Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Tàu chiến tàng hình của Indonesia cháy rụi

Tàu chiến tàng hình của Indonesia cháy rụi
Copy từ http://tuoitre.vn/The-gioi/513818/Tau-chien-tang-hinh-cua-Indonesia-chay-rui.html ; tin ngày 30/09/12, mục Thế giới.
TT - Chiến hạm tàng hình KRI Klewang-625 của hải quân Indonesia bất ngờ bị bà hỏa viếng thăm và thiêu rụi gần hết con tàu chỉ trong hai giờ vào chiều 28-9-12, khi con tàu này đang neo đậu tại cảng Banyuwangi, Đông Java.
Đông đảo người dân Indonesia đứng xem cảnh tàu KRI Klewang-625 cháy ở cảng Banyuwangi - Ảnh: Jakarta Post
 
Cho đến ngày 29-9-12, nguyên nhân vụ cháy vẫn chưa được công bố. Người phát ngôn của hạm đội Đông Indonesia, ông Yayan Sugiana, cho biết ngọn lửa bùng phát lúc 15g15 cùng ngày, sau đó nhanh chóng bao trùm lấy tàu KRI Klewang-625. Tuy không có ai bị thương nhưng con tàu này bị thiệt hại khá nặng nề.
“Con tàu chưa được bàn giao cho hải quân, nó vẫn đang được Tập đoàn PT Lundin Industry bảo dưỡng. Chúng tôi sẽ điều một đội điều tra đến tìm nguyên nhân vụ cháy” - Jakarta Post dẫn lời ông Sugiana nói.
Giám đốc Tập đoàn PT Lundin Industry Lisa Lundin cho biết sẽ đưa ra thông báo chính thức liên quan đến vụ cháy vào ngày 1-10.
Jakarta Post cho biết KRI Klewang-625 là một trong những tàu chiến tàng hình hiện đại nhất Đông Nam Á, trị giá gần 12 triệu USD, được đóng vào năm 2009. Tháng 9-2012, khoảng 30 thành viên của hạm đội Đông Indonesia đã được huấn luyện để vận hành con tàu.
Tàu KRI Klewang-625 được chế tạo từ sợi cacbon, dài 63m và có khả năng tránh rađa nhờ trang bị công nghệ tàng hình tiên tiến nhất. Con tàu có khả năng được trang bị bốn tên lửa chống hạm C-705, dàn pháo cỡ nòng 40-57mm và một hệ thống phòng thủ tầm cực gần.
MỸ AN
Em tưởng là tàng hình thì bà hỏa không thấy ?!!!

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Hàng ngàn người dân đưa tiễn các liệt sĩ

Hàng ngàn người dân đưa tiễn các liệt sĩ
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/513746/Hang-ngan-nguoi-dan-dua-tien-cac-liet-si.html; tin ngày 29/09/12, mục Ch.trị - XH.
TTO - Sáng 29-9-12, đại diện Quân khu 7, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cùng hàng ngàn người dân đã làm lễ truy điệu an táng 41 liệt sĩ chưa xác định được danh tính về nơi an nghỉ cuối cùng.
Các liệt sĩ sẽ được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Long Thành - Nhơn Trạch.
Lễ truy điệu tại nghĩa trang liệt sĩ Long Thành-Nhơn Trạch.
 
Ngày 20-9, người dân đã phát hiện một mộ chôn hài cốt ở lô cao su 46, ấp 10, xã Bình Sơn, huyện Long Thành. Qua khai quật hố chôn, các cơ quan chức năng quy tập được các hài cốt liệt sĩ ở 41 vị trí và phát hiện hơn 100 di vật là dép râu, võng, bạt, bình tông, bút, đạn súng AK và nhiều vật dụng của các chiến sĩ giải phóng quân đã hi sinh ở mặt trận xã Bình Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tỉnh Đồng Nai đã xác định được 19 hộp sọ để tẩn liệm vào 19 quách để an táng ở từng vị trí, phần hài cốt còn lại phải chôn tập thể trong một quan tài khá đặc biệt trong lúc chờ kết quả giám định ADN và xác định người thân của các liệt sĩ. Hiện tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục ghi nhận và phối hợp làm rõ các nguồn tin để xác định người thân của các liệt sĩ.
Tại buổi lễ truy điệu, nhiều người đã không cầm được nước mắt, thành kính thắp từng nén nhang trước các vong linh liệt sĩ đã được tìm thấy sau hơn 40 năm nằm dưới lòng đất.
Các học sinh phổ thông tỉnh Đồng Nai thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ trong buổi lễ truy điệu và an táng các liệt sĩ .
 
Tin, ảnh: HÀ MI

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Đàm phán Việt-Trung về vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ

Đàm phán Việt-Trung về vùng biển ngoài Vịnh Bắc Bộ
Copy từ http://www.vietnamplus.vn/Home/Dam-phan-VietTrung-ve-vung-bien-ngoai-Vinh-Bac-Bo/20129/161198.vnplus; tin ngày 28/09/12, mục Chính trị.
Trong hai ngày 26-27/9/12, đàm phán vòng 2 cấp chuyên viên Việt Nam-Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tàu thuyền đánh cá vào neo đậu tại âu cảng Bạch Long Vĩ. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
 
Đàm phán diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và xây dựng.
Hai bên khẳng định quyết tâm cùng nỗ lực thúc đẩy đàm phán trên cơ sở các nguyên tắc đã được xác định trong “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” ký tháng 10/2011, vững bước thúc đẩy phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.
Hai bên nhất trí nguyên tắc chỉ đạo phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là căn cứ vào Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan.
Hai bên thỏa thuận tiến hành đàm phán vòng 3 cấp chuyên viên Việt Nam-Trung Quốc về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ vào nửa đầu năm 2013 tại Việt Nam./.
(Vietnam+)
 
Ảnh của bacbaphi
Đưa thêm nhiều nhiều chi tiết cho bà con đọc mấy anh ơi ...
Tin liên quan trên TVN: "Đồng thuận Biển Đông với TQ" - xem tại http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Dong-thuan-Bien-Dong-voi-Trung-Quoc/9428820.epi; bài đăng ngày 29/09/2012 lúc 05:00.
 

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Bức tranh "họa đồ" Xứ Nghệ ngày càng biến dạng

Bức tranh "họa đồ" Xứ Nghệ ngày càng biến dạng
Copy từ http://www.vietnamplus.vn/Home/Buc-tranh-hoa-do-Xu-Nghe-ngay-cang-bien-dang/20129/161005.vnplus ; tin ngày 27/09/12, mục Trang nhất-Môi trường.
"Đường vô Xứ Nghệ quanh quanh / Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."
Câu ca đó từng "ngân nga" trong tâm trí khách lữ hành trên con đường xuyên miền Trung một thời giờ nay đã trở thành hoài niệm, bởi từ nhiều năm nay phong trào khai thác tài nguyên khoáng sản "trăm hoa đua nở," đã và đang làm biến dạng bức tranh thơ mộng này.
Tiềm năng song hành "tai họa"
khai thác quặng
Một vùng khai thác quặng chưa được hoàn thổ. (Ảnh: Lê Bá Liễu/TTXVN)
 
Theo báo cáo của Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường Quốc hội, trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 113 vùng mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn, 171 điểm quặng và đá vôi, trong đó có một số kim loại quý như vàng, thiếc, sắt.
Đặc biệt, các loại đá quý như hồng ngọc, bích ngọc từng "vang bóng một thời của đế chế đá đỏ" những năm 90 của thế kỷ trước, gắn với những trận chiến đẫm máu của các băng, nhóm tranh giành nhau khai thác trên vùng đồi sỏi đá tiếp giáp giữa hai huyện Quỳ Hợp và Quỳ Châu, mà đến bây giờ người dân địa phương mỗi khi nhớ lại vẫn sởn da gà.
Hiện tại vấn đề nổi cộm đang làm đau đầu các nhà quản lý ở Nghệ An là tình trạng khai thác vàng có giấy phép và không có giấy phép ngày một lan tràn ở khu vực miền Tây của tỉnh, cả dưới lòng sông Lam đến núi đồi, nương ruộng thuộc địa bàn các huyện Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp.
Cụ thể như tại Tương Dương có đến 15 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó 11 doanh nghiệp khai thác 14 điểm mỏ vàng. Đó là chưa kể hàng trăm đối tượng ngoại tỉnh "kề vai sát cánh" cùng một số người dân địa phương đang ngày đêm "móc ruột" lòng sông Lam "biết khi mô cho cạn" tìm vàng sa khoáng, làm cho nhiều khúc sông ngầu đục, ngổn ngang sỏi đá, gây sạt lở các công trình giao thông và thủy lợi nơi này.
Còn trên địa bàn huyện Quỳ Hợp quy tụ tới 1.000 lao động ngày đêm "khoét núi ngủ hầm" khai thác trên 50 điểm khoáng sản theo kiểu hầm lò, chủ yếu là quặng thiếc, đã và đang gây bức bối về môi trường và sinh kế của người dân địa phương.
Không ít diện tích ruộng bậc thang của người dân các xã Suối Bắc, Châu Thành, Châu Tiến, Châu Lý, Bắc Sơn, Nam Sơn biến thành "chiến trường khai thác quặng," sau khi họ được doanh nghiệp đền bù cho hộ ít thì vài triệu đồng, hộ nhiều nhất 20-30 triệu đồng; số ruộng nước ít ỏi của bà con cũng bị mất dần do bùn thải khai thác khoáng sản xả xuống.
Để tồn tại, nhiều lao động ở đây buộc phải phá rừng làm rẫy hoặc đầu quân làm "quặng tặc," số hộ nghèo hoặc tái nghèo ở những xã này đang trên đà gia tăng. Riêng ở xã Châu Thành, tỷ lệ hộ nghèo từ 40% hiện tăng lên 51%.
Cũng do khai thác khoáng sản theo kiểu hầm lò cộng với nổ mìn, tuyển quặng bằng cách dùng vòi nước bắn tỉa nên nguy cơ sập hầm, tai nạn lao động luôn rình rập đối với người lao động.
Gần đây nhất là vụ sập hầm khai thác vàng xảy ra trưa 17/7 ở bản Vong Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương làm chết tại chỗ 3 người, bị thương 7 người. Những người bị nạn là người dân địa phương và một số từ huyện Thanh Chương đến.
Tất cả những người bị nạn đều đang khai thác vàng trái phép, bất chấp cảnh báo trước đó của chính quyền địa phương.
Ngoài các loại khoáng sản vàng, thiếc, sắt, mangan, titan, bôxít..., Nghệ An còn có trữ lượng cực lớn về đá xây dựng, trong đó đáng kể là đá trắng Quỳ Hợp, đá bazan, đá đen và đặc biệt là nguồn đá vôi có trữ lượng lên tới 1 tỷ m3.
Song do việc cấp giấy phép khai thác ồ ạt, cộng với công tác quản lý lỏng lẻo nên việc khai thác đã trở thành "đại họa" tại địa phương. Ngoài những dãy núi, đồi bị đập phá nham nhở, sông suối trở thành nơi chất chứa các loại rác thải, những vụ đá lăn, núi lở gây chết người thường xuyên xảy ra.
Đơn cử như vụ sập vỉa đá tại mỏ Lèn Cờ ngày 1/4/2011 ở xã Nam Thành, huyện Yên Thành đè chết 18 người, làm 6 người bị thương, là minh chứng về sự khai thác khoáng sản bất chấp quy trình kỹ thuật của các doanh nghiệp ở địa phương.
Lập lại kỷ cương còn nan giải
Theo đánh giá của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, việc cấp phép khai thác khoáng sản được Chính phủ phân cấp cho địa phương là một chủ trương đúng.
Tuy nhiên, do không tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên nên đã tạo cho một số tỉnh, thành phố cấp phép thiếu nghiêm ngặt, thậm chí trái quy định của pháp luật, chồng chéo lên quy hoạch của Trung ương.
Chỉ kiểm tra 15 doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì cả 15 doanh nghiệp đều không có đủ điều kiện pháp lý, trong đó có 11 doanh nghiệp vi phạm các quy định về đất đai.
Có tới hơn 100 điểm mỏ của 103 doanh nghiệp không hề thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường, nhưng tỉnh vẫn cho tiến hành khai thác... Từ năm 2003 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã kiến nghị phải thu hồi 69 giấy phép khai thác khoáng sản, song vẫn còn 41 điểm mỏ hoạt động.
Tỉnh Nghệ An cũng đã có những động thái nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong khai thác khoáng sản. Cụ thể là ngày 25/7/2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 2636 thành lập hai đoàn công tác liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Sau hơn một năm tiến hành kiểm tra, hai đoàn công tác đã phát hiện và kiến nghị khắc phục 538 trường hợp vi phạm, sai sót trong quá trình cấp phép.
Đồng thời yêu cầu chấn chỉnh lại hoạt động của 25 điểm mỏ nguy cơ mất an toàn lao động cao; phát hiện 222 vụ vi phạm, xử lý hành chính 209 vụ, chuyển cơ quan điều tra khởi tố 2 vụ, xử phạt và tịch thu tang vật nộp kho bạc nhà nước trên 15 tỷ đồng. Mặt khác, lực lượng Công an làm nòng cốt đã truy quét 1.600 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, bước đầu lập lại trật tự khai thác khoáng sản tại 40 xã.
Song Ủy ban nhân dân tỉnh cũng thừa nhận việc quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn vẫn còn nhiều thiếu sót, nhất là công tác đấu tranh, xử lý vi phạm chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định nhập hai đoàn công tác thành một đoàn nhằm phối hợp với các huyện chặt chẽ hơn nữa trong việc kiểm tra, xử lý những điểm nóng về khai thác và chế biến khoáng sản, cũng như chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác này để tham mưu cho tỉnh xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Nhưng với 327 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, chưa kể nạn "khoáng tặc" vẫn hoành hành dữ dội ở các vùng xa xôi hẻo lánh, việc lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động khai thác, chế biến tại "vương quốc khoáng sản" không thể là công việc một sớm một chiều./.
Văn Hào-Văn Nhật (TTXVN)

Hoàng Thị Yến đăng quang Hoa hậu Quý bà VN 2009

Hoàng Thị Yến đăng quang Hoa hậu Quý bà VN 2009
Copy từ http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2009/09/3ba13ea5/ ; tin ngày 27/09/09, mục Văn hóa.
Tối 26/9/2009, tại thành phố Vũng Tàu, nữ giám đốc 33 tuổi và là bà mẹ của hai con đã đoạt vương miện Mrs.Việt Nam, sau khi vượt qua 63 người đẹp trên toàn quốc khoe sắc trong đêm chung kết.
Hoàng Thị Yến sinh năm 1976, là giám đốc chi nhánh công ty UBS, TP HCM. Hoa hậu được trao thưởng 150 triệu đồng, vương miện, bộ trang sức trị giá 10.000 USD, bằng chứng nhận từ Ban tổ chức và nhiều quà tặng.
Á hậu 1 của cuộc thi là Nguyễn Thị Thu Hà, sinh năm 1983, đến từ Hà Tĩnh. Chị đang là chủ cửa hàng thiết bị y tế tại Hà Nội. Hoa hậu và Á hậu 1 sẽ là hai gương mặt đại diện cho phụ nữ Việt Nam tham gia tranh tài trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới 2009 (Mrs.World), diễn ra tại thành phố Vũng Tàu vào tháng 11.
Hoa hậu Hoàng Thị Yến đã là mẹ của một bé trai, một bé gái.
 
Á hậu 2 của cuộc thi, người đẹp Đàm Thị Lý, sinh năm 1982, vốn là một gương mặt quen thuộc vì chị từng đoạt danh hiệu Hoa hậu Tây Nguyên năm 2006, Hoa hậu Thể thao cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2006 và là thí sinh được đặc cách vào vòng chung kết cuộc thi Mrs.Việt Nam.
Trong đêm thi tối qua, Cung trình diễn, nhà thi đấu đa năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sức chứa khoảng 5.000 dường như trở nên chật chội và nóng bức khi hàng nghìn khán giả đã đến để chia sẻ không khí háo hức của cuộc thi lần đầu tiên diễn ra tại thành phố biển này. Ba phần thi quen thuộc - trang phục truyền thống, áo dạ hội và áo tắm - diễn ra nhanh gọn trong sự cổ vũ rất nhiệt tình của khán giả. Từ 64 thí sinh, ban giám khảo lần lượt chọn ra top 20 thí sinh và sau đó top 6 thí sinh để vào vòng thi ứng xử.
Điều bất ngờ lớn của cuộc thi là siêu mẫu Trần Bảo Ngọc, dù có phong cách trình diễn hết sức chuyên nghiệp, tự tin và lợi thế về sắc vóc (chị là thí sinh cao nhất với chiều cao 1m78) đã không lọt vào top 20.
Ba gương mặt đăng quang những danh hiệu cao nhất của cuộc thi Mrs.World Việt Nam. Từ trái qua: Á hậu 1 của cuộc thi là Nguyễn Thị Thu Hà, hoa hậu Hoàng Thị Yến và Á hậu 2 Đàm Thị Lý.
 
Sáu người đẹp của cuộc thi đều là những phụ nữ thành đạt trong xã hội, nhưng khả năng diễn đạt và trình bày suy nghĩ trước đám đông vẫn chưa đủ sức thuyết phục người nghe nên vòng thi ứng xử diễn ra không hấp dẫn. Trước các câu hỏi như: "Vì sao bạn chọn tham gia cuộc thi Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt"? "Theo chị thế nào là người phụ nữ đẹp và thành đạt?"..., các thí sinh trả lời vấp váp, lúng túng và cứng nhắc. Trong phần trả lời của mình, thí sinh Hoàng Thị Yến cho biết, chị đến với cuộc thi này vừa là để khẳng định bản thân vừa là để ủng hộ một sự kiện lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam để tôn vinh vẻ đẹp mặn mà và trí tuệ của người phụ nữ đã có gia đình. Ngoài ra, chị còn được chồng con, gia đình ủng hộ hết mình, giúp chị càng giữ vững niềm tin mình sẽ chiến thắng.
Trả lời báo chí sau giây phút đăng quang, Hoàng Thị Yến khẳng định chị rất tự tin để bước vào "cuộc đấu" đầy thách thức tại cuộc thi Mrs.World vào tháng 11 và sẽ cố gắng hết sức trong một thời gian ngắn có thể củng cố thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, cũng như trau dồi ngoại ngữ để so tài cùng các thí sinh quốc tế.
Ban tổ chức cuộc thi Mrs.World cho biết, ngoài các tiêu chí về sắc đẹp và sự thành đạt, thí sinh tham dự cuộc thi tầm thế giới này phải đạt được chiều cao ít nhất là 1m68.
Hoàng Thị Yến xuất hiện rạng rỡ trong tà áo dài đỏ ở phần thi trang phục truyền thống.
 
Và trẻ trung, năng động thể hiện mình trong phần thi trang phục áo tắm.
 
Bà mẹ hai con lộng lẫy trong sắc vàng tươi của trang phục dạ hội.
 
Người đẹp hồi hộp chờ đọc kết quả chung cuộc.
 
Và niềm vui vỡ òa khi nghe tên mình được xướng lên.
 
Nụ cười rạng rỡ của tân Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt Việt Nam.
 
Bà Đoàn Kim Hồng (áo đỏ) đang đeo những trang sức giải thưởng dành cho tân hoa hậu.
 
Hoa hậu chia sẻ niềm vui với cô con gái nhỏ.(Bà Đoàn Kim Hồng: bên trái)
 
Tân hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt Việt Nam (trái) chụp ảnh kỷ niệm cùng đương kim Mrs.World 2008 Natalia Shmarenkova.
Ảnh: Thoại Hà
 
Các giải thưởng phụ của cuộc thi Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt Việt Nam 2009:
- Quý bà thân thiện nhất: Phạm Hồng Thắm, sinh năm 1975 (TP HCM).
- Quý bà có khuôn mặt ăn ảnh nhất: Nguyễn Thị Kim Dung, sinh năm 1977 (Hà Giang)
- Quý bà năng động nhất: Hàn Thị Phượng, sinh năm 1970 (Thái Nguyên).
- Quý bà có mái tóc đẹp nhất: Phùng Thị Lan, sinh năm 1977 (Đà Nẵng).
- Quý bà có làn da đẹp nhất: Dương Minh Quỳnh Liên, sinh năm 1985 (TP HCM).
- Quý bà có hình thể đẹp nhất: Hoàng Thị Thu Hường, sinh năm 1977 (Lạng Sơn)
- Quý bà trình diễn trang phục dạ hội đẹp nhất: Dương Hoàng Diệu Thu, sinh năm 1979 (TP HCM).
- Quý bà trình diễn trang phục truyền thống ấn tượng nhất: Lê Thị Tuyết Nhung, sinh năm 1982 (Hà Nội).
- Quý bà có năng khiếu nghệ thuật tốt nhất: Nguyễn Thu Hải, sinh năm 1961 (TP HCM).
- Quý bà có nụ cười đẹp nhất: Trần Thị Kim Hương, sinh năm 1982 (Hà Tĩnh).
- Quý bà có đôi mắt đẹp nhất: Ka The, sinh năm 1983 (Lâm Đồng).
- Quý bà duyên dáng nhất: Trịnh Thị Vân Anh, sinh năm 1962 (TP HCM).
- Quý bà có năng khiếu thể thao tốt nhất: Mạc Thị Thúy Nga, sinh năm 1980 (Hải Phòng).
- Quý bà có nghị lực nhất: Hoàng Lê Minh Nguyệt, sinh năm 1983 (Lâm Đồng).
- Quý bà có phong cách giao tiếp tốt nhất: Nguyễn Hồng Hà, sinh năm 1974 (TP HCM).
- Quý bà thành đạt trong cuộc sống: Trương Thị Tuyết Nga, sinh năm 1961 (TP HCM) và Nguyễn Thị Tuyết, sinh năm 1962 (Thanh Hóa).
Bác sĩ Trương Thị Tuyết Nga - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc Cty TNHH Đào tạo quốc tế Vũ Anh (Cty Vũ Anh), người đạt danh hiệu "Quý bà thành đạt" trong cuộc thi "Hoa hậu quý bà" năm 2009.
Bài, ảnh: Thoại Hà

Hàng không mẫu hạm... tiến sĩ

Hàng không mẫu hạm... tiến sĩ
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Chuyen-thuong-ngay/513394/Hang-khong-mau-ham-tien-si.html ; đăng ngày 27/09/12 , mục Chuyện thường ngày.
TT - Trời ơi, kinh khủng quá, không phát hiện được vụ sửa điểm, sửa bài thi ở Viện đào tạo sau đại học thì chúng ta đã có vô số thạc sĩ dỏm rồi...
- Có gì đâu mà kinh khủng ông ơi, dân trong làng giáo dục ai cũng bảo đấy là chuyện xui rủi thôi. Chứ thực tế có khối nơi nằm trong diện “kính thưa các vị chưa bị lộ”.
- Khiếp thế sao ông?
- Sao không khiếp. Thạc sĩ, tiến sĩ ở nước mình bây giờ nhiều vô thiên lủng. Giáo viên cấp III cũng trưng bằng thạc sĩ, tiến sĩ; ông huấn luyện viên thể thao cũng thạc sĩ, tiến sĩ; đến ông bầu sô cũng in cạc-vi-dít tiến sĩ... Thạc sĩ, tiến sĩ nước mình lạm phát với tốc độ ngang đồng tiền Zim-ba-bu-ê đấy.
- Dân ta chịu khó học hành thì tốt chứ sao? Cái ấy gọi là tiếp nối truyền thống khoa bảng Bắc Ninh...
- Sao lại có dính đến Bắc Ninh vào đây?
- Thì dân vùng Bắc Ninh nổi tiếng hiếu học, nhiều người thành đạt trong đường khoa cử, thế nên mới có câu nổi tiếng: “Một giỏ ông đồ/Một bồ ông cống/Một đống ông nghè/Một bè tiến sĩ/Một bị trạng nguyên/Một thuyền bảng nhãn”.
- Ông khe khẽ cái mồm, các cụ tiền nhân nghe được là rách việc. Cái câu ông vừa đọc là tôn vinh một vùng đất hiếu học và học giỏi. Chứ ngày nay, nói thiệt nhé, số tiến sĩ mà không có công trình nghiên cứu khoa học thật sự, một bè chở không đủ...
- Vậy cái gì chở mới hết?
- Phải là hàng không mẫu hạm.
BÚT BI
Bong bóng
 

Na ná như các thủy điện khác ở Quảng Nam

Nhận định về động đất ở Sông Tranh 2:
Na ná như các thủy điện khác tại Quảng Nam
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/513420/Na-na-nhu-cac-thuy-dien-khac-tai-Quang-Nam.html ; tin ngày 27/09/12, mục Ch.trị - XH.
TT - Sau khi xảy ra hiện tượng động đất kích thích tại thủy điện Sông Tranh 2, đặc biệt là báo cáo trái ngược với thực tế đang diễn ra tại thủy điện này về động đất kích thích do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) lập, PV Tuổi Trẻ đã tìm lại toàn bộ đánh giá tác động môi trường của các thủy điện lớn được đưa vào vận hành trên địa bàn Quảng Nam như thủy điện A Vương và thủy điện Đắk Mi 4.
Qua đó cho thấy trong tất cả các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trên thì phần đánh giá dành cho động đất rất ít và na ná giống nhau. Điều giống nhau đầu tiên ở ba thủy điện này trong các báo cáo tác động môi trường là toàn bộ khu vực đều có khả năng gây ra động đất cực đại ở cấp 5,5 độ Richter và ở độ sâu 10-15km, chu kỳ lặp lại là 950 năm. Tiếp đó, EVN cũng nhận định động đất kích thích ở các thủy điện Sông Tranh 2 và A Vương chỉ xảy ra khi lòng hồ chứa trên 1 tỉ m3 nước (thủy điện Sông Tranh 2 là 730 triệu m3 và A Vương là 400 triệu m3).
Hầu hết các nhận định về động đất trong báo cáo tác động môi trường của ba thủy điện lớn nhất tại Quảng Nam chỉ dài chưa đến 1/3 trang giấy với những thông tin ngắn gọn được dẫn lại từ Viện Vật lý địa cầu. Nếu như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của EVN đưa ra khi nhận định về thủy điện Sông Tranh 2 là “không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường” và thủy điện A Vương rằng “không đáng quan ngại” thì tại thủy điện Đắk Mi 4 không hề có khuyến cáo về vấn đề này.
Điều đáng nói, trong kết quả đánh giá thông số động đất thiết kế công trình thủy điện Sông Tranh 2 (giai đoạn thiết kế kỹ thuật) do Viện Vật lý địa cầu lập năm 2005 có ghi rõ: động đất cực đại có thể xảy ra ở công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại tuyến đập là cấp VII, gây ra bởi động đất cực đại 5,5 độ Richter có khả năng xảy ra trên tuyến đứt gãy Trà Bồng hoặc Hưng Nhượng - Tà Vi cách tuyến đập 2km.
Trong kết quả đánh giá này hoàn toàn không đề cập việc khu vực Sông Tranh 2 có xảy ra động đất kích thích. Trong khi đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Sông Tranh 2 do EVN lập (sau khi đã chỉnh sửa, bổ sung ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định cấp nhà nước họp ngày 2-3-2006) khẳng định: “Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường” bởi các lý do: dung tích hồ chứa Sông Tranh 2 ít hơn 1 tỉ m3 nước (thực tế 730 triệu m3), vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu 100m (thực tế 85m)...
Tất cả những lý do này được phía EVN viện dẫn từ “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện” của tác giả Lê Trần Chấn (Viện địa lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia)...
Nhận định về vấn đề này, TS Hồ Ngọc Phú - nguyên giám đốc Sở Thủy lợi Thừa Thiên - Huế, người có nhiều năm gắn bó trong việc xây dựng hồ thủy lợi, thủy điện - cho rằng báo cáo đánh giá về tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2 không sâu và không kỹ. Vấn đề ở đây là các nhà khoa học phải làm rõ cho được mối quan hệ giữa động đất do kiến tạo và động đất do tích nước (kích thích). Nếu thủy điện Sông Tranh 2 không nằm trên đới đứt gãy Trà Bồng hoặc Hưng Nhượng - Tà Vi thì khi tích nước liệu có xảy ra động đất hay không?... Những thắc mắc này không hề được nhắc đến trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ông Phú cũng cho biết có thông tin cho rằng trong khu vực lòng hồ Sông Tranh 2 trước đây có một mạch nước ngầm nóng phun trào, điều này chứng tỏ đới đứt gãy vẫn đang hoạt động, chưa chết hẳn. Nếu điều này hoàn toàn chính xác thì chẳng ai lại đi xây dựng một công trình thủy điện ngay trên đới đứt gãy như vậy.
Đ.NAM - T. VŨ
 
Bài liên quan: Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2: Ngỡ ngàng.Đăng ngày 26/09/2012,lúc 07:24. Xem tại: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/513249/Ngo-ngang.html
Hoa hậu Jennifer Phạm tại Hội An, tháng 7/2012. Người đẹp tết tóc lệch và diện bộ dầm quây màu vàng, khoe bờ vai thon thả và làn da trắng ngần.

Chèo đò bằng... dây

Chèo đò bằng... dây
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/513386/Cheo-do-bang-day.html ; tin ngày 27/09/12, mục Ch.trị - XH.
TT - Hằng ngày có 300 chuyến đò với cả ngàn người dân phải đối mặt với tử thần khi qua lại sông Đắk Măng rộng khoảng 50m, giữa hai xã Quảng Hòa (huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông) và Đar Sal (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng).
Vì Quảng Hòa cách trung tâm huyện Đắk G’Long cả trăm cây số nên mọi giao thương, học hành của người dân xã này đều phải sang huyện Đam Rông. Do không có cầu nên người dân chỉ có lựa chọn duy nhất là đi đò.
Hành khách qua sông trên con đò lạ - Ảnh: MAI VINH
 
Điều đặc biệt là đò nơi đây không có động cơ cũng như người chèo. Ở hai bờ sông người ta dựng lên hai trụ gỗ để buộc một sợi dây thừng bắc qua sông. Đò được kết nối với sợi dây này bằng hai sợi dây thừng nhỏ ở hai đầu với độ dài khác nhau. Đò trôi qua lại đưa khách giữa hai bờ bằng sức chảy của nước. Nước chảy càng mạnh, đò trôi càng nhanh.
Cách bến đò điều khiển bằng dây khoảng 2km là một bến đò có hình thức hoạt động tương tự vừa bị cơ quan chức năng giải tỏa sau khi xảy ra vụ tai nạn chìm đò ngày 12-9 khiến một người chết. Tại khu vực này, một cây cầu nối liền hai xã dù thi công đã hơn hai năm nhưng đến nay chỉ mới xong ba trụ cầu.
MAI VINH - NGUYỄN DŨNG

Na ná như các thủy điện khác ở Quảng Nam

Nhận định về động đất ở Sông Tranh 2:
Na ná như các thủy điện khác tại Quảng Nam
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/513420/Na-na-nhu-cac-thuy-dien-khac-tai-Quang-Nam.html ; tin ngày 27/09/12, mục Ch.trị - XH.
TT - Sau khi xảy ra hiện tượng động đất kích thích tại thủy điện Sông Tranh 2, đặc biệt là báo cáo trái ngược với thực tế đang diễn ra tại thủy điện này về động đất kích thích do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) lập, PV Tuổi Trẻ đã tìm lại toàn bộ đánh giá tác động môi trường của các thủy điện lớn được đưa vào vận hành trên địa bàn Quảng Nam như thủy điện A Vương và thủy điện Đắk Mi 4.
Qua đó cho thấy trong tất cả các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án trên thì phần đánh giá dành cho động đất rất ít và na ná giống nhau. Điều giống nhau đầu tiên ở ba thủy điện này trong các báo cáo tác động môi trường là toàn bộ khu vực đều có khả năng gây ra động đất cực đại ở cấp 5,5 độ Richter và ở độ sâu 10-15km, chu kỳ lặp lại là 950 năm. Tiếp đó, EVN cũng nhận định động đất kích thích ở các thủy điện Sông Tranh 2 và A Vương chỉ xảy ra khi lòng hồ chứa trên 1 tỉ m3 nước (thủy điện Sông Tranh 2 là 730 triệu m3 và A Vương là 400 triệu m3).
Hầu hết các nhận định về động đất trong báo cáo tác động môi trường của ba thủy điện lớn nhất tại Quảng Nam chỉ dài chưa đến 1/3 trang giấy với những thông tin ngắn gọn được dẫn lại từ Viện Vật lý địa cầu. Nếu như trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của EVN đưa ra khi nhận định về thủy điện Sông Tranh 2 là “không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường” và thủy điện A Vương rằng “không đáng quan ngại” thì tại thủy điện Đắk Mi 4 không hề có khuyến cáo về vấn đề này.
Điều đáng nói, trong kết quả đánh giá thông số động đất thiết kế công trình thủy điện Sông Tranh 2 (giai đoạn thiết kế kỹ thuật) do Viện Vật lý địa cầu lập năm 2005 có ghi rõ: động đất cực đại có thể xảy ra ở công trình thủy điện Sông Tranh 2 tại tuyến đập là cấp VII, gây ra bởi động đất cực đại 5,5 độ Richter có khả năng xảy ra trên tuyến đứt gãy Trà Bồng hoặc Hưng Nhượng - Tà Vi cách tuyến đập 2km.
Trong kết quả đánh giá này hoàn toàn không đề cập việc khu vực Sông Tranh 2 có xảy ra động đất kích thích. Trong khi đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường công trình thủy điện Sông Tranh 2 do EVN lập (sau khi đã chỉnh sửa, bổ sung ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định cấp nhà nước họp ngày 2-3-2006) khẳng định: “Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không có khả năng gây động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường” bởi các lý do: dung tích hồ chứa Sông Tranh 2 ít hơn 1 tỉ m3 nước (thực tế 730 triệu m3), vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu 100m (thực tế 85m)...
Tất cả những lý do này được phía EVN viện dẫn từ “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện” của tác giả Lê Trần Chấn (Viện địa lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia)...
Nhận định về vấn đề này, TS Hồ Ngọc Phú - nguyên giám đốc Sở Thủy lợi Thừa Thiên - Huế, người có nhiều năm gắn bó trong việc xây dựng hồ thủy lợi, thủy điện - cho rằng báo cáo đánh giá về tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2 không sâu và không kỹ. Vấn đề ở đây là các nhà khoa học phải làm rõ cho được mối quan hệ giữa động đất do kiến tạo và động đất do tích nước (kích thích). Nếu thủy điện Sông Tranh 2 không nằm trên đới đứt gãy Trà Bồng hoặc Hưng Nhượng - Tà Vi thì khi tích nước liệu có xảy ra động đất hay không?... Những thắc mắc này không hề được nhắc đến trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Ông Phú cũng cho biết có thông tin cho rằng trong khu vực lòng hồ Sông Tranh 2 trước đây có một mạch nước ngầm nóng phun trào, điều này chứng tỏ đới đứt gãy vẫn đang hoạt động, chưa chết hẳn. Nếu điều này hoàn toàn chính xác thì chẳng ai lại đi xây dựng một công trình thủy điện ngay trên đới đứt gãy như vậy.
Đ.NAM - T. VŨ
 
Bài liên quan: Lật lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2: Ngỡ ngàng.Đăng ngày 26/09/2012,lúc 07:24. Xem tại: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/513249/Ngo-ngang.html
Hoa hậu Jennifer Phạm tại Hội An, tháng 7/2012. Người đẹp tết tóc lệch và diện bộ dầm quây màu vàng, khoe bờ vai thon thả và làn da trắng ngần.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

Hăm hở đào bới rễ, tận diệt sim để bán sang Trung Quốc

Hăm hở đào bới rễ, tận diệt sim để bán sang Trung Quốc
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/89958/ham-ho-dao-boi-re--tan-diet-sim-de-ban-sang-trung-quoc.html; tin ngày 25/09/12, mục Kinh tế - Thị trường.
Do cái lợi trước mắt, nhiều nhà huy động con cháu tham gia lên đồi xới tung, tàn phá đồi núi, rừng tự nhiên. Nhiều cây xanh héo chết, đổ ngã kèm theo đó là các hố sâu chi chít, nối dài đến tận biên giới.
Thời gian gần đây, nghe tin tư thương Trung Quốc “mở cửa” thu mua rễ cây sim, hàng nghìn người dân ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), đổ xô lên đồi, rừng đào bới, kiếm rễ, chất lên xe công nông, xe bán tải xuất bán sang bên kia biên giới.
Thi nhau đào bới
Hằng ngày, bà Trần Thị Choi (35 tuổi), trú tại thôn Pò Nhàng, xã Tĩnh Bắc, huyện Lộc Bình lên đồi từ sáng sớm đi tới các mỏm đồi cách nhà gần chục cây số. Bà hồ hởi kiếm được bụi sim to, thoăn thoắt vung dao chặt cây rồi dùng thuổng đào lấy rễ.
Bà cho biết, từ đầu tháng 9 này, bà con kháo nhau, bên Trung Quốc thu mua dược liệu, chủ “đầu nậu” đánh xe công nông đến các thôn, bản thu gom.
Thời gian trước, trên đồi ven nhà, có nhiều cây sim, cây mua đang chín quả, bà đào được trên một tạ/ngày rất dễ, bán giá 2.500 đồng một cân tươi, bỏ túi gần 200.000 đồng.
Đào bới, lấy rễ cây bán sang biên giới.
 
Do nhiều người khai thác, cây sim biến mất khỏi đồi, núi ven thôn, bản, bà con phải tìm đến vùng sâu, vùng xa kiếm tìm.
Hiện nay, có gần 30 xe công nông đến địa bàn tổ chức thu mua, vận chuyển rễ cây sim, chở theo đường tiểu ngạch, xuất bán sang Trung Quốc.
Bà Choi chỉ cho thấy từng tốp người, phần đông là phụ nữ cầm dao, cuốc, thuổng hăm hở đi tới các mỏm đồi, í ới khoe đào được nhiều rễ cây, náo động cả góc rừng.
Ông Lương Văn Lượng, Phó bí thư Đảng ủy xã Tĩnh Bắc cho biết, địa phương có khoảng 400 hộ dân, sống tại 10 thôn, bản, trừ người già ốm, yếu, đa phần người dân theo nhau đi đào rễ sim.
Do cái lợi trước mắt, nhiều nhà huy động con cháu tham gia lên đồi xới tung, tàn phá đồi núi, rừng tự nhiên. Nhiều cây xanh héo chết, đổ ngã kèm theo đó là các hố sâu chi chít, nối dài đến tận biên giới.
Theo ông Lượng, nhiều xã ở huyện Lộc Bình cũng diễn ra cảnh tương tự, như các xã: Tam Gia, Xuân Dương, Tú Đoạn, Xuân Mãn, Khuất Xá…
Mặc dù mới đi học, nhưng nhiều trẻ em đua nhau bỏ học theo người lớn đi tìm rễ sim. Đinh Văn Khôn, học sinh lớp 6, Trường THCS Khuất Xá nói: “Trong thôn của em, từng tốp bạn mang cuốc lên đồi. Ngày kiếm được vài chục ngàn đồng, góp với mẹ đong gạo, mua thịt. Thấy được tiền, ai cũng ham. Thầy cô có nhắc, nhưng lớp vẫn vắng học sinh”.
Cần ngăn chặn "chảy máu"dược liệu
Theo kỹ sư Hoàng Lê Minh (Cty CP giống lâm nghiệp vùng Đông bắc), cây sim là loại dược liệu quý, nhiều tác dụng từ rễ, lá, quả, rất tốt điều trị các bệnh viêm dạ dày, viêm gan, phong thấp, đau khớp.
Sim có tác dụng giữ đất, nước, chống xói mòn, trôi màu, là thảm thực vật quan trọng giữ nguồn nước biên giới.
Nhìn nhận vấn đề cây sim bị thu mua, kỹ sư Minh nói: “Để có một cây sim trưởng thành phải mất trên mười năm, vậy mà trong vòng một tháng, hàng vạn cây sim bị tận diệt. Đây là sự việc đáng báo động và phải ngăn chặn.
Trước đây, chúng ta cũng đã có bài học về việc đua nhau khai thác lấy rễ cây hồi, râu ngô, móng trâu, bán sang bên kia biên giới, ảnh hưởng đến môi trường, mất an ninh lương thực, cây đặc sản và dựơc liệu quý”.
Phó bí thư Đảng ủy xã Tĩnh Bắc, ông Lương Văn Lượng cho biết: Cấp ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, giải thích đến các hộ dân, đồng thời có văn bản báo cáo cấp trên về tình trạng dân ồ ạt khai thác rễ cây sim, đề nghị hỗ trợ, nhằm ngăn chặn nạn “chảy máu” tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
(theo Tiền Phong)

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Tây Tạng đang cháy – Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng bất hợp pháp

Tây Tạng đang cháy – Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng bất hợp pháp
Copy từ http://anhbasam.wordpress.com/2012/09/23/trung-quoc-chiem-dong-tay-tang-bat-hop-phap/#more-76067 ; tin ngày 23/09/12, mục Chính trị, Tôn giáo, Trung Quốc, Văn hóa.
Tác giả: WC; người Dịch: Dương Lệ Chi; 18-09-2012
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc đã tiến vào Tây Tạng với một nhiệm vụ. Bây giờ, hơn sáu mươi năm sau, nhiệm vụ đó vẫn chưa hoàn tất.
 
Mặc dù những người Cộng sản chiếm được đất, nhưng họ đã không thắng được lòng dân. Quân đội kiểm soát mảnh đất Tây Tạng, nhưng áp bức đã không thể dập tắt mong muốn độc lập và tự do tôn giáo của người Tây Tạng.
Người dân Tây Tạng đã chiến đấu một cách anh dũng để duy trì sự tự do và toàn vẹn của họ với tất cả hy vọng giành lại độc lập gần như đã bị mất. Như thế giới nhìn thấy, Tây Tạng đang cháy.
“Về mặt pháp lý, cho đến nay Tây Tạng vẫn còn như tình trạng của một nhà nước. Nhưng Tây Tạng là một nhà nước độc lập nằm dưới sự chiếm đóng bất hợp pháp. Cả sự xâm lược quân sự của Trung Quốc lẫn sự chiếm đóng tiếp tục của Quân đội Trung Quốc (PLA)đã chuyển giao chủ quyền của Tây Tạng cho Trung Quốc. [1]”
Gần 61 năm trước, quân đội Cộng sản Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, được cai trị như một quốc gia có chủ quyền vào thời điểm đó [2] Quân đội Trung Quốc vào lấy mất đất đai, tự do và tín ngưỡng của người dân Tây Tạng. Sự chiếm đóng bất hợp pháp này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Trong khi các nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối các hành động bạo lực ghê tởm và gây hấn mà họ phải trải qua, các nước còn lại trên thế giới quan sát nhưng không để ý tới, và chính phủ các nước vẫn im hơi lặng tiếng [3]. Đất nước, văn hóa và người dân Tây Tạng đang bị tàn sát khi chúng ta không can dự và nhìn xem nó xảy ra.
Lịch sử Tây Tạng
Nhiều tài liệu cho rằng, Tây Tạng là một đất nước [có lịch sử] gần 2.000 năm [4]. Trong suốt thời gian đó, Tây Tạng bị ảnh hưởng nước ngoài vào các thế kỷ 13 và thế kỷ 18 [5]. Bất chấp thực tế này, Tây Tạng đã được tự do và được công nhận tự do.
Mặc dù Tây Tạng không có quan hệ chính thức với nhà Minh, Trung Quốc (1386-1644), nhưng họ đã có quan hệ chặt chẽ với đế chế Mãn Châu sau đó. Trong thời gian này, Đạt Lai Lạt Ma đồng ý trở thành lãnh đạo tinh thần của Hoàng đế Mãn Châu. Tuy nhiên, sự kiện này không có nghĩa là Tây Tạng đã từ bỏ nền độc lập của mình [6].
Ngay cả khi quay ngược lại thời gian năm 1913, nền độc lập của Tây Tạng đã được nhiều nước công nhận với các tuyên bố trong khu vực [7], trong đó có Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, người Trung Quốc bác bỏ các tuyên bố tự do của Tây Tạng. Về phần mình, Trung Quốc chỉ ra lịch sử truyền miệng hoặc các bản đồ cổ, vẽ hàng trăm năm trước. Trung Quốc không công nhận chủ quyền bằng vũ lực, do đó họ không thể đòi quyền sở hữu đối với Tây Tạng do sự chiếm đóng đất đai của họ.
Trong trường hợp này, họ chỉ dựa vào các tuyên bố trước đây cả thế kỷ [8].
Năm 1949, Hồng quân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, tuyên bố là chủ sở hữu vùng đất này. Năm 1951, Trung Quốc áp đặt hiệp ước 17 điểm bất bình đẳng lên Tây Tạng, qua đó chinh phục người dân Tây Tạng bằng sự cai trị của Trung Quốc. Đến năm 1959, người dân Tây Tạng đã trở nên mệt mỏi với sự chiếm đóng bất hợp pháp này và nổi dậy. Cuộc nổi dậy đã dẫn đến kết quả 87.000 người Tây Tạng bị giết.
Sau sự kiện này, Đức Đạt Lai Lạt Ma trốn sang Ấn Độ, nơi ông lãnh đạo chính phủ lưu vong. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma ban hành hiến pháp cho nước Tây Tạng độc lập [9].
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối thừa nhận nền độc lập của Tây Tạng và đã tàn bạo trong việc khẳng định quyền kiểm soát ‘đất nước’.
Trung Quốc đàn áp Tây Tạng
Trung Quốc tuyên bố họ đã giải phóng người dân Tây Tạng, nhưng người dân Tây Tạng nhìn vấn đề này hoàn toàn khác. Người dân Tây Tạng lo sợ bị mất đất đai, văn hóa và cách sống của mình.
Như một người Tây Tạng tên là Tawu Jamphel Yeshi, 27 tuổi, phản đối sự cai trị của Trung Quốc, đã viết những dòng sau đây trước khi tự thiêu:
“Chúng tôi (người Tây Tạng) yêu cầu được tự do thực hành tôn giáo và văn hóa của chúng tôi. Chúng tôi đòi quyền tự do sử dụng ngôn ngữ của chúng tôi. Chúng tôi đòi có được quyền bình đẳng như những người dân sống ở các nơi khác trên thế giới. Dân thế giới, xin hãy ủng hộ Tây Tạng. Tây Tạng thuộc về người Tây Tạng [10]“.
Mọi thứ trở nên quá tồi tệ đối với người Tây Tạng khi đang viết bài này, không dưới 54 người Tây Tạng đã tự thiêu để mọi người chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của họ. Mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma không đồng ý với hành động này [11], sự phản kháng vẫn tiếp tục.
Nhu cầu của người Tây Tạng đã thay đổi. Trong những năm qua, nhiều nước đã hỗ trợ một Tây Tạng độc lập. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của Trung Quốc, những nước cam kết hỗ trợ này càng ít hơn.
Thất bại trong việc hỗ trợ người dân Tây Tạng đau khổ, đã dẫn đến sự gia tăng đàn áp của Cộng sản trong khu vực và sự xung đột cho người Tây Tạng. Khi áp lực quốc tế lên Trung Quốc giảm bớt, người dân Tây Tạng buộc phải chiến đấu cho các quyền tự do cơ bản mà tất cả mọi người phải được được hưởng.
Tự Do Tôn Giáo
Dân Tây Tạng muốn có tự do tôn giáo, đây là một vấn đề đối với người vô thần Trung Quốc.
Mặc dù tự do tôn giáo được Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ, nhưng “tự do thực hành tôn giáo” thì không. Điều này có nghĩa là hiến pháp Trung Quốc chỉ bảo đảm quyền tự do “sinh hoạt tôn giáo bình thường”.
Đảng cộng sản đã lấy mất rất nhiều quyền tự do qua điều mà họ tuyên bố là “bình thường”. Chẳng hạn như, đạo Phật công nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma và uy thế của ngài, thì bị cấm. Thật vậy, các Phật tử Tây Tạng thậm chí không được phép sở hữu hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như không được giữ tài liệu liên quan đến những lời giáo huấn của ngài [12].
Ở Trung Quốc, “tự do tôn giáo” có nghĩa là một người được tự do thực hành tôn giáo theo cách Đảng Cộng sản ra lệnh.
http://anhbasam.files.wordpress.com/2012/09/h35.jpg?w=287&h=215
Không chỉ Đảng Cộng sản vô thần, mà họ còn kiểm soát tất cả các tôn giáo bằng một bàn tay sắt. Vấn đề gần đây nhất là chính phủ Trung Quốc đã đàn áp tất cả các tôn giáo chính ở Trung Quốc, và xem tôn giáo là mối đe dọa đối với địa vị thống trị của Cộng sản.
Người Tây Tạng nói riêng, là một cái gai đối với họ. Đa phần bắt nguồn từ thực tế là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bỏ trốn. Việc ngài tiếp tục đối thoại với phương Tây được xem như là ly khai với Trung Quốc và là một cách phá hoại Trung Quốc.
Việc này ngày càng trầm trọng hơn do tình yêu thương và sự tôn kính mà người Tây Tạng ngày nay dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Hậu quả là, Trung Quốc đàn áp hơn bao giờ hết. Đàn áp đã trở nên quá khốc liệt và tàn bạo mà Bắc Kinh không muốn thế giới nhận ra mọi thứ trở nên tồi tệ như thế nào.
Để giữ bí mật này trong chăn, người nước ngoài không thể nào có được visa vào Tây Tạng. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Tây Tạng bị ‘đóng cửa vô thời hạn’ đối với người nước ngoài [13]. Dường như chính phủ Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì để che đậy những gì đang thực sự xảy ra ở Tây Tạng.
Người Tây Tạng cũng tranh đấu do không thể dung nạp cộng sản, với mục đích sống một cuộc sống bình thường, nhưng không thể. Ngoài việc bắt buộc người Tây Tạng để tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma, người dân còn phải trải qua sự “giáo dục lòng yêu nước”, và họ phải tuân theo đạo Phật kiểu Cộng sản.
Người dân Tây Tạng cho rằng những phương pháp này và các chính sách khác – như việc bắt buộc loại bỏ bất kỳ, cũng như tất cả mọi hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – là hết sức vô lý. Họ cũng chỉ ra việc thi hành nặng tay mà cộng sản đã áp đặt lên họ. Một ví dụ trong số đó là rất nhiều điểm kiểm tra của chính phủ mà người Tây Tạng phải đi qua trong khi đi lại.
Những người dân sống trên mảnh đất này cũng giống như sống ở một trong những nhà tù cao nhất trên trái đất. Hầu hết cho rằng các chính sách đàn áp vẫn tiếp tục. Các tu sĩ Tây Tạng vẫn đang bị bắt giữ và “cải tạo”.
Họ bị đánh đập và buộc phải tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma [14].
Tuần tới, tôi sẽ bàn sâu thêm về một số “giải pháp” bi kịch mà Trung Quốc đã khám phá ra cho “vấn đề” Tây Tạng.
Tài liệu tham khảo & hình ảnh:
[1][2] [4][8][9] DhamraKara.net
[3][5] RFA.org
[6] Những người bạn của Tây Tạng
[7] Phayul.com [10] Sify.com [11] NY Daily News [12] Buddhist Channel [13] Telegraph [14] Global Post [15] Sify
Nguồn: Top Secret Writers
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chứa chất gây ung thư

Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/512789/Long-den-nhua-Trung-Quoc-co-chat-gay-ung-thu.html ; tin ngày 23/09/12, mục Ch.trị -XH .
TT - Kết quả phân tích cho thấy mẫu lồng đèn nhựa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất cadimi (Cd) cao hơn 123 lần mức cho phép. Cd có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi...
Đây là một trong ba kim loại (hai loại còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người.
Lồng đèn nhựa Trung Quốc tiếp tục chiếm lĩnh thị trường mùa trung thu năm nay. Trong ảnh: tràn ngập lồng đèn nhựa Trung Quốc ở đường Lương Như Học, Q.5, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.
 
Gấp 123 lần mức cho phép
Để tìm hiểu độ an toàn của lồng đèn, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên hai chiếc lồng đèn nhìn khá đáng yêu, một mua ở siêu thị và một ở tiệm bán lồng đèn trên phố. Mẫu thứ nhất là một chú chuồn chuồn có đôi cánh màu xanh, điểm vài bông hoa màu xanh da trời với đôi mắt xanh biếc. Khi lắp pin vào, lồng đèn chuồn chuồn đưa đôi cánh lên xuống nhịp nhàng. Mẫu thứ hai là một lồng đèn nhựa hình con chim vừa biết vỗ cánh lại biết chạy nhảy tung tăng nếu lắp pin vào sử dụng. Đẹp, giá không rẻ (từ 65.000-75.000 đồng/chiếc), lại được ghi xuất xứ rõ ràng, có nhà nhập khẩu hẳn hoi... là những lý do khiến nhiều ông bố, bà mẹ vô tư “rinh” về nhà những chiếc lồng đèn nhựa như trên.
Hai mẫu lồng đèn này được đưa đến Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra. Theo kết quả kiểm nghiệm, thành phần nhựa trong hai mẫu lồng đèn nói trên không độc hại. “Dù sản phẩm của hai nhà phân phối khác nhau, của hai địa chỉ sản xuất khác nhau nhưng đều có chung một nguyên liệu sản xuất là nhựa APS (nhựa tái chế) và PE” - TS Trần Ngọc Quyển, phó trưởng phòng vật liệu - hóa dược Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, cho biết. Tuy nhiên, nhà phân phối chỉ ghi chung chung hoặc ghi không đúng thành phần như kết quả kiểm nghiệm. Lồng đèn con chuồn chuồn chỉ được ghi chung chung về thành phần là “nhựa”, còn lồng đèn con chim thì ghi sai thành phần gồm nhựa PP, PE mà không phải là APS và PE.
Đáng chú ý, kết quả kiểm nghiệm nói trên ở mẫu lồng đèn con chuồn chuồn cho thấy hàm lượng Cd trong sơn phủ rất cao: 7.390 microgram/kg (muối cadimi sử dụng như là chất tạo màu trong nhiều loại nhựa). Lượng Cd này gấp đến 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học - công nghệ ban hành ngày 4-5-2011. Ông Hoàng Lâm, phó giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết: “Lượng Cd được phép có trong đồ chơi trẻ em theo tiêu chuẩn Việt Nam là 60 microgram/kg, nếu trên 7.000 là quá cao”.
Lồng đèn nhựa Trung Quốc
Lồng đèn nhựa Trung Quốc tràn ngập phố Hàng Mã (Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh
 
Gây ung thư, dị tật thai nhi...
TS Quyển cho biết Cd là một trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (hai thứ còn lại là chì và thủy ngân). Cd gây ngộ độc do cạnh tranh với một số kim loại (canxi, kẽm, sắt...) là thành phần chính của nhiều vi chất và men sinh hóa có tác dụng sinh học trong cơ thể. Quá trình tranh chấp - trao đổi của Cd với các kim loại khác có thể gây đảo lộn nhiều quá trình sinh học trong cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu và tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi (đối với phụ nữ có thai). Tổ chức Y tế thế giới cho phép ngưỡng tối đa đối với người lớn là từ 20-40 microgram/ngày (lượng Cd trong nước uống, thực phẩm khoảng 10 microgram/ngày/người lớn), nhưng chỉ có 5-10% trong số đó thật sự vào cơ thể.
Nguy hiểm nhất của đồ chơi, lồng đèn nhiễm Cd với hàm lượng quá cao là Cd tích lũy nhiều trong thận và chỉ phát bệnh sau nhiều năm tiếp xúc. “Màu sắc trong mấy cái lồng đèn nhựa này rất dễ bong tróc, chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm là trẻ dễ bị thôi nhiễm Cd rồi. Nguy hiểm nhất là ở chỗ đó chứ không phải trẻ chỉ cắn, ngậm lồng đèn mới bị tác hại” - TS Quyển cảnh báo. Ngoài vấn đề có kim loại độc hại, các loại lồng đèn nhựa nói trên còn có cả pin, rất độc nếu trẻ nhỏ chơi, cắn, ngậm và nhựa cũng khó phân hủy, ảnh hưởng cho môi trường.
Lồng đèn con chuồn chuồn
Mẫu lồng đèn con chuồn chuồn đã được xét nghiệm có chất độc gấp 123 lần mức cho phép - Ảnh: Mỹ Dung
Châu Âu thu hồi đồ chơi Trung Quốc
Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã ra lệnh thu hồi 15 mặt hàng đồ chơi và trang phục trẻ em có xuất xứ Trung Quốc do các sản phẩm này chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe trẻ em. Các sản phẩm trên đều bị xếp vào hàng “nguy hiểm” đối với trẻ em và bị cấm tiêu thụ tại thị trường châu Âu.
Theo Reuters, đây là động thái mới nhất trong chiến dịch chống hàng kém chất lượng từ Trung Quốc. Ngày 1-8, Ủy ban châu Âu (EC) phát động cuộc vận động chống hàng giả với tên gọi “Đừng để một tai nạn làm hỏng mùa hè của bạn”. EC đã chi 87.000 USD để sản xuất bộ phim tuyên truyền chống hàng giả mà đa số nhập khẩu từ Trung Quốc.
AFP dẫn lời các quan chức thuộc Ủy ban Doanh nghiệp và công nghiệp châu Âu cho biết giày dép trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hàm lượng chrome vượt quá sáu lần mức cho phép. Trong khi đó, lượng kim loại và các chất độc hại trong đồ chơi Trung Quốc luôn bị xếp vào diện “nguy hiểm”.
ĐÔNG PHƯƠNG
Lồng đèn Trung Quốc đội lốt Hàn Quốc
Gần đến Tết Trung thu, tại nhiều tiệm bán lồng đèn ở TP.HCM và trong các siêu thị, không khí mua bán các loại lồng đèn khá rôm rả. Tại tiệm bán lồng đèn trên đường Nguyễn Sơn, Q.Tân Phú, mới hơn 9g ngày 22-9 nhiều ông bố, bà mẹ đã nhộn nhịp đưa con đi chọn lồng đèn. Ở đây có rất nhiều loại lồng đèn với nhiều chất liệu như bóng kính hình ngôi sao, hình cá chép rồi lồng đèn nhựa hình cá chép, hình thỏ, hình chim (Việt Nam) nhưng sinh động và đa dạng hơn là lồng đèn nhựa hình các loại thú, siêu nhân... chạy bằng pin có xuất xứ từ Trung Quốc.
Rất nhiều trẻ nhỏ vào mua đã chọn ngay chiếc lồng đèn siêu nhân, hình thú của Trung Quốc. Chị Minh, một khách hàng có hai bé trai nằng nặc đòi mua cho bằng được lồng đèn nhựa hình siêu nhân, phân trần: “Tôi cũng muốn mua cho con lồng đèn của Việt Nam làm, nhưng mấy đứa cứ đòi cái này thôi”. Và chị Minh cũng tự trấn an rằng các con chị đã lớn (khoảng 6, 8 tuổi) và hàng cũng có xuất xứ đàng hoàng nên “chắc an toàn”. Theo lời người bán hàng, năm nay những khách “đi một mình” (không có con nhỏ đi kèm) thì phần lớn chọn lồng đèn truyền thống của Việt Nam làm.
Khảo sát tại nhiều điểm bán lồng đèn khác cho thấy tình trạng các loại lồng đèn có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng người bán khẳng định là Hàn Quốc,Thái Lan khá phổ biến. Tại đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình), hàng loạt dãy hàng bày bán lồng đèn bằng giấy, nhựa có giá 10.000-50.000 đồng được treo biển “đèn lồng Hàn Quốc”. Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, tất cả các loại lồng đèn dạng này đều được nhập từ Trung Quốc.
Còn tại Hà Nội, ngày 22-9-12 trên khắp dãy phố Hàng Mã lan sang cả phố Hàng Khoai, đồ chơi trung thu cho trẻ em được bày bán rất phong phú. Chị Hồng, một chủ hàng trên phố Hàng Mã, cho biết ngoài trống, mặt nạ, đèn ông sao..., lồng đèn là đa dạng nhất với đủ loại to nhỏ và màu sắc khác nhau. Không ngần ngại cung cấp xuất xứ sản phẩm, chị Hồng thẳng thắn cho biết 100% là hàng sản xuất ở Trung Quốc. Được làm bằng nhựa, các loại lồng đèn đều có chức năng như nhau là nhạc, đèn nhấp nháy... Giá tăng hơn 30% so với năm trước, mỗi loại lồng đèn một giá tùy theo kích thước và mẫu mã. Loại nhỏ có cán để cầm, thường chỉ dành cho các em từ 2-5 tuổi, có giá 25.000-80.000 đồng/chiếc. Loại to một chút được bán với giá 120.000-150.000 đồng/chiếc. Loại đặc biệt nhất năm nay là lồng đèn để treo hoặc để ở góc phòng khách, có giá 800.000 đồng/chiếc. Cũng được làm từ chất liệu nhựa, những chiếc lồng đèn này nổi bật do xung quanh có trang trí, chạm trổ hoa văn rất bắt mắt.
MỸ DUNG - LÊ SƠN - LÊ THANH
Ngáo ộp

Canada phản đối Trung Quốc thâu tóm dầu khí

Canada phản đối Trung Quốc thâu tóm dầu khí
Copy từ http://tuoitre.vn/The-gioi/512672/canada-phan-doi-trung-quoc-thau-tom-dau-khi.html ; đăng ngày 22/09/12, mục Thế giới.
TT - Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sắp sửa thôn tính Tập đoàn dầu khí Canada Nexen với giá 15,1 tỉ USD. Thế nhưng, CNOOC lại đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận Canada.
Mỏ dầu Bồng Lai 19-3 ở vịnh Bột Hải của CNOOC - Ảnh: news.cn
Theo báo Wall Street Journal, ngày 21-9 Tòa án tỉnh Alberta (nơi Nexen đặt trụ sở) đã bật đèn xanh cho phép CNOOC mua lại Nexen. Một ngày trước đó, các cổ đông của Nexen cũng bỏ phiếu ủng hộ vụ mua bán này. CNOOC đề nghị trả 27,5 USD/cổ phiếu của Nexen, đưa tổng giá trị hợp đồng lên đến 15,1 tỉ USD. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay.
CNOOC hi vọng sẽ thâu tóm Nexen trong quý 4-2012. Tuy nhiên, hợp đồng này lại cần được chính phủ Canada, Mỹ và Anh cùng thông qua (do Nexen có khai thác dầu khí tại Mỹ và Anh). Canada cũng đã bắt đầu mở cuộc điều tra để đánh giá xem liệu thương vụ này có mang lại lợi ích gì cho đất nước mình không.
Không thể bán tài nguyên chiến lược!
Trong khi các cổ đông Nexen hào hứng thì đại đa số người dân Canada lại phản đối việc CNOOC mua lại Nexen. Ngày 20-9, kênh truyền hình The Sun News và Hãng nghiên cứu Abacus Data đã công bố kết quả khảo sát dư luận Canada về thương vụ CNOOC - Nexen. Kết quả cho thấy trong tổng số hơn 1.200 người được thăm dò có tới 70% phản đối việc bán Nexen cho Trung Quốc, so với khoảng 8% ủng hộ. Lý do phản đối, theo họ, là “Nexen hoạt động trong một ngành công nghiệp chiến lược, chủ chốt của Canada. Một công ty nước ngoài không được phép kiểm soát một nguồn lực quốc gia quan trọng như vậy”.
Lãnh đạo đảng đối lập Dân chủ mới (NDP) Thomas Mulcair tuyên bố kết quả khảo sát này cho thấy người dân Canada đang lo ngại, bởi “không chỉ vì hợp đồng bán tài sản chiến lược của Canada cho một công ty nước ngoài, mà còn vì công ty này do một chính phủ một nước sở hữu hoàn toàn. Mà nước này không tuân thủ các quy định thị trường như Canada”. Theo ông, câu hỏi đặt ra là liệu thương vụ này sẽ đem lại lợi ích gì cho đất nước Canada khi mà bản chất của nó là bán tài nguyên thiên nhiên của đất nước cho một công ty do một chính phủ nước ngoài kiểm soát.
Báo The Province cũng đưa tin trong báo cáo trình lên quốc hội ngày 20-9, Cơ quan Tình báo an ninh Canada cảnh báo “một số công ty do chính phủ nước ngoài sở hữu có ý đồ mờ ám hoặc nhận được sự hỗ trợ tình báo ngầm trong quá trình đầu tư vào Canada”. Do đó, khi một công ty nước ngoài có quan hệ với cơ quan tình báo nước đó muốn kiểm soát những ngành chiến lược của nền kinh tế Canada, thì đó là mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Các tổ chức nước ngoài này có thể sẽ lạm dụng sự kiểm soát đó để ăn cắp công nghệ hoặc thực hiện các hoạt động phản gián.
Trước dư luận phản đối, Bộ Công nghiệp Canada mới đây đã cam kết sẽ kiểm tra kỹ lưỡng mọi khía cạnh của thương vụ CNOOC - Nexen để đảm bảo lợi ích của đất nước
Ý đồ độc chiếm biển Đông
Theo Bloomberg, nếu mua được Nexen thì CNOOC sẽ nắm quyền khai thác hàng loạt mỏ dầu và khí đốt ở tây Canada, biển Bắc, vịnh Mexico và vùng ngoài khơi Nigeria. CNOOC khẳng định với việc thâu tóm được Nexen, CNOOC sẽ tăng sản lượng khai thác dầu và khí đốt lên 20% khi đặt mục tiêu tăng sản lượng dầu và khí đốt lên 6-10% mỗi năm từ năm 2011-2015.
Tuy nhiên, một số chuyên gia dầu khí nhận định trên báo Wall Street Journal ý đồ sâu xa của CNOOC khi mua Nexen là để mở rộng khai thác dầu ở các vùng nước sâu trên biển Đông. CNOOC hiện mới chỉ có khả năng hoạt động ở các vùng nước nông do chưa có kinh nghiệm khai thác dầu ở các vùng nước sâu. Do vậy, tham vọng biển Đông của CNOOC đang bị cản trở do chi phí khoan dầu tại các vùng nước sâu có thể lên tới 100 triệu USD/mỏ. Nếu mua được Nexen, CNOOC sẽ sở hữu các dự án khai thác dầu nước sâu của công ty Canada ở vịnh Mexico. Nhờ đó, CNOOC có thể áp dụng kinh nghiệm này ở biển Đông.
Cần nhắc lại chính CNOOC hồi tháng 6 và tháng 8 vừa qua đã lên tiếng mời thầu hàng loạt lô dầu khí nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam trên biển Đông. Lời mời thầu phi pháp và vô lối này đã bị nhiều chuyên gia quốc tế lên án và đến nay bị các công ty dầu khí quốc tế phớt lờ.
Theo Tân Hoa xã, hồi tháng 5, chủ tịch CNOOC Vương Nghi Lâm từng khẳng định các giàn khoan vùng biển nước sâu là “biên giới di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”. Rõ ràng thương vụ mua Nexen là một nước cờ trong chiến lược của CNOOC nhằm độc chiếm dầu khí trên biển Đông.
Sơn Hà

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Tan giấc mộng vàng

Tan giấc mộng vàng
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/512645/tan-giac-mong-vang.html ; đăng ngày 22/09/12, mục Chính trị - XH.
TT - Ngày 10-10-2012, thời hạn thăm dò kho báu núi Tàu (Tuy Phong, Bình Thuận) sẽ kết thúc. Tuy nhiên, vẫn chưa có một thỏi vàng nào được tìm thấy trong “4.000 tấn vàng” như hi vọng của ông Trần Văn Tiệp - người đi tìm kho báu.
Đỉnh núi Tàu vẫn chỉ ngổn ngang đất đá, chưa có dấu hiệu nào về “4.000 tấn vàng” - Ảnh: VIỄN SỰ
Trở lại núi Tàu lần thứ ba kể từ khi đỉnh núi này được cấp phép thăm dò kho báu, nhưng thứ duy nhất chúng tôi thấy đổi khác chỉ là những bụi bằng lăng ổi đang vào mùa rộ hoa. Còn lại trên công trường vẫn đất đá lổn nhổn và những hố nước chưa kịp san lấp, hoàn toàn không có tín hiệu nào của “4.000 tấn vàng”.
Không tìm thấy kho báu
Theo lời ông Trần Văn Tiệp, toàn bộ công việc thăm dò kho báu đã được ông ủy quyền cho một công ty của Bộ Quốc phòng, do một trung tá quân đội là cháu của ông trực tiếp chỉ huy. Tuy nhiên, gia đình vẫn giám sát rất chặt chẽ, ông Tiệp dù đã 97 tuổi vẫn thỉnh thoảng đi xe Zeep từ TP.HCM ra Tuy Phong để xem xét công việc. Đồng thời, ông cũng giao người con trai là anh Trọng Hoàng thường xuyên có mặt ở núi Tàu để trông coi. Nhưng không như hi vọng và sự đầu tư của ông Tiệp, anh Hoàng nói: “Cho tới giờ đã khoan thăm dò rất nhiều mũi nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu nào của kho báu”.
Theo quyết định cấp phép ban đầu của UBND tỉnh Bình Thuận, ông Trần Văn Tiệp được phép thăm dò kho báu trong 270 ngày (kể từ ngày 10-10-2011) và được tiến hành năm mũi khoan thăm dò, với độ sâu 35m. Vì một số lý do trong khâu chuẩn bị, đến tháng 4-2012 những mũi khoan đầu tiên mới được tiến hành. Vào thời điểm đó, gia đình ông Tiệp vẫn rất tin tưởng cho rằng chỉ cần 10-15 ngày là thực hiện xong năm mũi khoan và sẽ biết có kho báu hay không. Nhưng cả năm mũi khoan này dù đã khoan sâu hàng chục mét đều không chạm vào bất cứ thỏi vàng nào.
Tưởng chừng cơ hội sẽ sớm chấm dứt khi thời hạn đã sắp hết và số mũi khoan cho phép cũng đã thực hiện thì cuối tháng 6-2012, UBND tỉnh Bình Thuận bất ngờ trao thêm cơ hội cho ông Tiệp khi gia hạn thời gian thăm dò kho báu thêm 90 ngày. Đồng thời số mũi khoan được tăng lên 20 mũi, trên diện tích thăm dò 2.400m2 với độ sâu không hạn chế. Nhưng đến thời điểm này, theo thông tin từ ông Nguyễn Ngọc Hạnh - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Bình Thuận, đơn vị thăm dò đã sử dụng gần hết cơ hội được trao thêm - khoan đến 16 mũi trên núi Tàu với những độ sâu khác nhau nhưng kho báu vẫn không xuất hiện.
Sẽ không gia hạn
Trái với những niềm hi vọng đang tắt dần trên công trường thăm dò kho báu ở núi Tàu, ông Trần Văn Tiệp vẫn khẳng định ông chưa hề suy suyển niềm tin về kho báu núi Tàu, về giấc mộng vàng mà ông đã đeo đuổi nửa thế kỷ. Để minh chứng cho niềm tin của mình, ông gọi người con út Trần Phương Hồng mang ra hai mảnh đá khá lớn, mặt phẳng lì như được mài, khá vuông, thành sắc cạnh, khi dùng tay chà xát bị bong ra như vôi vữa.
Ông Tiệp cho biết đây là những tảng đá ông đưa lên từ lòng núi Tàu, khi còn nằm trong lòng núi được xếp rất đều theo hình cánh sao, ở giữa các tảng đá tạo ra một lỗ tròn. Số lượng đá này được phát hiện trong lòng núi Tàu rất nhiều từ thời điểm năm 1993 khi ông bắt đầu thăm dò mà theo ông, số lượng có thể lên đến 400-500 tấn.
Ông Tiệp tin rằng đây là những khối vật thể nhân tạo bao bọc phía ngoài kho vàng, vì đá tự nhiên không thể có hình thù như vậy. Niềm tin càng lớn hơn khi cuối tháng 7-2012, Trung tâm phân tích thí nghiệm thuộc Liên đoàn Địa chất miền Nam xác định khối đá này được tạo thành từ một hỗn hợp khoáng chất. Trong đó có khoáng vật sét, chlorit, plagioclas, oxit sắt... với tỉ lệ khác thường so với nhiều loại đá tự nhiên.
Không chỉ giữ nguyên niềm tin về kho báu, ông Tiệp còn tỏ ra rất minh mẫn khi vẫn nhớ cả lời hứa “tìm kho báu không phải cho tôi” lúc mới bắt đầu thăm dò. Ông vẫn khẳng định sẽ dành đến 90% kho báu để cho đất nước và làm từ thiện. Trong đó 30% gửi Bộ Quốc phòng để trang bị khí tài hiện đại cho quân đội, 50% nộp vào công quỹ nhà nước, 10% sẽ gửi cho tỉnh Bình Thuận xây dựng các công trình phúc lợi, tặng những người đã góp công, kiên trì giúp ông tìm kiếm kho báu trong 20 năm qua. Cá nhân ông và con cháu chỉ xin giữ lại 10% giá trị kho báu.
Tất nhiên, để có thể thực hiện được lời hứa ấy, ông Trần Văn Tiệp buộc phải xin gia hạn thời gian thăm dò kho báu núi Tàu mà theo dự tính của ông có thể xin thêm một hoặc hai năm nữa. Dù vậy, khi Tuổi Trẻ chuyển ý nguyện này của ông Tiệp đến ông Nguyễn Ngọc Hạnh thì ông Hạnh lắc đầu. Ông Hạnh cho rằng nếu đề nghị này của ông Tiệp được đưa lên thì phải thông qua thường trực UBND tỉnh mới quyết định được, nhưng khả năng được đồng ý gần như không thể xảy ra. “Chúng tôi rất trân trọng ý chí và tâm nguyện của ông Tiệp và đã dành nhiều cơ hội để ông tìm kho báu nên mới có quyết định cho thăm dò. Nhưng đó đã là những cơ hội cuối cùng!” - ông Hạnh nói.
Khẳng định ấy của một người có thẩm quyền trong việc cấp phép tìm kho báu chắc sẽ làm buồn lòng ông Trần Văn Tiệp, khi giấc mộng vàng về kho báu núi Tàu của ông sắp sửa phải khép lại.
Nguyễn Viễn Sự

Tin “cha chồng quan hệ với con dâu” là bịa đặt

Tin “cha chồng quan hệ với con dâu” là bịa đặt
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/512715/Tin-“cha-chong-quan-he-voi-con-dau”-la-bia-dat.html ; đăng ngày 22/09/12, mục Ch.trị-Xã hội.
TT - Chiều 21-9-12, bà Trần Kim Mai - phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang - cho biết Công an Tiền Giang đã có báo cáo chính thức về thông tin “Cha chồng quan hệ tình dục với con dâu bị dính không tách rời được” đăng trên VOV Online ngày 18-9-12.
Theo đó, Công an Tiền Giang khẳng định đây là thông tin bịa đặt.
Theo bà Mai, Chu Trinh là phóng viên thường trú Đài Tiếng nói VN tại ĐBSCL, đồng thời là thành viên tổ báo chí UBND tỉnh Tiền Giang. Ngày 21-9-12, phóng viên Chu Trinh đã giải trình về động cơ, mục đích viết tin này với tổ báo chí, trong đó thừa nhận tin này sai sự thật. Lý do là thiếu sót trong nghiệp vụ, nghe thông tin một chiều mà không xác minh.
“UBND tỉnh sẽ xử lý phóng viên Chu Trinh ở góc độ là thành viên tổ báo chí, đồng thời kiến nghị Đài Tiếng nói VN cải chính và xử lý phóng viên của mình theo quy định” - bà Mai nói.
Theo báo cáo của công an, ngày 18-9 VOV Online đưa tin của phóng viên Chu Trinh có nội dung: ông A. (58 tuổi, ngụ xã Tân Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang) quan hệ tình dục với con dâu 36 tuổi.
Trong lúc “quan hệ” thì cô con dâu bị chứng co thắt âm đạo nên cha chồng không thể rút dương vật ra được phải đưa đến Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang cấp cứu, sau đó chuyển lên TP.HCM. Nguồn tin còn dẫn lời PGS.TS Tạ Văn Trầm là phó giám đốc bệnh viện.
Làm việc với công an, ông Trầm khẳng định ông không hề cung cấp thông tin cho phóng viên Chu Trinh. Trước đó, trong giờ giải lao tại Trường Chính trị tỉnh Tiền Giang, ông Trầm và một số cán bộ ở thị xã Gò Công có trao đổi, giải thích về một hiện tượng xảy ra trong đời sống tình dục.
Trong lúc mọi người đưa ra giả thuyết và trao đổi thì có một người thân của phóng viên Chu Trinh đi ngang qua nghe và nói cho anh này biết. Sau đó thông tin này xuất hiện trên VOV Online và được một số trang mạng khác lấy lại, thêu dệt thêm cho ly kỳ rồi đăng tải gây xôn xao dư luận.
V.TR

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Hoạt động của ACB, Eximbank ổn định, bình thường

Hoạt động của ACB, Eximbank ổn định, bình thường
Copy từ http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/phapluattp.vn/Hoat-dong-cua-ACB-Eximbank-on-dinh-binh-thuong/9372029.epi ; tin ngày 21/09/12, mục Xã hội.
Như đã thông tin, ngày 19-9-12, HĐQT Ngân hàng ACB phát thông cáo cho biết đã chấp thuận cho Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá cùng hai phó chủ tịch HĐQT khác là ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang được từ nhiệm. Chiều cùng ngày, Ngân hàng Eximbank cũng họp công bố việc từ nhiệm vì lý do cá nhân của ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank.
Không có chuyện ồ ạt rút tiền
Ngay sau khi các thông tin trên được công bố, ngày 20-9-12, thị trường chứng khoán liên tục giảm sâu. Tuy nhiên, tại trụ sở chính Ngân hàng ACB và Eximbank, các giao dịch liên quan đến tiền gửi diễn ra bình thường.
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc ACB, cho biết sự kiện này có ảnh hưởng đến ACB, tuy nhiên không đáng kể. Không có hiện tượng nhiều người dân rút tiền như đợt trước. “Chúng tôi vẫn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi phương án để luôn đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống. Với vàng, chúng tôi vẫn tiếp tục mua vào, với giá cao hơn bên ngoài” - ông Toại nói.
Các giao dịch liên quan đến tiền gửi diễn ra bình thường tại Ngân hàng ACB. Ảnh: HTD
 
Chiều 20-9-12, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cũng có mặt tại trụ sở chính của ACB. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, cho biết có hiện tượng rút tiền tuy nhiên không phải từ lý do liên quan đến ông Giá. Những người đến rút tiền chủ yếu là đúng hạn và có việc cần. “Số tiền rút ngày 20-9 cũng giống như những ngày trước đây mà thôi. NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho ACB trong mọi trường hợp xảy ra” - ông Minh nói.
Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Eximbank, cũng khẳng định thị trường vẫn diễn ra ổn định, không có gì đột biến trên toàn hệ thống của Eximbank.
Ông Trần Xuân Giá được tại ngoại
Theo một nguồn tin từ cơ quan chức năng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Quyết định khởi tố đã được tống đạt và ông Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra.
Trong thông cáo ngày 19-9, ACB cho biết ông Giá có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank).
Nguồn tin có thẩm quyền từ cơ quan tố tụng cho biết, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết HĐQT cho phép tổng giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB gửi sang Viettinbank để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của NHNN. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Trong vụ án này, ACB chỉ là một trong nhiều nạn nhân của Như. Theo công bố của cơ quan điều tra, Như đã lừa đảo huy động vốn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, với số tiền tổng cộng lên tới khoảng 4.600 tỉ đồng. Đầu tháng 10 năm ngoái, Như đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án phức tạp ở chỗ nhiều nạn nhân bị lừa đảo trong quan hệ với Như lại là bị can trong quan hệ pháp luật khác.
Từ năm 2003, ông Giá làm trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế-xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, sau đó làm chủ tịch HĐQT từ tháng 3-2008.
YÊN TRANG - NGHĨA NHÂN

Hoạt động của ACB, Eximbank ổn định, bình thường

Hoạt động của ACB, Eximbank ổn định, bình thường
Copy từ http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/phapluattp.vn/Hoat-dong-cua-ACB-Eximbank-on-dinh-binh-thuong/9372029.epi ; tin ngày 21/09/12, mục Xã hội.
Như đã thông tin, ngày 19-9-12, HĐQT Ngân hàng ACB phát thông cáo cho biết đã chấp thuận cho Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá cùng hai phó chủ tịch HĐQT khác là ông Lê Vũ Kỳ và ông Trịnh Kim Quang được từ nhiệm. Chiều cùng ngày, Ngân hàng Eximbank cũng họp công bố việc từ nhiệm vì lý do cá nhân của ông Phạm Trung Cang, Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank.
Không có chuyện ồ ạt rút tiền
Ngay sau khi các thông tin trên được công bố, ngày 20-9-12, thị trường chứng khoán liên tục giảm sâu. Tuy nhiên, tại trụ sở chính Ngân hàng ACB và Eximbank, các giao dịch liên quan đến tiền gửi diễn ra bình thường.
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc ACB, cho biết sự kiện này có ảnh hưởng đến ACB, tuy nhiên không đáng kể. Không có hiện tượng nhiều người dân rút tiền như đợt trước. “Chúng tôi vẫn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi phương án để luôn đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống. Với vàng, chúng tôi vẫn tiếp tục mua vào, với giá cao hơn bên ngoài” - ông Toại nói.
Các giao dịch liên quan đến tiền gửi diễn ra bình thường tại Ngân hàng ACB. Ảnh: HTD
 
Chiều 20-9-12, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM cũng có mặt tại trụ sở chính của ACB. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, cho biết có hiện tượng rút tiền tuy nhiên không phải từ lý do liên quan đến ông Giá. Những người đến rút tiền chủ yếu là đúng hạn và có việc cần. “Số tiền rút ngày 20-9 cũng giống như những ngày trước đây mà thôi. NHNN sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho ACB trong mọi trường hợp xảy ra” - ông Minh nói.
Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Eximbank, cũng khẳng định thị trường vẫn diễn ra ổn định, không có gì đột biến trên toàn hệ thống của Eximbank.
Ông Trần Xuân Giá được tại ngoại
Theo một nguồn tin từ cơ quan chức năng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá để điều tra về hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Quyết định khởi tố đã được tống đạt và ông Giá được cho tại ngoại do sức khỏe yếu và nghiêm túc hợp tác với cơ quan điều tra.
Trong thông cáo ngày 19-9, ACB cho biết ông Giá có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc ACB, đã bị khởi tố, bắt giam) ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỉ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Viettinbank).
Nguồn tin có thẩm quyền từ cơ quan tố tụng cho biết, ông Giá có dấu hiệu sai phạm khi ký nghị quyết HĐQT cho phép tổng giám đốc Lý Xuân Hải ủy thác rút 718 tỉ đồng của ACB gửi sang Viettinbank để hưởng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất định hướng của NHNN. Hành vi của ông Giá, giống như hành vi của ông Lý Xuân Hải bị khởi tố, bắt tạm giam trước đó, được coi là làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Trong vụ án này, ACB chỉ là một trong nhiều nạn nhân của Như. Theo công bố của cơ quan điều tra, Như đã lừa đảo huy động vốn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, với số tiền tổng cộng lên tới khoảng 4.600 tỉ đồng. Đầu tháng 10 năm ngoái, Như đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án phức tạp ở chỗ nhiều nạn nhân bị lừa đảo trong quan hệ với Như lại là bị can trong quan hệ pháp luật khác.
Từ năm 2003, ông Giá làm trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế-xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, sau đó làm chủ tịch HĐQT từ tháng 3-2008.
YÊN TRANG - NGHĨA NHÂN