Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng

dvnien copy từ https://nld.com.vn/... , trang web này đăng ngày 30-11-2021 - 15:20|Trong nước

(NLĐO) – Mưa lớn kết hợp với các thủy điện ở thượng nguồn xả lũ, nhiều khu vực ven sông Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam bị ngập nặng

3 ngày qua, tại tỉnh Quảng Nam có mưa lớn trên diện rộng, nhất là các địa phương miền núi như Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My. 

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, từ 1 giờ ngày 29 đến 1 giờ ngày 30-11, các địa phương trong tỉnh có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, phổ biến từ 40 – 80 mm, có nơi cao hơn như: trạm đo mưa Khâm Đức (huyện Phước Sơn) 116 mm, trạm đo mưa Xuân Bình (huyện Núi Thành) 141 mm.

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 1.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 2.

Ảnh 2: Một chiếc ô tô gặp tai nạn lúc di chuyển trong nước lũ

Dự báo từ ngày 30-11 đến ngày 2-12, các địa phương trong tỉnh Quảng Nam tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Mưa lớn, lượng nước đổ về các hồ thủy điện lớn buộc các thủy điện phải xả lũ điều tiết xuống hạ du. Theo thống kê, lượng nước đổ về hồ thủy điện Đăk Mi 4 (huyện Phước Sơn) vào thời điểm cao nhất trong 2 ngày qua ở mức hơn 1.800 m3/giây, thủy điện này xả lũ thời điểm cao nhất hơn 1.491 m3/giây; thời điểm cao nhất, lượng nước về hồ thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) ở mức hơn 2.907 m3/giây, thủy điện này xả lũ thời điểm cao nhất lên đến 2.466 m3/giây.

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 3.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 4.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 5.

Ảnh 5: Hàng trăm hộ dân ở thôn Vĩnh Nam - xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên bị cô lập do nước lũ

Số liệu cập nhật cho thấy 2 thủy điện trên đã xả lũ điều tiết liên tục từ ngày 27-11 đến nay. Tới thời điểm này, lượng mưa ở các địa phương miền núi Quảng Nam đã giảm dần nên lượng xả lũ của các thủy điện cũng có xu hướng giảm dần. Thời điểm 12 giờ chiều 30-11, lượng nước về hồ Đăk Mi 4 ở mức hơn 778 m3/giây, thủy điện này xả lũ hơn 615 m3/giây; lượng nước về hồ Sông Tranh 2 ở mức 1.414 m3/giây, thủy điện này xả lũ với lưu lượng hơn 1.216 m3/giây.

Thủy điện xả lũ khiến nhiều khu vực ven sông Thu Bồn như tại huyện Nông Sơn, Duy Xuyên, TP Hội An bị ngập nặng kể từ chiều tối 29-11.

Tại thônVĩnh Nam (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên), từ tối 29-11, nước lũ bắt đầu tràn vào khu dân cư và lên nhanh, gây cô lập gần 130 hộ dân. Sáng 30-11, hàng trăm người dân đã phải sử dụng ghe thuyền vượt lũ để đi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 6.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 7.

Ảnh 7: Người dân phải dùng ghe đi tiêm vắc-xin

Người dân cho hay đây là lần thứ 10 trong năm nay họ phải chạy lũ. Anh Trần Văn Hưng (46 tuổi, thôn Vĩnh Nam) cho biết tối 29-11, nước lũ lên rất nhanh, tràn vào nhà nên anh phải nhờ hàng xóm phụ giúp kê các vật dụng trong nhà lên vị trí cao hơn tránh hư hỏng.

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 8.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 9.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 10.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 11.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 12.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 13.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 14.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 15.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 16.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 17.

Ảnh 17: Nhiều tuyến đường tại phố cổ Hội An bị ngập nặng

Ông Nguyễn Sáu, Chủ tịch UBND xã Duy Vinh, cho biết trong sáng 30-11, nước lũ trên sông Thu Bồn ở mức báo động 2. Xã đã chuẩn bị phương án di dời các hộ dân thấp trũng đến nơi an toàn nếu mưa lớn còn tiếp diễn.

Nước lớn tràn về cũng đã khiến một chiếc ô tô 7 chỗ bị gặp tai nạn khi cố di chuyển trên tuyến đường dẫn cầu Duy Phước - Cẩm Kim (đoạn thuộc địa phận xã Cẩm Kim, TP Hội An), may mắn không có người thương vong.

Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 18.
Mưa lớn, thủy điện xả lũ, nhiều nơi ở Quảng Nam ngập nặng - Ảnh 19.

Ảnh 19: Người dân chèo thuyền giữa phố cổ

Mưa lớn cộng với việc thủy điện Sông Tranh 2 xã lũ cũng đã khiến nhiều tuyến đường trong Khu phố cổ Hội An (TP Hội An) bị ngập nặng.

Nguyên Linh

 

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Thực hư thông tin "vắc-xin ngừa cúm và phế cầu chống Covid-19"

 

Thực hư thông tin "vắc-xin ngừa cúm và phế cầu chống Covid-19"

dvnien copy từ https://nld.com.vn/..., trang web này đăng ngày 29-11-2021 - 12:45|Hỏi nóng - đáp nhanh

(NLĐO)- Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, việc tiêm thêm vắc-xin cúm và phế cầu có thể giúp ngăn ngừa bội nhiễm khi đang mắc Covid-19 chứ không thể thay thế cho vắc-xin ngừa Covid-19.

Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), xung quanh thông tin cho rằng chích vắc-xin ngừa cúm và phế cầu có thể giúp ngăn ngừa Covid-19 rộ lên gần đây.

Current Time1:00
/
Duration2:01
Auto

Video Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải thích về tác động của vắc-xin cúm và phế cầu trên bệnh nhân Covid-19

Phóng viên: Bác sĩ có thể giải thích thêm về vắc-xin ngừa cúm và phế cầu cũng như thực hư xung quanh tác dụng của 2 loại vắc-xin này lên bệnh nhân Covid-19?

Vắc-xin ngừa cúm và vắc-xin ngừa phế cầu là những vắc-xin rất kinh điển mà người ta đã sử dụng cho người lớn tuổi, trẻ em, người có bệnh nền... từ lâu rồi. Những vắc-xin này không thể thay thế cho vắc-xin Covid-19 được, nhưng nếu tiêm ngừa những vắc-xin đó, đặc biệt là người lớn tuổi, nếu không may mắc Covid-19 thì khả năng bội nhiễm phế cầu và khả năng bội nhiễm cúm sẽ giảm xuống rất nhiều. Do đó các vắc-xin này chỉ có vai trò là chống bội nhiễm phế cầu và cúm khi mắc bệnh Covid-19 thôi, chứ không thể ngừa được bệnh Covid-19.

Vậy có nghĩa là một bệnh nhân đang mắc Covid-19 vẫn có khả năng mắc thêm phế cầu hoặc cúm và làm tình trạng nặng thêm?

Đúng. Nếu không may mắc Covid-19, rơi vào giai đoạn miễn dịch đang kém, thì bệnh nhân có thể bị phế cầu và virus cúm tấn công. Hiện tượng này không riêng gì ở bệnh Covid-19 mà gặp ở rất nhiều bệnh lý nhiễm trùng hô hấp khác.

Đợt này người dân đi tiêm ngừa cúm và phế cầu nhiều như vậy là do quá sợ hãi Covid-19. Tuy nhiên, nếu đi tiêm thì cần sắp xếp thời gian, không nên ùn ùn đi vì như vậy lại dễ lây Covid-19. Còn việc tiêm ngừa cúm và phế cầu là việc nên làm từ lâu rồi.

Như vậy, cho dù không có dịch Covid-19, mọi người vẫn nên tiêm ngừa cúm và phế cầu? Riêng đối với phế cầu, ông có thể giải thích rõ hơn về vi khuẩn này và nguy cơ từ nó?

Đúng rồi, đây là những vắc-xin nên chích,  đặc biệt là ở người lớn tuổi, người có bệnh nền. Phế cầu là một vi khuẩn thường trú trong vùng hầu họng của con người. Nó có rất nhiều týp khác nhau và là một trong những nguyên nhân có thể gây ra viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Và đặc biệt là nó rất kháng thuốc (kháng kháng sinh). Trẻ nhỏ hoặc người lớn có bệnh nền sau khi bị cúm hay bị bệnh đường hô hấp khác rất có khả năng bị thêm vi khuẩn phế cầu này tấn công.

Anh Thư - Nguyên Lâm

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Ngày 28/11: Có 12.936 ca COVID-19, Bình Phước, Bến Tre và Hải Phòng tăng số mắc

 

Ngày 28/11: Có 12.936 ca COVID-19, Bình Phước, Bến Tre và Hải Phòng tăng số mắc

dvnien copy từ https://suckhoedoisong.vn/..., trang web này đăng ngày 28-11-2021 6:04 PM trong mục Y Tế. | Y tế

SKĐS - Bản tin dịch COVID-19 ngày 28/11 của Bộ Y tế cho biết có 12.936 ca mắc COVID-19 tại 57 tỉnh, thành phố; TP HCM vẫn nhiều nhất; các tỉnh Bình Phước, Bến Tre và Hải Phòng tăng số mắc; Trong ngày có 1.712 ca khỏi; 190 ca tử vong.

 Thông tin các ca mắc COVID-19 mới tại Việt Nam

Tính từ 16h ngày 27/11 đến 16h ngày 28/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.936 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 12.928 ca ghi nhận trong nước (giảm 120 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 7.100 ca trong cộng đồng).

 - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.454), Cần Thơ (966), Bình Dương (705), Tây Ninh (692), Bình Thuận (598), Đồng Tháp (592), Bình Phước (591), Đồng Nai (553), Vĩnh Long (545), Bà Rịa - Vũng Tàu (531), Bến Tre (522), Bạc Liêu (512), Sóc Trăng (491), Kiên Giang (439), Cà Mau (387), Hậu Giang (294), Hà Nội (277), Khánh Hòa (258), An Giang (215), Bình Định (193), Bắc Ninh (185), Tiền Giang (155), Thừa Thiên Huế (136), Lâm Đồng (133), Hải Phòng (128), Long An (101), Gia Lai (88), Hà Giang (85), Đắk Lắk (75), Đắk Nông (72), Thanh Hóa (71), Nghệ An (70), Đà Nẵng (66), Hà Tĩnh (65), Quảng Nam (64), Vĩnh Phúc (58), Thái Nguyên (58), Ninh Thuận (57), Hòa Bình (49), Hải Dương (41), Phú Thọ (40), Nam Định (40), Thái Bình (34), Quảng Ngãi (31), Quảng Ninh (28), Tuyên Quang (27), Hưng Yên (27), Quảng Trị (26), Phú Yên (23), Quảng Bình (21), Yên Bái (17), Hà Nam (16), Bắc Giang (11), Điện Biên (7), Lào Cai (5), Bắc Kạn (2), Sơn La (1).  

  - Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Trà Vinh (-328), TP. Hồ Chí Minh (-319), Bà Rịa Vũng Tàu (-166).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (+452), Bến Tre (+257), Hải Phòng (+106).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.102 ca/ngày.

Ngày 28/11: Có 12.936 ca COVID-19, Bình Phước, Bến Tre và Hải Phòng tăng số mắc - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 28/11/21

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.210.340 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.282 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.205.128 ca, trong đó có 955.819 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (467.407), Bình Dương (280.908), Đồng Nai (86.184), Long An (38.039), Tiền Giang (27.182).

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 261.463.575 ca nhiễm, trong đó 236.189.998 khỏi bệnh; 5.215.052 tử vong và 20.058.525 đang điều trị (83.269 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 104.861 ca, tử vong tăng 2.408 ca.

- Châu Âu tăng 83.354 ca; Bắc Mỹ tăng 2.956 ca; Nam Mỹ tăng 31 ca; châu Á tăng 16.328 ca; châu Phi tăng 784 ca; châu Đại Dương tăng 1.408 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 6.715 ca, trong đó: Thái Lan tăng 5.854 ca, Philippines tăng 838 ca, Campuchia tăng 23 ca.

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.712 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 958.636 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.096 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.483 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.846 ca

- Thở máy không xâm lấn: 174 ca

- Thở máy xâm lấn: 584 ca

- ECMO: 9 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 27/11 đến 17h30 ngày 28/11 ghi nhận 190 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (72) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (5), An Giang (2), Tiền Giang (1), Khánh Hòa (1), Tây Ninh (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (18), Bình Dương (13), Kiên Giang (10), An Giang (9), Long An (9), Cần Thơ (9), Bình Thuận (8 ), Đồng Tháp (6), Bạc Liêu (6), Tây Ninh (5), Tiền Giang (5), Cà Mau (4), Bến Tre (3), Vĩnh Long (3), Trà Vinh (3), Sóc Trăng (3), Nghệ An (2), Bình Định (1), Đắk Lắk (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 160 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.882 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 34/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 10/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 162.929 xét nghiệm cho 328.876 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.843.009 mẫu cho 67.855.824 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 27/11 có 1.074.001 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 118.768.386 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 69.747.303 liều, tiêm mũi 2 là 49.021.083 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Đề án "Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19" lần thứ 8 trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, góp ý của Ban cán sự đảng Chính phủ, các Bộ ngành, thành viên Chính phủ, Văn phòng TW Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

- Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.

Chiều 28/11: Đã tiêm gần 119 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bến Tre thêm 431 F0Chiều 28/11: Đã tiêm gần 119 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Bến Tre thêm 431 F0

SKĐS - Đến 14h ngày 28/11, cả nước đã tiêm gần 119 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Có 52 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine cho trên 80% dân số từ 18 tuổi trở lên; Bến Tre thêm 431 F0; TP HCM quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong chăm sóc và quản lý F0 trên địa bàn.

Thái Bình