Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Khai thác titan ở Bình Định: Để lại hậu quả kinh hoàng

Khai thác titan ở Bình Định: Để lại hậu quả kinh hoàng
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20140402/khai-thac-titan-o-binh-dinh-de-lai-hau-qua-kinh-hoang/601002.html , đăng ngày 02/04/14, mục Chính trị - Xã hội.
TT - Với trữ lượng 2,5 triệu tấn titan, Bình Định là một trong bốn tỉnh có trữ lượng titan cao nhất nước.
Rừng dương 50 năm tuổi tại xã Mỹ Thành đã bị triệt hạ và đứng trước nguy cơ sa mạc hóa, phía xa là Nhà máy xỉ titan Bình Định - Ảnh: Trường Đăng
Nhiều năm qua, titan đã làm Bình Định trở nên vô cùng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, nhưng cũng chính titan đã biến Bình Định trở thành “điểm nóng” của cả nước bởi nạn khai thác ồ ạt, môi trường bị tàn phá, nguồn nước ngầm cạn kiệt, bệnh tật do ô nhiễm gieo rắc chết chóc khắp các làng quê ven biển.
Nhà máy xỉ titan Bình Định tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ thải khói cuồn cuộn gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: Trường Đăng
Môi trường kiệt quệ
Hầu hết mỏ titan ở Bình Định tập trung ở các xã ven biển của hai huyện Phù Mỹ, Phù Cát và một phần trong Khu kinh tế Nhơn Hội. Sau hơn năm năm các doanh nghiệp lao vào khai thác titan, hàng trăm hecta rừng dương phòng hộ ven biển 50-60 năm tuổi đã bị triệt hạ hoàn toàn. Bà con địa phương phản ứng trong bất lực, tuyệt vọng.
“Họ có ở đây đâu mà xót, cán bộ huyện thì ở trên phố, chủ doanh nghiệp thì từ xa tới. Chính quyền xã, thôn muốn bênh vực dân cũng đành chịu. Người ta được Nhà nước cấp phép khai thác titan mà. Có giấy phép trong tay rồi họ khoanh vùng, một tuần thôi hàng chục hecta rừng dương biến mất, bà con chúng tôi biết kêu ai” - ông Phạm Văn Dũng (65 tuổi, thôn Hòa Hội Nam, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định, nhà gần khu khai thác titan) than thở.
Chỉ tính riêng tại các xã ven biển của hai huyện Phù Cát, Phù Mỹ từng có đến hơn 30 doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác titan, sản lượng đăng ký lên tới 650 tấn quặng titan/năm. Riêng xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) từng có mười doanh nghiệp khai thác titan cùng lúc. Sau năm năm, từ một xã ven biển thanh bình trù phú, dân quê vừa đánh cá vừa làm nông, giờ đây cảnh xưa biến mất, Mỹ Thành trở nên xơ xác, tiêu điều. Bà con địa phương cho biết ba năm qua đã có hơn chục người chết, thủ phạm chủ yếu là bệnh phổi, thêm sáu trường hợp chết và bị thương nặng giờ nằm một chỗ do rơi xuống hố sâu của các mỏ khai thác titan sau khi làm xong bỏ đi, không hoàn thổ, trồng rừng như những cam kết ban đầu với tỉnh, huyện.
"Rừng dương bị tàn phá, bão cát và khói bụi công nghiệp từ các mỏ khai thác titan xung quanh và khói đen ngùn ngụt từ nhà máy chế biến xỉ titan gần đây đã làm bà con địa phương mắc bệnh phổi, bệnh phế quản rất nhiều. Xóm trên, bà Trương Thị Thông bị bệnh phổi chết cách đây hai năm. Hồi trước bả mập và là thợ cấy khỏe nhất làng. Ông Nguyễn Văn Đức từ một lực điền, hết mùa lúa là đi ghe đánh cá cũng chết rồi, bệnh viện trả lời vì bệnh phổi nặng. Ông Nguyễn Thành Long cũng vậy. Gần đây là bà Lê Thị Quy cũng chết do bệnh phổi. Cả xóm tui chết vì bệnh phổi nhiều lắm"
Bà ĐẶNG THỊ MAI (xã Mỹ Thành)
Bà Đinh Thị Lý (60 tuổi, thôn Hòa Hội Nam, xã Mỹ Thành) bị bệnh phổi hơn ba năm qua. Sau khi bán hết tất cả những gì có trong nhà, lo chạy chữa cho mẹ xong, con trai bà Lý đưa mẹ ly hương. Tiếc mảnh vườn xưa của tổ tiên ông bà để lại và sợ mất mồ mả đang ngày đêm hứng bão cát, ông Phạm Văn Dũng - chồng bà Lý - một mình bám trụ nơi chôn nhau cắt rốn vì “tui muốn được chôn nắm xương tàn ở đây”. Hai năm nay, thương ông một mình tối lửa tắt đèn, đứa cháu nội là Phạm Thanh Bình (14 tuổi, học lớp 8) về ở với ông giúp cơm nước, chăn hai con bò và để lỡ có việc gì đêm hôm còn chạy đi kêu.
Em Phạm Thanh Bình trong khu vườn trồng khoai mì nhưng cây không sống nổi vì đất bị sa mạc hóa và nguồn nước ngầm bị khai thác cạn kiệt - Ảnh: Trường Đăng
Đói nghèo, thất học
Không chỉ bệnh tật, ô nhiễm, tình trạng nghèo đói đã xuất hiện triền miên trên những làng quê ven biển vốn trù phú, no ấm trước khi “cơn bão titan” xuất hiện. Nhà ông Nguyễn Văn Mạo ở xã Mỹ Thành có bốn con. “Tui cố gả con gái đầu lấy chồng xa, vì sợ cháu lấy quanh quẩn đâu đây thì đời nó cũng khổ rồi chết yểu vì bệnh tật. Ba đứa con trai còn lại vì nghèo lần lượt phải cho nghỉ học. Thằng Nguyễn Văn Vũ là đứa út, học giỏi nhưng cũng chỉ ráng tới lớp 10. Cơm ngày hai bữa chạy bạc mặt, lấy đâu tiền lo quần áo, sách vở cho con, xót lắm mà đành chịu. Mình dân đen, mất đất, mất rừng nhưng kêu hoài không thấu” - nói đến đấy ông Mạo rưng rưng...
Cùng cảnh ngộ nhà ông Mạo, bà Nguyễn Thị Phượng (thôn Hòa Hội Nam, xã Mỹ Thành) lần lượt cho ba đứa con đang học lớp 10, lớp 8, lớp 4 nghỉ học. Hai đứa con chị Nguyễn Thị Nga đang học lớp 9, lớp 7 cũng nghỉ. Bệnh tật, chết chóc, nghèo đói và nạn thất học đang là một hiện trạng đầy lo ngại khắp các làng quê ven biển huyện Phù Mỹ, Bình Định trong những năm qua.
Những mỏ titan chen chúc nhau khai thác ròng rã suốt năm năm qua ở các xã Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ Thắng, Mỹ An đã làm cạn kiệt nguồn nước. Sau tết đã có hàng trăm giếng nước bị khô đáy. Bà con đào sâu thêm thì gặp nước phèn vàng đục. Nước uống cho người, cho gia súc phải chắt chiu từng gàu, từng xô. “Ngàn đời nay chưa từng vậy bao giờ, tranh thủ cả đêm chờ nước mạch, kéo năm, bảy gàu nước đổ vô thùng lọc cát mới đủ nước nấu ăn trong ngày và để dành cho bò uống, người còn vậy thì đất đai biết trồng tỉa gì nữa” - ông Phạm Văn Dũng (xã Mỹ Thành) vừa múc nước trong bể nấu pha trà mời khách vừa kể.
Xã Mỹ Thành vốn nổi tiếng là đất trồng hành, trồng khoai mì. Chỉ cần bảy, tám sào đất ở đây, sau một mùa hành bà con kiếm được 50-60 triệu đồng, sau đó là mùa mì, mùa bắp. Bây giờ thiếu ăn và đói kém đe dọa triền miên. “Tháng 11, tháng chạp hằng năm ở đây nhiều nhà không còn gạo ăn qua ngày. Cả xóm nghèo, cả xã nghèo biết vay mượn ai, đành quấy quá rau cháo qua bữa” - ông Dũng nói.
Hàng trăm hecta đất các xã ven biển Phù Mỹ giờ đang đứng trước nguy cơ sa mạc hóa. Thủ phạm là những bè hút cát, hút nước của các mỏ titan cách đó chừng vài trăm mét đã hoạt động hết công suất suốt năm, sáu năm qua. Rồi đường sá nông thôn bị cày xới suốt ngày đêm bởi những đoàn xe vận chuyển quặng titan. Bụi tung mù mịt khắp mọi nẻo đường nông thôn, tai nạn giao thông rình rập. “Bây giờ do không còn lãi như xưa vì Trung Quốc mua giá thấp và trốn thuế cũng khó hơn nên họ khai thác cầm chừng, một số doanh nghiệp đã ngừng khai thác, chứ ngày trước cả đêm xe tải nặng chạy rầm rập, không ai dám ra đường làng” - ông Mạo nói.
Những làng quê ven biển các huyện Phù Mỹ, Phù Cát từ dạo ấy cho đến giờ chưa từng bình yên và những hệ lụy đầy bi đát vẫn chưa kết thúc.
Không gia hạn thời gian khai thác titan
Chiều 01-04-14, trao đổi về thực trạng các địa phương ven biển các huyện Phù Mỹ, Phù Cát đang hứng chịu nhiều khó khăn của thời kỳ “hậu titan”, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng khẳng định: “UBND tỉnh vẫn kiên quyết quan điểm không gia hạn thời gian cho bất cứ doanh nghiệp nào tiếp tục khai thác titan. Dân đã kêu ca nhiều lắm, nhiều bà con lặn lội vào tận UBND tỉnh đưa đơn cầu cứu. Tỉnh đã chỉ đạo phải khẩn trương hoàn thổ và trồng rừng. Phải phục hồi toàn bộ rừng phòng hộ ven biển để khôi phục môi trường, có vậy mới an dân” - ông Dũng nói.
Còn giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Bình Định Trần Thái Nga cho biết: “Tôi cũng là dân huyện Phù Mỹ, sao tôi không xót cho bà con nông dân trên chính quê hương mình. Trong chức năng, quyền hạn của sở, chúng tôi đã tham mưu đầy đủ cho UBND tỉnh và cố làm hết trách nhiệm với quyết tâm buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết hoàn thổ, trồng rừng sau khai thác. Đó là một quá trình, hi vọng sau ba năm nữa môi trường ở đây sẽ được cải thiện và bà con có đất sản xuất”.
Bảo Trung
Tin liên quan: "Vơ vét titan: tàn phá làng ven biển" báo Tuổi Trẻ đăng ngày 08/06/2011, xem tại http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20110608/vo-vet-titan-tan-pha-lang-ven-bien/441520.html

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

50 người chết trong bạo loạn ở Tân Cương

50 người chết trong bạo loạn ở Tân Cương
Copy từ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/50-nguoi-chet-trong-bao-loan-o-tan-cuong-3084973.html , đăng ngày 26/09/14, mục Thế giới.
Nhà chức trách Trung Quốc hôm qua công bố con số thương vong trong bạo loạn ở Tân Cương, cho biết 50 người thiệt mạng và 50 người bị thương.
Cảnh sát Tân Cương đứng bảo vệ hiện trường trong vụ tấn công khủng bố ở Urumqi hồi tháng 5. Ảnh minh họa: Reuters.
Theo trang web của chính quyền Thiên Sơn,vụ việc bắt đầu khi một vụ nổ xảy ra tại một cửa hàng ở chợ ngoài trời và hai trạm cảnh sát vào khoảng 5h sáng chủ nhật. Cảnh sát cho biết đó là một vụ tấn công khủng bố.
Loạt bom giết chết 6 người ở huyện Luntai, theo NYT. Cảnh sát sau đó tấn công những kẻ gây bạo loạn, khiến 40 nghi phạm hoặc bị bắn hoặc tự kích bom tự sát. Bốn cảnh sát viên cũng thiệt mạng trong vụ việc này.
Các quan chức cảnh sát địa phương nói rằng họ đã giải quyết tình hình một cách quyết đoán và mô tả những người bạo loạn là khủng bố.
Thông tin trước đó do truyền thông nhà nước đưa ra cho biết chỉ có hai người thiệt mạng ở Luntai.
Vị trí huyện Luntai ở khu tự trị Tân Cương. Đồ họa: rightnow.io.
Tân Cương, vùng tự trị ở cực tây Trung Quốc giàu tài nguyên và là nơi sinh sống của tộc người Duy Ngô Nhĩ. Mâu thuẫn sắc tộc khiến nơi đây thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực thậm chí là khủng bố. Những vụ tấn công thường nhằm vào dân thường và đã làm hơn 200 người thiệt mạng trong năm 2013.
Bắc Kinh cáo buộc các nhóm "khủng bố" muốn tìm kiếm độc lập cho khu vực gây ra tình trạng bạo lực. Tuy nhiên, những nhóm người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong và nhà hoạt động nhân quyền cho rằng chính sách đàn áp văn hóa và tôn giáo của chính quyền mới là nguyên nhân gây ra bất ổn.
Ánh Dương

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Các cô gái Canada-2

Các cô gái Canada-2
Copy từ https://www.flickr.com/groups/sexy_canadians/ , 15 ảnh.
Those Eyes
Ảnh 1: Cặp mắt quyến rũ, nhưng có cầm súng đó nha!
Lifestyle Shoot ~ A Day in the Dorm
Ảnh 2: A Day in the Dorm (Dorm: buồng ngủ trong chung cư)
Absorbed in Thought
Ảnh 3: Áo đen, da trắng, rất xinh.
Hippie/Flower Child Shoot
Ảnh 4: Bờ biển, hoa và thiếu nữ.
Facebook Banner Photo
Ảnh 5: Xinh, da hồng, áo đen, môi đỏ, tóc vàng nâu.
Victoria Headshot
Ảnh 6: Tóc đen, châu Á?
Rebecca Lingerie Shoot
Ảnh 7: Rebecca turned 18, cute with no nudity & with a minimum of makeup.
Another from the Rebecca Lingerie Shoot
Ảnh 8: Another from the Rebecca Lingerie Shoot
Another from Rebecca's shoot
Ảnh 9: Another from Rebecca&#x27
Evening Light @ f2
Ảnh 10: Nắng chiều.
From the Archives
Ảnh 11: The ever so beautiful Aliesha.
Retro Girl
Ảnh 12: Áo như phụ nữ VN
Shylo
Ảnh 13: Áo và khăn trùm đầu màu xanh, gương mặt xinh.
Julia
Eyes to Die for
Ảnh 14: Em đi chơi, anh ở nhà lau nền nhà, giữ con nghe chưa!
Sexy Cop #1
Ảnh 15: Here Ciara is in a fetish police outfit.
Copy từ https://www.flickr.com/photos/

Nỗi lo "chất lạ"

Nỗi lo "chất lạ"
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/thoi-su-suy-nghi/20140922/noi-lo-chat-la/648787.html, đăng ngày 22/09/14, mục Thời sự - Suy nghĩ.
TT - Kết quả cuộc kiểm nghiệm với 53 mẫu trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc đã hoàn tất mà không giải tỏa được bất kỳ nỗi lo lắng nào cho người tiêu dùng.
Nho Trung Quốc được bày bán trên đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
Qua kiểm nghiệm 129 nhóm thuốc bảo vệ thực vật, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia chỉ phát hiện thấy có tồn dư dưới mức cho phép ở vỏ và ruột một số mẫu trái cây.
Còn những “chất lạ” làm trái lê bảo quản được đến năm tháng vẫn còn tươi thì hoàn toàn không phát hiện được.
Người tiêu dùng đang phải sống trong nỗi lo lắng thường trực liên quan đến trái cây - loại hàng hóa khá thiết yếu cho nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày nhưng đang có nguy cơ mất an toàn vì tồn dư chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thúc chín không rõ tên và mức độ độc hại, bị “hô biến” đánh tráo về nguồn gốc xuất xứ.
Nhưng cuộc kiểm tra, lấy mẫu rất rầm rộ và có tốn kém này cuối cùng không mang lại kết quả gì đáng kể. Một lần nữa, người dân hi vọng rồi lại thất vọng.
Nhưng thật ra kết quả này không lạ, bởi năng lực kiểm nghiệm của các labo (phòng thí nghiệm) ở VN đang rất có vấn đề.
Tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn cách đây hơn 10 ngày, viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia Phạm Xuân Đà cho biết labo của viện ông xác định được 600/2.000 hóa chất bảo vệ thực vật đã được định danh, còn hóa chất bảo quản, bảo vệ thực vật chưa được định danh thì gần như chịu, vì phương pháp thử khác, chất chuẩn khác cũng có thể cho ra kết quả khác nhau.
Đây là labo đầu ngành có nhiệm vụ trọng tài mà năng lực mới đạt ở mức độ như thế, chả trách ba năm trước Sở Y tế Lạng Sơn cũng lấy mẫu trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc để kiểm tra mà đến giờ chưa có kết quả.
Thêm một cuộc kiểm tra nữa không đến đích, mối lo lắng về chất lượng, vệ sinh và mức độ an toàn của trái cây tiếp tục phải để ngỏ.
Gần đây khi chuẩn bị xuất khẩu vải và nhãn VN vào Mỹ, cơ quan chức năng VN đã phải xây dựng danh sách mã vùng trồng vải, nhãn ở miền Bắc và miền Nam, yêu cầu các nhà máy chế biến hoàn thành bản đồ chiếu xạ và chỉ các sản phẩm trồng ở vùng có đăng ký, gắn mã, được chiếu xạ mới được xuất khẩu.
Trong khi trái cây nhập khẩu vào VN thì theo ông Nguyễn Xuân Hồng - cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), quy định hiện hành là chỉ kiểm tra xác suất 10% lô hàng (90% còn lại là tự do vào VN, chưa kể kiểm tra 10% bằng test nhanh thì hiệu quả là hạn chế), và theo tiết lộ của ông Hồng thì chi phí kiểm tra vệ sinh trái cây ở cửa khẩu đã bị cắt giảm xuống còn hơn 2 tỉ đồng trong năm 2014 (2012 là 7,5 tỉ, 2013 là 2,5 tỉ), trong khi nhu cầu cần 5 tỉ đồng!
Nhưng có tiền cũng chưa phải là chắc chắn có thực phẩm an toàn. Bằng chứng là hiện nay hệ thống labo kiểm nghiệm được đầu tư chồng chéo, y tế dự phòng, bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn đo lường chất lượng... đều có labo, nhưng độ chính xác và hiệu quả thì không ai dám chắc.
Luật an toàn thực phẩm hiện hành giao Bộ Y tế quản lý chung về an toàn thực phẩm, trong khi quản lý chất lượng trái cây là việc của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhưng là giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát chứ không quy rõ trách nhiệm sẽ thuộc về ngành nào, cấp nào nếu trái cây không an toàn, nếu người dân lo lắng về chất lượng trái cây.
Vấn đề chất lạ trong trái cây đã kéo dài nhiều năm nay và luôn là chuyện thời sự trong bữa cơm của các gia đình người Việt. Nhưng bao giờ trái cây vào VN an toàn, bao giờ nhà chức trách VN có những “quy định khó” để trái cây vào VN cũng đủ chuẩn chất an toàn như các nước yêu cầu khi hàng VN vào nước họ?
Lan Anh
Hai ảnh trong bài Rau quả Trung Quốc: Bí hiểm “chất lạ” đăng trên báo Người Lao Động ngày 19/09/14:
Trái cây Trung Quốc được bán phổ biến tại các chợ ở Việt Nam
Táo Trung Quốc hạt mốc xanh trong khi vỏ, ruột vẫn tươi ngon

Đốt lửa

Đốt lửa
Truyện ngắn của JACK LONDON - HÀ KỲ LAM dịch
"Đốt lửa" : To build a fire, có dịch giả dịch là "Nhóm lửa"; truyện ngắn của Jack London.
Copy từ http://thatsonchaudoc.com/banviet2/HaKyLam/TruyenNgan/DotLua.htm, mục Truyện ngắn.
Lời người dịch:
Jack London, tác giả cổ điển Mỹ, sinh tại San Francisco, California, ngày 12-1-1876. Ông làm nhiều nghề, khai thác sò lậu, tìm vàng, tha phương theo từng mùa công việc, phóng viên chiến tranh, khai thác nông trại, v.v. Vì không có được tuổi thơ êm ấm, nên năm mười chín tuổi ông đã phải nhồi nhét chương trình bốn năm trung học trong một năm học gấp rút rồi ghi danh vào đại học tại University of California at Berkerley. Nhưng chỉ sau một mùa học ông bỏ cuộc, theo đuỗi mộng làm giàu trong cơn sốt tìm vàng của năm 1897 trên vùng băng giá Klondike, bắc Canada. Năm sau ông trở về, vẫn trắng tay, và quyết định thử thời vận bằng văn chương.
Cuốn sách đầu tay của ông, "The Son of the Wolf" (1900) lập tức được độc giả tán thưởng. Trong vòng mười bảy năm còn lại của đời ông, Jack London đã hoàn tất năm mươi cuốn sách. Văn chương đã đem lại cho ông danh vọng và tiền tài. Ông mất ở tuổi bốn mươi do một căn bệnh về thận, trên bàn còn bản thảo một truyện vừa (novelette), dang dở phần cuối, truyện "Eyes of Asia", mà bà Charmian London đã cầm bút thay chồng viết tiếp, vì ông đã thường bàn luận với bà về đoạn kết của câu chuyện. Truyện "Eyes of Asia" được đăng hai kỳ liên tiếp trên hai số báo Cosmopolitan năm 1924 rồi thôi, không in thành sách, cho nên ngày nay có lẽ không mấy độc giả được đọc truyện đó.
Ông nghiên cứu Darwin, Marx, Nietzsche để tự dựng cho mình một thuyết tổng hợp của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa da trắng tối thượng, tuy sau này ông không còn thích lý thuyết đối kháng giai cấp. Truyện của Jack London táo bạo như chính cuộc đời của ông. Không gian trong tiểu thuyết của London trải rộng từ vùng băng giá Yukon gần Bắc Cực đến những bờ biển Thái Bình Dương ấm áp. Truyện ngắn sau đây mô tả cái mong manh, dòn ải của con người trước cái man dã của thiên nhiên. Một điều mỉa mai là ông đã ngồi dưới ánh mặt trời bán nhiệt đới Hawaii để viết truyện này. -HKL- .
***
NGÀY ÐÃ TRỞ nên lạnh và xám xịt, cực kỳ lạnh và xám, trước khi người đàn ông rẽ khỏi con đường mòn chính của vùng Yukon và leo lên vùng đất cao, từ đó có một con đường mòn mờ nhạt, ít được sử dụng, dẫn về đông, xuyên cánh rừng sam. Ðó là một bờ đất dốc đứng, và anh ta dừng lại trên đỉnh để thở, tự dung thứ hành động của mình bằng cách nhìn đồng hồ. Ðã chín giờ. Tuyệt nhiên không có mặt trời, dù bầu trời không có một vẩn mây. Một ngày trong trẻo, tuy nhiên dường như trên mặt mọi vật có một bức màn vô hình phủ lên, một thứ bóng tối mỏng manh làm cho ngày trở nên u tối, và đó là do không có ánh mặt trời. Sự kiện này chẳng làm bận tâm gã đàn ông. Anh ta đã quen với tình trạng không có mặt trời. Ðã bao nhiêu ngày rồi anh ta không trông thấy mặt trời, và anh ta biết phải mất mấy ngày nữa thì cái thiên thể tươi thắm đó từ hướng chính nam mới ló dạng khỏi chân trời rồi lại biến mất ngay.
Người đàn ông quay nhìn lại con đường anh ta đã đi. Giòng sông Yukon trải dài với chiều ngang một dặm, chìm lấp dưới lớp băng dày cả ba bộ. Trên lớp băng đó là lớp tuyết dày cả mấy bộ nữa. Tất cả là một màu trắng tinh khôi, khẽ gợn sóng ở những chỗ mặt băng bị đẩy lúc đông giá bắt đầu. Bắc và nam là một nền trắng ngút ngàn, ngoại trừ một đường nhỏ như sợi tóc đen thẫm viền quanh một đảo rừng sam ở phí nam, và lại ngoằn ngoèo chạy về phía bắc rồi biến mất đằng sau một đảo rừng sam khác. Cái đường như sợi tóc đen thẫm đó là một đường mòn - con đường chính - dẫn về nam năm trăm dặm đến đèo Chilcoot, Dyea, và vùng hồ muối, và dẫn về bắc bảy mươi dặm đến thị trấn Dawson, và tiếp tục đi về bắc một nghìn dặm đến Nulato, rồi cuối cùng đến St. Michael bên bờ biển Bering, một nghìn rưỡi dặm nữa.
Nhưng tất cả các điều đó - con đường thiên lý bí hiểm, nhỏ như sợi tóc, không trung không có ánh mặt trời, cái lạnh khủng khiếp, sự lạ lùng kỳ quặc của mọi vật - chẳng gây một ấn tượng nào trong trí gã đàn ông. Chẳng phải vì anh ta đã quen với sự vật ở đây. Anh ta là dân mới trong vùng, một chechaquo, và đây là mùa đông đầu tiên của anh ta. Ðiều phiền toái là anh ta không có óc tưởng tượng. Anh ta nhanh nhẹn, nhạy bén với sự vật của đời sống, nhưng chỉ với sự vật thôi, không phải với ý nghĩa của chúng. Năm mươi độ dưới số không có nghĩa là tám mươi mấy độ băng giá. Sự kiện đó chỉ cho anh ta ấn tượng là lạnh và khó chịu, và chỉ có thế thôi. Sự việc đó chẳng gợi anh ta suy tư về sự mong manh của chính mình như một sinh vật tùy thuộc vào một hạn độ của lạnh, nóng, suy tư về sự mong manh, dòn ải của con người nói chung, chỉ có thể sống còn trong một giới hạn nhỏ hẹp nào đó của nóng và lạnh; và từ đó nó cũng chẳng gợi anh ta hồ nghi sự vĩnh cửu và vị trí của con người trong vũ trụ. Năm mươi độ dưới số không có nghĩa là cái lạnh tê cóng gây đau đớn và phải chống đỡ bằng bao tay, che lỗ tai và giày ấm, vớ dày. Năm mươi độ dưới số không đối với anh ta chỉ chính xác là năm mươi độ dưới số không. Rằng sẽ có điều nào khác hơn thế là một ý nghĩ không hề có trong đầu anh ta.
Khi anh ta quay lại để tiếp tục cuộc hành trình, anh thử nhổ một bãi nước bọt. Có một âm thanh vỡ nghe sắc và lớn làm anh ta sửng sốt. Anh ta nhổ nước bọt một lần nữa. Và lại cũng nghe trong không khí một tiếng vỡ trước khi bãi nước bọt rơi xuống mặt tuyết. Anh ta biết rằng ở năm mươi độ dưới không độ nước bọt nổ khi chạm mặt tuyết, nhưng nước bọt đã nổ trên không trung. Chắc chắn trời đang lạnh hơn mức năm mươi độ dưới không - lạnh hơn bao nhiêu, anh ta không biết. Nhưng nhiệt độ không quan trọng. Anh ta đang trên đường đi đến vùng khai thác cũ của mình ở nhánh bên trái của con suối Henderson, nơi bọn trẻ đã có mặt rồi. Chúng đến từ vùng Indian Creek, vượt qua ngã ba suối, trong khi đó anh ta đi vòng để đến nơi hẹn, mục đích nghiên cứu xem có thể chuyển gỗ vào mùa xuân từ các đảo trong vùng Yukon ra. Anh ta sẽ đến nơi trễ lắm vào khoảng sáu giờ, sau khi trời tối một lát, chắc chắn như vậy; nhưng bọn trẻ sẽ có mặt ở đó, một đống lửa sẽ bừng bừng cháy, và một bửa ăn chiều nóng sốt sẽ sẵn sàng. Nghĩ đến bữa ăn trưa, anh ấn tay vào cái bao cộm lên dưới áo jacket. Nó cũng nằm dưới lần áo trong, gói trong chiếc khăn tay và áp sát vào làn da trần của anh ta. Ðó là cách duy nhất để giữ cho bánh khỏi bị đông đặc. Anh ta mĩm cười nghĩ đến những mẫu bánh đó, mỗi chiếc bánh xẻ đôi, nhúng mỡ heo, và ôm lấy lát thịt heo rán "hào phóng" ở giữa.
Anh ta luồn lách giữa những cây sam to. Con đường muốn mất lối. Tuyết dày đến một bộ đã đổ xuống từ khi chiếc xe đi tuyết cuối cùng đi ngang qua vùng, và anh ta lấy làm hài lòng mình đã không sử dụng xe tuyết, mà di chuyển bộ nhẹ nhàng. Thực ra, anh ta chẳng mang theo đồ đạc gì, ngoại trừ phần ăn trưa gói trong khăn tay. Tuy vậy anh ta thấy bất ngờ với cái lạnh này. Trời lạnh thật, anh ta nghĩ thế, lúc đưa bàn tay trong bao tay lên xoa cái mũi và hai gò má tê cóng. Anh ta có râu quai nón xồm xoàm giữ ấm, nhưng những sợi lông trên mặt không che chở nỗi đôi gò má nhô cao và chiếc mũi cứ chường phơi trong không khí băng giá.
Theo sau gã đàn ông, một con chó chạy chầm chậm, một con chó bản xứ Eskimo to lớn, giống chó thích hợp chống lại chó sói, lông xám, bề ngoài chẳng có một khác biệt nào với anh em nó, loài chó sói hoang. Con vật cảm thấy nhụt chí vì cái lạnh ghê gớm. Nó biết đây không phải lúc để đi đường trường. Bản năng mách bảo nó chính xác hơn phán đoán của con người. Trên thực tế trời không chỉ lạnh hơn năm mươi độ dưới không. Trời đang lạnh bảy mươi lăm độ dưới không độ. Vì điểm đông đặc ở ba mươi hai độ trên không độ, điều đó có nghĩa là một trăm lẻ bảy độ băng giá. Con chó không biết gì về hàn thử biểu. Có thể trong đầu nó không có một cảm thức sắc bén về một tình trạng rất lạnh như trong đầu một con người. Nhưng con vật có bản năng của nó. Nó cảm thấy một nỗi bồn chồn mơ hồ nhưng đầy đe dọa xâm chiếm nó, khiến nó rón rén theo gót gã đàn ông, và khiến nó hết sức thắc mắc ở mỗi động tác di chuyển khác thường của anh ta, dường như nó đang mong anh ta dừng lại nghỉ chân, hay tìm chỗ trú và đốt lửa. Con chó đã hiểu biết về lửa, và nó muốn có lửa, nếu không thì cũng muốn nằm chôn trong tuyết để gìn giữ hơi ấm của thân nhiệt ngăn cách với khí lạnh.
Hơi nước nó thở ra bị đông đặc đã đóng trên lông một lớp bụi trắng mịn, và đặc biệt là phần dưới cổ, mõm và lông mi đã nhuộm trắng vì hơi thở kết tinh. Bộ râu và ria mép đỏ của gã đàn ông cũng bị phủ một lớp giá, nhưng cứng hơn, đã thành đá và cứ tăng dần với mỗi làn hơi ẩm và ấm anh ta thở ra. Lại nữa, gã đàn ông nhai thuốc lá, và cái vòng đóng băng viền quanh mồm đã khóa miệng anh ta cứng đơ, không làm sao phun mớ nước bọt qua khỏi cằm. Kết quả là một hàm râu thủy tinh với màu và độ cứng của hổ phách cứ dài dần dưới cằm. Nếu anh ta té ngã nó sẽ vỡ từng mảnh như thủy tinh. Nhưng anh ta chẳng thấy phiền hà vì cái vật tùy tùng đó. Ðó là cái hình phạt các tay nhai thuốc lá vùng này phải chịu, và anh ta đã trải qua hai đợt lạnh ngoài trời ở đây. Những đợt lạnh đó không dữ dội như lần này, nhưng anh ta biết hàn thử biểu ở Sixty Mile đã ghi năm mươi và năm mươi lăm độ dưới không.
Anh ta vẫn tiếp tục đi xuyên qua dải rừng bằng phẳng một quãng nhiều dặm, vượt qua một vùng bằng, rộng mọc toàn loại cây đầu mọi, rồi đổ dốc xuống một lòng suối nhỏ đã đông đặc. Ðó là Suối Henderson, và anh ta biết mình chỉ còn cách ngã ba suối mười dặm. Anh ta nhìn đồng hồ. Ðã mười giờ. Anh ta đã đi với tốc độ bốn dặm một giờ, và dự tính sẽ tới ngã ba suối lúc mười hai giờ rưỡi. Anh ta dự tính sẽ dùng bữa trưa tại đó để ăn mừng công khó kia.
Con chó lại theo bén gót anh ta, cụp đuôi xuống chán nản, trong khi gã đàn ông đi dọc theo lòng suối. Vệt cày cũ của đường xe tuyết còn thấy lờ mờ, nhưng cả chục phân Anh tuyết đã phủ kín dấu vết những người di chuyển cuối cùng. Cả tháng trời không ai lai vãng trên con suối lặng lẽ này. Gã đàn ông tiếp tục tiến bước. Anh ta không hay nghĩ ngợi, và đặc biệt là ngay lúc này anh ta chẳng có điều gì để suy nghĩ, ngoại trừ việc sẽ ăn trưa tại ngã ba suối, và sáu giờ chiều sẽ dừng chân với bọn trẻ. Chẳng có ai để chuyện trò, và nếu có đi chăng nữa cũng không thể nói chuyện, vì cái vòng siết mồm bằng nước đá quanh miệng. Như vậy anh ta tiếp tục nhai thuốc lá và tiếp tục tăng chiều dài của bộ râu màu hổ phách.
Thỉnh thoảng trong đầu anh ta lại trở về cái ý nghĩ là trời lạnh thật và mình chưa hề nếm trải cái độ lạnh này bao giờ. Vừa đi anh ta vừa đưa lưng bàn tay lên xoa gò má và mũi. Anh ta làm công việc đó một cách tự phát và cách khoảng, luân phiên hai bàn tay. Nhưng dù có sờ xoa cách gì đi nữa, ngay khi anh ngưng tay đôi gò má lại tê cóng ngay, rồi đến chóp mũi tê dại. Gò má anh ta trước sau gì rồi cũng sẽ bị đông lạnh, một điều chắc chắn, anh ta biết thế và cảm thấy tiếc đã không chế ra một cái bao mũi giống như món đồ Bud vẫn mang trong các đợt lạnh. Cái bao như thế choàng ngang qua má nữa và bảo vệ được hai gò má. Nhưng cũng chẳng hề gì. Má bị băng lạnh thì đã sao? Hơi đau đớn một tí, thế thôi; chẳng có chi trầm trọng.
Dù cho đầu óc gã đàn ông trống rỗng chẳng có tư tưởng gì ráo, anh ta lại quan sát rất sắc bén và thấy ngay mọi thay đổi trong con suối, những đường vòng, đường quanh, những khúc gỗ vướng kẹt, và anh ta luôn chú ý kỹ chỗ nào anh ta đặt chân xuống. Một lần vòng qua một khúc quanh, thình lình anh ta nhảy qua một bên như con ngựa hoảng sợ, vòng ra xa nơi anh ta vừa bước lên, và lui mấy bước theo con đường mòn. Anh ta biết con suối đã đóng băng trong suốt đến tận đáy - không một con suối nào còn nước lỏng trong mùa đông bắc cực đó - nhưng anh ta cũng biết có những nguồn nước sủi bọt từ lưng đồi và chảy ngầm dưới lớp tuyết và trên mặt băng của con suối. Anh ta biết những đợt lạnh nhất cũng không làm đông nỗi những nguồn nước ngầm này, và anh ta hiểu cái hiểm nghèo của chúng. Chúng là những cái bẫy. Chúng giấu những vũng nước dưới lớp tuyết có khi dày ba phân Anh hoặc ba bộ. Ðôi khi một lớp băng dày nửa phân Anh che phủ chúng, rồi lớp băng đó lại được một lớp tuyết phủ lên. Ðôi khi có nhiều tầng nước và băng xen kẽ nhau hóa cho nên khi một người dẫm vỡ một lớp cứ tiếp tục lún xuyên như vậy một lúc, lắm khi bị ướt sũng đến ngang hông. Chính vì thế anh ta mới hoảng hốt nhảy sang một bên. Anh ta cảm thấy sự đàn hồi dưới chân và nghe tiếng vỡ của lớp băng có tuyết phủ lên trên. Và để chân bị ướt trong độ lạnh như thế này tức là bị rắc rối và nguy hiểm. Ít nhất tai nạn đó có nghĩa là bị trì hoãn, bởi vì anh ta bị buộc phải dừng lại, và gầy một ngọn lửa, rồi nhờ sự che chở của lửa tháo giày ra hong vớ và giày cho khô. Anh ta đứng xem xét lòng suối và hai bờ, rồi kết luận rằng nước chảy từ bên phải. Anh ta đắn đo một lát, xoa mũi và gò má, đoạn rẽ sang bên trái, bước thận trọng và dò dẫm từng bước. Khi đã qua khỏi chỗ hiểm nghèo, anh ta nhai một miếng thuốc mới, và dấn bước với tốc độ bốn dặm một giờ của mình.
Trong hai tiếng đồng hồ sắp tới anh ta đã gặp nhiều cái bẫy tương tự. Thường thường mặt tuyết trên những vũng nước ngầm có vẻ lún và như có dính đường, báo sự hiểm nguy. Tuy nhiên, lại một lần nữa anh ta thoát nạn trong đường tơ kẽ tóc; và một lần, nghi ngờ chỗ nguy hiểm, anh ta bắt con chó đi trước. Con chó không muốn đi. Nó lùi lại phía sau cho đến lúc gã đàn ông đẩy nó tới trước, và rồi nó đi nhanh ngang qua khỏi mặt phẳng trắng xóa liền lặn. Thình lình nó bị sụp lỗ, guợng một bên rồi nhảy qua chỗ chắc chắn hơn. Nó bị ướt hai chân trước, và lập tức nước ở đó trở thành đá. Con vật vội liếm nước đá khỏi chân nó, nằm trên tuyết và bắt đầu cắn gỡ những mẫu nước đá bám giữa kẽ ngón chân. Ðó là một công việc của bản năng. Ðể đá dính bàn chân sẽ làm chân đau. Nó chẳng hiểu điều đó. Nó chỉ tuân theo sự thôi thúc huyền bí từ trong sâu thẳm của giác quan nó. Nhưng gã đàn ông biết, do phán đoán trên sự vật, và anh ta tháo chiếc bao tay bên tay phải, phụ giúp con chó gỡ những tinh thể nước đá. Anh ta kinh ngạc thấy mấy ngón tay để trần chưa được một phút đã mất cảm giác. Trời lạnh thật. Anh ta vội tròng chiếc bao tay vào, và đưa tay vỗ túi bụi chung quanh ngực.
Ở mười hai giờ trưa độ sáng của ngày rõ nhất. Tuy nhiên mặt trời còn ở quá xa tận phương nam trên hành trình mùa đông để rọi sáng chân trời. Cả cái khối trái đất nằm chen vào giữa mặt trời và con suối Henderson nơi gã đàn ông đang đi dưới bầu trời quang tạnh giữa trưa mà chẳng thấy bóng mình. Ðúng mười hai giờ rưỡi anh ta đến điểm con suối chia hai nhánh. Anh ta hài lòng với tốc độ di chuyển của mình. Nếu giữ được đà này chắc chắn anh ta sẽ gặp bọn trẻ chậm lắm là lúc sáu giờ. Anh ta mở nút áo jacket, nút áo trong, và lôi gói đồ ăn trưa ra. Ðộng tác đó mất một phần tư phút là cùng, vậy mà trong khoảnh khắc ngằn ngủi đó cảm giác tê điếng đã vồ lấy mấy ngón tay anh ta. Anh ta không tròng bao tay vào, mà xát mấy ngón tay cả chục lần vào đùi mình. Ðoạn, anh ta ngồi xuống trên một khúc gỗ phủ tuyết và bắt đầu ăn. Cảm giác tăng tăng do chà xát bàn tay vào đùi vội biến nhanh làm anh ta sửng sốt. Anh ta chưa kịp cắn một miếng bánh. Anh ta xát mấy ngón tay liên hồi vào đùi, và tròng bao tay vào, tháo bao tay kia để ăn. Anh ta cố ngoặm một miếng lớn nhưng cái vòng khóa mồm bằng nước đá cản trở anh ta. Anh ta đã quên khuấy không nhóm lửa cho đỡ lạnh. Anh ta cười khảy sự điên khùng của mình, và trong khi cười anh ta bỗng thấy mấy ngón tay để trần lại tê điếng. Anh ta cũng nhận thấy cảm giác tăng tăng ở đầu mấy ngón chân lúc mới ngồi xuống đã biến đâu mất. Anh ta không biết đầu ngón chân bị tê cứng hay ấm áp. Anh ta cử động chúng trong giày và kết luận chúng bị tê cóng.
Anh ta vội vàng mang bao tay vào và đứng lên. Anh ta hơi hốt hoảng. Anh ta bước tới, bước lui, dậm mạnh chân một hồi cho đến khi bàn chân có lại cảm giác tăng tăng. Trời lạnh thật, đó là ý nghĩ trong đầu anh ta. Anh chàng ở Sulphur Creek đã đúng khi cho hay thời tiết vùng này thỉnh thoảng lạnh tới mức nào. Và anh ta đã cười chế nhạo anh chàng kia lúc đó. Thế mới biết, người ta không nên ỷ y, đinh ninh một điều gì. Chẳng lầm lẫn tí nào, trời lạnh thật. Anh ta đi tới, đi lui, dậm mạnh chân, cử động đôi cánh tay cho đến khi tạm yên lòng vì thấy ấm lại. Ðoạn anh ta lôi hộp diêm quẹt ra, và bắt tay vào việc gầy lửa. Từ các bụi cây mà nước dâng cao vào mùa xuân trước đã để lại một mớ que khô, anh ta có được củi để đốt lửa. Làm việc cẩn thận từ đầu, chẳng mấy chốc anh ta đã có một đống lửa cháy bừng bừng, nhờ đó anh ta đã hong tan đá trên mặt mình, và đã có thể ăn bánh. Lúc này cái lạnh giá của không gian đã chịu thua. Con chó lấy làm thỏa mãn được có lửa, đến gần vừa đủ ấm, và xa vừa đủ để khỏi cháy lông.
Sau khi ăn xong, gã đàn ông nhồi thuốc vào ống điếu, và tìm vài giây phút khoan khoái với khói thuốc. Ðoạn, anh ta mang bao tay vào, kéo miếng che tai của chiếc nón cho chặt chung quanh đôi tai, và theo đường mòn hướng về nhánh suối trái. Con chó thất vọng, nhìn lui luyến tiếc đống lửa. Gã đàn ông này không biết lạnh là gì. Có thể cả bao đời tổ tiên nhà gã đều dốt về lạnh, về độ lạnh thật sự, về độ lạnh một trăm lẻ bảy dưới độ đông đặc. Nhưng con chó biết; cả bao đời tổ tiên nhà nó đều biết, và nó được di truyền kiến thức đó.
Và nó biết không nên đi xa trong cái lạnh dễ sợ này. Lúc này là lúc nằm khít khao trong một lỗ tuyết và đợi một bức màn mây kéo che ngang thượng từng không gian, nơi xuất phát đợt lạnh này. Mặt khác, giữa con chó và gã đàn ông chẳng có một mối thâm giao nào cả. Bên này là nô lệ của bên kia, và những cái vuốt ve duy nhất nó nhận được là những cái ve vuốt của lằn roi, và của những tiếng la hét nghiêm khắc và dọa dẫm sẽ có roi vọt. Cho nên con chó chẳng buồn thông tri nỗi lo lắng của nó với gã đàn ông. Chẳng phải vì quan tâm đến sự an khang của gã đàn ông, chỉ vì lợi ích của chính bản thân nó mà nó lưu luyến đống lửa. Nhưng gã đàn ông huýt sáo và nói với giọng hăm he roi vọt, nên con chó đến bên gót chân anh ta và lẽo đẽo theo sau.
Gã đàn ông nhai một mẫu thuốc lá mới, và khởi sự tạo một hàm râu màu hổ phách. Và hơi thở ẩm của anh ta lập tức phủ lên bộ ria mép, lông mày và lông nheo một lớp bụi trắng. Hình như không có nhiều giòng nước ngầm ở nhánh trái của con suối Henderson, và suốt nửa tiếng đồng hồ gã chẳng thấy dấu hiệu gì cả. Và rồi nó lại xãy ra. Tại một nơi chẳng có gì khả nghi, mặt tuyết xốp, liền mặt, hứa hẹn độ rắn chắc bên dưới, gã đàn ông sập lỗ. Không sâu. Anh ta chỉ bị ướt đến dưới đầu gối thôi, trước khi kịp nhảy vòng sang bên cạnh, chỗ nền cứng. Anh ta giận quá, lớn tiếng nguyền rủa sự rủi ro. Ðã dự tính hội ngộ với bọn trẻ lúc sáu giờ, mà tình thế này sẽ trì hoãn toan tính của anh ta một tiếng đồng hồ, vì anh ta lại phải nhóm lửa để hong khô giày, vớ. Ðó là điều bắt buộc trong độ lạnh thấp như thế này - anh ta biết rõ lắm, và anh ta rẽ sang bên bờ suối, leo lên đó. Trên bờ, dính mắc trong các bụi cây là một mớ những que củi khô do nước lũ đẩy trôi dạt vào - phần lớn là cành nhỏ, cành vừa, nhưng cũng có khá nhiều cỏ khô năm ngoái. Anh ta trải nhiều cây củi lớn trên tuyết. Những cây này làm nền và giữ cho ngọn lửa mới nhen khỏi chìm xuống tuyết gây ra nước. Anh ta châm que diêm vào một mẩu vỏ cây lấy từ túi áo. Vỏ cây này dẫn lửa nhanh hơn cả giấy. Ðặt lửa trên nền đã chuẩn bị, anh ta chụm cỏ khô và các que củi nhỏ tí.
Anh ta làm việc chậm và cẩn thận, nhận rõ mối hiểm nguy đang rình rập mình. Khi ngọn lửa lớn dần anh ta từ từ tăng cỡ củi chụm. Anh ta ngồi xếp bằng trên tuyết, cứ rút mớ củi vướng mắc trong bụi cây đun vào lửa. Anh ta biết rất rõ mình không được làm hỏng. Trong cái lạnh bảy mươi lăm độ dưới số không, người ta không được hỏng trong nỗ lực đầu tiên nhóm lửa - nghĩa là nếu bàn chân đã bị ướt. Nếu chân mình khô, và lỡ có sơ sẩy lúc đầu, anh ta có thể chạy bộ theo con đường nửa dặm và hồi phục sự tuần hoàn của máu. Nhưng với cái lạnh bảy mươi lăm độ dưới không, sự lưu thông của máu trong đôi bàn chân ướt và đang đông giá không thể khôi phục được bằng cách chạy để vận động. Dù anh ta có chạy nhanh cách mấy đi nữa, đôi bàn chân ướt cứ càng lúc càng đông cứng.
Gã đàn ông biết rất rõ mọi điều đó. Bậc đàn anh ở Sulphur Creek đã mách bảo anh ta như thế mới mùa thu trước, và giờ đây anh ta đang chiêm nghiệm lời khuyên đó là chí lý. Ðôi bàn chân anh ta đã mất hết cảm giác. Ðể nhóm lửa, anh ta phải tháo đôi bao tay ra, và các ngón tay đã tê liệt rất nhanh. Nhịp độ đi bộ bốn dăm một giờ đã giữ cho quả tim bơm máu đến bề mặt, và đến tận các cực của châu thân. Nhưng cái giây phút anh ta dừng lại động tác bơm máu đã giảm xuống. Cái lạnh ngoài không gian đang tấn công cái đỉnh trơ trọi của hành tinh này, và anh ta, kẻ đang ở trên cái đỉnh trơ trọi đó, đã nhận lãnh toàn lực của quả đấm đó. Máu trong thân thể anh ta lùi bước trước sức tấn kích đó. Máu nóng không vô tri, như con chó vậy, và cũng như con chó, nó muốn chạy trốn để tự vệ chống lại cái lạnh ghê gớm này. Nếu cứ đi bộ bốn dặm một giờ, dù muốn dù không anh ta bơm máu đến bề mặt của cơ thể; nhưng bay giờ máu đã hạ xuống, chìm vào những nơi sâu kín của cơ thể. Các cực của châu thân là những nơi trước tiên cảm được sự thiều vắng máu. Ðôi bàn chân ướt đông nhanh hơn, mấy ngón tay để trần tê cóng nhanh hơn, tuy chưa bắt đầu đông. Mũi và má đã đông rồi, trong khi da thịt toàn thân anh ta run bắn lên vì thiếu máu lưu thông.
Nhưng anh ta không sao. Các ngón chân, mũi, má chỉ hơi bị thương tổn chút đỉnh vì băng giá, bởi vì lửa đã bắt đầu cháy mạnh. Anh ta đang chụm những que củi bằng cỡ ngón tay. Chừng một phút nữa anh ta sẽ có thể chụm củi lớn cỡ cổ tay, và rồi anh ta sẽ tháo giày, vớ ướt, và trong khi chúng khô dần anh ta có thể giữ đôi bàn chân trần ấm áp cạnh lửa, dĩ nhiên sau khi lấy tuyết xát vào bàn chân. Ðống lửa đã là một thành công. Anh ta đang được an toàn. Anh ta nhớ lại lời của bậc đàn anh ở Sulphur Creek và mĩm cười. Vị đàn anh đó đã nghiêm trang khi đặt ra nguyên tắc rằng với độ lạnh thấp hơn năm mươi dưới không độ, không nên đi một mình trong vùng Klondike. Vâng, vậy mà mình đang ở đây, mình đã bị rủi ro, mình đơn thân độc mã, và mình đã tự cứu mình. Anh ta nghĩ, một số các tay kỳ cựu đó vẫn rất đàn bà. Ðiều một người cần có là điềm tĩnh, và anh ta đã an toàn. Mọi người đàn ông với bản lĩnh đàn ông đều có thể phiêu lưu một mình. Nhưng lạ thật, mũi và má anh ta đông cứng nhanh quá. Và anh ta không nghĩ các ngón tay mình lại có thể tê chết trong khoảnh khắc như thế. Những ngón đó đã như chết rồi, vì anh ta khó mà điều khiển chúng để nắm một que củi, và chúng dường như xa lìa thân xác và ý thức anh ta. Mỗi khi muốn sờ một cây củi, anh ta phải trông để thấy rõ là mình có đang cầm nó hay không. Dây thần kinh nối liền các đầu ngón tay và óc anh ta đã khá tê liệt.
Tất cả tình thế đó không đáng ngại lắm. Có lửa rồi, bập bùng reo vui, và hứa hẹn sự sống trong từng ngọn lửa đang nhảy múa. Anh ta bắt đầu tháo giày. Chúng bị đóng một lớp đá; đôi vớ dày sản xuất bên Ðức bị cứng đơ đến dưới đầu gối như những miếng sắt, và dây giày trông như những cây bằng thép bị cong và bện vào nhau trong một trận hỏa hoạn. Anh ta cố dùng đôi tay tê cóng kéo giày một lúc, rồi chợt thấy làm như vậy là điên rồ, anh ta lôi con dao ra. Nhưng trước khi anh ta có thể cắt dây giày thì tai họa xãy ra. Chung qui cũng do lỗi lầm của chính anh ta. Ðáng lẽ anh ta không nên nhóm lửa bên gốc cây sam. Ðáng lẽ anh ta nên gầy ngọn lửa giữa khoảng lộ thiên. Nhưng lôi những cành khô từ trong bụi cây gần để đun vào lửa thì dễ dàng hơn.
Cái cây lớn mà dưới gốc anh ta đã làm công việc kia lại tải một trọng lượng tuyết trên các cành. Cả mấy tuần lễ lặng gió nên mỗi cành cây đều nặng khẳm tuyết. Mỗi lần kéo một que củi là anh ta đã truyền một lay động nhẹ vào thân cây - một lay động giác quan anh ta không ghi nhận được nhưng đủ để gây ra thảm họa. Tận trên cây cao, một cành trút mẻ tuyết của nó xuống. Mẻ tuyết này trút trên các cành bên dưới, làm lật úp các mẻ tuyết khác. Cái quá trình tiếp tục, lan truyền toàn cây. Nó biến thành một khối sụt lở, và thình lình rơi xuống ngay trên gã đàn ông và đống lửa, dập tắt ngấm ngọn lửa! Thay vào chỗ lửa cháy lúc nảy là một đống tuyết mới ngổn ngang.
Gã đàn ông thảng thốt. Dường như anh ta vừa nghe bản án tử của chính mình. Trong một lúc anh ta ngồi bất động và trố nhìn cái chỗ trước đó lửa đang cháy. Ðoạn, anh ta rất bình tĩnh. Có lẽ bậc đàn anh ở Sulphur Creek có lý. Phải chi có một bạn đồng hành thì giờ đây anh ta đâu có lâm nguy. Người bạn đồng hành đã có thể nhóm lửa. Vâng, mọi sự trông cậy vào hắn ta để gầy lại ngọn lửa khác, và lần này không được lầm lỗi. Dù cho có lửa lại chắc mình cũng bị mất vài ngón chân. Chân mình chắc sẽ đông cứng tàn tệ lúc đó, và cần một ít thì giờ để ngọn lửa thứ hai sẵn sàng. Ðó là những ý nghĩ trong đầu anh ta, và anh ta không ngồi đó mà nghĩ ngợi. Anh ta bận rộn làm công việc trong lúc mớ ý nghĩ đó cứ chạy qua đầu. Anh ta dọn một nền mới cho chỗ nhóm lửa, lần này ngoài lộ thiên, không có một cây to nào có thể dập tắt lửa. Kế đó anh ta gom cỏ khô và các que nhỏ từ mớ rác rưởi do lũ lụt đẩy vào trước đây. Anh ta không thể điều khiển các ngón tay để cầm nắm chúng, nhưng anh ta có thể gom chúng bằng từng ôm lớn. Với cách này anh ta hốt cả củi mục lẫn rêu xanh vô dụng, nhưng anh ta không còn làm sao hơn. Anh ta làm việc có phương pháp, gom cả một số củi lớn sẽ dùng sau này khi lửa mạnh hơn. Suốt thời gian đó con chó ngồi nhìn anh ta làm việc, trong mắt nó ánh lên một nỗi háo hức, bởi vì nó xem anh ta là kẻ cung cấp lửa, và lửa sao mà lâu cháy thế.
Khi mọi sự đã sẵn sàng, gã đàn ông thò tay vào túi lôi ra mẩu vỏ cây thứ hai. Anh ta biết miếng cỏ cây nằm ở trong đó, và tuy không cảm thấy được bằng mấy ngón tay, anh ta vẫn nghe tiếng sột soạt khi sờ soạng trong túi để tìm. Cố gắng cách mấy đi nữa, anh ta không sao nắm được nó. Và suốt thời gian đó, trong ý thức anh ta biết mỗi khoảnh khắc trôi qua đôi bàn chân anh ta đông đặc thêm. Ý nghĩ đó làm anh ta hốt hoảng, nhưng anh ta phấn đấu để giữ bình tĩnh. Anh ta dùng miệng cắn đôi bao tay để mang vào, và cử động đôi cánh tay tới lui, đánh mạnh đôi bàn tay vào hông mình. Anh ta làm các động tác đó trong lúc ngồi, khi đứng lên, và suốt thời gian đó con chó ngồi trên tuyết, cái đuôi chó sói của nó vòng quanh đôi chân trước một cách ấm áp, đôi tai chó sói dựng đứng của nó hướng về phía trước một cách chăm chú, khi nó nhìn gã đàn ông. Và gã đàn ông, trong khi vỗ và chà xát hai tay, thấy ganh tị khi nhìn con vật ấm áp, an toàn trong cái vỏ bọc thiên nhiên của nó.
Sau một lúc anh ta cảm được những tín hiệu mơ hồ của cảm giác trong các ngón tay được vổ đập từ nãy giờ. Cảm giác tăng tăng mạnh dần cho đến lúc nó trở thành nhức nhối không chịu nổi, nhưng gã đàn ông thấy hài lòng. Anh ta tháo chiếc bao tay bên phải và lôi miếng vỏ cây ra. Mấy ngón tay trần lập tức trở lại tê cóng. Kế tiếp, anh ta lôi bó diêm quẹt. Nhưng cái lạnh khủng khiếp đã đánh bật sự sống ra khỏi các ngón tay. Anh ta cố gắng tách một que diêm ra khỏi bó diêm thì cả bó rơi xuống tuyết. Anh ta cố lượm bó diêm lên, nhưng không được. Những ngón tay chết không còn sờ, không còn nắm gì được. Anh ta quyết hết sức thận trọng. Anh ta xua đuỗi cái ý nghĩ về đôi bàn chân, mũi và má đang đông giá, tập trung cả tâm trí vào những que diêm. Anh ta nhìn kỹ, dùng thị giác thay cho xúc giác, và khi thấy các ngón tay đã ở đúng chỗ hai bên bó diêm anh khép các ngón lại - nghĩa là anh muốn khép chúng lại, bởi vì thần kinh cảm giác đã chết, và các ngón tay không còn tuân lệnh. Anh ta tròng chiếc bao tay vào tay phải, vỗ vỗ như điên vào đầu gối. Ðoạn, với cả hai tay anh ta xúc bó diêm quẹt cùng với tuyết đặt vào lòng mình.
Tuy nhiên, tình thế cũng chẳng khá hơn.
Sau vài lần cố gắng, anh ta kẹp được bó diêm vào giữa hai cổ tay. Với cách này anh ta đưa bó diêm lên miệng. Khi anh ta cố hả miệng, nước đá vỡ nghe răng rắc. Quai hàm dưới anh ta thụt vào, môi trên cong ra bấu bó diêm bằng hàm răng trên để lấy riêng một que diêm. Anh ta lấy được một que diêm và thả xuông đùi mình. Tình thế cũng chẳng khá hơn. Anh ta không nhặt nó lên được. Rồi anh ta nghĩ một cách khác. Anh ta dùng răng nhặt que diêm lên và quẹt nó vào đùi. Anh ta quẹt đến hai mươi lần que diêm mới cháy. Khi que diêm bừng lên, anh ta ngậm nó đưa sát vào mẩu vỏ cây. Nhưng hơi lưu huynh cháy hắt lên lỗ mũi và vào tận buồng phổi, làm anh ta ho từng hồi. Que diêm rơi xuống tuyết và tắt lịm. Bậc đàn anh ở Sulphur Creek đã nói đúng, anh ta nghĩ thế trong cơn tuyệt vọng: khi trời lạnh hơn năm mươi độ dưới không, đi xa phải có bạn đồng hành. Anh ta vỗ đập đôi tay nhưng không đánh động nổi một mảy may cảm giác.
Thình lình anh ta đưa miệng tháo cả đôi bao tay ra. Anh ta kẹp bó diêm giữa hai cổ tay. Cơ bắp cổ tay chưa bị đông giá cho phép anh ta giữ chặt bó diêm. Ðoạn, anh ta quẹt cả bó diêm vào đùi. Nó bùng lên lửa ngọn, cả bảy chục que diêm cháy một lúc! Không có gió. Anh ta nghiêng đầu qua một bên tránh khói, và đưa bó diêm sát miếng vỏ cây. Ðang giữ bó diêm, anh ta bỗng có lại cảm giác ở bàn tay. Thịt anh ta đang cháy. Anh ta ngửi được mùi thịt cháy. Anh ta cảm được sự nóng cháy tận sâu dưới làn da. Cảm giác đó trở nên đau nhói. Và anh ta vẫn ráng chịu, cầm ngọn lửa một cách vụng về gần miếng vỏ cây vẫn chưa bắt lửa vì cái tay cháy của anh ta đang cản lối, đang hút hết ngọn lửa.
Cuối cùng, khi không còn chịu nỗi, anh ta dãn hai tay ra. Những que diêm cháy nghe vèo vèo rơi xuống tuyết, nhưng miếng vỏ cây đã bắt lửa. Anh ta bắt đầu đặt cỏ khô và các que củi bé tí trên ngọn lửa. Anh ta không thể nhặt từng vật và chọn lựa, vì anh ta phải hốt mớ nhiên liệu dẫn hỏa đó bằng hai cổ tay. Những mẩu nhỏ gỗ mục và rêu xanh bám theo củi khô, và anh ta loại bỏ những thứ đó bằng cách dùng hàm răng. Anh ta trân quí ngọn lửa một cách vụng về. Nó là sự sống và không được để nó tàn lụi. Sự triệt thoái của máu khỏi bề mặt cơ thể làm cho anh ta bắt đầu run lên và càng trở nên vụng về hơn. Một mảng rêu xanh lớn rơi đè thật khít khao lên ngọn lửa nhỏ bé. Anh ta cố đẩy nó ra, nhưng thân thể run lẩy bẩy khiến anh ta đẩy quá xa, phá hư ngọn lửa., cỏ khô và củi nhỏ đang cháy bị vung vãi tứ tung. Anh ta cố dồn chúng lại, nhưng mặc cho sự nổ lực căng thẳng của anh ta, người anh cứ run bần bật, không làm gì được, và những que lửa vẫn nằm rải rác một cách vô vọng. Mỗi que lửa phì ra một cuộn khói rồi tắt ngấm. Người cung cấp lửa đã thất bại. Trong khi anh ta nhìn quanh một cách vô hồn, mắt anh ta chợt dừng lại ở con chó đang ngồi đối diện đống lửa tàn, trước mặt anh ta, trên tuyết, không ngừng những cử chỉ nôn nóng, khi thì nhấc chân phải, khi thì nhấc chân trái, và ánh mắt biểu lộ một háo hức như thèm thuồng cái gì.
Hình ảnh con chó gieo một ý nghĩ man dại trong đầu anh ta. Anh ta nhớ lại câu chuyện một người bị sa cơ trong bão tuyết đã giết con bò rừng con, rúc vào bên trong xác con vật, và nhờ vậy đã sống sót được. Mình sẽ giết con chó và chôn hai tay trong thân thể ấm áp của nó cho đến khi hết tê cóng. Rồi mình sẽ nhóm được một đống lửa khác. Anh ta lên tiếng với con chó, gọi nó, nhưng trong giọng anh ta có âm hưởng lạ lùng của một nỗi sợ hãi, có lối nói không giống mọi lần, làm cho con vật khiếp sợ. Có chuyện gì đây, và bản tính nghi ngờ của nó cảm nhận được một hiểm nguy - nó không biết hiểm nguy gì, nhưng ở đâu đó, và không biết bằng cách nào, trong óc nó bỗng dâng lên một linh cảm bất an về gã đàn ông. Nó cụp đôi tai xuống khi nghe gã đàn ông gọi, và những cử động nôn nao, những động tác co chân này, co chân kia cứ tăng lên; nhưng nó không đến gần gã đàn ông. Anh ta bò lại phía con chó. Cái động tác khác thường này lại kích thích thêm nghi ngờ, và con vật khéo léo tránh sang một bên.
Gã đàn ông ngồi trên tuyết một lát, và cố giữ bình tĩnh. Ðoạn, anh ta dùng răng mang bao tay vào và đứng dậy. Anh ta liếc nhìn xuống đất để biết chắc mình đang đứng thật sự, bởi vì đôi bàn chân mất cảm giác làm anh ta cảm thấy mình không dính liền với mặt đất. Vị thế đứng thẳng của anh ta xua tan nghi ngờ trong đầu óc con chó; và khi anh ta nói với giọng chỉ huy, với âm của roi vọt thì con chó trở lại thái độ phục tùng thường lệ và bước đến bên anh ta. Khi nó đến vừa tầm tay với, gã đàn ông mất tự chủ. Anh ta vội dang tay ôm con chó, và thấy kinh ngạc khám phá hai bàn tay không thể bấu víu, không thể co lại, cũng không còn cảm giác ở các ngón tay. Trong một lúc anh ta đã quên khuấy rằng các ngón tay đã đông lạnh, và càng lúc càng đông đặc thêm.
Mọi sự xảy ra rất nhanh, và con vật không kịp chạy thoát, bị anh ta ôm gọn trong đôi cánh tay. Anh ta ngồi xuống trên tuyết, và ở vị thế này, ôm giữ con chó mặc dù nó gầm gừ, tru tréo và vùng vẫy.
Nhưng anh ta chỉ có thể làm đến thế, ôm con chó trong tay và ngồi đó. Anh ta nhận thấy mình không giết nổi con chó. Vô phương. Với đôi bàn tay thảm hại anh ta chẳng rút, cũng chẳng cầm được con dao, và cũng chẳng siết cổ nó được. Anh ta thả con chó, và nó phóng chạy ra xa một cách man dại, đuôi cụp sát dưới mông, và vẫn còn gầm gừ. Nó dừng lại cách xa anh ta bốn mươi bộ, quan sát anh ta với vẻ lạ lùng, đôi tai vểnh cao. Gã đàn ông cúi nhìn đôi bàn tay để tìm chúng, và thấy chúng lủng lẳng ở cuối hai cánh tay mình. Anh ta chợt thấy lạ lùng rằng một người phải dùng mắt tìm xem tay mình ở đâu. Anh ta bắt đầu đong đưa hai cánh tay dọc hai bên hông, và vỗ hai bàn tay trong bao tay vào bên mình. Anh ta làm như thế trong năm phút một cách dữ dội, và tim anh ta bơm một lượng máu đủ lên tới bề mặt để chận đứng cơn run lẩy bẩy. Nhưng đôi bàn tay vẫn không có cảm giác. Anh ta có cảm tưởng chúng treo như những trọng lượng cuối đôi cánh tay của mình, nhưng khi anh ta thử hướng cái cảm tưởng đó xuống đôi tay thì không thể nào cảm được chúng có ở đó.
Một nỗi chết, buồn thảm và nghiệt ngã len vào hồn anh ta. Nỗi lo sợ đó bỗng nhói buốt tâm can khi anh ta biết rằng vấn đề không còn là chuyện đông đá các ngón tay, ngón chân, hay là chuyện phải mất tay, mất chân, nhưng là chuyện sống và chết, với mọi cơ may không còn đứng về phía mình nữa. Tâm trạng đó ném anh ta vào một sự hốt hoảng, và anh ta quay lại chạy dọc theo lòng suối, trên con đường cũ gần mất lối. Con chó chạy theo và đuổi kịp anh ta. Anh ta chạy một cách mù quáng, không chủ đích, trong nỗi hoang mang, sợ hãi anh chưa từng thấy trong đời mình. Từ từ, khi anh ta xông xáo qua tuyết giá, anh ta bắt đầu nhìn rõ mọi vật trở lại - đôi bờ suối, những đống gỗ mắc nghẽn, những cây bạch dương trụi lá, và bầu trời. Nhờ chạy, anh ta cảm thấy dễ chịu hơn. Anh ta không run rẩy. Nếu tiếp tục chạy có lẽ đôi bàn chân sẽ ấm lại; và dù sao, nếu chạy đủ xa anh ta sẽ đến được nơi dựng trại và gặp bọn trẻ. Dĩ nhiên anh ta sẽ mất vài ngón tay và vài ngón chân, và một phần nào đó của da mặt; nhưng bọn trẻ sẽ săn sóc anh ta, và cứu được phần cơ thể còn lại của anh ta. Và cùng một khoảnh khắc, một ý nghĩ khác trong đầu anh ta nói rằng anh ta sẽ chẳng bao giờ đến nơi được; còn nhiều dặm đường quá, và sự đông giá trong cơ thể anh ta trầm trọng quá, và chẳng còn lâu nữa đâu thân xác anh ta sẽ cứng đơ và chết. Cái ý tưởng đó, anh ta giấu trong lòng, không muốn nghĩ tới. Ðôi khi nó ngoan cố trỗi dậy, và đòi lên tiếng, nhưng anh ta đẩy nó xuống, và cố nghĩ đến những điều khác.
Anh ta lấy làm lạ là mình có thể chạy được trên đôi bàn chân đã đông lạnh đến độ mình không còn cảm thấy chúng chạm mặt đất và nâng trọng lượng toàn thân mình. Dường như anh ta đang lướt trên mặt đất, và không còn dính liền với trái đất. Có lần ở đâu đó anh ta có trông thấy hình vẽ sứ thần Mercury với đôi cánh, và tự hỏi không biết thần Mercury có cảm thấy như anh ta đang cảm thấy lúc này, khi lướt trên mặt đất.
Cái lý thuyết chạy cho đến địa điểm trại với bọn trẻ có một lỗ hổng trong đó: anh ta không đủ sức chịu đựng. Nhiều lần anh ta suýt ngã, và cuối cùng anh ta bước chập choạng, quỵ xuống, rồi ngã lăn ra. Khi anh ta cố ngoi dậy, không sao làm nổi. Anh ta nghĩ nên ngồi nghỉ một lát, và lần tới anh ta chỉ nên đi bộ, tiếp tục đi bộ. Khi anh ta ngồi và lấy lại hơi thở, anh ta thấy mình khá ấm áp và dễ chịu. Anh ta không run, và thậm chí hình như một luồng hơi ấm đã chạy qua phần ngực và toàn phần trên của cơ thể. Và tuy vậy, khi anh ta sờ mũi hay má vẫn không có cảm giác. Chạy không làm cho các chỗ ấy ấm lên. Cả bàn tay, bàn chân cũng thế. Rồi anh ta bỗng nghĩ, những phần thân thể đã giá lạnh sẽ còn lan rộng ra. Anh ta cố trấn áp cái ý nghĩ đó, cố quên nó để nghĩ một điều gì khác; anh ta ý thức được cái tâm trạng hoảng hốt phát sinh từ cái ý nghĩ kia, mà anh ta lại chúa sợ sự hoảng hốt. Nhưng cái ý nghĩ kia rõ ràng và thường trực cho đến lúc nó gợi một viễn ảnh toàn thân đông lạnh cứng đơ. Ðến đây thì quá lắm rồi, và anh ta lại chạy như điên dọc theo con đường. Một lần anh ta chậm lại để bước đi, nhưng ý nghĩ sự đông giá đang lan rộng trong thân thể lại bắt anh ta chạy nữa.
Trong suốt thời gian đó con chó chạy theo anh ta. Khi anh ta ngã xuống lần thứ hai, nó cuộn cái đuôi chung quanh hai chân trước, ngồi trước mặt anh ta, tò mò và háo hức. Cái ấm áp và bình yên của con vật làm anh ta tức giận, và anh ta chửi rủa nó cho đến khi nó cúp hai lỗ tai xuống, ra vẻ nghe lời. Lần này cơn run rẩy đến rất nhanh. Anh ta đang thua dần trong trận chiến với băng giá. Nó đang bò vào cơ thể anh ta từ mọi phía. Nghĩ đến đó, anh ta lại guợng dậy, nhưng chạy không quá một trăm bộ thì bước quờ quạng rồi té nhoài người về đằng trước. Ðó là cơn hốt hoảng cuối cùng của anh ta. Khi lấy lại hơi thở và bình tĩnh trở lại, anh ta ngồi dậy và có trong đầu cái ý niệm đón nhận cái chết với danh dự. Tuy nhiên tư tưởng đó không đến với anh ta rõ ràng như thế. Suy nghĩ của anh ta là mình đã tự làm trò cười, chạy quanh như con gà đã bị chặt đầu - đó chính là ý tưởng véo von trong đầu anh ta. Ờ, đằng nào anh ta cũng sắp bị đông lạnh, cứ chấp nhận một cách thường tình. Cùng lúc với sự tĩnh tâm vừa tìm được, những thoáng chóng mặt đầu tiên cũng vừa đến. Anh ta ngẫm nghĩ, cứ ngủ để đi vào cái chết là một cách hay. Giống như bị đánh thuốc mê. Ðông lạnh không đau đớn như mọi người vẫn tưởng. Có biết bao cái chết còn thê thảm hơn nhiều.
Anh ta hình dung bọn trẻ tìm thấy xác mình ngày hôm sau. Bỗng nhiên anh ta thấy mình gặp chúng, từ xa đi đến, theo con đường mòn và tìm kiếm anh ta. Và, vẫn đi với bọn chúng, anh ta đi vòng một khúc quanh trên đường và tìm thấy chính mình nằm trong tuyết. Anh ta không thuộc về mình nữa, bởi vì ngay cả lúc đó anh ta đã ở ngoài thân xác mình, đứng với bọn trẻ và ngắm nhìn chính mình nằm trong tuyết. Trời lạnh thật, anh ta nghĩ thế. Khi trở về Mỹ anh ta có thể kể cho mọi người nghe trời lạnh tới mức nào. Anh ta chu du từ đó đến hình ảnh bậc đàn anh ở Sulphur Creek. Anh ta có thể thấy y thật rõ, y ăn mặc ấm áp, thoải mái, và hút ống vố.
"Ông đã đúng, đại ca, ông đã đúng", gã đàn ông thều thào nói với bậc đàn anh ở Sulphur Creek.
Rồi gã đàn ông thiu thiu đi vào giấc ngủ dễ chịu nhất, hả hê nhất trong đời mình. Con chó ngồi đối diện anh ta, chờ đợi. Ngày ngắn ngủi sắp bước vào một hoàng hôn dài và chậm chạp. Không có dấu hiệu gì là lửa sẽ được đốt lên, và hơn nữa, trong kinh nghiệm của nó, con chó chưa từng biết có người nào ngồi như thế trong tuyết mà không đốt lửa. Khi hoàng hôn xuống dần, sự thèm khát lửa xâm chiếm nó, và hai chân trước chốc chốc lại nâng lên, nó than khe khẽ, rồi cúp hai tai xuống, dự tưởng sẽ bị chủ la mắng. Nhưng gã đàn ông vẫn im lặng. Lát sau con chó than lớn. Rồi lát sau nữa nó bò đến gần gã đàn ông, và ngửi được mùi tử khí. Ðiều đó khiến con chó nhảy dựng hai chân trước lên và lui lại. Nó nấn ná một lúc, cất tiếng hú, chõ mõm lên các vì sao đang nhảy múa và lấp lánh trong bầu trời lạnh giá. Ðoạn, nó quay đầu, chạy theo con đường mòn về hướng căn trại nó biết, ở đó có những người khác cung cấp thức ăn và cung cấp lửa.
Hà Kỳ Lam dịch

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Khó như tìm... thực phẩm bẩn!

Khó như tìm... thực phẩm bẩn!
Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/kho-nhu-tim-thuc-pham-ban-20140921231704191.htm, đăng ngày 21/09/14, mục Thoi su trong nuoc .
Những ngày gần đây, vấn đề thực phẩm bẩn nhập khẩu lại có dịp hâm nóng. Ngay khi thông tin các sản phẩm chứa dầu nhiễm bẩn từ Đài Loan đã được xuất sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, các ngành chức năng đã ráo riết vào cuộc.
Và chiến dịch ra quân lần này thoạt đầu có vẻ nhẹ nhàng khi tên doanh nghiệp được chỉ đích danh. Song lạ là khi kiểm tra thực tế đã không phát hiện được gì. Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay trong hồ sơ xác minh việc nhập 480 thùng hàng chế biến từ dầu bẩn được cho là đã vào Việt Nam!
Cách đây vài tuần, người tiêu dùng mê mì Hàn Quốc cũng một phen hốt hoảng khi nghe thông tin 2 sản phẩm mì Neoguri (Hot) và Neoguri (Mild) do Công ty Nongshim (Hàn Quốc) sản xuất đã được nhập khẩu vào Việt Nam có chứa chất gây ung thư. Nhưng cũng tương tự như sản phẩm có chứa dầu ăn bẩn kể trên, cơ quan chức năng Việt Nam chỉ biết và vào cuộc khi có thông báo từ đại sứ quán sở tại về việc thu hồi tự nguyện.
Ngược dòng vài năm trước, năm nào cũng rộ lên chuyện thực phẩm bẩn nhập khẩu (từ sữa đến trái cây, thực phẩm chức năng). Tất cả đều được phía xuất khẩu hoặc người tiêu dùng phát hiện. Chưa hề thấy sự vào cuộc chủ động của cơ quan chức năng. Thậm chí đến thời điểm này, bí ẩn nhiều loại trái cây nhập khẩu để vài tháng còn tươi xanh vẫn chưa có lời giải rõ ràng.
Những câu chuyện trên cho thấy với cách quản lý “chữa cháy” như hiện nay, thật khó tìm ra thực phẩm bẩn. Cho dù phần lớn sản phẩm đó được nhập theo đường chính ngạch. Và nó chỉ được xem là “bẩn” khi có thông tin từ nước sở tại. Việc truy tìm cũng thật gian nan khi cơ quan chức năng nói có, doanh nghiệp nói không. Trên thực tế, với những thực phẩm nhập ngoại, có nhãn mác, người tiêu dùng có thông minh đến mấy cũng khó phân biệt đâu là sản phẩm không bảo đảm chất lượng an toàn, vệ sinh. Họ chỉ còn trông chờ vào sự bảo vệ của cơ quan chức năng; đạo đức kinh doanh của những cá nhân, tổ chức tham gia vào chuỗi sản xuất, mua bán, vận chuyển thực phẩm xuyên quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào đạo đức của những người kinh doanh để ngăn chặn “thực phẩm bẩn” là điều viển vông.
Sắp tới, với nhiều hiệp định thương mại được ký kết, thực phẩm nhập khẩu sẽ vào nước ta nhiều hơn. Để bảo vệ người tiêu dùng và cũng để bảo vệ doanh nghiệp kinh doanh chân chính, vấn đề tiên quyết vẫn là sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của các cơ quan chức năng. Việc phát hiện thực phẩm bẩn - sạch phải được thực hiện ngay từ hàng rào kỹ thuật của hải quan, sự chủ động và trách nhiệm của cơ quan y tế, quản lý thị trường. Mặt khác, cần nâng mức quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Không chỉ thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm nhiễm bẩn mà cần xem hành vi của những cá nhân, tổ chức tiếp tay hoặc cố tình nhập khẩu thực phẩm bẩn vào Việt Nam là tội ác; tùy theo mức độ vi phạm, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Minh Hà

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Đại sứ Đan Mạch thi chạy marathon ở Sa Pa

Đại sứ Đan Mạch thi chạy marathon ở Sa Pa
Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/dai-su-dan-mach-thi-chay-marathon-o-sa-pa-20140919185258948.htm , đăng ngày 20/09/14, mục Thời sự trong nước.
(NLĐO) - Sáng nay 20-9, Đại sứ Đan Mạch John Nielsen cùng các vận động viên đã xuất phát trong cuộc đua marathon quốc tế lớn nhất Việt Nam diễn ra tại Sa Pa (Lào Cai) với 500 vận động viên đến từ 40 quốc gia.
Đại sứ Đan Mạch John Niesel tham gia cuộc thi chạy marathon ở Sa Pa
Sáng sớm nay 20-9-14, các vận động viên tham gia cuộc đua marathon quốc tế lớn nhất Việt Nam đã xuất phát, bắt đầu cuộc đua vượt núi ở Sa Pa (Lào Cai).
Hòa trong các vận động viên là Đại sứ Đan Mạch John Nielsen, với vẻ trẻ trung và khác hẳn ngày thường trong chiếc áo phông thể thao màu đen gọn gàng.
Các vận động viên tham gia các cự ly 70 km, 42 km và 21 km xuất phát từ sáng sớm. Riêng các vận động viên tham gia siêu marathon 70 km đã xuất phát từ 4 giờ sáng, khi trời còn tối và ai cũng phải mang theo đèn pin soi đường. Riêng những vận động viên tham gia cuộc đua cự ly 10 km sẽ xuất phát vào ngày Chủ nhật, 21-9-14.
Là một vận động viên tham gia cuộc đua ở cự ly bán marathon 21 km, Đại sứ Đan Mạch John Nielsen vui vẻ nói: “Thời tiết đã tốt hơn rất nhiều, tôi đã rất sẵn sàng cho cuộc đua”. Ông chia sẻ để chuẩn bị cho cuộc đua lần này, ông đã luyện tập thường xuyên trong 3-4 tháng bằng cách chạy quanh hồ Tây (Hà Nội), và cách đây 1 tháng, ông đã tham gia một sự kiện marathon tại Angkor Wat, Campuchia. Tuy vậy, đại sứ Đan Mạch cho rằng đường đua năm nay vẫn sẽ rất thách thức đối với ông vì ông sẽ phải vượt qua thêm một ngọn núi trước khi về đích.
Trước đó, trong ngày 19-9-14, lễ chào đón 500 vận động viên từ 40 quốc gia tham gia sự kiện Marathon vượt núi Việt Nam đã diễn ra trên đỉnh một ngọn đồi ở Sa Pa, xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi. Có 9 người Việt Nam tham gia cuộc đua này. Các vị khách nước ngoài không ngừng trầm trồ và giơ máy ảnh, máy quay phim lên ghi lại vẻ đẹp của các ngọn núi Sa Pa đã trở lại rạng rỡ sau cơn bão số 3. Những áng mây trắng vắt ngang những thửa ruộng bậc thang đã ngả màu vàng chín ửng dưới nắng thu.
Đại sứ Đan Mạch Nielsen tỏ ra hào hứng: “Tôi đã tham gia nhiều cuộc đua marathon, đa số ở Châu Âu, nhưng marathon vượt núi Việt Nam là một trong những chặng đua đẹp nhất thế giới”.
Mối lo ngại về thời tiết đã biến mất, tuy nhiên, đường chạy vẫn có thể chưa khô hẳn sau cơn bão và vẫn có thể trơn trượt, khiến các vận động viên thận trọng hơn trong khâu chuẩn bị. Asger Koppen, giám đốc khu nghỉ dưỡng Topas Ecolodge ở Sa Pa, đồng thời cũng là một người già dặn kinh nghiệm chạy đường mòn cảnh báo các vận động viên rằng đường chạy sẽ có những đoạn rất dốc, trơn trượt và những hòn đá nhỏ dễ gây trẹo mắt cá. Thêm vào đó, các vận động viên cũng cần cẩn thận kẻo bị lạc, vì trong cuộc đua năm ngoái đã xảy ra trường hợp những người dân bản thu nhặt các dải băng dánh dấu đường chạy đem về nhà họ để dùng, khiến cho một số vận động viên bị mất dấu trên đường chạy và có người đã bị lạc.
Mỗi vận động viên tham gia sự kiện sẽ ủng hộ 20 USD tiền phí tham gia cho một tổ chức từ thiện tại địa phương là Sa Pa O’Chau. Tổ chức này tạo điều kiện và cơ hội hoàn tất vệc học cho những bạn trẻ người dân tộc thiểu số. Những vận động viên đến từ nước ngoài sẽ mang theo quần áo và sách vở để tặng những người dân tộc thiểu số ở Sa Pa. Công ty sản xuất đồ chơi LEGO từ Đan Mạch sẽ gửi tặng đồ chơi cho một số trường học trong khu vực.
Một số (7) hình ảnh về cuộc đua đặc biệt này:
Cuộc đua được tổ chức ở Topas Ecolodge - một khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường ở Sa Pa
Buổi lễ chào mừng 500 vận động viên đến từ 40 quốc gia tham gia cuộc đua
Các lá cờ của các quốc gia có vận động viên tham dự
Đại sứ Đan Mạch John Nielsen sẽ tham gia cuộc đua ở cự ly 21 km,
Họp phổ biến thông tin cho vận động viên
Tiết mục văn nghệ của các em đến từ Sa Pa O’Chau - một tổ chức từ thiện tại địa phương
Các vận động viên sẽ xuất phát và về đích giữa núi rừng Sa Pa tuyệt đẹp
D.Ngọc - Ảnh: Đại sứ quán Đan Mạch
Tin liên quan : Việt Nam giành 4 giải nhất marathon quốc tế (Cuộc thi ngày 31/08/14 tại Đà Nẵng) ; xem tại: http://nld.com.vn/the-thao/viet-nam-gianh-4-giai-nhat-marathon-quoc-te-20140831231742436.htm

Hàng trăm “quả trứng kỳ lạ" dạt bờ biển Úc

Hàng trăm “quả trứng kỳ lạ" dạt bờ biển Úc
Copy từ http://nld.com.vn/khoa-hoc/hang-tram-qua-trung-ky-la-dat-bo-bien-uc-20140919145037692.htm , đăng ngày 19/09/14 , mục Giáo Dục > Khoa hoc .
(NLĐO) – Hàng trăm vật lạ hình cầu màu xanh rêu đã trôi dạt vào bãi biển Úc những ngày qua. Người dân ở đây gọi những vật lạ là “trứng sinh vật ngoài hành tinh”, trong khi các nhà khoa học nhận định đây có thể là một loại tảo.
Các quả cầu màu xanh rêu, bề mặt mềm như nhung
Những ngày qua, hàng trăm vật hình cầu không rõ nguồn gốc, màu xanh, bề mặt mềm như nhung đã trôi dạt vào bãi biển Dee Why khiến người dân địa phương luôn thắc mắc rằng liệu đây có phải là trứng sinh vật lạ hay chỉ đơn thuần là loại tảo cầu Nhật Bản.
Thành viên đội tuần tra cứu hộ bãi biển Dee Why tên Rae-Maree Hutton cho biết cô đã chứng kiến các vật thể lạ này khi đi dạo bãi biển vào sáng sớm.
“Tôi không dám dùng tay chạm vào chúng vì không biết liệu chúng có chích hay không, nhưng tôi đã thử dùng ngón chân chạm nhẹ, thấy chúng khá mềm, giống như miếng bọt biển vậy”, Hutton nói.
Jenny Zhang – một người dân vùng Narraweena – cho biết cô đi dạo trên bãi biển này hằng ngày nhưng chưa bao giờ nhìn thấy thứ gì tương tự
“3 ngày trước, bãi biển Úc xuất hiện vài quả nhỏ bằng cái trứng nhưng hôm nay, các vật thể dạt vào bờ biển ngày càng nhiều và chúng to hơn trước. Tôi đã cố lên mạng tìm kiếm thông tin về chúng nhưng không thấy gì. Chúng tương tự những quả cầu rêu ở Nhật Bản nhưng không làm bằng rêu, có thể là rong biển”, cô Zhang nói.
Phó giáo sư Alistair Poore - Khoa Sinh học, Trái đất và Khoa học môi trường Trường ĐH New South Wales - cho biết nhiều khả năng những quả cầu trên là tảo lục còn sống.
“Chúng khá thú vị. Tôi từng nhìn thấy thứ tương tự, là rong biển đôi khi chết cuộn lại thành hình như quả bóng dưới nước. Tuy nhiên, những quả cầu đó làm từ cây cỏ chết, còn ở đây, có vẻ những sinh vật này đang sống”.
Sinh vật lạ phát sáng trong đêm gây xôn xao dư luận trước đó
Nhà nghiên cứu Alistair cho rằng có thể là một dạng của aegagropilious - loại cầu rêu được tìm thấy ở Nhật Bản, nơi các loại tảo sống bám vào nhau tạo thành khối hình cầu (không chứa đá).
Chuyên gia Alan Millar đến từ Trung tâm Vườn thực vật hoàng gia Úc nhận định có thể những quả cầu bằng tảo dạt bờ biển do ảnh hưởng của thời tiết cộng với tác động của sóng mạnh.
Trước đó, hàng ngàn sinh vật lạ dạt bờ biển Mỹ hay sinh vật lạ phát ánh sáng xanh trong đêm cũng đã khiến cư dân mạng xôn xao.
L. Thoa (Theo Daily Telegraph)

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

TPHCM: Đẩy mạnh đầu tư giáo dục mầm non

TPHCM: Đẩy mạnh đầu tư giáo dục mầm non
Copy từ http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2014/9/361565/, đăng ngày 19/09/14, mục Giáo Dục .
Chưa đầy một tuần, từ ngày 10 đến 15-9-2014, TPHCM đã ban hành liên tiếp ba văn bản quy định một số chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ tiền lương đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành học mầm non (MN) trên địa bàn TPHCM. Đây có thể nói là một trong những động thái thể hiện quyết tâm của UBND TPHCM trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của bậc học này. Tuy nhiên, hòa trong niềm vui to lớn đó vẫn còn không ít nỗi lo…
Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng TPHCM đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc mầm non, đảm bảo tất cả trẻ đều được chăm sóc tốt tại trường.
Sự quan tâm đặc biệt
Một trong những thay đổi lớn nhất của các chính sách đầu tư, phát triển ngành học MN trong năm học này là bổ sung thêm biên chế chức danh nhân viên nuôi dưỡng cho các cơ sở giáo dục MN công lập. Theo đó, mỗi lớp sẽ có thêm một nhân viên nuôi dưỡng để hỗ trợ giáo viên trong việc chăm sóc trẻ, vệ sinh trường, lớp, hành lang, nhà vệ sinh, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho các cháu. Thêm vào đó, mỗi cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục MN công lập sẽ được hỗ trợ thêm 25% tiền lương do tính chất công việc.
Riêng đối với những người trực tiếp giảng dạy nhóm lớp từ 6 đến 18 tháng tuổi, mức hỗ trợ được tăng lên 35%. Các giáo sinh mới ra trường được phân bổ về các cơ sở giáo dục MN trong năm học này sẽ được hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng, hỗ trợ thêm 70% lương cơ sở trong năm tiếp theo và 50% lương cơ sở đối với năm thứ ba công tác.
Ngoài ra, đối với các dự án xây mới trường MN, chủ đầu tư sẽ được ngân sách TP hỗ trợ 100% lãi suất, kéo dài thời gian trả vốn vay từ 7 năm theo quy định cũ lên tối đa 15 năm, tùy theo tính chất quy mô dự án. Đối với nhu cầu cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị của các nhóm trẻ gia đình, văn bản số 4518/QĐ-UBND ban hành ngày 10-9-2014 quy định rõ: “UBND quận, huyện có trách nhiệm cân đối từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn khác cho các cá nhân vay không tính lãi suất để nâng cao chất lượng hoạt động của các nhóm trẻ gia đình”.
Trường Mầm non Sen Hồng,
Năm học 2014 - 2015, giáo viên mầm non được hỗ trợ thêm 25% tiền lương. Ảnh: Cô và trò Trường Mầm non Sen Hồng, Bình Chánh, TPHCM. Ảnh: TRƯƠNG NGỌC
Có thể nói chưa có năm học nào giáo dục MN được TPHCM ưu tiên dành nhiều quan tâm đặc biệt đến như vậy. Nguyên nhân của động thái này, theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận là do quy mô dân số hiện nay gia tăng quá lớn. Mặc dù năm nào ngân sách TP cũng dành hơn 5.000 tỷ đồng xây mới 1.500 phòng học nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu. Do đó, “nếu không chủ động tháo bỏ nhiều quy định về mặt cơ chế, TP sẽ không hoàn thành các nhiệm vụ được giao”, đồng chí Hứa Ngọc Thuận bày tỏ.
Nhìn nhận vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội Trịnh Ngọc Thạch đánh giá cao những đổi mới về mặt chủ trương, chính sách mà TPHCM đã và đang thực hiện trong thời gian chờ đợi những đổi mới toàn diện, căn cơ hơn từ phía trung ương.
Mừng nhưng chưa đủ…
Theo số liệu thống kê mới nhất của UBND TPHCM, hiện nay TP đang thiếu khoảng 2.000 giáo viên MN. Dự kiến trong năm học 2015 - 2016 cần bổ sung thêm 2.000 giáo viên nữa, nâng tổng số giáo viên cần tuyển dụng mới là 4.000 người. Tuy nhiên, số liệu tổng hợp từ 8 đơn vị đang đào tạo giáo viên MN trên địa bàn TP, năm học 2014 - 2015, tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường các ngành sư phạm MN là 1.567 người, trong đó ước tính sẽ có khoảng 80% giáo sinh ở lại công tác tại TP. Như vậy, vẫn còn thiếu đến hơn 50% nhu cầu tuyển dụng.
Từ thực tế đó, nhiều chuyên gia đã dự đoán không chỉ trong năm học này mà ít nhất 4 - 5 năm nữa, vấn đề thiếu hụt giáo viên MN vẫn là bài toán lớn đặt ra cho TP. Thêm vào đó, cô H.T.N.M., một trong những giáo viên trẻ đang công tác tại Trường Mầm non Mai Anh (quận Gò Vấp), bày tỏ: “Mặc dù theo quy định vừa được ban hành, giáo viên được tuyển dụng mới trong năm học 2014 - 2015 sẽ được hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng nhưng so với mặt bằng thu nhập chung các ngành nghề khác, mức hỗ trợ này vẫn tương đối thấp. Đó là chưa kể đối với những giáo viên đã công tác tại trường được 2 - 3 năm, chưa thấy quy định có bất kỳ khoản hỗ trợ nào dù thu nhập của chúng tôi hiện nay chưa đến 3 triệu đồng/tháng”.
Ngoài ra, văn bản số 31/2014/QĐ-UBND ban hành ngày 13-9-2014 quy định: “Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trẻ ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập sẽ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch hàng năm, kinh phí đào tạo thực hiện từ ngân sách nhà nước với mức 1.800.000 đồng/người/khóa”.
Song, nhiều giáo viên bày tỏ lo ngại, với tình hình nhân sự thiếu ổn định và thu nhập chênh lệch giữa các cơ sở giáo dục MN ngoài công lập hiện nay, yêu cầu này liệu có được thực hiện một cách đồng đều và công bằng giữa các cơ sở? Cơ quan nào sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm quản lý cũng như giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của giáo viên liên quan đến các vấn đề về chế độ, chính sách ở các cơ sở giáo dục MN ngoài công lập?
Thêm vào đó, Đề án thí điểm nuôi giữ trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi hiện nay mới tập trung cho khu vực các trường công lập với nhiều kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ thu nhập, trong khi từ nhiều năm nay đã có rất nhiều trường ngoài công lập nhận giữ trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi nhưng chưa được bất kỳ sự quan tâm, hỗ trợ nào.
Tuy còn không ít băn khoăn nhưng đại diện các trường đều thừa nhận những nỗ lực rất lớn của TP trong việc đi đầu cả nước về những chính sách nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc MN. Đổi mới đầu tiên tuy chưa tròn trịa nhưng dư luận có quyền hy vọng vào những bước bổ sung, hoàn thiện tốt hơn để giáo dục MN TP trở thành một trong những điểm sáng đối với cả nước.
Thu Tâm
Be lam cay thong Noel truong mau giao-www saigonacademy com(5)
Các bé trường mẫu giáo SaiGon Academy làm cây thông Noel.
Thu Tâm