nào có ổ gà, ổ voi mà tránh", chị nói.
Đường phố Sài Gòn mênh mông nước
Người dân dùng ghế đặt ngay "ổ gà" để cảnh báo nguy hiểm.
Đường phố Sài Gòn mênh mông nước
Xe chết máy do ngập nước, chi Trần Thị Hà phải vất vả bế con qua đoạn ngập về nhà. "Đường ngập sâu mà ôtô chạy không nhường, không giảm ga nước bắn tứ tung", chị nói, giọng bức xúc.
Đường phố Sài Gòn mênh mông nước
Nước ngập khiến rác trôi lềnh bềnh khắp nơi, người phụ nữ phải dùng cành cây đẩy ra xa, không cho trôi vào nhà.
Đường phố Sài Gòn mênh mông nước
"Vào mùa triều cường rồi, cứ sáng và chiều tôi phải đi tìm ván chắn trước nhà để nước không tràn vào. Nước ngập khổ lắm, đi lại khó khăn", anh Hùng cho biết.
Đường phố Sài Gòn mênh mông nước
Bà Nguyễn Thị Bảy (78 tuổi, quận 2) đã che chắn trước cửa nhà nhưng nước thối vẫn tràn vào. "Sáng tát, chiều tát, mỗi khi ôtô chạy qua là nước tràn vào nhà. Triều cường lên lúc 3h sáng là chịu luôn, khỏi ngủ", bà nói.
Đường phố Sài Gòn mênh mông nước
Một số công trình xây dựng tại quận 2 cũng mênh mông biển nước, công nhân phải dùng giàn giáo kê lên sinh hoạt.
Đường phố Sài Gòn mênh mông nước
Một em nhỏ đứng bên cửa sổ trông cha mẹ đi làm về xung quanh là nước ngập tại khu nhà tạm ở phường An Lợi Đông, quận 2.
Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, triều cường hôm nay đạt 1,65 m (vượt báo động III 0,15 m). Dự báo trong 2 ngày tới triều cường đạt đỉnh. Cụ thể, ngày 30/9-1/10, triều cường đạt mức từ 1,68 - 1,70 m tại trạm Phú An và Nhà Bè, cao hơn mức báo động III từ 0,15 đến  0,20 m. Thời gian xuất hiện đỉnh triều 5-7h và 16 - 18h. Sau thời gian này mực nước triều tiếp tục duy trì ở mức trên báo động II đến hết ngày 3/10/19 sau đó xuống nhanh.
Hữu Khoa

Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An


https://www.vnexpress.net/... đăng ngày 30/9/2019, 18:32.

Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An

ĐỒNG NAIKhi thủy điện Trị An vừa đóng cửa xả lũ, hàng trăm người đổ xô xuống đập tràn bắt cá "khủng", bán ngay tại chỗ.



Video Player is loading.


Hiện tại 0:57
/
Thời lượng 0:57
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Cảnh bắt cá nhìn từ trên cao. Video: Phước Tuấn - Quỳnh Trần
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
13h ngày 30/9/19, đập thủy điện Trị An (huyện Vĩnh Cửu) đóng cửa xả lũ, nhiều người dân lao ra chân đập bắt cá. Không chỉ dân địa phương, nhiều người đến từ Bình Dương, TP HCM cũng tìm đến săn cá "khủng".
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
"Sau mỗi kỳ thủy điện xả lũ, cá dồn về chân đập rất nhiều. Cá mè, tra, chép, cá lăng... đủ cả. Có con chỉ vài lạng nhưng cũng có con hơn chục ký", anh Trần Quốc Tuấn (36 tuổi, huyễn Vĩnh Cửu) cho biết.
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
Anh Chính bắt được con cá mè nặng hơn 10 cân sau nửa tiếng giăng lưới. "Vừa bắt lên là có người trả tôi 500.000 đồng nên bán luôn", anh nói.
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
"Tôi phải chờ từ trước khi thủy điện đóng cửa xả cả tiếng để xuống bắt cá sớm. Nhờ vậy nên gần tiếng thả lưới cũng bắt được gần 10 ký, chủ yếu là cá chép, mè, ét, lăng...", anh Lê Văn Huy (25 tuổi, huyện Vĩnh Cửu) cho biết.
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
Ông Khánh cùng nhóm bạn đi xe gần 40 km từ huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đến hồ Trị An. "Nhóm tôi đi 8 người nhưng chỉ bắt được hơn chục cân cá. Năm nay mưa trễ quá, đóng đập xả muộn nên cá đâu nhiều, chủ yếu bắt về nhậu cho vui thôi", ông nói.
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
Cá bắt xong được cho ngay vào trong túi để không bị sổng ra ngoài. 
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
Nước ở đập tràn chỉ đến thắt lưng nên nhiều người dễ dàng lội ra giữa dòng nước bắt cá. Họ cầm lưới, vợt... nhanh chóng chọn cho mình một vị trí thuận lợi rồi quăng chài.
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
Ở đoạn gần cửa đập, nước sâu hơn 5 m nên nhiều người phải dùng thuyền, phao tự chế để bắt cá. "Đoạn này ai biết bơi, rành cách đánh bắt mới dám ra, nếu may mắn rất dễ gặp được cá to", anh Trung nói.
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
Ngay gần cửa đập, khi người bắt cá vừa lên bờ, nhiều người xúm vào mua bán ngay tại chỗ. Những con cá lăng, ét, leo... được lùng mua nhiều nhất.
Người dân đổ xô bắt cá ở đập thủy điện Trị An
Ném cá vào túi cho khách mua, ông Trọng cho biết đã kiếm được gần 3 triệu sau một buổi trưa hụp lặn. "Cả năm có dịp này kiếm thêm tí lộc, vì là cá tự nhiên nên to nhỏ gì người ta cũng mua hết", ông chia sẻ.
Đến khoảng 16h, nước rút gần hết nhưng vẫn còn khá nhiều người tiếp tục bắt cá.
Theo Công ty Thủy điện Trị An, nước từ thượng nguồn sông Đồng Nai liên tục đổ về hồ những ngày qua, trung bình 1.200 m3/s, đạt cao trình 60,4 m (trung bình nước dâng là 64 m). Nhằm đảm bảo an toàn thân đập, chủ động điều tiết mực nước, nhà máy sẽ xả lũ qua đập tràn với lưu lượng 150 m3/s. Cộng với qua tua bin phát điện là 800 m3/s khiến lượng nước đổ về hạ lưu gần 1.000 m3/s.
Rộng 323 km2, hồ thủy điện Trị An nằm trên lưu vực sông Đồng Nai thuộc huyện Định Quán và Vĩnh Cửu. Đây là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam. Ngoài sản xuất điện lưới quốc gia, công trình còn đảm bảo nước sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ... cho vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.
Quỳnh Trần - Phước Tuấn