Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

Hết thời gom đất

 

  • Góc nhìn
  • Kinh doanh & quản trị
  • dvnien copy từ https://vnexpress.net/..., trang web này đăng ngày 31/1/2024, 13:44

    Hết thời gom đất

    Phạm Thanh Tuấn

    Phạm Thanh Tuấn

    Chuyên gia pháp lý bất động sản

    “Để anh tính thêm” - anh nhắn lại kèm biểu tượng mặt buồn khi tôi thông báo nội dung mà anh đang rất quan tâm, về loại đất nào sẽ được làm nhà ở thương mại trong Luật Đất đai 2024 vừa được Quốc hội thông qua.

    Doanh nghiệp của anh đang có hai thửa đất: một thửa là xưởng may cũ không còn hoạt động; thửa còn lại rộng khoảng 6 ha được doanh nghiệp gom từ các thửa đất vườn, đất nông nghiệp nhỏ lẻ trong khu dân cư từ khoảng năm 2015.

    Thành công trong lĩnh vực sản xuất, anh mở rộng ngành nghề kinh doanh sang đầu tư bất động sản dự án để kiếm lợi nhuận siêu ngạch từ lĩnh vực này. Hai thửa đất anh mua đều với mục tiêu chuyển sang làm nhà ở thương mại.

    Sau thời gian dài, các thửa đất của doanh nghiệp này đều có trong quy hoạch đất đai và quy hoạch đô thị để chuyển sang làm nhà ở thương mại. Đấy tưởng như đã là việc khó khăn nhất mà anh phải trải qua khi bước chân sang lĩnh vực kinh doanh mới, nhưng mọi việc chưa dừng lại.

    Các thửa đất được mua vốn là đất sản xuất và đất nông nghiệp nên không có mét vuông nào là đất ở. Theo quy định, không có đất ở sẽ không được chuyển mục đích sang làm nhà ở thương mại. Các dự án của anh vì thế vẫn nằm trên giấy từ năm 2020.

    Tình trạng này rất phổ biến với các doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Một trong những phương thức "kinh điển" được ưu tiên lựa chọn là mua gom đất sau đó chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở thương mại. Nguồn lực xã hội thay vì chảy vào sản xuất đã được chuyển hướng đầu tư vào đất để kiếm địa tô siêu ngạch như thế.

    Trước thực trạng trên, Luật nhà ở 2015 và Luật Đầu tư 2020 đã "khóa van" hạn chế mua gom đất rồi chuyển mục đích làm nhà ở thương mại. Với cách tiếp cận như vậy, pháp luật quy định doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua phương thức đấu giá hoặc đấu thầu thì không gặp khó khăn gì về việc có đất ở hay không. Ngược lại, doanh nghiệp xin chấp thuận nhà đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải thông qua đấu thầu, đấu giá thì phải có thêm "điều kiện bổ sung" là khu đất phải có toàn bộ hoặc một phần đất ở.

    Nhiều doanh nghiệp đã lỡ gom đất giờ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Hướng giải quyết nếu vẫn muốn thực hiện dự án là tự nguyện trả lại khu đất để Nhà nước tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, không ai muốn làm điều này vì sợ "mất trắng" khu đất vào doanh nghiệp khác trả giá cao hơn. Một hướng khác có thể tính đến là chuyển khu đất sang làm nhà ở xã hội. Nhưng lợi nhuận làm nhà ở xã hội thấp (giới hạn 10% tổng mức đầu tư), quy trình thủ tục pháp lý lại rất phức tạp.

    Luật Đất đai 2024 vì vậy được hy vọng sẽ tháo gỡ để các dự án không có đất ở có cơ hội hồi sinh.

    Tuy nhiên, quy định mang tính nguyên tắc và xuyên suốt của Luật Đất đai 2024 là: Nhà nước giao đất thực hiện dự án chủ yếu thông qua đấu giá, đấu thầu. Những doanh nghiệp xin chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở thương mại vẫn phải có đất ở. Quy định của Luật Đất đai 2024 về cơ bản vẫn giống quy định trước đây của Luật Nhà ở sửa đổi năm 2022.

    Con đường phía trước để thực hiện dự án nhà ở thương mại của những doanh nghiệp như doanh nhân trong phần đầu câu chuyện sẽ tiếp tục không có lối thoát. Trong tương lai gần, nguồn cung căn hộ thương mại sẽ phần nào bị ảnh hưởng, vì các dự án không có đất ở không phải là hiếm trên thị trường hiện nay. Doanh nghiệp ở thế kẹt: làm nhà ở thương mại không được, quay trở lại sản xuất cũng không xong. Nguy cơ đất "quây tôn" lâu dài là hiện hữu gây ứ đọng nguồn vốn và nguồn lực của doanh nghiệp. Theo tôi cần có phương án xử lý hài hòa quỹ đất mà doanh nghiệp đã trót "gom" để gỡ thế kẹt, giải phóng triệt để nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế đất nước.

    Luật Đất đai 2024 mang lại nhiều kỳ vọng về sự thay đổi và những tác động tích cực đối với xã hội. Mặt tích cực của luật mới là tạo sự công bằng trong việc tiếp cận quỹ đất của doanh nghiệp. Muốn có đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, doanh nghiệp cần đấu thầu, đấu giá công khai, bình đẳng.

    Luật mới chấm dứt những tham vọng của không ít doanh nghiệp có lợi thế tài chính nhưng đầu tư theo phương thức cũ: gom đất rồi xin điều chỉnh quy hoạch để làm nhà ở thương mại. Nguồn lực xã hội sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thay vì chủ yếu dồn vào đầu tư bất động sản như từng diễn ra thời gian qua.

    Phạm Thanh Tuấn

    3 điều cán bộ công chức, viên chức tuyệt đối không được làm dịp Tết

     

    3 điều cán bộ công chức, viên chức tuyệt đối không được làm dịp Tết

    TRÀ MY  -  dvnien copy từ https://laodong.vn/...,trang web này đăng ngày 31/01/2024 06:31; trong mục Bạn đọc

    Dưới đây là 3 điều cán bộ, công chức, viên chức không được làm dịp Tết.

    Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

    Chuyện heo nhập lậu: Khi con heo chui lọt lỗ kim

     Thời sự Bình luận

    dvnien copy từ https://tuoitre.vn/..., trang web này đưng ngày 29/01/2024 08:52

    Chuyện heo nhập lậu: Khi con heo chui lọt lỗ kim

    Không giống như các hàng hóa khác có thể giấu giếm, ngụy trang, heo nhập lậu chở bằng xe tải, mỗi chuyến hàng trăm con.

    Heo nhập lậu từ Campuchia qua đường Tân Hồng (Đồng Tháp) từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Trong ảnh: heo nhập lậu vào tối 16-1-2024 - Ảnh: bạn đọc cung cấp

    Heo nhập lậu từ Campuchia qua đường Tân Hồng (Đồng Tháp) từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Trong ảnh: heo nhập lậu vào tối 16-1-2024 - Ảnh: bạn đọc cung cấp

    Bất chấp lời kêu cứu của các doanh nghiệp và hiệp hội chăn nuôi, nhiều địa phương có đường biên giới với Campuchia và Lào khẳng định không có chuyện heo lậu nhập về hàng chục ngàn con mỗi đêm, thậm chí chưa ghi nhận tình trạng heo nhập lậu.

    Chỉ đến khi Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị ngăn chặn, phát hiện và xử lý buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam vào chiều 26-1, trong đó nêu rõ hiện trạng xe heo lậu "chạy rình rình như chiến dịch" thì nhiều địa phương mới tăng cường tuần tra kiểm soát.

    Không giống như các hàng hóa khác có thể giấu giếm, ngụy trang, heo buôn lậu chở bằng xe tải, mỗi chuyến hàng trăm con.

    Chưa kể lúc cân và vận chuyển heo cần khu vực tập kết, heo phát ra tiếng kêu inh ỏi không dễ gì giấu.

    Suốt thời gian dài nhiều công ty cho người đi ghi hình các điểm tập kết heo buôn lậu, cảnh hàng đoàn xe lậu từ Campuchia, Lào vào Việt Nam nhưng các phản ánh hay kêu cứu cứ như rơi vào hư không.

    Đến nỗi ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NN&PTNT, than thở: "Đường lớn, xe lớn chở heo lậu rình rình như chiến dịch chứ phải cây kim đâu mà chúng ta không thấy. Cái chính là các địa phương đang buông lỏng quản lý".

    Việc buông lỏng này gây ra những nguy cơ rất lớn cho ngành chăn nuôi của Việt Nam, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng khi dịch bệnh và chất lượng thịt heo không được kiểm soát.

    Một khi dịch bệnh còn hoành hành, ngành chăn nuôi không thể phát triển quy mô lớn, giảm giá thành và vươn ra xuất khẩu như kỳ vọng được.

    Và quả thực do kiểm soát dịch bệnh thiếu hiệu quả mà nhiều năm qua ngành xuất khẩu thịt của Việt Nam cứ loay hoay không tìm thấy lối ra. Một dự án làm gà xuất khẩu đi Nhật gần chục năm qua cũng chỉ loanh quanh xuất khẩu vài ngàn tấn mỗi năm vì rất khó mở rộng vùng nuôi không dịch bệnh.

    Một dự án chăn nuôi, chế biến xuất khẩu quy mô lớn tại Bình Phước sau ba năm nhưng lượng xuất khẩu hầu như không có, sản phẩm làm ra lại phải quay về bán ở thị trường nội địa, không đúng với định hướng đầu tư và cấp phép ban đầu.

    Hay như ông Nguyễn Văn Ngọc, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, nói thẳng các nước người ta rất gắt trong kiểm soát thịt nhập vào nhưng ngược lại Việt Nam đang buông lỏng.

    Nhiều quốc gia đâu có cho nhập khẩu nội tạng động vật để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước, còn Việt Nam thì cho nhập thoải mái. Nội tạng, thịt hết hạn giá rẻ tràn ngập thị trường, khai là nhập về làm thức ăn chăn nuôi hay phân bón nhưng lại đưa ra cho người ăn.

    Mỗi năm nhập hàng trăm ngàn tấn chứ không phải ít nhưng hầu như không có biện pháp kiểm soát, xử lý. Bữa ăn trở nên bất ổn với miếng thịt không được kiểm soát. Dịch bệnh từ đó mà ra, bệnh tật cũng từ đó mà ra.

    Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đến nay cũng là giai đoạn mà thịt nhập khẩu về Việt Nam ngày càng nhiều.

    Dù rằng hội nhập là phải cạnh tranh, nhưng người nông dân và doanh nghiệp chăn nuôi cũng cần có một chính sách công bằng và rõ ràng từ các cơ quan chức năng, ngăn chặn những mối nguy cơ dịch bệnh từ bên ngoài, kiểm soát chặt chất lượng hàng nhập khẩu để đảm bảo cạnh tranh sòng phẳng.

    Và người tiêu dùng cũng có quyền đòi hỏi cơ quan chức năng kiểm soát các nguồn thực phẩm nhập khẩu đảm bảo an toàn cho bữa ăn hằng ngày và sức khỏe của họ.

    Muốn như vậy, việc kiểm soát nhập lậu phải được siết chặt, trách nhiệm của các địa phương là điểm nóng trong buôn lậu heo phải được đưa ra. Không thể để chuyện con heo chui lọt qua lỗ kim mãi mà không biết.

    Hàng ngàn con heoHàng ngàn con heo 'chui lọt lỗ kim', người chăn nuôi lo mất Tết vì heo lậu

    "Đường lớn, xe lớn chở heo lậu rình rịch như chiến dịch chứ phải cây kim đâu mà chúng ta không thấy. Cái chính là các địa phương đang buông lỏng quản lý".

    Kinh tế Việt Nam - hình bóng một con rồng ở khu vực châu Á

     THỜI SỰ

    Kinh tế Việt Nam - hình bóng một con rồng ở khu vực châu Á

    HOÀNG LÂM  -  dvnien copy từ https://laodong.vn/..., trang web này đăng ngày 29/01/2024 07:05

    Tại cuộc gặp mặt đại diện các nhà tài trợ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp tục khẳng định: “Trong đường lối phát triển đất nước, Việt Nam dựa vào 3 trụ cột là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuyên suốt quá trình này, Việt Nam không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực của sự phát triển”.

    Triển vọng kinh tế năm 2024 - kỳ vọng bứt phá mới

    Triển vọng kinh tế năm 2024 - kỳ vọng bứt phá mới

    Hiện thị trường lúa gạo đang có nhiều biến động, giá gạo bán lẻ trong nước tăng. Để có thể ứng phó với tình trạng này, phía các doanh nghiệp cũng đã có những giải pháp để duy trì các đơn hàng xuất khẩu.

    GS Võ Tòng Xuân: Miền Tây có thể sản xuất 4 vụ lúa một năm

     

    Khơi dậy sức mạnh văn hóa Lan tỏa quyền lực mềm Việt

     

    Khơi dậy sức mạnh văn hóa

    Lan tỏa quyền lực mềm Việt

    Không giống như các nguồn sức mạnh cứng vật chất, hữu hình, các tài sản vô hình như văn hóa, các giá trị tư tưởng và các ý tưởng mới đã bắt đầu có ảnh hưởng hơn. 

    Họa sĩ Đỗ Đức và họa sĩ Lê Huy Tiếp hướng dẫn trẻ nước ngoài tập in tranh. Ảnh: Họa sĩ cung cấp
    Họa sĩ Đỗ Đức và họa sĩ Lê Huy Tiếp hướng dẫn trẻ nước ngoài tập in tranh. Ảnh: Họa sĩ cung cấp

    1/Sự gia tăng mối quan hệ giữa các quốc gia trên toàn cầu làm cho các nền văn hóa khác nhau dễ tiếp cận và thuận tiện hơn để giao thoa. Một siêu cường thế kỷ 21 bên cạnh yêu cầu có nền kinh tế phát triển, có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến còn phải có nền văn hóa có ảnh hưởng, bao gồm âm nhạc, phim ảnh, phong tục tập quán cùng các hình thức nghệ thuật, lối sống và giải trí khác.

    Theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng thành công quyền lực mềm nằm ở ba nguồn lực: văn hóa của một quốc gia, các giá trị chính trị của quốc gia và chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Ba tài nguyên này được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Văn hóa của một quốc gia là thứ có thể gây ra sự thu hút ban đầu đối với quốc gia đó từ phần còn lại của thế giới. Sau đó, khi nền văn hóa bắt đầu lan tỏa thế giới, quốc gia đó bắt đầu đưa ra các giá trị chính trị của mình để thế giới chịu ảnh hưởng. Cuối cùng, quốc gia này sử dụng chính sách đối ngoại để tích cực tạo ra ảnh hưởng mới phát sinh của mình, ở giai đoạn mà thế giới coi quyền lực mềm của họ là hợp pháp và đạo đức.

    2/Trong những thập niên 30 của thế kỷ XX, Vương quốc Anh đã sáng lập và duy trì sự phát triển của kênh đối ngoại quan trọng hoạt động dưới sự bảo trợ của Bộ Ngoại giao và Khối thịnh vượng chung Anh, đó là Hội đồng Anh (BC). Hiện nay, sự hoạt động của kênh đối ngoại văn hóa và ngôn ngữ Anh văn độc nhất vô nhị này ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới, góp phần gia tăng sức mạnh mềm của Anh, tạo nên một lợi thế trong việc định vị sức mạnh quốc gia trong cuộc cạnh tranh chiến lược trên thế giới…

    Ở Việt Nam, nếu như tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du đã góp phần quảng bá văn hóa Việt ra thế giới thì sức mạnh mềm đã được người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi vận dụng vào việc chống ngoại xâm trong thế kỷ 15 qua tư tưởng “Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”…

    Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi mới thành lập nước năm 1945, đã vận dụng ngay nguồn lực mềm trong việc đặt tên nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” với bản tuyên ngôn bất hủ cho dân tộc Việt. Tư tưởng thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với quan điểm chính trị “Tự do và Dân chủ” đã được sự ủng hộ của toàn thế giới kể cả phương Tây. Chính sách “ngoại giao Tâm công” của Người trong thời kỳ đất nước khó khăn nhất với chiến lược “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của văn hóa phương Đông cũng đã trở thành giá trị cốt lõi thực hành của ngành ngoại giao.

    3/Ngày nay, ở Việt Nam, các lý luận về con người, bản chất chiến tranh đang được phát triển mạnh mẽ để chúng ta có thể xây dựng và phát triển một đất nước đã có quá nhiều hy sinh mất mát bởi các cuộc chiến tranh cũng như đang gặp nhiều vấn đề trong việc phát triển nền kinh tế thị trường như pháp luật, hiệu quả, xung đột lợi ích khu vực, tham nhũng… Bên cạnh việc chúng ta cần phải phát triển sức mạnh cứng thì cũng cần coi trọng phát triển sức mạnh mềm. Đặc biệt, trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” xuất bản thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tổng kết và đúc kết những vấn đề lịch sử sinh động nhất về toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta với tư tưởng xuyên suốt, đó là phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đây là nhân tố quyết định thành công. Vấn đề này cũng được tác giả Đoàn Duy Thành đề cập sâu sắc trong tác phẩm Xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, và vì dân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật - tháng 12/2021). Trong tác phẩm này, tác giả Đoàn Duy Thành cho rằng, để xây dựng và hoàn thiện  “Nhà nước của dân, do dân, và vì dân”, thể chế “Tam quyền phân lập” và cơ chế thị trường ở Việt Nam là chưa đủ. Ngay cả thiên tài Albert Einstein cũng đã nhìn nhận về hạn chế của việc thực thi pháp luật trong một xã hội: “Nếu mọi người tốt chỉ vì họ sợ bị trừng phạt, và mong được phần thưởng, thì chúng ta thực sự rất tiếc”. Chính vì vậy hơn hết, điều cốt lõi là phải xây dựng được một Đảng tiên phong, “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” (sách “Lý luận Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng tiền phong”, NXB Hà Nội và NXB Thông tin và truyền thông - 2016). 

    4/Tóm lại, cùng với việc phát triển sức mạnh cứng vật chất, phát huy sức mạnh mềm là nguồn lực xã hội mạnh mẽ để xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, và vì dân”, một đất nước hùng cường, có uy tín và nhân văn trên thế giới như nhận xét của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, TS Kissinger: “… Họ là lá cờ đầu tiên trong việc xóa bỏ chế độ thuộc địa trên thế giới. Vì vậy đối với nhiều quốc gia, Việt Nam vẫn là hình mẫu giải phóng và độc lập dân tộc”, chúng ta cần thực hiện ba nội dung cốt yếu sau:

    1. Xây dựng hệ thống thể chế nhà nước pháp quyền và cơ chế thị trường phát triển hoàn thiện với những giá trị cốt lõi của văn hóa Việt và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị và ngoại giao từ những ngày đầu thành lập nước.

    2.  Xây dựng và phát triển Đảng cầm quyền của đất nước, của nhân dân theo lý luận Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng tiền phong làm cơ sở cho sự đột phá và lan tỏa sức mạnh mềm Việt đến các giai tầng trong xã hội bảo đảm sự trường tồn của hình mẫu Việt trên thế giới.

    3. Cần nâng cao nhận thức quá trình trên là chặng đường chưa có tiền lệ và đầy khó khăn, thử thách. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần nêu cao tinh thần, phương pháp học tập và lao động theo phương châm lý luận 18 chữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết tiến đến lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành”.