Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Rachel McAdams - 'công chúa phim tình cảm'


Rachel McAdams - 'princess romance'
Copy from ... Published on 29/09/13, Entertainment section.
Rachel conquer the audience through a series of gentle but deep movie. She was adored by simple soul, subtle.
The way the art of star birth in 1978 she Began seven years. It is an age where she Lived in Ontario, Canada interested in starting and Performances by convincing the parents to participate in the Disney camp and Shakespeare. Along with acting lessons, she often Do skating practice.
Rachel's parents had hoped her daughter to Pursue sports, Because Canada is a powerhouse in the Winter Olympics. But at age 18, Rachel stopped skating professional training and see it as a hobby. She regrets not training period before skating Helped by Rachel supple body and contributes to the ability to control her physically Emotions - very useful thing for Rachel's acting later.
Photo 1: Rachel is gorgeous but not Attracted by the charming, loving.
Rachel studied theater and graduated from York University in 2001 after four years honing. It was then she had her first role was in Shotgun Love Dolls-drama produced by MTV. After a few TV episodes and two films as My Name is Tanino and Perfect Pie, Rachel Began to be noticed through comedy The Hot Chick. Praise Rachel received much with the ability to "evolution is fate" shoulder People swap bodies in this movie. When you look back at the road acting, Rachel Furniture said this is the big milestone in her career.
The film made a name
With a Youthful face and somewhat haughty, Rachel was cast as high school girls in Mean Girls Regina George, When she 25 years old. This is a shrewd character, things have always wanted to be the center of Attention. The Daily Telegraph praised Regina's past shows Rachel "detestable a great way." This shoulder school girl Rachel Gives reputation as Mean Girls Grossed $ 129 million worldwide. So far, Regina has been referred to as a classic character in the film school age.
Photo 2: The kiss in the rain of Noah and Allie in The Notebook.
Also in 2004, The Notebook - film adapted from the novel of the same name by Nicholas Sparks - the eyes. Rachel's character is shown Allie, lady falls in love with poor boy Noah (Ryan Gosling). Movie Grossed $ 115 million and have a resounding impact. Newspapers like the Chicago Sun-Times, Entertainment Weekly ... works are appreciated. Someone for The Notebook's "Gone with the Wind of the 21st century." Kiss in the rain of Noah and Allie is one of the most romantic scenes in movie history.
What not many People know real, in the studio, Ryan Gosling and Rachel McAdams step contradiction to the actor proposed to replace the female director. After this, They "turned enemies into friends" trở then lovers of each other in three years.
Rachel McAdams's career as kite meet wind up after 2004. She was Invited into Consecutive major projects. In 2005, Rachel comedy Wedding Crashers - Owen Wilson's next star. Next, she plays the female lead in the thriller Red Eyes. The films on Both commercially successful.
Princess of romance
Rachel try a variety of genres. In the Sherlock Holmes detective series, she plays thief Irene Adler - the detective's dream - with dramatic chase. Movies fiction, romance The Time Traveler's Wife or Midnight in Paris with the Participation of McAdams. In each work, often Do praised by her natural acting style.
Photo 3: Rachel in About Time - movie makes the audience appreciate every moment of life.
But the try line in any movie, Rachel McAdams is still the most preferred audience in sentimental genre. In 2012, she and actor Channing Tatum đó makes the audience to tears with The Vow. In this work, Rachel plays Paige, a beautiful woman by accident amnesia. Her husband Leo (Tatum), she Tries to make love again.
To 2013, the actress starred in theaters all sweet and Vietnam - About Time. The work Tells the guy has the ability to return to the past Heart (Domhnall Gleeson). One of the Purposes of the trip back in time where he Performed the hearts Mary (Rachel McAdams). The story does not have much new but conquered by the casual audience Furniture a meaningful and authentic way of acting of the main cast.
Rachel McAdams Audiences Brought to many Emotions, stirred People's hearts with beautiful smile, sophistication, exceptional softness. She is known as the "Julia Roberts" or "princess romance" in the past decade.
The quiet beauty Popular
Rachel suddenly disappeared completely from showbiz in 2006 and 2007. She resolutely refused roles in The Devil Wears Prada, Casino Royale, Mission Impossible 3 and Pepper Potts in Iron Man ... When re-export the silver screen in 2008, Rachel starred in no hurry to trade. She challenge with low-budget film and projected limitations as Married Life (starring Pierce Brosnan), The Lucky Ones (starring Tim Robbins). Rachel loved the role Because They help her find a new passion as time job.
Photo 4: The look of Rachel Salty.
Earlier this year, the actor explains HIS Temporary Absence: "There is so much noise Furniture surrounded me. I want to step back a bit to be Heard heart. Honestly I have never wanted to be a movie star or want to work outside the borders of Canada ". Reject photographed nude for Vanity Fair magazine's famous story shows the preferred way of Rachel silence.
In private life, Rachel was quiet and just want to be known for his films Participation vd. She does not use cars but cyclists or bus to the studio with the desire to Contribute to Environmental protection. Rachel am also frequently participate in Charitable Activities for children ... She was praised as a model in place simple vanity Hollywood star.
Joey Thinh
Light blue Turban in the film The Notebook.
Pray.

Tàn phá rừng vườn quốc gia Mũi Cà Mau

Tàn phá rừng vườn quốc gia Mũi Cà Mau
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Moi-truong/577371/tan-pha-rung-vuon-quoc-gia-mui-ca-mau.html, đăng ngày 31/10/13; mục Ch trị-XH - Môi trường.
TT - Vườn quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau ở huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn ở Việt Nam và là khu ramsar của thế giới. Thế nhưng, hiện nay khu rừng này đang bị tàn phá nặng nề.
Ảnh: Một khu rừng bị lâm tặc khai thác trắng ở kênh 5, VQG Mũi Cà Mau - Ảnh: Tấn Thái. Size gốc: 680-382.
Giữa tháng 10, từ chợ Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, chúng tôi đi vỏ lãi vào VQG Mũi Cà Mau. Từ Ông Trang ra theo hướng trạm kiểm lâm Trại Xẻo, nhìn vào bờ chúng tôi thấy những vạt rừng xanh tốt, thỉnh thoảng gặp vài ba cây đước bên bìa rừng bị đốn hạ nhưng không đáng kể. Người lái vỏ lãi bảo: “Bên ngoài nhìn vào thấy như vậy chứ bên trong rừng bị phá tan hoang”.
Trên 1.000m3 gỗ bốc hơi khỏi rừng
Theo chỉ dẫn của người lái vỏ lãi, chúng tôi đi vào xẻo Cồng Cộc, khi tới kênh Ngang (ranh giới giữa VQG Mũi Cà Mau với lâm ngư trường Sào Lưới) thì quẹo trái. Đậu vỏ lãi ở bìa rừng, lội vào rừng hơn 100m thì hiện ra trước mắt chúng tôi là một bức tranh khác của VQG Mũi Cà Mau: nhiều cây rừng bị chặt phá tan hoang, cây lớn bị đốn hạ chỉ còn lại những cây con... Đi càng sâu vào trong rừng, chúng tôi thấy cây rừng bị chặt phá càng nhiều. Ngoài những cây rừng bị “lâm tặc” chặt đã lâu, có nhiều cây rừng mới bị đốn hạ, dấu búa, dấu cưa còn mới tinh.
Không chỉ rừng ở vùng đệm, mà ngay trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Mũi Cà Mau cũng bị tàn phá. Tại kênh 5 thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Mũi Cà Mau, ngay phía đầu kênh có trạm kiểm lâm Kênh 5 đóng án ngữ phía trước. Phía bên ngoài treo bảng có nội dung nghiêm cấm chặt phá cây rừng, vào rừng trái phép và săn bắt chim muông thú rừng. Khi vào kênh 5 chừng 1km, người dẫn đường cho vỏ lãi rẽ phải vào một con lạch nhỏ (trước đây là những kênh đào để nuôi tôm). Đi được hơn chục phút chúng tôi thấy một khu vực rừng đước bị lâm tặc khai thác trắng chứ không tỉa thưa như những nơi khác. Trên đường chạy theo các con lạch nhỏ trong Kênh 5, chúng tôi còn thấy nhiều cây rừng bị đốn hạ nằm lăn lóc..
Trước nạn chặt phá cây rừng diễn biến phức tạp tại VQG Mũi Cà Mau, UBND tỉnh Cà Mau đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm trưởng đoàn. Theo xác minh của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tại VQG Mũi Cà Mau trữ lượng gỗ được giám định mất lên đến trên 1.000m3.
Kiểm lâm cũng “tận thu” cây rừng
Ông Đặng Minh Lâm - trưởng Phòng lâm sinh thủy sản VQG Mũi Cà Mau - thừa nhận: “Thời gian gần đây tình hình chặt phá cây rừng diễn ra phức tạp”. Nguyên nhân theo ông Lâm, do năm nay nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, nghêu giống không xuất hiện nên người dân không ra biển mưu sinh mà vào rừng chặt cây trái phép đem về hầm than để bán. Theo ông Lâm, xung quanh VQG Mũi Cà Mau có trên 2.000 hộ dân sinh sống, đa số đời sống rất khó khăn, nhiều người trong số đó không có ruộng đất, cuộc sống chỉ bám vào biển hoặc vào rừng. “Nếu dân cư sống ven rừng có công ăn việc làm, có đất sản xuất thì khi đó mới ngăn chặn được nạn khai thác rừng trái phép. Tại VQG Mũi Cà Mau, cán bộ kiểm lâm mỏng, hệ thống sông ngòi chằng chịt nên rất khó quản lý, ngăn chặn người dân vào rừng chặt phá cây trái phép” - ông Lâm nói.
Khi chúng tôi đề cập việc lâm tặc móc nối với cán bộ kiểm lâm VQG Mũi Cà Mau vào rừng khai thác trái phép, ông Lâm từ chối trả lời và nói hiện vụ việc công an đang điều tra. Ông Lâm chỉ thừa nhận liên quan đến việc mất rừng với số lượng lớn, giám đốc VQG Mũi Cà Mau đã xử lý kỷ luật cảnh cáo hàng loạt cán bộ kiểm lâm như các ông: Đỗ Thành Nhiệm - trạm trưởng trạm kiểm lâm Cái Mòi, Quách Tấn Kháng - trạm trưởng trạm kiểm lâm kênh 5. Và mới đây nhất là cách chức trạm trưởng trạm kiểm lâm Trại Xẻo là ông Trương Thanh Tâm và trạm phó Trần Thái Sanh...
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, đoàn kiểm tra quản lý và bảo vệ rừng tại VQG Mũi Cà Mau phát hiện một số cán bộ kiểm lâm vào rừng thu gom cây đã bị lâm tặc chặt đem đi bán (bán không hóa đơn). Đoàn kiến nghị UBND tỉnh yêu cầu VQG Mũi Cà Mau thu hồi số tiền này và có hình thức kỷ luật nghiêm. Hiện Công an tỉnh Cà Mau đang xác minh thông tin lâm tặc móc nối với cán bộ kiểm lâm VQG Mũi Cà Mau vào rừng chặt 1.500 cây đước bán lấy tiền chia nhau.
Sẽ xử lý nghiêm
Ngày 28-10-13, chúng tôi liên hệ với văn phòng UBND tỉnh Cà Mau đăng ký làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về việc quản lý và bảo vệ rừng tại VQG Mũi Cà Mau. Một lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết: “UBND tỉnh còn đợi công an tỉnh báo cáo quá trình xác minh thông tin có hay không việc lâm tặc móc nối với cán bộ kiểm lâm VQG Mũi Cà Mau vào rừng khai thác trái phép. Do phía công an tỉnh chưa có báo cáo chính thức nên chưa thể cung cấp thông tin được. Quan điểm của UBND tỉnh là cương quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm”.
Vị lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cũng xác nhận với chúng tôi có chuyện cán bộ kiểm lâm vào rừng thu gom cây đã bị lâm tặc chặt bỏ lại đem đi bán. Các cán bộ kiểm lâm liên quan đến vụ việc trên đã bị kỷ luật.
TẤN THÁI

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Đường hoa Sài Gòn lộng lẫy đón Tết Nguyên Đán

Đường hoa Sài Gòn lộng lẫy đón Tết Nguyên Đán
Copy từ http://vnupdate.net/xa-hoi/duong-hoa-sai-gon-long-lay-don-tet-nguyen-dan-45365.html , đăng ngày 28/01/14, mục Xã hội.
Đường hoa Sài Gòn lộng lẫy đón Tết Nguyên Đán. Tết đang đến rất gần, đường hoa, đường sách Sài Gòn đã chuẩn bị sẵn sàng để đón Tết, các con phố lộng lẫy tràn ngập không khí Xuân đang về.
Tết đang đến rất gần, đường hoa, đường sách Sài Gòn đã chuẩn bị sẵn sàng để đón Tết, các con phố lộng lẫy tràn ngập không khí Xuân đang về.
Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố tôi yêu” được mở đầu bằng đại cành Dòng thời gian với hình ảnh đàn ngựa phi nước đại kéo xe hoa đồng hồ
Phân đoạn thứ hai của con đường là khu trưng bày những sắc hoa đặc trưng của Đà Lạt.
Ở phân đoạn thứ ba là một quả địa cầu trên thảm hoa, xung quanh là những chiếc đồng hồ và những bàn tay cách điệu nhằm chuyển tải thông điệp cùng nhau bảo vệ hành tinh xanh.
Phía cuối con đường (đoạn giao với bến Bạch Đằng) là bộ đôi chú ngựa đang tung vó dũng mãnh.
Trải dọc con đường là hình ảnh những chú ngựa với nhiều tạo hình khác nhau như đàn ngựa non đang học chữ.
Bộ đôi ngựa hoa nổi bật nằm giữa con đường.
Hay những giỏ hoa có hình ngựa độc đáo
Nằm xen kẽ những khóm hoa nhiều sắc màu là những mô hình hoa lớn tạo điểm nhấn cho con đường
Một hồ sen được tái hiện như thật
Những chiếc bánh chưng, bánh tét báo hiệu một cái Tết cổ truyền đang đến gần
Hình ảnh đồng lúa với những chú bù nhìn rơm cũng có mặt tại đường hoa năm nay
Ở phía bên cạnh, đường sách cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện
Một loạt những mô hình sách lớn được đặt dọc con đường
Các nhân vật truyện tranh quen thuộc cũng góp mặt
Đường hoa và đường sách đều được khai mạc vào chiều tối ngày 28 Tết và bế mạc vào tối 3/2 (tức mừng 4 Tết).
Theo Vietnamnet

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Vụ án thuê giang hồ bắn chồng: Vợ cũ lãnh án 10 năm tù

Vụ án thuê giang hồ bắn chồng: Vợ cũ lãnh án 10 năm tù
Copy từ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140127/vu-an-thue-giang-ho-ban-chong-vo-cu-lanh-an-10-nam-tu.aspx , đăng ngày 27/01/14, mục Chính trị-Xã hội.
(TNO) Chiều 27.1-14, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tuyên phạt 4 bị cáo trong vụ án thuê giang hồ 'xử' chồng bằng súng.
tại phiên tòa
Tuấn “ba chay” tại phiên tòa
Theo đó, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Hữu Tuấn (tức Tuấn “ba chay”, 33 tuổi, ngụ Hải Phòng) 13 năm tù về tội giết người và 10 năm tù về tội cướp tài sản. Phạm Anh Hoàng (tức Hoàng “nổ”, 45 tuổi) 11 năm tù; Lê Thị Tuyết Hạnh (53 tuổi) 10 năm tù và Nguyễn Thị Yến (31 tuổi) 8 năm tù cùng về tội giết người.
Theo cáo trạng, do cuộc sống có nhiều mâu thuẫn nên Lê Thị Tuyết Hạnh và chồng là ông Đoàn Anh Tuấn (54 tuổi) quyết định chia tay.
Sau khi TAND TP.Vũng Tàu đã ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn nhưng Tuấn và Hạnh vẫn sống chung trong cùng ngôi nhà tại số 292 Lê Hồng Phong, TP.Vũng Tàu.
Do không thống nhất được trong việc phân chia tài sản chung nên giữa hai người thường xảy ra cãi cọ, to tiếng với nhau.
Bực tức vì bị ông Đoàn Anh Tuấn đánh, khoảng đầu tháng 11.2010, Hạnh kể cho Yến nghe việc mình bị chồng đánh và nhờ Yến tìm người để đánh trả thù đối với ông Tuấn.
Thông qua Yến, Hạnh đã nhờ Hoàng “nổ”, lúc này đang là phạm nhân đang chấp hành án tại Trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) tìm người “xử” ông Tuấn.
Hoàng “nổ” đã gọi cho Tuấn “ba chay” từ Hải Phòng vào Vũng Tàu để tìm ông Tuấn xử lý.
Được Hoàng “nổ” giới thiệu, Hạnh đã điện thoại trực tiếp nhờ Tuấn “ba chay”, đồng thời chuyển 20.000.000 đồng để Tuấn “ba chay” vào Vũng Tàu “xử” ông Tuấn.
Nhận được tiền của Hạnh, Tuấn “ba chay” đến cửa khẩu biên giới Việt - Trung mua một khẩu súng (dạng súng rulo) để làm hung khí thực hiện việc Hạnh nhờ.
Có được súng, Tuấn “ba chay” rủ Chu Văn Dưỡng là bạn, người cùng xã đi vào Vũng Tàu, phục ông Tuấn 4 ngày trước cửa nhà nạn nhân nhưng không tìm được cơ hội bắn ông Tuấn nên đã quay ra Hải Phòng để về quê ăn Tết.
Sau Tết Nguyên đán, khoảng tháng 2.2011, Tuấn “ba chay” quay lại Vũng Tàu tiếp tục thực hiện việc Hạnh nhờ.
Khoảng 19 giờ ngày 11.4.2011, Tuấn “ba chay” đứng phục trước của phòng khám tại số 288 Lê Hồng Phong, TP.Vũng Tàu, khi thấy ông Tuấn dắt xe mô tô ra để đi mua thuốc thì Tuấn “ba chay” cũng dùng xe máy bám theo.
Đến hiệu thuốc tại số 322 Lê Hồng Phong, ông Tuấn dừng lại để mua thuốc thì Tuấn “ba chay” chạy đến gần đó.
Tuấn “ba chay” dừng xe ngoài đường, vẫn để nổ máy và tiến đến gần ông Tuấn rồi giơ súng nhằm thẳng vào người ông Tuấn bóp cò, phát đạn đi chệch xuống trúng đùi ông Tuấn.
Ông Tuấn bị đau, quay lại phát hiện thấy Tuấn “ba chay” đang cầm súng nhằm thẳng vào mình liền quay nghiêng người và giơ tay phải lên đỡ theo phản xạ thì bị Tuấn “ba chay” bắn lần thứ hai, viên đạn bắn trúng cánh tay phải của ông Tuấn.
Ông Tuấn vừa hô cướp vừa đuổi theo Tuấn “ba chay” ra đường thì bắn tiếp một phát nhưng ông Tuấn tránh được.
Tuấn “ba chay” lên xe máy tẩu thoát.
Ngày 15.4.2011, Tuấn “ba chay” từ TP.Vũng Tàu lên H.Xuân Lộc (Đồng Nai) ở nhờ nhà của Hoàng Nghĩa Xường là cán bộ Trại giam Xuân Lộc, để lẩn tránh và nghe ngóng tình hình.
Đến ngày 26.4.2011, Tuấn “ba chay” quay lại TP.Vũng Tàu đi đòi nợ thuê thì bị Công an TP.Vũng Tàu bắt giữ.
Theo Viện KSND, trước khi bắn ông Tuấn, Tuấn “ba chay” đã thực hiện vụ cướp tài sản ở TP.HCM rồi bỏ trốn.
Khi bị Công an TP.Vũng Tàu bắt giữ, Tuấn “ba chay” được di lý về TP.HCM để xử lý về hành vi cướp tài sản và bị tòa án tuyên phạt 12 năm tù.
Tin, ảnh: Minh Anh

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

“Hãy sống với ngày hôm nay”

“Hãy sống với ngày hôm nay”
Copy từ http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/592028/ha%CC%83y-so%CC%81ng-vo%CC%81i-nga%CC%80y-hom-nay.html, đăng ngày 26/01/14, mục Nhịp sống trẻ.
TT - Căn phòng vỏn vẹn 12m2 cả bếp, cả khu phụ giờ là nơi trú ngụ của sáu người trong gia đình ông Nguyễn Hữu Định. Một chiếc chiếu trải vừa kín phòng ngoài đủ chỗ cho vợ chồng ông Định và hai cô con gái. Căn gác xép là chỗ ngủ của thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến và người em song sinh Nguyễn Hữu Tiền.
Thủ khoa Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến (thứ hai từ trái sang) cùng với bố mẹ và em trai trong ngôi nhà trọ trên phố Pháo Đài Láng (Hà Nội) - Ảnh: NG.Khánh
Cha ở ống cống nuôi dạy con đỗ thủ khoa đại học, cô gái “chân trần chí thép” giành HCV marathon SEA Games sau khi mổ tim, nữ trí thức trẻ sinh con từ tinh trùng của người chồng mất trước đó bốn năm, người buôn ve chai gia cảnh thiếu trước hụt sau trả lại 10 lượng vàng cho người mất “nhẹ tựa lông hồng” là những câu chuyện lay động lòng người trong suốt một năm qua. Họ đón tết ra sao, suy nghĩ và cảm xúc của họ về một năm đã qua và năm mới đang đến như thế nào?
Thủ khoa Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến (bìa trái)cùng cha và em trai - Ảnh: Nguyễn KHánh
Gặp chúng tôi những ngày cận tết, thủ khoa kỳ thi tuyển sinh 2013 Trường ĐH Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến khoe vừa đi hiến máu ở trường về. Cậu thanh niên 19 tuổi nhỏ thó, khi nhập trường chưa đủ 50kg, vậy mà từ đầu năm học đến nay đã kịp đi hiến máu hai lần. “Chọn học ngành y, em chỉ mong sau này chữa bệnh cho mọi người. Giờ chưa thành bác sĩ, hiến máu là một cách cứu người mà em có thể làm được” - Tiến cười hiền.
Không dám tin là sự thật
10 năm sống ở Hà Nội toàn phải chọn vỉa hè, xó chợ làm nơi nương thân, rồi có lúc phải chui trong ống cống để ngủ, lạ thay, ông Định bảo chẳng bao giờ thấy mình khổ. “Tôi chỉ nghĩ đơn giản: Hà Nội đắt đỏ, chi tiền tìm chỗ trọ thì chẳng còn đồng nào dành nuôi con ăn học. Nhưng từ khi cả nhà tụ lại sống chung mới thấm thía hạnh phúc là thế nào. Đi làm về được bưng bát cơm nóng, tối được ngủ trong nhà, ngày ngày được nhìn thấy vợ, thấy con bên cạnh mà nhiều khi không dám tin là sự thật” - ông Định cúi xuống che đôi mắt đã hoe đỏ.
Nếu ông Định không nghĩ mình đã từng rất khổ, thì cậu SV năm nhất trường y con ông vẫn không thể nào quên hình ảnh người cha già cặm cụi ra vào trong cống nhỏ khi một lần đến thăm bố lúc vừa hay tin đỗ ĐH. “Em cứ ám ảnh mãi không gian bít bùng, nóng nực, chênh vênh bố đã sống. Nó chỉ nhắc em duy nhất một điều: phải học thật giỏi để sau này có thể tự nuôi sống bản thân và chăm lo cho bố mẹ” - Tiến lặng đi.
Khắp căn phòng nhỏ, trên tường nhà, trong bếp, trên cả bình nóng lạnh... la liệt những mảnh giấy nhỏ màu vàng được dán ken dày. Toàn là khái niệm, chi tiết giải phẫu người, nào xương đòn, xương cánh tay, cẳng tay, hố nách... mà dân y năm nhất như Tiến đang phải “cày ngày, cày đêm”. Bố mẹ Tiến đều mới chỉ học hết cấp II nên ý thức tự học đã hình thành từ nhỏ trong anh em Tiến. Hai chiếc đồng hồ báo thức ngày nào cũng kêu từ 4-5g sáng nhắc anh em Tiến, một học ĐH Bách khoa Hà Nội, một học ĐH Y Hà Nội dậy sớm học bài.
Chỉ mong “Tiến lên” và “có Tiền”
“Hai đứa sinh đôi ra đời đúng vào mùa đói giáp hạt. Sáng sinh con, tối đã có người vào tận nơi xin vì không ai nghĩ gia đình tôi có thể chống chọi, nuôi nổi bốn đứa nheo nhóc. Quê nghèo bấy giờ nhiều người phải ngậm ngùi cho con rồi lấy lại vài triệu đồng để sống, nhưng vợ chồng tôi quyết giữ con bằng được. Đặt tên hai đứa cũng chỉ mong chúng “Tiến lên” và “có Tiền" mà nương tựa vào nhau
Bà Hoàng Thị Thanh (mẹ thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến)
Để không bao giờ hối tiếc
Những ngày này, tết đã ập vào từng nhà nhưng căn phòng trọ bé nhỏ vẫn lặng lẽ, chẳng khác gì ngày thường. Vợ ông Định vẫn lo trông xe, nhắc người thuê các phòng trọ về đúng giờ, còn ông vẫn mải miết chạy xe ôm rồi tranh thủ bơm xe, vá xe kiếm thêm đồng nào hay đồng ấy.
Biết câu chuyện cảm động về ông bố sống trong ống cống nuôi con đỗ thủ khoa ĐH, chủ một khu trọ trên phố Pháo Đài Láng thuê gia đình ông Định trông nom khu trọ, cho chỗ nghỉ, trả lương 2,5 triệu đồng/tháng. Nhưng với sáu miệng ăn giữa Hà Nội, không bươn chải làm sao sống được? Những năm nghèo túng qua, dù nhà không có gì đáng giá nhưng tết nhất cũng có bánh chưng làm từ gạo, từ lúa tự trồng, mâm cỗ cúng tết có con gà nhà tự nuôi. Năm nay cả nhà ở Hà Nội, tết sẽ thế nào?
“26 tết, mấy đứa được nghỉ học sẽ về quê trước. Hai vợ chồng tôi đến giờ này cũng chưa biết có được nghỉ tết hay không. Nếu chủ nhà cho nghỉ ba ngày thì mừng... Bằng không sẽ có một người phải ở lại trông nom, một người về nhà mua đôi gà lo tết cho tụi nhỏ” - ông Định bần thần.
Điều gì đã làm cho thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội không một phút dừng lại than vãn về cuộc đời cho dù biết mình thua thiệt nhiều so với bạn bè cùng trang lứa? “Carpe diem - một thành ngữ Latin có ý nghĩa “hãy sống với ngày hôm nay” luôn nhắc em mỗi ngày đều phấn đấu hết mình để không bao giờ hối tiếc” - Tiến chia sẻ.
NGỌC HÀ
“Nữ hoàng chân đất” Phạm Thị Bình
Trở về từ SEA Games 27 với tấm HCV, “nữ hoàng chân đất” Phạm Thị Bình lại tiếp tục cuộc chinh phục đường đua mới. Những ngày cuối năm, Bình vẫn miệt mài tập luyện ở Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng.
“Nữ hoàng chân đất” Phạm Thị Bình mua quà tết ở Đà Nẵng để mang về biếu cha mẹ - Ảnh: Đoàn Cường
“Nữ hoàng chân đất” Phạm Thị Bình chọn mua đồ trang trí tết - Ảnh: Đoàn Cường
Từ một cô gái quê, lúc được gọi lên tuyển điền kinh chỉ mới 15 tuổi, mỗi tuần đạp xe 50km từ nơi huấn luyện về nhà giúp ba mẹ đồng áng, ruộng vườn, giờ đây Bình đã trưởng thành và là chỗ dựa của gia đình. Bình chạy không chỉ vì đam mê nữa, mà lớn lao hơn chính là vì ngôi nhà của cô.
Chuyến trở về sau chiến thắng tại Sea Games 27, Bình được tỉnh Quảng Ngãi thưởng 45 triệu đồng. Nhận món quà này, Bình nghĩ ngay đến gia đình. “Căn nhà cấp 4 của gia đình em xuống cấp lắm rồi, em tính ra tết phụ thêm tiền giúp ba mẹ sửa sang lại chứ mỗi lần bão lụt vào thì lo lắm” - Bình cười hiền. Đâu chỉ có vậy, Bình giờ còn phải thay ba mẹ chăm lo cho đứa em trai hiện là SV năm 2 của Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.
Những ngày cuối năm, sau giờ tập luyện Bình tranh thủ ra quầy tạp hóa gần trung tâm huấn luyện để sắm sửa một ít quà tết về cho gia đình. Sau một hồi chọn lựa, Bình quyết định lấy đôi câu đối hàm ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. “Suốt một năm tập luyện vất vả, xa nhà, xa ba mẹ, em cũng muốn tặng một món quà nhỏ cho ba mẹ” - Bình chia sẻ.
Năm 2013 với Bình là một năm có quá nhiều cảm xúc, một năm “bản lề”. Bình tâm sự năm 2013 là dấu mốc 10 năm đến với con đường thể thao và cũng là năm Bình đạt được thành tích ngoài sự mong đợi. Đó là lần đầu tiên Bình mang về tấm HCV Sea Games của nội dung marathon cho thể thao VN. Và đó cũng là tấm HCV đầu tiên mà tỉnh Quảng Ngãi có được. “Một năm thi đấu thành công nhất của em suốt 10 năm qua. Vui lắm nhưng em thấy mình còn phải khổ luyện nhiều hơn nữa cho những mục tiêu trong tương lai” - Bình thổ lộ. Bình vẫn đang nỗ lực hết mình để chinh phục đấu trường Asiad, và tương lai gần là tháng 8-2014 Bình sẽ thi đấu ở Giải vô địch thể thao châu Á.
Một năm mới đã cận kề, “nữ hoàng chân đất” của tỉnh Quảng Ngãi vui vẻ cho biết sau một năm thi đấu thành công nên tết này là một cái tết “to”, vui nhất đối với Bình và gia đình. “Tết nhà em ở quê thì vẫn vậy, nhưng “to” và vui hơn mọi năm vì năm qua em có nhiều niềm vui nên tâm trạng của gia đình cũng vui lây. Có tiền thưởng em mua cho ba mẹ mỗi người một bộ đồ mới, rồi sắm sửa bánh trái, hạt dưa cho gia đình. Lì xì cho hai em và mấy đứa cháu nhỏ. Tết vậy là vui lắm rồi” - Bình vui vẻ chia sẻ.
“Cái tình, cái nghĩa”
Suốt nhiều năm qua khi phát hiện những tố chất thiên bẩm của Bình, một số địa phương đã ngỏ lời mời cô về đầu quân với mức lương và phụ cấp rất hấp dẫn. Mức đãi ngộ đó với một tỉnh lẻ như Quảng Ngãi còn lâu mới đủ sức chi trả. Nhưng Bình chia sẻ cô đều từ chối hết, Quảng Ngãi tuy nghèo nhưng thi đấu cho quê hương vì cái tình, cái nghĩa.
Chờ đứa con ngoan
Những ngày này, cha mẹ Bình vẫn tất bật với quán cháo vịt của mình và mong mỏi con mình sớm trở về sum họp, đón tết.
Ông Phạm Công (cha Bình) bảo: “Cuối năm cháu còn bận bịu vào Sài Gòn ký hợp đồng với Hãng xe Yamaha rồi đến 27 hoặc 28 âm lịch Bình mới về đến nhà đón tết. Cả nhà ai cũng trông mong con mau về”. Không giấu được niềm vui, bà Đậu (mẹ Bình) nói: “Năm 2013 là năm gia đình vui nhất, gọi là ngàn năm có một lận đó chú! Vui vì Bình đã mang vinh quang về cho gia đình, cho đất nước. Làm mẹ mà thấy con như vậy rất là hạnh phúc. Tết năm nay sẽ là cái tết đặc biệt của gia đình tôi. Ráng bán cháo vịt vài ngày nữa kiếm thêm tiền sắm tết rồi nghỉ”.
VÕ MINH
Tình yêu vượt qua cái chết
Sinh hai con trai từ tinh trùng của người chồng đã qua đời gần bốn năm trước đó - câu chuyện này đã đưa chị Hoàng Thị Kim Dung trở thành biểu tượng đẹp của tình yêu trong năm Quý Tỵ 2013.
Chị Hoàng Thị Kim Dung - biểu tượng của tình yêu khi quyết định sinh con từ tinh trùng của người chồng đã mất bốn năm. Tết này, gia đình chị thật hạnh phúc với hai thành viên mới - Ảnh: Nguyễn Khánh
Khoảnh khắc hạnh phúc của chị Hoàng Thị Kim Dung bên con - Ảnh: NG.Khánh
Từ một người phụ nữ giản dị, vốn chỉ quen với công việc giảng dạy và nghiên cứu, chị Dung và ba con, trong đó có hai bé trai đẹp như tranh vẽ mới hơn tháng tuổi, trở nên cực kỳ nổi tiếng. “Tôi vốn là một phụ nữ bình thường, rất bối rối khi thấy mọi người nhận ra và chỉ trỏ. Nhưng có các con, tôi sẽ vượt qua tất cả vì gia đình tôi giờ có bốn mẹ con”- chị Dung tâm sự.
Con chung
2013 là năm toàn những việc lần đầu tiên xảy ra cả với Dung, với các bác sĩ tham gia ca sinh nở của Dung và với tất cả chúng ta. Một người phụ nữ tây học, là giảng viên ĐH, từng là niềm tự hào của gia đình vì học giỏi, vì thông minh, lại quyết định sinh hai bé trai từ tinh trùng lấy sau khi người chồng đã qua đời 5-6 giờ, và quyết định sinh con sau khi đã mãn tang chồng.
Câu chuyện của chị Dung lên báo vào những ngày cuối tháng 12 đã gây xúc động cho mọi người vì tình yêu vượt qua cái chết của anh chị, vì niềm hạnh phúc lạ lùng là đón hai bé con khỏe mạnh chào đời sau khi bố các cháu đã qua đời gần bốn năm. Chuyện tưởng chỉ có trong phim, trong tiểu thuyết nhưng lại là cuộc đời thật, ở một con người có thật ngay bên cạnh chúng ta.
“Hôm 18-1-14 vừa rồi là sinh nhật chồng tôi, các bạn bè cùng học lớp THPT mà chồng tôi làm lớp trưởng đều đến thăm. Bố chồng tôi dạy toán ở lớp ấy, chồng tôi cũng học ở lớp ấy nên ngày ấy là cơ hội cho ông bà nhớ về con trai, và năm nay thì mọi người đến để có lời với gia đình xin nhận hai bé con của chúng tôi là... con chung của lớp” - chị Dung nói trong lúc vẫn tất bật thay tã cho hai bé.
Yêu và sống hết mình với tình yêu
Những ngày giáp tết này ai cũng bận, người ta bận mua sắm, bận chúc tụng, thăm hỏi, thì nhà chị Dung bận rộn với hai đứa trẻ mới sinh, hết cho bé Hồ Sỹ Hoàng Đức bú no thì mẹ Dung lại quay sang chăm lo cho Hồ Sỹ Hoàng Hải. Đó là chưa kể cô chị Hồ Hoàng Hải Bình đi học mẫu giáo vắng nhà. Căn nhà nhỏ lúc nào cũng rộn rã vì tiếng oe oe của trẻ nhỏ, tiếng ru hời của người mẹ và tiếng nựng nịu các cháu của ông bà. Nỗi đau mất đi người chồng, người cha trụ cột gần bốn năm trước đã bớt đi phần nào vì sự có mặt của hai bé trai mới sinh từ quyết định táo bạo của người mẹ.
Mỗi lần gặp Dung, tôi luôn thầm nghĩ chị đã mang câu chuyện đẹp của mình đến với chúng ta kèm một thông điệp: Nếu biết yêu và sống hết mình với tình yêu ấy, dù cánh cửa này khép lại sẽ có cánh cửa khác mở ra để mang đến cho cuộc sống mỗi người niềm hạnh phúc bất tận.
Dù bận rộn, chị Dung bảo tết này nhà vẫn sẽ có đào, có quất, có bánh mứt. Sau một năm bận rộn, chị đang đợi năm Ngọ với ước mong hai bé trai luôn khỏe mạnh để sớm được bày đồ chơi và vẽ chi chít lên tường như cô chị cả. Khi đó mẹ Dung sẽ rảnh rang hơn để có thể quay về với mấy đề tài đang ấp ủ và những lứa sinh viên mới.
“Những đứa con mang lại cho tôi sức mạnh nhiều hơn tôi tưởng. Nhưng giờ thì phải quay về với con đã, tôi vẫn luôn mong học được kinh nghiệm của các bà mẹ sinh đôi khác xem chăm hai bé cùng lúc như thế nào cho tốt” - Dung nói rồi mỉm cười. Ngoài cửa sổ nắng rất vàng, mùa xuân đã thật sự đến rồi.
LAN ANH
Đào hồng trên nền đỏ hoa văn trống đồng

Elly Trần tiếp tục “khoe hàng khủng” bên bể bơi-

Elly Trần tiếp tục “khoe hàng khủng” bên bể bơi
Copy từ http://www3.laodong.com.vn/van-hoa/elly-tran-tiep-tuc-khoe-hang-khung-ben-be-boi-176996.bld , đăng ngày 26/01/14 , mục Văn hóa .
Ảnh 1:
Dường như Elly Trần đang chạy đua quyết giật danh hiệu "mỹ nhân khoe hàng". Mới đây, mẫu nội y này tiếp tục tung bộ ảnh mặc bikini nóng bỏng bên bể gây sốc.
Ảnh 2
Ảnh 3
Ảnh 4
Ảnh 5
Ảnh 12
(LĐO) B.B.H

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Chuyện ở nhà cụ Vương Hồng Sển

Chuyện ở nhà cụ Vương Hồng Sển
Copy từ http://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/chuyen-o-nha-cu-vuong-hong-sen-548972.tpo , đăng ngày 18/08/11, mục Phóng sự .
TP - “Tôi lấy anh Bảo năm 1979, có 3 đứa con. Chúng là tài sản lớn nhất của tôi”. Chị Liên con dâu cụ Vương Hồng Sển mở đầu câu chuyện kể về đời làm dâu gian truân của mình như thế. Ngoảnh lại, thấy bố chồng, chồng mình đều đã ở nơi chín suối. Cuộc đời vàng son như giấc mộng dưới gốc hòe.
Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng
Vương Hồng Bảo, chồng chị, mất năm 1998, trong tù. Các con chị Liên đã lớn. “Ngày trước tôi sợ chết, vì lo con mồ côi cha, mồ côi mẹ. Giờ tôi nhắm mắt cũng được rồi. Các con tôi đều đã lớn. Tiếng là làm dâu cụ Vương Hồng Sển, đại quý tộc trâm anh, mà đời tôi chẳng nhận một cái gì. Hộ khẩu tôi cũng chẳng có ở nhà này. Nhưng tôi thực lòng không tiếc”.
Chị Liên và anh Bảo cùng học trường Tây, quen nhau từ thủa ấu thơ. Lớn lên, chị lập gia đình với một bác sĩ người Pháp, có một đứa con, rồi ông ấy mất. Còn anh Bảo, chính chị đã làm mai mối anh Bảo cho người bạn gái Ấn Độ. Họ có 2 cháu, mất một cháu. Năm 1978, cô ta đưa đứa con gái đi khỏi Việt Nam. Chị Liên và anh Bảo về sống với nhau.
Khi đó họ cùng làm ở Hãng phim Giải phóng. Anh làm kế toán, chị làm hóa trang. Chị về làm dâu cụ Vương Hồng Sển, bước vào tòa nhà cổ lừng lẫy xứ Sài Gòn với hàng ngàn món đồ cổ quý giá. Nhưng chị không có hộ khẩu trong gia đình, dù đã sinh cho cụ Vương Hồng Sển 3 đứa cháu nội.
Lúc đó cây cối um tùm. Nhà cửa thâm u. Chị nhớ lại: “Khi tôi sinh cháu nội cho ông, ông nói với mẹ tôi: Liên nó trúng số độc đắc. Ông mang những đồ cổ quý giá, đến cho tôi xem. Ông nói: con ơi, món này 30 cây, món kia 200 cây. Ông sợ rằng khi mình chết, tài sản tiêu tán đi, nên dặn dò như thế. Cụ lấy ba đời vợ, nửa đời mới có được đứa con là chồng tôi. Giờ có cháu nội, cụ mừng vui lạ thường”.
Làm dâu nhà cụ Vương Hồng Sển, nhà sử học tiếng tăm, một nhà văn hóa, người chơi đồ cổ lâu năm, một biểu tượng của văn hóa Nam Bộ, quả không phải chuyện dễ dàng. Khách đến chơi, đứng ở ngoài cửa nói chuyện. Khách cỡ nào được đến bàn trà giao lưu. Khách cỡ nào mới lên ngồi dưới bàn thờ. Khách cỡ nào được cho lên nhà trên. Tất cả việc ấy, cụ quy ước cả.
“Tôi là một chứng nhân sống trong ngôi nhà tiếng tăm này – Chị Liên nói - Ông cụ sống rất giản dị. Bà mẹ chồng tôi góp phần xây dựng nên sự nghiệp, nhưng thực sự cụ chưa hưởng được gì.
Tiếng làm dâu, nhưng chị chẳng có gì: “Cái xe riêng tôi còn chưa có. Đi học lái xe, ông sợ xe đụng. Học bơi thì sợ chìm. Học đàn thì ông bảo: mày đàn như đứa mù vậy”.
Chị về làm dâu, từ năm 1979-1989, đi làm việc ở hãng phim, lương bỏ tiền túi tiêu riêng. Mỗi tháng ông cụ phát tiền chợ, tiền mua 100 kí lô gạo, phát tiền đóng học phí của 3 cháu nội, phát tiền đổ rác, tiền người làm, quản gia, phát tiền cho bà cụ ăn sáng, phát tiền cho hai vợ chồng ăn sáng.
Chị Liên nói: “Vì cuộc sống quá an bình, nên tôi chẳng lo lắng gì. Tôi chẳng có thủ đoạn giành giật với ai. Khi chồng tôi có nhân tình, tôi bèn bỏ về nhà ngoại ở chợ Bến Thành”. Chị ra đi, buồn bã lắm, để 3 đứa con ở lại ngôi nhà cổ. Chị hỏi chồng: Giữa hai người đàn bà, anh phải chọn một. Nhưng chồng chị không chọn được, bởi vướng nợ nần với người đàn bà kia.
Người chồng cả tin
Khi gặp lại nhau, họ làm cơ quan nhà nước. Cuộc sống rất yên bình. Rồi anh Bảo chuyển sang công ty vàng bạc, gặp bạn bè, bỏ công ty đi mở hiệu vàng riêng! Đó là những ngày tháng vô cùng quan trọng, đã quyết định cuộc đời của anh và của cả gia đình. Bảo không biết đi buôn. Sau một thời gian làm ăn, anh bị lừa hết tiền.
Chị Liên nhớ lại: “Chồng tôi cầm 300 cây vàng đi mở cửa hiệu, khi trở về, chỉ còn 20 cây. Chồng tôi bảo: Em đi sang Trung Quốc đòi tiền đi. Tôi mới bảo: Em là thân con gái, sao đi xa vậy được. Người ta đã cố tình lừa, em đi, người ta giết em đó. Tôi thấy chồng tôi thực là ngây thơ”.
Những khó khăn trong chuyện làm ăn, khiến anh Bảo rất buồn. Anh cố gắng khẳng định mình, làm ăn và kết bạn với một người phụ nữ khác.
Đó là năm chị 37 tuổi. Giờ chị 60 tuổi rồi.
“Tôi đã mất tất cả – Chị nói - Chồng tôi cùng nhân tình vào tù với án chung thân. Chồng tôi chết trong tù, có người nói chồng tôi buồn quá nên tự tử mà chết. Bố chồng tôi cũng chết cùng năm ấy. Gia đình bỗng chốc tan nát. Của cải tiêu tan. Đời tôi không thể ngờ có ngày như vậy. Tôi trở lại ngôi nhà này sau khi chồng tôi mất, để chăm sóc 3 đứa con thơ, lần hồi kiếm sống, chạy ăn từng bữa với khối nợ nần mà chồng tôi để lại đè lên gia đình này”.
Sân sau ngôi nhà được cho thuê để bán cơm bình dân.
Ngôi nhà cổ điêu linh
“Giờ tôi cứ đi nhà thờ mỗi ngày. Con tôi cứ 5 giờ chiều về mở cửa hàng bán ốc. Ban ngày, chúng tôi cho thuê mặt bằng nấu cơm bụi, ngày thu 60 ngàn, lấy tiền mua gạo”. Chị Liên trò chuyện với tôi, sau ngôi nhà cổ danh tiếng, đã bị chia năm sẻ bảy, cơi nới lung tung.
Theo di chúc của cụ Vương Hồng Sển, ngôi nhà cổ được hiến cho nhà nước làm nơi trưng bày cổ vật của cụ, xây dựng một cái quỹ văn hóa mang tên Vương Hồng Sển. Cổ vật đã được đưa vào bảo tàng cất giữ. Nhưng chuyện bàn giao ngôi nhà cho nhà nước để tôn tạo làm di tích thì không hề đơn giản.
Chị Liên xót xa: “Căn nhà này danh tiếng bao nhiêu, đau khổ bấy nhiêu. Một ngôi nhà bình thường, không chừng lại sướng” .
Cháu nội cụ Vương Hồng Sển, con của chị Liên, cháu lớn tên là Vương Hồng Liên Hương (1983), ở nhà bán ốc. Các em là Vương Bảo Thành, Vương Hồng Bảo Minh đang đi làm ở các công ty với đồng lương ít ỏi.
Việc giải quyết nhà cửa cho con cháu của cụ Vương Hồng Sển vẫn chưa đến đâu. Các cơ quan chức năng muốn đền bù, đưa gia đình ra khỏi di tích, để tu sửa, tôn tạo. Nhưng qua thời gian dài, chưa thống nhất được phương án nào.
Ngôi nhà cổ xuống cấp, hư hại nghiêm trọng. Nhiều người chung sống trong căn nhà, “trời mưa, trong nhà dột chẳng kém ngoài trời”. Phần nhà cơi nới cũng hư hỏng nhiều.
Vương Hồng Liên Hương nói với tôi: “Chúng tôi muốn bình yên. Tôi muốn sống ở đây. Giờ biết sống ở chỗ nào. Các em của tôi cũng đã lớn.Tôi muốn bình yên bán ốc để sống. Tôi cũng ba mươi tuổi rồi. Tôi đã có chồng, có con rồi. Nhà này giờ không còn gì hết, nhà này chỉ còn cái xác thôi. Lại không được xây dựng sửa chữa gì cả”.
Ngôi nhà cổ đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2003. Đến giờ, nom nó chẳng khác gì một phế tích, mà người sinh sống trong đó đang chật vật dưới nắng mưa.
Anh Nam, Phòng Di sản văn hóa, Sở VHTTDL TPHCM cho biết: “Thành phố đã theo di chúc của cụ Vương Hồng Sển, xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với di tích, nhưng chưa thực hiện được việc quản lý, do người nhà của cụ vẫn còn sống ở đó”. Anh Nam cho biết: “Nhiều lần nhà nước đã cấp nhà cho chị Hương và các em, nhưng gia đình chưa đồng ý với phương án đưa ra, kể cả lúc cấp nhà mặt tiền ở đường Vạn Kiếp với giá 8 tỷ đồng”.
Theo bản án tuyên với Vương Hồng Bảo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, thì tòa yêu cầu bồi thường cho người bị hại là 5,350 tỷ đồng, 1.001,5 chỉ vàng, 46.700 USD.
Anh Nam cho biết: “Năm 2005 chị Vương Hồng Liên Hương đã khởi kiện đòi thành phố chia di sản, nhưng năm 2010 tòa đã bác yêu cầu của chị Hương đòi chia tài sản thừa kế đối với nhà di tích. Chúng tôi phải chờ phúc thẩm rồi mới thực hiện dự án tu bổ tôn tạo di tích được”.
Vụ án của người chồng, chưa thi hành án, lại đến vụ án của người con gái. Chị Liên cảm thấy mình như trong mớ bòng bong. Chị nói: “Chúng tôi muốn có nghề nghiệp ổn định, chẳng hạn mở một trung tâm ngoại ngữ mang tên Vương Hồng Sển. Bán ốc hoài thế này, cực các cháu quá”.
Tôi chia tay gia đình khi quán ốc đêm được dọn ra, ngay sau ngôi nhà cổ đang mục ruỗng theo thời gian.
Chị Liên, con dâu cụ Vương Hồng Sển
Trần Nguyễn Anh

Nghe cụ Vương Hồng Sển kể chuyện xưa (2)

Nghe cụ Vương Hồng Sển kể chuyện xưa (2)
Copy từ http://4phuong.net/ebook/13607492/23810357/phan-5-l-tren-duong-cao-thang.html , đăng ngày , mục .
Tôi đang tìm tư liệu về cây bạch mai tại đình Phú Tự, xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre; search trên google "Cây bạch mai AND(Vương Hồng Sển)" thì gặp trang 4phuong.net/ebook/. Trên trang này, bài Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển gồm 8 phần - Phần 8: Tây đến rồi Tây lại đi, Phần 7: Nhơn vật Hoa kiều hồi Tây mới qua, Phần 6: Nhân vật bản xứ hồi Tây mới qua, Phần 5.1:Trên đường Cao Thắng, Phần 4.1: Trở lại vấn đề tìm hiểu thêm về vị trí Sài Gòn;...
Phần 5: 1) Trên đường Cao Thắng
Vương Hồng Sển
- Đường Lão Tử, có "Ôn Lăng Hội Quán" của người Phước Kiến, thờ Bà Thiên Hậu. Vị trụ trì chùa nầy cho biết rằng "Ôn Lăng" là một danh địa phủ Tuyền Châu. Ngoài cửa chùa có chạm vào đá hai câu liễn do Trạng Nguyên cập đệ Ngô Lỗ cúng năm Tân Sửu (1901) đời Quang Tự:
"Ôn nhu trước chí nhơn, chánh đạo dung dân nguyên Khổng Dịch;
"Lăng nhạc đồng trang trọng, mẫu nghi hình ngã cánh vô phương ".
Trong chùa còn một chuông lớn đề "Đạo Quang Ất Dậu niên" tức năm 1825 (năm thứ sáu của vua Minh Mạng).
Khi từ tạ ra về, hoà thượng đưa ra cửa, dạy thêm cho biết rằng: "Để tưởng niệm Châu Ngươn Chương, thuỷ tổ nhà Minh, nên chùa thường dùng màu đỏ (châu, chu) sơn cột và trính, còn trên ngạch cửa, có chạm hai mắt lồi ra, tượng trưng "Nhựt", "Nguyệt", hai chữ ấy ráp lại tức "Minh" vậy.
- Đường Đèn Năm Ngọn, góc Khổng Tử và Phùng Hưng, còn một ngôi chùa Phước Kiến nữa, đề "Nhị Phủ Hội quán". Nhị phủ là Chương Châu phủ và Tuyền Châu phủ nhập lại. Chùa nầy lập năm 1835, thờ "Ông Bổn".
Nguyên đời Vĩnh Lạc (1403 -1424), vua có sai ông thái giám Trịnh Hoà (sách Pháp âm: Cheng Ho), cỡi thuyền buồm dạo khắp các nước miền Đông Nam Á ban bố văn hoá Trung Hoa, và luôn dịp mua về cho hoàng đế Minh Triều những kỳ trân dị bửu Ấn Độ, Xiêm La, Miến Điện, Cao Miên, Việt Nam, Chiêm Thành, Tân Gia Ba, Chà Và, Nam Dương Quần Đảo, v. v… Trương Hoà tỏ ra vừa nhà thám hiểm, du lịch, khảo cứu địa dư, ngoại giao, ngôn ngữ học, mỗi mỗi đều tài tình. Đi đến đâu, ông thi nhân bố đức, và đưa người Tàu đến lập nghiệp đến đó, hoặc chỗ nào có người Trung Hoa ở sẵn thì ông chỉnh đốn sắp đặt cho có thêm trật tự, v.v…, sau nầy ông mất, dân ngoại kiều cám đức sâu, thờ làm phúc thần, vua sắc phong "Tam Bửu Công", cũng gọi "Bổn Đầu Công" (đọc giọng Tàu là Bủn Thầu Cúng) gọi tắt là "Ông Bổn".
- Đường Nguyễn Trãi đi một đoạn khỏi đường Tổng Đốc Phương, gặp chùa Lệ Châu. Đây là "chùa Tổ", thờ tổ sư của nhóm thợ và chủ lò kim hoàn; sau những người Hoa Kiều đồng nghề cũng nhập với đồng nghiệp Việt Nam, nên mỗi năm cúng tổ long trọng và oai nghi lắm.
- Đường Đồng Khánh ngang bót Quận Tư, nay đổi làm bót Quận Năm, là chùa "Minh Hương Gia Thạnh". Chùa nầy cổ nhứt trong vùng, tạo lập từ năm Kỷ Dậu (1789) đời Cảnh Hưng, nhờ ban quản trị sáng suốt nên gìn giữ được vẻ tôn nghiêm xưa… Trải bao biến đổi, chùa còn giữ được bút tích, liễn đối do tay Trịnh Hoài Đức viết, và các đạo sắc chỉ vua ban đời trước. Trong chùa thờ các di thần Đại Minh và con cháu, phần nhiều là những người Minh Hương danh tiếng, đứng đầu có Trần Thắng Tài. Sau thêm bài vị các ông Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Vương Hữu Quang v.v…
- Trong Chợ Lớn còn ba chùa thờ Quan Võ Đế nữa là:
1) - Phước An Hội quán, lập năm 1900, thế cho miếu nhỏ "An Hoà cổ miếu", ở đường Hùng Vương, góc trổ ra đường xe lửa Mỹ cũ. Chùa nầy do người Minh Hương tạo lập. Mấy chục năm trước, hội trưởng là ông Nguyễn Chiêu Thông, nay đã mất.
2) - Bửu Sơn Hội quán, đường Xóm Vôi (trong xóm có bán vôi). Hội trưởng có công với chùa năm xưa là ông Dương Công Cẩn.
3) - Nghĩa Nhuận Hội quán, đường Gò Công, lập năm 1872, do ông Đỗ Hữu Phương (1840 - 1914) gây dựng và con là Đỗ Hữu Trí vun bồi. Hội trưởng cũ là ông Trương Văn Bền. Chùa được ban quản trị chăm nom chu đáo lắm. Trong chùa ngăn nắp, chỗ thờ, chỗ yến tiệc, đâu đâu đều đàng hoàng. Còn đủ năm tấm cổ bia bằng đá khắc tên các nhà hảo tâm hỷ cúng lập vào những năm: Tân Mùi (1871), Kỷ Mão (1879), Giáp Ngọ (1894), Bính Ngọ (1906) và Tân Hợi (1911). Năm 1952 có một bà cúng vào chùa một tượng xích thố mã bằng gỗ sơn mài, trông y ngựa thiệt, không chùa nào có tượng khéo hơn, lạ là thời nay còn nghệ sĩ có biệt tài như vậy cũng nên mừng. Nhưng lạ nhứt và mừng nhứt là tôi được gặp tại đây câu liễn thờ Quan Đế, bấy lâu nghe đồn mà không biết ở đâu, trong câu gồm hết một bộ truyện Tam Quốc:
"Sanh Bồ Châu, Sự Dự Châu, Chiến Từ Châu, Thủ Kinh Châu,
Vạn Cổ thần châu hữu nhứt;
Huynh Huyền Đức, Đệ Dực Đức, Xá Bàng Đức, Thích Mạnh Đức,
Thiên thu thánh đức vô song "
Còn một chùa Quan Đế khác nữa gọi "Chùa Ông Nhỏ" để phân biệt với chùa đường Triệu Quang Phục là "Chùa Ông Lớn". Chùa nầy ở trên đường Nguyễn Trãi, hiệu đề "Nghĩa An Hội quán". Chùa nầy có tục lệ đến ngày vía thần, phát bánh quy sang năm sau góp lại, trẻ em ăn là được phước, và cũng giúp vốn để sanh nhai, tục gọi "tá phú". Dường như chùa nầy của người Triều Châu. Tại chùa có trường tư thục hiệu đề "Sùng Ninh" và đây cũng là phòng liên lạc hội Khổng Học Hoa Việt.
Kể về chùa Tàu, tại Sài Gòn, đường Phạm Đăng Hưng (Đất Hộ), có một ngôi chùa cũng lạ lắm. Chùa tạo lập lối năm 1905, ăn lạc thành năm 1906, trông có vẻ cổ kính vô cùng, hoa viên, và cách sắp đặt phía trong đáng được liệt kê vào hàng kỳ quan tại Sài Gòn này lắm. Ấy là chùa Ngọc Hoàng, chữ viết "Ngọc Hoàng Điện". Một người Tàu tên Lưu Minh ăn chay ròng, giữ đạo "Minh Sư", lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền tạo lập vừa để thờ phượng vừa làm nơi hội kín. Chánh điện thờ đức Ngọc Đế, tiền điện thờ đức Thích Ca, phía hữu điện vào trong xa có một cổ miếu nhỏ thờ viên đá bản xứ tượng trưng "Ông Tà" của người Cao Miên xưa. Đây có lẽ là nguồn gốc miếu cổ nầy, về sau người Tàu có thâm ý mang từ bên xứ họ sang một viên đá khác để gần đó, nhang đèn thờ phượng, chữ đề "Thái Sơn", tức lấy đá từ hòn núi Thái Sơn bên Tàu qua đây thay thế cho Néac Tà" bản xứ. Gần đó nữa, có bụi tre ngà, dưới gốc cũng nhang đèn nghi ngút, trên nhánh tre nào quạt, nào tóc rối, nào chỉ quấn nùi, quạt tượng trưng cho sự mát mẻ, có lẽ hoặc của hai người bạn, vừa hết giận nay làm thân, hoặc của đôi vợ chồng sum hiệp sau những ngày hờn dỗi, tóc rối, chỉ nùi tượng trưng những rối rắm trường đời nay cởi bớt treo đây cho nhẹ. Trước miếu có gian phòng bày cảnh thập điện và cảnh thiên đàng chạm trên cây rất đẹp, bên tả điện có treo bứ tranh "Đạt Ma Tổ Sư quá hải", tranh vẽ trên giấy nét bút thần tình. Kế bên có thang đưa lên từng lầu, nơi đây thờ Quan Đế và bài vị những người có công tạo lập cảnh chùa. Bước ít bước tới sân lộ thiên, đứng đây dòm bao quát thấy đủ nóc bắt bông bắt chỉ bằng đồ gốm tinh xảo vô cùng, lại thấy sự thâm ý hạn chế ánh sáng làm cho trong chùa có vẻ âm u huyền bí theo ý nhà kiến trúc sư tinh thông thuật tâm lý.
Nay trở lại kể qua các ngôi chùa thờ Phật thì có Giác Viên Tự, tên ngoài là Chùa Hố Đất, cũng gọi là Tổ Đình. Chùa nầy đã có từ năm Gia Long thứ 2 (1803), nhưng nếu được u nhã kiên cố như ngày nay là nhờ công vị cao tăng, sư Hải Tịnh nhiều. Trước khi sư Hải Tịnh tu tại chùa Giác Lâm, sau vì thấy chùa hư nhiều cần tu bổ lại nên sư Hải Tịnh qua trụ trì tại chùa Giác Viên ở cách đó lối một cây số ngàn. Ở Giác Viên Tự, sư Tịnh Hải lao công trì chí sắm từng bộ cột gõ và chắt mót lần hồi cho đến đủ tiền tu tạo chùa Giác Lâm. Sửa chùa rồi, sư Hải Tịnh giao cảnh Giác Viên Tự cho đồ đệ là Hoà Thượng Hoằng Ngãi, tên ngoài là Trần Văn Phong. Sư Hoằng Ngãi gốc người Bà Điểm, sanh năm 1857, tịch ngày 23-12-1919. Lễ nhập tháp là ngày 3-1-1930, tháp nay còn gần chùa Giác Viên, ngày cất đám có trên ngàn thầy sãi các nơi đến dự.
Một chùa Phật hữu danh nữa là chùa Cẩm Đệm, tên xưa là "Giác Lâm Tự", trên Phú Thọ, đường đi Bà Quẹo, cách chùa Giác Viên một cây số ngàn. Chùa cũng có tên khác là "Cẩm Sơn Tự", lập từ năm Giáp Tý (1744), là một ngôi chùa xưa bực nhứt trong vùng.
Như đã nói, vị cao tăng Hải Tịnh trước tu hành nơi đây. Khi sư Hải Tịnh tu bổ chùa như sở nguyện được rồi thì sư giao chùa Giác Lâm nầy cho một đồ đệ nữa là Yết ma Phạm Văn Tiên, người Bình Thới (Gia Định), sanh năm 1875 (không biết người tịch năm nào, chớ vào khoảng 1929, người còn khỏe lắm).
Chùa Giác Lâm còn một dật sử cũng nên thuật lại. Số là độ trước, Tư Mắt, tay anh chị nổi tiếng nhứt hô bá ứng một thời tại Chợ Lớn, khi biết mình gìa thì lui về nghe kinh niệm Phật tại đây. Nào ngờ khi thiếu niên thì búa dao không chém được, trở về lão, vì một cây đèn ét xăng trục trặc sao đó, khiến Tư Mắt lui cui sửa chữa thế nào mà xăng phựt cháy, cháy luôn "con hổ già Tư Mắt" không cứu kịp. Ô hô! Anh Tư!
Chùa Giác Hải tại Phú Lâm lập năm 1887, ở gần Chùa "Giải Bịnh". Năm 1929, vị hoà thượng trụ trì nơi đây là ông Nguyễn Văn Tường, pháp danh sư Từ Phong, chùa cất sửa lại kiểu nhà thờ Da Tô.
Chùa Giải Bịnh nay gọi "Thiên Trúc Tự ", trước tên "Giải Bịnh", vì nơi đây lúc trước chuyên trị tà ma giải bịnh loạn óc.
Còn từ Phú Giáo trở ra Phú Lâm, những chùa nên kể là:
- Chùa Bửu Sơn
- Chùa Gò, chữ gọi "Phụng Sơn Tự ", cất trên nền chùa Thổ xưa, nay còn thấy rõ cản ao nước bọc chung quanh, điệu "Barray" của Cao Miên sót lại. Nơi đây, năm 1902, vị chủ toạ, tộc danh là ông Đinh Văn Chấn, người Gia Định, làng Phước Thạnh, sanh năm 1866, tự thiêu mình trên giàn hoả, thọ 37 tuổi. Chùa Gò có đặc điểm là có bốn cây "bạch mai" một loại với cây mai "đồn Cây Mai", nhưng trổ bông trái sum sê, hỏi ra thì giống mai nầy mang từ Cao Miên về cách nay trên bốn chục năm và có lẽ cùng một chi phái với mai trên lăng Mạc Cửu đất Hà Tiên, vì nhứt quyết mai Hà Tiên gốc ở Cao Miên đem về, còn mai do Mạc Cửu mang từ Trung Hoa sang đã khô chết từ lâu.
- Chùa Tứ Phước
- Chùa Sùng Đức
- Chùa Tuyền Lâm (ông Yết ma Hạp, sanh năm Canh Ngọ (1870), cũng tự thiêu năm Giáp Tý (1924) và mộ ông nay ở nghĩa địa Giác Viên, thọ 54 tuổi.
- Chùa Bửu Lâm
- Chùa Từ Ân, theo Đại Nam Nhất Thống Chí, trương 81, thì chùa nầy lập năm 1802, được sắc phong năm 1821 "Sắc Tứ Từ Ân Tự ". (Hoà Thượng Nguyễn Văn Bằng, pháp danh Thanh Ấn, trụ trì nơi đây là một nhà sư danh tiếng nhứt trong Nam, đạo, hạnh gồm hai, năm 1931 vẫn còn mạnh khoẻ).
Các chùa nên kể nữa là:
Chùa Phật Bửu Tự đường Cao Thắng;
Chùa Hưng Long đường Minh Mạng, mới xây dựng lại. Năm 1952, tôi có gặp tại đường Phan Thanh Giản, trong một trại bán cây ván cũ, một vài cây cột gõ, còn chạm chữ "Hưng Long Tự", không biết sao lại lạc loài nơi đây? Một chùa ghi trong Đại Nam Nhất Thống Chí, trương 81, rằng "Hưng Long Tự" lập năm Giáp Dần (1794) do người làng là "Lính Yển" quyên của, Hoà Thượng Phước An đứng lập, năm Gia Long thứ 2 (1803) được ông Hà Chánh Niệm trùng tu, có phải chùa nầy chăng, và nếu phải thì địa phận làng An Điềm xưa, thuộc huyện Bình Dương, ăn giáp đến đường Minh Mạng ngày nay vậy. Còn "Lính Yển" nào đây có phải là người cõng Chúa Nguyễn Ánh chạy giặc năm xưa chăng? "Lính Yển" năm 1794 quyên tiền lập chùa, còn chuyện "cõng Chúa" thuộc năm nào, thì mơ hồ quá.
Một chùa ở đường Sư Vạn Hạnh, hiệu "Ấn Quang" tức "Phật Học Đường Nam Việt", phái Đại Thừa.
Một chùa hiệu "Bồ Đề Lang Nhã" của tư gia lập, đường Minh Mạng, thờ đức Quan Âm "thiên thủ thiên nhãn" (gỗ xưa mạ vàng).
Chùa Kỳ Viên đường Phan Đình Phùng, (Phật Giáo nguyên thuỷ) (Tiểu Thừa).
Chùa Xá Lợi đường Bà Huyện Thanh Quan, kiến trúc tối tân, có thư viện.
Chùa Tam Tông Miếu, đường Cao Thắng, v.v…
Những chùa cũ nay chỉ nghe nhắc tên là: Chùa Khải Tường, năm 1859 ông Nguyễn Tri Phương lập làm đồn chống Pháp, qua đêm 6-12-1860 binh ta phục kích giết quan bà Barbé nơi đây, nên chùa bị Pháp dẹp. Chùa nầy có dật sử chính hoàng tử Đảm (sau lên ngôi là Đức Minh Mạng) sanh nơi hậu liêu vào năm Tân Hợi (1791) giữa cơn tị nạn bình Tây Sơn. Qua năm 1804, Cao Hoàng nhớ tích cũ, để tạ ơn Phật dày công che chở mấy năm bôn tẩu, nên gởi tặng chùa một cốt Phật Thích Ca thật lớn bằng gỗ mít, thếp vàng tuyệt kỹ. Từ năm 1867, chùa bị dẹp, tượng Phật phải dời về nương náu nhiều nơi, cùng một số phận với hội Cổ Học Ấn Hoa, khi đường Tự Đức, khi đại lộ Thống Nhất, (chỗ hãng máy bay Air France bây giờ), mặc cho mối ăn mọt khoét. Ngày nay thăng bình trở lại, tai qua nạn khỏi, đức Thích Ca vĩnh viễn ngự tại trung đường Viện Bảo Tàng Sài Gòn như chúng ta đã thấy. Nền chùa Khải Tường truy rõ lại, ở lọt vùng đất trường Đại Học Y Dược hiện thời, số 28 đường Trần Quý Cáp, trên khu đất mang số bông đồ kim thời 1, 8, 9, - section B 2 è feuille, ville de Saigon. Vị trí nền chùa định chừng ở lối dãy nhà bếp nhà xe của toà nhà cũ Chưởng khế Mathieu. Xóm nhà nầy dạo trước, nhiều người đồn "ở không được", và tương truyền ai ở đây, cũng bị "phá khuấy" ít nhiều, chẳng ốm đau cũng có chuyện nọ chuyện kia xảy đến làm cho nhọc lòng rối trí luôn luôn. Thời Pháp có lúc họ dùng ngôi chùa để nuôi lính sen đầm, nay chỗ ấy làm trụ sở trường thuốc, hoạ chăng từ đây tà mị gặp kẻ cao tay ấn hơn rồi!
Cũng lối đó, ngang chùa Khải Tường, day mặt ra đường Lê Quý Đôn phía sau xa xa khu trường lớn Pháp Chasseloup-Laubat cũ, xưa có một ngôi nhà lợp ngói ta, cột gỗ danh mộc, lối năm 1867, binh Pháp đặt làm tiểu đồn (fortin), sau làm trại nuôi trẻ hoang, đến năm 1895 thì dẹp.
Trong Gia Định có chùa Tập Phước, cũng có từ lâu đời.
Báo Tri Tân số 7 ngày 18-7-1941, có kể bài của ông Nguyễn Triệu chép bài thi ngũ ngôn cổ điệu của Trịnh Hoài Đức để tặng Viên Quan Hoà Thượng chùa Tập Phước như vầy:
Ức tích thái bình thì
Lộc đổng Phương thịnh mỹ
Thích Ca giáo hưng sùng,
Lâm ngoại tổ phú quý:
Ngã vi thiêu hương đồng,
Sư tác chi giới sĩ,
Tuy ngoại phân thanh hoàng,
Nhược mạc khế tâm chí,
Phong trần thúc lương bằng,
Thế giới nhập (?) ngạ quỷ!
Bình ngạnh nhậm phù trầm
Bào ảnh đẳng sinh tử.
Yểm tứ thập dư niên,
Hoàng thuấn tức gian sự!
Tây giao thích nhàn hành,
Sơn môn ngẫu tương trị:
Ngã, Hiệp biện trấn công,
Sư, đại hoà thượng vi.
Chấp, thủ, nghĩ mộng hồn!
Đàm tâm, tạp kinh quý!
Vãng sự hà túc luân,
Đại đạo hợp như thị…
Chùa Kim Chương trong thành Ô Ma, trong địa đồ Trần Văn Học, thì ở ném phía tả Hiển Trung Từ. Năm 1885, cụ Trương Vĩnh Ký đã không còn thấy, có lẽ bị phá bỏ từ trước. Nay thấy trong sách, khi ghi Kim Chương Tự, khi viết "Kim Chung Tự" định "Chương" là đúng hơn, ngặt nỗi không biết chữ viết ra sao?
Miễu Thánh cũng gọi Miễu Hội Đồng, ở về phía hữu đền Hiển Trung, cũng bị thủ tiêu trong mấy năm binh cách trước 1885.
Đền Hiển Trung, xây năm Ất Mùi (1895), trùng tu năm Gia Long thứ 3 (1804), tu bổ năm Thiệu Trị thứ 7 (1847). Đền nầy được trường Viễn Đông Bác Cổ liệt kê vào sổ cổ tích, tưởng nhờ vậy mà được tồn tại, không ngờ đến năm 1954 thì đã không còn!
Riêng tôi được đến viếng một phen năm1947 với ông Pierre Dupont, nhơn viên Trường Bác Cổ, khi ấy đền đã bị mối ăn hư hao nhiều rồi, qua năm 1950, tôi có trở lại viếng với ông Bernard Phillipe Groslier là quản thủ Pháp của viện Bảo Tàng Sài Gòn. Chúng tôi đề nghị cấp tốc sửa chữa đền, nhưng cơ quan nhà binh Pháp không thuận giao trả đền cho Trường Bác Cổ, một hai rằng đền ở trên lãnh thổ nhà binh thì thuộc quyền nhà binh định đoạt! Tưởng việc đâu còn đó, và trong trí tôi đinh ninh nhớ đền ở mé gần đường Võ Tánh, cứ đứng ngoài rào, ngay chỗ giáp mối đường Nguyễn Cư Trinh (Marchand cũ) ngó vói qua tường thì thấy nóc đền. Không dè qua năm 1955, chúng tôi trở lại đây với nhơn viên Viện Khảo Cổ, thì đã sao dời vật đổi, đền đâu chẳng thấy, một viên gạch nhỏ cũng không còn, đừng nói chi một bộ kèo trính rường cột chạm trổ tỉ mỉ. Trường Bác Cổ đã nhìn nhận và liệt kê vào hàng cổ tích, thì có lẽ đã theo "bàn tay nhám" của nhà thầu nào đó mà biến thành tờ giấy bạc trong két của họ hoặc đã làm mồi cho mối mọt, uổng thay!
Đền Hiển Trung có một dật sử riêng, nay cũng nên nhắc ra đây cho thoả chút lòng hoài cổ. Nguyên tôi có quen một bạn nhỏ, tánh tình dễ thương, nay làm việc tại Thư Viện Quốc Gia đường Gia Long. Năm 1942, anh đến tuổi nhập ngũ, nên Tây bắt vô ở trong thành Ô Ma. Nơi đây anh được nghe thuật lại một chuyện thuộc tín ngưỡng, mà bây giờ tôi xin kể nghe chơi, không dám ép phải tin bằng lời, vả lại về phần đảm bảo đúng sự thật, hoặc tin được cùng không, đã có bạn tôi chịu trách nhiệm. Số là vào năm 1938, sau cuộc tuyển chọn lính tân, nhà binh Pháp bèn đem các anh lính mới điều từ Lục Tỉnh về tập trung chung quanh và ở ngay trong đền Hiển Trung. Vài ngày sau, xảy ra việc binh lính mới điền không đau ốm mà chết, chết một hơi cả chục đứa trong một đêm. Các võ quan Pháp bao giờ họ chịu tin chuyện là ma phá quấy hay quỷ thần quở phạt, v.v… nên một mặt họ phú cho sở quân y điều tra và chận đứng bịnh lạ, một mặt nữa thì họ cấm quân lính ăn những vật bán ngoài thành. Thầy thuốc không tìm ra căn duyên bệnh dữ, và lính cứ chết thêm mãi. Túng thế họ đành nhắm mắt để cho các thầy đội ông ách cúng tế vái van thử xem. Ấy! Việc làm chơi chơi mà bệnh dứt ngang mới quái lạ. Bẵng đi một dạo, câu chuyện dị đoan vừa quên lần, kế xảy ra chuyện mấy trẻ con Tây mới đến chung quanh đền rồi chiều lại có nhiều đứa bị nóng lạnh đến bí đường tiểu tiện! Mấy ông nhà nghề, nói thúc thủ thì quá đáng, nhưng chưa kịp trổ tài thì đứa trẻ qua khỏi cơn nguy, nhờ chị vú vái cho một nải chuối. Muốn vậy thì cho vậy: năm 1939, các võ quan thành Ô Ma bày một cuộc lễ rất lớn, cho phép lính tráng nghỉ ngơi mấy ngày và tha hồ ngã bò vật heo cúng tế. Dẫu sao cũng mua được lòng vui kẻ dưới, vấn đề tự do tín ngưỡng sờ sờ trước mắt kia mà! Năm ấy cuộc lễ càng tăng phần long trọng nhờ có quan từ triều đình Huế vào đây "ngự tế". Nay đền Hiển Trung đã không còn, một phần lỗi là vì nhà binh Pháp thuở ấy tự tiện dỡ xuống không cho Trường Bác Cổ hay kịp mà dời đi chỗ khác xây dựng lại để bảo tồn một cổ tích xưa, thật là đáng tiếc lắm thay!
Văn Miếu thờ đức thánh Khổng, dựng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) tại địa phận thôn Phú Mỹ (Thị Nghè) cũng mất dấu từ lâu.
Cũng tại thôn Phú Mỹ, có một dàn xã tắc và ruộng công điền mỗi năm tế giao tại đây. Ruộng nầy, biết được ở trước Dưỡng Lão Đường, nhưng biết vậy thôi, chớ nhà cửa cất chồng lên làm mất dấu từ lâu rồi.
Một cổ tích mất dấu nữa là "Chú tiền trường", tức "trường tiền" là chỗ đúc những tiền "Gia Long thông bửu", nay nền nhà cũ ở đâu? Sở Công Chánh ngày nay, tục quen gọi "Trường Tiền", có phải là vì bộ Công khi xưa chuyên việc đúc tiền, nên nay tên gọi làm vậy, và chớ nên thấy sở Công Chánh có tục danh là "Trường tiền" rồi đề quyết ngày xưa "Chú tiền trường" ở nơi đây, vì mỗi tỉnh Miền Nam đâu đâu đều có sở trường tiền cả.
Trong Chợ Lớn có hai ngôi chùa đã bị phá, nay chỉ còn tên:
1/- Phước Hải Tự trong vùng dưỡng đường Chợ Rẫy; và 2/- Phước Hưng Tự, đường Hồng Bàng, góc Nguyễn Tri Phương. Hiện đường Hồng Bàng còn thấy vài ngôi tháp cổ kính, đây là mộ của các vị hoà thượng trụ trì chùa Phước Hưng vậy.
Về chùa Kiểng Phước, xin xem trương 160 (Tìm ở trương 160 trong sách thì không có truyện về chùa này)
Còn sót tên những chùa và hội quán như sau đây, xin bổ túc:
Ưu Long Hội Quán, ở đường Ưu Long (Xóm Củi) không đặng công nhận.
Phụng An Hội Quán của nhóm Minh Hương, số 27 đường An Bình, không đặng công nhận.
Chùa Quan Âm Tự, đối diện Bót Cầu Tre, trên hương lộ số 14.
Huệ Lâm Tự, đường Tùng Thiện Vương (Xóm Củi) đang xiêu đổ.
Mặc dù chùa nầy vắng khách, nhưng trước chùa ngày 5-4-1962, tôi còn thấy để dưới bụi cây bốn phiến đá cổ chạm theo kiểu Khơ Me, không biết do từ đâu mà chùa có, và để cù bất cù bơ làm vầy. Có người bàn với tôi nên xin "thỉnh đá" nầy đem về cho nhập vào bộ môn đá cổ của Viện Bảo Tàng. Tôi thì nghĩ khác: Nếu xin được đá nầy đem về Viện thì không khác nào"gánh vàng vào kho". Viện đã có đá nhiều, đem về thêm chật, vả lại theo tôi, đá của chùa Huệ Lâm, kiểu vở còn kém đá của Viện Bảo Tàng, nên sự đem về đó không cần thiết lắm. Chi cho bằng sẵn đây đề nghị với ban quản trị của chùa Huệ Lâm, nếu mấy hàng nầy lọt vào mắt xanh quý vị, là nên sửa sang"chỗ ngồi" xứng đáng cho các phiến đá cổ thạch nầy, trước nữa đề cao những cổ vật của chùa, sau lại cho khách bốn phương đến cung chiêm tại chỗ cũng nên lắm. (V.H.S).
Giác Lâm Tự (hẻm số…) đại lộ Thuận Kiều (không đặng đàng hoàng).
Phước Long Tự, số 226 đại lộ Hậu Giang.
Giác Ngộ Tự, số 36 đại lộ Nhân Vị. Vừa cất xong, khá đẹp.
Hưng Tích Tự (tên xưa là Giác Thành Tự), số 253, đại lộ Minh Mạng.
Tịnh độ cư sĩ, số 282 đường Nguyễn Tri Phương.
Từ Nghiêm Tự, số 415-417 đường Bà Hạt, của nhóm ni cô.
Pháp Hội Tự, số 682 hẻm Phan Thanh Giản.
Thiên Tôn Tự, đường Nghĩa Thục, kế dưỡng đường An Bình.
Pháp Quang Tự, số 163 đường Đào Duy Từ.
Linh Phước Tự, ngay cầu chữ Y, bến Phạm Thế Hiển.
Tịnh Xá Mộc Sơn tự, đường Lương Văn Can.
Tịnh độ cư sĩ, đường Lương Văn Can.
Huê Huyện (Hing Wen Pit Sut) thờ Lữ Tổ, Văn Xương, Ngũ Âm, của người Huê kiều, ở hẻm Lò Siêu số 9.
Ngoài ra, xin bổ túc như sau:
Chùa Giác Hải, số 343/45 đường Lục Tỉnh (Phú Lâm).
Chùa Gò (Phụng Sơn Tự) ở đại lộ Trần Quốc Toản (Phú Lâm).
Chùa Từ Phước, số 60 đường Lục Tỉnh.
Chùa Sùng Đức, số 140 đường Lục Tỉnh.
Chùa Tuyền Lâm, số 265 đường Lục Tỉnh.
Chùa Bửu Lâm, đường Phú Thọ.
Chùa Từ Ân, ở đường Tân Hoá (Phú Lâm).
Chùa Hưng Long, số 290 đường Minh Mạng.
Chùa Ấn Quang, số 243 đường Sư Vạn Hạnh.
Đường Lục Tỉnh, số 180 có chùa Huê Lâm (ni cô) đừng lầm với chùa Huệ Lâm, đã nói ở trương 208.
Chùa Minh Hương ở đường Hùng Vương, gần ga cũ xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho, ga nầy nay đã phá bỏ.
Sự Phát Triển Của Thiên Chúa Giáo Trong Nam
(Địa Phận Sài Gòn)
Tuy đã nói nhiều về chùa chiền theo Phật Giáo, Khổng Giáo, và Lão Giáo, để thêm đầy đủ thiên tài liệu, xin tóm tắt đại lược về sự phát triển và hoạt động của giáo khu đạo Thiên Chúa tại Sài Gòn.
Nhắc lại năm 1884, Hội Truyền Giáo Nam Kỳ xin tách ra làm một giáo khu giám mục riêng biệt cai trị một địa phận gồm một phần lớn Nam Kỳ và hai tỉnh miền Trung là Bình Thuận và Đồng Nai Thượng.
Cứ theo thống kê trong bộ "Đông Dương Tân Thời"(L Indochine Moderne của hai ông Testeron và Percheron) (trương 235) thì năm 1928 giáo khu giám mục Sài Gòn gồm có:
- Số người theo đạo Thiên Chúa Giáo…89.250 (89 ngàn 250)
- Trụ sở của đức Linh Mục đặt tại Sài Gòn
- Thánh đường (églises), tiểu giáo đường
(chapelles) và cầu nguyện đường (oratoires) 248
- Tu nữ (bà sơ) Dòng Saint-Paul de Chartres 256
Kể và 9 trường học (écoler)
8 viện trẻ mồ côi (orphelinats)
7 dưỡng đường (hôpitaux)
1 viện trị phung cùi (léproserie)…
- Một số nữ tu sĩ bản xứ coi sóc 14 viện trẻ mồ côi.
- 170 trường học địa phương (école pároissiale)
số học trò theo học là 14.935 (14 ngàn 935)
- 4 viện mồ côi (Nam) - Số học trò là 140
- 1 ấn quán.
- 2 tờ tuần báo (périodiques).
Sài Gòn có một quản sự tu viện của Hội Ngoại Quốc Truyền Giáo (Procure des Missions Etrangères) thiết lập năm 1901, đặt ra để tiếp tế các vị tu sĩ tạm đi qua đây. Như năm 1928, viện đã tiếp rước 122 tu sĩ trong hội và 148 tu sĩ các hội khác, tính chung là 270 tu sĩ ghé Sài Gòn.
Số người giữ đạo Thiên Chúa tại Sài Gòn và vùng phụ cận gồm có xóm Thị Nghè, xóm Chợ Quán, và Xóm Chiếu, tính vào ngày Sài Gòn bị binh Pháp chiếm (11 tháng 02 năm 1859) là… 27 ngàn công giáo. Lúc ấy giáo khu Sài Gòn biệt lập như hiện nay chưa có.
Ngày 13 tháng 2 năm 1859, ông B.Paul Lộc, tử vì đạo, bị đem ra xử tử (chém đầu) tại cửa thành, góc đường Hồng Thập Tự và Hai Bà Trưng hiện nay. Đây là một vị tử đạo duy nhứt của họ Sài Gòn, ngày sau được:
- Đức Thánh Léon XIII, ngày 13-02-1879, phong "Vénérable" Đại Đức.
- Đức Thánh Pie X, ngày 02-05-1909, phong "Bien-heureux" (Á Thánh).
Ngày Thành Lập Giáo Khu Sài Gòn
(Foundation de la Chrétienté de Saigon)
Từ năm 1848, Hội Truyền Giáo trên Cao Miên (Mission du Cambodge) được giao cho Đức Cha Miche cai quản. Từ năm 1852, Đức Cha Lefèbvre được phong đại lý Đức Giáo Hoàng hoặc giáo khu giám mục (vicaire apostilique de la Cochinchine Occidentale) tại miền Tây Nam Kỳ. Đầu Đức Cha bị triều đình Nam treo giải thưởng, từ khi khai chiến với Pháp, nhưng Đức Cha Lefèbvre trốn thoát nạn và ngày 15-02-1859 thì lên được tàu về Pháp.
Trừ hai khu Thị Nghè và Chợ Quán vẫn tách riêng thì cho đến năm 1861, Sài Gòn, Xóm Chiếu, và vùng phụ cận vẫn chung làm một họ. Tháng 2 năm 1859, theo chơn quân đội Pháp, Đức Cha Lefèbvre trở về Sài Gòn, chiêu tụ các tử đệ và người công giáo về lập ấp quy tựu từ đồn Nam (Tân Thuận) chạy đến kinh Tàu Hũ.
Tháng 5 năm 1863, Thuỷ Sư Đề Đốc De Lagrandière nghĩ công ơn người công giáo, nên ban phụ cấp cho Hội Truyền Giáo, mãi đến năm 1882, phụ cấp này mới bị bãi bỏ.
Kể ra có công nhiều nhứt là:
- Đức Bá Đa Lộc, (Père Le Grand) tịch ngày 9-10-1799.
- Đông Cung Cảnh, từ trần ngày 21-3-1800 (cách có mấy tháng).
- Cha P. Liot (nhờ ông nầy nên hai ông Nguyễn Ánh và Bá Đa Lộc quen nhau, về sau P. Liot làm bí thư và kế nghiệp Bá Đa Lộc) tịch ngày 28-4-1811 (mộ ông ở gần lăng Bá Đa Lộc, được liệt kê cổ tích tháng 5 năm 1930).
Nhà Dòng Saint-Paul
Lối cuối năm 1860, do yêu cầu của Đức Cha Lefèbvre, nên các bà sơ Nhà Dòng Saint-Paul de Chartres được phái sang đây, với phận sự là săn sóc trẻ mồ côi vì cha mẹ chúng bị bắt đạo nên bỏ rơi, và những trẻ vô thừa nhận của bên lương. Gốc tích nhà Dòng "Thánh Nhi" Sài Gòn (Sainte-Enfance) do đây mà có. Nhà Dòng nầy lúc ban sơ ở Chợ Cũ, dựa nhà đức Linh Mục; hai năm sau 1862, Đô Đốc Bonard hiến cho Bà Bề Trên R.M. Benjamin, sở đất hiện nay ở chỗ ta còn thấy, nên Nhà Dòng dời về đây và lần lượt bành trướng thêm, gồm có:
- Một nhà tu riêng cho các bà sơ Việt Nam.
- Một nhà nuôi trẻ con Pháp và trẻ con lai.
- Một ký túc xá dạy dỗ nữ sinh con nhà khá giả bản xứ, gọi Trường Nhà Trắng.
- Một nhà nuôi trẻ mồ côi và con bỏ rơi bản xứ.
- Một nhà nuôi gái bản xứ bị dụ dỗ nay cải thiện.
(Tương truyền nhà lầu cao lớn nơi đây là do ông Nguyễn Trường Tộ năm xưa đứng coi xây cất).
Dưỡng Đường Chợ Quán
(Hôpital de Cho-Quan)
Dưỡng đường này do Đức Cha Lefèbvre sáng lập, để nuôi người bịnh tật nghèo nàn, không phương thế làm ăn, ban sơ cất ở gần nhà Đức Linh Mục, vùng Chợ Cũ, về sau Nhà Dòng và Chánh Phủ Pháp thoả thuận giao cho các bà sơ Dòng Saint-Paul đảm nhiệm nên đem trụ sở về Chợ Quán.
Chủng Viện (Séminaire)
Trước lập tại Thị Nghè, rồi dời về Xóm Chiếu sau rốt về đường Cường Để như ta thấy ở giữa Thánh Nhi Viện (Sainte-Enfance) và con đường Nguyễn Du.
Nhà tu Carmel
Ngày 3 tháng mười năm 1861, có bốn bà nữ tu sĩ dòng Saint-Thérèse, đến Sài Gòn, nhiệm vụ là lập nhà tu Carmel. Trụ sở ở đường Cường Để, ngang Chủng Viện.
Các vị Sư Huynh Trường Công Giáo
(Les Frères des Ecoles Chrétiennes)Nhơn lời yêu cầu khẩn thiết của Đô Đốc De Lagrandi ère, nên năm 1866 có sáu vị sư huynh sang Sài Gòn do đại sư huynh T.H. Frère Philippe Supérieur des Frères des Ecoles Chrétiennes biệt phái. Qua đến đây thì cách ít lâu sau, Nhà Dòng giao cho các vị ấy trông nom trường trung học Collège d Adran là trường do Đức Cha Puginier thiết lập từ hai năm trước (1864). Trường nầy hoạt động cho đến tháng chạp năm 1882, thì đóng cửa, vì hội đồng quản hạt Nam Kỳ đề nghị ngưng cấp học bổng. Trường TaberdNăm 1874, Cha Henri de Kerlan, cha sở coi thánh đường Sài Gòn, tự xuất tiền riêng, sáng lập trường Taberd (vì thế nên nay còn hình bán thân của Cha tại sân trước), đầu tiên là để dạy dỗ các Tây Lai, sau nầy mới đổi thành chánh sách, thâu nạp tất cả các học sanh, bất luận lương, giáo. Ban đầu các học trò nơi đây do các tu sĩ, truyền giáo sư (missionnaire) dạy dỗ. Từ năm 1889, thì các sư huynh thay thế các vị nầy trong đường giáo huấn, và các sư huynh trường Công Giáo (Les Frères des Ecoles Chrétiennes) buổi đầu tiên là do Đức Cha Colombert mời qua. Những dãy nhà cũ của trường là do Đức Cha Mossard đứng coi xây cất, lớp sau mới là của các sư huynh tiếp tục tu tạo thêm mới được đồ sộ như ngày nay. Trường vốn là sản nghiệp riêng của Hội Truyền Giáo (Mission).
Cũng như trường Trung Học Chasseloup-Laubat, về sau trở nên trường Trung học Jean-Jacques Rousseau, trường Taberd rất có công trong việc đào tạo nhơn tài trong xứ trong nhiều thế hệ liên tiếp. Thanh danh rất lớn. Được nhiều cảm tình. Dưỡng Đường Quân Binh(Hôpital Militaire)Năm 1864, nhà thương nầy thuộc các bà sơ Dòng Saint Paul coi sóc. Qua năm 1904, chế độ nầy cáo chung và từ ấy các nữ y tá ngoại đạo trông nom. Tuy vậy chánh phủ Pháp vẫn tiếp tục trợ cấp một siêu độ sư (aumônier) đến để thăm viếng vấn an bịnh nhân cùng làm phép bí tích nếu cần. Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn(Basilique de Saigon)BáoCách Mạng Quốc Gia , số 406 xuất bản ngày 6 và 7 tháng chạp năm 1959, có bài khảo cứu rất đầy đủ về lịch sử nhà thờ Đức Bà do ông Phạm Đình Khiêm viết.
Đây là tài liệu khác do bộ "Đông Dương Tân Thời"(L Indochine Moderne) của hai tác giả Pháp Testeron và Percheron viết từ năm 1931."Từ ngày Pháp chiếm Sài Gòn, Đức Cha hành lễ tại một ngôi chùa hoang phế và sửa tạm dùng làm thánh đường.Năm 1863, Đô Đốc Bonard truyền lịnh dựng nơi ngày nay là trụ sở Toà Tạp Tụng đường Nguyễn Huệ, một thánh đường bằng gỗ, nhưng thánh đường nầy, mười năm sau thì mối mọt ăn mục nát không còn dùng được nữa.Năm 1874, phải dọn về phòng khánh tiết của dinh cũ Phó Soái Nam Kỳ, chỗ nhà trường Taberd hiện nay và tạm hành lễ nơi đây.Đô đốg Duperré truyền đem việc xây cất thánh đường ra đấu thầu, và sau rốt, thì công việc tạo tác do ông Bourard được mời từ Paris qua đôn đốc.Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Đức Cha Colombert đặt viên đá đầu tiên trước mặt Phó Soái Nam Kỳ và đông đủ nhơn vật tai mắt thời ấy.Ngày 11 tháng 4 năm 1880, ăn lễ lạc thành rất lớn.Tiền xây cất, tiền sắm từ khí nội tâm, Soái phủ Nam Kỳ đài thọ tất cả, là hai triệu năm trăm ngàn (2.500.000) quan tiền Tây thưở đó.Thánh đường đo được 133 thước Tây từ cửa ngăn (porche) đến mút chót phòng đọc kinh (chevet).Hoành lang (transept) đo 35 thước bề ngang.Cao: từ đá xây cuốn trốc khung (clef de voute) đụng đất cái là 21 thước.Hai tháp cao từ mặt đất là 36 thước 60. Sau thêm hai cánh chóp nhọn lầu chuông 21 thước nữa là tất cả cao 57 thước (tháp chuông làm năm 1895). Sáu đại đồng chung, nặng 25.850 kí (tiếng gồm sáu âm) đặt dưới hai lầu chuông.Lễ nghi xức dầu đền thánh đặt làm "Vương Cung Thánh Đường" (Basilique) được cử hành long trọng ngày 7 và 8 tháng chạp năm 1959.
Và Sài Gòn hãnh diện có một Vương Cung Thánh Đường từ đây, một vinh quan của Viễn Đông.Sau đây là danh tánh các linh mục Giáo Hoàng đại lý, giáo khu giám mục Miền Tây Nam Kỳ từ năm 1852 đến năm 1926:Dominique Lefèbvre… 1852 - 1865Jean-Claude Miche… 1865 - 1873Isidore Colombert… 1873 - 1894Jean-Marie Dépierre… 1895 - 1898Lucien Mossard…1898 - 1920Victor - Charles Quinton…1920 - 1924Isidore Dumortier…từ năm 1926…Và những vị cố đạo (missionnaires apostoliques):Oscar de Noloberne…1863 - 1871Henri de Kerlan…1872 - 1877Henri Le Meé…1877 - 1898Anselme Delignon (vicaire)…1898 - 1899Henri Moulins…1899 - 1900Charles Boutier…1900 - 1906Eugène Soulard, từ năm 1906.Và vân vân…(theo tài liệu bộ "L Indochine Moderne" của Teston và Percheron, ngưng năm 1926, thiếu tài liệu từ năm ấy đến hiện nay).
Đình thờ thần
Các đình thờ thần xưa của đất Sài Gòn nay đã mất đi rất nhiều, nay chỉ còn nhắc tên và biết được vài đình mà thôi.Tại Sài Gòn:- Mỹ Hội- Hoà Mỹ- Tân Khai- Long Điền- Trường Hoà- Long Hưng- Phú Hoà (còn)- Phú Thạnh (còn)- Nam Chơn (còn)- Tân An (còn)- Chợ Quán (còn)- Cầu Kho (còn)- Cầu Quan (còn)Trong Chợ Lớn:- Phú Định (bỏ rồi)- Phú Hoà (bỏ rồi)- Phú Lâm (còn)- Cây Gõ (dẹp, cất trường Cây Gõ sau đổi tên là trường Minh Phụng)- Phú Hữu (còn)- Minh Phụng (còn)- Bình Tiên (còn)- Bình Tây (còn)- Tân Hoà Đông (còn)- An Bình- Cầu Tre (còn)v.v…
Nguồn: http://vnthuquan.org/