Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Phát hiện hũ tiền cổ nghìn năm gần 10kg trong vườn

Phát hiện hũ tiền cổ nghìn năm gần 10kg trong vườn
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/588021/phat-hien-hu-tien-co-nghin-nam%C2%A0gan-10kg-trong-vuon.html ; đăng ngày 31/12/13 ; mục Chính trị -Xã hội.
TTO - Trong lúc làm vườn, anh Nguyễn Quang Tùng (36 tuổi, xóm Yên Vinh, xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An) đào được hũ tiền cổ có niên đại hàng nghìn năm, ước tính trọng lượng khoảng 10kg.
anh Tùng phát hiện
Số tiền cổ anh Tùng phát hiện được trong vườn nhà - Ảnh: Cảnh Phúc
Anh Tùng cho biết trưa 29-12-13, hai vợ chồng anh làm vườn thì phát hiện một hũ tiền cổ nằm ở độ sâu 1,2m. Khi kiểm tra, chiếc hũ sành bị vỡ, bên trong chứa hàng trăm đồng tiền xu cổ.
Toàn bộ số tiền anh Tùng đào được có hình tròn, lỗ vuông, đường kính 2,4 cm, dày 0,1 cm, mặt tiền khắc chữ Hán. Khi đem cân, số tiền cổ nặng gần 10kg. Nhiều đồng tiền cổ bị ôxy hóa, kết dính thành từng tảng.
Ông Đào Tam Tỉnh - giám đốc Thư viện tỉnh Nghệ An - nhận định hũ tiền anh Tùng đào được gồm các đồng tiền thuộc đời nhà Tống có niên đại khoảng từ năm 960-1279.
Tuy để trong lòng đất lâu ngày và bị gỉ xanh nhưng số tiền này vẫn còn nguyên vẹn và có thể đọc rõ các chữ Hán in phía trên như: Nguyên Phong, Thông Bảo, Nguyên Hựu, Chính Hòa…
Được biết, khu vực vườn nhà anh trước đây từng có địa chủ giàu có sinh sống, có khả năng đây là tài sản của họ chôn xuống đất để cất giấu.
Nghe tin anh Tùng đào được hũ tiền cổ, nhiều người dân hiếu kỳ kéo đến nhà xem; một số người chơi đồ cổ cũng tìm đến hỏi mua, có người trả cả chục triệu đồng nhưng anh không bán.
CẢNH PHÚC
Tin cùng đề tài: Lừa bán 3.000 tỉ USD tiền cổ ; đã đăng ngày 10/05/2013 08:24 trên báo Tuổi Trẻ - Xem tại: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/547562/lua-ban-3-000-ti-usd-tien-co.html .
Ảnh: Ôi, mừng quá anh ơi!

Tiền Việt: size gốc 135 x 301.
Chúc mừng vợ chồng anh chị nhé!


Vĩnh Long: Bắt được cá hô “khủng” gần 120kg

Vĩnh Long: Bắt được cá hô “khủng” gần 120kg
Copy từ http://laodong.com.vn/xa-hoi/vinh-long-bat-duoc-ca-ho-khung-gan-120kg-170720.bld ; đăng ngày 31/12/13 ; mục Xã hội .
Trưa 30.12.13, trên sông Tiền - đoạn gần khu vực cầu Mỹ Thuận, ghe cào của chị Nguyễn Thị Hậu (Trà Vinh) cào được một con cá hô có chiều dài 1,2m, nặng gần 120kg.
dài 1,2m, nặng gần 120kg
Con cá hô có chiều dài 1,2m, nặng gần 120kg
Khi cá mắc lưới, chị Hậu đi xuống chợ Vĩnh Long (cách đó khoảng 5km) kêu bán. Sau đó có người hay tin đến trả giá mua 10 triệu đồng để “phóng sinh”(!), nhưng chủ ghe cào không bán. Hiện chủ ghe cào còn neo cá ở bờ kè phường 5, TP.Vĩnh Long chờ lái đến mua cá.
Cá hô đang được neo ngoài sông, chủ ghe cào nâng cá lên để người dân xem.
Chờ đến chiều cùng ngày, có bạn hàng ở TPHCM đến mua với giá 1.250.000 đồng/kg và đưa cọc trước 20 triệu đồng. Từ trưa đến chiều, có hàng trăm người dân hiếu kỳ đến xem đông nghẹt bờ kè.
Theo Dân Việt

Vụ 7 em học sinh bị đuối nước: Nỗi đau vô bờ trước sóng nước Cần Giờ

.
Vụ 7 em học sinh bị đuối nước: Nỗi đau vô bờ trước sóng nước Cần Giờ
Copy từ ,http://laodong.com.vn/phong-su/vu-7-em-hoc-sinh-bi-duoi-nuoc-noi-dau-vo-bo-truoc-song-nuoc-can-gio-170661.bld, đăng ngày 31/12/13, mục Phóng sự.
Đến 8h30 ngày 30.12.13, thi thể 2 học sinh cuối cùng trong 7 học sinh bị nạn trong chuyến tham quan định mệnh đã được chuyển khỏi Cần Giờ để trở về với gia đình trong nước mắt và nỗi đau đớn tột cùng của người thân, bạn bè. Không ai tin là con em mình đã chết, họ bàng hoàng không hiểu vì sao con em mình “được đi tham quan” nhưng phải “trở về” trong những chiếc quan tài như thế này...
Vĩnh biệt bạn
Các học sinh lớp 8A6- Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (H.Dầu Tiếng - Bình Dương) ngậm ngùi đến nhìn lớp trưởng Nguyễn Phan Thành Lâm lần cuối.
Chuyến tham quan định mệnh
Như tin đã đưa, chiều 29.12.13, đoàn tham quan của học sinh của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) gồm 96 học sinh có thành tích học tập cao trong học kỳ 1 vừa rồi, khi tham quan bãi biển 30.4 (thuộc xã Long Hoà, huyện Cần Giờ) thì có 7 em học sinh nam bị nước biển cuốn trôi.
Hiện trường vụ tai nạn là mỏm đá cách bờ khoảng 200 mét
“Sáng ngày 29.12.13, toàn bộ các em cùng với 19 giáo viên của trường lên 3 chiếc xe để đi tham quan, kết hợp giáo dục tại Cần Giờ. Đang trong giờ ăn trưa, bỗng dưng có hơn chục em bỏ ra bãi biển vui đùa, rồi sau đó làm gì chúng tôi không biết. Sau đó có mấy em chạy ngược vào lại nhà hàng báo tin có mấy bạn bị nước cuốn” - bà Phạm Thị Tâm - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm kể.
Theo một quản lý của nhà hàng Phi Lao - nơi đoàn tham quan tập trung và đặt bữa cho các em - thì vào ngày hôm đó, “do quá đông các em học sinh nên cũng không biết có mấy em chạy ra biển để chơi. Thấy có một số em nhỏ chơi bóng chuyền, sau đó ùa nhau xuống nước vẫy vùng, nên chúng tôi cứ nghĩ là các em không có chuyện gì. Bất ngờ một lúc, có 2 em chạy ngược vào nhà hàng rồi hớt hải nói với cô hiệu trưởng là có mấy bạn bị nước cuốn trôi rồi. Hoảng hồn, chúng tôi cùng cô giáo hiệu trưởng đi báo cho mấy anh cứu hộ, nhưng tìm mãi vẫn không thấy...”.
Có mặt tại hiện trường sau đó, hàng trăm cán bộ chiến sĩ của các lực lượng như Sở cảnh sát PCCC TPHCM cùng với lực lượng quân sự huyện và các ngư dân Cần Giờ mò mẫm suốt đêm trong dòng nước lạnh giá để tìm kiếm các em. Bất chấp sóng to gió lớn, lực lượng cứu hộ đã vớt được em Nguyễn Hoàng Long vào lúc 13h30. Đến 18h30 vớt được em Võ Thành Luân (học sinh lớp 9).
Trời bắt đầu tối dần, gió càng mạnh nhưng công tác tìm kiếm của các lực lượng vẫn tiếp tục. Đến hơn 2h sáng ngày hôm sau (30.12), các lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm được 2 em là Lê Công Hậu và Lê Tường Duy, đến hơn 5 giờ, thi thể của em Nguyễn Phan Thành Lâm và Đoàn Minh Tâm cũng được tìm thấy. Nạn nhân cuối cùng là em Võ Tấn Tài được đưa lên bờ lúc 6h40.
Nước mắt không ngừng tuôn rơi
“Nhà xác ở bệnh viện Cần Giờ chưa bao giờ nhận nhiều tử thi như thế, vụ tai nạn này là nghiêm trọng nhất mà chúng tôi từng phải tiếp nhận. Nhìn nhiều bậc phụ huynh lặn lội đến đây để ngóng thi thể con, quả tình chúng tôi không kìm được dòng nước mắt” - một nữ y tá bệnh viện Cần Giờ nghẹn ngào.
nạn nhân cuối cùng
Thi thể nạn nhân cuối cùng - cháu Võ Tấn Tài - được tìm thấy lúc 6h40 ngày 30.12.
Ngoài sân, trước hành lang, nơi ghế đá khuất dưới tán cây, nhiều phụ huynh của các nạn nhân đã gục ngã trước nỗi đau quá lớn mà họ phải đón nhận. Hy vọng của họ cạn dần khi thi thể của các em được chuyển về đây liên tục... Vượt chặng đường hơn 100km từ Dầu Tiếng để đến Cần Giờ, bà Nguyễn Thị Cẩm Loan hy vọng rằng con mình là cháu Đoàn Minh Tâm sẽ tai qua nạn khỏi.
Tuy nhiên, khi bước vào bệnh viện và thấy xác con thì tất cả mọi hy vọng của bà đã tan biến. Bà Loan kể trong tiếng nấc: “Tâm là con trai duy nhất, lại học giỏi, được nhà trường cho đi tham quan nên cả nhà mừng lắm. Nghe nói đi cả đoàn hơn trăm người, lại có thầy cô hướng dẫn nên chúng tôi cũng an tâm. Tôi và ông xã mong rằng cháu sẽ được một chuyến đi chơi vui vẻ cùng bạn bè và thầy cô, nhưng không ngờ... Tâm ơi! Sao con lại bỏ ba, bỏ mẹ mà đi thế này?”.
Nhìn cảnh hàng chục người là thân nhân của các em còn lại đứng ngóng ra bờ biển để trông chờ đã khiến cho những người có mặt tại hiện trường không ai cầm được nước mắt. Sóng vẫn vỗ, nước lạnh ngắt và những ánh đèn quét giữa màn đêm mịt mùng của biển Cần Giờ khiến cho những hy vọng mong manh của họ cứ lụi dần sau từng giây, từng phút. aHơn 2 giờ đêm, có tin vớt được thêm 2 cháu nữa, hàng chục con người lại ùa đến để xem có phải là con cháu mình hay không. Hướng về phía ánh đèn pin chiếu vào 2 thi thể tím ngắt, nhiều tiếng khóc lại vang lên dẫu chưa thể biết rằng nạn nhân là ai...
“Dậy sóng” đau thương
Bà Nguyễn Thị Cẩm Loan - mẹ của cháu Đoàn Minh Tâm - ngất lên ngất xuống mấy lần trước nỗi đau quá lớn và bất ngờ.
Thị trấn Dầu Tiếng (Bình Dương) vốn yên bình bỗng chốc “dậy sóng” đau thương tận ngõ ngách với việc có đến 4 gia đình mất con. Đau xót hơn, tất cả 7 học sinh tử nạn tại biển Cần Giờ lần này đều là con trai một trong các gia đình. Ông Nguyễn Văn Tâm - cha em Nguyễn Hoàng Long (Lớp 8A6) đôi mắt đỏ ngầu đang cố nén những giọt nước mắt chực trào ra - kể: “Lúc đầu gia đình không muốn cho Long đi, nhưng sau thấy tội, vì chẳng mấy khi cháu được đi chơi. Thêm nữa, chuyến đi này coi như là phần thưởng cho tấm giấy khen của Long khi sơ kết học kỳ 1. Nào ngờ...”.
Ông Tâm kể rằng ông như có một dự cảm không lành nên cả buổi sáng hôm đó, dù bận đi làm, nhưng hai vợ chồng vẫn liên tục gọi điện hỏi thăm nhắc nhở, dặn Long mua thêm bánh mỳ ăn nếu thức ăn nhà trường không đủ. Ông vẫn còn nhớ như in cuộc gọi cuối cùng hai cha con trò chuyện với nhau vào 11h25 trưa ngày 29.12. Long nói rất hồ hởi: “Cha đừng gọi điện cho con nữa! Giờ con xuống biển tắm nè cha”. Theo bác ruột của Long thì cha mẹ em là công nhân cạo mủ caosu, gia đình không dư dả gì. Để có được 400.000 đồng đóng cho chuyến đi, mẹ em đã phải bán vội chỉ vàng..
Chúng tôi đến khu phố 3 thị trấn Dầu Tiếng - nơi có đến 3 ngôi nhà cắm cờ tang. Cha em Võ Thành Luân (lớp 9A6) cho biết: “Gia đình cũng không có ý định cho em đi, vì tự nhiên thấy không yên tâm. Nhưng thương con quá, thấy bạn bè nó đăng ký đi hết, nếu không cho nó đi, sợ nó buồn”.
Ông nói thêm, khi cháu Luân mang tờ lịch trình tham quan về, gia đình có xem và chỉ thấy cháu sẽ đi tham quan, khám phá rừng Sác chứ không để ý là có hoạt động tắm biển Cần Giờ. Nếu biết thì gia đình chắc chắn không cho cháu đi. “Hôm qua, khi nghe tin dữ, tôi tức tốc xuống nơi xảy ra tai nạn. Tôi kinh ngạc vì một bãi biển hoang vắng như thế, không phải là nơi có thể tắm được. Vậy mà nhà trường lại tổ chức cho các cháu tắm ở đó, nên mới xảy ra sự việc đau lòng”.
Tắc trách do đâu?
Cùng ngày, chúng tôi đến trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cánh cổng nhà trường được đóng kín lạ thường. Bên trong các em vẫn học nhưng không khí rất buồn tẻ, ảm đạm khó tả. Ngoài cổng, nhiều phụ huynh học sinh tụ tập rất đông nhốn nháo mong ngóng thông tin về các em học sinh vừa tìm thấy thi thể chuẩn bị đưa từ biển Cần Giờ về địa phương. Họ bức xúc, đặt ra nhiều giả thiết và tìm nguyên nhân dẫn đến sự mất mát, đau thương này.
Ông Đoàn Minh Đức (bác ruột em Tâm tử nạn) - người xuống hiện trường tại biển Cần Giờ - nói: “Ngay tại hiện trường khu du lịch bãi tắm Cần Giờ đang trong giai đoạn thi công, có gắn biển cấm vào khu vực này, nhưng không biết vì sao các em vào trong đó được. Hơn nữa, tại khu vực trên có một vùng trũng rất sâu do khu du lịch dùng các bao cát để lấn biển tạo bãi tắm nên các em đến đây nô đùa”.
Ông Đức bức xúc: “Các em gặp nạn lúc 13 giờ, nhưng đến 15 giờ các thầy cô giáo mới báo tin cho các gia đình mang hộ khẩu ra Cần Giờ tìm người, vì họ báo các em chỉ đi lạc. Họ đã giấu nhẹm chúng tôi là việc các em xuống biển tắm gặp nạn. Nếu họ báo kịp thời thì nhiều khả năng việc cứu hộ sẽ tốt hơn. Đó là chưa nói đến việc tại khu bãi tắm Cần Giờ chưa có phương tiện cứu hộ, khi kéo cano xuống nước thì máy không nổ...”.
Ngay tại đám tang của em Lâm ở thị trấn Dầu Tiếng, chúng tôi đã có cuộc trao đổi “nóng” với ông Dương Thế Phương - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bình Dương. Ông Phương nói: “Việc Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm tổ chức cho học sinh đi tham quan thì không vấn đề gì, nhưng để xảy ra việc 7 em chết đuối là tắc trách rất nặng nề. Hiện chúng tôi đang tập trung lo hậu sự cho các em chu đáo, rồi sau đó Sở GDĐT sẽ tiến hành kiểm điểm nhà trường, trách nhiệm từng cá nhân. Ai để xảy ra tắc trách sẽ bị xử lý nghiêm”.
Ông Phương cho biết thêm: “Sở đã có phân cấp quản lý trường Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc Phòng GDĐT huyện Dầu Tiếng quản lý. Riêng nhà trường được tổ chức nghỉ phép, nghỉ lễ, nhưng tổ chức từng đoàn học sinh phải có phép của cơ quan chức năng. Việc để xảy ra hậu quả như trên cho 7 em học sinh làm chúng tôi và ngành giáo dục hết sức đau xót...”.
Tin của báo Lao động số 304, ngày 31/12/13

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Cuộc sống vùng cao xứ Thanh đảo lộn vì rét kỷ lục

Cuộc sống vùng cao xứ Thanh đảo lộn vì rét kỷ lục
Copy từ http://www.tienphong.vn/xa-hoi/666323/Cuoc-song-vung-cao-xu-Thanh-dao-lon-vi-ret-ky-luc-tpol.html,12 ảnh,  đăng ngày 30/12/13, mục Xã hội.
Trẻ nhỏ phải nghỉ học, người già mất ngủ, nhiều bếp lửa được nhóm lên khắp thôn bản, cuộc sống của người dân vùng cao Thanh Hóa khó nhọc hơn trong đợt rét dữ dội và kéo dài.
phải hứng chịu đợt giá rét kỷ lục
Ảnh 1: Cùng với các tỉnh miền núi phía Bắc, những ngày qua, người dân vùng cao biên giới Thanh Hóa như Quan Sơn, Mường Lát... phải hứng chịu đợt giá rét kỷ lục. Nhiệt độ ở Na Mèo, Sơn Thủy, Mường Lý... có nơi còn 3-5 độ C. Theo chính quyền địa phương, nhiều năm qua mới có rét đậm và kéo dài như vậy.
Bếp lửa  nhóm lên khắp nơi
Ảnh 2: Bếp lửa được người dân nhóm lên khắp nơi, vừa sưởi ấm, vừa tranh thủ nấu nướng.
Ngồi co ro bên than hồng
Ảnh 3: Ngồi co ro bên than hồng, cụ Hà Thị Ngân (90 tuổi, xã Trung Thượng) cho hay, nhiều năm rồi vùng này mới có đợt rét dữ dội như vậy. "Nhiều đêm nay, lũ trẻ và người già trong bản thường mất ngủ vì rét buốt luồn qua căn nhà sàn trống trải", cụ Ngân tâm sự trong vẻ mặt lo lắng.
Trẻ nhỏ được mặc nhiều lớp quần áo
Ảnh 4: Trẻ nhỏ được cha mẹ mặc nhiều lớp quần áo rồi quấn thêm chăn, mền, ngồi sưởi bên bếp lửa.
Hai chị em Ngân Hà và Ngân Thương
Ảnh 5: Hai chị em Ngân Hà và Ngân Thương (Quan Sơn) được cha mẹ cho nghỉ học vì thời tiết khắc nghiệt.
Những đôi chân trần nứt nẻ của trẻ em
Ảnh 6: Những đôi chân trần nứt nẻ của trẻ em bản Mông huyện Mường Lát lang thang trên triền đồi giá lạnh.
Cậu bé Giàng Su Pao  ngồi nghịch đất
Ảnh 7: Cậu bé Giàng Su Pao (bản Khằm 1, xã Trung Lý, Mường Lát) ngồi nghịch đất ven vạt rừng với đôi tay lem luốc, lạnh cón
Bé gái này mới hơn một tuổi
Ảnh 8: Bé gái này mới hơn một tuổi, chỉ mặc manh áo mỏng.
Gần trưa,phụ nữ Mông gọi nhau địu con ra hiên nhà ngồi sửa ấm,
Ảnh 9: Gần trưa, khi ánh mặt trời ló qua các đỉnh núi mây mù, phụ nữ Mông gọi nhau địu con ra hiên nhà ngồi sửa ấm, tranh thủ thêu thùa váy áo mới chuẩn bị đi chơi Tết.
Bé ngủ ngon trên lưng người thân
Ảnh 10: Em bé ngủ ngon trên lưng người thân bên triền núi Cổng Trời.
Những cậu học trò nghèo ở trường THCS xã Trung Lý
Ảnh 11: Những cậu học trò nghèo ở trường THCS xã Trung Lý nằm co ro bên căn lều trọ học trống hoác.
Hai nữ sinh người Mông
Ảnh 12: Hai nữ sinh người Mông chơi đùa dưới ánh nắng để quên đi cái lạnh giá.
Theo Vnexpress

Bảo vệ bãi biển bị phản ứng trong cứu hộ 7 học sinh

Bảo vệ bãi biển bị phản ứng trong cứu hộ 7 học sinh
Copy từ http://vn.news.yahoo.com/b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-b%C3%A3i-bi%E1%BB%83n-b%E1%BB%8B-ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-trong-115309160.html (Yahoo đăng lại bài của VnExpress.net ), đăng ngày 30/12/13, mục .
."Tôi thấy 3 học sinh ôm chặt nhau, nhấp nhô trên con sóng to hơn 10 phút. Nếu nhân viên cứu hộ nhanh hơn và có canô tại hiện trường, tôi tin các em này được cứu", bà Hằng tiếc thương những học sinh chết ở biển Cần Giờ.
Bà Nguyễn Thị Hằng cho rằng việc cứu hộ quá chậm trễ. Ảnh: An Nhơn
Là người buôn bán ở bãi biển 30/4, bà Nguyễn Thị Hằng cho biết thời điểm xảy ra sự cố là buổi trưa 29/12 có rất đông người tắm biển và hầu như không mặc áo phao. Nhóm học sinh bị nạn đùa nghịch dưới nước chừng hơn một giờ. "Tôi đang bán hàng thì nghe tiếng kêu cứu. Nhìn ra biển, tôi thấy hai cái đầu ngoi lên ngoi xuống, vài cánh tay vùng vẫy dưới nước nhưng bất lực không làm gì được. Mọi người nhốn nháo trông chờ vào lực lượng cứu hộ của bãi biển", bà Hằng kể.
Một nhân viên cứu hộ chạy ra nhưng do sóng cao, người này bơi rất lâu mới tiếp cận được nhóm bị nạn. "Anh này kéo một học sinh vào được bờ, rồi bơi ra tiếp thì bị đuối sức nằm vắt người trên bãi đá công trình, sau đó được mọi người kéo lên đưa đi đến trạm y tế", bà Hằng nói.
Lúc này, trên bờ thầy cô và học sinh đã rất nhốn nháo. Phía ngoài biển 3 học sinh vẫn cố bám chặt nhau và bị gió đẩy về phía công trình kè đá đang thi công. Nhưng chỉ được khoảng 10 phút thì mất dạng theo con sóng. Hơn 30 phút sau, canô cứu hộ mới có mặt.
"Thiệt tình lúc đó tôi tưởng mấy đứa nhỏ đang ôm phao mà hóa ra là đang cố bám lấy nhau để nổi lên. Việc ứng cứu các em quá chậm, tôi là người dưng mà còn thấy rất sốt ruột, bức xúc. Nếu nhân viên cứu hộ tích cực hơn và có canô tại hiện trường, tôi tin các cháu được cứu", bà Hằng nói.
Xung quanh chiếc xà lan có cắm biển cảnh báo khoét sâu. Khi nước dâng cao, xà lan bị nhấn chìm Ảnh: An Nhơn
Một người dân khác cho hay, đáng lý ra ở bãi biển du lịch phải có một canô cứu hộ túc trực dưới biển để sẵn sàng ứng phó khi có đuối nước. Tuy nhiên, ở bãi biển 30/4 này, canô lại nằm trên bờ và cách xa cả cây số. "Đem canô ra lại không còn xăng, phải kêu xe kéo. Nhưng đến xe kéo cũng bị bung bánh phải sửa. Khi canô ra tới nơi thì không còn thấy đầu của mấy đứa nhỏ trên biển nữa. Nếu cứu hộ phản ứng nhanh, có đầy đủ phương tiện thì ít nhất cũng cứu được ba học sinh đã cố gắng bám trụ khá lâu kia", ông này bức xúc.
Về vấn đề này, ông Tý - nhân viên bảo vệ Khu du lịch 30/4, một trong hai người đầu tiên bơi ra cứu nhóm học sinh - cho biết, trước đây canô cũng túc trực ở bãi biển nhưng do mấy hôm nay thời tiết xấu nên phải cất vào trong khu du lịch. "Còn việc bánh xe kéo hư hỏng là ngoài ý muốn. Cũng vì canô để trong khu du lịch nên không có sẵn xăng trong bình. Mọi người đã triển khai nhanh nhưng vì sóng quá lớn, cứ ra được một chút canô lại bị đánh dạt vào khiến việc tiếp cận các cháu gặp nhiều khó khăn", ông Lý nói.
Theo Đội trưởng lực lượng bảo vệ Đinh Quân Tuấn do ngày nghỉ cuối tuần nên bãi tắm có khoảng 400-500 người nhưng chỉ có 4 nhân viên cứu hộ quan sát. Trong lúc nhóm học sinh xuống biển tắm, thầy cô ngồi trên bờ theo dõi. Khi phát hiện các em ra xa ngoài khu vực cảnh giới nguy hiểm, nhân viên cứu hộ có xuống nhờ thầy cô giáo nhắc nhở, kêu học sinh trở vào trong. "Chúng tôi đã vài lần nói thầy cô giáo lưu ý, nhưng có lẽ các em học sinh không nghe", ông Tuấn cho biết.
Vị Đội trưởng bảo vệ cũng cho biết, có thể nước lạnh, các học sinh tắm lâu và mệt lử thì rơi vào dòng chảy mạnh nên không kiểm soát được. Khi phát hiện, có hai nhân viên cứu hộ đã bơi xuống cứu nhưng do sóng to và ở xa bờ nên khó tiếp cận. Còn khi đưa canô xuống, đi ra được một đoạn bị sóng đánh, nước tràn vào phải quay vô bờ. "Do lực lượng mỏng nên chúng tôi không quan sát hết. Khi phát hiện các em chới với ở xa, nhưng sóng to cả mét nên chúng tôi khó tiếp cận cứu người", ông Tuấn nói.
Ngay bãi tắm có 2 xà lan gỉ sét, xung quanh có hố khoét sâu và có cắm cột cờ cảnh báo. Khi nước biển dâng, xà lan này bị nhấn chìm không thể nhìn thấy. Kế tiếp đó là công trình kè đá xây dựng khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, tuy nhiên không có biển ngăn cách cảnh báo công trình. Những đống đá này lúc ẩn lúc hiện trong nước biển. "Từ khi công trình thi công bờ kè đá khiến dòng chảy bị thay đổi, tạo luồng nước xoáy bất ngờ", bảo vệ Tuấn cho biết.
Bãi tắm nằm sát công trình ngổn ngang
Bãi tắm nằm sát công trình ngổn ngang, không có hàng rào ranh giới ngăn cách. Ảnh: An Nhơn
Sáng 30/12/13, Công an huyện Cần Giờ phối hợp Công an và VKS TP HCM có mặt tại hiện trường để ghi nhận mực nước từ lúc nhóm học sinh xuống tắm đến thời điểm 7 em bị cuốn trôi. Công an cũng lấy lời khai của thầy giáo quan sát nhóm nam sinh lúc xảy ra sự cố và vẽ lại hiện trường.
Trao đổi với VnExpress, thượng tá Nguyễn Văn Nghĩa, Phó công an huyện Cần Giờ cho biết, bãi biển Cần Giờ cạn, thời điểm 7 học sinh bị cuốn trôi sóng to liên tục ập vào nên canô khó khăn trong việc tiếp cận. "Về khách quan nhìn nhận ban đầu do rãnh nước của công trình khiến nước xoáy. Có thể các em tắm ham bơi ra xa, không chấp hành cảnh giới nguy hiểm đã bị cuốn", Thượng tá Nghĩa nói
An Nhơn

Trương Nghệ Mưu có thể bị phạt 21 tỉ đồng vì sinh nhiều con

Trương Nghệ Mưu có thể bị phạt 21 tỉ đồng vì sinh nhiều con
Copy từ http://www.tienphong.vn/the-gioi/666305/Truong-Nghe-Muu-co-the-bi-phat-21-ti-dong-vi-sinh-nhieu-con-tpol.html , đăng ngày 30/12/13 , mục Thế giới .
Vợ chồng đạo diễn Trương Nghệ Mưu lần đầu giãi bày lý do vi phạm luật một con và sẵn sàng chịu mọi án phạt từ chính quyền Trung Quốc Nguồn: www.tienphong.vn
Theo trang tin Beijing News ngày 30/12/13, vợ chồng đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã có buổi phỏng vấn độc quyền với tờ Tân Hoa xã xoay quanh việc lách luật, sinh con quá quy định của nhà nước. Trương Nghệ Mưu cũng xin lỗi công chúng và chấp nhận chịu mọi án phạt từ chính quyền.
Tr.N.Mưu
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu.
Tân Hoa xã ước tính Trương Nghệ Mưu có thể bị phạt tiền lên đến 7 triệu nhân dân tệ, tương đương khoảng 21 tỉ đồng Việt Nam. Đây được coi là mức phạt cao nhất xử lý việc sinh con quá quy định từ trước tới nay trong lịch sử Trung Quốc.
Đạo diễn họ Trương trần tình: “Trong phút lâm chung, cha tôi đã trăn trối muốn tôi có con trai để tiếp nối hương hỏa gia đình. Mẹ tôi cũng mong vợ chồng tôi có nhiều con để các cháu bầu bạn với nhau”.
Trương Nghệ Mưu cũng chính thức thừa nhận mình có tổng cộng 3 con. Ông và vợ, Trần Đình, yêu nhau từ năm 1999 rồi sinh hai trai, một gái vào các năm 2001, 2004 và 2006. Lúc đó, hai người vẫn chưa kết hôn để tránh ảnh hưởng tên tuổi Trương Nghệ Mưu. Đến năm 2011, hai vợ chồng mới đăng ký kết hôn ở Giang Tô (quê của Trần Đình) và từ đó, vụ việc dần bị chính quyền sở tại lần ra ánh sáng.
Trương Nghệ Mưu là đạo diễn tài danh của Trung Quốc và được xem như niềm tự hào của làng điện ảnh nước này suốt hàng thập kỷ. Do đó, việc ông vi phạm chính sách một con đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Theo Nhật Hằng (Thanh Niên)

Bắt đối tượng bán 96 nhẫn vàng giả

Bắt đối tượng bán 96 nhẫn vàng giả
Copy từ http://laodong.com.vn/phap-luat/bat-doi-tuong-ban-96-nhan-vang-gia-170544.bld ; đăng ngày 30/12/13 ; mục Pháp luật .
Sáng 30.12.13, ông Nguyễn Thái Hòa - Trưởng Công an thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) - cho biết vừa chuyển hồ sơ vụ án bắt quả tang một người dùng vàng giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho Cơ quan CSĐT - Công an huyện Đức Thọ điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
tại cơ quan công an
Đối tượng Lê Thị Thanh Huyền tại cơ quan công an - Ảnh: Ngọc Thanh
Trước đó - khoảng 10 giờ ngày 29.12.13, Công an thị trấn Đức Thọ nhận được tin báo về việc có một phụ nữ đang rao bán nhiều chỉ vàng trên địa bàn có những biểu hiện nghi vấn, nên đã tổ chức theo dõi.
Sau đó, tại tiệm vàng K.T.T (thị trấn Đức Thọ), cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra thủ tục hành chính đối với đối tượng Lê Thị Thanh Huyền (49 tuổi, trú xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ), lúc bà Huyền đang chào bán nhiều nhẫn vàng cho chủ tiệm vàng này.
Qua kiểm tra, công an phát hiện trong người của bà Huyền có tổng cộng 96 nhẫn vàng và 6,3 triệu đồng.
Bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng xác định 96 nhẫn vàng mà bà Huyền mang đi bán là vàng giả.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Theo Nguyên Dũng/Thanh niên

Phức tạp và tế nhị lắm!

Phức tạp và tế nhị lắm!
Copy từ http://laodong.com.vn/noi-hay-dung/phuc-tap-va-te-nhi-lam-170523.bld , đăng ngày 30/12/13, mục Nói hay đừng!
- Tại sao có nhiều người cứ… long lên sòng sọc mỗi khi Nhà nước ban hành các quy định xử phạt các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật và đạo đức thế hở bác?
- Chú có “phản vệ” với các mức xử phạt đó, ví như chửi vợ phạt 1 triệu?
- Về khoản 1 triệu thì chắc chắn không, vợ em mà bị chửi “nó” phạt lại em “1 tỉ đô”, mức Nhà nước ăn nhằm gì.
- Thế còn những khoản phạt khác, cũng ti tỉ khoản đấy?
- Thực tình em cũng không lo lắm, mình xưa nay sống lành mạnh, sáng “cắp ô” đi làm, chiều xong việc “cắp ô” về sinh hoạt gia đình, có làm gì quá đáng, có phóng nhanh, vượt ẩu đâu mà lo phạt. Phường em việc nhiều, các sếp sai vặt liên tục, mấy khi ngồi chơi xơi nước...
- Vậy chú là người bình thường, còn gọi là người tốt việc tốt, không việc gì phải sợ luật pháp, xử phạt.
- Thế những người “phản vệ” với “quy tắc” là không tốt?
- Không phải vậy, trước hết họ lo lắng, nhỡ mình mà thèm quá hút một điếu thuốc ở nơi cấm thuốc, đi đường muốn tiểu quá vì vừa làm vại bia, lại gặp nơi chưa có WC, hoặc nặng hơn là bực mình với mụ vợ tai quái mà phát ngôn ra một câu “thề”… nên mới như chú nói “long sòng sọc” lên phản ứng.
- Nhưng cũng không thể gọi họ là người chưa tốt, mà phải gọi là những người sẵn sàng không tốt.
- Bác diễn giải sự đời đơn giản như “đang giởn”. Em cũng thử phản xạ bác thế thôi. Các quy định xử phạt của ta coi như “lập trình” sẵn, để nếu có vi phạm “gọi” ra để phạt. Ai không vi phạm có gì mà lo. Em lo nhất là mua nhà.
- Sao đang yên lành lại mang đại sự ra nói?
- Vừa có ông cụ hành nghề “cái bang” bị bọn lưu manh chẹt cổ cướp 25 cây vàng, công an tóm bọn côn đồ thu lại được hơn 4 cây. Thế mà chúng ta - kể cả có bác quan chức cao cấp - nói đi làm nhà nước 40 năm cũng không đủ tiền mua căn nhà xã hội. 25 cây của ông làm ở “Đoàn công khất cái” mua thừa hai căn hộ. Như thế là thế nào? Ông này trước làm thuê, 20 năm ăn xin.
- Chú có uống bia không, tớ vừa có cái phong bì họp phường cuối năm, quên chuyện đời đi, phức tạp và tế nhị lắm!
LĐ số 303 - Lý Sinh Sự

Trắng đêm tìm thi thể học sinh chết đuối giữa Cần Giờ 18 độ C

Trắng đêm tìm thi thể học sinh chết đuối giữa Cần Giờ 18 độ C
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/587761/trang-dem-tim-thi-the-hoc-sinh-chet-duoi-giua-can-gio-18-do-c.html , đăng ngày 30/12/13, mục Chính trị - XH.
TTO TRỰC TUYẾN SUỐT ĐÊM - Lúc 6g30 ngày 30-12-13, ông Lê Văn Thơm Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết lực lượng cứu hộ đã tìm thấy xác học sinh cuối cùng là Võ Tấn Tài là một trong số 7 em học sinh Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (tỉnh Bình Dương) bị sóng cuốn trôi trưa ngày 29-12-13.
Đưa thi thể một nam sinh đi bệnh viện nhận  dạng
Đưa thi thể một nam sinh đi bệnh viện nhận dạng - Ảnh: Hữu Khoa
Ông Thơm cho biết ngay trong ngày hôm nay UBND huyện Cần Giờ đã chỉ đạo Bệnh viện Cần Giờ cung cấp xe cấp cứu để chở các nạn nhân về gia đình để lo hậu sự.
Khoảng 5g ngày 30-12-13, thi thể em Nguyễn Phan Thành Lâm đã được đưa lên bờ. Em là nạn nhân thứ 6 được tìm thấy.
Trước đó, em Đoàn Minh Tâm, em Lê Trường Duy và em Lê Công Hậu cũng đã được tìm thấy lúc rạng sáng.
Riêng em Nguyễn Hoàng Long và Võ Thành Luân đã được tìm thấy vào ngày 29-12-13.
Khoảng 2g sáng ngày 30-12-13, lực lượng cứu hộ đã tìm được thêm xác 2 học sinh trong số 7 học sinh bị mất tích trưa ngày 29-12-13. Sau khi được đưa về Bệnh viện huyện Cần Giờ, thân nhân của 2 em học sinh trên đã nhận mặt và được xác định tên của 2 em là Lê Công Hậu và Lê Trường Duy.
Tại nhà đại thể của Bệnh viện huyện Cần Giờ phụ huynh của các em đã khóc lịm khi nhận ra gương mặt thân yêu của con em mình.
Công tác tìm kiếm em học sinh mất tích cuối cùng là Võ Tấn Tài đang được các lực lượng khẩn trương tiến hành. Như vậy đến 6g10 sáng ngày 30-12-13, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy xác của 6 em học sinh mất tích.
Khoảng 2g sáng 30-12, nước biển đã rút mạnh, trơ ra những bãi cát, bãi đá ngổn ngang. Công việc tìm kiếm nạn nhân thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đó.
Theo chân đội cứu hộ cứu nạn, chúng tôi cảm nhận một sự tích cực trong công việc của các chiến sĩ. Những chiếc đèn pin le lói trong đêm thinh vắng. Lần lượt các thi thể được tìm thấy và đưa lên xe bệnh viện huyện Cần Giờ.
Đến bệnh viện, đông đảo thân nhân, phụ huynh có con em gặp nạn đã chờ sẵn để đón con, cháu của mình.
Mẹ của Nguyễn Phan Thành Lâm đã khóc ngất khi mở tấm vải trắng trên chiếc băng ca. Con của chị đã vĩnh viễn rời xa gia đình.
“Con ơi! Sao con bỏ bố mẹ mà đi. Mẹ biết đợt này trời lạnh, con chỉ mong mỗi sáng có nước nóng để con rửa mặt đi học. Con về với mẹ đi, mẹ sẽ pha nước nóng cho con hằng ngày nha con” – mẹ em Lâm nức nở.
Trong sân Bệnh viện huyện Cần Giờ, phụ huynh em Võ Đức Tài vẫn đứng ngồi không yên. 6 người bạn của Tài đã được về với gia đình. Riêng Tài vẫn chưa về đến. Mọi người trong gia đình em tiếp tục phải chờ đợi. Chờ đợi em về với người thân của mình.
ĐỨC THANH - ĐẠI VIỆT - MẬU TRƯỜNG

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Biết rồi, khổ lắm, vẫn nói!

Biết rồi, khổ lắm, vẫn nói!
Copy từ http://laodong.com.vn/noi-hay-dung/biet-roi-kho-lam-van-noi-170237.bld , đăng ngày 29/12/13, mục Nói hay đừng!
- Như thường lệ, đêm Noel lại tắc đường và nhiều nhà nghỉ ở Hà Nội lại cháy phòng, giá tăng gấp đôi. Điều đó chứng tỏ một vấn đề: Nếu chẳng có gì chơi thì… đi ngủ, đúng không bác?
- Nếu chú thấy đúng thì hỏi tớ làm gì.
- Vừa có Nghị định 211/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 107/2006-NĐCP, sẽ kỷ luật người đứng đầu, kể cả cấp phó nếu để đơn vị mình có tham nhũng, tức là từ hôm nay các bác đứng đầu và phó đầu bắt đầu chịu trách nhiệm về quân tướng của mình.
- Tiếc thay là chú nói đúng.
- Thế còn vụ án sắp xử, có ông đại tá - phó giám đốc công an thành phố cảng phải nhờ một giang hồ ''cộm cán'' lo hộ việc chạy trốn cho người anh của mình phải hiểu như thế nào?
- Vụ này phải nói cho rõ, không chỉ như vài người chỉ “rút tít” cho giật gân là xong. Trước hết, ông đại tá này có “bồ ruột” là một trưởng phòng công an thành phố. Ông trưởng phòng này có “đệ tử” là gã giang hồ và logic vấn đề là CA và giang hồ chẳng lạ gì nhau. Hiểu nhau cả, biết nhau rõ, khi cần thì ra tay, khi chưa cần thì việc ai nấy làm, lúc cần thì hỗ trợ nhau. Đã xây dựng được mối quan hệ song song tồn tại như thế rồi thì đồng cam cộng khổ, nếu không được thì ai hy sinh cứ chết, ai thà chết không hy sinh cũng cứ theo luật giang hồ mà chơi.
- Bác nói thế hóa ra “chủ nghĩa maphia” cũng có ở nước Nam ta à
- Đã hiểu thế rồi thì cũng đừng hỏi nữa, khổ lắm! Nói mãi!
- Thế bác Chủ tịch Nước vừa yêu cầu tòa án cố gắng giảm oan sai là sao?
- Nếu làm đúng thì chỉ có một lý do: Đúng pháp luật; còn sai và oan thì có nhiều thứ tác động. Trên đời chỉ có một ông mặt đen Bao Công là rắn như thép, vững như đồng thôi chú ơi. Tạm dừng “bắt giò” nhà đi.
- Ừ thì thôi, nhưng ở TPHCM có tòa nhà Tòa án TP bị sụp đổ, nguyên nhân là do hố ''tử thần'' nhân tạo, tức là một cao ốc ở bên cạnh làm móng sâu gây sụt đất, việc này phải hiểu thế nào khi ở thành phố này cứ thỉnh thoảng lại sụt nhà xuống… âm ty?
- Chỗ này dù ngại nhưng vẫn phải nói. Xưa nay ai cũng biết vùng đất này là châu thổ sông Cửu Long, nền đất yếu, hễ triều cường là ngập. Thế mà khi xây dựng từ trên xuống dưới quên béng mất mình đang làm ăn, kiếm lời trên một nền móng yếu; cứ quên một thực tế nào đó là lãnh đủ hậu quả. Hôm kia tớ bị CA xét giấy tờ, có hai cái quên là quên chưa mua bảo hiểm, quên chưa đóng quỹ bảo trì, còn quên cả tiền nộp phạt. Hôm nay, cả nhà đang hợp sức giải quyết hậu quả cho ông chủ hộ đây!
LĐCT số 52 - Lý Sinh Sự

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Đừng để khổ nhục chồng lên khổ nhục!

.
Đừng để khổ nhục chồng lên khổ nhục!
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/587180/dung-de-kho-nhuc-chong-len-kho-nhuc!.html , đăng ngày 26/12/13, mục Chính trị - XH.
TT - “Giá cả” một thôn nữ Việt 10-12 triệu đồng, rồi chuyện cô dâu Việt bị lừa đảo, đánh đập thậm tệ, kể cả bị bức ép phải làm vợ chung hay bán thân đến chết nơi xứ người... không hề mới. Nhưng chính vì không mới nên nỗi đau càng nặng nề. Nỗi đau như một vết thương không được chữa trị hiệu quả, ngày càng khoét sâu vào cơ thể!
Nhiều lần người viết đã tận mắt chứng kiến hoàn cảnh thực tế của các cô dâu Việt nơi xứ người. Thiên đường ảo mộng của các cô lại là địa ngục mà nếu người ta không nhìn tận mắt sẽ khó tin được thân phận các cô bị đọa đày đến mức như thế. Ở các đô thị biên mậu với Việt Nam như Hà Khẩu, Đông Hưng, Bằng Tường... là hàng ngàn ổ kinh doanh thân xác các cô gái Việt. Điều tra cặn kẽ con đường đau khổ của các cô đều đồng cảnh từ những cuộc lừa đảo, mua bán phụ nữ, từ những “đám cưới” với ước vọng đổi đời. Vào sâu trong Trung Quốc, ở các thành phố thương mại như Quảng Châu hay những vùng du lịch duyên hải, tình trạng này còn tồi tệ hơn. Những câu chuyện đau đớn, kinh hoàng mà người viết không thể kể hết và cũng không ai có thể hình dung nổi nếu không tận mắt thấy, tận tai nghe!
Tất nhiên không phải hàng trăm ngàn cuộc hôn nhân cô dâu Việt với chồng Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia... đều bất hạnh. Nhưng bên cạnh những cặp đôi hạnh phúc, những gia đình êm ấm, thực tế chúng tôi chứng kiến lại có quá nhiều cảnh đời như địa ngục trần gian. Bước đường khốn cùng nhất của các cô là bị kinh doanh trên chính thân xác của mình, thậm chí có thể rơi vào những đường dây mua bán nội tạng sau những cuộc mất tích khó hiểu ở Trung Quốc. Còn không thì nhiều cô cũng đang phải chịu đựng thảm họa cuộc sống gia đình. Họ trở thành ôsin của cả “nhà chồng”, bị vắt kiệt cùng sức lao động, bị bạo hành thể xác lẫn tinh thần, thiếu thốn cả miếng cơm manh áo..
Những cô may mắn trở về được quê hương đã khóc mừng như sống lại được cuộc đời thứ hai. Họ tâm sự rằng sau tháng ngày khổ nhục, mới thấu hiểu thật không dễ tìm được hạnh phúc sau những cuộc hôn nhân mua bán này. Từ mua bán được hiểu theo đúng nghĩa đen khi bị “nhà chồng” chì chiết để đưa được họ qua Trung Quốc, đã tốn kém gần 200 triệu đồng tiền Việt. Nhưng sự thật là phần lớn số tiền này vào tay nhiều cò mối sang tay nhau từ Trung Quốc đến Việt Nam. Thực tế gia đình cô dâu Việt được nhận chỉ 10-12 triệu đồng, số rất hiếm được 15-20 triệu đồng. Trừ chi phí đám cưới vài bàn, họ chẳng còn gì, thậm chí phải nợ nần sau cuộc gả như bán con!
Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như hiện trạng nghèo khó, thất nghiệp ở nông thôn, hệ quả thiếu kiến thức, thiếu thông tin tuyên truyền sự thật, ham muốn đổi đời... Mặc dù đã có nhiều dự án, hội nghị tốn kém này nọ phòng chống lừa đảo, buôn bán phụ nữ Việt, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn nghiêm trọng.
Đây là lúc không chỉ đặt câu hỏi tại sao đối với từng mảnh đời lỡ bước nữa, mà là câu hỏi trách nhiệm của xã hội trong hàng loạt nguyên nhân đưa đẩy họ sa vào con đường này. Đó cũng chính là trách nhiệm cho sự khổ đau hay hạnh phúc của đồng bào mình. Đừng để khổ nhục cứ chồng lên khổ nhục!
Quốc Việt
Tin liên quan: ngày 23/12/13: "Ba cô dâu Việt tại Trung Quốc kêu cứu", xem tại đây: http://tuoitre.vn/The-gioi/586702/ba-co-dau-viet-tai-trung-quoc-keu-cuu.html#ad-image-0
Tin liên quan: ngày 23/12/13: "Giải cứu ba phụ nữ sắp bị bán qua Trung Quốc", xem tại đây: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/586709/giai-cuu-3-phu-nu-sap-bi-ban-sang-trung-quoc.html; link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/586709/giai-cuu-3-phu-nu-sap-bi-ban-sang-trung-quoc.html

Hội nhập bắt đầu từ đâu?

Hội nhập bắt đầu từ đâu?
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/587011/hoi-nhap-bat-dau-tu-dau.html,đăng ngày 25/12/13, mục Chính trị-Xã hội.
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra trong hai ngày 23 và 24-12-13, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết số lượng đoàn cán bộ từ các địa phương và bộ ngành trung ương hằng năm ra nước ngoài công tác rất lớn.
Cụ thể, năm 2013 mặc dù số lượng các đoàn đi nước ngoài có giảm so với năm 2012 nhưng vẫn còn khoảng 2.300 đoàn (năm 2012 có 3.780 đoàn, trung bình một ngày có sáu đoàn đi nước ngoài).
“Các đoàn đi về cơ bản có thúc đẩy tăng cường quan hệ, có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều đoàn đi ra ngoài chưa hiệu quả, trùng lắp. Và đặc biệt là có một vài vấn đề cứ hỏi đi hỏi lại, làm cho bạn thắc mắc vì sao đoàn trước vừa hỏi thì đoàn sau lại hỏi tương tự”-Phó thủ tướng nói.
Những tưởng các đoàn đi công tác nước ngoài nhiều, tốn kém ngân sách thì sẽ yên tâm về kiến thức hội nhập quốc tế, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy.
Cũng tại hội nghị trực tuyến, lãnh đạo nhiều địa phương bày tỏ băn khoăn, lo lắng vì đất nước đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng hơn với hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với EU... nhưng việc nắm bắt nội dung cốt lõi của các hiệp định này còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình hành động cụ thể của từng địa phương, từng doanh nghiệp.
Lãnh đạo UBND TP.HCM thẳng thắn nhận xét trong khi ở cấp trung ương đang tập trung đàm phán thì địa phương và doanh nghiệp còn lúng túng, chưa nắm rõ lộ trình và giải pháp cần tập trung trong hội nhập sắp tới. Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cũng bày tỏ lo lắng về việc TPP sẽ tác động đến nông nghiệp cả nước nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long ra sao.
Những băn khoăn, lo lắng của lãnh đạo các địa phương làm nhiều người nhớ đến trong một hội nghị được tổ chức với quy mô toàn quốc gần đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh được mời đến thuyết trình về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Ông cố gắng đẩy nhanh bài thuyết trình của mình, dành thời gian cho phần hỏi đáp với gợi ý các đại biểu có thể hỏi những vấn đề cần quan tâm về kinh tế đất nước, “ví dụ như Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP là gì? Ta tham gia thì có thuận lợi và thách thức nào?”.
Hội trường với hàng trăm đại biểu là quan chức lãnh đạo một số ngành cấp tỉnh và cấp bộ, sau nhiều lần Bộ trưởng Bùi Quang Vinh gợi ý, không có cánh tay nào giơ lên. Cuối cùng là tiếng vỗ tay để nghỉ sớm.
Rõ ràng hội nhập không chỉ đơn thuần là sức ép bên ngoài, hội nhập phải bắt đầu từ nhận thức và ý thức bên trong.
Võ Văn Thành

Câu chuyện trăm năm

Câu chuyện trăm năm
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/587170/cau-chuyen-tram-nam.html#ad-image-1, đăng ngày 26/12/13, mục Chính trị- Xã hội .
TT - Hôm nay 26-12-13, hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên - Huế” diễn ra tại Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đại tướng.
Bà Nguyễn Thanh Hà - Ảnh: Việt Dũng
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng con gái Nguyễn Thanh Hà tại chiến khu Việt Bắc năm 1952 - Ảnh: Tư liệu gia đình
“Câu chuyện trăm năm” dưới đây được kể bởi bà Nguyễn Thanh Hà, con gái vị đại tướng nông dân đã đi vào lịch sử như một huyền thoại.
Cha tôi, Nguyễn Vịnh, được nhiều người biết đến với tên Nguyễn Chí Thanh, quê ở làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cứ mỗi khi nhớ về quê hương, trong đầu tôi lại văng vẳng câu thơ của chú Tố Hữu: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên. Nằm cách kinh thành Huế lộng lẫy không mấy xa, nhưng so với đất Thần Kinh, làng quê cha mẹ tôi khác một trời một vực. Đấy là mảnh đất khô cằn, sỏi đá nhiều hơn lúa gạo, luôn nghèo khó, hết bị thiên tai mưa bão trắng trời trắng đất lại bị nhân tai - chiến tranh bom đạn liên miên tàn phá.
Nhưng cũng chính mảnh đất khắc nghiệt ấy đã sản sinh ra những con người trong quê hương, gia đình tôi, thế hệ này qua thế hệ khác, giữ và truyền tinh thần bất khuất, ngọn lửa cách mạng không bao giờ tắt. Nhớ về quê hương, nhớ cha, chúng tôi nhớ về ngọn nguồn gia đình mình.
Mái tóc bạc trên bancông
Ông nội tôi mất sớm, để lại cho bà nội tôi chín người con. Nhà nghèo phải đi làm thuê cuốc mướn, bà nội sớm có tinh thần chống áp bức, bất công. Không cần ai vận động, khi còn trẻ, bà nội luôn đi đầu trong những cuộc biểu tình của dân làng chống địa chủ, cường hào ác bá và bọn thực dân Pháp, đòi giảm tô giảm tức, chống thu hồi đất của nông dân.
Tôi nhớ bàn tay phải của bà nội chỉ còn có bốn ngón. Bà kể trong một cuộc biểu tình, một sĩ quan Pháp kê khẩu súng ngắn vào đầu bà dọa nếu không giải tán hắn sẽ bắn. Bà nắm lấy đầu nòng súng của tên quan Pháp và nói: “Tao thách mi bắn đó!”. Nó bắn thật, thế là bà nội tôi mất một phần bàn tay phải. Chính bà nội đã truyền lại cho lớp con cháu tinh thần bất khuất, không chấp nhận cường quyền áp bức, không lùi bước trước uy vũ, bạo lực.
Bà nội tôi hầu như không biết khái niệm cách mạng hay Việt Minh là gì. Khi ba tôi mới giác ngộ cách mạng, bà biết con mình giấu tài liệu trên mái nhà, đi hoạt động ngày đêm nhưng không một lời trách móc, vì bà luôn tin vào sự lựa chọn đúng đắn của con trai. Từ thuở thơ ấu cho đến ngày cuối cùng của ba tôi, bà nội đã ở bên cạnh ba, làm chỗ dựa tinh thần của ba trong suốt cuộc đời.
Tôi nhớ nhất hình ảnh bà nội hồi tôi còn nhỏ: bà đứng trên bancông ngôi nhà 34 phố Lý Nam Đế (Hà Nội) - phố nhà binh - nhìn ra đường đợi con trai về. Cả phố cũng quen với mái tóc bạc của bà trên bancông.
Ngày ba đi B, bà không hề khóc, chỉ nói: “Đi đi, đánh giặc xong lại về!”. Nhưng chỉ có mẹ tôi mới hiểu bà đau đớn thế nào khi ba mất, cả nhà phải giấu bà mãi mới dám nói. Không có bà nội như vậy thì đã không có ba của chúng tôi.
"Con người sinh ra có thể không sống đủ 100 năm, nhưng phải sống cho hết “trăm năm” của kiếp người hữu hạn, để đi ra khỏi cõi đời này mà không có gì phải tiếc nuối. Trong con mắt của những người con, ba chúng tôi, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đã sống trọn vẹn như vậy"
Huyền thoại thật hơn sự thật
Ba tôi mất khi tôi mới 17 tuổi và các em tôi còn quá nhỏ, chưa kịp hiểu hết về ba, chưa kịp đọc những gì ba viết, chưa kịp biết những gì ba làm cho những người lính ở chiến trường, cho những người nông dân. Cuộc đời ba quá ngắn ngủi và có nhiều điều về cha mình chúng tôi chỉ được nghe các chú, các bác đồng đội của ba kể lại hoặc qua sách báo, như huyền thoại. Nhưng gần 10 năm nay, khi cùng các anh em trong gia đình đọc lại tất cả di cảo của ba, gặp lại các chú, các bác đồng đội đồng chí của ba, đi về những làng xa của phong trào “cờ Ba Nhất - gió Đại Phong”..., chúng tôi hiểu có những câu chuyện tưởng như huyền thoại về ba thật hơn cả sự thật.
Các đồng chí của ba kể lại: khi ba được phân công làm trưởng Ban nông nghiệp trung ương, trong hai tháng liền người ta không thấy ông đến cơ quan, nhiều người nghĩ chắc ông bất mãn, đại tướng mà phải chuyển sang làm nông nghiệp. Nhưng đúng hai tháng sau ông xuất hiện ở Hà Nội, mọi người mới biết trong suốt hai tháng đó ông đã đi từ địa đầu Tổ quốc đến Vĩnh Linh, tới từng làng xã xem người dân đang làm gì, cần gì. Ông về Đại Phong ở với dân suốt nửa tháng. Và chỉ một năm sau, đã có 1.000 hợp tác xã Đại Phong trên toàn miền Bắc. Những chính sách về nông dân, nông thôn mà ông đề ra từ những năm tháng ấy có thể đến nay không còn phù hợp với thời đại, nhưng vào thời điểm đó đã giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, huy động được sức người sức của từ hậu phương tập trung cho tiền tuyến. Năm 1964, trước khi đi B, ba còn để lại bản “Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 1975”. Vị đại tướng trước khi vào chiến trường vẫn để tâm trí vào những thửa ruộng ở hậu phương, có lẽ vì thế mà mọi người thích gọi ba là “Đại tướng nông dân”?
Ai cũng biết đến ông như một vị tướng trận, một vị tướng gắn bó với những người lính áo vải dép lốp súng trường, biết ông ra đi rạng sáng ngày mà ông định vào chiến trường, khi Bác Hồ vừa tiễn đưa ông tối hôm trước. Nhưng ít ai biết ông là người ký quyết định thành lập đoàn bóng đá Thể Công, đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Ông yêu thể thao và say mê văn học nghệ thuật, nhất là nghệ thuật dân gian. Ngày từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô, ông mời thầy về dạy văn hóa (toán, lý, hóa, văn, sử, địa) và dạy kiến thức nghệ thuật. Ông vác sách bút đi học chăm chỉ như một cậu học trò ngoan. Người thầy dạy toán của ba hiện đã chuyển vào miền Trung sống, chúng tôi vẫn thường tới thăm vì ghi nhớ tình cảm và sự trân trọng của ông dành cho người thầy giáo trẻ đó
Ông chính là Dân
Ba tôi tham gia cách mạng từ sớm, khi mới 20 tuổi, trải qua nhiều giam cầm, bắt bớ, tù đày. Những trải nghiệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng có lẽ đã giúp ba tôi hiểu ra một chân lý giản dị: không có bất cứ một thành công nào của cách mạng mà lại có thể thiếu đi sự giúp đỡ của nhân dân. Với ba tôi, cách mạng là của nhân dân và chính sách của Đảng phải xuất phát từ dân thì mới mong đạt được thành tựu. Đảng, trong con mắt của ba tôi, chính là dân mà ra và mọi quyết định của Đảng đều có một nguồn cội duy nhất: mệnh lệnh và ý nguyện của nhân dân.
Sau những trận đánh Pháp ở chiến khu Bình - Trị - Thiên mà ba tôi làm bí thư phân khu ủy hồi đầu những năm 1950, Bác Hồ đã khen tặng ông là “Vị tướng du kích”. Sau này, với những phong trào quần chúng mà ba tôi phát động, ông được người ta gọi là “Vị tướng phong trào”. Ông luôn thế, gắn bó máu thịt với nhân dân, là “Đại tướng nông dân”, chúng tôi vô cùng tự hào khi nghe mọi người gọi cha mình với cái tên như vậy.
Có một điều làm cho tôi băn khoăn mãi, đó là về con người công việc của ba. Chúng tôi không được hiểu nhiều lắm, có thể vì ông mất quá sớm, cũng có thể vì ông không muốn tự thể hiện mình, mà chỉ có mong muốn duy nhất là hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Bác Hồ giao phó, dù là việc lớn hay việc nhỏ.
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao ba tôi lại có thể làm được những việc khác nhau như thế, từ làm bí thư tỉnh ủy, chỉ huy du kích quần nhau với giặc Pháp, chủ tịch thanh niên, sang chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, rồi lại đi làm nông nghiệp... và rồi giai đoạn cuối cùng của cuộc đời lại khoác balô lên đường vào Nam đánh Mỹ... Vì sao, nhờ ở đâu, và làm cách nào ông có thể hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn đến như vậy? Dù biết đó là việc của tổ chức, nhưng cũng đã gần 50 năm rồi, tôi vẫn suy nghĩ mãi về những điều đó để mong hiểu thêm về người cha của mình.
Tôi cũng được nghe kể nhiều về một người cha nhân hậu và đầy tính nhân văn, nhưng tôi không hiểu làm sao mà một vị tướng nông dân lại đứng ra bảo vệ một khúc ca quan họ trên chiến trường Điện Biên, một ủy viên Bộ Chính trị chăm bẵm hạnh phúc cho một đôi thanh niên nam nữ trên cánh đồng lúa chín, một chính ủy Quân giải phóng miền Nam lại có thú vui tăng gia, chụp ảnh, bắn chim, câu cá...? Người ta hay nói đến một Nguyễn Chí Thanh cương quyết và sắt đá, chứ chưa hiểu hết một Nguyễn Chí Thanh dịu dàng, sâu lắng, sống thật đời thường và vô cùng tình cảm.
Ai cũng nói dân là gốc, nhưng ở ba tôi, việc ông gần dân, hòa trong dân, luôn đủ sức cổ vũ và lôi cuốn, dẫn đường cho dân gần như là một thuộc tính trời cho. Nó tự nhiên, nó giản dị, nó tất yếu, không cần một cố gắng nào cả. Vì Nguyễn Chí Thanh là ở trong dân mà ra, ông không cần phải học tập, phải “ba cùng” để hiểu dân, mà ông chính là dân rồi.
Cuộc sống của ba tôi không dài nhưng phong phú, đầy ắp các sự kiện, thử thách. Trăm năm qua kể từ ngày ba tôi ra đời và ông cũng đã rời khỏi cõi đời này 47 năm rồi nhưng mọi người vẫn nhớ và yêu quý ông. Đấy là điều mà những người con chúng tôi tự hào về cha mình nhất. Ông chết đi nhưng không “mất”, có nghĩa là ông đã sống thọ cùng đất trời.
NGUYỄN THANH HÀ - THU HÀ ghi

Kính chúc hương linh Đại Tướngsống mãi cùng đất nước
Yêu đời vô cùng
Có những điều rất lạ về ba mà càng ngày tôi càng tìm hiểu càng thấy thú vị. Ba là người lạc quan, hài hước, yêu đời vô cùng. Tất cả tấm hình chụp ba không có bức nào là ba không cười. Ba có thể vừa cười vừa đọc cho chúng tôi câu thơ Bút Tre: Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh/ Anh về phân bắc phân xanh đầy chuồng mà chẳng lấy gì làm phiền lòng về sự “thiếu kính trọng”. Ba thích thơ Bút Tre và gọi ông ấy là nhà thơ nông dân tài năng, ba vui vì tên mình được gắn với ruộng đồng.
Cũng với niềm yêu đời vô hạn ấy, yêu cái gì là yêu đến cùng, say mê cái gì là cuồng nhiệt, ba tham dự tất cả những trận bóng của đội Thể Công mà ba yêu như máu thịt. Thể Công đá ở đâu ba đi xem ở đấy, thời chiến mà ba phóng xe vào tận Vinh xem các chiến sĩ đá bóng, hò hét cổ vũ như một cổ động viên chân chính. Chúng tôi thừa hưởng tất cả những nét tính cách này của ba: yêu đời, sống đơn giản và đã mê cái gì thì hết mình.

Chủ nhiệm đề tài tố bị gợi ý chia phần trăm

Chủ nhiệm đề tài tố bị gợi ý chia phần trăm
Copy từ http://tuoitre.vn/Giao-duc/Khoa-hoc/586969/chu%CC%89-nhie%CC%A3m-de%CC%80-ta%CC%80i-to-bi-goi-y-chia-phan-tram.html,đăng ngày 25/12/13, mục Giáo Dục.
Một chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước đã làm đơn xin thôi làm chủ nhiệm vì nhiều lý do. Ông cũng là người đã tố bị gợi ý trích lại 50-60% kinh phí nghiên cứu cho cơ quan chủ trì đề tài.
Tiến sĩ Phạm Huyền cầm trên tay lá đơn xin thôi làm chủ nhiệm đề tài - Ảnh: Nguyễn Khánh
Mới thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước với tổng kinh phí 2,7 tỉ đồng được sáu tháng, lần lượt nhiều thành viên ban chủ nhiệm, rồi chủ nhiệm đề tài xin rút lui. Chuyện gì đang xảy ra đối với công trình nghiên cứu được đánh giá là “hết sức cần thiết” này?
Tháng 11-2012, đề tài KX.06.01/11-15 “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hội nhập về khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ VN” được ban chủ nhiệm Chương trình KX.06/11-15 và Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước ký hợp đồng thực hiện với tổng kinh phí 2,7 tỉ đồng.
Cơ quan chủ trì đề tài là Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế - Bộ Khoa học - công nghệ; chủ nhiệm đề tài là TS Phạm Huyền - nguyên phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Khoa học - công nghệ).
Chỉ được chi một nửa kinh phí?
Trong lá đơn đề ngày 27-5-2013, TS Phạm Huyền đưa ra bốn lý do để ông xin thôi làm chủ nhiệm đề tài.
Đó là sự thay đổi nguyên tắc làm việc của giám đốc mới không phù hợp khiến đề tài không tiếp tục triển khai; việc sử dụng ngân sách dành cho đề tài bị dừng lại từ tháng 1 đến tháng 5-2013 kéo theo nhiều hệ lụy xấu; một số thành viên chủ chốt của ban chủ nhiệm đề tài từ chối tiếp tục làm việc trong bối cảnh mới; bản thân chủ nhiệm đề tài cảm thấy không đủ sức khỏe để thực hiện khi đề tài bị kéo dài với các lý do nêu trên.
Cũng trong đơn, TS Huyền tiết lộ: “Giám đốc gợi ý đóng góp cho trung tâm khoảng 50% kinh phí viết các chuyên đề, thông qua phát biểu ở trung tâm cũng như khi làm việc trực tiếp với chủ nhiệm đề tài.
Theo ông giám đốc, đóng góp này dùng cho các việc: bảo vệ, hội đồng, “đi cảm ơn”, quản lý phí, kiểm toán, thanh tra; đóng góp các quỹ như đời sống, công đoàn, dự phòng, rủi ro...
Đối với một đề tài cấp nhà nước, yêu cầu đóng góp này là quá cao và không nhận được sự đồng tình của ban chủ nhiệm. Ngoài ra, lý do đóng góp về trung tâm để phục vụ các mục đích nói trên không thuyết phục đối với các thành viên của ban chủ nhiệm, nên tôi không thể quyết định về phần kinh phí đóng góp của đề tài cho đơn vị chủ trì”.
Công trình nghiên cứu khoa học - Duyệt = Chi...%.
"Tôi buộc phải làm đơn xin thôi làm chủ nhiệm đề tài sau một thời gian dài cân nhắc. Bởi vì tôi cảm thấy nếu với yêu cầu nộp kinh phí như vậy thì tôi không thể có khả năng để chi trả và hoàn thiện đề tài với chất lượng mà ban chủ nhiệm Chương trình KX.06/11-15 và Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước yêu cầu trong hợp đồng đã ký. Nếu chấp nhận tỉ lệ này, chắc chắn sau đó tôi sẽ buộc phải ký một loạt hóa đơn và chứng từ giả để thanh quyết toán, cũng như sẽ phải dựng lên các kết quả đề tài sai thực tế"
TS Phạm Huyền
Biên bản cuộc họp ban chủ nhiệm đề tài trước đó cũng ghi lại phát biểu của PGS.TS Vũ Cao Đàm - thành viên của ban chủ nhiệm - khẳng định: Thông thường đơn vị chủ quản chỉ được nhận 5% kinh phí cho đề tài để thực hiện công tác quản lý và đi kèm với đó, đơn vị chủ quản phải thực hiện các công việc kế toán và thủ tục hành chính.
Bằng chứng cho việc gợi ý chia phần trăm của giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế Bùi Quý Long với đề tài được TS Huyền giữ bằng băng ghi âm hai buổi làm việc giữa chủ nhiệm đề tài và giám đốc trung tâm.
Trong băng ghi âm, ông Long nói: “Các nơi khác cùng lắm họ chỉ chi 40% trong tổng số đấy, còn 60% chi cho ngoại giao, đối ngoại, rồi nghiệm thu, lợi nhuận cơ quan... kiểm toán sau này, tất cả mọi khoản, chứ không phải chi hết tất cả. Về nguyên tắc các nơi họ đều phải làm thế. Tức là trong phạm vi chủ nhiệm đề tài được chi chỉ 40% tất cả các vấn đề, còn lại các phần ngoại giao, đối ngoại bên ngoài là trung tâm phải lo...”.
Ông Long cũng đưa ra dẫn chứng với TS Phạm Huyền: “Viết chuyên đề mà người khác trả, chưa lần nào em được nhận hơn 4 triệu đồng cho một chuyên đề 8 triệu đồng... Chưa được 50%”.
“Phát ngôn cá nhân”
Trong khi đó, công văn gửi ban chủ nhiệm Chương trình KX.06/11-15 và Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp nhà nước “về việc thôi chủ nhiệm đề tài KX.06.01/11-15 của TS Phạm Huyền” của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế do ông Bùi Quý Long ký lại khẳng định: “TS Phạm Huyền cho rằng giám đốc mới gợi ý ông với tư cách là chủ nhiệm đề tài phải đóng góp cho trung tâm 50% số kinh phí viết chuyên đề và bản thân ông tuyên truyền với các thành viên ban chủ nhiệm đề tài yêu cầu này nhằm tạo dư luận không đúng về giám đốc mới cũng như hình ảnh trung tâm đối với các thành viên ban chủ nhiệm là người ngoài trung tâm. Việc TS Phạm Huyền với tư cách chủ nhiệm đề tài tổ chức năm cuộc họp ban chủ nhiệm nhưng chưa một lần thông báo hay mời giám đốc mới tham dự là không tôn trọng cơ quan chủ trì và giám đốc mới”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Việt Thanh - thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, đồng thời là chủ nhiệm Chương trình KX.06/11-15 - cho hay đây là “quan hệ rất cá nhân giữa hai người” và mối quan hệ giữa hai người rất xung khắc, chứ “hoàn toàn không có chủ trương, quy định nào như thế”.
“Việc đẩy mối quan hệ giữa hai người với nhau thành vấn đề là không hợp lý” - Thứ trưởng Thanh nhấn mạnh. Theo đó, nội dung gợi ý chi hoa hồng theo phản ảnh của TS Phạm Huyền chỉ dừng ở lời nói, chứ chưa diễn ra trên thực tế.
Trả lời câu hỏi về việc tuy là những phát ngôn cá nhân, nhưng người phát ngôn lại là giám đốc trung tâm thuộc bộ, ông Thanh nói: “Bộ đã xử lý vấn đề đó và phê bình anh Long về phát ngôn không đúng. Lãnh đạo bộ đã trao đổi và anh Long đã nhận ra những sai sót”.
Tuổi Trẻ cũng đã liên lạc và hẹn gặp được ông Bùi Quý Long. Tuy nhiên, dù chia sẻ nhiều thông tin và quan điểm cá nhân, nhưng ông Long lại yêu cầu không đưa lên báo vì “lãnh đạo bộ đã phân công Thứ trưởng Thanh phụ trách trả lời báo chí về vấn đề này”.
Khó có thể hoàn thành
Theo TS Phạm Huyền, trước khi ông xin thôi làm chủ nhiệm đề tài thì đề tài đã bị đình trệ ba tháng do việc ngân sách chi cho đề tài bị dừng. Cộng với bảy tháng sau khi ông Huyền viết đơn mà không có quyết định nào mới về ban chủ nhiệm đề tài, nghĩa là đề tài đã dừng được 10 tháng và khó lòng có thể hoàn tất theo kế hoạch.
Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết khi nắm được thông tin, lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ đã làm việc với cả giám đốc Bùi Quý Long và TS Phạm Huyền. Kết quả của một trong những cuộc làm việc này là TS Huyền đã đồng ý trở lại làm chủ nhiệm đề tài.
Còn TS Phạm Huyền xác nhận cách đây vài tháng ông đã đồng ý trở lại làm chủ nhiệm đề tài nếu có ba sự thay đổi lớn:
“Thứ nhất, phải thay đổi cơ quan chủ trì đề tài, nghĩa là đề tài không còn thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế.
Thứ hai, phải thanh toán các khoản mà ban chủ nhiệm đã chi ra, kể cả tiền dịch tài liệu với số tiền hơn 100 triệu đồng.
Thứ ba, Thứ trưởng Trần Việt Thanh - chủ nhiệm chương trình - phải có buổi làm việc để kêu gọi, thuyết phục các thành viên của ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục ở lại. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa có yêu cầu nào được thực hiện.
Do đó, chắc chắn tôi sẽ không trở lại vị trí chủ nhiệm đề tài nữa, nhất là điều kiện sức khỏe hiện tại của tôi không cho phép”.
N.HÀ - L.THANH
PGS.TS Dương Anh Tuấn (nghiên cứu viên cao cấp, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam):
“Tôi thấy rất sốc”
Thông thường, mỗi đề tài khoa học đều dành một tỉ lệ nhất định cho quản lý phí, nhưng tỉ lệ này thường nhỏ, chỉ vài phần trăm. Khi nghe thông tin giám đốc trung tâm chủ trì đề tài nói ra chuyện chỗ này, chỗ khác phải dành đến trên 50% tiền đề tài cho quản lý phí, tôi cảm thấy rất sốc và gần như trong trạng thái mất mát một cái gì đó thuộc về niềm tin.
Đứng vai trò phản biện đề tài, tôi đánh giá đề tài xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực hội nhập về khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam là hết sức cần thiết. Đó là một đề tài hay nhưng không dễ thực hiện. Việc huy động được các thành viên tham gia ban chủ nhiệm đề tài là những người có kinh nghiệm về hợp tác quốc tế là đúng người, đúng việc. Một đề tài được đánh số 01 trong chuỗi đề tài thuộc chương trình khoa học cấp nhà nước bị dừng gần một năm qua vì những lùm xùm này là rất lãng phí.
Ban chủ nhiệm đề tài gồm 10 thành viên, trong đó trực thuộc Bộ Khoa học - công nghệ bao gồm: TS Phạm Huyền (chủ nhiệm đề tài, nguyên phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế), ThS Nguyễn Anh Dũng (chuyên viên nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế), ThS Lương Văn Thắng (phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế), cử nhân Triệu Thị Bảo Hoa (Vụ Hợp tác quốc tế), cử nhân Hứa Văn Thái (thư ký đề tài, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế).
Các đơn vị khác gồm: PGS.TS Vũ Cao Đàm (giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phân tích chính sách, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội), luật sư Trần Hữu Huỳnh (trưởng ban pháp chế VCCI - hiện là chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam), PGS.TS Bùi Tất Thắng (viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch - đầu tư), ThS Hồ Quang Trung (vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Công thương), ThS Nông Thị Hồng Hạnh (Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch - đầu tư).

Thơ vui về ăn nhậu

Thơ vui về ăn nhậu
Copy từ http://www.itviet360.com/2013/08/tho-vui-ve-nhau-va-nhung-luc-uong-ruou.html , đăng bởi: Phong Vũ , Tags: Goc-thu-gian, tho-vui, thu-gian .
Hey, cuối tuần rồi - ăn nhậu thôi
Có những bài thơ vui về ăn nhậu vẫn được chúng ta "phát biểu" khi chén chú chén anh. Anh hài hước thì em cũng có 1 vài bài thơ.
^_^ Phong cách ăn nhậu - Bạn đã bao giờ nghĩ tới chưa ?
Nếu chưa thì đọc những bài thơ vui về ăn nhậu và những lúc uống rượu hay nhất dưới đây nhé và cùng nâng ly thư giãn xả stress nào
Thơ vui về ăn nhậu và những lúc uống rượu
Ăn nhậu đầu xuân
Chiều chiều gió thổi đầu non
Trong lòng muốn nhậu nhưng không có tiền
Chanh chua mà cóc cũng chua
Đến khi hết mồi cũng đành xơi luôn
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mới nhậu sương sương mà về
Chim khôn lựa cành mà đậu
Gái khôn lựa mấy anh nhậu mà nhờ
Sông sâu còn có kẻ dò
Nào ai lấy thước đi đo độ cồn
Anh một ly tôi một ly
Anh mà ly rưỡi coi chừng à nghen
Ai bảo uống say không biết gì
Kkhông tin em thử móc tiền anh đi
Móc xong em sẽ biết liền
Không nằm CHỢ RẨY cũng nằm nhà thương
Bài thơ 6 xị
1 xị để giải cơn sầu
2 xị biết giai nhân đâu?
3 xị thì sạch xì dầu
4 xị nằm đâu ngủ đó
5 xị cho chó ăn chè
6 xị đem về cạo gió
Sắc đẹp rồi sẽ tan
tiền bạc rồi sẽ tan
chỉ còn rượu thịt chó
vĩnh cửu với thời gian
Buồn vui chia sẻ bằng chung rượu
Bỏ con, bỏ vợ không bỏ say
Xưa Lý Bạch nhảy sông khi say
Nay đệ gãy cẳng cũng vì say
Say tình, say rượu, say... không tỉnh
Mặc kệ tụi bây, ta cứ say ...
Hiu hiu gió thổi đầu non
Trong lòng muốn nhậu nhưng không có tiền
Không tiền thì phải kiếm tiền
Ngồi không ai dễ mang mồi đến cho
Lo chi khi chẳng có tiền
Bia tui có sẳn, bạn hiền mời ngay
Bia vô trăm ngã ta say
Nâng ly cạn chén ta quay với trời
Một ly nhâm nhi tình bạn
Hai ly uống cạn lòng sâu
Ba ly mũi chảy tới râu
Bốn ly ngồi đâu gục đó
Năm ly cho chó ăn chè
Sáu ly vợ đè cạo gío
Đố anh, em nhắm mắt nào? - Nói đúng là chưa say...- 882x1324.
Nghệ sĩ Tòng Sơn độc tấu harmonica bài "Mặt trời bé con"- Trang nhạc Zing mp3 ghi nhầm là "Xóm đêm"
Đêm nay trăng cô đơn vàng võ lạnh
Ta nghe lòng mình còn lạnh hơn trăng
Uống say sưa cạn chén rượu nồng
Đễ lòng này chết lặng như trăng
Lên cao mới biết núi cao
Uống rồi mới biết rất hao túi tiền
Chọn xoài đừng chọn xoài chua,
Chọn bạn đừng để bạn dzô dùm mình
Chơi hoa đừng để hoa tàn
Chơi bạn đừng để bạn dành chai bia
Tìm rượu khó lắm ai ơi
Tiền bạc thì ít, Muốn say thì nhiều
Dzô ba chai, ngục lừ đừ
Biết dzậy, uống ít khỏi nhờ vợ đưa (đưa về nhà rồi biết tay bà)

Có nhìn ra vợ yêu đây không?" , hay hết xí-quách rồi!
Ừ thì một chén nữa
Sao lai nghiêng thế này ?
Uống cho đất bằng lại
Dễ gì ta đã say !
Copy từ http://www.itviet360.com/