Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Họp đồng hương Chợ Lách

Họp đồng hương Chợ Lách
Lúc 15:00 ngày thứ bảy 28/02/2015 tại sảnh C1 nhà hàng Kỳ Hòa 2. số 16A đường Lê Hồng Phong nối dài.
cholach hopmat 2015 2
posted image
Mình đến hơi sớm, có ý chào và cám ơn các thành viên ban tổ chức (Lê Tấn Bữu, Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Công Quý,...). Mình phải về sớm vì bà xã rất yếu... ở nhà một mình.
cholach hopmat 2015 1
image upload no size limit
Một số anh em trong ban tổ chức. Người ngồi thứ 6 từ trái sang là ba anh Lê Tấn Bữu (Sở Cảnh Sát PCCC), anh Lê Tấn Bữu thứ 8 (bị khuất).
cholach hopmat 2015 2
posted image
cholach hopmat 2015 3
how to print screen on pc
Bảng chào mừng trước cửa nhà hàng. Tại đây mình gặp VC Lương Minh- Các Phượng và VC thầy Khắc Minh cũng vừa đến.
Mình về đến nhà lúc 17:10.
IMG_0434

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Chán chồng từ khi quan hệ với tình cũ

Chán chồng từ khi quan hệ với tình cũ
Copy từ http://vnexpress.net/tin-tuc/tam-su/chan-chong-tu-khi-quan-he-voi-tinh-cu-3138168.html, đăng ngày 26/01/15, mục Tâm sự.
Tôi và bạn trai yêu nhau hồi còn đi học, khi đến tuổi lập gia đình tôi bị ép lấy chồng, lấy một người không yêu, chồng tôi là bác sĩ. Sau đó bạn trai cũng đi cưới vợ, chúng tôi xa nhau từ đó, rồi tình cũ của tôi theo gia đình cùng vợ con ra nước ngoài sinh sống. Xa cách nhau bao nhiêu năm bỗng một ngày anh trở về Việt Nam thăm quê hương, mời những bạn học cũ đi hát karaoke, tôi cũng đi cùng trong nhóm bạn, ca hát vui chơi xong mạnh ai nấy về. Anh chở tôi trên xe máy, đi được một đoạn anh đề nghị kiếm chỗ nào tâm sự. Tôi bảo ở đây gần nhà không tiện lắm, thế là chúng tôi chở nhau đi đến một nơi khá xa rồi vào nhà nghỉ.
Thoạt đầu chỉ là ngồi kề bên nhau tâm sự, cùng ôn lại những kỷ niệm của hai đứa khi xưa. Được một lát bao cảm xúc tràn về, chúng tôi đều không kìm giữ được mình, trao cho nhau một cuộc ân ái nồng nàn. Tôi đã khóc trong lòng anh, anh vỗ về tôi một lát thì chúng tôi ra về. Từ đêm đó trở đi tôi luôn nghĩ về anh, mong muốn có một dịp nữa được gần gũi với anh. Rồi dịp ấy cũng đến, anh lại hẹn nhóm bạn chúng tôi đi hát karaoke. Lần này ra về chúng tôi mỗi người đi một chiếc xe máy, đi được một đoạn chính tôi chủ động gọi cho anh hẹn gặp ở chỗ cũ, lần này tôi có thời gian thoải mái hơn vì chồng trực đêm trong bệnh viện.
Khi đã gặp nhau trong phòng khách sạn, lập tức chúng tôi ôm chầm lấy nhau, quấn quýt không rời. Anh đã cho tôi hưởng thụ một cuộc ái ân trên cả tuyệt vời, mang đến cho tôi một cảm giác chưa từng có với chồng. Anh dịu dàng, tạo cho tôi bao cảm giác hạnh phúc chứ không như chồng thường làm. Lần đầu tiên trong cuộc đời đàn bà tôi mới biết thế nào là hạnh phúc tột đỉnh. Đêm đó chúng tôi đã trao cho nhau tất cả những gì khi xưa chưa kịp trao.
Sau lần hẹn hò đó chúng tôi không còn gặp lại, tôi có gọi mong muốn gần anh nhưng anh từ chối bởi còn ít thời gian ở Việt Nam nên muốn dành sự quan tâm cho gia đình. Một tuần sau anh rời đi, tôi buồn lắm, nhớ anh da diết, nhớ những cảm xúc anh đã dành cho tôi. Mỗi khi gần gũi chồng là tâm trí tôi hiện ra hình ảnh anh, nhớ anh vô cùng. Anh trở về khơi dậy niềm yêu thương trong tôi, sau đó lại ra đi để lại dư âm không dễ xóa nhòa.
Tôi từng ngày sống bên cạnh chồng con nhưng tâm trí luôn hướng về anh. Những gì chồng tôi thể hiện trong chuyện chăn gối thật chán ngắt, như một thủ tục cần làm cho xong, không có sự vuốt ve âu yếm, không có khúc dạo đầu, không đưa tôi lên đỉnh như người cũ từng làm. Tôi biết khi viết ra tâm sự này sẽ bị ném đá không ít, các bạn sẽ tội nghiệp cho chồng tôi vô phước khi có người vợ như tôi. Không sao cả, tôi chấp nhận hết những lời chửi rủa của mọi người, mục đích tôi gửi tâm sự này như một sự giải tỏa nỗi nhớ anh da diết, xin mượn diễn đàn để thổ lộ nỗi lòng mình cho khuây khỏa mà thôi. Xin cám ơn các bạn đã bỏ thời gian quý báu đọc tâm sự của tôi.
Như
Xem bài tiếp theo tại đây

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Ông Lý Hiển Long và "tết gia đình"

Ông Lý Hiển Long và "tết gia đình"
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20150225/ong-ly-hien-long-va-tet-gia-dinh/713169.html , mục Chính trị - Xã hội > Thời sự-Suy nghĩ , đăng ngày 25/02/15 .
TT - “Tết Nguyên đán là thời gian để sum vầy với gia đình. Đó là thời gian để chúng ta chiêm nghiệm về phước hạnh của việc có một gia đình, để cảm ơn người già cả về những gì họ đã làm cho chúng ta, để đề cao nghĩa vợ chồng, để bày tỏ tình yêu với con cái của chúng ta. Đó cũng là thời gian để chúng ta tận hưởng những điều tốt đẹp của gia đình”.
Ảnh câu đối Tết trong nhà Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long do ông tự chụp và chia sẻ lên Facebook trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán vừa qua - Ảnh: Facebook Lý Hiển Long.
Đó là lời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong thông điệp gửi đến toàn dân vào ngày đầu tiên của năm mới Ất Mùi.
Trong thông điệp, ông Lý không bàn về những vấn đề quốc gia đại sự mà chỉ bàn về khái niệm gia đình, kêu gọi mọi người gìn giữ những giá trị của gia đình, gắn kết với gia đình nhiều hơn và cùng chung tay góp phần để làm cho gia đình mình hạnh phúc.
Vào dịp tết, hiện nay có rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ, bận tâm với các mối quan hệ xã hội, nhiều người đi du lịch xa, ít quan tâm đến giá trị gia đình. Ông Lý Hiển Long khuyên: “Cho dù chúng ta có thể bận rộn, đi du lịch hay sống xa xôi đâu đó không thể về đoàn tụ ngày tết, chúng ta hãy nỗ lực để kết nối với gia đình”. Ông còn nhắn nhủ rằng: “Trong ngày lễ quan trọng nhất của năm âm lịch này, chúng ta hãy lắng đọng và chiêm nghiệm về điều gì ý nghĩa thật sự trong cuộc đời, điều gì ý nghĩa thật sự với một gia đình”.
Kèm theo bài viết, ông Lý Hiển Long đã chia sẻ lên trang Facebook của mình hình ảnh câu đối tết trong nhà ông do ông tự chụp. Những ngày tết, do người cha Lý Quang Diệu của ông phải nhập viện vì viêm phổi, gia đình họ Lý không có bữa tối đoàn viên như mọi cái tết trước đây.
Ông Lý Hiển Long (vừa xuất viện sau ca mổ ung thư tuyến tiền liệt) vào bệnh viện thăm cha và chia sẻ lên Facebook bức ảnh cũ chụp cảnh Lý gia quây quần trong ngày tết trước đây. Ông gọi đây là niềm hạnh phúc.
Trong năm kỷ niệm 50 năm lập quốc này, một số gói chính sách được Chính phủ Singapore tiến hành để hỗ trợ người dân gắn kết hơn với gia đình. Trong đó đáng chú ý là việc khuyến khích các gia đình ba thế hệ gắn kết với nhau nhiều hơn, tạo điều kiệu cho các cặp vợ chồng trẻ tạo lập nhà cửa để sống gần cha mẹ, giúp các cặp vợ chồng trẻ giảm gánh nặng về việc nhà để có thời gian chăm sóc cha mẹ, có chính sách tốt hơn dành cho người về hưu, mở rộng phúc lợi để hỗ trợ công nhân thu nhập thấp và gia đình của họ để mọi người có đầu óc thoải mái, sống hạnh phúc.
Ông kết luận: “Nếu mỗi chúng ta làm tốt vai trò của mình, Singapore sẽ tiếp tục thịnh vượng, không chỉ về kinh tế mà trong một gia đình quốc gia hài hòa, gắn kết mà rất đa dạng”.
Thông điệp về tết gia đình của ông Lý Hiển Long gợi thêm nhiều suy nghĩ cho chúng ta, cũng là một quốc gia ăn tết theo âm lịch như Singapore.
Liệu “Tết gia đình” được phát triển mạnh mẽ, cũng là một cách hiệu quả để đẩy lùi con số hơn 6.200 người nhập viện vì đánh nhau, hơn 300 người chết vì tai nạn giao thông, mà trong đó phần lớn do bia rượu?

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Mưa đá bằng đầu ngón tay đầu năm ở Quảng Nam

Mưa đá bằng đầu ngón tay đầu năm ở Quảng Nam
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/moi-truong/20150224/mua-da-bang-dau-ngon-tay-dau-nam-o-quang-nam/713013.html , mục Chính trioj - Xã hội .Môi trường , đăng ngày 24/02/15.
TTO - Tại nhiều xã vùng thấp của huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã xảy ra mưa đá vào chiều ngày 23-2-15 (Mùng 5 Tết Ất Mùi).
Những hạt mưa đá đổ xuống địa bàn xã Ba (huyện Đông Giang) vào chiều qua 24-2. Ảnh: Ngọc Công
Theo người dân, trong thời gian từ 16 -17g chiều 23-2, tại các xã của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam như xã Sông Kôn, Jơ Ngây, A Ting, xã Ba xảy ra mưa đá trên diện rộng.
Thời gian mưa đá xuất hiện và kéo dài từ 15-30 phút. Những hạt mưa đá lớn xấp xỉ bằng ngón tay.
Đây được xem là sự kiện hiếm gặp, nhất là lại diễn ra vào thời điểm đầu năm, khí hậu tương đối ôn hòa.
Ông Alăng Thiêng - phó Chủ tịch UBND xã Jơ Ngây (huyện Đông Giang) cho biết cùng với mưa đá là các đợt giông, sấm sét dữ dội.
Sáng 24-2-15, đại diện UBND huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) cho biết hiện vẫn chưa có thống kê về thiệt hại.
Đoàn Cường

Ước vọng đầu xuân

Ước vọng đầu xuân
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20150224/uoc-vong-dau-xuan/712896.html , mục Chính trị - Xã hội > Thời sự-Suy nghĩ , đăng ngày 24/02/15.
TT - Cho dù giá rét còn vương vất đâu đó thì mùa xuân vẫn thật sự đang “tràn lan muôn nơi” trên đất nước của chúng ta.
Mùa xuân là không thể cưỡng lại. Không thể cưỡng lại là sức xuân trào dâng của cỏ cây hoa lá, của thú vật muôn loài.
Không thể cưỡng lại là cả ước vọng được mùa xuân thắp sáng về một cuộc sống giàu có hơn, tốt đẹp hơn cho mọi người dân đất Việt.
Nhưng khác với mùa xuân, một cuộc sống giàu có hơn, tốt đẹp hơn không tự nhiên rồi sẽ tới. Trong thời đại hội nhập ngày nay, có cuộc sống giàu có hơn đồng nghĩa với việc có năng lực cạnh tranh cao hơn.
Khả năng làm ra các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, rẻ hơn, đẹp hơn, tinh tế hơn, độc đáo hơn, đúng lúc hơn, thân thiện với môi trường hơn... là muôn vàn biểu hiện của sự vượt trội về năng lực cạnh tranh.
Và muôn vàn biểu hiện này phải được đem ra so sánh để nhận biết chúng ta đang hơn thua các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới như thế nào.
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia cấu thành từ năng lực của những người dân và của cả thể chế. Đầu tư đầy đủ và hiệu quả cho giáo dục, y tế là rất quan trọng để nâng cao năng lực cho những người dân.
Ngoài ra, một không gian đủ rộng cho tự do sáng tạo, tự do học thuật, tự do kinh doanh và tự do lao động là không thể thiếu. Đó là hệ thống khuyến khích mạnh mẽ cho những phẩm chất dẫn đến thành công như tinh thần khởi nghiệp, sự đổi mới và sáng tạo, đức tính trung thực và tín nghĩa...
Để nâng cao năng lực của thể chế, chúng ta cần phải thúc đẩy những cải cách sâu rộng hơn nữa. Tuy nhiên, nếu tự do hóa là linh hồn của những cải cách được tiến hành từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay thì chuyên nghiệp hóa phải là linh hồn của những cải cách từ nay trở đi.
Chuyên nghiệp hóa bắt đầu từ việc phân công lao động một cách hợp lý giữa các thiết chế cấu thành nên thể chế của chúng ta. Ngoài ra, cải cách thể chế còn cần hướng tới việc tuyển chọn cho được những người tài. Một cơ chế cạnh tranh lành mạnh và minh bạch phải là linh hồn của những cố gắng cải cách ở đây.
Cuộc sống giàu có và cuộc sống tốt đẹp là những khái niệm không loại trừ nhau, nhưng vẫn rất khác nhau. Chính vì vậy, phấn đấu để có một cuộc sống giàu có là chưa đủ. Chúng ta còn cần phải phấn đấu với một nỗ lực không kém để có được một cuộc sống tốt đẹp.
Sống tốt đẹp trước hết là sống trong sự hài hòa với nhau và với thiên nhiên. Cuộc sống cũng sẽ tốt đẹp khi các giá trị tâm linh, các giá trị đạo đức, các giá trị thẩm mỹ và văn hóa nói chung được giữ gìn và phát triển.
Mùa xuân đã đến! Đây là mùa xuân cuối cùng trước khi Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được hình thành. Bởi vậy, mùa xuân không chỉ thắp sáng ước vọng, mà còn thôi thúc chúng ta phải hành động không thể chậm trễ để tiếp tục đổi mới nhằm tận dụng những cơ hội to lớn, đồng thời vượt qua những thách thức khôn cùng của hội nhập.
TS Nguyễn Sĩ Dũng
bong giay nhanoibi

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Tết, người Sài Gòn vẫn là người Sài Gòn

Tết, người Sài Gòn vẫn là người Sài Gòn
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20150221/tet-nguoi-sai-gon-van-la-nguoi-sai-gon/712611.html, đăng ngày 21/02/15, mục .
TTO - Người Sài Gòn thật sự vẫn có những thói quen, phong cách sống riêng của mình nhất là trong những ngày tết: không câu nệ, hào nhoáng mà thoải mái, hồn nhiên chơi tết theo kiểu Sài Gòn.
PV TT xin ghi lại hình ảnh bình thường của những ngày tết Ất Mùi 2015 của Sài Gòn để thấy hình như người Sài Gòn vẫn là người Sài Gòn thuở nào.
Cả năm uống cà phê sáng nhưng uống vội vội thì khi tạm nghỉ công việc xem chừng ly cà phê tết đầu hẻm đường Trần Huy Liệu (Q.3) lòng cũng vơi bớt lo toan - Ảnh: M.C
Có lẽ với người Sài Gòn, phụ nữ uống cà phê ngoài quán là chuyện bình thường quá. Trong ảnh: buổi cà phê sáng mùng ba của hai "quý bà" Sài Gòn trên đường Phan Đăng Lưu - Ảnh: M.C
Ít ai chú ý người Sài Gòn xưa nay thường có thói quen hào phóng mua vé số cầu may đầu năm nên các bàn vé số, người bán vé số dạo rất đông trong nhưng ngày này - Ảnh: M.C
Hầu như không biển hiệu, sinh hoạt trong các phường xã, những ngày tết các đội lân thôn xóm, phường xã này chạy vòng vòng các đường phố, hẻm hóc để múa lân theo yêu cầu chủ nhà, chủ tiệm nào đó khai trương lấy hên đầu năm với giá bình dân. Đường phố nào ở Sài Gòn ngày tết cũng vang tiếng trống lân rộn rã - Ảnh: M.C
Đi lễ Lăng Ông Bà Chiểu là sinh hoạt không thể thiếu của nhiều cư dân Sài Gòn. Đi để cầu phước lộc, phóng sanh và cũng để lòng rộn rã theo tiếng trống lân ngày tết - Ảnh: M.C
Thiệt lạ, cứ tết là nắng Sài Gòn lại chang chang. Năm nay lạnh dài dài cả tháng trước tết thì ba ngày tết nóng trở lại, dù chưa đến 35, 36 độ nhưng cũng đủ một bà cụ đi lễ lăng Ông trưa mùng 3 phải nheo mắt lại - Ảnh: M.C
Và ngày tết đường phố thoáng đãng, người Sài Gòn chạy xe càng đàng hoàng; dừng đúng vạch, đúng tuyến xe máy - Ảnh: giao lộ Hàng Xanh trưa mùng 3 - Ảnh: M.C
Xe cộ dựng vỉa hè cũng ngay hàng thẳng lối như các dãy xe trên đường Lê Văn Sỹ trưa mùng 3 - Ảnh: M.C
Tết nhứt vô số người Sài Gòn vẫn tỉnh bơ diện tà loỏn ra đường. Trong ảnh, người đàn ông chơi tà loỏn vừa kêu tô hủ tíu vỉa hè trên đường Nguyễn Trọng Tuyển vừa vui vẻ nói bà chủ quán: "Sài Gòn bữa nào cũng vầy thì ngon quá" - Ảnh: M.C
M.C

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Bí quyết để xây dựng mối quan hệ bền vững

Bí quyết để xây dựng mối quan hệ bền vững
Copy từ http://eva.vn/eva-tam/bi-quyet-de-xay-dung-moi-quan-he-ben-vung-c66a200272.html , đăng ngày 15/10/14, mục Bí quyết chinh phục người yêu.
Bạn đang phân vân làm thế nào để xây dựng một mối quan hệ bền vững hơn với người mà bạn yêu thương?
Bạn có mong muốn rằng sự thân thuộc gần gũi mà 2 người có khi mới bắt đầu quen nhau, cũng như sự kết nối cảm xúc giữa 2 bên sẽ luôn được duy trì? Đây là 1 vài lời khuyên giúp các bạn có thế xây dựng 1 mối quan hệ bền vững hơn.
1. Hãy chỉ ra cho đối phương thấy họ có ý nghĩa thế nào đối với bạn và bạn yêu họ đến nhường nào
Điều này không đồng nghĩa với những món quà đắt tiền hay những chuyến du lịch đắt đỏ sang Paris.Hãy gửi tin nhắn cho họ, nói cho họ biết rằng bạn đang nghĩ đến họ. Bạn cũng có thể gắn quanh nhà những tờ giấy ghi chú nhỏ, và để lại trên đó 1 vài lời yêu thương.Những nụ hôn và những cái ôm là điều song hành không thể thiếu khi bạn muốn cho đối phương biết bạn quan tâm đến họ như thế nào.
2. Hãy tập trung vào đối phương
Khi họ đang cố nói chuyện với bạn, đừng chỉ ngồi đó với chiếc điện thoại trên tay hay ngồi đó xem TV, hãy gạt bỏ mọi thứ đó sang 1 bên , toàn tâm toàn ý dành trọn sự chú ý của mình cho họ ít nhất là trong vài phút.Mặc dù rất đơn giản, nhưng điều này vô cùng hữu ích, đặc biệt là khi bạn và đối phương ít khi dành thời gian lắng nghe lẫn nhau.
3. Hãy thể hiện sự hào hứng thích thú của mình đối với việc mà đối phương thích làm
Bản thân bạn không nhất thiết phải thích điều đó, nhưng hãy tôn trọng sở thích của họ.Khi họ hào hứng về việc đội bóng yêu thích của họ chiến thắng hay khi họ thích thú với tập phim mới ra, hãy để họ kể về những điều đó đến khi nào họ muốn dừng thì thôi.Hãy chắc chắn rằng đối phương biết rằng những điều làm họ vui cũng sẽ khiến bạn vui.
4. Hãy để họ bất ngờ với những thứ 2 người có thể làm cùng nhau
Hãy bỏ chút thời gian và công sức để lên kế hoạch. Đó có thể là 1 chuyến đi dã ngoại lãng mạn trong công viên, hay cùng chơi 1 trò chơi hội đồng đã từ xửa từ xưa rồi.Đó không cần phải là những cứ chỉ hào nhoáng, xa hoa, miễn sao đối phương thấy được bạn đang nghĩ về họ, điều đó là thành công rồi.
5. Nói cho họ biết họ quan trọng thế nào đối với bạn
Bạn yêu điểm nào ở họ? Họ có nụ cười dễ mến không? Hay họ có đôi mắt long lanh không? Những lời khen dựa trên tính cách của người đó thậm chí còn đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều- hãy nói cho đối phương biết bạn yêu họ bởi sự ôn hòa nhã nhặn hay sự thông minh nhanh trí của họ.Đừng chỉ giữ những điều đó cho bản thân.Bất cứ điều gì tốt đẹp bạn nói với họ, cũng sẽ khiến cho mỗi ngày, khi đối phương nghe được điều đó, trở nên tươi sáng hơn.

Chồng nên làm gì khi bị vợ cắm sừng

Chồng nên làm gì khi bị vợ cắm sừng
Copy từ http://thamtuuytin.org/tin-tham-tu/Lam-gi-khi-bi-vo-cam-sung.htm.
Theo quan điểm không chỉ của nhiều đấng mày râu, thất bại lớn nhất của người đàn ông là bị vợ cắm sừng. Nhưng tại sao những bà vợ lại đang tâm phản bội chồng? hay chồng làm gì khi bị vợ cắm sừng? Đánh giá chung thì nó là nguyên nhân chính của sự đổ vỡ hôn nhân, làm tan cửa nát nhà, con cái trở thành mồ côi cha hoặc mẹ.
Là một người chồng, người đàn ông trong gia đình chúng ta nên làm gì khi bị vợ cắm sừng ? Rút ra từ nhiều cuộc điều tra ngoại tình và nhiều quan điểm của các đáng mày râu khi người chồng rơi vào cảnh bị vợ cắm sừng. Các chuyên gia tư vấn tâm lý thuộc công ty thám tử Thành Đạt xin được lý giải và có những tư vấn như sau:
Bản chất “cắm sừng” của phụ nữ
Nếu đa số đàn ông ngoại tình chủ yếu vì động cơ tình dục thì đàn bà lại ngoại tình vì lý do tình cảm. Họ đến với đàn ông khác không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà vì họ yêu anh ta. Cho nên nói chung phụ nữ ít “chán cơm thèm phở” hơn đàn ông, nhưng một khi đã bập vào “của lạ” thì chẳng dễ gì gỡ ra được. Oái oăm thay, những chị có máu trăng hoa như thế phần lớn đều hấp dẫn hoặc ít ra cũng có nét gì đó “bỏ bùa” những gã đàn ông theo đuổi mình, nên chẳng mấy ông chồng dễ dàng chia tay họ mà không đau đớn.
Phản ứng bồng bột của các quý ông
Khi phát hiện bị vợ cắm sừng, hầu hết đàn ông phát điên, không ít người “giáo dục” vợ bằng chân tay. Song thực tế cho thấy, càng dữ dằn, hung bạo bao nhiêu, càng đẩy vợ về phía tình địch bấy nhiêu. Nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ ngoài dự kiến ban đầu của họ. Trong trường hợp này, ly dị đem vợ nộp cho kẻ kia không khó. Cái khó là làm thế nào chặn đứng được chuyện vợ đang cắm sừng mình, không để mất người phụ nữ mình yêu. Đó không phải là “nhiệm vụ bất khả thi” mà hoàn toàn trong khả năng của bạn.
Biết địch biết ta
Một điều chắc chắn, kẻ tình địch kia đã làm được cái gì đó có sức cuốn hút cực mạnh đến nỗi vợ bạn sẵn sàng mạo hiểm đánh đổi cả chồng, con, cả sự êm ấm của gia đình. Hãy tìm hiểu về cái gì gã nhân tình kia làm được mà bạn thì không, cái gì ở hắn quan trọng với vợ bạn đến thế. Nếu bây giờ bạn có thể làm cho cô ấy cái mà gã kia làm được, thì ngoại tình sẽ chấm dứt và gia đình bạn lại an toàn.
Vì thế, tìm mọi cách trò chuyện hết sức tế nhị với vợ, gợi mở để biết gã có “món nghề” gì mà bạn lại không biết. Nói đến chuyện này, có thể bạn sẽ đau đớn, sẽ không kiềm chế được và xúc phạm cô ấy nặng nề hay đưa ra “tối hậu thư”: “Cô chọn đi, tôi hay nó?”. Nhưng như vậy chẳng giải quyết được gì. Bạn nên để vợ mình hiểu rằng cô ấy quan trọng với cuộc đời bạn và bạn sẵn sàng tha thứ, làm tất cả những gì cô ấy mong muốn. Có như vậy, trong con mắt người vợ không chung thủy, hình ảnh bạn mới trở nên đáng mến và cao thượng hơn.
Lật tẩy mối quan hệ
Tìm hiểu mối quan hệ đó đã đi đến độ nào bằng cách có thể nhờ thám tử điều tra, theo dõi vợ mình đang cắm sừng mình như thế nào. Tạo ra những minh chứng cho những đánh giá của gã bạn trai của vợ về mối quan hệ này như thế nào? Nếu là một gã đã có vợ, có con thì khi đứng trước sự lựa chọn người tình và vợ con gã sẽ chon ai. Mặc dù sẽ đau đớn và khó chấp nhận về những tình huống như thế này nhưng thật sự sẽ là sự lựa chon khôn ngoan cho những người đàn ông muốn níu kéo hạnh phúc gia đình. Minh chững không chỉ để ngắm rồi suy ngẫm mà là cho vợ mình tận mắt thấy được bộ mặt thật của gã họ “Sở” tên “Khanh’ kia.
Tạo cơ hội để “phản công”
Trong cái gia đình đông đúc của bạn, không chỉ có hai người với nhau mà còn con, còn mẹ và em gái cô ấy, thế là vợ chồng bạn thiếu những phút giây riêng tư cần có giữa hai người. Trong khi gã người tình kia lại có được những phút giây ở riêng bên vợ bạn, họ gặp những nhu cầu cảm xúc quan trọng nhất. Chưa chắc cô ấy đã yêu hắn đến thế, nhưng trong môi trường chỉ có hai người, hắn hấp dẫn hơn bạn. Gợi ý trên cho thấy bạn không nên chủ quan vì những điều gã kia có mà bạn không có. Sau khi xác định những gì tình địch làm được mà bạn không làm được, hãy đề nghị cô ấy cho bạn một cơ hội để chứng tỏ rằng bạn cũng có thể làm được. Chẳng hạn, một khoảng thời gian chỉ có hai người để bạn thể hiện hết mình xem.
Hãy đề nghị với vợ một tour du lịch dăm bảy ngày. Nếu cô ấy cần một người bạn tâm giao, bạn sẽ trở thành người như thế. Mấy năm qua cô ấy đã mất liên hệ tình cảm với bạn. Phải tận dụng cơ hội này để kết nối lại những gì đã đứt. Nhớ rằng, lúc này “ngân hàng tình yêu” của cô ấy đang suy thoái. Bạn hãy đặt thêm từng đơn vị tình yêu vào đó chứ đừng rút đi. Sao cho cô ấy ít phòng thủ với bạn và cởi mở hơn.
Lá bài cuối cùng
Nếu sau đó cô ấy vẫn có những động thái liên hệ với người tình và không có vẻ muốn đáp lại những cố gắng của bạn, hãy nói với cô ấy rằng sức chịu đựng của bạn có giới hạn, Hoặc bạn hoặc cô ấy sẽ ra đi khỏi ngôi nhà này. Từ lúc đó, bạn không nói chuyện cũng không tiếp xúc với cô ấy nữa. Dù có phải chia tay, ít ra cái cuối cùng mà cô ấy còn nhớ về bạn là hình ảnh một người chồng tử tế đã cố gắng như thế nào để làm cô ấy hạnh phúc. Đừng bao giờ nói một lời thô bỉ, ngay cả khi bỏ đi, bạn vẫn nên dịu dàng nói rằng không còn gì để nói nữa.
Nên nhớ rằng, trong thời gian vợ bạn ăn ở hai lòng, cô ta cùng lúc có cả hai người đàn ông - bạn và gã kia - mỗi người đáp ứng một nhu cầu cảm xúc và cô ấy được cả hai “thế giới”, dĩ nhiên là mãn nguyện. Giờ bạn rút đi, trao cả gánh nặng ấy cho gã tình nhân kia, tạo cơ hội cho gã chiếm đoạt cô ấy hoàn toàn. Nếu gã thành công, cuộc hôn nhân của bạn coi như chấm hết. Nhưng ngược lại, thường hay xảy ra, nó sẽ mở mắt cho vợ bạn nhìn thấy sự thực về mối quan hệ bất chính này: Khi phải đối mặt với tất cả những nhu cầu của cô ấy, gã tình nhân kia không làm được cái mà bạn đã làm. Sau khi bạn tách ra, cô ấy liền “đi bước nữa” với kẻ kia thì không còn gì để nói. Nhưng nếu điều đó không xảy ra mà trái lại, gã rút khỏi cuộc chơi để tiếp tục săn đuổi con mồi khác, hoặc quay trở lại với vợ v.v., thì lời khuyên của nhà tư vấn dành cho bạn là: Hãy trở về với kế hoạch ban đầu, học cách đáp ứng những nhu cầu cảm xúc của người vợ từng lầm lỡ.
Tìm gặp chuyên gia tư vấn
Không phải người đàn ông nào cũng sẽ dễ dàng vượt qua những chuyện như này và đặc biệt trong giai đoạn này. Sau những cú đòn đó, bạn rất có thể sẽ bị những căng thẳng và khủng hoảng về tinh thần, chưa thể tìm ra những cách đi đúng cho mình cho giai đoạn tiếp theo của cuộc sống hôn nhân gia đình, rồi vợ mình cũng có thể rơi vào những trạng thái như trầm cảm hay chán nản với cuộc sống. Lúc này bạn nên tìm đến, gọi điện tới các chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình để được chia sẻ và tìm ra những định hướng cho cuộc sống hôn nhân.
Cũng như các chị em phụ nữ phản đối chuyện ngoại tình, và cũng không một người đàn ông nào lại muốn vợ của mình lại đi vụng trộm ngoại tình cả. Dù dưới bất cứ hình thức nào đi nữa, xã hội có tân tiến đến đâu thì ngoại tình vẫn phải bị lên án. Nó là nguyên nhân chính của sự đổ vỡ hôn nhân, làm tan cửa nát nhà, con cái trở thành mồ côi cha hoặc mẹ. Do đó, những người trong cuộc không nên đùa vui với ái tình, đặc biệt là khi đã có gia đình.
Thành Đạt

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Ngoại tình cho chồng biết mặt

Ngoại tình cho chồng biết mặt
Copy từ http://eva.vn/ngoai-tinh/ngoai-tinh-cho-chong-biet-mat-c267a214285.html , đăng ngày 17/02/15.
Chị không biện minh cho mình điều gì cả, nhưng chị khẳng định, trong tâm trí chị, chị vô cùng yêu chồng. Đến một phút thôi chị cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ ngoại tình hay phản bội anh.
Làm cùng công ty mà chồng không biết ghen
Chị làm cùng với anh ở một công ty, có thể, đó là điều khiến chị cảm thấy hài lòng. Còn suy nghĩ của anh thế nào, chị cũng không biết. Chị vốn thích làm cùng chồng để quản thúc chồng và để không hoài nghi về những gì chồng làm. Người ta bảo, đàn ông thường hay lăng nhăng, chị sợ lắm. Sợ một ngày anh cũng phản bội chị đi theo người đàn bà khác. Thế nên, dù nhiều người nói rằng, lấy chồng cùng công ty rất chán, chị vẫn nghĩ, chị hạnh phúc vì yêu và cưới được người cùng công ty.
Ngày anh và chị yêu nhau, ai cũng bất ngờ. Thật ra, anh tán tỉnh chị chứ trước đó chị không hề có ý định gì với người đàn ông này. Chỉ là, một thời gian tiếp xúc, chị lại cảm thấy ở anh có quá nhiều điều thú vị, đặc biệt là cái tính cứ hay cười tủm tỉm, nhẹ nhàng, điềm đạm của anh. Người ta khen anh hiền lành, điềm đạm, chị cũng thấy thế. Lúc đó, chị chưa biết sau này chính chị lại chán cái sự hiền lành, vô tư đó của anh.
Yêu nhau đúng hơn 1 năm, anh và chị cưới nhau. Chị nhận lời cưới anh vì cảm thấy anh và chị chẳng cần phải tìm hiểu nhau nhiều hơn nữa. Hơn 1 năm, hai người đã trải qua khá nhiều niềm vui, nỗi buồn và cũng nhận được sự cảm thông, chia sẻ của nhau, chị thấy hài lòng về điều đó. Chị quyết định xin phép bố mẹ cưới anh.
(Ảnh minh họa:vợ mê bóng đá?)
Được cái, gia đình anh không phản đối gì chị dù rằng biết họ cùng làm một công ty. Bố mẹ chị chỉ băn khoăn một nỗi là anh hiền quá, không khéo mồm khéo miệng. Nhưng chỉ băn khoăn như vậy thôi, còn tất cả vẫn đồng ý và cho chị cưới anh. Hai người cưới nhau trước sự chứng kiến của rất nhiều người thân, bạn bè. Nhìn anh chị thật sự đẹp đôi. Chị tưởng chẳng thể yêu và cưới người nào sau mối tình đổ vỡ đầu tiên, vậy mà cuối cùng chị lại tìm được anh, người đàn ông khiến chị tin tưởng.
Đúng là vợ chồng cùng công ty cũng có nhiều cái lợi. Chị và anh đi cùng xe, ngồi gần phòng nhau nên lúc nào cũng quan sát được nhất cử nhất động của nhau. Đồng nghiệp cứ trêu, thế này thì anh chị chẳng thể thoát khỏi tầm kiểm soát của nhau. Vì mỗi lần đi đâu, chị đều phải đi qua phòng anh, thế nên, dù trưa hay chiều tối, chị đi ra ngoài là anh biết ngay.
Chị tính tình hiền lành, điềm đạm, rất mực yêu thương chồng con. Anh cũng là một người đàn ông biết quan tâm vợ. Hai người bằng tuổi nên nhiều lúc có những câu chuyện rất thú vị.
Chị và anh cứ sáng đèo nhau đi, tối chở nhau về. Nhưng không vì thế mà chị cảm thấy chán. Đoạn đường xa, có chồng đồng hành chị càng cảm thấy vui và hạnh phúc. Còn anh, anh cũng hay bị đồng nghiệp trêu là, ‘đàn ông thế này thì vô nghĩa quá, vợ làm cùng cơ quan, đi đâu được với anh em riêng tư, lúc nào chẳng phải tha lôi vợ đi cùng. Nếu mà chẳng may có muốn liếc mắt đưa tình cô nào thì chắc chắn sẽ bị vợ biết được thì ăn no đòn’. Anh cũng chỉ cười sau những lời kích bác như vậy. Quả thực là lần nào đi đâu, chị cũng đi cùng anh. hai người đi cùng xe, không thể anh đi, chị về được. Thế nên, cuộc vui nào cũng có mặt cả vợ cả chồng. Nhiều người trong công ty bảo anh là ‘con thầy, vợ bạn, gái cơ quan, người ta tránh không được, ông lại lao vào’.
Ngoại tình cho chồng sáng mắt
Anh chẳng mấy khi ghen, đó là điều khiến chị cảm thấy đau đầu nhất. Khổ là, ở cùng công ty nhưng anh chị không đi ăn cùng nhau, vì không muốn cứ dính lấy nhau suốt ngày. Chị và anh thống nhất tạo không gian riêng cho nhau. Thế nên, chị đi ăn với phòng chị, anh đi ăn với phòng anh. Nhưng mà, buổi trưa nào mà thấy anh không đi cùng đồng nghiệp là chị ý kiến ngay. Chị không thể chịu nổi nếu có suy nghĩ khó chịu về anh. Chị không phải là người đa nghi nhưng lại rất hay ghen, chị sợ chồng bị chị kèm cặp lâu ngày nên chán, lại nghe lời người nào đó ra ngoài tranh thủ ‘tình một trưa’.
Nhưng sự đa nghi của chị cũng chỉ dừng lại ở việc nghi ngờ, vì anh chẳng phải người đàn ông như vậy. Lúc nào anh cũng yêu vợ, chăm vợ, thương vợ. Anh đúng là người đàn ông cần mẫn, quan tâm chăm sóc chị. Chỉ là, cái tính vô tư hiền lành quá của anh khiến chị khó chịu. Anh chẳng bao giờ hỏi chị đi đâu, làm gì, với ai.
Mỗi lần chị đi ra ngoài ăn trưa, không đi cùng bạn bè, tối về, chị chỉ mong anh hỏi chị một câu, anh cũng không nói gì. Anh coi như đó là chuyện của chị, không cần bận tâm. Có hôm chị ra ngoài nghe điện thoại gần tiếng trời không vào, về anh cũng không hỏi xem chị nghe điện thoại của ai, nói chuyện với ai. Anh cảm thấy chuyện đó là chuyện hiển nhiên hay là chuyện mà anh không cần bận tâm.
Mỗi lần chị đi ra ngoài ăn trưa, chị chỉ mong anh hỏi chị một câu.
Có lần, chị cố tình nói chuyện điện thoại thật to, giả vờ hẹn người đồng nghiệp nào đó đi ăn rồi vội ra ngoài nhưng mà anh cũng không thèm hỏi chị là đi ăn với chàng trai nào. Có lúc, chị cố tình nhắn tin với anh là chị đi ăn với nam đồng nghiệp, nói để anh biết không lại bảo không tôn trọng anh, nhưng anh chỉ đáp lại ‘ừ, em cứ tự nhiên’. Giống như chị và anh làm cùng cơ quan đã gò bó lắm rồi, chị ra ngoài là sự giải thoát cho anh hay là anh đã chán ngấy chị, không còn muốn quản thúc gì nữa.
Chị thấy mệt khi mỗi lần đi cả phòng liên hoan mà anh cũng không quan tâm chị là nay liên hoan gì hay phòng có vụ gì. Lắm lúc, chị chụp ảnh tình cảm với anh em ở công ty, anh cũng không phản ứng… Những điều đó khiến chị cảm thấy ngột ngạt, nhất là khi chị thấy rất bức bối mỗi lần anh ra ngoài làm gì đó mà không nói với chị. Có lẽ, anh và chị như nước và lửa, không hợp nhau tí nào…
Chị không biện minh cho mình điều gì cả, nhưng chị khẳng định, trong tâm trí chị, chị vô cùng yêu chồng. Đến một phút thôi chị cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ ngoại tình hay phản bội anh. Chị luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc bên cạnh anh và chưa bao giờ chán khi làm cùng công ty với chồng, thậm chí còn muốn làm cùng anh mãi mãi để được đưa đón nhau. Nhưng có vẻ anh không thích lắm. Thế nên, anh luôn tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với chị.
Nhưng chính sự thờ ơ, không ghen của anh khiến chị cảm thấy mình vô giá trị. Và một lần dại dột, chị quyết định thử tìm một người đàn ông khác để thử cảm giác mới, xem họ có quan tâm chị không hay là đàn ông ai cũng giống anh. Vả lại, chị thử xem anh có thật sự yêu chị không, nếu yêu thì anh sẽ ghen tuông khi thấy trưa nào chị cũng đi ra ngoài cùng người đàn ông khác.
Chị đã có đươc một người vô cùng yêu chị, theo lời anh ta nói và muốn gắn bó với chị. Người đàn ông này đã góa vợ, và cũng đang cần tìm một mái ấm gia đình. Anh ta chỉ hơn chị gần chục tuổi, chẳng chênh lệch mấy nhưng so với chồng chị thì chênh lệch khá nhiều.
Ban đầu chỉ là tiếp xúc để thử cảm giác khác lạ, xem người ta có yêu và chiều chị không. Chị thật sự thấy ngạc nhiên, có lẽ là do anh ta nhiều tuổi nên có kinh nghiệm, anh ta chiều chị một cách khiến chị kinh ngạc. Người đàn ông vừa có điều kiện kinh tế lại từng trải, ga lăng thì có gì mà không chiều được một người phụ nữ. Anh ta cho chị được nhiều niềm vui mới, đưa chị đi chơi, cho chị đến những nhà hàng sang trọng, để chị biết được thế giới bên ngoài vui nhộn thế nào. Trong khi chồng chị chỉ biết chở chị đi làm, chở chị về, vậy là hết. Dường như cái sự làm cùng công ty khiến anh cảm thấy mệt mỏi, không muốn đưa vợ đi đâu nữa, vì anh cho rằng, ở cả ngày với nhau đã chán lắm rồi, tối về nhà nghỉ cho sướng thân chứ đi đâu nữa…
Vậy đó, ban đầu chỉ là thử, nhưng đúng là, chị không thấy chồng hỏi chị đi đâu. Cho đến khi có người nói, sao vợ ông trưa nào cũng đi ra ngoài thế, mà ông không ghen à, thì anh mới chột dạ. Anh nhận ra, mình quá vô tâm với vợ, không cần hỏi han hay biết vợ đi với ai, làm gì mỗi trưa. Anh chưa từng để ý chị thích gì, làm gì, bận tâm gì…
Chị chỉ muốn thử lòng anh nhưng bây giờ chị đã yêu rồi, yêu thật rồi. Chị yêu người đàn ông kia, người có thể cho chị niềm vui, biết giận hờn, biết ghen tuông khi chị nghĩ về người đàn ông khác. Chị yêu chồng, chị thừa nhận vậy và chưa bao giờ hết yêu anh nhưng sống với người như khúc gỗ, chị thấy chán nản lắm rồi! Là phụ nữ, ai cũng cần được yêu, được quan tâm nhưng ở chồng chị, chỉ thấy sự hiền lành, vô tư thái quá, chưa một lần anh tỏ ra ghen tuông hay cũng chưa một lần thích lãng mạn cùng chị.
Có phải, lấy vợ cùng công ty khiến anh thay đổi, hay là anh không yêu chị, hay là bản tính anh thế? Chị chẳng muốn tìm lý do…
Hôm nay anh gọi chị về, bảo chị hãy suy nghĩ lại nhưng tại sao lúc này, nhìn người đàn ông ấy, chị thấy vô cảm thế. Chị đã hết cảm xúc với anh nhưng nước mắt chị lại rơi. Có lẽ là chị tiếc cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, một cuộc hôn nhân vội vàng hay chị tiếc rằng anh đã để mất chị một cách quá dễ dàng. Chị đã nhận lời cầu hôn của người đàn ông kia, dù sao thì anh và chị cũng chưa ràng buộc chuyện con cái và chị có quyền từ bỏ cuộc hôn nhân này, không chút do dự…
Chị nhìn anh và kí vào tờ đơn ly hôn. Chị thật ra còn yêu anh, có lẽ là còn yêu nhiều nhưng chấm dứt thôi. Đời người được mấy, chị không muốn sống mà cứ chạy theo một người mãi như vậy, chị phải được yêu thương, được che chở vì chị là phụ nữ. Không ai có quyền bắt chị hi sinh hay chịu đựng một người chồng mà ngay bản thân chị cũng không hiểu anh đang nghĩ gì.
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi của anh và chị kết thúc, tất cả chỉ có vậy. Chị muốn lựa chọn cũng không được. Chị cảm thấy nên kết thúc càng sớm càng tốt, để tốt cho cả hai.
Theo Bảo Hân ghi (Khám phá)

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Thư gởi người đàn bà không quen biết - Chương 9

Thư gởi người đàn bà không quen biết
Chương 9: Ái tình và hôn nhân ở Pháp
Andre' Maurois
Copy từ http://4phuong.net/ebook/14596967/44977607/chuong-9-ai-tinh-va-hon-nhan-o-phap.html.
Muốn hiểu rõ thái độ của đàn ông và đàn bà Pháp đói với hôn nhân và ái tình, trước hết phải nhớ lịch sử tình cảm ở Pháp những thời đã qua. Trong lịch sử đó có hai trào lưu.
Trào lưu thứ nhất là một trào lưu rất mạnh có tính cách tình cảm. Ngay từ hồi Trung cổ, ở Pháp đã phát sinh thứ luyến ái phong nhã. Giới thượng lưu Pháp thời đó đều có những nét này : trọng người đàn bà, muốn làm đẹp họ hoặc bằng những bài ca, bài thơ (như bọn troubadour) (1) hoặc bằng những hành động cao đẹp. Không có một nền văn chương nào mà coi trọng luyến ái và tình dục như vậy.
Nhưng một trào lưu thứ nhì, bình dân hơn, tiến song song ở Pháp với trào lưu thứ nhất. Trào lưu đó đã được Rabelais tả : Ái tình thể chất, nhục dục đóng vai trò chính. Hôn nhân không phải là một vấn đề tình cảm mà là một sự sắp đặt có tính cách thực tế để dạy con và quản lí các lợi chung. Trong các hài kịch của Moliere, người chồng là một gã hơi lố bịch, vợ nếu có cơ hội thì cho chồng mọc sừng, mà chồng cũng tìm một tình nhân nào đó.
Tới thế kỉ XIX, một giới buốc-gioa (bourgeois) đông đảo và phong lưu coi trọng vấn đề tiền bạc và lưu lại gia tài cho con cái, nên cho hôn nhân là một vụ mua bán, như trong các tiểu thuyết của Balzac. Do sống chung, có những bổn phận chung, do sự hoà hợp về nhục dục mà ái tình có thể phát sinh giữa vợ chồng được, nhưng cái đó không cần thiết. Nhiều cuộc hôn nhân có hạnh phúc mới đầu chỉ là những cuộc hùn vốn. Cha mẹ và các chưởng khế bàn tính với nhau về món hồi môn, về khế ước hôn nhân, trước khi bọn trẻ thấy mặt nhau nữa.
Ngày nay những cái đó thay đổi cả rồi. Của cải không còn quan trọng lớn nửa vì một người đàn bà thông minh, siêng năng, hoặc một người chồng có một nghề tốt, thì còn có giá trị gấp mấy một số hồi môn bằng tiền rất dễ mất giá. Trào lưu tình cảm, cái nhu cầu ái tình lãng mạn được di truyền của tổ tiên từ mấy thế kỉ, cũng mất sức mạnh đi rồi. Vì đâu ? Trước hết vì đàn bà đã do chiến đấu mà được tự do hơn, đối với đàn ông chỉ như một người bạn gái chứ không còn là một vị thần xa và lạ ; sau nửa vì thiếu nữ ngày nay biết rõ ái tình thể chất hơn , có những ý niệm đúng đắn và lành mạnh hơn về ái tình và hôn nhân.
Thanh niên nam nữ vẫn còn tìm ái tình đấy, nhưng tìm nó trong một hôn nhân bền vững. Họ ngờ thứ hôn nhân do đam mê vì họ biết rằng đam mê thì không bền. Thời Moliere, hễ cưới rồi là hết yêu nhau. Bây giờ cưới rồi mới bắt đầu yêu nhau. Trong những trường hợp có hạnh phúc, sự kết hợp mật thiết hơn hồi xưa vì ở cả trên ba phương diện : thể chất, tình cảm và lí trí. Thời Balzac người ta cho yêu vợ chính thức là điều lố bịch. Ngày nay tiểu thuyết truỵ lạc hơn thời xưa nhưng đời sống lại lành mạnh hơn. Trong một thế giới khó khăn, đàn ông và đàn bà phải đem hết sức ra để chiến đấu, các phụ nữ Pháp càng thấy rằng một hôn nhân có tính cách bạn bè về nhục dục và tình cảm là giải pháp tốt hơn cả cho vấn đề ái tình. (2)
Vạn an.
(1) Phường ngâm thơ hát vè rong ở Pháp thời Trung cổ.
(2) Ở nước ta hồi xưa không có trào lưu thứ nhất (tôn trọng đàn bà và làm đẹp lòng họ), chỉ có một trào lưu tựa trào lưu thứ nhì (hôn nhân là sự sắp đặt thực tế nhưng rất trọng nghĩa vợ chồng, không lăng nhăng như ở Pháp), rồi giữa hai thế chiến, ở thành thị do ảnh hưởng của Pháp bắt đầu phát sinh trào lưu "hôn nhân hùn vốn" ; bây giờ trào lưu đó đã qua và trai gái ở thành thị cũng tìm thứ hôn nhân bạn bè như ở Pháp.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Xin mời xem tiếp chương 10 tại đây.

Thư gởi người đàn bà không quen biết - Chương 8

Thư gởi người đàn bà không quen biết
Chương 8: Bọn đàn ông
Andre' Maurois
Copy từ http://4phuong.net/ebook/14596967/44975102/chuong-8-bon-dan-ong.html.
Hôm nọ, đọc báo Mỹ tôi thấy một bài chắc cô thích. Tác giả là một bà Mỹ viết cho chị em bạn gái. Bà ta bảo :
"Chị phàn nàn rằng không kiếm được chồng ư? Chị không có cái nhan sắc chinh phục mà hỡi ơi, Hollywood đã làm cho bọn đàn ông quen mắt rồi ư? Chị sống cô liêu và ít có cơ hội giao thiẹp với đời ư ? Tóm lại, chị không được biết nhiều đàn ông và những chàng có thể được chị chấm thì lại không chú ý tới chị ư ?
Chị cho phép tôi chỉ cho chị vài thuật mà đem áp dụng , tôi đã thấy rất thành công. Tôi đoán rằng, như hầu hết bọn chúng mình, chị ở một căn nhà nhỏ chung quanh có bãi cỏ và nhiều căn nhà giống hệt nhà chị. Trong mấy căn nhà bên cạnh, thế nào cũng có vài gã độc thân.
Chị bảo tôi :
- Phải, nhưng họ không chú ý đến tôi.
Hãy khoan ! Để tôi kể cho chị nghe thuật của tôi. Chị dựng một chiếc thang vào tường, rồi lên nóc nhà, rán đặt ăng ten vô tuyến truyền hình. Thế là đủ. Tức thì chị sẽ thấy tất cả bọn đàn ông ở chung quanh bu lại như bầy ong võ vẽ đánh hơi thấy một xe mật. Vì sao? Vì đàn ông thích máy móc, thích hí hoáy sữa chữa, làm mọi việc lặt vặt, vì tất cả đều tự cho mình là khéo, là tài... và nhất là được tỏ ra rằng mình hơn một người đàn bà thì họ khoái làm.
Họ sẽ bảo chị :
- Không phải vậy !...Cô không biết làm. Để tôi làm cho...
Dĩ nhiên, chị để họ làm. Chị nhìn họ làm cho chị và thán phục họ. Thế là thêm được một bọn đàn ông, và họ đã mang ơn chị cho họ có cơ hội trổ tài."
Nữ tác giả Mỹ có viết đáp :
"Muốn hớt cỏ trên bãi cỏ của tôi, tôi cặm cụi đẩy dọc theo bãi cỏ một cái máy hớt chạy điện. TÔi còn hì hục như vậy thì không có một gã nào đó ló mặt ra cả. Nhưng nếu tôi muốn bọn đàn ông hàng xóm chú ý tới tôi, thì cực dễ. Tôi tắt máy, làm bộ lo lắng tìm hiểu xem nó hư chỗ nào. Tức thì ở nhà bên phải một gã mang chiếc kìm ra trong khi ở nhà bên trái một gã khác ôm cả một hộp đồ nghề ra. Thế là các chú thợ máy của chúng ta mắc bẫy rồi nhé.
Lái xe trên đường cũng vậy. Chị cho ngừng xe lại, dỡ cái mui xe lên, rúc đầu vào mò các bu gi , vẻ hoang mang. Một đám ong vò vẽ khác ham được khen cũng ngừng xe lại để xin được giúp đỡ mà trổ tài. Chị nên nhớ, nếu xẹp bánh, phải thay hoặc bơm thì họ không thích đâu. Công việc đó tầm thường quá, mệt nhọc mà không vẻ vang gì cả. Hạnh phúc của đàn ông, chúa tể thế giới, là tỏ ra cho đàn bà thấy quyền năng rất mạnh của mình. Có biết bao người đàn ông đáng được chọn làm chồng, sống lẻ loi và bất giác chỉ mong kiếm được một người đàn bà như chị, ngây thơ, dốt nát và biết thán phục họ ! Con đường đưa tới trái tim của đàn ông cứ cách quãng lại có một cái máy ".
Tôi nghĩ rằng những thuật đó quả có ích, nếu áp dụng với người Mỹ. Áp dụng với người Pháp thì có công hiệu như vậy không? Có lẽ không, nhưng đàn ông Pháp chúng tôi cũng có nhược điểm. Chúng tôi thích khoe tài ăn nói của mình. Nhờ một nhà lý tài, một chính khách, một nhà bác học giảng cho một kỹ thuật nào đó, cũng là một cách mơn trớn lòng tự cao tự đại của giống đực để mà quyến rũ. Nhờ dạy trượt tuyết, nhờ dạy bơi là cách tuyệt hảo để bẫy các thể thao gia.
Hồi xưa Goethe bảo không gì thích thú bằng học khi mà nàng thích học và chàng thích dạy. Ngày nay lời đó cũng còn đúng. Biết bao mối tình đã phát sinh trên một bài dịch La tinh, một bài toán vật lí, mớ tóc của nữ sinh viên kề má chàng thanh niên! Nhờ giảng cho một triết lí khó hiểu, mơ mộng nghe mà đưa ra nét mặt bản diện quyến rũ nhất, rồi tỏ rằng mình đã hiểu, chà, sức mạnh đó ghê gớm lắm sao ! Ở Pháp, con đương tới trái tim đi ngang qua trí óc. Tôi sẽ tìm được con đường đưa tới trái tim của cô chăng ?
Vạn an.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Xin mời xem tiếp chương 9 tại đây

Thư gởi người đàn bà không quen biết - Chương 7

Thư gởi người đàn bà không quen biết
Chương 7: Nói chuyện với một thiếu nữ
Andre' Maurois
Copy từ http://4phuong.net/ebook/14596967/44972597/chuong-7-noi-chuyen-voi-mot-thieu-nu.html.
Cô ta bảo :
- Chinh phục một người đàn ông... Nhưng đàn bà làm sao chinh phục được. Đàn bà thụ dộng mà. Đợi lời tán tụng... hay chửi rủa mà. Quyền phát khởi đâu thuộc về họ.
Tôi đáp :
- Đó là cô xét bề ngoài, chứ không phải sự thực. Bernard Shaw đã viết từ lâu rằng đàn bà đợi lời tán tụng của đàn ông cũng như con nhện đợi con ruồi.
Cô ta bảo :
- Con nhện chăng lưới, còn một thiếu nữ tội nghiệp có làm cái gì đâu ? Đàn ông ưa họ hay không ưa họ. Nếu không ưa họ thì họ có tội nghiệp gắng sức cũng không làm cho đàn ông đổi ý được. Hình như còn ngược lại nữa ; không có gì làm bực mình một chàng thanh niên bằng sự đeo đuổi của một thiếu nữ mà chàng không yêu. Một người đàn bà mà tán tỉnh đàn ông, tự hiến thân cho đàn ông chỉ làm cho họ khinh chứ không yêu.
Tôi đáp :
- Đúng như cô nói, nếu người đàn bà vụng về quá để cho người ta thấy rằng chính mình đã gợi ý trước, nhưng tất cả nghệ thuật là mình gợi ra trước mà không có vẻ như vậy. "Nàng chạy trốn vào bụi ,liễu và rất mong rằng được người ta trông thấy..." Rút lui để nhử địch, chiến lược giả đò có từ thời xưa đó, rất công hiệu, giúp được nhiều cho các trinh nữ cũng như các quân nhân.
- Vâng lối giả đò đó cổ điển, nhưng nếu địch không muốn đuổi tôi thì là tôi uổng công trốn và phải ngồi một mình dưới đám liễu.
- Về điểm đó nữa, chính cô phải gợi cho đàn ông ý muốn đuổi theo cô. Có cả một chiến thuật mà cô biết rõ hơn tôi. Ban cho chàng ta một chút, làm bộ chú ý tới chàng, rồi thình lình "bỏ rơi", cấm ngặt cái mà hôm trước chàng có cảm tưởng rằng đã chiếm được. Cái lối Tô-cách-lan , cho một vòi nước nóng rồi tiếp theo vòi nước lạnh đó, ngặt thật đấy nhưng làm cho ái tình và dục vọng dễ nảy nở.
Cô ta bảo :
- Cụ nói thì dễ lắm, nhưng chiến thuật của cụ cần có hai điều kiện này :1) người đàn bà áp dụng nó phải bình tâm tĩnh trí (một người đàn ông mà giọng nói đã làm cho mình hổn hển thì làm sao mình có thể áp dụng lối tắm Tô-cách-lan đó vào họ được?) và 2) người đàn ông đó phải bắt đầu chú ý tới mình đã. Nếu không, có liệng cuộn chỉ ra, con mèo con cũng không chịu vờn.
Tôi đáp :
_-Tôi không tin rằng một thiếu nữ trẻ và đẹp mà lại không thể bắt -ược một người đàn ông phải chú ý tới mình, dù chỉ là dùng thuật nói với người đó về người đó. Hầu hết bọn đàn ông là những kỹ thuật gia tự cao tự đại. Cứ nghe họ kể về kỹ thuật của họ và về họ, cô cũng đủ được họ khen là thông minh và ngỏ ý muốn được gặp lại cô.
- Vậy, chán ngấy cũng phải ráng chịu ư ?
- Dĩ nhiên. Đây là một định lí không cần chứng minh. Dù là đàn ông hay đàn bà, trong ái tình hay trong chính trị, muốn thành công nhất thời trên cõi trần này, thì phải ráng chịu được chán.
Cô ta bảo :
- Nếu vậy thì tôi xin vái cái sự thành công.
Tôi bảo :
_Tôi cũng nghĩ như cô, mà chúng ta sẽ thành công mới quái chứ.
Thưa cô bạn rất thân (1) , hôm qua tôi nói chuyện với một thiếu nữ như vậy. Làm sao được ? Cô không có đó, và phải sống chứ.
Vạn an.
(1) Nguyên văn là tiếng Y Pha Nho : querida, có nghĩa như quí nương hoặc ái khanh.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Xin mời xem tiếp chương 8 tại đây

Thư gởi người đàn bà không quen biết - Chương 6

Thư gởi người đàn bà không quen biết
Chương 6: Theo mốt
Andre' Maurois
Copy từ http://4phuong.net/ebook/14596967/44970092/chuong-6-theo-mot.html .
Rạp Hài kịch Pháp (1) , hên cho tôi thật. Tôi đã gặp lại cô ở đây. Cô ở trong đám mỹ nhân như một bồn hoa trang hoàng cho ban công thứ nhất : cô bận một chiếc áo dài màu xanh lá cây và trắng hợp với cô lắm. Tôi nhận thấy cô theo sát mốt. Cô đừng nghĩ rằng tôi trách cô đấy. Trái lại, Tôn sư của tôi, cụ Alain, vừa là một đại triết gia vừa là một thi sĩ, đã khen mốt, bảo :"Qui tắc đầu tiên của y phục là làm cho người bận được vững lòng".
Đàn ông còn hơn đàn bà nữa, cần cảm thấy mình hoà hợp với những người ở chung quanh. Tôi cho bận áo thường hay lễ phục thì cũng vậy, nhưng trong một bữa ăn tối, mọi người bận áo thường mà tôi bận lễ phục thì tôi thấy ngường ngượng. Tôi nén được cảm giác đó liền nhưng giá theo lệ chung thì tôi thấy thoải mái hơn. Nhược điểm ư ? Phải, nhưng nhược điểm đó chung của con người. Có ai mời cô dự tiệc, cô hỏi :"Áo dài hay áo thường?" (2) . Và cô có lí, phải có luật lệ.
Phải có luật lệ không phải để giết sự độc đáo mà để cho sự độc đáo có thể xuất hiện được. Có theo qui tắc thì mới thực sự độc đáo được. Racine và Valery trong các luật của thơ Pháp mà vẫn là Racine và Valery. Balzac bảo :"Thiên tài có cái này đẹp là giống mọi người mà lại khác mọi người ". Còn Alain thì bảo :"Sự độc đáo ở mọi thể thức chỉ là một cách làm như mọi người mà không ai bắt chước được". Và tôi cho câu đó định nghĩa đúng vẻ thanh lịch của đàn ông hay đàn bà.
Phải, tới đó, cô cũng như mọi người, và tôi cảm thấy rằng chiếc áo dài có nhiều vạt lớn xanh và trắng của cô vẫn theo đường nét của mốt, nhưng trong sự thanh lịch của cô có cái gì bạo dạn mà chỉ riêng cô có. Thế là cô đã giải quyết được hai điểm khó khăn trong vấn đề nghiêm trọng là y phục. Một người đàn bà trẻ và đẹp muốn được người khác chú ý tới mình, vì bản năng như vậy mà cũng vì muốn làm đẹp lòng người khác, dù chỉ là đẹp lòng một người đàn ông duy nhất thôi. Nhưng đồng thời vì lễ phép trong xã hội buộc người đó phải giống những người đàn bà khác, như vạy phải. (Cô thử nghĩ một người đàn ông tới một cuộc họp mà bận một chiếc áo dài Hi Lạp thì cả đám sẽ nhốn nháo ra sao ; cô thử tưởng tượng vợ một sứ thần tới một cuộc hội họp Pháp mà bận chiếc váy của phụ nữ Tahiti). Tôi có cảm tưởng rằng cô biết trọng mốt, đồng thời bắt mốt phải trọng cô.
Thi sĩ, trong một câu thơ cổ điển, được hoàn toàn tự do dùng các hình dung từ theo ý mình, dùng bút pháp riêng của mình ; người đàn bà khéo phục sức cũng vậy, trên một chủ đề nào đó của mốt, có thể tự ý biến hoá đến vô cùng. Chỉ một trang sức màu sắc rực rỡ, một chiếc mùi soa duyên dáng cài ở dây lưng hoặc buộc ở cổ một cách sơ sài tài tình, một món tế nhuyễn độc nhất, hoặc cố ý bỏ hết các tế nhuyễn, những cái đó là những chữ tượng trưng đủ cho cô tạo nên những bài thơ về cô, đẹp cũng như thi phẩm của các thi sĩ.
Biến hoá trong sự nhất trí, đó là một trong các bí quyết của mọi nghệ thuật. Vâng, có lẽ cô cho câu đó là giọng mô phạm, nhưng xin cô suy nghĩ cho kĩ. Các nhà soạn nhạc chỉ tạo các biến điệu trên một chủ đề, chứ có khác gì đâu ?Bản Boléro của Ravel hoặc bản "van" nọ của Chopin là cái gì? Rồi các thi sĩ nữa. Lamartine viết bài "Cái hồ" (Le lac), Hugo viết bài "Nỗi buồn của Olympio" (Tristesse d Olympio) , Musset viết bài "Hồi kí" (Souvenir) đều là dùng chủ đề được ưa chuộng nhất thời đó (3) . Cô dùng chủ đề mà thị hiếu nhất thời lúc này ra cho cô, để làm thành một bài thơ sống : cô giống mọi người đàn bà mà chẳng một người đàn bà nào giống cô cả. Phải như vậy mới được.
Vạn an !
(1) Tên chính thức của Hỉ viện Pháp.
(2) Áo thường đây cũng là áo dài nhưng ngắn hơn một chút.
(3) Ba bài thơ đó đều tả cảnh cũ, nơi đã dạo gót với người yêu, và đều than tiếc cái vui đã qua.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Xin mời xem tiếp chương 7 tại đây

Thư gởi người đàn bà không quen biết - Chương 5

Thư gởi người đàn bà không quen biết
Chương 5: Một bà biết quá nhiều
Andre' Maurois
Copy từ http://4phuong.net/ebook/14596967/44967587/chuong-5-mot-ba-biet-nhieu-qua.html .
- Ủa, bác sĩ ngồi cạnh tôi ư ?
- Thưa bà vâng, tôi là một trong hai người ngồi cạnh bà.
- May quá, bác sĩ : đã lâu lắm tôi không được yên ổn nói chuyện với bác sĩ.
- Thưa bà, tôi cũng lấy làm sung sướng lắm.
- Tôi có cả ngàn điều muốn nhờ bác sĩ chỉ bảo cho....Bác sĩ không lấy làm phiền chứ ?
- Nói cho thực, thưa bà...
- Trước hết, tôi mất ngủ...bác sĩ còn nhớ chứng mất ngủ của tôi chứ ? Ủa cái gì vậy nè ? Bác sĩ ăn canh đấy ư ?
- Tại sao lại không, thưa bà ?
- Bác sĩ điên rồi sao ? Đầu bữa mà uống đầy bụng nước như -ậy, còn gì hại cho sức khoẻ bằng...
- Trời ơi ! Thưa bà...
- Tôi xin bác sĩ bỏ món đó đi và chúng ta cùng nhau xét thực đơn xem nào... Món cá hồi, được đấy... Có cả chất đản bạch tinh (protéine)...Gà mái tơ : được. Thử coi nào : ăn bơ, chúng mình có sinh tố A ; trái cây, có sinh tố C...thiếu sinh tố B...Phiền thật. Phải không bác sĩ ?
- Tôi có chủ trương của tôi.
- Này, bác sĩ, một người hoạt động như tôi cần bao ca-lo (calorie), mỗi ngày ?
- Tôi không biết rõ thưa bà,...cái đó không quan trọng gì cả.
- Bác sĩ bảo sao ? Không quan trọng gì cả !... Có khác gì bác sĩ bảo than không quan trọng cho đầu máy xe lửa, xăng không quan trọng cho xe hơi !... Tôi , hoạt động như một người đàn ông, thì phải có ba ngàn ca-lo, nếu không thì gầy mòn đi.
- Bà đếm số ca-lo sao ?
- Sao lại không !... Bác sĩ nói đùa sao đấy ?...Đi đâu tôi cũng mạng theo một bảng nhỏ... (Bà ta mở xắc ra) . Đây này, bác sĩ... Giăm bông : mối kí 1.750 ca-lo. Gà giò : 1.500....sữa: 700.
- Tuyệt, thưa bà. Nhưng bà biết cánh gà này nặng bao nhiêu không ?
- Thưa bác sĩ, ở nhà, tôi bảo cân mỗi miếng thịt. Ở đây, nhà lạ, thì đoán phỏng... (Bà ta kêu lên) ...A , bác sĩ !
- Thưa bà, chi vậy ?
- Tôi xin bác sĩ, ngừng lại đi !...Cái đó làm cho tôi đau nhói như nghe một lưỡi dao rít lên, nghe một âm lạc điệu, như...
- Nhưng thưa bà, tôi có làm gì đâu ?
- Bác sĩ này ! Bác sĩ đã trộn chất đàn bạch tinh với chất Hydrocarbure...thôi ngưng lại đi, bác sĩ !...
- Thưa bà, người ta dọn cho tôi thức ăn nào thì tôi ăn thức đó, có quái gì đâu..
- Một lương y như ông mà nói vậy !... Nhưng bác sĩ thừa iết rằng bữa ăn thường ngày của người Pháp trung lưu : thịt bò áp chảo với trái táo là món ăn độc hại nhất mà loài người có thể chế ra được mà !
- Vậy mà người Pháp trung lưu vẫn sống đấy...
- Bác sĩ theo tà thuyết rồi... Tôi không nói chuyện với bác sĩ nữa...
(Hạ giọng) Còn ông ngồi cạnh mình nữa là ai đây ? Có nghe tên ông ta mà không biết là ai .
- Thưa bà, ông ấy là giám đốc ở bộ Tài chánh.
- Vậy ư ? Thế thì thú lắm (Bà ta hăng hái quay qua bên phải). Thế còn ngân sách của chúng ta, thưa ông ? Ông đã làm cho nó thăng bằng chưa ?
- A, thưa bà, xin bà tha cho... Tôi mới nói về ngân sách liên tiếp tám giờ đồng hồ... Tôi mong được nghỉ ngơi trong bữa tối nay.
- Nghỉ ngơi !....Chúng tôi sẽ cho ông nghỉ ngơi khi ông lập lại sự thịnh vượng cho công việc làm ăn của chúng tôi... Dễ ợt mà !
- Dễ ợt, thưa bà ?
- Dễ như trò con nít... Ông có một ngân sách bốn ngàn tỉ?
- Thưa bà, gần đúng vậy.
- Được lắm... Ông rút mọi chi tiêu đi hai chục phần trăm...
(Y sĩ và nhà tài chính quay lại phía sau lưng bà biết nhiều quá mà đưa mắt với nhau, vẻ đồng tình và thất vọng).
Cô bạn rất thân, cô không biết gì cả, cô khôn đấy. Cho nên cô đoán được hết.
Vạn an.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Xin mời xem tiếp chương 6 tại đây.

Thư gởi người đàn bà không quen biết - Chương 4

Chương 4: Có lúc cần phải õng ẹo
Andre' Maurois
Copy từ http://4phuong.net/ebook/14596967/44965082/chuong-4-co-luc-can-phai-ong-eo.html .
Một nhân vật trong kịch Anh thợ cạo tỉnh Séville bảo :"Ông khinh sự vu oan là ông không hiểu gì về nó". Tôi thường muốn bảo một người đàn bà quá ngây thơ, thực thà về ái tình :"Thưa bà, bà khinh sự õng ẹo là bà không hiểu gì về nó". Sự õng ẹo vẫn còn là một khí giới có sức mạnh lạ lùng và đáng sợ. Nó là cái trò hiến dâng rồi lại từ chối, làm bộ cho rồi lại lấy lại, mà Marivaux đã khéo nhận xét. Hậu quả của cái trò đó thật không ngờ.
Ngẫm cho cùng thì trò đó cũng tự nhiên. Nếu không có sự õng ẹo đầu tiên nó làm nãy chút hi vọng đầu tiên thì ái tình không nổi dậy ở trong lòng đa số đàn ông :"Yêu là xao động về cái ý "có thể được", và cái "có thể được" đó thành một nhu cầu, một thèm khát không chịu nổi, một ám ảnh". Khi ta ngờ rằng tuyệt nhiên không thể làm cho người đàn ông (hay người đàn bà) nào đó yêu mình được thì ta không nghĩ tới cái đó nữa. Cũng như cô không hề đau khổ vì không được làm nữ hoàng Anh. Người đàn ông nào cũng thấy Grela Garbo và Michèle Morgan là đẹp lạ, người nào cũng ngưỡng mộ họ, nhưng không bao giờ nghĩ rằng mình đau khổ vì họ. Đối với cả đám người ngưỡng mộ họ, họ chỉ là những hình ảnh trên màn bạc, chứ không phải là những người có thể chiếm được trái tim.
Nhưng từ cái lúc một khoé mắt, một nụ cười, một lời nói, một cử chỉ có cái vẻ như hứa hẹn thì bất giác trí óc ta tưởng tượng tiếp thêm vào. Người đàn bà đã cho ta một lí do dù rất nhỏ để hi vọng ư ? Thế là ta bắt đầu ngờ ngợ ; ta tự hỏi :"Nàng để ý tới mình thực ư? Nàng yêu mình ư? Không tin được. Nhưng, những gợi tình đó..." Tóm lại, như Stendhal đã nói, chúng ta "kết tinh" vào người đàn bà đó, nghĩa là dùng hình ảnh họ mà tô điểm những mơ mộng của ta như các tinh thể của muối trong mó muối Salzburg làm cho vật gì đặt lên nó cũng sáng ngời lên.
Lần lần ý muốn thành một ám ảnh, không lúc nào rời ta. Một người đàn bà õng ẹo muốn kéo dài sự ám ảnh đó, làm cho một người đàn ông "say mê điên cuồng" thì chỉ cần dùng cái thuật cũ như nhân loại : trốn sau khi làm cho đàn ông hiểu rằng mình thích được đuổi theo ; từ chối nhưng lại hé mở cửa hi vọng :" Ngày mai có lẽ tôi sẽ thuộc về anh". Dùng cái thuật đó thì bọn đàn ông tội nghiệp sẽ đuổi theo cho đến sơn cùng hải tận.
Trò đó đáng trách nếu cô ả dùng nó để làm mê loạn một đám đàn ông đeo đuổi mình, như vậy thề nào cô ta cũng hoá ra bạc tinh và làm cho đàn ông thất vọng, trừ phi cô ta khôn khéo vô cùng và biết cách từ chối mà không làm thương tổn lòng tự ái của đàn ông. Nhưng cô ả nào õng ẹo dễ thương nhất thì rốt cuộc cũng làm cho mọi người kiên nhẫn phải chán. Cô ta, sẽ như nàng Celimère trong hài kịch của Moliere, không bắt được con thỏ nào cả vì ham đuổi nhiều thỏ quá.
Trong những ràng buộc cực êm đềm đó, cô đã không :
Thấy ở tôi có đủ mọi thứ như tôi thấy ở cô.
Thì thôi, tôi xin từ cô ; và cái nhục lớn đó
Sẽ giải thoát cho tôi khỏi cái gông cùm hiểm ác của cô.
Trái lại, sự õng ẹo có thể vô tội mà còn cần thiết nữa để giữ một người mà mình yêu. Trong trường hợp này người đàn bà thực tình không muốn õng ẹo. "Phép màu lớn nhất của ái tình là chữa được cái tật õng ẹo". Một người đàn bà thật yêu ai thì thích hiến thân không chút dè dặt, ỡm ờ gì cả, hiến thân một cách quảng đại cao thượng. Nhưng có thể ràng người đó buộc phải làm cho người yêu hơi đau khổ một chút vì có những người đàn ông không thể sống mà không đau khổ, và có làm cho họ nghi ngờ thì mới giữ được họ.
Trong trường hợp đó một người đàn bà chung tình rất trong sạch phải làm bộ õng ẹo để giữ một trái tim cũng như một nữ y tá đôi khi phải thẳng tay để cứu một cơ thể. Mũi chích đau thật đấy nhưng co ích. Ghen tuông thì khổ đấy nhưng có vậy mới gắn bó. Nếu vạn nhất mà cô bạn không quen biết tự ra mặt thì tôi xin đừng có õng ẹo đấy nhé. Tôi sẽ cắn câu như mọi người đàn ông khác thôi.
Vạn an.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Xin mời xem tiếp chương 5 tại đây.

Thư gởi người đàn bà không quen biết - Chương 3

Chương 3: Tình cảm nay cũng như xưa
Andre' Maurois
Copy từ http://4phuong.net/ebook/14596967/44962577/chuong-3-tinh-cam-nay-cung-nhu-xua.html .
Tôi đã trở lại hí viện ; lần này, buồn thay, không có cô. Tôi tiếc cho tôi mà cũng cho cô nữa. Tôi muốn la :"Giỏi quá, Roussin, hài kịch như vậy là hay !". Đặc biệt có một xen làm cho khán giả thích thú. Một thanh niên làm cho cô thư kí của cha chàng mang bầu. Chàng ta chẳng có địa vị gì cả, mà cô nọ giỏi giang, kiếm tiền dễ dàng. Chàng xin cưới, cô ta từ chối. Thế là mâu thuẫn chàng rên rỉ :"Tội nghiệp thằng nhỏ của tôi, bị cô đó quyến rũ rồi bỏ rơi...Cô ta làm tổn hại danh dự của nó mà không chịu bồi thường !".
Một tình thế cổ điển đã đảo lộn. Là vì ngày nay nhiều khi sự tương quan kinh tế giữa đàn ông và đàn bà đã đảo lộn. Đàn bà kiếm ăn dễ hơn hồi xưa nhiều. Họ ít khi lệ thuộc ý muốn và tính tình bất thường của đàn ông. Thời Balzac (1) , người chồng là một giải pháp ; thời Roussin bây giờ, người chồng là một vấn đề. Ngay trong tác phẩm Immaculée (Tinh khiết) của Philippe Heriat, chúng ta đã thấy một thiếu nữ đòi khoa học cho mình phương tiện không chồng mà có con.
Khoa học vẫn chưa thể thoả mãn người mẹ cố chấp đó được, nhưng các nhà sinh vật học đã tiến vào những khu vực nguyên cứu kì cục và nguy hiểm. Có một cuốn sách, cuốn Thế giới tốt đẹp nhất của Aldous Huxley trong đó tác giả rán tả một trăm năm nữa sự sinh đẻ sẽ ra sao. Trong cái thế giới tốt đẹp nhất đó, không khi nào trẻ được cấu tạo theo phương pháp tự nhiên. Nhà giải phẫu lấy noản sào (trứng) ở cơ thể đàn bà ra, duy trì nó trong một chỗ thích hợp và nó tiếp tục sản xuất những trứng mà người ta làm cho thụ thai bằng một cách nhân tạo. Một noản sào (trứng) có thể sinh được 16.000 anh chị em, có những nhóm 96 trẻ sinh đôi y hệt nhau.
Ái tình ?Tình cảm? Lãng mạn ư? Cổ lỗ quá rồi. Các nhà chỉ huy cái Thế giới tốt đẹp nhất ấy rất khinh thị thứ cũ xì đó. Họ thương hại cho con người ở thế kỉ XX có cha mẹ, chồng và tình nhân. Bọn người tương lai đó bảo rằng con người thời trước đã điên khùng, tàn ác, khổ sở, đâu có gì lạ. Gia đình, đam mê, sự ganh đua, những cái đó gây ra xung đột, mặc cảm ; cứ bắt buộc phải cảm xúc cho mạnh, mà cảm xúc mạnh thì làm sao có thể an định được? Cộng đồng, Nhất trí, An định đó là châm ngôn gồm ba điểm của cái thế giới không tình yêu kia.
Nhưng đó chỉ là chuyện hoang đường và may thay, nhân loại không theo con đường đó. Nhân loại thay đổi rất ít mà ta không ngờ. Bề mặt có vẻ xáo động như biển đấy. Nhưng hễ xuống sâu một chút trong cái biển người cũng như trong cái biển nước thì người ta ngạc nhiên thấy rằng những tình cảm căn bản nay cũng như xưa.
Thanh niên của ta hát khúc nào ? Hát một khúc của Prevert và Kosma mà ý nghĩa như sau :"Hỡi cô em, hỡi cô em, nếu cô em tưởng tượng , cô em tưởng tượng rằng tuổi xuân của cô em bất tuyệt thì cô em lầm lẫn đấy..." Đề tài đó ở đâu ra? Ở một bài thơ cách nay đã bốn thể kỉ, của Ronsard :
Hưởng, hưởng tuổi xuân của cô đi,
Tuổi già sẽ làm cho sắc của cô tàn
Như đoá hoa này.
Người ta có thể dùng lại tất cả đề tài của nhóm Thất tình (2) , hoặc của Musset mà làm thành những bài ca trâng tráo và tình tứ cho chợ phiên Saint Germain des Prés. Cô nên chơi cái trò đó ; nó dễ, vui mà có lợi. Cô bạn không quen biết của tâm hồn tôi (3) , cô nên quyết định đi. Cô thư kí tự cao, tự đại trong kịch của Roussin rốt cuộc cưới anh chàng bị cô ta quyến rũ ; mà chính cô, cô vẫn còn giống hệt các người cùng lứa với cô ở thế kỉ XVI.
Vạn an.
(1) Thế kỉ XIX.
(2) Bảy thi sĩ nổi danh thời Phục hưng ở Pháp.
(3) Nguyên văn là tiếng Y Pha Nho : de mi aima..
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Xin mời xem tiếp chương 4 tại đây.

Thư gởi người đàn bà không quen biết – Chương 2

Chương 2: Giới hạn của tình âu yếm
Andre' Maurois
Copy từ http://4phuong.net/ebook/14596967/44957567/chuong-2-gioi-han-cua-tinh-au-yem.html , đăng ngày , mục .
VALERY có tài nói về ái tình, cũng như về mọi cái khác ; và ông thích dùng ngôn ngữ toán học để bàn về luyến ái, cho rằng sự tương phản giữa sự tinh xác của ngôn ngữ đó với sự mông lung của tình cảm gợi một sự lỗi nhịp rất kích thích ; ông có lí. Tôi rất thích một công thức của ông mà ông đặt tên là định lý VALERY :"Số lượng âu yếm có thể biểu lộ và cảm thấy trong một ngày là một số lượng có hạn".
Nói cách khác, không một người nào có thể âu yếm tha thiết suốt ngày , đừng nói chi là suốt tuần, suốt năm. Lâu quá thì cái gì cũng chán, ngay như được yêu riết rồi cũng chán. Bày tỏ chân lí đó là điều có ích, vì nhiều người trẻ và cả già nữa cơ hồ như không nhận thấy vậy. Có những người đàn bà say mê, phỉ nguyện trong những lúc cuồng nhiệt đầu tiên của ái tình ; thích được người yêu khen từ sáng đến tối rằng mình đẹp, lanh lợi, yêu ai, nói chuyện với ai thì người đó sướng tuyệt trần ; và họ cũng khen lại rằng người yêu của họ hùng dũng nhất, thông minh nhất, không có tình nhân nào, đồng bạn nào dễ thương hơn. Cái đó thú vô cùng. Nhưng phương tiện của ngôn ngữ không phải là vô cùng. Văn sĩ Anh Stevenson bảo :"Mới đầu câu chuyện của tình nhân với nhau dễ dàng lắm... Tôi là tôi, anh là anh, còn mọi người khác không đáng kể".
Có trăm cách nói :"Tôi là tôi, anh là anh". Nhưng không có được trăm ngàn cách. Mà ngày thì dài và nhiều.
Một giám khảo hỏi một nữ sinh viên Mỹ :
- Chế độ hôn nhân mà người đàn ông bằng lòng chỉ có một vợ thì gọi là gì ?
Nữ sinh viên đáp :
- Gọi là độc điệu.
Muốn cho cảnh một vợ một chồng khỏi thành độc điệu thì phải làm sao cho trong sự âu yếm và các lời thủ thỉ xem vào những câu chuyện khác . Đời vợ chồng phải có cái thoáng khí của gió biển : giao thiệp với xã hội, làm việc chung, tình bạn bè, coi hát. Nếu nhân ý kiến hợp nhau, cùng vui chung với nhau mà như ngẫu nhiên, vô tình thốt lên lời khen thì lời khen đó cảm động ; nếu lời khen thành một nghi thức thì chán chết.
Hồi trước Octave Mirbeau viết một truyện bằng đối thoại tả một cặp tình nhân mỗi tối gặp nhau trong một công viên dưới ánh trăng. Chàng, đa cảm, thì thầm giọng còn mơ hồ hơn cảnh đêm nữa :"Em coi này... đây là cái ghế dài, cái ghế dài đáng quí!" Nàng, bực tức, thở dài :"Lại cái ghế đó nữa !" Phải coi chừng đừng nhắc tới những cái ghế thành nơi hành hương đó. Những lời âu yếm mà một người lanh trí nghĩ ra đúng cái lúc thốt ra, thì thú vị lắm ; nhưng lời âu yếm mà đóng thành công thức thì rất bực mình.
Một người đàn bà hung hăng, hay chỉ trích, làm cho đàn ông mau chán ; một người đàn bà thán phục một cách ngây thơ , thấy cái gì cũng tốt, sẽ không giữ được lâu sức quyến rũ của mình. Mâu thuẫn ư ? Vâng, dĩ nhiên. Con người đầy mâu thuẫn mà. Nước lớn rồi ròng. Voltaire bảo :"Con người luôn luôn cứ phải từ trạng thái lo lắng bứt rứt qua trạng thái bải hoải, chán chường". Rất nhiều người bẩm sinh như vậy, quen được yêu rồi, không cho tình yêu mà họ quá tin chắc đó là đáng quí nữa.
Một người đàn bà đã ngờ ngợ rằng một người đàn ông có cảm tình với mình, thì "kết tinh" (1) vào người đó. Bỗng nàng hay rằng người đó ngưỡng mộ mình, mới đầu cảm động lắm ; nhưng nếu người đàn ông từ sáng đến tối cứ lặp lại hoài rằng nàng đẹp nhất đời, đáng quí nhất đời thì có thể nàng sẽ hoá chán. Gặp một người đàn ông khác không nhu thuận bằng, nàng sẽ tò mò, chú ý tới hơn. Tôi biết một thiếu nữ thường sẵn sàng hát trước mặt mọi người và mọi người hết lời khen, đưa cô ta lên mây xanh vì cô ta rất đẹp. Chỉ có mỗi một thanh niên làm thinh.
Rốt cuộc nàng phải hỏi :
- Còn anh ?... Anh không thích nghe tôi hát ư ?
Chàng đáp :
- Thích lắm chứ. Nếu giọng cô tốt, thì thật tuyệt.
Chính anh chàng đó sau thành chồng nàng.
Vạn an.
(1) Từ ngữ của Stendhal, nghĩa là dùng hình ảnh của người đó mà tô điểm những mơ mộng của mình. Coi bức thư số 1.
Nguồn: http://vnthuquan.org/
Xin mời xem tiếp chương 3 tại đây.