Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Khi mình từ bỏ nhau trên facebook

Chuyện cuối tuần
Khi mình từ bỏ nhau trên facebook
Copy từ http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20141228/khi-minh-tu-bo-nhau-tren-facebook/691371.html, đăng ngày 28/12/14, mục Van hóa - Giải trí.
TT - “Tui không thích nhỏ đó nữa, nó không bao giờ like hình của tui! Giờ đứa nào không bấm like, tui nghỉ chơi hết.
Nặng thì block luôn!” - đó là lời giận dỗi của một cô gái trong quán cà phê, sau 20 phút đầu cả nhóm selfie và đăng ảnh lên Facebook, dù vẫn chưa chọn được món nào để uống cùng nhau.
Ở chốn công cộng bây giờ người ta dễ dàng thấy những nhóm bạn năm người ngồi cà phê với nhau, mỗi người một chiếc điện thoại và chăm chỉ bấm like (thích), comment (bình luận) cho một ai đó ngồi rất xa mình chứ không tán dóc với nhau.
Trong quán nhậu, thay vì ngồi bình luận trận bóng, ngắm gái đẹp hoặc bàn chuyện làm ăn, các ông đã chuyển qua... chụp món nhậu đăng Facebook. Trong các shop thời trang, nhiều chị chủ nói rằng có rất nhiều cô đến đây thử đồ, thay váy, chỉ với mục đích chụp hình đưa lên mạng chứ cũng không mua gì.
Chỉ là hoa râm bụt thôi.
Thường tất cả các cuộc tụ họp này kết thúc trong vui vẻ và lặng lẽ.
Nhưng có lẽ, mối quan hệ của cô gái vừa đăng ảnh trong câu chuyện trên và “đứa không bấm like” đã xấu đi vì nút like. Không gặp nhau, không xích mích, không xung đột, không cãi vã, người ta từ bỏ nhau vì Facebook dễ dàng hơn, một tình bạn cũng có thể kết thúc với nút unfriend (hủy kết bạn) mà không cần một chút xoa dịu hay gây gổ nào.
Trong quyển sách Silent message của Albert Mehrabian, nhà tâm lý của Đại học UCLA, quy tắc 7%-38%-55% đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới về phương thức người ta thật sự trò chuyện với nhau. Chỉ có 7% những giao tiếp diễn ra dưới dạng chữ viết, từ ngữ; 93% còn lại là giọng điệu, cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể.
Cách duy nhất để một người thật sự có cảm xúc với người khác là 93% còn lại - đang dần vơi đi khi công cụ siêu đẳng của mạng xã hội xuất hiện.
Cô gái đẹp chỉ giận vì “thái độ” của bạn mình là không bấm like, người ta chửi thô lỗ và từ bỏ người bạn mình chỉ vì vài dòng không vừa ý trên mạng. Một anh chàng cầm dao ra ngoài đi hăm dọa người yêu chỉ vì vô tình thấy cô gái comment trên Facebook của người bạn khác bằng hình trái tim màu đỏ
Hàng ngàn cái like và comment cho... đám tang mẹ thằng bạn, nhưng chỉ có hai đứa đến chia buồn (vì ai cũng đã chia buồn qua mạng xã hội). Khủng khiếp hơn, chỉ vì vài tin nhắn hiểu nhầm, nhiều bà vợ đã biến mạng xã hội trở thành mặt trận đánh ghen và làm xấu mặt chồng mình, thiêu hủy danh dự người phụ nữ kia.
Thật may mắn, bớt đi một cuộc đánh ghen “máu lửa” ngoài đời thực. Nhưng ai sẽ quan tâm đến ai sau các cuộc chiến mạng xã hội đó? Họ có thật sự cảm thấy nỗi đau hay sự tủi hổ của người mình yêu thương qua các từ vựng và hình ảnh trên Facebook không?
Vượt ra khỏi hàng rào của cuộc nói chuyện trực tiếp, nơi người ta phải cân nhắc về thái độ, về cảm xúc, gương mặt, không làm tổn thương người đối diện, mạng xã hội giúp người ta gặp nhau 24/7, luôn bên cạnh nhau, chỉ thể hiện những gì mình thích khoe ra và không thật sự hiểu người đang nói chuyện với mình là ai.
Không cần chịu trách nhiệm, không cần chịu đựng, không cần suy nghĩ; sự tối ưu của mạng xã hội khiến người ta quên mất mình còn những người thân yêu xứng đáng được đối xử tốt hơn là... comment.
Người ta quên mất cà phê là để tán dóc, để biết bạn mình hạnh phúc, vui vẻ hay đang đau khổ, để được bên nhau và cười đùa. Các quý ông quên mất nhậu là để ngắm gái đẹp, tán nhảm, nói chuyện vợ con, chuyện làm ăn.
Họ quên mất rằng có những phần khác của chính mình bên trong các buổi trò chuyện thân ái và cảm xúc. Họ quên mất cái nhíu mày của bạn, sự tổn thương của người yêu hay niềm sung sướng của anh em.
Họ quên mất khi mất người thân yêu, bạn mình cần một bờ vai để dựa chứ không phải... comment. Họ quên mất khi người em trai tốt nghiệp, nó cần thấy ánh mắt hãnh diện của gia đình chứ không phải tấm ảnh anh nó chia sẻ lại trên mạng xã hội.
Giữa 7% quá hấp dẫn của ngôn từ, người ta khỏa lấp 93% thiếu thốn còn lại bằng màn hình của điện thoại.
Những cánh chim trời
Và mình xa nhau thêm.
Khải Đơn

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Thuê xe con đi trộm chó

Thuê xe con đi trộm chó
Copy từ http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1079772 , mục Xã hội . Pháp luật-Hình sự, đăng ngày 27/01/15.
Tình trạng trộm chó xuất hiện từ thành thị đến nông thôn trong thời gian qua đã khiến người dân bức xúc. Các đối tượng trộm chó trang bị từ thòng lọng, súng kích điện cho đến bả độc và xuất hiện cả ngày lẫn đêm, đặc biệt thời điểm cuối năm chúng càng tăng cường hoạt động.
Các đối tượng lái ô tô đi trộm chó bị CA và người dân phường Tân Hiệp phát hiện ngày 21-1 Ảnh: C.KHANH
Mất ngủ vì “cẩu tặc”
Ông Nguyễn Văn Tính (ngụ KP.5, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương ) cho biết, nhà ông có nuôi 4 con chó, tuy nhiên chỉ 2 tháng qua đã bị bọn “cẩu tặc” bắt mất 3 con. Giờ ông phải nuôi lại 2 con khác. Ông còn cho biết trong khu vực mình sinh sống có nhiều nhà bị trộm chó, có nhà mất chó xong còn bị trộm đột nhập vào lấy tài sản. “Giờ nghe đến mấy người đi mua chó thôi mà tôi đã bị dị ứng…”, ông Tính bức xúc.
Tương tự, ông Phan Văn Sáu (ngụ KP.7, P.Phú Lợi) chua xót nói: “Năm qua nhà tôi bị mất gần chục con chó, tất cả đều là những con chó tôi yêu quý. Có đêm “cẩu tặc” bắt đến 2 con. Gần đây nhất là chúng bỏ bả độc thuốc chết 3 con vào giữa đêm khuya. Khi chúng đang định gom xác chó thì bị tôi phát hiện nên rồ xe bỏ chạy. Tôi và một số người hàng xóm có tham gia truy đuổi nhưng chúng quá manh động, chạy xe lạng lách lại cầm hung khí nên dễ dàng thoát được”.
Theo ông Sáu thì điều nguy hiểm nhất là bọn trộm chó dùng loại bả chó có hình dáng khá giống viên kẹo, một con chó lớn ăn phải chỉ vài phút sau là lăn ra giãy chết, nếu lỡ trẻ nhỏ vô tình nhặt được cục bả này sẽ hết sức nguy hiểm...
Không chỉ hoạt động trên địa bàn TP.TDM, nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng đang bị “cẩu tặc” “ghé thăm”. Do giá thịt chó trên thị trường khá cao, lại tiêu thụ nhanh nên các đối tượng này tăng cường đi tìm nguồn hàng cung cấp cho các lò mổ. Trên đường hoạt động, chúng sẵn sàng chống trả lại nếu bị phát hiện, truy đuổi. Vừa qua, tại KP.
Ông Đông, phường Tân Hiệp, TX.Tân Uyên đã xảy ra cuộc truy đuổi ngoạn mục giữa hai thành viên Đội Phòng chống tội phạm phường Tân Hiệp và bọn trộm chó. Hậu quả, một thành viên bị chúng ép té xe khiến bị thương nặng phải nhập viện.
Anh An Văn Minh, người trực tiếp tham gia cuộc truy đuổi cho biết, khoảng 15 giờ ngày 15-1, nhận được thông tin của người dân cho biết phát hiện 2 đối tượng trộm chó chạy từ KP. Ông Đông về hướng Vĩnh Tân, ngay lập tức anh và anh An Văn Thông lên đường truy đuổi bọn trộm.
Khi hai anh đang bám sát theo xe đối tượng thì đến một đoạn cua gấp, để thoát thân, tên trộm ném một con chó đã bắt được về phía các anh nhằm cản đường. Trước tình huống này, 2 “hiệp sĩ” phải nhanh tay đánh lái sang để tránh.
Với quyết tâm truy bắt tội phạm, anh Minh và anh Thông tiếp tục đuổi theo. Khi 2 “hiệp sĩ” tiếp cận được đối tượng thì bọn chúng tiếp tục ném thêm con chó còn lại trên xe xuống đường. Không bỏ cuộc, hai “hiệp sĩ” tiếp tục truy đuổi. Đến đoạn đường xấu, khi anh Thông sắp đuổi kịp bọn trộm thì bất ngờ tên cầm lái ép xe khiến anh té ngã và được người dân đưa đi cấp cứu với chẩn đoán bị chấn thương ở vùng đầu.
Thuê ô tô đi trộm chó
“Năm 2014 trong quá trình tuần tra, chúng tôi đã phát hiện nhiều vụ trộm chó trên địa bàn xã, một số vụ đối tượng chống trả rất quyết liệt. Ớt bột, súng kích điện, dàn ná thun, dao… là những hung khí mà các đối tượng trộm chó thường xuyên sử dụng để chống lại lực lượng thi hành công vụ. Cá biệt, có đối tượng còn sử dụng cả ô tô để đi trộm chó.
Qua quá trình theo dõi và bắt quả tang, lực lượng phát hiện trên xe của chúng có đến gần chục con chó đã chết vì súng kích điện. Vào đầu tháng này, chúng tôi đã phát hiện và bắt giữ hai đối tượng trộm chó trên địa bàn vào giữa đêm khuya với tang vật là hai con chó đã chết giấu trong bao tải trên xe.
Đáng chú ý là trong quá trình truy đuổi, hai đối tượng này đã lạng lách, đánh võng và tung ớt bột về phía lực lượng chức năng nhằm thoát thân…”, anh Nguyễn Thanh Lâm, Đội phó Đội xung kích phòng chống tội phạm xã Tân Bình (huyện Bắc Tân Uyên) cho biết.
Mới đây, Công an (CA) phường Tân Hiệp, TX.Tân Uyên đã phát hiện một vụ dùng ô tô đi trộm chó. 3 đối tượng bị phát hiện là Châu Đông Phúc (SN 1987, quê Cần Thơ); Trần Anh Thuận (SN 1990, quê Đồng Tháp) và Trần Văn Huấn (SN 1980, quê Bạc Liêu). Đại úy Ngô Thanh Trà, Trưởng CA phường Tân Hiệp cho biết, vào lúc 3 giờ 30 sáng 21-1, đối tượng Phúc điều khiển xe máy BS 93N1-069.16, đối tượng Thuận điều khiển xe ô tô BS 56P1-1956 chở Huấn đến trụ sở CA phường để trình báo việc va chạm xe với 2 đối tượng không rõ lai lịch.
Do các đương sự trên có biểu hiện đáng nghi nên CA phường tiến hành kiểm tra giấy tờ xe. Cả 3 đối tượng trên đều không xuất trình được giấy tờ. Qua khám xét ô tô, CA phường phát hiện trên xe có nhiều dấu hiệu nghi vấn nên tiến hành tạm giữ để điều tra.
Qua công tác đấu tranh, điều tra, Thuận khai nhận chiếc ô tô trên thuê của một người tên Phước ở Sa Đéc, Đồng Tháp đến CA TX.Bến Cát để giải quyết vụ việc tai nạn giao thông của người nhà. Đến Bình Dương thì Huấn rủ cả bọn trộm chó. Chúng điều khiển ô tô chạy một vòng từ Bệnh viện Đa khoa Bình Dương lên xã Hội Nghĩa, TX.Tân Uyên để trộm chó.
Đến 1 giờ 30 phút cùng ngày, Huấn sử dụng đồ nghề đã chuẩn bị từ trước bắn chết 1 con chó. Phúc nhặt con chó bỏ lên xe rồi tiếp tục chạy về hướng phường Tân Hiệp trộm.
Đến ngã tư Bà Tri thì ô tô của các đối tượng này xảy ra va chạm với 2 đối tượng điều khiển xe máy BS 93N1-069.16 cũng đang đi trộm chó. Phúc khai nhận, khi nhìn thấy hai thanh niên trên có hành vi trộm chó, Thuận đã lái xe đuổi theo. Đuổi theo được một đoạn thì 2 thanh niên điều khiển xe máy bị té. Thấy vậy, Phúc mở cửa xuống xe và la lên “ăn cướp”. 2 thanh niên kia hốt hoảng vứt xe bên đường rồi chạy trốn.
Sau cú va chạm, thấy người dân kéo đến chứng kiến sự việc nên Huấn, Thuận, Phúc đã tìm cách đánh lạc hướng bằng cách điều khiển cả ô tô và xe máy lên CA phường để trình báo và lập công. Trên đường đi, 3 đối tượng này đã phi tang hết chứng cứ. Tuy nhiên, tại CA địa phương, các đối tượng đã vị vạch mặt thủ đoạn “vừa ăn cướp vừa la làng”.
Xem ảnh người đẹp Ngọc trinh cho đỡ căng thảng.
HẾT

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Bí ẩn thuốc quý của Vua Voi Ama Kông

Bí ẩn thuốc quý của Vua Voi Ama Kông
Copy từ http://www.tienphong.vn/Khoe-Dep-Suc-Khoe/bi-an-thuoc-quy-cua-vua-voi-ama-kong-159553.tpo , đăng ngày 02/05/2009, mục Sức khỏe.
TP- Trong các loại dược thảo được thống kê và lựa chọn nghiên cứu sâu tại Đăk Lăk, giá trị đặc biệt nhất thuộc về một loài dây leo có tên in trên nhãn hiệu bài thuốc cường dương của Ama Kông.
Một trong những nguồn lợi mà danh hiệu Khun Ju Nốp/ Vua (săn) Voi đem lại cho Ama Kông và bố vợ ông Y Thu Knul, là kinh nghiệm về các loài cây thuốc quý trong rừng mà tất cả Gru ( thợ săn voi giỏi) thần phục dâng hiến. Ai không tin, được gặp Ama Kông và nghe ông kể về vết sẹo sâu hoắm chạy quanh khớp hông bên đùi phải, lập tức tan biến mọi nghi ngờ.
Cách đây hơn 60 năm, trong một cuộc săn voi bạt rừng lở núi, Ama Kông bị dây rừng đập văng khỏi lưng voi. Từ trên cao rơi xuyên phần xương hông phải vào một gốc le vạt nhọn, Ama Kông trọng thương thập tử nhất sinh. Cả đoàn bỏ dở cuộc săn, tìm lá thuốc cầm máu, cáng Ama Kông về buôn.
Ròng rã mấy tháng trời trong uống ngoài xoa chỉ bằng các cây thuốc sắc ngâm vò đắp đào hái từ rừng già Yok Đôn mà vết thương kinh khủng dần liền da, kỳ diệu nhất là không để lại di chứng gì. Ama Kông hồi phục, lại đi rừng săn voi, yêu đương, gieo giống thêm gần hai chục đứa con với vài bà vợ và nhân tình nữa, khỏe mạnh cho tới bây giờ.
Những bài thuốc đặc hiệu của Ama Kông khi trở thành hàng hóa với sự cổ vũ và tạo điều kiện của Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Yok Đôn đã nhanh chóng nổi tiếng, hấp dẫn đối với cả dân chúng lẫn du khách gần xa.
Nhận định đây là vốn quý cần được kế thừa và phát huy, năm 2002, lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk đã mời trường Đại học Y khoa Huế tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu, sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học một số cây thuốc của dân tộc bản địa Đăk Lăk”.
Trong công trình được 27 nhà khoa học của Huế và Đăk Lăk cùng đứng tên nghiên cứu kéo dài hơn 5 năm, trên tổng số 636 loài dược liệu bản địa được thống kê, mẫu thuốc của Ama Kông là cây Tơmtrơng Atao Nenso được chú ý đặc biệt, phân tích sâu và giành nhiều trang đánh giá mô tả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy Tơmtrơng Atao Nenso chứa đến 15 thành phần và nguyên tố vi lượng quý giá như Li, Mg, Al, K, Ca, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, As, Ce, No.
Trong đó tỉ lệ magie cần thiết cho quá trình đường phân, kẽm giúp tăng sinh lực trong quan hệ tình dục, Selen bảo vệ tế bào, lithi cân bằng tâm lý v.v... cùng các chất taxifolin, flavonoid và phytosterol với hàm lượng cao có tác dụng quan trọng chống oxy hóa, chống loét, chống nấm, chống xơ vữa động mạch, làm bất hoạt những chất độc tế bào, điều hòa miễn dịch, kháng ung thư, giảm cholesteron máu, cải thiện lưu thông tuần hoàn và mạch vành tim, gan...
Một công trình nghiên cứu khác sau đó về Tơmtrơng Atao Nenso tiến hành tại Đại học Dược TP Hồ Chí Minh cũng cho ra kết quả tương tự.
Điều đáng chú ý là Ama Kông có hàng trăm bài thuốc quý khác nhau. Riêng bài thuốc tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương gồm 5 vị thì có tới 3 vị thuốc thuộc họ Tơmtrơng mà theo sự khẳng định của Vua Voi, về công dụng, loại Tơmtrơng Atao Nenso đã được 2 công trình nghiên cứu khoa học giải mã chỉ đáng “con cháu” so với 2 loài dược liệu bí ẩn còn lại là Tơmtrơng Sre và Tơmtrơng Dong Roeh.
Sau vụ kiện mệt mỏi với bác sĩ Hồ Việt Sang, người đã “dỗ” được Vua Voi cho cùng vào rừng hái thuốc một lần vào mùa hè 2005 rồi lấy mẫu Tơmtrơng Atao Nenso đưa vào công trình nghiên cứu và tuyên bố đã nắm trong tay bí quyết bào chế thuốc Ama Kông, Vua Voi đã thề sẽ không dại dột tiết lộ kho tàng bí mật gia truyền cho ai nữa, ngoài người thừa kế duy nhất!
Khăm Phết Lào - Gian nan vai thừa kế
Trong hơn hai chục người con của Ama Kông thì người con trai thứ bảy (sinh năm 1962) với bà vợ nối dây Amí Liêng, tên Khăm Phết Lào, sớm tỏ ra có tư chất đặc biệt về khả năng chữa bệnh cứu người.
Bố con Vua Voi đi hái thuốc
Hiền hậu nhân ái, từ nhỏ Khăm Phết Lào đã được Vua Voi yêu quý, dành nhiều thời gian đưa vào rừng lên núi hái thuốc, chỉ dẫn tỉ mỉ cách thu hoạch từng loại củ, dây, thân, rễ, hoa, trái theo giờ nào trong ngày, tháng nào trong năm, cách phơi sấy bào chế ngâm tẩm sao cho dược tính hiệu nghiệm nhất đối với từng chứng bệnh mà không gây hại cho người sử dụng.
Học nhiều, đi nhiều, giao tiếp thông thạo bằng hàng chục thứ tiếng Thái Lan, Thái trắng, Thái đen (vùng Tây Bắc), Lào, Campuchia, Hoa, Jơ Rai, M’Nông, Ê Đê, Tày, Thổ, sau khi tốt nghiệp trung cấp đông y và cưới cô vợ đồng nghiệp, Khăm Phết Lào còn tự nghiên cứu thêm cách gia giảm bào chế thuốc, cách xoa bóp bấm huyệt nên ngày càng nổi tiếng là “ông thầy chữa bệnh mát tay” hơn cả ông bố Vua Voi.
Trong số bệnh nhân tín nhiệm thầy Khăm Phết có không ít cán bộ công chức, doanh nhân, dược sĩ và cả những bác sĩ tây y.
Ama Kông thật thà hay bị lừa, từ lừa tình đến lừa tiền, lừa khai thác bí mật gia truyền. Khăm Phết Lào cũng cả tin, nhưng sau mấy lần gỡ rối cho bố và vướng vào thế buộc phải kiện đòi quyền sở hữu, đã trở nên tỉnh táo khôn ngoan hơn.
Được Vua Voi trao quyền thừa kế tất cả các bài thuốc, hàng chục đối tác lập tức tìm đến đặt vấn đề hợp tác mở đại lý bán thuốc Ama Kông nhưng anh đều lắc đầu từ chối, tin rằng bất cứ kiểu hợp tác nào không sớm thì muộn cũng sẽ nghiêng về hướng chạy theo lợi nhuận, làm mất uy tín thương hiệu.
Nhiều khách hàng tín nhiệm thuốc Ama Kông từ xa chuyển tiền vào tài khoản, Khăm Phết Lào nhận được, gửi thuốc đến tận nơi. Thuốc mạo danh Ama Kông bán đại trà ở Buôn Đôn giá chỉ vài chục nghìn một túi, băm chặt như củi, thành phần thuốc ghi loạn xạ, có nhãn kê nhân trần, có nhãn ghi dâm dương hoắc.
Thậm chí ngay trong căn nhà sàn Vua Voi vừa nhượng lại cho bà vợ thứ tư mới ly hôn với điều kiện cấm bán thuốc ẩu, du khách vẫn mua phải những túi thuốc giá hơn trăm nghìn kèm theo mẩu giấy quảng cáo sặc mùi... lếu láo: Ama Kông đã trên trăm tuổi vẫn khỏe mạnh, có con trai lớn là bác sĩ Khăm Phết, con gái út là H’Búp Êban vừa tròn 12 tuổi, cặp vợ chồng nào không có con sau khi uống thuốc Ama Kông sẽ có con...
Khăm Phết Lào đọc phải những dòng chữ này, buồn rầu than thở: “Ai cũng bà con mình, ai cũng cần kiếm sống, nỡ nào bắt họ treo niêu! Nhưng kiểu mạo danh bậy bạ này nguy hiểm quá, không chỉ lừa bịp khách hàng mà lỡ có chuyện gì xảy ra, người mua nhầm thuốc dỏm biết kêu vào đâu?”.
Căn nhà thấp tối lè tè sâu trong hẻm không số, phố không tên ở xã Ea Tu, cách trung tâm Buôn Ma Thuột gần chục cây số của vợ chồng Khăm Phết Lào vừa bị một công ty phân bón xây nhà kho to tướng án ngữ ngay trước cửa. Sợ mai này mùi kho ám vào thuốc, Khăm Phết Lào cấp tốc vay mượn cả trăm triệu đồng của thân hữu để dời nhà ra lô đất được chia sẵn ở xóm phía sau.
Tôi ngạc nhiên: Bao năm chữa bệnh bán thuốc vẫn không dành dụm đủ tiền làm nhà mới sao? Khăm Phết Lào lắc đầu: Làm thuốc có lương tâm thì dày công lắm. Mỗi thang thuốc quý nhất cũng chỉ lời được vài chục ngàn. Rồi còn làm từ thiện, chữa bệnh giúp người miễn phí, đó mới là điều Khăm Phết Lào muốn nhất...
Bài thuốc bổ thận tráng dương, mạnh sinh lý bồi bổ gân cốt mang tên Ama Kông do Khăm Phết Lào tự tay điều chế đã được Sở Y tế cấp phép, Cục Sở hữu trí tuệ cấp mã vạch độc quyền nhãn hiệu, có giá từ 120 nghìn/ thang đến 500 nghìn đồng/ thang, ai mua đều được Khăm Phết Lào ghi tên tuổi địa chỉ số điện thoại cụ thể để theo dõi.
Hoàng Thiên Nga

Khám phá trang phục đón Tết của 10 nước châu Á

Khám phá trang phục đón Tết của 10 nước châu Á
Copy từ http://www.vietdongtam.net/showthread.php?t=71180, mục Tin tức Lượm lặt đó đây, đăng ngày 25/01/15.
Hãy cùng ngắm những bộ trang phục truyền thống của các nước châu Á trong ngày đầu nắm mới nhé.
Những ngày đầu năm mới trong quan niệm người Á Đông rất quan trọng. Vì theo họ việc ăn gì, mặc gì, hoạt động ra sao trong những ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng cả năm dài sau đó. Vì thế, bên cạnh việc bày biện mâm cỗ thì trang phục cũng là khía cạnh hết sức được quan tâm. Và dù cho các trang phục phương Tây tiện dụng và được sử dụng nhiều, trang phục truyền thống vẫn được yêu thích trong những dịp lễ tết tại các nước châu Á. Nhân dịp ngày đầu năm, chúng ta hãy cùng "du lịch" 10 nước châu Á qua các trang phục họ mặc cho ngày Tết nhé.
1.Việt Nam
Hình ảnh tà áo dài bay trên phố là dấu ấn đặc trưng của Việt Nam mỗi khi Xuân về, Tết đến. Với cả hành trình quá khứ, hiện tại, tương lai chứa đựng trong tà áo dài suốt nhiều thế kỷ, áo dài đã trở thành một biểu tượng văn hóa của người Việt. Hẳn nhiên, người con gái Việt Nam luôn chọn chiếc áo dài là trang phục đẹp nhất trong dịp lễ tết trọng đại đặc biệt là dịp tết cổ truyền. Áo dài ngày Tết thường là những màu sắc tươi tắn, nổi bật và đặc biệt màu đỏ, hồng, vàng rất được ưa chuộng với ý nghĩa đó là màu sắc mang lại may mắn và hạnh phúc cho 1 năm dài. Ngày nay, áo dài đã được cách điệu và biến thể vơi nhiều kiểu dáng chất liệu nhưng vẫn nằm trong tổng thể kín đáo giữ gìn vẻ đẹp duyên dáng Việt.
2.Nhật Bản
Nhắc đến xứ sở hoa anh đào, không ai có thể quên được đường nếp bộ kimono điệu đà. Những bộ kimono nổi bật với một lớp vải định hình vòng eo, bộ lễ phục này mang đến sự uyển chuyển cho người mặc. Và cũng giống với các đất nước châu Á khác, người Nhật cũng rất chuộng sắc màu tươi sáng cho bộ kimono ngày Tết của mình. Bên cạnh đó, những bông hoa hay hình ảnh chùa tháp cũng được khắc họa cho bộ kinono thêm phần thú vị và nổi bật hơn.
3. Hàn Quốc
Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền đậm chất văn hóa của xứ củ sâm. Hanbok tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của phụ nữ Hàn Quốc và nó cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước này. Tuy hình dáng của Hanbok không ôm sát nhưng lại khoe khéo vẻ đáng yêu, e ấp như hoa nở của người phụ nữ nơi đây. Đặc trưng của Hanbok là có màu sắc vô cùng sặc sỡ do vậy đường phố ngày Tết của Hàn quốc cũng rực rỡ sắc màu vô cùng tươi vui.
4. Trung Quốc
Cũng giống như áo dài Việt Nam, sườn xám của Trung Quốc là trang phục truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc và được cả thế giới biết đến. Trang phục sườn xám truyền thống rất kín đáo mà vẫn gợi cảm, tôn lên đường cong cơ thể của người phụ nữ, để lộ kín đáo thân hình uyển chuyển, đôi vai tròn và vòng eo thon nhỏ của phụ nữ. Cách thể hiện này phù hợp với cách biểu đạt ý nhị và nhã nhặn của phụ nữ Phương Đông về vẻ đẹp hình thể.
5. Lào 4 ảnh
Sampot là trang phục truyền thống của đất nước Campuchia, nó cũng giống tương tự như trang phục truyền thống của các nước láng giềng Lào và Thái Lan... Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét và rộng 1 mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, nút thắt sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi được cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy và đó là đặc điểm riêng biệt không đất nước nào có được. Với trang phục Sampot thì cả nam và nữ ở đất nước Campuchia đều dùng được. Riêng phụ nữ thường kết hợp Sampot với Chang Pong – một mảnh vải màu sắc bất kỳ dùng để quấn, che phần ngực và để hở phần bụng trên. Tuy nhiên miếng vải cũng được lựa chọn để cùng màu và họa tiết với chân váy ở dưới.
6.Campuchia
Sampot là trang phục truyền thống của đất nước Campuchia, nó cũng giống tương tự như trang phục truyền thống của các nước láng giềng Lào và Thái Lan... Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét và rộng 1 mét, được quấn xung quanh thắt lưng, kéo dài ra và kết lại bằng một nút thắt, nút thắt sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi được cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy và đó là đặc điểm riêng biệt không đất nước nào có được. Với trang phục Sampot thì cả nam và nữ ở đất nước Campuchia đều dùng được. Riêng phụ nữ thường kết hợp Sampot với Chang Pong – một mảnh vải màu sắc bất kỳ dùng để quấn, che phần ngực và để hở phần bụng trên. Tuy nhiên miếng vải cũng được lựa chọn để cùng màu và họa tiết với chân váy ở dưới.
7.Thái Lan
Trang phục truyền thống của quốc gia này được phụ nữ mặc vào các dịp đặc biệt trong năm, lễ tết, cưới hỏi, hay khi trình diễn các điệu múa dân tộc. Tên của loại trang phục này là Phasin, tùy theo người mặc và hoàn cảnh mà loại trang phục này biến hóa khác nhau. Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may vừa sát người. Bộ trang phục căn bản là một cái váy gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép ở rốn. Cả đàn ông và phụ nữ đều mang cái túi bằng vải trên vai để đựng đồ dùng cá nhân. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc.
8. Indonesia
Kebaya lại là một trang phục biểu tượng của Indonesia. Ngày nay, các nhà thiết kế Kebaya đã kết hợp loại trang phục này với một số thiết kế trang phục của nước ngoài tạo thành Kebaya hiện đại. Kebaya hiện đại có kiểu dáng, chất liệu và màu sắc đa dạng hơn, Kebaya có thể được mặc tại các đám cưới hay các sự kiện quan trọng khác. Với phẩn riềm cổ được làm cao nhằm tôn lên vẻ đẹp thanh cao của người phụ nữ. Còn chân váy xuông ôm vừa vặn lại là yếu tố mang đến vẻ nữ tính, dịu dàng và uyển chuyển mỗi khi người phụ nữ Indonesia di chuyển.
9. Ấn Độ
Phụ nữ Ấn Độ luôn tự hào về trang phục truyền thống của mình mang tên Sari. Loại trang phục này không chỉ đẹp mà còn ẩn chứa bề dày truyền thống văn hóa.
Ngày nay, trang phục Sari hiện đại thì chỉ có một mảnh vải đơn dài khoảng từ 5 -9 mét (cũng có khi là 12 mét) và một mảnh rộng khoảng 1 mét. Hai mảnh Sari không còn đơn điệu mà được trang trí bởi những đường nét thêu thùa, viền ren, hoa văn xinh xắn hoặc thậm chí là đính đá quý. Nếu như mục đích của phụ nữ là muốn khoe nữ trang và trang sức thì cô ấy có thể đi ra ngoài mà không cần mặc Sari thêu thùa. Sari có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Trước đây, phụ nữ Ấn thường chỉ mặc áo Sari một màu, tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển thì màu sắc của Sari ngày càng trở nên đa dạng, óng ánh và đường nét trang trí tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ.
10. Myanmar
Trang phục cho nam giới ở Myanmar là Longyi, còn cho nữ có tên gọi Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục. Được chia làm 2 phần là áo có thể dài hay ngắn tay tùy người và váy đầm dài xuông cắt may vừa vặn cơ thể. Màu sắc sặc sỡ và hoa văn họa tiết dân tộc cũng là nét nổi bật trong thiết kế của Myanmar.
Theo DepPlus