Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Cây trường sinh nở hoa hiếm thấy ở miền Tây Nam Bộ

Cây trường sinh nở hoa hiếm thấy ở miền Tây Nam Bộ
(Copy từ http://www.daikynguyenvn.com/trong-nuoc/cay-truong-sinh-no-hoa-hiem-thay-o-mien-tay-nam-bo.html ; 8 ảnh;tác giả: Tự Minh; đã đăng ngày 19-11-15 lúc 07:36.)

Cây trường sinh nở hoa (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên)
Vừa qua tại ngôinhà của ông C.V.H ngụ thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã có phần nào náo nhiệt khi cây trường sinh trước sân nhà ông bỗng nhiên nở hoa tuyệt đẹp.


Được biết, cây trường sinh (hay còn gọi là cây phát tài, cây sống đời) có tên khoa học là Kalanchoe pinnata, tên gọi của nó xuất phát từ khả năng sinh tồn không giới hạn, thông thường khi lá cây rơi xuống đất sẽ bị mục rã và phân hủy hòa lẫn với đất cát, nhưng khi lá cây trường sinh rơi xuống đất, nó sẽ tự mọc ra nhiều rễ và phát triển thành cây trường sinh con.
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên
Điều đáng nói là cây trường sinh này rất hiếm khi nở hoa, dù trồng dưới đất hay trong chậu nước và có phát triển cao lớn đến đâu thì cũng chỉ có thân và lá.
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên
Ông H chia sẻ:“Sống hơn nửa thế kỷ nay, và trồng loại cây trường sinh này cũng rất lâu năm rồi nhưng ông chưa từng thấy cây này nở hoa bao giờ, đây đúng là chuyện kỳ lạ.”

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên
Như chúng tôi quan sát thì khóm cây trường sinh của nhà ông H nở đến 2 hoa rất to, hoa có màu trắng sữa hơi ngả vàng, hoa nở ra có 6 cánh và nhị hoa tua tủa rất đẹp. Hoa nở lung linh vào cả ban đêm và phơn phớt hương thơm.

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên
Theo lời những người cao niên ở miền Tây Nam Bộ thì loài cây này mọc ở khắp nơi, trước sân nhà, ngoài bờ sông hay sau vườn nhà,… Nhưng họ cũng chưa từng nhìn thấy loài cây này nở hoa bao giờ.
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên
Quan niệm dân gian cho rằng, cây trường sinh nở hoa báo hiệu cho những điều may mắn sắp đến, niềm vui và trường thọ cho những nơi mà nó đã khai nở.

Các nhà khoa học cho biết, mặc dù hiếm khi loài cây này nở hoa, nhưng đây cũng chỉ là một hiện tượng tự nhiên. Khi nở ra hoàn toàn thì hoa trường sinh giống như một cái chuông lớn, hoặc như những bóng đèn nhỏ kết thành một chiếc “lồng đèn” cao 10 -15 cm trông đẹp mắt. Hoa trường sinh cũng rất lâu tàn.
Tự Minh

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Vụ nổ súng tranh chấp đất: Bắt giám đốc công ty Long Sơn

Vụ nổ súng tranh chấp đất: Bắt giám đốc công ty Long Sơn
(Copy từ http://www.tienphong.vn/phap-luat/vu-no-sung-tranh-chap-dat-bat-giam-doc-cong-ty-long-son-1087503.tpo ; tác giả: Hoàng Thiên Nga ; đã đăng ngày 24-12-16 lúc 15:17, mục Pháp luật.)
Sau khi khởi tố vụ án, mới đây Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã tiếp tục ban hành các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu, giám đốc công ty TNHH ĐT-TM Long Sơn để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản, phá rừng, liên quan tới vụ đụng độ, nổ súng tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông khiến 3 người chết, 16 người bị thương.


Ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu đã bị di lý về cơ quan điều tra của Cục Cảnh sát hình sự tại TP Hồ Chí Minh, sau khi được truyền đạt các quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam vào ngày 22/12/2016. Trước đó, bất chấp các khuyến cáo của chính quyền địa phương về việc phải giữ nguyên hiện trạng đất đai và rừng hiện có, chờ giải pháp tháo gỡ của nhà chức trách để xử lý các vướng mắc giữa các hộ dân và doanh nghiệp, ông Sửu vẫn chỉ đạo nhân viên và các lao động làm thuê cho công ty tổ chức cưỡng chế san ủi cây trồng của nhiều hộ dân, trong khi hàng trăm hecta rừng mà công ty được giao để bảo vệ lại bị tàn phá.
Công ty TNHH ĐT-TM Long Sơn được UBND tỉnh Đăk Nông cho thuê 1.079 ha đất và rừng tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức để thực hiện dự án đầu tư sản xuất lâm nghiệp từ năm 2008, thời hạn cho thuê 50 năm, ban đầu do ông Nguyễn Văn Thành làm giám đốc, trụ sở tại Ấp 5, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Trong 4 năm đầu, Cty Long Sơn chỉ khai hoang, trồng được 40 ha cao su và cây điều. Phần đất còn lại bị nhiều hộ dân xâm canh tới 350 ha, nhân sự và tài chính lại kém nên Cty không triển khai dự án nổi nữa.
Từ năm 2013, quyền lãnh đạo Cty cổ phần này được chuyển sang cho bà Nguyễn Thị Tươi (Sn 1958) và ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu (sn 1962), nhà ở quận 5- TP Hồ Chí Minh. Ông Sửu đã chuyển trụ sở Cty về xã Quảng Trực, Tuy Đức, cho san ủi và thu hồi số đất xâm canh của dự án để tiếp tục trồng điều và cao su. Tuy nhiên, vẫn vướng tới hơn 70 ha đất trong và ngoài diện tích đất được giao, vốn ranh giới không rõ ràng, có 37 hộ dân từ huyện Bù Đăng, Bình Phước đang canh tác.
Vụ nổ súng tranh chấp đất: Bắt giám đốc công ty Long Sơn  ảnh 1
Vụ nổ súng tranh chấp đất: Bắt giám đốc công ty Long Sơn  ảnh 2
Mâu thuẫn gay gắt do tranh chấp đất đã dẫn đến nhiều cuộc đụng độ, ném trái nổ, dùng hung khí tấn công, nhiều vụ gây thương tích tại lán trại Cty Long Sơn.
Công an huyện Tuy Đức từng khởi tố vụ án hình sự 6 bị can với các tội danh chống người thi hành công vụ và hủy hoại tài sản. Ngày 23/7/2016 Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trong chuyến công tác vào Đắk Nông đã kiểm tra, thống nhất các chủ trương, giải pháp để ổn định dân cư , đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương phải nhanh chóng xử lý dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp này.

Nhưng không lâu sau đó đã xảy ra vụ nổ súng gây chết người vào ngày 23/10/2016, do Cty Long Sơn tự ý kéo lực lượng khoảng 30 người mang khiên gậy, 2 máy ủi 1 máy cày nhằm chiếm lại đất, san ủi mặt bằng tại vườn điều của các hộ dân xâm canh từ lâu.
Quá bức xúc, khoảng 50 người dân đã kéo tới phản công, trong đó nhóm trung niên quá khích Đặng Văn Hiến, Hà Văn Trường, Ninh Viết Bình đã nổ súng tự chế vào lực lượng bảo vệ, nhân viên của công ty, khiến 3 thanh niên đều là dân nghèo đi làm thuê chết tại chỗ, và 16 người bị thương.
Những cuộc họp sau đó ở cấp tỉnh và huyện đã phân tích các sai phạm, yếu kém về phía chính quyền địa phương, là quản lý, bảo vệ rừng kém hiệu quả, để người dân từ nơi khác đến tự ý khai phá, canh tác trong thời gian dài không kịp thời phát hiện, xử lý; Quá trình giao đất cho Cty Long Sơn, phần việc khảo sát, đánh giá tình hình liên quan tranh chấp đất đai khi thực hiện dự án chưa sát với thực tế, do đó còn bị động khi giải quyết các vấn đề phát sinh; Việc giải quyết các đơn thư khiếu nại chậm trễ, trả lời chưa thỏa đáng yêu cầu của người dân gây nên tình trạng bức xúc, mất lòng tin vào chính quyền. Nhiều chuyên án thụ lý các vụ chặt phá rừng làm rẫy thiếu cương quyết.
Về phía Cty Long Sơn khi thực hiện giải phóng mặt bằng không coi trọng việc đối thoại với người dân gây mâu thuẫn nghiêm trọng giữa công ty với các hộ dân, nhiều lần sử dụng phương tiện, lực lượng bảo vệ của công ty tự ý giành chiếm lại đất, không thực hiện đúng các mục tiêu nông lâm kết hợp của dự án, khiến các hộ dân bức xúc kéo dài.
Còn về phía các hộ dân có đất xâm canh đều từ nơi khác đến, khai phá đất rừng để canh tác trái pháp luật. Khi chính quyền giao đất cho Cty Long Sơn thực hiện dự án, việc các hộ dân này đòi hỏi được đền bù về đất và tài sản là không có cơ sở pháp lý, dẫn đến tranh chấp kéo dài, chính quyền chưa kịp thời có phương án giải quyết cho thấu đáo, hài hòa giữa các bên liên quan, tạo điều kiện sống thích hợp cho dân.
Do đường sá đi lại khó khăn, vùng xảy ra tranh chấp giữa người dân và Cty Long Sơn nói riêng, các điểm tranh chấp tại hai xã Quảng Trực và Đắk Ngo nói chung gần như bị chia cắt hoàn toàn trong suốt mùa mưa. Theo thống kê của tổ công tác đặc biệt UBND huyện Tuy Đức, khu vực này có gần 1.000 hộ dân đang sinh sống, với tổng diện tích đất lấn chiếm lên đến gần 2.000 ha.
Từ bài học cay đắng của Cty Long Sơn- vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của việc giao đất, giao rừng làm dự án trong tình thế tranh chấp khó gỡ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các ban ngành có liên quan thanh tra lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án của các công ty bị khiếu kiện kéo dài, để phòng ngừa, hạn chế việc phát sinh “điểm nóng”, xác định rõ ràng các ranh giới đất và rừng được giao. Với các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu thực hiện dự án, thì phải thu hồi , xử lý nghiêm minh việc để mất đất và rừng với diện tích lớn.
Hoàng Thiên Nga

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Kết quả cuối cùng: Bà Clinton thắng "khủng" phiếu phổ thông

Kết quả cuối cùng: Bà Clinton thắng "khủng" phiếu phổ thông
(Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ket-qua-cuoi-cung-ba-clinton-thang-khung-phieu-pho-thong-20161222154043717.htm ; tác giả: H.Bình ( Theo CNN) ; đã đăng ngày 22-12-16 lúc 16:07, mục Thời sự quốc tế.)

(NLĐO) - Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton là ứng viên tổng thống thua cuộc nhận được nhiều phiếu phổ thông nhất lịch sử bầu cử Mỹ.

Bà Clinton vượt đối thủ Donald Trump 2,9 triệu phiếu bầu. Tổng cộng bà nhận được hơn 65 triệu phiếu (tỉ lệ ủng hộ 48,2%) trong khi tỉ phú Trump nhận được 62 triệu phiếu (tỉ lệ ủng hộ 46,1%). Đó là kết quả chính thức được công bố sau khi chính phủ kiểm phiếu ở tất cả 50 bang và quận Columbia.
Bà Clinton đứng thứ 3 về tỉ lệ phần trăm chênh lệch với đối thủ (2,1%) trong số những ứng viên thua cuộc trong lịch sử bầu cử Mỹ. Năm 1824, ứng viên Andrew Johnson giành được hơn đối thủ 10% số phiếu nhưng thất bại, phải nhường vị trí ông chủ Nhà Trắng cho John Quincy Adams. Đến năm 1876, Samuel Tilden hơn đối thủ Ruther Hayes 3% nhưng thua đúng một phiếu đại cử tri.
Kết quả cuối cùng đã có song ông Trump vẫn một mực tuyên bố mình thắng cả mặt trận phiếu phổ thông lẫn phiếu đại cử tri. Trên trang mạng xã hội Twitter, ông Trump nói: “Tôi sẽ làm tốt hơn trong cuộc bỏ phiếu này nếu tổng thống được chọn dựa trên phiếu phổ thông. Tôi sẽ tranh cử kiểu khác” - ông Trump nói vào sáng 21-12-16.
Cuối tháng 11, ông Trump từng tuyên bố hàng triệu lá phiếu bầu cho bà Clinton là “không hợp lệ”.

Ứng viên tổng thống Hillary Clinton và đối thủ Donald Trump Ảnh: AZCENTRAL.COM
Ứng viên tổng thống Hillary Clinton và đối thủ Donald Trump Ảnh: AZCENTRAL.COM
Nhiều người ủng hộ bà Clinton sau khi biết kết quả đã yêu cầu thay đổi quy cách bầu cử truyền thống. Một tuần sau bầu cử, cựu thượng nghị sĩ Barbara Boxer từ bang California cho biết sẽ gửi dự thảo đề nghị xóa bỏ luật bỏ phiếu đại cử tri.
Ông Boxer nói: “Mỹ là nơi duy nhất trên thế giới mà người thắng phiếu phổ thông vẫn thua cuộc nếu không hội đủ số phiếu đại cử tri. Phiếu đại cử tri đã quá lỗi thời, phi dân chủ và không đại diện cho một xã hội hiện đại. Chúng ta phải thay đổi ngay lập tức”.
Xét tổng thể, bà Clinton hơn Tổng thống Barack Obama năm 2012 gần 390.000 phiếu phổ thông. Thế nhưng bà vẫn ít hơn ông Obama vào thời điểm 4 năm trước hơn 100 phiếu đại cử tri.
Chiến thắng của ông Trump ở các bang quan trọng như Wisconsin, Michigan, Ohio, Pennsylvania và Florida giúp ông có lợi thế lớn trong cuộc đua giành phiếu đại cử tri. Cách đây 4 năm, ông Obama giành chiến thắng ở các bang quan trọng này và trở thành tổng thống Mỹ.
Hôm 19-12-16 vừa qua, ông Trump chính thức được công nhận là tổng thống thứ 45 của Mỹ, sau khi 306 đại cử tri bỏ phiếu cho ông, vượt xa so với con số 227 của bà Clinton.
H.Bình (Theo CNN)
Trước Noel 2016, Sài Gòn được vài ngày ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới
Noel 2016 sắp đến rồi!

Nigeria thu giữ 2,5 tấn gạo giả nghi từ Trung Quốc

Nigeria thu giữ 2,5 tấn gạo giả nghi từ Trung Quốc
(Copy từ http://nld.com.vn/cho-sieu-thi/nigeria-thu-giu-25-tan-gao-gia-nghi-tu-trung-quoc-20161222153002753.htm ; tác giả: Bảo Hạnh (Theo BBC, Gizmodo); đã đăng ngày 22-12-16 lúc 16:39, mục Chợ - Siêu thị.)

(NLĐO) - Hải quan Nigeria thông báo họ vừa tịch thu 2,5 tấn "gạo bằng nhựa" nhập lậu từ những kẻ buôn bán thiếu đạo đức.

102 túi gạo, mỗi túi nặng khoảng 25 kg, được tìm thấy bên trong 1 cửa hàng ở quận Ikeja, TP Lagos - Nigeria hồi đầu tuần này. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để kiểm tra xem có bao nhiêu túi gạo giả đã được bán.
Một nghi phạm đã bị bắt do có liên quan tới đường dây bất chính. "Anh ta cung cấp một số lời khai hữu ích và đang giúp nhóm điều tra. Người này cho biết đã nhận số gạo trên từ một người nào đó để phân phát cho một số người" - một kiểm soát viên Nigeria tiết lộ với trang tin All Africa.
Cục trưởng cục hải quan TP Lagos, ông Haruna Mamudu, cho biết số gạo giả đang chờ được tung ra bán trong mùa lễ hội do giá gạo thường tăng cao vào dịp này. Theo ông Mamudu, sau khi được nấu lên, những hạt gạo giả trở nên rất dính và "chỉ có trời mới biết chuyện gì sẽ xảy ra" nếu con người ăn phải chúng.
Hiện vẫn chưa rõ số gạo nhựa trên có nguồn gốc từ đâu nhưng một số nguồn tin cho rằng chúng được nhập lậu từ Trung Quốc qua cảng Lagos. Vào năm ngoái, gạo giả làm bằng bột viên nhựa cũng bị phát hiện ở Trung Quốc.

Số gạo giả nhìn rất giống đồ thật. Ảnh: BBC
Số gạo giả nhìn rất giống đồ thật. Ảnh: BBC

Có tổng cộng 2,5 tấn gạo giả bị hải quan Nigeria thu giữ. Ảnh: BBC
Có tổng cộng 2,5 tấn gạo giả bị hải quan Nigeria thu giữ. Ảnh: BBC
"Trước đây, tôi cứ nghĩ thông tin về gạo giả tràn lan trong nước là tin đồn nhưng sau vụ tịch thu này, tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng loại gạo này có tồn tại. Chúng tôi đã phân tích sơ bộ số gạo nhựa trên" - ông Mamudu trả lời phỏng vấn tờ Nigerian Observer. Tuy nhiên, ông Mamudu không giải thích cách làm số gạo nhựa trên, chỉ tiết lộ rằng chúng được dán nhãn "Gạo cà chua tốt nhất".
Phóng viên Martin Patience của đài BBC tại TP Lagos cho biết số gạo giả được làm rất tinh vi và rất khó phát hiện bằng mắt thường. Khi sờ bằng tay, chúng có cảm giác y như gạo thật. Tuy nhiên, anh Patience cho biết nếu ngửi kỹ, số gạo giả này có mùi hóa chất thoang thoảng.
Hải quan Nigeria đã gửi mẫu gạo trên tới phòng thí nghiệm để xác định chính xác xem chúng được làm từ chất gì.
Bảo Hạnh (Theo BBC, Gizmodo)

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Học trò già

Học trò già
(Copy từ http://www.maxreading.com/sach-hay/truyen-ngan-hay-tuoi-tre-chu-nhat/hoc-tro-gia-13640.html ; tác giả: Trần Kim Trắc ; đã đăng trong mục Truyện ngắn hay, báo Tuổi Trẻ Chủ nhật.)
Đi biền biệt ba mươi năm, được trở về Mỹ Tho, sau khi đoàn tụ với gia đình, việc đầu tiên của tôi là tìm thăm thầy, ông giáo Đức, đẹp trai nhất trường, ai cũng phải ngắm khi thầy thong dong trên chiếc xe alcyon màu đen, lốp công-pho (confort) màu trắng, tóc chải láng mượt, quần tussor, sơ mi trắng, phong thái vừa văn minh vừa quý phái. Trẻ chúng tôi rất tự hào vì được là học trò của người thầy phong lưu nhất tỉnh.
Ngôi nhà của thầy ngày trước vẫn còn đó nhưng đã đổi chủ. Tôi lần dò sang các nhà lân cận và các khu phố, người quen biết thầy trước kia không còn bao nhiêu, chỉ biết rằng sau khi tỉnh lỵ thất thủ năm 1945, thầy đã chuyển đi xứ khác, nghe nói lên Sài Gòn. Nhưng làm sao tìm được giữa rừng người đô hội.
Tôi học thầy 3 năm, một năm lớp moyen, năm sau thầy được cất nhắc lên dạy lớp nhất, tôi lên theo như duyên phận thầy trò sắp sẵn. Học năm đầu tiên đi thi tuyển vào trường cô-le (trung học) đọc danh sách tôi trúng tuyển môn viết, chỉ còn môn oral (hạch miệng) là đỗ nhưng buồn cảnh gia đình sau khi mẹ mất, tôi bỏ không thi hạch miệng, tất nhiên là tôi bị cha tôi dần cho một trận vì cái tính trái gió trở trời và bắt trở lại trường lớp cũ thêm một năm nữa. Cao lêu đêu hơn bạn bè mới cùng lớp một nửa đầu, xếp hàng đứng cuối, ngồi bàn cuối, xấu hổ, nhưng xếp hạng là (major) đáng mặt là đại ca của sư môn.
Mười bốn năm sau, tình cờ gặp chị bạn học cùng lớp. Trường Primaire hồi ấy là của con trai, nhưng đặc biệt lớp tôi có hai trò gái, một cô tên là Huệ, con ông đốc tờ, có lẽ ông đốc tờ mến mộ tài phát âm tiếng Pháp rất ư là Tây của thầy nên xin ưu tiên đặc biệt riêng với thầy cho cô con gái rượu. Còn cô bạn gặp tôi là Muội, cha Trung mẹ Việt, do cô Huệ vòi vĩnh phải có bạn gái với nhau mới dám đơn phương xông pha vào chốn nhất quỷ nhì ma nên được ăn theo.
Cô Muội chỉ tôi nơi ở của thầy. Mừng quá, tôi quơ hai chai mật ong làm quà, vội vàng lấy xe đến thăm thầy.
Nhà thầy ở gian giữa dãy phố trệt. Hồi ấy mới có kinh tế mở nên chỉ có vài quán cà phê hoặc sửa xe, từng căn phố ngăn cách bằng rào gỗ. Khoảng trống trước nhà có chiếc xích lô đang kê nghiêng để vá bánh. Anh xích lô hao hao giống nên đoán biết là con thầy. Sát vách kê một cái phảng nhỏ, bà lão đang ngồi, cô không nhận ra tôi, nhưng sơn đình còn lưu dấu thời thiếu nữ đã từng lọt mắt xanh ông giáo trường tỉnh.
Tôi chào hỏi và trình bày ý định học trò thăm thầy. Anh con trai vào trong, trở ra mời vào.
Nhìn vào trong tôi thấy thầy thay áo, bộ pyjama của thầy đã ngả màu theo thời gian. Thầy đã già yếu, bước từ từ ra, vừa đi vừa cài nốt nút áo cuối cùng, dáng vẻ vẫn cao đạo tự tin có chút lạnh lùng. Tôi lễ phép cúi chào.
- Thưa thầy! Con đến thăm thầy.
Thầy đưa tay cho tôi bắt, chưa hề bộc lộ thoáng buồn vui mà không để cho tôi chờ đợi. Thầy bất ngờ giáng cho tôi một câu (có lẽ vì trước đây có trò nào đó đã đến thăm thầy trước tôi và nói cách mạng sơ giản với thầy...).
- Tôi không thích nói chính trị à nghe!...
Tôi bị cú bất ngờ choáng váng, chưa lường trước được thái độ của ông già ra sao đây? Vì không thích nói chính trị phải chăng ám chỉ rằng thầy không mấy cảm tình với cách mạng mà bản thân mình lại là kẻ theo kháng chiến trở về.
Thời may ba mươi lăm thủ pháp ứng xử có thủ pháp "đánh gió" nghĩa là có đến bao nhiêu đòn cũng không trúng quân mình. Rất may là chính quyển sách "Quốc văn Giáo khoa thư" học từ thuở để chỏm, tái hiện đúng lúc để cứu tôi. Tôi tiếp lời thầy:
- Thưa thầy! Con là Carnot đây. Con nhớ thầy và đến thăm thầy...
Thầy lại ngẩng nhìn tôi, vẫn chưa mỉm cười, nhưng sắc diện không như lúc mới đến, có lẽ đang tái hiện trước mắt thầy thằng học trò nghịch ngợm thường bị thầy cho đứng úp mặt vào vách vì tôi hay nhìn chùm me dốt bên ngoài cửa sổ.
- Ngồi đi !
-Thưa thầy! Năm 75 về Mỹ Tho con đã đến tìm thầy, nhưng thầy đã đổi chỗ biết tìm đâu. Sáng nay, tình cờ gặp cô Muội cũng học lớp thầy cho biết, con lập tức đến ngay. Mừng quá!
Thầy đưa tay cho tôi ngưng lời, nhìn ra ngõ, chỉ tay xuống bàn ra hiệu, không lâu sau anh con trai bưng vô cho một ly cà phê sữa.
Tôi nhẹ nhõm trong lòng, khoảng cách 45 năm như xích gần lại, tôi nhắc kỷ niệm:
- Thầy cho uống cà phê, con chợt nhớ thầy rất thích ăn bánh sầu riêng...
- A! Anh nhớ lâu thật...
- Hồi ấy, đến mùa sầu riêng, trước giờ ra chơi buổi chiều thầy thường gọi con "Viensici". Con liền lên bục... để nhận tiền thầy đưa, đạp chiếc alcyon của thầy ra phố chạy một vòng ra cầu tàu lục tỉnh cho thích, sau đó mới vào "Tiểu Hương tửu lầu" mua về hai cái bánh sầu riêng gói giấy nhật trình còn nóng hổi. Thầy chia cho con một cái, ra chơi con rút dưới gầm cầu thang ăn khoái chí!...
Và đến chiều, tan giờ học, thầy giao cho mang sổ sách về nhà, thấy thầy ghi cho huit points (tám điểm) mà không có phải trả bài gì sất.
Thầy mỉm cười.
- Thì chẳng phải anh redoublant đã trả bài từ năm trước rồi sao? Mà này! Tôi quên hỏi anh Bảy mất trong trường hợp nào. Tôi ở thành vẫn được nghe phong phanh (chẳng cha tôi cũng là giáo viên đồng nghiệp).
- Cha con vào bưng dạy trường Văn Chính không phải dạy học trò để chỏm, mà dạy cán bộ người lớn, thưa thầy dân ta rất nhiều người không được học. Cha mất năm 70, huyết áp cao ngã trên mô đất đào vì lúc ấy nghèo quá, cha con phải đào mương lên líp làm thuê cho người ta lấy tiền nuôi con.
- Tôi nghiệp anh Bảy.
Sợ thầy mất vui, tôi nhắc học trò cũ của thầy:
- Thầy nhớ thằng Huệ không, cũng như con nó vẫn muốn được gặp thầy. Thằng Huệ Rệp ấy.
- Sao lại gọi là Rệp?
Chuyện này có khi nhà sinh vật học không biết nhưng học trò biết. Bàn ghế nhà trường rất nhiều rệp, rệp trăm nhà học trò mang đến, lại được hút máu con nít bổ béo sinh sôi rất nhanh. Qua hai tháng bãi trường, con nào con nấy đói meo - lạ là chúng không chết. Trước khi tựu trường, thầy bắt cả lớp phải diệt rệp mới cho vào ngồi. Chúng tôi lấy que khều chúng ra từ trong kẽ gỗ, con nào con nấy khô rang, mỏng dính như bánh tráng, màu vàng vàng, dẹp lép, trong suốt, như những mảnh xác khô, thổi nhẹ đã bay - tưởng đâu không còn tí tẹo sự sống - Âởy vậy mà đưa đầu ngón tay đến gần nghe hơi người lập tức những đôi chân nhỏ xíu lại ngoe ngoe thăm dò - đưa gần nữa, lập tức bám lấy, hút lấy hút để, no căng đỏ thẫm, xổng ra bò rất nhanh chui xuống kẹt.
Sau lần tổng vệ sinh, bỗng dưng vài ngày sau, hai cô nữ sinh gãi sồn sột, đem một cái lọ bên trong còn sót vài cái xác rệp lên mách với thầy - Trò nào đã cắc cớ gom xác rệp cho vào góc tủ của hai cô, cả đám giặc đói xông ra bu đốt hai cô bằng thích.
Thầy đưa ve chai lên hỏi ai là thủ phạm và rất giận vì cả lớp im như thóc. Thầy bảo:
- Đáng lý tôi phạt cả lớp, nhưng tôi để chiếc ve chai ở đây - Thầy đặt xuống trước bàn -Tôi để đây không ai được lấy đi! Để khi nào có người nhận tội. Tôi muốn em nào đó đừng để suốt đời bị ám ảnh rằng mình là kẻ hèn - Dám làm không dám chịu... không đáng nhân cách làm học trò tôi!
Sau hơn một tuần, ngày nào cũng bị hình ảnh chiếc ve chai ám ảnh, chịu đựng không thấu thằng Huệ về nhà khóc rấm rứt, ba nó khăn đóng áo dài dắt con đến nhà thầy để cậu quý tử tạ tội.
Nghe xong thầy bảo:
- Trò Huệ? Con ông vựa cá bên bến tắm ngựa phải không?
- Dạ đúng! Cậu ấy bây giờ nên thân lắm, thuyền trưởng tàu biển! Giờ về hưu rồi. Nó vẫn nhắc thầy luôn.
- Năm nay anh bao nhiêu tuổi?
- Dạ thưa thầy con sáu mươi lăm, tuổi con rắn nhưng là rắn nước, hiền lắm!
- Sao lại là rắn nước?
- Dạ hồi trước thầy dạy con phải như vậy?
- Tôi dạy anh cái gì về rắn?
- Dạ! Con rắn cắn Jean Fréron...
- A! Tên này nhớ lâu thật - Bài đó không có trong chương trình sơ học, phải lên cấp cao mới học. Bữa ấy tôi giận lão thầy Mậu lớp D - Ông ấy độc miệng lắm, kích bác tôi trước các thầy, nên tôi về lớp cho các trò chép bài ấy - và thầy ứng khẩu đọc:
L'autre jour, au fond d'un vallon
Un serpent piqua Jean Fréron
Que pensez - vous qu'il arriva
Ce fut le serpent qui creva
Tạm dịch theo văn xuôi: Ngày kia dưới thung lũng sâu, một con rắn cắn Jean Fréron - Biết việc gì xảy đến không? Người không chết mà chính con rắn lăn ra chết (nguyên văn là con rắn vỡ tung ra).
Vậy đó! Trên đời miệng lưỡi con người độc hơn miệng rắn độc. Ông Voltaire làm thơ nhiều ngụ ý...
- Mà này! Anh vẫn chưa nói cho tôi, thoát ly mấy mươi năm, anh làm chức gì?
- Dạ con đi nuôi ong thôi! Không có chức. Dạ! Tuổi con rắn nhưng sinh vào giờ Mùi.
- Nghĩa là sao?
- Người ta định đề bạt con lên một cấp, con lại phạm vào giờ Mùi, nên lại bị đánh tụt xuống một cấp.
- à! Trong Cách mạng, người ta nghiêm khắc chuyện ấy. Vậy có buồn không?
- Dạ, vui vẻ là liều thuốc sống.
- Không nản à?
- Dạ! Vấp ngã thì lồm cồm ngồi dậy đi nữa. Không lẽ nằm mọp luôn.
- Giỏi đấy! Nhưng đi nữa bằng cách nào?
- Biết chấp nhận thực tế - thích ứng và hội nhập.
- Làm sao để thích ứng? Nói nghe coi?
- Dạ! Cuộc đời nó gặm nhấm chúng ta, nó còn chép miệng khen ngon, tội gì mình phụ họa với nó để làm mình buồn thêm? Thân phận condition humaine - tôi ngứa miệng xùy tiếng Tây ra - mỗi người một khác, nếu cả nghìn triệu người trên thế giới không biết tự thích nghi với hoàn cảnh, thế giới này loạn mất.
Thứ hai để thích ứng, phải có cái nghề để tự nuôi sống và trả nợ cơm áo cho xã hội (payer la dette sociale), thầy đã dạy con như vậy. Con bây giờ làm nghề nuôi ong, không dám nào, tiện đây con đem mật ong cây nhà lá vườn, tay con làm ra đến biếu gia đình, xin thầy vui lòng.
- Cám ơn! Anh giỏi đấy! Có cho mình một cái nghề, còn tôi đây sau khi về hưu ngoài ba cái giáo điều trên bục giảng. Moi, je n'ai rien entre mes deux cuisses - (Tôi chẳng có gì giữa hai vế).
- Dạ thưa! Con chưa hiểu ý thầy?
Thầy nói tiếp:
- Sách vở thánh hiền đọc hàng pho - đi đâu cũng tự hào rằng mình là bậc trí giả, ngoài ba cái giáo điều cóc có thực tế, không năng động cũng chẳng có sức bật, đá phòng ngự thôi chứ không dám tiến công đột phá, làm chủ gia đình thì con cái xác xơ, giao cho làm Nhà nước thì quốc gia chỉ có mạt.
Tôi biết thầy ví von để ám chỉ thực tế đạm bạc của mình: vợ chồng già, con đạp xích lô, ngôi nhà cũ kỹ...
Tội vội đỡ lời:
- Dạ thưa thầy không phải giáo điều đâu ạ! Học trò của thầy hàng ngàn đứa đi kháng chiến hoặc lập nghiệp ở năm châu bốn bể. Hiểu vậy mới là chân lý.
- Chân lý ! - Thầy nói theo kiểu chia động từ - Ban đầu: Tôi đúng - anh đúng - nó sai. Rồi : Tôi đúng - anh sai - nó sai. Cho đến khi: Tôi cũng sai rồi... Lúc này mới là chân lý. Có thấy sai mới biết thế nào là đúng.
- Dạ! Đó là tự phê bình và phê bình. Âởy chết! Con lại nói chính trị rồi...
- Không sao đâu, không nói là không nói thứ chính trị nhăng nhăng khó nghe kia! Chứ không có chính trị để mất nước à? Tôi đã đọc không biết bao nhiêu sách Đông Tây kim cổ rồi, tôi chưa hề thấy một triết nhân, một nhà phê bình nào dám nói rằng: "Tôi sai lầm" - Vậy mà Việt Nam dám nói là mình sai để chọn được đúng chiếc chìa khóa mở cửa.
Bụng tôi mừng rơn vì thầy trò tôi đã tìm được điểm tương đồng để tâm đắc.
- Thưa thầy ba năm học, những gì thầy gieo vào đầu óc thời non trẻ con vẫn nhập tâm. Lúc nào con làm đúng là con thành, lúc nào con làm sai là thất bại. Tuổi đời càng chồng chất càng thấm thía bài học của thầy về nhân cách.
Nghe hai chữ nhân cách, bất giác thầy ngẩng lên nhìn thẳng. Bốn mươi lăm năm rồi tôi mới được thấy tái hiện nguyên mẫu thầy Đức trên bục giảng ngày nào:
- Phải rồi! (câu tiếp theo nói nguyên văn tiếng Pháp, rất chuẩn, bàn tay nắm lại chỉ thẳng một ngón về phía trước):
Qui perd sa dignité, perd tout
(Mất nhân cách là mất tất cả)
Hai chữ "p" của từ mất, thầy mím môi phát âm nghe xốc dậy cả cuộc đời.
Tôi từ giã thầy, chào cô và anh con trai xích lô ra về sau khi hẹn gặp lại.
Lên xe, đạp một đỗi tôi nhủ thầm: "May quá! Hôm nay mình đi thăm thầy bằng xe đạp...".
TRẦN KIM TRẮC

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Vụ ám sát hé lộ góc tối của chiến dịch diệt trừ ma túy Philippines

Vụ ám sát hé lộ góc tối của chiến dịch diệt trừ ma túy Philippines

(Copy từ http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE188DA3/Vu_am_sat_he_lo_goc_toi_cua_chien_dich_diet_tru_ma_tuy_Philippines_.aspx  ; tác giả: Theo Trí Dũng/vnexpress.net .; đã đăng ngày 08-11-16 lúc 15:47, mục Quốc tế.)
Khi toán cảnh sát truy đuổi hai kẻ nổ súng giết người trên phố, họ ngỡ ngàng nhận ra đó chính là đồng nghiệp của mình.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đội mũ cho Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Ronald dela Rosa. Ảnh: Inquirer
Nửa đêm ngày 9/10, bà Zenaida Luz, 51 tuổi, sống trên đảo Mindoro, Philippines, bước ra khỏi nhà sau khi nhận được tin nhắn của một người đàn ông nói rằng ông cần giúp đỡ. Bà Luz là một nhà hoạt động chống tội phạm rất tích cực, thường xuyên đối đầu với các quan chức và cảnh sát địa phương về các vụ việc tiêu cực, theo Washington Post.
Khi bà đang đi bộ trên hè phố, bất ngờ một chiếc xe máy chở hai người bịt mặt mặc đồ đen rồ ga lao tới. Người ngồi sau nổ ba phát súng trúng vào lưng, bụng và chân bà Luz, khiến bà gục xuống và chết tại chỗ.
Một toán tuần tra của đồn cảnh sát Gloria tình cờ đang tuần tra tại đó nghe tiếng súng nổ đã lập tức tiếp cận hiện trường và truy đuổi những kẻ nổ súng. Họ đuổi theo hai tên sát thủ dọc theo nhiều tuyến đường, sau đó nhìn thấy một chiếc xe máy thứ hai chở những kẻ đồng phạm vọt đi.
Cảnh sát nổ nhiều phát súng, khiến chiếc xe máy thứ nhất lảo đảo và trượt dài trên đường. Khi các sĩ quan tiến đến gần, hai người đàn ông bị thương hét to "Quân mình! Quân mình", nhằm thông báo rằng họ cũng là cảnh sát.
Cảnh sát Gloria ban đầu nghi ngờ hai tay súng là những kẻ buôn bán ma túy có thù hằn với bà Luz, nhưng sau khi kiểm tra, họ rất ngạc nhiên khi biết hai kẻ bịt mặt này là thanh tra cấp cao Magdaleno Pimentel Jr. và thanh tra Markson Almeranez ở thị trấn gần đó.
Cả hai người đều đã tốt nghiệp Học viện Cảnh sát Quốc gia Philippines và được điều đến đảo Mindoro công tác. Trước đó một tháng, Almeranez vừa được Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Ronald dela Rosa, cánh tay phải của Tổng thống Rodrigo Duterte trong chiến dịch tiễu trừ ma túy, trao tặng huân chương.
Dư luận Philippines đã bị sốc sau khi vụ việc được công khai, khiến Pimentel và Almeranez bị truy tố. Các sĩ quan cảnh sát ở thị trấn Socorro, nơi Almeranez là đồn trưởng, cho biết cả đơn vị đã rất "ngạc nhiên" với vụ bắt giữ, nhưng từ chối bình luận về nguyên nhân nổ súng của các đồng nghiệp.
Không ai biết được vì sao bà Luz bị sát hại, nhưng nếu đêm đó không có toán tuần tra của cảnh sát Gloria, bà chắc chắn sẽ bị coi là một nghi phạm buôn bán ma túy bị bắn chết trên đường phố, giống như hàng nghìn người khác đã thiệt mạng trong cuộc chiến chống ma túy kéo dài gần 6 tháng qua ở Philippines. Trong phần lớn những vụ nổ súng bắn tội phạm ma túy đó, các tay súng thường bịt mặt, đi trên xe máy và hành sự vào ban đêm.
Cảnh sát đặc nhiệm Philippines tuần tra trên đường phố. Ảnh: Inquirer.
"Nếu hai người đó không bị bắt, mọi người sẽ cho rằng mẹ tôi có dính líu đến hoạt động ma túy", Edward, con trai của bà Luz, tuyên bố.
Theo Phelim Kine, phó giám đốc tổ chức Giám sát Nhân quyền khu vực châu Á, việc Tổng thống Philippines cho phép cảnh sát nước này tiêu diệt nghi phạm ma túy không qua xét xử sẽ tạo điều kiện cho những tay súng hoạt động như các "biệt đội tử thần" dưới sự làm ngơ của chính quyền và cảnh sát địa phương.
"Khi một chính phủ công khai hay ngầm bật đèn xanh cho các biệt đội tử thần hoạt động, sẽ rất khó khăn và nguy hiểm để kiểm soát và chế ngự nếu họ bắt đầu hành động bừa bãi", Kine nói.
Trong thời gian làm thị trưởng thành phố Davao, ông Duterte đã cho phép cảnh sát thành phố tiêu diệt tại chỗ các nghi phạm ma túy. Một cuộc điều tra năm 2009 cho thấy hàng trăm người đã bị bắn chết bởi những tay súng có liên quan đến cảnh sát và quan chức địa phương. Mô hình này sau đó được nhiều thành phố khác bắt chước, đặc biệt là ở Tagum, nơi các đội sát thủ đã tham gia vào các thương vụ giết thuê.
Sau khi đắc cử Tổng thống Philippines với lời hứa sẽ quét sạch tội phạm ma túy ở nước này trong vài tháng, ông Duterte đã nhân rộng mô hình Davao khắp toàn quốc. "Tôi sẽ tiếp tục làm như hồi còn giữ chức thị trưởng. Nếu bạn là kẻ buôn bán ma túy, cướp bóc hay vô công rồi nghề, tốt nhất là hãy ra đầu thú, vì tôi sẽ giết bạn", ông Duterte tuyên bố.
Tuy nhiên, vụ ám sát bà Luz đã làm hé lộ góc tối trong chiến dịch tiễu trừ ma túy do ông Duterte phát động, một viễn cảnh mà nhiều người dân Philippines lo sợ: Đó là những vụ giết người được dàn xếp với sự tham gia của lực lượng cảnh sát.
Hôm 16/10, vài ngày sau vụ ám sát bà Luz gây chấn động dư luận, ông Duterte thừa nhận với báo giới rằng chiến dịch bắn giết tội phạm ma túy chắc chắn sẽ để lại ảnh hưởng xấu, nhưng ông không bận tâm đến điều đó, vì mục đích cuối cùng của ông là "bảo vệ đất nước và thế hệ tiếp theo".
"Tôi sẽ giết những kẻ hủy hoại đất nước tôi. Nếu tôi khuyến khích những vụ giết người tự phát để làm điều đó cũng chẳng sao cả… Nếu hình thức giết người tự phát này phát triển, tôi không thể kiểm soát được nó. Tôi không phải Chúa trời để kiểm soát mọi thứ", Tổng thống Philippines khẳng định.
Di ảnh của bà Luz. Ảnh: WP
Những lời khuyến khích các vụ bắn giết không qua xét xử này của ông Duterte đang khiến gia đình của bà Luz cảm thấy sợ hãi, dù họ đang sống dưới sự bảo vệ của cảnh sát. Họ lo sợ rằng khi Tổng thống cam kết bảo vệ cho các cảnh sát giết người, những kẻ đã ra tay sát hại bà Luz sẽ không phải gánh chịu hậu quả.
Ruel Lito Fronda, đồn trưởng đồn Gloria, thừa nhận việc truy tố hai cảnh sát bắn chết bà Luz ra tòa có thể sẽ rất khó khăn. Hai nghi phạm "không chịu hợp tác", và cho đến nay vẫn chưa chịu giao nộp những chứng cứ trọng yếu, trong đó có điện thoại di động của họ.
Trong khi đó, những vụ giết người trên đảo Mindoro vẫn tiếp diễn. Cuối tháng 11, ông Wilson Viray, cựu ủy viên hội đồng thị trấn Naujan, bị bắn tới 13 phát đạn và tử vong. Những kẻ giết ông cưỡi trên một chiếc xe máy, sau đó rồ ga tẩu thoát.
Theo Trí Dũng/vnexpress.net

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Thu Thẻ nhà báo của Phó Tổng Biên tập Báo Thanh Niên

Thu Thẻ nhà báo của Phó Tổng Biên tập Báo Thanh Niên
(Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thu-the-nha-bao-cua-pho-tong-bien-tap-bao-thanh-nien-20161205192438098.htm  , tác giả:  B.T.N , đã đăng ngày 05/12/2016 19:30.)

(NLĐO)- Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thu hồi Thẻ nhà báo 2 người công tác tại Báo Thanh Niên là ông Đặng Ngọc Hoa, Phó Tổng Biên tập và ông Võ Văn Khối, nguyên Tổng Thư ký tòa soạn.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Trương Minh Tuấn ngày 5-12-16 đã ký Quyết định thu hồi Thẻ nhà báo số hiệu IBT01621 thời hạn 2016-2020 đối với ông Đặng Ngọc Hoa.
Cụ thể, theo Quyết định số 2184/QĐ-BTTTT được ký ngày 5-12, ông Đặng Ngọc Hoa bị thu thẻ nhà báo vì đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo. Ông Hoa là Phó Tổng Biên tập Báo Thanh Niên.
Cùng ngày, tại Quyết định số 2185/QĐ-BTTTT, Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn cũng quyết định thu Thẻ nhà báo số hiệu IBT01627 của ông Võ Văn Khối. Ông Khối trước đó đã bị xử lý kỷ luật cách chức Ủy viên Ban Biên tập, Tổng Thư ký tòa soạn Báo in Báo Thanh Niên tiếng Việt.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ TT-TT nêu rõ Báo Thanh Niên có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo của hai người trên và gửi về Cục Báo chí trước ngày 18-12 tới.
* Trước đó, thông tin trên Báo Thanh Niên cho biết, ngày 23-11-16, tại trụ sở Báo Thanh Niên, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã triển khai các quyết định xử lý kỷ luật cá nhân có liên quan đến loạt bài phản ảnh không đúng sự thật về nước mắm đăng trên Báo Thanh Niên trong tháng 10-2016.
Theo đó, mức kỷ luật như sau: khiển trách ông Nguyễn Quang Thông, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên; cảnh cáo ông Đặng Ngọc Hoa, Phó Tổng biên tập; cách chức ông Võ Văn Khối, Ủy viên Ban Biên tập, Tổng Thư ký tòa soạn báo in.
Liên quan đến vụ việc này, ngày 22-11-16, Báo Thanh Niên đã thực hiện việc nộp phạt 200 triệu đồng theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục Báo chí, Bộ TT-TT.
B.T.N

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Người dân vùng mặn “trở bộ” hiệu quả

Người dân vùng mặn “trở bộ” hiệu quả
(Copy từ http://www.baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=51966 ; tác giả: Trọng Đạt; đã đăng ngày 05-12-16 lúc 07:36, mục Kinh tế.)
Trồng cỏ chăn nuôi bò mang lại sinh kế bền vững cho người dân vùng dễ tổn thương do xâm nhập mặn.
Nhiều hộ gia đình ở các vùng dễ tổn thương do xâm nhập mặn đã chuyển đất canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ, so đũa để nuôi bò, dê cho thu nhập cao, cuộc sống đã ổn định. Đó là bước đi đúng đắn của người nông dân trước diễn biến thời tiết ngày càng khó lường như hiện nay.
Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu
“8 công ruộng của gia đình tôi trước kia trồng lúa 3 vụ/năm, mỗi năm lãi nhiều được hơn 8 triệu đồng, nhưng không dám mạnh dạn chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi. Sau đợt xâm nhập mặn dữ dội vừa rồi, tôi quyết định lên liếp trồng dừa. Tôi tận dụng những khoảng trống trồng cỏ nuôi bò, dê nhằm lấy ngắn nuôi dài. Tôi nuôi 5 con bò, 6 con dê, vài chục con gà thả vườn... chỉ hơn nửa năm đã kiếm lãi trên 10 triệu đồng từ bán dê; chưa kể vài tháng nữa dừa bắt đầu thu hoạch, bò đến ngày sinh sản” - nông dân Lê Trung Du ở ấp Quý Khương, xã Quới Điền, huyện Thạnh Phú phấn khởi.
Hộ ông Huỳnh Văn Sơn tuy chỉ vỏn vẹn 3 công ruộng nhưng chuyển đổi sang trồng dừa và chăn nuôi sớm nên hiệu quả rõ ràng hơn. “Trước kia, tôi nuôi được 5 con bò cái nhưng sinh hoạt gia đình cứ thiếu trước hụt sau nên trong khoảng thời gian dài vẫn không tăng đàn được, bởi bò sinh sản ra nghé phải bán ngay để trang trải cuộc sống. Nay, hàng tháng, 150 cây dừa cho trái thu hoạch bán đã dư trang trải chi phí sinh hoạt gia đình nên chỉ sau 1 năm đàn bò đã tăng lên gấp đôi. Trồng cỏ, nuôi bò thật sự có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng cây lúa nơi thường xuyên bị xâm nhập mặn này. Nếu so sánh, tôi chỉ lấy lợi nhuận của đàn gà thả vườn cũng bằng trồng 3 công lúa như trước kia. Còn về rơm, nếu mình có đủ cỏ thì chắc chắn không còn là vấn đề lớn nữa” - ông Sơn chia sẻ.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Thạnh Phú, trong năm 2016, toàn huyện tăng gần 9 ngàn con bò, nâng tổng đàn lên gần 40 ngàn con, theo đó đàn dê cũng tăng đáng kể. Hiện người dân ở ven sông Cổ Chiên, Hàm Luông đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 130ha lúa sang trồng dừa xen cỏ hoặc chuyên canh cỏ; riêng từ lúa sang rau màu cũng được hơn 15ha, kéo giảm dần diện tích đất vốn không còn phù hợp với cây lúa nữa. “Quan trọng là sự tăng trưởng bền vững của mô hình này trước biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn. Hiện nay, chúng tôi đang tăng cường vận động người dân tham gia sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể để giảm rủi ro về giá, tăng thu nhập và có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Như vừa rồi, những hộ chăn nuôi không chuẩn bị trồng cỏ đã phải khốn đốn trước cơn sốt giá rơm cuộn. Tôi nghĩ đó là điều khuyến khích người nông dân vùng mặn trực quan nhất”, ông Trương Thanh Hải - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thạnh Phú phân tích.
Chuyển đổi phù hợp
Tương tự như Thạnh Phú, người dân 2 huyện biển Ba Tri và Bình Đại cũng đã thực hiện cuộc chuyển đổi khá mạnh mẽ. Ba Tri chuyển đổi 20ha đất lúa sang trồng rau màu, 50ha sang trồng dừa, 25ha sang trồng cỏ nuôi bò. Bình Đại chuyển sang trồng dừa 165ha, trồng cỏ 27ha, trồng cây ăn trái 64,6ha và trồng rau màu 15,4ha. Không những vậy, một số huyện khác tuy ảnh hưởng xâm nhập mặn ít hơn các huyện biển nhưng người dân cũng đã chuyển đổi mạnh mẽ đất sản xuất sang trồng dừa, trồng cỏ, chăn nuôi và đời sống của họ đã ổn định hơn trước rất nhiều.
Ông Bùi Văn Lâm - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, kế hoạch chuyển đổi theo hướng chăn nuôi và phát triển lĩnh vực thủy sản ở những vùng ven biển dễ tổn thương do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh đã được ngành xây dựng, triển khai 2 năm qua và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân sau đợt thiên tai hạn mặn lịch sử đầu năm 2016. Hiện nay, tổng đàn bò của tỉnh đã hơn 200 ngàn con (tăng gần 30 ngàn con so với năm 2015). “Tập trung chăn nuôi, phát triển thủy sản là điều kiện sinh kế hợp lý nhất của người dân vùng ven biển, cũng như các vùng dễ bị mặn xâm nhập. Chúng tôi luôn khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ phát triển cho các mô hình hiệu quả này” - ông Bùi Văn Lâm khẳng định.
Chợ Lách là huyện chưa từng bị xâm nhập mặn nhưng sau đợt thiên tai lịch sử đầu năm 2016, cơ cấu cây trồng đã được chuyển đổi mạnh mẽ, hợp lý. Trong đó, dưới sự vận động, hỗ trợ từ chính quyền, người dân đã thực hiện chuyển đổi 580,67ha vườn tạp, cây trồng giá trị thấp, nhãn nhiễm bệnh sang trồng cây có giá trị cao như: chôm chôm, bưởi da xanh, sầu riêng, cây giống và hoa kiểng.
Bài, ảnh: Trọng Đạt

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Ông Obama chặn Trung Quốc thâu tóm công ty Đức

Ông Obama chặn Trung Quốc thâu tóm công ty Đức
(Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ong-obama-chan-trung-quoc-thau-tom-cong-ty-duc-20161204102207548.htm ; tác giả : M.Khuê (Theo Reuters, New York Times), đã đăng ngày 04-12-16 lúc 11:21.)
(NLĐO) - Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa ra tay ngăn chặn một quỹ đầu tư Trung Quốc thâu tóm một công ty công nghệ cao của Đức vì lý do an ninh quốc gia.
Ông Obama đã can thiệp để ngăn quỹ đầu tư Fujian Grand Chip (FGC, Trung Quốc) thâu tóm Công ty chất bán dẫn Aixtron.
Cụ thể, thông cáo từ Bộ Tài chính Mỹ hôm 2-12-16 cho biết Washington đã ngăn FGC mua lại bộ phận kinh doanh của Aixtron tại Mỹ.
Thông cáo nhấn mạnh thương vụ trên, nếu diễn ra, sẽ gây ra mối đe dọa đến an ninh quốc gia, liên quan đến các bí mật sản xuất nguyên vật liệu sử dụng trong quân đội. Nguyên liệu này được cho là hợp chất gallium nitride, giúp tăng cường sức mạnh và độ nhạy của các hệ thống vũ khí nhưng lại tiêu thụ ít năng lượng. Lợi ích này giúp giảm nhiều chi phí.
Người phát ngôn của Aixtron cho biết họ chưa nhận được văn bản chính thức về phán quyết nhưng cho biết thỏa thuận sẽ bị hủy nếu ông Obama chính thức ngăn chặn.

Công ty công nghệ Đức trụ sở tại Mỹ. Ảnh: Reuters
Công ty công nghệ Đức trụ sở tại Mỹ. Ảnh: Reuters
Năm 2015, thị trường Mỹ chiếm 1/5 tổng doanh thu của Aixtron. Ngoài ra, gần 20% trong số hơn 700 nhân viên của công ty này đang làm việc tại Mỹ.
Trước đó, Mỹ cũng từng ngăn chặn một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc mua lại bộ phận Lumileds của Phillips cũng vì hợp chất gallium nitride.
Trung Quốc đã chi hàng tỉ USD để mua lại các công ty công nghệ của châu Âu và Mỹ. Giới chức Mỹ cũng nỗ lực ngăn chặn những giao dịch như vậy vì những nỗi lo khác nhau. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc cũng tìm cách lách những rào cản mà Mỹ đưa ra để đạt mục đích.
Động thái mới nhất của ông Obama có thể mở đường cho sự gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc dưới thời tỉ phú Donald Trump, người sẽ nhậm chức vào tháng 1-2017.
Trước đó, Tổng thống Mỹ đắc cử này từng chỉ trích hoạt động thương mại của Trung Quốc.
M.Khuê (Theo Reuters, New York Times)


Duyên - nợ trần gian

Duyên - nợ trần gian
(Copy từ http://www.tienphong.vn/xa-hoi/duyen-no-tran-gian-1080247.tpo ; tác giả: Lê Anh Đạt, đã đăng ngày  04-12-16 lúc 07:23.)
TP - Những phận người trong lũ ám ảnh tôi đến giờ. Với họ, sự thịnh nộ của ông trời có lẽ không thấm vào đâu so với những gì đang chịu trên cõi trần này.
Trưa 25/10/16, vài ngày sau trận lũ, Vũ Quang, huyện miền núi Hà Tĩnh, trời trong xanh, nắng vàng chạy dọc con sông Ngàn Sâu, bình yên như chưa từng xảy ra chuyện. Dấu ấn cơn lũ là những vạt cây cỏ bên sông chưa kịp gượng dậy, vẫn bạt về hướng nước chảy. Nhìn ngấn nước đọng lại trên dãy tre mới thấy con sông này dữ dằn thế nào những ngày qua.
Tuy không còn bị chia cắt nhưng phải thạo đường mới vào được trụ sở xã, huyện. Trên đường đi từ Hà Nội vào, người liên lạc của gia đình Á hậu Huyền My liên tục thông báo thay đổi kế hoạch vận chuyển hàng của các nhà hảo tâm đóng góp đang được đưa vào Vũ Quang. Một bài toán khó đặt ra cho anh em cán bộ Đoàn Hà Tĩnh và đại diện báo Tiền Phong trực chiến, điều tiết cứu trợ ở địa bàn: Một xe container 50 tấn chở gạo, mỳ và các nhu yếu phẩm của gia đình Huyền My sẽ vào Vũ Quang bằng cách nào? Quốc lộ thênh thang cũng ngán tải trọng xe này chứ chưa nói đường làng với mấy cái cầu “không mang nổi người gánh thóc nặng”! Xe container ở TP Vinh lúc 12h, dự kiến vào Vũ Quang lúc 14h.
Cuộc họp chớp nhoáng diễn ra ngay tại trụ sở huyện, gồm đại diện báo Tiền Phong, Phó bí thư Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh Phan Kỳ, Bí thư Huyện Đoàn Vũ Quang Lê Sỹ Nam và lãnh đạo huyện Vũ Quang. Dưới sự tính toán thông minh, thạo việc của anh em cán bộ Đoàn, kế hoạch đưa xe container vào huyện được chốt, các xe tải nhỏ cũng huy động vận chuyển hàng về các xã ngay trong đêm kịp sớm mai trao tận tay bà con. Kế hoạch chi tiết vạch ra và mọi người hài lòng. Ra khỏi phòng họp một cán bộ Đoàn phấn chấn: “Trong chiến tranh chống Mỹ, dưới mưa bom bão đạn, cha ông ta còn xẻ cả Trường Sơn được, chừng này thì ăn thua gì…”.


Duyên - nợ trần gian ảnh 1
Bà Nguyệt  - mẹ anh Ất (trái).
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Tiền mặt và các nhu yếu phẩm sau 2 ngày đã đến tận tay bà con như nguyện vọng của mẹ con Á hậu Huyền My. Sẽ chẳng ai day dứt nhiều đến vậy nếu không gặp những cảnh đời tận khổ không phải vì bão lũ.
Trước khi đến Vũ Quang, chúng tôi có kế hoạch cùng các nhà hảo tâm trao tiền mặt tại nhà các hộ cần trợ giúp nhất.
Gia đình Huyền My gồm 5 người cùng đi nên chủ tịch xã Đức Hương, bí thư Huyện Đoàn Vũ Quang, một số cán bộ xã phải huy động xe máy chở chúng tôi đến từng nhà. Các hộ đều ở xã Đức Hương.
Đường vào nhà bà Đặng Thị Nguyệt, ở thôn Hương Phố, xã Đức Hương còn nhão nhoẹt bùn đất và nước đọng thành vũng. Lối vào cây cỏ mọc um tùm, thiếu tay người chăm sóc, giếng cũng đầy rêu, nhìn hoang phế. Đập ngay mắt chúng tôi là người đàn ông có ánh mắt dữ dằn đang bị nhốt trong lồng dây thép gai. Thi thoảng anh thò đầu ra nhìn rồi lại lùi vào góc tối. Đó là con trai bà Nguyệt, bị bệnh tâm thần. Chủ tịch xã Đức Hương Lê Văn Lợi nói, trận lũ lịch sử năm 2010, một người con trai bà Nguyệt (là thương binh) bị lũ cuốn trôi trong lúc cứu người bị nạn. Mỗi năm lũ về, có đoàn cứu trợ đến bà lại ngồi bậc cửa nhớ con. Giờ cũng nguôi ngoai đôi chút. Còn anh này, bị tâm thần nặng. Đã mấy lần phóng hoả đốt nhà, đánh mẹ. Nguy hiểm nên mới đành phải nhốt. “Anh này được nhận trợ cấp mức cao nhất 140.000 đồng/tháng, bà Nguyệt được trợ cấp nuôi dưỡng con tâm thần 180.000 đồng/tháng. Hai mẹ con trông vào mỗi khoản này thôi. Đức Hương là xã nghèo nên chỉ hỗ trợ vật chất mẹ con bà một số dịp quan trọng. Thương lắm nhưng còn nhiều người khổ, phải san sẻ thôi”. Ngôi nhà nhỏ ngăn đôi, một nửa bà Nguyệt ở, một nửa là thế giới riêng của con trai. Vách ngăn làm gỗ chắc chắn, chỉ chừa một cái lỗ đủ để bà Nguyệt đưa thức ăn cho con. Anh đưa mắt qua cái lỗ nhỏ nhìn tôi rồi xin rượu, thuốc lá. Anh vẫn nhớ tên mình là Ất, năm nay hơn 40 tuổi. “Nó cứ gào thét, chửi bới mẹ suốt đêm. Chẳng khi nào được một giấc yên”, bà Nguyệt vừa nhìn con vừa xót xa nói. Tôi nghĩ đến cảnh trong đêm sâu thăm thẳm, nghe tiếng thét xé lòng của con và không  hiểu bà Nguyệt nghĩ gì, ru mình ngủ bằng cách nào?
Trong đoàn từ thiện có một cô gái trẻ đẹp tên Khanh cầm một xấp phong bì, thấy ai nghèo thì biếu, không cần xướng tên, giới thiệu gì cả, nay trước hoàn cảnh bà Nguyệt chị cũng trao cho bà nhiều hơn dự kiến trước khi đến đây. Mẹ con Á hậu Huyền My cũng vậy. Có lẽ những người có mặt hiểu rằng, hậu quả bão lũ gây ra có thể khắc phục, nhưng nỗi khổ của bà Nguyệt hằn sâu tâm can không dễ gì chia sẻ, vợi bớt được, nó sẽ đeo đẳng bà hết một kiếp người. Mọi người đang quan sát anh Ất phấn khích khi nhà có đông người ghé thăm thì có ai đó trong đoàn hỏi: “Bà ơi, bà mất đi thì anh Ất sống với ai?”. Câu hỏi có vẻ đường đột nên bà Nguyệt nhìn ra xa mọt lúc rồi thở dài: “Nó phải ra cuộc đời mà kiếm ăn thôi. Bà không biết sống được mấy nữa. Năm nay 80 rồi…”. Các cô gái trong đoàn sụt sùi. Anh Ất sẽ ra đời kiếm ăn thế nào, chắc người mẹ già thấu hơn ai hết. Nhìn ánh mắt bà buồn trũng xuống khi trả lời câu hỏi ấy mới biết bà đau lòng, bất lực đến mức nào trước sự hạn hữu của đời người. Nếu được chọn chắc chẳng bao giờ bà chịu về với tiên tổ trước đứa con dại này? Nhưng 80 rồi, bà có thể ra đi bất kỳ lúc nào…
Mọi người rời nhà bà Nguyệt trong mạch cảm xúc chưa thể dứt thì xe dừng lại ở nhà bà Võ Thị Hạnh, 70 tuổi. Con ngõ vào nhà bà cỏ mọc, sân rêu phong như lâu không ai ở. Bà Hạnh đứng trên bậc của đợi khách cùng một người đàn ông ngồi chiếc ghế nhựa nhìn vô định. Chủ tịch xã cho biết, anh này cũng bị tâm thần, năm nay 49 tuổi. Lúc ổn chút thì ở nhà ngồi hiền như đất, buồn là đi. Bà suốt ngày ngồi canh con. Xểnh cái là đi. Có lúc anh đi bộ vào Quảng Trị. Có lúc sang cả Lào. “Suốt ngày phải đi tìm nó”, bà Hạnh nói. Chỉ việc bà đi tìm con về cũng đủ bao chuyện mệt mỏi. Bình thường thì hiền như đất, rượu vào nổi cơn điên thì mẹ chứ ai anh ấy cũng chả biết để mà tránh. Ngôi nhà bà đang ở là của người khác. Bà mong có ngôi nhà nhỏ để lo cho người con tâm thần này. Chồng bà mấy gần 20 năm nay. Hai mẹ con thui thủi với nhau cũng chừng ấy năm. Nuôi đứa con chỉ biết ăn và phá phách, làm khổ mình, mới thấy tấm lòng của người mẹ này rộng lớn đến mức nào.
Mồ côi khổ lắm ai ơi…
Chẳng giống hai anh bị tâm thần kia có mẹ già bên cạnh chăm sóc, chị Đặng Thị Hường (sinh năm 1968) sống cô đơn gần như không còn ai ruột thịt trên đời. Bố đau dạ dày mất trong nghèo khó, mẹ tai biến mất đột ngột. Hai em, một mất vì chết đuối, một mất vì tai biến. Họ đã mất cách đây mấy chục năm. Chị bị bệnh tâm thần, không chồng, không con. Căn nhà trống chỉ trơ mỗi cái giường, trên gần nóc nhà có cái chạn gác mấy thứ lỉnh kỉnh. Ngôi nhà chị ở được xây theo chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Mấy ngày lũ nước ngập nửa nhà. Hỏi, “nước ngập thế chị tránh ở đâu”. Chị chỉ lên chạn “nằm ở đó, chờ nước rút”. “Chị ăn gì để sống mấy ngày lũ”.  “Nhai mì tôm thôi”. Bản năng sinh tồn chắc không chỉ có người khôn mới có. Hơn nữa, khôn dại trong lũ chưa biết ai hơn ai. Ơn giờ, nước rút, hàng xóm chạy sang hỏi thăm lại thấy chị đứng cười. Có người trong đoàn hỏi vui “chị yêu ai chưa?”. Chị cười: “Chưa”. Một người đàn ông trong đoàn nói một cảm nhận: “Khi tôi bắt tay, chị giật mình. Có lẽ chị chưa yêu ai nên mới thế”. Chả biết thế nào được, có ai sống trên đời mà không yêu? Ta không sống trong thế giới của chị nên khó mà biết nó thế nào!
Mọi người trong đoàn kinh ngạc khi nhìn lên chạn nhà thấy có chiếc quan tài. Có lẽ chị Hường chuẩn bị cho việc ra đi. Quy luật mà, ai rồi cũng phải chết. Nhưng, đang sống mà chuẩn bị cho cái chết kiểu đó cũng khiến nhiều người thấy thảng thốt, trước cuộc sống tạm bợ, quá mong manh.
Chị bóc phong bì nhìn tiền, mọi người hỏi “bao nhiêu”, chị bảo “không biết”. Chị chỉ biết là tiền chứ không biết con số. Có người hỏi “sống một mình chị có buồn không”, chị nói “không, vui lắm”. Chia tay chúng tôi, chị cười cười, giơ tay vẫy vẫy. Chị không buồn, nhưng chúng tôi nặng trĩu, nhiều người bị ám ảnh về sự sống và cái chết.

Duyên - nợ trần gian ảnh 2
Á hậu Huyền My và chị Hường.
Duyên - nợ
Trước khi chia tay, tôi động viên bà Nguyệt: “Con cũng có bà ngoại tuổi bà. Nhìn bà con thương lắm. Chúng con đến thăm và động viên bà. Có dịp sẽ gặp lại…”. Bà Nguyệt có nét mặt phúc hậu, nói như động viên lại tôi: “Nợ ở đời đó con ạ. Bà không sao mô. Có duyên bà cháu mình gặp nhau thôi. Cảm ơn các cháu, cảm ơn cháu gái xinh đẹp (Á hậu Huyền My), cảm ơn chính quyền…”.
Người phụ nữ chân lấm tay bùn dùng duyên - nợ giải thích cho những gì mình đang trải qua. Bà này vịn vào duyên - nợ trên đời để chấp nhận, cam chịu một đứa con không khôn ngoan, chỉ biết ăn, gào thét và mắng chửi mẹ mỗi đêm? Bà vịn vào duyên nợ để vượt qua nỗi đau mất chồng, mất con trong trận lũ năm 2010? Bà hiểu và cam chịu trả món nợ này cho đến lúc ra đi?
Chợt nhớ những điều răn, những chiêm nghiệm từ triết lý đạo Phật về duyên - nợ trên đời. Nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này có 4 loại, một là báo ơn, hai đòi nợ, ba trả nợ, bốn báo oán… Có lẽ bà Nguyệt, bà Hạnh mắc món nợ lớn ở kiếp trước? Thôi, cứ nghĩ vậy cho nhẹ lòng. Lại nhớ chuyện một cô gái tật nguyền oán trách cha mẹ sinh ra mình không bình thường như bạn bè. Một nhà sư dùng duyên nghiệp lý giải: “Con phải thấy hạnh phúc vì được làm con trong gia đình đầy yêu thương. Kiếp trước có lẽ họ mắc nợ con nên họ phải trả nợ ân tình đấy. Sao không thương họ…”. Có cái gì mầu nhiệm từ câu nói ấy mà cô gái sau đó chấp nhận số phận, sống tích cực hơn để rồi trở thành điển hình vượt qua số phận.
Chúng tôi có mặt ở đây, chia sẻ với bà Nguyệt, chị Hường, hẳn cũng phải có nhân duyên nào đó?
Chúng ta cho đi những thứ có vẻ thuộc về mình như là của cải chẳng hạn, nhưng hình như nó thuộc về người khác, chúng tôi phải trả? Cuộc đời vay trả thường tình. Câu chuyện từ thiện, được Á hậu Huyền My diễn đạt một cách nôm na khi được mời phát biểu: “Cảm ơn các ông bà, cô bác, anh chị, các em đã cho Huyền My cơ hội chia sẻ những lợi thế của mình…”. Huyền My có một người mẹ đẹp, thương yêu mình, có một lượng khán giả lớn ủng hộ, có nhiều cơ hội tốt trong cuộc đời… Lợi thế đó của cô cũng là một sứ mệnh. Sứ mệnh chia sẻ!
Chúng tôi những người đi chia sẻ, vừa cho đi vừa nhận về những điều ý nghĩa cho cuộc sống của mình, để rồi sống có mục đích hơn.
Lê Anh Đạt
Ảnh của trang vietdongtam.net, mục Giải trí - Học hỏi > Hình ảnh đẹp > Danh lam thắng cảnh > Bộ sưu tập Phong cảnh thiên nhiên > Ảnh thứ 7.

'Phù thủy' âm thanh

'Phù thủy' âm thanh
(Copy từ http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phu-thuy-am-thanh-1080270.tpo ; tác giả : Thanh Hương, đã đăng ngày 04-12-16 lúc 07:21.)
TP - Trong căn phòng 20m vuông lổn nhổn đồ đạc, người đàn ông ngồi giữa nhà. Ông bắt đầu cầm một cành cây múa may, miết miết 2 cái dao cùn vào nhau, rồi dẫm chân liên hồi. Đang cúi xuống hôn hít, liếm láp bàn tay chợt quay lên vả vào đùi đôm đốp và đập vỡ những món đồ xung quanh... Người đàn ông này có “vấn đề”? Không, ông chỉ đang sáng tạo. Ông là nghệ sĩ tiếng động Mạnh Kiên.

Trong phòng thu là những lúc nghệ sĩ Mạnh Kiên thăng hoa cùng... “đồng nát”. Ảnh: Nhã Khanh
Trong phòng thu là những lúc nghệ sĩ Mạnh Kiên thăng hoa cùng... “đồng nát”. Ảnh: Nhã Khanh
“Chơi” với đồng nát
Bới đống “đồng nát”, ông lôi lên đôi dép cũ bằng da của Pháp, đã rách nát há mõm, nhưng ông vẫn giữ vì “da nó đẹp lắm, tạo tiếng bước chân rất đầm”. Đôi dép đó theo ông đã 47 năm, từ những ngày ông bắt đầu gắn bó với cái nghề đặc biệt này.
Rồi ông hỉ hả khoe với tôi cái vali to hú hụ đồ nghề mà ông tích cóp gần 50 năm qua. Rặt những chổi cùn rế rách, điện thoại hỏng, dép đứt quai, tiền giả, bát đĩa mẻ... Một khối “tài sản” mà bất cứ tên trộm nào cũng phải... khóc thét nếu vớ phải. Thế nhưng, vào tay Mạnh Kiên, nó lại trở thành một “cuộc chơi” sáng tạo không giới hạn. Đó là tiếng chổi quét sân, tiếng gõ cửa, tiếng cót két cầu thang, tiếng ngựa phi nước đại, tiếng nổ bom đạn chiến tranh... Cả những âm thanh nhỏ, đặc thù như tiếng mở ví, tiếng rút thẻ, tiếng sột soạt của quần áo chạm vào cũng được ông thể hiện một cách tinh tế.
Tôi hỏi sao không dùng kho âm thanh có sẵn cho đỡ vất vả, Mạnh Kiên cười bảo: “Hollywood và các nước có nền điện ảnh phát triển thì người ta vẫn làm thế này cô ơi! Kể cả thu thanh đồng bộ thì cũng chỉ thu được tiếng thoại của nhân vật, những âm thanh như tiếng bước chân hoặc tiếng động khi quay toàn cảnh thì mic sẽ không bắt được hết tiếng. Bởi vậy, dù hiện đại đến mấy cũng không thể bỏ qua khâu làm âm thanh tiếng động”.
Mạnh Kiên lại xòe ra cho tôi xem một bản ghi chép dài dằng dặc. “Bản sớ” này là tất cả những cảnh quay cần lồng tiếng được ông đánh dấu chi tiết, rõ ràng. Công việc của những người làm âm thanh tiếng động trong phim như ông luôn thầm lặng và đơn độc. Sau khi phim hoàn tất, ông sẽ phải xem đi xem lại hàng chục lần, ghi chép những cảnh quay cần lồng tiếng và chuẩn bị những vật dụng cần thiết. Lần nào vào phòng thu cũng vali, túi xách lỉnh kỉnh. Ở đó, mình ông với căn phòng, đống đạo cụ thân thiết và thế giới của âm thanh. Một bộ phim 100 phút thường ông sẽ mất 2 ngày 2 đêm miệt mài trong phòng thu mới làm xong.
Người làm tiếng động được ví như người chơi nhạc, tạo nên âm điệu trầm bổng cho bộ phim. Thậm chí nghệ sĩ tiếng động còn “khủng” hơn nhạc sĩ khi vừa tự chế ra “đàn” vừa “chơi nhạc”.
Cùng là tiếng bước chân nhưng người béo đi khác người gầy. Đi trên mặt đường bê tông khác đi trên đường đất. Tiếng vó ngựa của binh lính khác tiếng vó ngựa của tướng quân. Có khi lồng được 20s hình ảnh bước chân, nghệ sĩ Mạnh Kiên phải thay đến 5 đôi giày khác nhau. Hay như để quay cảnh một đơn vị công an luyện côn nhị khúc, ông phải lấy gậy tự đập vào người mình. Phim nào có nhiều cảnh đập vỡ thủy tinh, ông lại biết ý nhét thêm vào vali cuộn bông băng, thuốc đỏ để tự sơ cứu khi bị chảy máu, đứt tay.
Gần 50 năm qua, cái “kho báu” của ông vẫn cứ ngày một đầy lên, vì như đã thành thói quen, đi đâu Mạnh Kiên cũng quan sát, nhặt nhạnh những món đồ hữu ích. Ông khoe, sướng nhất là dù đã nghỉ hưu nhưng Hãng phim truyện Việt Nam vẫn ưu ái dành riêng cho Mạnh Kiên mấy cái nhà kho để ông thoải mái trữ... “rác”.
“Chạnh lòng lắm chứ!”
15 tuổi bén duyên với cái nghề ít người chọn, Mạnh Kiên là 1 trong 3 người sáng lập ra Bộ phận tiếng động nhân tạo đầu tiên của Việt Nam (cùng với Minh Tâm và Ngô Nam).
Thầm lặng sau màn hình nhưng Mạnh Kiên cũng giống như diễn viên, đôi khi phải tự cấu véo, tự tát vào mình, cũng phải còng lưng gánh gạch đá, nhảy xuống hố đào hang hay nhảy xuống bể nước lạnh... để tạo nên âm thanh như mong muốn.
Trong phim “Mê thảo thời vang bóng” (đạo diễn Việt Linh) có cảnh cận người đàn ông làm tình với bức tượng gỗ trên sập lim. Hoàn toàn là tiếng thở, tiếng da thịt cọ vào gỗ. Phải làm thế nào để vừa lột tả chân thực nhưng vẫn tinh tế, không bị thô thiển. Cả ê-kip lo lắng sợ Mạnh Kiên sẽ “bí”. Ông nghĩ một lát rồi quây vải kín mít và độc diễn bên trong. Không ai biết ông đã làm gì nhưng sau đó, bộ phim đạt giải Bông Hồng Vàng tại Liên hoan phim ở Ý năm 2003, và phân cảnh nhạy cảm nhất đã nhận được đánh giá rất cao từ ban giám khảo. Sau này, Mạnh Kiên mới tiết lộ, lúc đó ông đã lột hết quần áo, chỉ mặc độc chiếc quần đùi, tự bôi nước lên người và... lăn khúc gỗ lên khắp cơ thể.
Ông bảo, làm tiếng động trong phim, “khoai” nhất là phim chiến tranh. “Có lần làm phim về chiến dịch Điện Biên Phủ, đến cảnh quân ta đào hầm dưới đất còn giặc Pháp đứng ở trên lắng nghe. Phải tạo ra âm thanh sao cho lúc nghe rõ lúc lại thoang thoảng, vừa thực lại vừa ảo. Tôi đã đào một cái hố rộng, bốc hết đất rồi mua 8 bao tải đất thịt, trộn với cát, đổ vào, rồi nhảy xuống đào hùng hục, để ra cho được tiếng âm trong lòng đất”- Mạnh Kiên cười nhớ lại.
Trong phim “Mùi cỏ cháy”, để tạo nên âm thanh quả bom B52 nổ dưới sông, ông phải sử dụng bể nước to 3 khối rồi úp ngược cái chậu và đập mạnh xuống nước. Hoặc để dựng tiếng bom nổ trên mặt đất thì căng mạnh tấm vải trước mic, âm thanh thu được cũng khá hiệu quả.
Cái nghề tưởng là đơn giản nhưng có làm mới biết khó, bởi sự sáng tạo không có giới hạn. Ông vẫn thường dặn học trò đừng bao giờ nói “không” với đạo diễn, âm thanh nào, khó mấy cũng phải tìm tòi ra. “Khi làm tiếng động, người nghệ sĩ luôn phải đặt mình vào cảm xúc của nhân vật và tiết tấu của phim. Cái nghề này chẳng ai dạy, chẳng có giáo trình, chủ yếu truyền nghề và tự rèn luyện để tích cóp kinh nghiệm. Thế nên, muốn theo nghề phải kiên nhẫn, chịu khó”- Ông Kiên chia sẻ.
Trong suốt buổi nói chuyện, thỉnh thoảng, ông dừng lại ôm bụng. Cách đây 5 năm, Mạnh Kiên đã phải cắt đi 4/5 dạ dày và hiện tại, vết đau đang tái lại. “Người ta đang nghi tôi bị ung thư. Cuộc sống bây giờ cũng ngắn ngủi lắm! Thời gian qua chứng kiến nhiều đồng nghiệp ra đi, điều làm tôi trăn trở nhất lúc này là tìm được người kế nghiệp, để tôi yên tâm giao lại cái vali đồ nghề này”- Nghệ sĩ già trầm lắng.
Hiện, ông vẫn đang hướng dẫn, dìu dắt một vài người. Nhiều người đến nhưng chỉ một thời gian sau đã phải bỏ cuộc. Thu nhập của người làm âm thanh tiếng động thuộc hàng thấp nhất trong đoàn làm phim. Có phim chỉ nhận được mấy trăm nghìn catxe.
Ông bảo, cũng chạnh lòng lắm, tiếng động là một phần không thể thiếu trong mỗi tác phẩm điện ảnh nhưng tại các giải thưởng, các lễ vinh danh, lĩnh vực này chưa bao giờ được xướng tên. Công việc vất vả, đòi hỏi sự tập trung chính xác và cả nhạy cảm, tinh tế cao độ nhưng chưa được coi trọng. Ông và đồng nghiệp của mình, dù đã dành trọn cuộc đời cống hiến vẫn chưa bao giờ được xét tặng bất kỳ danh hiệu nào.
Cống hiến trọn đời cho nghệ thuật dù chưa bao giờ được nhìn nhận, nhưng người nghệ sĩ vẫn nặng lòng: “Mấy năm nay thấy mệt lắm rồi, sức khỏe không còn như trước. Nhiều lần muốn nghỉ lắm nhưng thôi lại cố, đôi khi nghĩ không làm thì không biết có ai sẽ làm...!”.

Thanh Hương

Giáo sư tiến sĩ nông dân

Giáo sư tiến sĩ nông dân
(Copy từ http://www.tienphong.vn/xa-hoi/giao-su-tien-si-nong-dan-1080271.tpo  ; tác giả: Đạt Nhi, đã đăng ngày 04-12-16 lúc 07:28.)
TP - Ít người biết bà, dù Nguyễn Thị Lang là cái tên quen thuộc trong giới nghiên cứu lúa ở Việt Nam. Đồng nghiệp quốc tế đánh giá bà “là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phát triển gene có khả năng chống chịu lại độ mặn”. Xuất thân cơ hàn, câu chuyện đi học của tiến sĩ Lang từng được một nhà biên kịch đề nghị đưa vào phim.


GS.TS Nguyễn Thị Lang đang hướng dẫn sinh viên
GS.TS Nguyễn Thị Lang đang hướng dẫn sinh viên
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Trưởng bộ môn Di truyền Chọn giống Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, tác giả ba công trình nghiên cứu sau tiến sĩ về phát triển bản đồ gene cây lúa ở Philippines, Nhật Bản và Mỹ vừa được vinh danh tại giải thưởng Khoa học L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (L’Oreal - UNESCO For Women in Science) vào ngày 29/11/2016 tại Hà Nội.
Tiến sĩ làm ruộng giỏi hơn nông dân
Lên Sài Gòn nhập học, Nguyễn Thị Lang phải tá túc nhờ một gia đình lao công ở hầm cầu thang của giảng đường, sát dãy nhà vệ sinh. Trong cái “hộp” tối tăm bốc mùi ấy, cô sinh viên quê Bến Tre vừa làm thêm vừa nỗ lực kiếm học bổng để trang trải cuộc sống.
Khi đã lấy chồng, có con và đi học tiến sĩ, Nguyễn Thị Lang vẫn khiến đồng nghiệp quốc tế phải tắc lưỡi thán phục. Một mình ôm con mới hai tháng rưỡi sang xứ người, mỗi ngày bốn lần chạy đi chạy lại giữa nhà trẻ và phòng nghiên cứu để cho con bú và làm việc. Lúc đó nhớ nhà nhưng không dám về, sợ về rồi thì bỏ ngang không muốn đi nữa.
Làm việc tại Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, thời gian nghiên cứu của Nguyễn Thị Lang chủ yếu ở ngoài ruộng. Đây là công việc quen thuộc với chị từ thơ bé. Nhà nghèo, đông con, hơn 10 tuổi Nguyễn Thị Lang đã phải tự mình chăm sóc, thu hoạch cả hecta lúa mỗi năm. “Lúc ấy cực lắm, chẳng có phương tiện hỗ trợ, dưới ruộng thì toàn đỉa. Khi đó đã nghĩ, làm thế nào có giống lúa mới thời gian sinh trưởng ngắn thôi nhưng năng suất phải cao”.
Làm nghiên cứu nhưng chị phải tự lai giống trong phòng thí nghiệm, gieo mạ, cấy, thu hoạch. Những năm chín mươi, các công trình nghiên cứu đều không có tiền đầu tư, giống lúa mới cũng chính là lương thực để chị nuôi mình, nuôi công trình nghiên cứu. Đến khi có thành quả, xuống phổ biến cho bà con, lúc đầu họ còn e ngại không làm. Giải thích tới lui, bà con chỉ nghĩ chị là cán bộ khuyến nông. Đến khi người trên huyện xuống giới thiệu: đây là tiến sĩ nghiên cứu lúa, mọi người đều ngạc nhiên: tưởng tiến sĩ chỉ ngồi ở phòng thôi chứ! Bà con hỏi rất nhiều câu, chị đều trả lời được. Khi thực hành mẫu, nông dân “xịn” lại lần nữa kinh ngạc: tiến sĩ mà làm ruộng giỏi dữ!
Nghèo nên phải học tiếng Anh
Cái nghèo o ép còn khiến Nguyễn Thị Lang luyện được khả năng nói tiếng Anh cơ bản. Khi đó, cứ nửa năm, Viện lại tổ chức thi sát hạch ngoại ngữ một lần. Những người vượt qua sẽ được nhận một khoản tiền thưởng. Vì số tiền thưởng này, chị Lang dành không ít thời gian để học nói tiếng Anh.
Vào năm 1995, khi chị vừa bảo vệ xong luận án tiến sĩ, đang trong phòng nghiên cứu, có một người nước ngoài trong đoàn chuyên gia của Quỹ Rockefeller sang Viện làm việc vào bắt chuyện. Hai người nói về công việc, bằng cấp và nguyện vọng. Chị nói muốn ra nước ngoài học tiếp để cập nhật tri thức và nâng cao trình độ tiếng Anh…
Sau một tuần, chị được thư mời kèm theo mẫu hồ sơ đăng ký học chương trình sau tiến sĩ về công nghệ sinh học. Đó cũng là lần đầu tiên tiến sĩ Lang được đi nước ngoài. Được bố trí ở khách sạn sang trọng nhưng chị phải nhịn đói cả ngày vì không dám ăn đồ ăn trong phòng, sợ không đủ tiền trả.
Trước khi bước vào trả lời phỏng vấn của hơn 20 nhà khoa học, may có một người hỏi chị ăn sáng chưa. Thật thà nói là chưa, và sau đó được mời một đĩa bánh thì ăn hết sạch. Sau cuộc phỏng vấn ấy, chị Lang được phép chọn một trong sáu tổ chức ở Mỹ, châu Âu, và IRRI (Viện nghiên cứu lúa quốc tế - Philippines) làm nghiên cứu sau tiến sĩ theo kinh phí của Quỹ Rockefeller. Chị đã chọn IRRI chỉ đơn giản vì tổ chức này hồi âm sớm nhất.
Ở IRRI, Nguyễn Thị Lang làm đề tài gene mặn, sau đó tiếp tục phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản về Khoa học Nông nghiệp (JIRCAS) vào năm 2000. Lúc ấy chị đang mang bầu con thứ hai. Phía Nhật khuyên hay là bảo lưu kết quả, sinh xong lại làm tiếp. Chị trả lời: đã quyết tâm đi rồi không quay lại. Cùng với 10 nhà khoa học từ khắp các quốc gia, không có bất cứ ưu tiên gì, Nguyễn Thị Lang vừa chiến đấu với ốm nghén vừa cố gắng ra được công trình xây dựng bản đồ gen mặn.
Biến “lúa ma” thành vàng

Giáo sư tiến sĩ nông dân ảnh 1
GS.TS Nguyễn Thị Lang.
Một trong những đóng góp nổi bật của tiến sĩ Lang là việc chọn tạo thành công các giống lúa chịu mặn mà dân gian gọi là “lúa ma”. “Lúa ma” là?một giống lúa hoang dã ở vùng trũng Đồng Tháp Mười. Vào mùa lũ, lúa ma vượt lên nước lũ để trổ đòng, đơm bông. Biết lúa ma có sức sống mãnh liệt, tiến sĩ Nguyễn Thị Lang đã cùng chồng là GS Bùi Chí Bửu (cũng là một nhà khoa học nổi tiếng về cây lúa) lặn lội về Đồng Tháp Mười tìm cách nghiên cứu kết hợp những tính năng chịu đựng ưu việt của lúa ma với giống lúa cao sản để tạo nên một giống lúa mới.
Hơn 10 năm sau, giống lúa mới mang tên AS996 (còn có tên là OM2424) đã ra đời với các tính năng nổi trội về khả năng sinh trưởng trong điều kiện đất phèn, thiếu lân, khả năng chịu mặn cao, kháng rầy nâu, phát triển tốt ở nhiều vùng, đạt năng suất cao... trở thành giống lúa chuẩn mực về tính chống chịu trong điều kiện khắc nghiệt. AS996 không chỉ được trồng rộng rãi ở các vùng ngập mặn nước ta mà còn “di cư” sang nhiều nước trên thế giới.
Một thời gian sau, bà lại lai tạo thành công giống OM 4498, chỉ sinh trưởng trong vòng 100 ngày, có thân rạ cứng, có khả năng đẻ nhánh nhiều, thích ứng với phèn và mặn, năng suất cao, cơm ngon, chống chọi tốt với bệnh rầy nâu và đạo ôn.
Từ năm 2006 đến nay, bà liên tục hoàn thành các chương trình sau tiến sĩ về di truyền – giống, di truyền phân tử, công nghệ sinh học, về chuyển gen và chuyển giao kĩ thuật...Đây là?những vấn đề rất thiết thực đối với thực tiễn sản xuất và chất lượng lúa gạo xuất khẩu ở Việt Nam.

Năm 2009, bà được phong hàm Giáo sư.
Trong hơn 25 năm làm nghiên cứu, GS.TS Nguyễn Thị Lang đã lai tạo thành công hơn 73 giống lúa, trong đó có 31 giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và đưa vào sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, 106 giống lúa được đánh giá là triển vọng và đang trong quá trình khảo nghiệm cấp quốc gia. Hơn 43 công trình nghiên cứu của giáo sư đã mang đến giải pháp và ứng dụng thực tiễn cho sản xuất và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Từ năm 2011 đến 2015, đã có 334 công trình khoa học được công bố với 59 hội thảo khoa học quốc tế được tiến hành.
Cho đến nay, tiến sĩ Lang chia sẻ: khó khăn nhất trong việc nghiên cứu của bà vẫn là kinh phí. “Nếu trông vào kinh phí rót từ ngân sách sau khi chia năm xẻ bảy thì chỉ đủ để thực hiện được những đề tài nhánh”. Phần lớn những đề tài nghiên cứu của bà hiện nay đều từ nguồn kinh phí của nước ngoài.
Trong hơn 25 năm làm nghiên cứu, GS.TS Nguyễn Thị Lang đã lai tạo thành công hơn 73 giống lúa, trong đó có 31 giống lúa đã được Bộ NN&PTNT công nhận và đưa vào sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL.
Gia đình khoa học
Hiện tại, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thị Lang đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn đang làm nghiên cứu viên cao cấp của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2011, Giáo sư Lang từng được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam do có thành tích đặc biệt trong việc chọn tạo hàng chục giống lúa lai có khả năng chịu mặn, năng suất, chất lượng cao.
Chồng bà, giáo sư tiến sỹ Bùi Chí Bửu cũng từng được trao giải thưởng Nhân tài đất Việt năm 2010.
Vợ chồng giáo sư Lang có con trai là tiến sỹ Bùi Chí Bảo, giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM và con dâu là bác sỹ Châu Gia Cát, công tác tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh cũng đã bảo vệ luận án tiến sĩ Y khoa tại Hàn Quốc.
Giải thưởng khoa học L’Oreal - UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học (For Women in Science) được trao thường niên do Hội đồng Khoa học độc lập gồm 6 giáo sư đầu ngành trong các lĩnh vực Khoa học Đời Sống và Khoa học Vật liệu đề cử. Năm nay, ngoài GS - TS Nguyễn Thị Lang, còn có TS Nguyễn Thị Mùa, Phòng Nghiên cứu khoa học - công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
(Bộ Công an). Ngoài ra, trong khuôn khổ của giải thưởng trên, có 3 nhà nghiên cứu trẻ được trao học bổng Nhà nghiên cứu Khoa học trẻ tài năng.
Đạt Nhi