Lan man với môn Văn PTTH |
Copy từ trang flickr.com, khi search "Nhà thờ Xóm Thuốc" ngày 25/12/13. |
|
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Ta có thêm ngày mới để yêu thương. |
|
|
Ảnh "Cô Iu:-x" |
|
Việc đổi mới ra đề bắt đầu áp dụng theo chương trình phân ban đại trà từ năm học 2006-2007 này, năm nay cũng là năm đầu tiên cải cách sách giáo khoa dành cho cấp THPT. |
Hai tháng trước, dư luận đã cổ vũ cô giáo Bích Thảo dạy lớp chuyên văn trường THPT thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội với cách ra đề mở - “Một bài học sâu sắc, ý nghĩa của cuộc sống đã tặng cho em”. |
Bài văn của em Hà Minh Ngọc học lớp 10 Văn trường này đã được đưa lên mạng, gây xôn xao dư luận. Đây là sự kiện châm ngòi cho một loạt đổi mới trong khâu ra đề văn tại các trường THPT. Tuy nhiên, vài tháng sau nhìn lại mới thấy sự đổi mới này đang có phần ... “đi quá xa”! |
Những “sáng tạo” không bến bờ |
Câu chuyện có thật sau đây xảy ra tại một lớp 10 ở Hà Nội. Trước đề văn “Hãy kể về một người thân yêu của em”, các em gái trong lớp thường kể về mẹ, các em trai lại “tôn vinh” bố. Riêng em N.T.A có bài viết về tình cảm với bố khi ông không còn nữa. |
Theo bài viết, bố em bị tai nạn giao thông mới qua đời. May sao cô giáo dạy văn lại chính là cô giáo chủ nhiệm lớp. Cô mới gặp bố N.T.A trong cuộc họp phụ huynh cách đó ít ngày. Giật mình, cô giáo gọi em ra hỏi: “Tại sao con lại viết sai sự thật như thế?”. |
Em trả lời: “Bố mẹ em đều bình thường, nhà em chả có chuyện gì xúc động. Em nghĩ nếu không viết cho “đặc biệt” thì khó được điểm cao”. |
Loại đề khuyến khích các em viết “tự truyện sớm”, kể ước mơ, kỷ niệm, tưởng tượng tương lai... thế này đang dẫn đến nhiều chuyện nực cười “thật giả lẫn lộn” khiến chính các thầy cô lắm khi cũng bị xúc động… nhầm. ở Nghệ An cũng đã xảy ra trường hợp tương tự. |
Không riêng lớp nào, trường nào, hầu hết học sinh đầu cấp THPT năm nay đều đang bị cuốn vào đổi mới “tuốt”. Năm nay, Bộ GD-ĐT phát hành hai bộ sách Ngữ Văn 10: Bộ Chuẩn dành cho ban Cơ bản và ban Khoa học Tự nhiên, còn Bộ Nâng Cao dành cho học sinh học Ban Khoa học Xã hội. |
GS Phan Trọng Luận chủ biên Bộ Ngữ Văn 10 Chuẩn, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống chủ biên Bộ Ngữ Văn 10 Nâng Cao. Các sách này được giáo viên gọi là sách “cải cách”. |
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 “cải cách” có phần gợi ý về các đề văn cho mỗi lần kiểm tra. Đề số 2 từ sách giáo khoa (Bộ chuẩn-Ban Cơ bản) có yêu cầu viết tiếp truyện “An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ”, với giả thiết họ gặp nhau dưới thuỷ cung… |
Có em tưởng tượng Trọng Thuỷ xin lỗi Mỵ Châu và được tha thứ theo đạo lý của dân tộc “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Rồi hai người đoàn tụ, sinh ra một bé gái, một bé trai. |
Họ đặt tên con gái là Âu, con trai là Lạc để nhớ chuyện nước Âu Lạc đã bị mất vì sai lầm ngày trước... Cô giáo cũng khó mà khen- chê để học trò thật “tâm phục khẩu phục” trong trường hợp này. Với loại đề bài yêu cầu học sinh phát huy trí tưởng tượng đã dẫn đến nhiều “sáng tạo” thái quá. |
Đó là chưa kể đến việc nhiều em luôn lấy tình tiết, lời lẽ từ phim Hàn Quốc, phim Hồng Kông kiểu mất trí nhớ, gặp tai nạn... Với đề yêu cầu hình dung mẹ con Cám gặp nhau dưới âm phủ có em hình dung ra gặp cả bố Tấm trong... “phòng chờ”. |
Ông bố lên tiếng trách dì ghẻ: “Mình! Sao mẹ con mình lại ác với con gái tội nghiệp của tôi thế?”. Lại có em “sáng tạo” Cám bị tai nạn rơi xuống vực mất trí nhớ rồi gặp được “tình yêu” của tráng sĩ ở âm phủ... |
Có trường hợp đề văn của cô giáo là: Em hãy tưởng tượng đang ở 15 năm sau của đời mình và hồi tưởng lại quá trình trưởng thành. Một học sinh đã hình dung mình đang đưa con đi chơi, “nhìn mắt con ngây thơ” và kể cho con về “ngày xưa của bố”. |
Cả bài văn, em này xưng “bố” rất hồn nhiên (giọng kể cho con mà). Cô giáo phải bật cười: “Bao nhiêu năm đi dạy học, chưa từng bị học sinh xưng “bố” ngọt ngào như thế! Vừa buồn cười vừa… tức!”. |
Nhiều giáo viên dạy văn lớp 10 ngán ngẩm: Em nào “ngấm” bài thì viết khá thú vị nhưng em nào lười học thì bịa lung tung. Ranh giới của việc này rất khó lường. |
Còn nhiều sự bất ổn ... |
Khi chấm bài theo cách ra đề mới, thầy cô sẽ đỡ thấy chán như chấm loạt bài giống nhau do cùng chép bài mẫu ngày trước. Nhưng đây chính là điều khó cho giáo viên dạy văn. |
Một cô giáo cho biết: Trước đây, chỉ cần “ngửi văn” là biết ngay học sinh dùng tài liệu nào, sau đó liều liệu “đo gang, chấm ý” rất nhanh. Còn bây giờ, là những tâm sự riêng, hoàn cảnh riêng của học trò nên các thầy cô không chấm “xêm xêm” được. |
Với không ít nhà giáo, đây còn là một “kênh” để hiểu học trò và thế hệ của các em. Tuy nhiên, các thầy cô có thể bị xúc động sai và chấm điểm theo cảm tính. Và khi văn “trăm hoa đua nở”, nhiều “phách”, đa “nhịp” thì việc thầy nhận xét bài hay, bài dở trong tiết dành để trả bài cũng khó có chuẩn... |
Một điều nữa mà nhiều người kinh nghiệm trong nghề tiên liệu: Sau giai đoạn “sáng tạo”, nhiều em sẽ nhận ra và copy những kiểu bài mẫu hiện không thiếu trên mạng. |
Và sắp tới sẽ có đầy những “bài văn” kiểu “vai gầy của mẹ”, “tiếng ho của cha” hay “nỗi đau nhức nhối từ vết thương ở chiến trường năm xưa của cha luôn xé lòng con lúc trái gió, trở trời”... những bài luận na ná các bài trong những tập sách “học làm người”, “những tấm lòng”… |
Người viết bài này biết chuyện một học sinh lớp 6, em là học sinh giỏi văn và là con của một nhà giáo có uy tín. Đầu năm học, cô giáo dạy văn mới đã cho em điểm 4. Mẹ em tâm sự: Cả nhà “ăn không ngon ngủ không yên” vì con gái tôi cứ khóc dấm dứt mãi. |
Đề văn cô giáo ra là: Em hãy kể một kỷ niệm tình bạn. Em kể chuyện sáng sáng mình thường đi ăn phở 7.000 đồng với một bạn gái học cùng lớp. Mấy hôm bạn ấy tránh không đi ăn cùng khiến em rất buồn. Em tìm hiểu thì biết bạn toàn mua 1.000 đồng xôi và ăn một mình. |
Bác hàng xóm cho biết mẹ bạn mới phát hiện bị bệnh ung thư nên bạn không dám xin tiền ăn phở hàng ngày nữa. Biết thế, sáng sáng, em đã mua một gói xôi to để ăn cùng bạn. Hai tuần trôi qua, mỗi lần ăn xôi em đều bị nghẹn. |
Có lần em thầm gọi mẹ mình: “Mẹ ơi, mẹ vẫn biết con ghét nhất là ăn xôi, nhưng nếu mẹ biết chuyện thì mẹ cũng đồng ý mẹ nhỉ. Xôi khó ăn nhưng con thấy ấm lòng vì thật gần gũi với bạn con”… Đọc bài văn của em, cả nhà em đều xúc động chảy nước mắt vì câu chuyện có thật em đã viết. |
Nhưng lời phê của cô giáo là: “Tình bạn sao lại toàn chuyện ăn uống?”. Là giáo viên dạy giỏi môn văn mẹ em hiểu rằng không phải cô giáo không “thẩm” được mà vì cô quen kiểu chấm bài ẩu, thấy toàn “phở” và “xôi” nên đã cho điểm 4 với lời phê như vậy. |
Với cách ra đề mới, ngỡ học trò có thể “thăng hoa” bằng trí tưởng tượng bay bổng song thật ra lại khuyến khích các em “quên” kiến thức cơ bản và khó có thể tự “ôn luyện”. |
Đổi mới ra đề là đúng nhưng hình như sự đổi mới hơi quá giật cục. Thay vì bàn mãi về nàng Kiều, về anh Hoàng - anh Độ trong truyện của Nam Cao… nay học trò gần như không cần quan tâm mà chỉ cầm “thả hồn” theo những bài văn luận về tình bạn tình yêu, về cảm nhận cuộc sống. |
Khi đề không hỏi gì về các nhân vật và các tác phẩm nổi tiếng mà thầy cô đang dạy trên lớp, thì các em từ chỗ học nhồi nhét nay không cần học gì nữa. Không lẽ “xã hội hoá môn văn” đến chỗ không còn gì liên quan đến tác phẩm văn chương nữa sao? Đổi mới cách ra đề quá độ, có thể học sinh sẽ lười học. |
Theo loại đề này mãi có nguy cơ các em sẽ bị hổng đáng kể kiến thức nền tảng của bộ môn. Nếu theo hẳn kiểu ra đề văn này thì chương trình cũng phải thay đổi tận gốc. Theo đó, cung cấp kiến thức cơ bản là phụ, mà phát huy sáng tạo – thực chất là đào tạo nhà văn – là chính. |
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống- Chủ biên bộ sách Ngữ văn nâng cao, đề đổi mới đến đâu cũng không nên xa rời việc giảng dạy các tác phẩm văn học. Nếu “xoay 180 độ”, người chóng mặt không sớm thì muộn vẫn là học sinh. Tuy các em không bị trói buộc bởi một số kiểu bài nhưng lại “khôn lường” trước sự đổi mới đề của thầy cô. |
Trả lời chúng tôi, một số giáo viên dạy văn cho biết: Đề theo “định hướng” của sách đang quay lưng lại chương trình học. Tổ văn ở nhiều trường đang bàn sẽ “tự cơ cấu” kiểu đề 5-5. |
Tức là 5 điểm cho dạng đề truyền thống để kiểm tra việc lĩnh hội tác phẩm văn học và 5 điểm cho kiểu đề mới (phát biểu cảm tưởng, kể lại chuyện riêng, luận về các vấn đề…). Nhưng lại vướng vấn đề thời gian kiểm tra, 1 tiết làm bài thì không thể thoả mãn cho đề hai câu như thế. |
Cho nên giáo viên “năng động” lại phải tự “du di” tăng thành làm bài 2 tiết. Còn giáo viên “nguyên tắc” thì đành chờ “cải cách của cải cách”... Việc co kéo tiết như thế lại sẽ ảnh hưởng đến tiến độ chương trình dạy... |
Thế mới hay, việc đổi mới chỉ bàn từ góc độ ra đề môn văn cũng đã thấy không phải cứ “cố lên” làm ào ào, vội vàng là được. Kéo gần môn văn về đời sống là ý tưởng hay nhưng không nên thực hiện bằng con đường đơn giản, làm thô vụng bộ môn vốn được coi là môn học của tâm hồn này. |
Ảnh "Cô Thanh:-x" |
|
Cô Thanh kể |
Sô-lô-khốp chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên thời chống Mỹ, sáng tác tác phẩm "Mặt đường vô vọng". |
- Sô-lốp-khốp có một người vợ và 2 đứa con nhưng do chiến tranh tàn khốc đã cướp đi vợ và con ông, chính vì thế mà cuộc són (sống) của ông k (không) bao giờ cười mà chỉ biết khót (khóc) ban ngày thì những giọt nước mắt kèm (kiềm) nén đóng khô lại trong trái tim ông còn ban đêm thì giọt nước nc (nước) leo lên trên gối uơc (ướt). Sau một thời gian ông lão đi kéo xe bò để kiếm sống. |
- Bài thơ “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Thi trong tập Truyện Tây Bắc. |
- Khi gia nhập vào bộ đội, việt (Việt) học tập chăm chỉ để theo anh Quyết sau này làm cán bộ thay anh. Vì vậy, khi việt học chữ thua mai thì việt tức quá, đập đầu vào đá cho đến khi chảy máu hết tức mới xong. Khi bị giặc bắt thì việt nút (nuốt) thông tin vào bụng, địch dùng mọi thủ đoạn để uy hiếp, tra tấn dã man để lấy thông tin nhưng việt thà chết chứ không tiết lộ ra bất cứ thông tin nào, dù là nhỏ nhoi nhất. |
(Khi nói về quê hương của Sô-lô-khốp, nhiều em viết ông sinh ra ở Sông Hồng. Khi phân tích về đoạn thơ Sóng của Xuân Quỳnh, cả bài làm của một số thí sinh từ đầu đến cuối toàn nói là của Xuân Diệu) |
Dùng từ ngữ ngây ngô: |
- Xuân Quỳnh đã "phơi" bài văn của mình ra như vậy mà không sợ bị "giảm giá". |
- Mổ xẻ trái tim để tìm ra hóc môn yêu. |
- Khát nước thì uống nước rồi khỏi bị khát ngay nhưng khát tình thì uống gì đây cho đỡ khát thèm. |
- Khi yêu nhau mà người yêu của mình đi nghĩa vụ thì thối óc. |
- Việt rất dũng căm không sợ chết, đối với việt chết là cái hồn rời khỏi các lên nóc nhà chơi. |
- Sóng của Xuân Quỳnh là một cội nguồn của Văn học Việt Nam. |
- Lúc đầu chờ đợi trog sự lạc quan càng ngày càng trở thành bi quan. Họ muốn chạy tới nơi xa để gặp lại người yêu của mình chứng đó đủ thấy được sự thiệt thòi của người đàn bà khi trai gái, bồ bịch. |
So sánh, liên tưởng... “siêu hạng” |
- Tình yêu như 1 thanh sô cô la dễ chảy nước, đen xì xì nhưng lại rất thơm và ngon. |
- Tôi - đứa con của một tình yêu mang tên Si đa. tôi là đứa con bị gia đình ruồng bỏ là nỗi thất vọng của dòng họ,và họ bỏ tôi, bơ vơ, lạc lỏng giữa cuộc đời đầy mưu sinh và phức tập. Đâu còn ai nhớ đến tôi đâu. (câu 2, nghị luận xã hội) |
- Đúng vậy, chúng ta là những con chim chiếc lá kia, sống trong cs (cuộc sống) hòa bình này thì phải cất cao giọng hót trong sáng cao 1 chết của mình và đem màu xanh tươi tắn hy vọng tô điểm cho cuộc đời. Với một sự thật mà mỗi chúng ta phải hiểu đó là "có vay, có trả" khi bạn cho đi một cái gì đó dù bé nhỏ. |
- Sóng như một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu. Sóng là thứ Tình yêu lúc thì trào lên, lúc thì tụt xuống như cục đá tan từ từ. |
|
Giáng sinh thần tiên 2012 |
|
Diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn, rối rắm |
- Các bạn ở, các bạn hỡi, các bạn, các em có biết không. Các bạn của lớp chúng ta, có thấu hiểu cho ý chí, nghị lực, tình thương của con người không. Nhà tôi nghèo. Ba, mẹ anh chị tôi đều ngèo (nghèo) nhưng chẳng thèm làm điều tàn ác. Lúc nào cũng tội nghiệp, thương yêu nhau đến hết cỡ. Đến con gà của hàng xóm chạy sang vườn nhà tôi, tôi, các anh chị tôi cũng không dòm ngó nữa là. (câu 2, nghị luận xã hội) |
- Ở câu 3a, (5 điểm), phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Một thí sinh chỉ viết được đúng gần 200 chữ với những câu cú tối nghĩa, luẩn quẩn như: "Những đứa con trong gia đình hôm nay em rất sướng vừa qua cuộc sống em rất vui sướng. Vui sướng, bạn bè của quan tâm cuộc sống rất đẹp. Nhân vật viết truyện ngắn những đứa con trong gia đình hôm nay bạn bè của cuộc sống, cuộc sống vui sung sướng khi quan tâm giúp đỡ bạn bà, giúp đỡ lẫn nhau bạn bè việt truyện ngắn hôm nay bạn bè quan tâm nhân vật Việt… ". |
Nguyễn Thi có bút danh Nguyễn Ngọc |
Dù câu “Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là đề “đóng” nhưng nhiều TS đã thể hiện khả năng “sáng tạo” kinh hoàng. |
Một TS đã tưởng tượng hoàn cảnh gia đình Việt vô cùng bi đát: “Cả gia đình em thương binh Việt bị chết sạch sẽ, cả nội ngoại cha mẹ anh chị em đều bị thằng Pháp đem ra pháp trường bắn hạ, chỉ có Việt bị thương còn sống với chị Liên đi bộ đội ở nhà chú Năm…”. Khi bị thương nằm lại rừng cao su “Việt không sợ chết mà chỉ sợ con ma lè lưỡi dài thòn lòn ngồi trên rừng cao su rên khóc đòi con… Lúc này Việt nhớ đến má, nhớ khi xin má đi bộ đội má không cho bảo chị mày lớn đi trước, mày còn nhỏ đi rủi chết như má làm sao(!)Giờ thì Việt nằm chèo queo sợ ma run run…”. |
Nếu không có óc tưởng tượng “phong phú” thì không thể nào TS viết được những dòng thế này: “Việt bị lạc đồng đội 2 ngày 5 đêm, anh lê đi đến đâu ruồi bu đen ngòm đến đó. Chỗ vết thương ra máu rất nhiều, có chỗ ướt sũng, chỗ dẻo nhẹo, chỗ thì khô cứng. Anh lê mũi lê đi trước, hai cù lôi tay nhất cánh tay anh lên, cái chân bị thương cho nó đi sau cùng, anh không biết mình đang bò lên những gì nữa vì anh đang bất tỉnh. Tỉnh dậy là anh tìm súng. Tao thấy thằng giặc là tao bắn nó liền. Súng của tao chưa hết đạn mà. Nhưng thực tế anh bị mù thì làm sao thấy mà bắn được…”. |
Khi nói về tính trẻ con gắn với những thành tích của Việt, một TS nhận xét: “Việt rất đỏng đảnh trẻ con ngay cả ở nhà lẫn ở chiến trận. Tham gia quân lính rồi nhưng Việt chưa đủ vị thành niên 17 nên không được phát súng. Việt lấy ná thun bắn chim hằng ngày đi bắn giặc. Mà Việt giỏi lắm, dù chỉ bằng công cụ thô sơ ấy mà bắn cháy được xe bọc thép và cả tiểu đoàn Mĩ chết sạch còn anh chỉ bị thương nhẹ ở chân không đi được nên lếch trong rừng cây cao su mấy ngày đêm mà không ra được”. |
Chuyện lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia không khó tìm trong bài làm của các sĩ tử năm nay. Cá biệt có TS lý giải cội nguồn lòng yêu nước, sự dũng cảm của Việt rằng “Việt được má Út Tịch sinh ra ở vùng sông nước sau khi cha và nội bị Pháp chặt đầu nên ghét thằng Pháp hơn ai hết. Việt yêu nước như mẹ, chiến đấu như mẹ, anh hùng như mẹ mình. Chị Chiến thì chẳng khác tí gì mẹ từ miếng ăn miếng ngủ cho tới chăm sóc em”. |
Có thí sinh cho rằng “Xuân Quỳnh sống cùng thời với Hồ Xuân Hương, hai nhà thơ hợp sức lại lên án xã hội phong kiến ràng buộc yêu đương tự do, nhất là để giải thoát phụ nữ…”. Đi vào phân tích câu chữ và hình ảnh, các TS tha hồ suy diễn. Hãy đọc lời văn của TS phân tích sóng và em: “Xuân Quỳnh mượn sóng để nói người con trai phiêu bạc giang hồ để cho em ở lại đợi mong đến mòn mỏi, đau buồn tuyệt vọng”. |
TS khác “phát hiện” ra một điều hết sức mới mẻ rằng “Nghiên cứu kĩ bài thơ cực hay này em phát hiện ra trên thế gian này chưa có ai khám phá ra một chân lí mới như Xuân Quỳnh: sông lúc nào cũng hẹp hơn bể. Vì vậy tả tình yêu phải tả biển thôi chứ sông làm sao hiểu được tình yêu của những ai đang yêu. Bài thơ hay như thế nên khi đọc xong nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc ngay bài hát Thuyền và biển mà bây giờ ai yêu nhau cũng phải hát”. |
Phân tích các cụm từ “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”, một TS viết “Đó là những cung bậc của tình yêu trong một người phụ nữ. Ai cũng nói tình yêu phụ nữ khó hiểu lắm. Khi mới yêu thì họ dịu êm, lặng lẽ, khi về làm vợ rồi thì dữ dội và ồn ào. Điều này đúng thực tế lắm”. |
Giáo viên chấm thi thường xuyên bắt gặp những lỗi ngớ ngẩn trong bài làm của nhiều TS. Ở câu hỏi về tác giả Sô-lô-khốp thì TS cho rằng “Tác phẩm của Sô-lô-khốp nói về những căn bệnh tâm thần của quốc dân Trung Quốc”. |
Những bài văn tốt nghiệp dở cười dở mếu |
Nhà văn người Nga này đoạt giải Nô-ben văn học nhưng các TS thì “trao” cho ông nhiều giải thưởng khác nhau: Giải Nô-ben toán học, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ, giải thưởng Ju-li-e (?!?); cũng có bài làm khẳng định ông quốc tịch Pháp, Mỹ, Ghana, Trung Quốc; gắn bó với dòng sông Nin, sông Xen; còn cho rằng Sô-lô-khốp hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ… Có TS nói “Nguyễn Thi có bút danh Nguyễn Ngọc, tên khai sinh là Nguyễn Trung Thành”… |
|
|
Danh sách các việc phải làm |
|
thaynien sưu tầm |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét