Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Cảnh giác khi trả tiền bằng thẻ ATM ở Co.opMart Phan Thiết

Cảnh giác khi trả tiền bằng thẻ ATM ở Co.opMart Phan Thiết
Copy từhttp://baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=702&news_id=61077#content, bài đăng ngày 30-10-2013, mục Bạn đọc cung cấp.
BTO- Sáng 29/10/2013, một khách đi mua hàng trên tầng hai của Siêu thị Co.opMart Phan Thiết, khi thanh toán, nhân viên báo số tiền phải trả là 148.400 đồng. Khách đưa thẻ ATM ra để thanh toán. Sau khi khách bấm mã thẻ vào máy ATM của quầy hàng xong, nhân viên báo với khách là máy này chưa thanh toán được, rồi cô ấy lại đưa chiếc máy khác ra, khách hàng lại phải bấm mã số thẻ của mình một lần nữa nhưng máy đó cũng không thanh toán được. Lần này, cô ấy phải gọi một người khác ra giải quyết, cô này lại sang một máy khác bấm lại mã số thẻ nhưng vẫn bấm không được. Lúc này, khách hàng kiểm tra lại số tiền đã thanh toán do Agribank báo qua điện thoại di động mới biết mình đã bị thanh toán cho siêu thị đến hai lần 148.400 đồng.
.
 
Tiền khách hàng đã phải trả qua máy, nhân viên bán hàng siêu thị thì bảo chưa thu được, cuối cùng nhân viên bán hàng đã “động viên” khách hàng có tiền mặt thì trả để lấy hàng về, mọi việc sẽ giải quyết sau. Nhưng, khách hàng không đồng ý và đành ra về tay không. Mua bán bằng thẻ hiện nay là một việc làm được nhà nước khuyến khích để khỏi phải tung lượng tiền mặt ra thị trường, nhưng các máy thu ATM của siêu thị lại bị “liệt” kiểu này, rất phiền lòng khách hàng. Qua chuyện này, lưu ý các khách hàng đi siêu thị cần xem kỹ số tiền mình phải thanh toán, kẻo vô tình bị mất oan.
Siêu thị Co.opMart Phan Thiết
TRƯƠNG BẠCH TUYẾT

Giới thiệu bộ tranh dân gian Oger

Giới thiệu bộ tranh dân gian Oger
Nguyễn Dư
Copy từ http://chimviet.free.fr/dangnet/anh01/nddg057bis.htm , đăng ngày , mục .
Nhiều người đã nghe nói, đã được biết bộ tranh Oger.
Bộ tranh được in trên giấy dó khổ lớn 65 x 42 cm, dày 700 trang và được xuất bản tại Hà Nội năm 1909. Đây là một bộ ký họa gồm hơn 4500 bức vẽ, trong đó có 2529 bức có người. Kích thước các tranh không đều, có vài tấm chiếm hết mặt giấy, nhiều tấm chỉ lớn không quá 4 cm. Số lượng ấn hành rất hạn chế : chỉ được 15 bộ. Mỗi bộ được đóng thành 7, 8 hay 10 quyển. Hiện nay chỉ mới thấy có 2 bộ tại Việt Nam và 1 bộ tại Pháp (bộ này thiếu 50 trang).
Trong nước đã có nhiều người quan tâm tới bộ tranh này. Thư Viện Trung Ương Hà Nội đã chụp vi phim năm 1979, Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh chụp vi ảnh năm 1975. Năm 1962 Viện Khảo Cổ Sài Gòn cũng đã chụp vi ảnh.
Vi phim và vi ảnh rất tiện lợi cho việc lưu trữ, bảo quản nhưng đồng thời cũng rất phiền toái cho việc tham khảo, khai thác tranh.
Tri Thức Bách Khoa (Viện Từ Điển Bách Khoa) đã giới thiệu một số tranh. Nhưng vì điều kiện vật chất quá thiếu thốn nên các bức vẽ chỉ được can lại với ít nhiều trung thực. Nguyễn Mạnh Hùng (Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20, Trẻ, 1989) cho đăng ký làm đề tài nghiên cứu bộ tranh, đề nghị ngành mỹ nghệ sơn mài khai thác một số tranh.
Tình cờ tôi được xem một bộ tranh Oger bằng âm bản cỡ 3,5 x 5,2 cm chụp trên phim 6 x 9 cm. Chỉ nhớ mang máng là hôm ấy thích quá, tôi bị những tấm âm bản thôi miên, lôi cuốn đến...nổi da gà !
Phản ứng đầu tiên của tôi là xin phép được phóng lớn mấy tấm tranh gà, tranh lợn quen thuộc, treo chơi trong nhà. Ảnh rửa ra rồi mới thấy chưa được hoàn toàn vừa ý. Một phần vì vật liệu, một phần vì kỹ thuật in nên có rất nhiều nét bị gẫy, nhiều chỗ mực bị mờ, bị mất. Phải tu sửa thêm. Dùng mực đen tô những nét bị hư hỏng, bị mờ, dùng màu trắng bôi xóa những vết lem của in ấn.
Sau gà, lợn, tôi tò mò khám phá thêm leo dừa, đánh vật, tổ tôm xóc đĩa... Phóng thêm vài tấm. Cố thêm vài tấm nữa...
Bụng bảo dạ xong mấy tấm này thì ngừng. Khổ một cái là ngừng thì lại thấy tiếc, thấy ngứa tay muốn cố làm thêm.
Thế rồi cứ hết thêm lại cố, cố xong lại thêm. Rốt cuộc thêm với cố đến...hết cả bộ tranh.
Không ngờ tôi đã lần mò trong buồng tối, giữa thanh thiên bạch nhật, hết sờ soạng cái máy phóng nhà nghề, lại đến hiện với hãm, rồi rửa cho sạch, phơi cho khô, rồi lại phải tô điểm, tẩy xóa, cứ như vậy trong suốt một thời gian dài hơn 10 năm. Sở dĩ lâu như vậy vì đây chỉ là thú vui nằm ngoài những lúc kiếm cơm (mặc dù giờ giấc nhà giáo công chức đôi lúc, đúng hơn là nhiều khi cũng lỏng lẻo). Mỗi tấm tranh được phóng lớn ra giấy ảnh (tấm nào nhiều chi tiết thì phóng ra 21 x 29, đơn giản thì 9 x 12 cm). Tu sửa xong tôi cẩn thận chụp lại tấm tranh hoàn chỉnh bằng phim đặc biệt để có một âm bản cỡ 24 x 36 mm.
Bên cạnh bộ âm bản tôi làm thêm một bộ tranh 9 x 12 cm, đóng thành tập (khổ A4, mỗi trang 4 tranh) để tiện tra cứu, ngắm nghía cho vui.
Một điều không ngờ khác là bộ tranh tôi khai thác bị thiếu, bị mất một số trang. Thế mới gay, làm thế nào để bổ sung đây ? Bây giờ tôi vẫn còn tự trách mình đã vụng về, thiếu khôn khéo ngoại giao, có thể còn nhiều yếu kém khác mà chính mình chưa biết, để đến nỗi vấp phải nhiều khó khăn như vậy. Cũng may là sau nhiều năm kiên trì đeo đuổi vừa đi xin, đi mượn (rất trơ trẽn, vô duyên, chả ai thèm...), vừa đi mua (tuy biết rằng mua bán văn hóa là không nên), sau cùng là nham nhở đi nhờ (thì ra giữa thời buổi kinh tế thị trường tình bạn tuy hiếm nhưng vẫn còn), rồi đâu cũng vào đấy. Cuối cùng tôi cũng có được những trang bị thiếu. Chỉ tiếc rằng đã mất cả chục năm chờ đợi. Thời gian chờ đợi dài ngang với thời gian làm việc (hữu ích ?).
Nhiều lúc chán nản, mệt mỏi, muốn bỏ rơi bộ tranh, nhưng rồi lại nghĩ người xưa đã có công, nay mình chỉ tiếp tay vớ vẩn, ăn thua gì ! Thế là lại tiếp tục lủi thủi...vác ngà voi !
Bao nhiêu bực dọc hôm nay xin gác qua một bên để báo tin vui, để khoe với bạn bè rằng tôi đã hoàn thành việc chuyển hơn 4000 tấm tranh lớn nhỏ khác nhau của bộ tranh Oger ra âm bản 24 x 36 mm và ra tranh dùng liền 9 x 12 cm (ta đã có món mì ăn liền, vậy tạm đặt tên tranh dùng liền cho món ăn tinh thần này). Bộ tranh mới này gọn gàng, sạch sẽ, rõ ràng và dễ tham khảo. Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là các tranh vẫn giữ được trọn vẹn nét vẽ của các nghệ sĩ dân gian.
Công việc tu sửa, thay đổi kích thước tranh của bộ tranh dân gian Oger, vừa được làm xong. Tuy lâu và tốn kém, nặng về kỹ thuật nhiếp ảnh, nhưng xét cho cùng thì cũng tương đối dễ. Giai đoạn tiếp theo có thể còn khó hơn và cần phải làm càng sớm càng tốt. Tôi nghĩ đến vài việc như :
- dịch tên tranh ra nhiều thứ tiếng và phổ biến rộng rãi bộ tranh tới nhiều người, trong và ngoài nước.
- sắp xếp tranh theo đề tài, có thứ tự.
- lập bảng mục lục để tìm kiếm cho dễ.
- khai thác kho chữ nôm bình dân của bộ tranh để tìm hiểu đời sống xã hội và một số phong tục xưa của ta.
Có người hỏi : làm để làm gì ? Xin tâm sự : Thích thì làm, ngoài ra thì...chả làm gì cả.
Vài ảnh về sinh hoạt,phong tục người Việt xưa
Ông tiến sĩ vinh quy.
Đi thi
Người xưa ra đường gặp nhau thì vái chào rất lễ nghĩa.
Đây là cặp nam nữ "hủ hóa" bị cạo trọc trói vào bè chuối thả trôi sông
Đẻ rơi ngoài đường
Vấn danh (Chạm ngõ)
Tang ma- Cải táng.
Xin xem thêm tranh tại đây: Dang net Que Guong (http://chimviet.free.fr/dangnet/beogiatx.htm)
Copy từ http://chimviet.free.fr/dangnet/

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Học Yoga: quan trọng chọn thầy

Học Yoga: quan trọng chọn thầy
Copy từ http://sgtt.vn/Tieu-dung/184495/Hoc-Yoga-quan-trong-chon-thay.html, đăng ngày 28/10/13, mục Tiêu dùng .
SGTT.VN - “Không có con số chính thức, nhưng hiện TP.HCM có tới hàng trăm trung tâm dạy yoga. Đặc biệt thời gian gần đây, tháng nào cũng có vài trung tâm mới mở ra. Người ta tìm đến với yoga ngày càng đông. Mục đích trước hết là giữ gìn vóc dáng và làm đẹp, sau đó là để tìm sự quân bình tinh thần và cả để cải thiện tình trạng bệnh tật”, bà Nguyễn Kim – quản lý kiêm huấn luyện viên Shri Yoga nhận xét.
Chọn loại hình nào?
Câu lạc bộ Yoga Secret hiện tại đã phát triển thành ba trung tâm. Một ở Hà Nội và hai ở TP.HCM, riêng ở TP.HCM số lượng học viên thường xuyên đã lên tới khoảng 600 người. “Những năm đầu hoạt động đa phần là học viên nữ nhưng nay học viên nam cũng tham gia nhiều, khoảng 30%. Độ tuổi tham gia nhiều nhất đối với nam là trên 40, đối với nữ thì từ 30 – 45”, theo Master Sridevi Tố Hải – huấn luyện viên Yoga Secret Club.
Ở trung tâm Shri Yoga thì người học đa số trên 40 tuổi, chiếm 60 – 70% số lượng đăng ký học.
Tuỳ theo nhu cầu và lứa tuổi mà các khách hàng có thể chọn cho mình những bài yoga phù hợp như Hatha yoga, yoga beauty, yoga bà bầu, yoga dance, yoga trẻ em, yoga cười, yoga đàn ông, Sridevi yoga, hot yoga, yoga dành cho người lớn tuổi, vinyasa... Theo đó, mỗi bài tập yoga được phân theo cấp độ từ cơ bản là lớp Body, lớp Mind và đến nâng cao là lớp Soul.
Các lớp yoga ở những câu lạc bộ quận huyện có học phí phần lớn khoảng 100.000 đồng đến 200.000 đồng/khoá/tháng. Các trung tâm khác có nơi như ở YMC Yoga học phí từ 599.000 – 720.000 đồng/tháng/3 buổi (tuỳ theo số buổi cố định hay không). Cao hơn như ở Shri Yoga hoặc Yoga Secret Club học phí dao động từ 1 triệu đồng đến gần 2 triệu đồng/tháng. Một số nơi kết hợp giữa học yoga và các loại hình khác như thể dục, gym, spa… thì giá còn cao hơn nữa.
Và, cũng có thể mời riêng huấn luyện viên về nhà hướng dẫn. Chi phí được tính theo giờ với mức từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng/giờ.
Đối với huấn luyện viên cũng có nhiều dạng. Bên cạnh các huấn luyện viên được cấp bằng trong nước, có khá nhiều huấn luyện viên có bằng từ các nước khác. Đồng thời một số nơi sử dụng huấn luyện viên ngoại mà đa số là huấn luyện viên Ấn Độ.
Những lưu ý cần thiết
“Yoga ai tập cũng được, không hạn chế độ tuổi, tình trạng bệnh tật, thể trạng… Thế nhưng, vấn đề là tập thế nào, tập với ai mới là quan trọng”. Hầu hết những huấn luyện viên yoga mà chúng tôi trao đổi đều cho lời khuyên như vậy.
Do gia tăng số lượng người đến với yoga, dẫn đến nhiều trung tâm thuê những huấn luyện viên có bằng cấp nhưng chưa có thâm niên kinh nghiệm và kiến thức chưa sâu nên có những trường hợp xảy ra sự cố đáng tiếc cho người tập.
Chị Dung, quận 9 kể: “Lúc trước tôi học yoga ở một trung tâm bình dân, sau vài tháng tập tôi thấy đau hơn, đi khám thì phát hiện mình bị “lệch” đĩa đệm L4 – L5. Từ đó, tôi sợ tập yoga luôn”.
“Đối với những trường hợp có bệnh lý về tim mạch, huyết áp, sai khớp hay những bệnh về cột sống như thoát vị đĩa đệm… cần tránh học những lớp đông học viên vì như vậy huấn luyện viên sẽ không có thời gian theo dõi để đưa ra bài tập phù hợp với bệnh lý thể trạng của người có bệnh. Cần chọn huấn luyện viên có kinh nghiệm để được tư vấn và có những phương pháp luyện tập riêng. Nhiều người sau một thời gian luyện tập đúng, tìm được huấn luyện viên phù hợp thì sức khoẻ cải thiện rất tốt, những bệnh về xương khớp cũng được đẩy lùi”, bà Hải cho biết.
Bên cạnh đó cũng có những chấn thương gây ra do người tập cố gắng quá sức. “Đối với những người mới học, trong quá trình tập những động tác khó, nếu cơ thể chưa thích nghi với động tác đó mà vẫn cố tập thì dễ bị chấn thương. Chẳng hạn với người bị thoát vị đĩa đệm “ngầm” (chỉ mới nhẹ), khi tập động tác xoay cột sống, nếu giáo viên không được biết trước mà để học viên cố xoay tư thế cho giống học viên khác thì bệnh sẽ nặng thêm”, bà Uyên Phương – huấn luyện viên trung tâm yoga YMC chia sẻ.
Hơn nữa, nhiều người tìm đến những trung tâm có chi phí dạy thấp, lớp học quá đông (trên 20 người), dù huấn luyện viên có kinh nghiệm cũng sẽ không thể theo dõi hết và sửa những động tác sai cho tất cả học viên được.
Vì yoga kết hợp cả thể xác và tinh thần nên cần xem như một môn thể dục và duy trì đều đặn để đảm bảo sức khoẻ, suy nghĩ tích cực hơn. Tùy theo thể trạng và độ mềm dẻo của cơ thể để chọn bài tập phù hợp. “Trong quá trình tập phải luôn lắng nghe cơ thể, phải tỉnh táo, dung hoà, không nóng vội và không tập quá sức chịu đựng. Nếu thấy đau thì ngưng tập. Tốt nhất, phải hiểu sức khoẻ của mình như thế nào, cũng nên kết hợp dinh dưỡng trong yoga. Ăn cân bằng giữa các chất đạm, sắt, tinh bột và chất xơ… Chỉ ăn trước khi tập từ 3 – 4 tiếng”, bà Kim lưu ý.
Ngọc Hoài

Chàng trai Tây và nàng sơn nữ Ba Na

Chuyện chàng trai Bỉ Jon Nathan và cô sơn nữ Ba Na tên Y Hem:
Chàng trai Tây và nàng sơn nữ Ba Na
Copy từ http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/Tu-trai-tim-den-trai-tim/517924/chang-trai-tay-va-nang-son-nu-ba-na.html , đăng ngày28/10/12; mục Nhịp sống Trẻ.
Chàng trai Bỉ Jon Nathan trong một lần đến Tây nguyên du lịch, gặp và yêu cô sơn nữ Ba Na tên Y Hem.
Jon va Y Hem cùng đứa con - Ảnh: T.T.N.
Làng Kon Tum Kơnâm (thuộc phường Thống Nhất, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) của người Ba Na nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa, thơ mộng. Những đoàn khách du lịch thập phương mỗi khi về Kon Tum đều đặt chân tới ngôi làng nhỏ này để khám phá đôi nét văn hóa rừng còn sót lại. Là người dân bản địa, nói bập bẹ vài câu tiếng Anh xã giao, năm 2008 Y Hem được phân công làm hướng dẫn viên du lịch cho các đoàn khách Tây.
Trong cuộc hành trình gần một tuần, Jon được hòa mình vào đời sống thực đầy thú vị của người Ba Na hoang dã. Jon đã mê cái văn hóa rừng của chính con người Y Hem. Sau khi về nước, Jon và Y Hem liên lạc thường xuyên với nhau qua thư điện tử. Để hiểu nhiều hơn về nhau, Y Hem đăng ký học một khóa tiếng Anh, còn Jon tự mày mò học tiếng Ba Na.
Năm 2010, Jon quyết định trở lại VN và tìm đến ngôi làng ven sông Đăk Bla để ngỏ lời yêu Y Hem. Được Y Hem gật đầu, Jon đã ngay lập tức báo tin vui cho gia đình. Thời gian về sau, cứ mỗi năm hai lần Jon xin nghỉ phép sang VN thăm người yêu. Đến tháng 6-2011, Jon đã làm thủ tục đưa người yêu sang Bỉ để ra mắt gia đình.
Tình yêu của chàng trai 28 tuổi quốc tịch Bỉ và cô gái 26 tuổi người dân tộc Ba Na (VN) đã vượt qua mọi rào cản. Đến nay, đôi tình nhân ấy đã có một bé gái được 7 tháng tuổi kháu khỉnh.
Chúng tôi tìm đến nhà Y Hem ở làng Kon Tum Kơnâm. Bên cạnh đám trẻ con nô đùa chạy nhảy giữa làng là một chàng Tây trẻ, điển trai đang ôm một đứa bé trong lòng. Nhìn đôi vợ chồng Y Hem và Jon quấn quýt bên cháu bé, chúng tôi cảm nhận được họ đang rất hạnh phúc. Mỗi lần Jon về thăm vợ con, bà con họ hàng gia đình Y Hem đều tập trung về đây chung vui với chàng rể Tây.
“Jon sống hòa đồng với mọi người trong gia đình em. Anh ấy cùng ăn, cùng nhậu theo cách của người Ba Na. Bọn em mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn vào ngày 13-6. Cuối năm nay sẽ tổ chức đám cưới. Bố mẹ anh ấy sẽ sang Kon Tum để dự đám cưới bọn em. Em muốn ở lại VN và anh ấy cũng vậy. Anh ấy muốn cho con của chúng em hiểu biết được nhiều tập tục, văn hóa của người Ba Na, khi nào cháu được 15 tuổi mới đưa sang Bỉ” - Y Hem khoe.
Còn Jon tâm sự: “Tôi đã đi đến nhiều nơi ở VN nhưng khi đến Kon Tum tôi thấy người Ba Na rất tốt bụng. Họ sống rất thật thà, giản dị và không biết nói dối. Và tôi yêu vợ tôi ở sự thật thà, giản dị đó”.
Trần Thảo Nhi

Đi tìm đứa bé trong "Cánh đồng hoang"

Đi tìm đứa bé trong "Cánh đồng hoang"
Copy từ http://laodong.com.vn/Phong-su/Di-tim-dua-be-trong-Canh-dong-hoang/86540.bld , đăng ngày 05/10/12, mục Phóng sự .
“Cánh đồng hoang” là phim truyện Việt Nam đầu tiên đoạt giải vàng Liên hoan phim Mátxcơva (1981), có vị trí đặc biệt trong lịch sử điện ảnh nước nhà. Làm nên thành công này, ngoài tài năng của đạo diễn và các diễn viên gạo cội, còn có sự đóng góp rất quan trọng của một “diễn viên” mới... 9 tháng tuổi.
Hình ảnh đứa bé vui đùa bất chấp hiểm nguy giữa vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) mênh mông; giữa bom đạn, máy bay của kẻ thù, đã khái quát sức mạnh tiềm ẩn và vô tận của nhân dân ta. Tôi đã thử đi tìm “đứa bé” ngày ấy.
Diễn viên Thúy An và bé Thuận lúc đóng phim (chụp lại ảnh tư liệu).
Trước khi lên đường, tôi chỉ có mỗi thông tin ít ỏi: Đứa bé ấy là con của một gia đình nghèo ở ĐTM. Phải làm sao đây? Chợt nhớ trong bộ phim có cảnh quân giải phóng ngồi họp trên xuồng, trong ấy có ông Đặng Trung Tâm - lúc ấy là Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An) - cũng tham gia đóng cho vui, tôi đã tìm đến người cán bộ về hưu ngoài 80 tuổi này. Và tôi đã tìm đúng địa chỉ.
Ông Tâm nói vanh vách: “Đứa bé ấy tên Nguyễn Văn Thuận, con ông Nguyễn Văn Việt, cháu gọi đạo diễn Hồng Sến là bác ruột, ở tại xã Vĩnh Bửu, huyện Tân Hưng, quê hương của Hồng Sến”. Nhắc tới đứa bé trong “Cánh đồng hoang”, ông Tâm như hào hứng hẳn lên, ông nói: “Theo tôi, đứa bé mới là “diễn viên chính” của bộ phim. Để làm tăng hoàn cảnh khó khăn và ý chí của vợ chồng Ba Đô, Hồng Sến đã khai thác những tình huống rất “đắt” với đứa bé như cảnh chạy trốn máy bay địch phải cho con vào bao nylon dìm xuống nước, cảnh đứa bé bị rơi xuống dòng nước lũ...”.
Cảnh trong phim là thật
Từ đầu xã, hỏi thăm “nhà đứa bé trong phim Cánh đồng hoang”, thật lạ, hầu như ai cũng biết. Sau đó tôi được biết, bộ phim sau khi hoàn thành đã được đem về đây chiếu cho dân xem (năm 1979) và trở thành sự kiện lớn trong vùng, từ đó “bé Thuận” nổi tiếng cho tới bây giờ. Đi thêm độ 5 cây số, qua thêm 1 con sông, đến ấp Vàm Gừa, một người dân chỉ tôi: “Đó, ngôi nhà mới là của cha con “bé Thuận”, còn ngôi nhà cũ bên cạnh là nhà ông Hồng Sến, khu nhà mồ đó là của ông bà, cha mẹ Hồng Sến”.
Nhà của “cha con bé Thuận” khá khang trang, còn màu sơn mới, được cất trên nền cao “vượt đỉnh lũ”. Bước vào sân, tôi gặp một phụ nữ đang phơi lúa, đó là bà Trương Thị Thu - mẹ của “bé Thuận”. Bà Thu cho biết “bé Thuận” đi gặt lúa ngoài đồng, còn ông Hai Việt - cha của Thuận - “đang nhậu bên hàng xóm”. Có 2 đứa trẻ quấn quýt bên chân - bà Thu cho biết đó là 2 đứa con của Thuận. Một người phụ nữ trẻ bưng nước lên mời tôi, bà Thu nói: “Vợ thằng Thuận đó”.
Bà Thu nhớ lại: “Lúc bác Hồng Sến về chọn diễn viên, Thuận mới 4 tháng tuổi, đến khi đoàn làm phim về quay thì được 9 tháng”. Sai đứa cháu đi kêu chồng về “có khách”, bà Thu kể tiếp: “Vì bác Hồng Sến là người nhà, biểu sao vợ chồng tui nghe vậy. Những lúc Thuận đóng cảnh té ngã xuống nước hay bỏ vào túi nylon dìm xuống nước, bác Sến đều khéo léo kêu tôi đi nơi khác. Đến khi coi phim, thấy “ghê” quá, tui đã bật khóc vì thương con”.
Ông Hai Việt về tới, ông niềm nở bắt tay tôi như thể người quen đã lâu. Ông kể: “Tui cũng có tham gia đóng phim đó, vai một du kích”. Ông Việt còn cho biết, từ thời chiến tranh ông đã có lần được bác Hồng Sến đưa đi Bến Tre để tham gia đóng phim “Đường về phía trước”. Nhắc về cảnh quay “bé Thuận” từ trên sàn rơi tõm xuống nước, ông Việt cho biết đó là cảnh quay thật hoàn toàn, chính ông phải lặn trước xuống nước để đón đứa con khi nó rơi xuống.
Có tiếng lao xao ngoài bờ sông, ông Việt cho biết Thuận chở lúa gặt ngoài ruộng về tới. “Đứa bé” 9 tháng tuổi ngày nào giờ đã là người đàn ông vạm vỡ tuổi 34, tay cầm sào điều khiển cho ghe lúa cặp bờ một cách gọn gàng. Thuận trở nên rụt rè khi ông Việt nói: “Có nhà báo tới kiếm mày”. Thuận chưa kịp chuyện trò gì với tôi thì 2 đứa con nhỏ đã chạy tới ôm lấy chân kêu “ba Xựng, ba Xựng về...”.
Ở ĐTM trời tối như nhanh hơn, chúng tôi chưa tròn câu chuyện thì tiếng bù tọt đã kêu vang ngoài đồng, trên trời mây vần vũ báo hiệu một cơn mưa đang đến. Tôi định kiếu từ ra về, ông Việt nói: “Từ đây về tới thị trấn Tân Hưng khoảng 30 cây số đường vắng, trời tối lại chuyển mưa, hơi nguy hiểm, hay là chú ngủ lại mai về...”.
Ông Việt “hú” anh em, bạn bè hàng xóm: “Có nhà báo tới chơi, ở lại đêm”. Trong nháy mắt, 5 – 6 người đàn ông đến nhà ông Việt, bắt tay vui vẻ với tôi. Cũng trong nháy mắt, các món mồi nhậu đặc sản vùng ĐTM được bưng lên. Chủ nhà không đãi rượu đế, mà là bia lon, kêu chở tới một lúc 2 – 3 thùng.
Thuận cũng được cha kêu ngồi nhậu với khách, “cậu bé” có tửu lượng khá, càng uống càng tỉnh. Đêm vùng ĐTM tĩnh lặng, ngoài bàn nhậu sôi động của chúng tôi, bốn bề vắng tanh. Khi đã ngà say, “bé Thuận” mới bắt đầu bộc bạch “chuyện đời” mình...
Đứa bé giờ là tỉ phú
Thuận cho biết, chính anh khi lớn lên xem lại những cảnh phim do mình đóng cũng xúc động và thích thú, anh thầm mơ một ngày nào đó được theo nghề của ông Tư Hồng Sến. Càng lớn Thuận càng đẹp trai, to lớn, có nụ cười giống hệt Hồng Sến. Và cậu bé đã dấn thân “đi theo ông Tư” khi vừa tròn 17 tuổi. Về Sài Gòn, Thuận ở chung nhà gia đình Hồng Sến để nhờ “ông Tư” giúp thi vào trường điện ảnh. Nhưng Thuận đã không có duyên với điện ảnh, vì ngay sau đó Hồng Sến đổ bệnh và qua đời năm 1995.
Hết chỗ nương tựa, Thuận đành trở về quê làm ruộng. Sau đó Thuận cưới vợ, sinh con, gắn bó với nghề nông, ước mơ làm diễn viên điện ảnh chỉ còn là kỷ niệm. Thuận tâm sự: “Nhưng có khi vậy mà may, nghe nói nghề diễn viên điện ảnh lông bông, nghèo khó, còn em bây giờ cuộc sống ổn định”. Khái niệm “ổn định” của Thuận sau đó được ông Việt diễn giải đầy đủ hơn: Thuận đang có trong tay 10ha ruộng trồng lúa 2 vụ, có 1 máy gặt đập liên hợp, 1 máy cày... Tính sơ sơ tài sản của “bé Thuận” đã lên tới 3 – 4 tỉ đồng.
Thuận cùng vợ con. Ảnh: Kỳ Quan
Ông Việt nhớ lại: “Sau giải phóng, vợ chồng tui rất nghèo, chỉ có hơn hécta ruộng, trồng lúa 1 vụ rất bấp bênh. Thằng Thuận nó nghỉ học ở Sài Gòn về làm cùng tui, từ từ tích lũy mua thêm ruộng, lúc đó làm ruộng khó khăn, người ta kêu bán rất nhiều. Sau khi nó cưới vợ, tui cho “ra riêng” với 5ha ruộng. Thời may nó là đứa chí thú, làm lụng tích lũy mua thêm ruộng, rồi máy gặt đập... Chớ nó mà đi theo nghề điện ảnh của ông Tư, hổng biết bây giờ ra sao”.
Rồi ông Việt và mấy người hàng xóm nhắc về sự tài hoa của Hồng Sến và cái nghèo của vợ chồng Hồng Sến – Thúy An, nghèo cho đến chết! Rượu vào lời ra, một người hỏi “bé Thuận”: “Trong phim có cảnh mày bú vú bà Thúy An, đố mày vú ai?”. Tất cả cười rần, họ đã biết câu trả lời, chỉ có tôi là lơ ngơ.
Ông Việt giải thích: “Nó bú mẹ nó, chứ bà Thúy An lúc đó mới ngoài 20 tuổi, chưa có con, lấy đâu ra sữa mà cho bú”. Ngày ấy bà Thu vì ăn uống kham khổ, không đủ sữa, bé Thuận phải “bú” thêm nước cơm, nên ốm nhom, mà bây giờ đã là “tỉ phú” ở ĐTM với ruộng đất “cò bay thẳng cánh”. Mọi người kể chuyện 34 năm trước mà cứ ngỡ mới vừa hôm qua.
Kỳ Quan-Báo Lao Động

Ảnh "Lăng bà Nguyễn Thị Định" trên Google

Ảnh "Lăng bà Nguyễn Thị Định" trên Google
Vào trang Google.com.vn- hình ảnh, search"Lăng bà Nguyễn thị Định" , xem dần dần thì đến trang http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=25294.420, gặp các ảnh sau:
 
-Size gốc:639-426.
Trong sân khu tưởng niệm -Size gốc:639-426.
Bên trái: Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang -Size gốc:639-426.
 
Lăng Nguyễn Thị Định tọa lạc tại Lương Hòa, huyện Giồng Trôm trên khuôn viên 1,5 mẫu, ngay trên tỉnh lộ từ tỉnh lỵ về huyện Giồng Trôm.
 
Khu mộ cụ đồ Chiểu
 
http://i1240.photobucket.com/albums/gg493/giadinhvosan/IMG_2148.jpg
Lăng Nguyễn Đình Chiểu- Tiền đình .Size gốc 639-426.
Mặt tiền lăng Nguyễn Đình Chiểu .Qua chợ Ba Tri, điểm dừng chân đầu tiên của du khách là khu lăng mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), cách thị trấn Ba Tri chừng 1km trên đường về An Đức.
 
Lăng Nguyễn Đình Chiểu-Bia trong tiền đình .Size gốc 639-426.
 
Tư liệu -Size gốc:639-426.
 
Phần mộ cụ đồ và gia đình -Size gốc:639-426.
 
 
Mộ cụ Phan Thanh Giản. -Size gốc:639-426
 
Mộ cụ Phan Thanh Giản- Du khách chụp ảnh-Tranh trước mộ: Cặp vịt lội trên ao sen -Size gốc:639-426
 
Mộ cụ Phan Thanh Giản- Tranh trước mộ: Cặp vịt lội trên ao sen -Size gốc:639-426
 
Trang 18, hoa râm bụt, hoadomuahe.
Nguồn ảnh: http://www.vnmilitaryhistory.net/

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Bới, lục tung 2 bờ sông Hồng tìm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền

Bới, lục tung 2 bờ sông Hồng tìm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền
Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/boi-luc-tung-2-bo-song-hong-tim-thi-the-nan-nhan-le-thi-thanh-huyen-201310271037677.htm , đăng ngày 27/10/13, mục Thời sự trong nước .
(NLĐO)- Gia đình nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền đã thuê thuyền đi 30 km dọc sông Hồng xuôi về hạ du, "bới và lục tung 2 bên bờ sông, vớt và kiểm tra từng bọc ni-lông" với mong mỏi tìm bằng được thi thể người thân bị bác sĩ độc ác ném xác phi tang.
Sáng nay (27-10-13), thân nhân của chị Huyền vẫn tiếp tục công việc tìm kiếm thi thể chị ở khu vực sông Hồng, ngay dưới chân cầu Thanh Trì. Những tia hy vọng vẫn được nhen nhóm với nhiều lời giúp đỡ, chỉ dẫn của nhiều người dân từ khắp nơi trong cả nước.
Ông Quang, cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy (chồng chị Huyền), cho biết gia đình vẫn chưa thể thôi tìm kiếm thi thể chị Huyền. "Dù chỉ còn một tia hy vọng hay một manh mối nhỏ nào, gia đình chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm" - ông Quang cho biết.
Thân nhân của chị Huyền vẫn nỗ lực tìm kiếm thi thể chị
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng nay 27-10, anh Nguyễn Hữu Huy cho biết hôm nay gia đình sẽ tiếp tục ở bờ sông để tìm kiếm xác vợ anh. "Tuy nhiên, việc có thuê thợ lặn để tìm kiếm hay không phụ thuộc vào những nguồn tin giúp đỡ khác nhau của mọi người, lúc đó gia đình mới xem xét có thuê thợ lặn để lặn tìm tại các vị trí cụ thể" - anh Huy nói.
Vào khoảng 15 giờ 15 chiều qua (26-10-13) tại khu vực trạm bơm ở bến đò Vạn Phúc, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội đã phát hiện một thi thể trôi sông đã phân hủy đến biến dạng. Nhiều người dân đã kéo đến hiện trường vì cho rằng đó là thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền.
Ngay sau khi nhận được thông tin, gia đình chị Huyền cũng đã có mặt để nhận dạng. Tuy nhiên, sau đó xác định đấy là thi thể của nam giới.
Trong chiều qua, anh Nguyễn Hữu Huy cũng đã lên thuyền để chỉ cho 1 thợ lặn tiến hành lặn để tìm kiếm xác vợ ở khu vực ngay dưới vị trí trụ cầu được cho là bác sĩ Tường đã vứt xác vợ anh xuống sông Hồng. Tuy nhiên, đến 16 giờ 30, cuộc tìm kiếm kết thúc mà không đem lại kết quả nào.
Ông Quang (ảnh) cho biết gia đình đang tiếp tục thuê thuyền xuôi về hạ lưu khoảng 30 km để sục tìm
Cũng trong chiều 26-10-13, ông Quang cùng với một số thân nhân khác đã thuê thuyền, đi dọc sông Hồng xuôi về phía dưới hạ lưu với chiều dài khoảng 30 km để tiếp tục tìm kiếm chị Huyền.
"Chúng tôi đã bới và lục tung 2 bên bờ sông Hồng, vớt và kiểm tra từng bọc ni-lông lớn, có khả năng có xác cháu Huyền trong đó" - ông Quang cho hay.
Chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở ngõ 36 phố Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, chủ cơ sở thẩm mỹ Cát Tường, ném xác phi tang vào tối ngày 19-10-13. Theo lời khai, bác sĩ Tường đã ném thi thể chị Huyền xuống sông Hồng từ cầu Thanh Trì.
Tuy nhiên, đến nay, đã sang ngày thứ 9, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm trên hàng trăm km lưu vực sông Hồng và lặn tìm quanh cầu Thanh Trì, thi thể chị vẫn chưa được tìm thấy.
Tin - ảnh: Văn Duẩn

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Ảnh "Ba tri" ở imageshack.us

Ảnh "Ba tri" ở imageshack.us
Vào trang imageshack.us, search "Ba tri" thì gặp các ảnh sau: chọn ra 19 ảnh
Trang 8 (nhimlongxanh's images), Như áo tứ thân.?kinhaobabamo?(Người Kinh,áo bà ba?)
Trang 8 (nhimlongxanh's images),không rõ lachiluu là gì?
Trang 8 (nhimlongxanh's images), không rõ hmongvy là gì?(Người H' Mông?)
Trang 8 (nhimlongxanh's images), như Áo bà ba, không rõ kinhnambova là gì?(Người Kinh Nam bộ?)
Trang 8 (nhimlongxanh's images), Quay tơ, không rõ kinhtuthaneu là gì?(Người Kinh, áo tứ thân?)
Trang 3, Ba chàng Mexico, ?threeamigosgh?(Three ami gosh?)
Trang 4, Xe ngựa du lịch.
Trang 1, Chỉ nhìn thôi, không tập trung nói chuyện được ! - tomcruisearolf
Trang 5, Tuyên truyền ở hồ Ba Bể, caobangbackanthangba.
Trang 6, Cát Bà kính chào, halong.
Trang 8, Phần mộ, ?thetombofvangainrupite?(The tomb of Van Gainrupitel?)
Trang 8, Một cuộc thi náu ăn.
Trang 8, Một cuộc thi nấu ăn.
Trang 8, Chim lạ.
Trang 17, Ba khía luộc. ?chuuluocdk?)Chuu: âm giống cua,luoc:luộc?)
Trang 10, Tượng Phật, ?mysontempledetail?(Chi tiết trong thánh địa Mỹ Sơn?)
Trang 18, Hoa râm bụt, hoadomuahe.
Trang 19, Trường học. Khẩu hiệu trên lầu 2: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Trang 25, Khung cảnh lảng mạn, filoveum.
Sưu tầm từ trang imageshack.

Vợ đã nói thì chớ có sai...

Vợ đã nói thì chớ có sai...
Copy từ http://nld.com.vn/tinh-yeu-hon-nhan/vo-da-noi-thi-cho-co-sai-2013102610385611.htm , đăng ngày 26/10/13, mục Tình yêu-Hôn nhân.
“Tao có con em gái coi cũng được lắm nhưng ngặt nỗi nó có bồ rồi, chớ nếu không tao gả cho mày”. Ông bạn già của tôi một bữa buộc miệng nói như vậy. Tôi biết ông bạn quý mình một phần vì cái sự “chơi được”, nhưng một phần có lẽ vì cái mã đẹp trai khiến chị em xếp hàng dài dằng dặc để đăng ký mà tôi chưa ưng cô nào. Năm đó tôi 27 tuổi.
Ba má tôi chẳng giàu có gì nhưng được cái tôi là con út nên được cả nhà xúm vô cưng chiều, cái gì tốt đẹp nhất cũng dành cho tôi từ chiếc xe, ngôi nhà, ruộng vườn ở quê... Có lẽ nhìn bề ngoài như vậy nên tôi trở thành đích ngắm của nhiều bạn bè từ hồi đi học phổ thông, đại học đến khi ra trường đi làm. Thế mà tôi chưa chọn được ai. Đơn giản vì tôi thích bay nhảy chớ không phải kén chọn.
Thế nhưng câu nói của anh bạn già cứ khiến tôi suy nghĩ. Cô em của anh bạn học ở Sài Gòn, còn tôi học Cần Thơ, chắc cô không thèm để mắt tới anh trai vườn như tôi. Hơn nữa cô đã có người yêu nên tôi chẳng có hi vọng gì.
Cho đến một ngày nọ, đâu khoảng tháng 3 âm lịch, ông bạn già rủ rê: “Cuối tuần này về nhà ông bà già tao chơi một bữa, gió chướng vầy thèm nhậu quá”. Nhà anh bạn thì tôi ăn dầm nằm dề chứ còn nhà ba má anh thì tôi chỉ mới tới lui mấy lần nhân dịp giỗ chạp. Thế là tôi xách gói đi ngay.
Mấy anh em về tới nhà khoảng 4 giờ chiều. Má anh kêu mấy đứa cháu bắt gà làm đồ nhậu. Tụi tôi thì ngồi uống trà, nói chuyện thời sự với ba anh. Câu chuyện đang rôm rả thì thằng cháu nhỏ reo lên: “A, cô út đi quần mương về rồi”. Mọi người quay nhìn theo hướng thằng cháu nhỏ đang nhìn.
Tôi không thể nào đủ từ ngữ để diễn tả giây phút đó: Xuất hiện trước mặt chúng tôi là một cô gái rất trẻ. Một tay cô xách bó rau ngổ, tay bên kia bưng cái thau bự bên trên có úp cái rổ xúc (một loại rổ đan bằng tre thật to để bắt cá ở quê). Có lẽ cái thau khá nặng nên người cô hơi nghiêng một bên. Thoạt nhìn, tôi bối rối đến vụng về, không biết phải làm gì. Trước mặt tôi là một cô thôn nữ chính hiệu: áo bà ba, quần đen xắn quá gối, tóc bới cao. Chỉ có một sự khác biệt so với các cô gái trong làng là đôi chân của cô rất trắng...
Trong khi mấy anh bạn chạy ra người đỡ bó rau, người giành lấy cái thau rồi mở ra xem những thứ trong đó, còn tôi thì đứng chôn chân một chỗ.
Chiều hôm đó, hình như tôi không rớ đũa tới món thịt gà xé phai trộn chuối cây, rau răm mà tôi mê nhất. Tôi cũng không thấy món lươn nướng trộn rau hún lủi thơm lừng, ngọt nhức răng ngon lành như mọi ngày. Tôi chỉ ăn một món: Tép kho lỏng bỏng vắt chanh, dầm ớt hiểm chấm rau ngổ. Những con tép bạc mềm mụp chỉ cần rửa sạch đổ vô nồi nước dừa đang sôi rồi nêm nếm và múc ra tô. Trời ơi, không biết món tép kho dân dã, lạ miệng hay vì đó là những thứ “sản vật” do cô sinh viên từ Sài Gòn về làm ra mà tôi ngây ngất.
Từ hôm đó, tôi mới biết cô út không chỉ học giỏi mà còn giỏi giang chuyện vườn tược, nhà cửa. Vậy là tôi quên hết mọi ánh hào quang xung quanh, hạ mình xuống thành một gã si tình tội nghiệp, tháng tháng lại đón xe đò lên thành phố thăm cô út. Lý do tôi đưa ra là nhân tiện đi công tác, ghé thăm em gái dùm ông bạn già. Nhờ thường xuyên tới lui mà tôi phát hiện cô út vẫn chưa có người yêu chứ không phải như lời ông anh đoán mò.
Tôi đi mòn đường như thế được 4 năm thì cô út thành vợ tôi. Cưới xong, chúng tôi được ra riêng ngay vì ba má tôi chỉ chờ có vậy. Tôi nghĩ, với người vợ giỏi giang, chịu khó, khiêm nhường như vậy thì chắc chắn mình sẽ thành ông tiên, suốt ngày được vợ chăm nom, hầu hạ.
Thế nhưng tôi đã lầm. Chẳng hiểu sau khi về nhà ba má tôi, mọi chuyện trong ngoài Út Mai, tên bà xã tôi, đều giành làm hết, làm gọn hơ từ cơm nước, giặt giũ, nhà cửa, thậm chí còn ra ruộng cắt lúa. Vậy mà khi chỉ có hai vợ chồng, em phân chia rất rành rọt: Em nấu cơm thì anh lau nhà, em phơi đồ thì anh lấy vô xếp lại, em đi chợ thì anh lặt rau, em rửa chén thì anh lau bàn, em tưới hoa thì anh nhổ cỏ, điện nước trong nhà hỏng hóc thì anh phải sửa, em lau cửa sổ thì anh quét mạng nhện...
Sau này khi có con, em lại phân công: em cho con bú thì anh giặt đồ, em tắm con thì anh lấy quần áo, em cho con ăn thì anh dọn cơm; em đưa con đi học thì anh đón, họp phụ huynh nếu giáo viên chủ nhiệm là nam thì em đi, nữ thì anh đi...
Khỏi phải nói, thời gian đầu tôi oán hận em đến thế nào. “Anh không ngờ một người phụ nữ khi ở chung với cha mẹ thì giỏi giang như vậy mà khi lấy chồng lại sinh tác tệ”- tôi giận dỗi. Em cười hì hì: “Ai biểu cưới em chi?”. Nói rồi em đi làm cho tôi ly sinh tố trái cây mà tôi thích nhất. Thế là hạ hỏa.
Có lần bạn nhậu rủ rê nhưng tới giờ đón con, tôi gọi điện nhờ em đón dùm thì em từ chối: “Không, anh cứ đón con về nhà rồi đi nhậu sau”. Tôi hậm hực: “Em đúng là...”. Vợ tôi cười khúc khích: “Đúng là vợ yêu... Thôi, làm nhiệm vụ đi, tối về em thưởng”.
Tối về thì xỉn cà ná rồi, có biết trời trăng mây nước gì nữa đâu mà đem chuyện đó ra dụ khị? Thế nhưng tôi phải công nhận chính tiếng cười của vợ tôi đã làm cho cuộc sống vợ chồng không bao giờ căng thẳng dù có lúc chúng tôi cũng gặp khó khăn trong công việc... Các con tôi lớn lên trong sự nghiêm khắc của cha và tiếng cười bao dung của mẹ; đứa nào cũng ngoan ngoãn và “biết điều” như cách nói của vợ tôi.
Mới đó mà 25 năm rồi. Không phải tự dưng mà tôi nhớ chuyện cũ. Hôm trước gặp lại mấy anh bạn học. Người nào cũng mới trên dưới năm mươi như tôi nhưng anh thì bệnh gout, anh thì cao huyết áp bị tai biến, anh thì béo phì như ông địa, anh thì bị xơ gan, anh lại đủ thứ bệnh trong người... Mà những người đó đều có vợ đẹp, vợ giàu, nhà cao cửa rộng, mọi chuyện trong nhà đều có vợ con và người giúp việc làm; chẳng ai phải động tay, động chân vào việc gì ngoài ngôi vị ông chủ gia đình.
Tôi nhìn họ rồi ngó lại mình. So với hồi mới cưới vợ, tôi cũng có tăng cân nhưng trong giới hạn cho phép nên trông càng ... đẹp già. Nhưng đáng nói là tôi vẫn còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn; đối nội, đối ngoại đều ngon lành.
Tôi nói với bà xã điều này thì nàng lại cười hi hi: “Vợ đã nói thì chớ có sai chỗ nào. Không phải em lười, cũng không phải em muốn đùn đẩy. Ép anh làm chẳng qua là để có vận động, người khỏe mạnh chứ không phải là muốn đì anh đâu. Nhiều khi nhìn anh lau nhà, xếp quần áo, em cũng thương lắm nhưng nếu để anh ăn rồi nằm xem tivi và ngủ thì thương anh như vậy bằng mười hại anh. Hơn nữa, khi anh cùng làm với em, tự dưng thấy tình yêu dành cho anh dâng lên dào dạt trong lòng...”.
Nàng nói rồi tinh nghịch nheo mắt với tôi. Trời ạ, nhìn mặt nàng lúc này, tôi lại thấy giống in như hồi xưa khi lần đầu thấy nàng xắn quần quá gối, áo bà ba, tóc bới cao vừa đi xúc tép về. Không kềm được tôi kéo nàng vào lòng. Cám ơn ông bạn già giờ là anh vợ đã mai mối, cám ơn ba má vợ đã sinh ra cho tôi người con gái tuyệt vời, cám ơn vợ đã “dạy” tôi biết thế nào là sự vun đắp hạnh phúc gia đình...
Và bây giờ, sau một phần tư thế kỷ chung sống, tôi có thể tự hào là mình đã hiểu rõ cách làm tăng giá trị của bản thân trong mắt bạn đời...
Minh Trung