Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Xóm đạo Tha la

Xóm đạo Tha la
Copy từ http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=22926 ; đăng ngày21/01/11 ,do nick name "Hết xài" đưa lên,mục Đạo Thiên chúa .
Tha La là một địa danh thuộc ấp An Hội xã An Hòa, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.
Nơi đây có 1 xóm đạo mà bà con theo đạo Thiên Chúa lâu đời nhất Tây Ninh, lịch sử họ đạo đã có trên 160 năm.
Có 1 xóm đạo Công giáo giữa vùng Thánh địa đạo Cao Đài Tây Ninh
Theo sách Tây Ninh Xưa và Nay của tác giả Huỳnh Minh, xuất bản năm 1972 thì vào cuối thời Minh Mạng, khoảng 1840, có một nhóm giáo dân độ vài chục gia đình được cha Cosimo Trí dìu dắt, chạy nạn tới khu rừng Tha La, khai quang lập ấp xây dựng cuộc sống, đồng thời cố gắng bảo tồn gốc đạo và niềm tin. Để tránh sự theo dõi và phát giác của viên chức triều Nguyễn đang ở thời kỳ e ngại đạo ngoại lai khiến bị theo dõi, những buổi lễ thường phải lưu động. Một tàn cây cổ thụ, một mái lá đơn sơ, hoặc túp liều tranh ủ dột cũng mang đủ ý nghĩa và mang tính chất của cái nhà thờ. Nhiều lúc phải làm lễ ban đêm. Khắp vùng xã An Hoà xưa hầu như đều có dấu chân của con Chúa. Cha chủ chiên Cosimo Trí đã thấp một ngọn nến giữa rừng âm u, vừa khai hoang lập ấp vừa ẩn náu, vừa mưu sinh, vừa khai sáng nguồn suối tâm linh tươi mát cho các con chiên, để nó trôi chảy cho đến ngày hôm nay. Nếu triều đình có lệ phong thần cho những vị có công khai làng mở mang bờ cõi thì chính cha Trí cũng là vị rất xứng đáng được phong Thánh Hoàng bổn cảnh của dân chúng An Hoà.
Sau năm 1863, khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Nam Nam kỳ thì hoàn cảnh thuận tiện hơn. Việc truyền đạo Chúa được nhà cầm quyền Pháp khuyến khích và giúp đỡ. Giáo dân gom tụ lại Tha La đông hơn và họ đạo Tha La được chính thức thành lập, trực thuộc Toà Thánh La Mã. Nhà thờ có nơi cố định, đầu tiên được xây cất, với vật liệu đơn sơ. Từ điểm nầy, các vị cha tiếp nối đi đến các địa phương khác để truyền đạo và lập thêm xứ đạo mới. Ngày nay ở Tây Ninh, đạo Công Giáo vẫn phát triển song hành với các tôn giáo khác. Đi đâu cũng thấy nhà thờ, ngay cả vùng thánh địa Cao Đài cũng có.
Vì nhờ sự cho phép của người Pháp họ đạo Tha La phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững vàng. Vào đầu thế kỷ 20 nhà thờ được xây cất qui mô hơn. Tuy vậy người Công Giáo Tha La không quay lưng lại với dân tộc. Chúng ta không đủ tài liệu để biết Tha La có tham gia phong trào Cần Vương và Văn Thân chống Pháp hay không, nhưng chắc chắn vào mùa Thu năm 1945, thanh niên Tha La, nhất là thành phần trí thức đã tích cực tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ. Và chính thời điểm nầy, nhà thơ Vũ Anh Khanh cũng gia nhập đi theo phong trào kháng chiến, ông đã làm bài thơ để đời, trong đó có những câu cho thấy rằng người Tha La đã đặt tình yêu quê hương tổ quốc lên trên hết:
Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. ờ...Ơ...Hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Tha La qua thi ca và âm nhạc: Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh...">
Mặc dù đã có lịch sử lâu đời nhưng xóm đạo Tha La chỉ được mọi người thực sự biết đến khi nhà thơ Vũ Anh Khanh(sinh năm 1926 tại Phan Thiết Bình Thuận, mất năm 1956) sáng tác bài thơ "Tha La xóm đaọ" sau khi ông đến thăm Tha La.
Tác phẩm của ông gồm có: truyện dài Nửa bồ xương khô, Bạc xíu lìn, Cây ná trắc, truyện ngắn có Đầm ôrô, Ngũ Tử Tư, Sông máu, Bên kia sông. Tác phẩm của Vũ Anh Khanh có giá trị, tiêu biểu cho dòng văn chương thời kỳ kháng Pháp ở Nam Bộ. Nhưng, dường như nhiều người chỉ nhớ đến Vũ Anh Khanh với bài thơ Tha La xóm đạo:
"Đây Tha La xóm đạo,
Có trái ngọt, cây lành.
Tôi về thăm một dạo,
Giữa mùa nắng vàng hanh,
Ngậm ngùi, Tha La bảo:
- Đây rừng xanh, rừng xanh,
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh,
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.
Viễn khách ơi! Hãy dừng chân cho hỏi
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng
Đây Tha La một xóm đạo ven rừng.
Có trái ngọt, cây lành im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây! Khách hỡi! Có ai chờ?
Ai đưa đón?
Xin thưa, tôi lạc bước!
Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, đưa đón tôi
Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài trên vệ cỏ.
Nghìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nhìn hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng.
Tha La hỏi: - Khách buồn nơi đây vắng?
- Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!
- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?
Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn.
Gió vun vút, gió rợn rùng, gió rít,
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!
Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh
Khách rùng mình, ngẩn ngơ người hiu quạnh
- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch.
Gặp cụ già đang ngắm gió bâng khuâng
Đang đón mây xa... Khách bỗng ngại ngần:
- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng: "Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi, đau đất nước lầm than".
Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng
Ngày hiu quạnh. Ờ... ơ... hơ... Tiếng hát,
Buồn như gió lượn, lạnh dài đôi khúc nhạc.
Tiếng hát rằng:
Tha La hận quốc thù,
Tha La buồn tiếng kiếm.
Não nùng chưa! Tha La nguyện hy sinh
Ờ... ơ... hơ... Có một đám chiên lành
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy
Quỳ cạnh Chúa, đám chiên lành run rẩy:
- Lạy đức Thánh Cha!
Lạy đức Thánh Mẹ!
Lạy đức Thánh Thần
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...
Rồi... cởi trả áo tu,
Rồi... xếp kinh cầu nguyện
Rồi... nhẹ bước trở về trần...
Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy ngừng chân,
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ
Trời Tha La vần vũ đám mây tang,
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi cho bẽ bàng!
Ờ... ơ... hơ... Ờ... ơ... hơ... Tiếng hát;
Rung làm lạnh, ngân trầm đôi khúc nhạc,
Buồn tênh hênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách quá đi thôi!
Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ
Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:
- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành
Tha La dâng ngàn hoa gạo
Và suối mát rừng xanh
Xem đám chiên hiền thương áo trắng
Nghe trời đổi gió nhớ quanh quanh..."
Trước năm 1975, nhạc sĩ Dũng Chinh đã phổ nhạc bài thơ Tha La xóm đạo. Ca sĩ Giao Linh hát bài này
Nhạc sĩ Sơn Thảo cũng phổ bài thơ thành ca khúc Hận Tha La, ca sĩ Thanh Tuyền hát.
Viễn Châu, một soạn giả cải lương nổi tiếng cũng đã mượn ý và lời bài thơ của Vũ Anh Khanh để viết tình khúc tân cổ giao duyên Tha La xóm đạo, nghe nghệ sĩ Thành Được hát , ngoài ra Chí Tâm cũng có thể hiện bài tân cổ Hận Tha La
Thành công của những ca khúc, tình khúc phổ từ bài thơ đã tạo cho bài thơ Tha La xóm đạo ngày càng bay bổng, vang xa, lan tỏa rộng hơn.
1 số hình ảnh về xóm đạo Tha La (10 ảnh)
Không có ghi chú cho hình trên, nhưng có vẽ như đang chuẩn bị cho mùa Giáng Sinh.
Không có ghi chú cho hình trên.
Không có ghi chú cho hình trên.
hình ảnh trong ngày lễ lớn 1/11 ở xóm đạo Tha La
hình ảnh trong ngày lễ lớn 1/11 ở xóm đạo Tha La
hình ảnh trong ngày lễ lớn 1/11 ở xóm đạo Tha La
hình ảnh trong ngày lễ lớn 1/11 ở xóm đạo Tha La
Họ đạo Tha la-Ảnh của Vinh-SaiGon.
Tha La - Trảng Bàng- lễ nguyện cầu cho những linh hồn đã mất.
Tha La by Night-Tuy không theo đạo nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự ấm áp, sự gần gũi giữa những người đã khuất với những người còn sống. Trong ngày đầy ý nghĩa này mọi người trong bất cứ gia đình nào dù ở đâu cũng trở về vây quần bên nhau , xua đi cái lạnh lẽo của nghĩa trang, họ cùng nhau thắm những ngọn nến lung linh trên mộ người thân của họ. Cả nghĩa trang Tha La như bừng sáng bởi những ngọn nến ấy. Tha La đêm nay bỏng trở nên nhộn nhịp , sôi nổi, thắm đậm tình làng xóm , tình người để những người ngoại Đạo như tôi không cảm thấy lạc lõng.Rolleiflex 2.8E Fujipro 160s out date 2008 convert BW//Xóm đạo Tha La,Ấp An Hội - xã An Hòa-huyện Trảng Bàng - Tây Ninh 1-11-2011
Tha La by Night
Tha La - nguyện cầu. Ảnh của Tamngu/
Tha La - cõi tâm linh.
Tha La bynight ảnh của clicking.
(Tổng hợp sưu tầm từ nhiều nguồn trên internet)

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Thanh Nga (Tổng hợp các bài viết -1)

Thanh Nga (Tổng hợp các bài viết -2)
Copy từ http://www.vietdongtam.net/showthread.php?t=3998; đăng ngày 15/01/11, mục Điện ảnh - Diễn viên điện ảnh - Việt Nam.
Bài viết của các tác giả: Mai Quân, Liêu Giang, Lê Quang Thanh Tâm, NSƯT Bạch Tuyết, Hồ Quang, Thanh Thanh, Thanh Vân, Lê Huy…
Thanh Nga- Nữ Hoàng Sân Khấu
Từ lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu Thanh Minh, do nghệ sĩ Năm Nghĩa – dưỡng phụ của Thanh Nga – làm bầu gánh.Nhờ nhạc trưởng Út Trong của đoàn Thanh Minh rèn luyện cho nhiều bài bản cổ nhạc, Thanh Nga được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt khi bắt đầu chính thức diễn trên sân khấu khi mới 12 tuổi qua vai đào con trong các tuồng như Phạm Công Cúc Hoa, Đồ Bàn Di Hận, Lửa Hờn…Biệt hiệu “Thần Đồng Thanh Nga” có từ giai đoạn này.
Rèn luyện cho chín mùi, cô bước vào vai chính đầu tiên lúc 16 tuổi: Vai Sơn Nữ Phà Ca trong tuồng “Người Vợ Không Bao Giờ Cưới”..
Nỗ lực dìu dắt tận tình tiếp theo của những nghệ sĩ bậc thầy như Năm Châu, Phùng Há, Kim Cúc, Cô Ba Thanh Loan…giúp Thanh Nga - với sắc đẹp dịu dàng, lộng lẩy, quyến rũ cùng lối ca diễn truyền cảm đặc biệt – đã mãi gây ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn giới mộ điệu qua những vai kế tiếp như Xuân Tự trong tuồng “Áo Cưới Trước Cổng Chùa”, Giáng Hương trong “Sân Khấu Về Khuya”, Diệp Thúy trong “Đôi Mắt Người Xưa”, Uyên trong “Ngã Rẽ Tâm Tình”, Trinh trong “Con Gái Chị Hằng”, Mía trong “Bọt Biển”…Từ lúc lên sân khấu lúc 8 tuổi với vai diễn đầu tiên là Nghi Xuân trong vở “Phạm Công Cúc Hoa”. Mười năm sau bắt đầu được biết tới với vai Phà Ca trong “Người vợ không bao giờ cưới” của sọan giả Kiên Giang cô đã làm cho khán thính giả xúc động theo mối tình ngang trái của nàng Phà Ca và chàng Kiểu Mộng Long – con của Sứ Quân Kiểu Thuận ở đất Sơn Tây. Chính lối ca chân phương và cách diễn thật thà, chân chất mà Thanh Nga đã xuất sắc trong vai này.
Thanh Nga bước thẳng đến đài vinh quang trở thành nghệ sĩ đoạt huy chương vàng đầu tiên của Giải Thanh Tâm, khi ở tuổi 16. Có lẽ khó có ai ca diễn hay hơn nữ nghệ sĩ tài danh nhưng hồng nhan bạc mệnh này qua những vai người phụ nữ trong cảnh đời ngang trái, trớ trêu; trong xã hội đầy dẫy bất công, thiếu tình người và sẵn sàng khai thác, vùi dập những cô gái lỡ mang kiếp đọan trường, bất hạnh. Vở tuồng “Tiếng Trống Mê Linh” là một vở tuồng kinh điển của cải lương sau năm 1975. Đoàn Thanh Minh Thanh Nga vẫn tiếp tục khẳng định được phong cách của thương hiệu mình, vào giai đoạn này, tài năng của nghệ sĩ Thanh Nga đã chín muồi.
Thanh Nga cũng có nhiều thể nghiệm khác dưới ánh đèn sân khấu hoặc vô tuyến truyền hình. Đầu năm 1970 Thanh Nga làm cho giới nghệ thuật và khán giả phải nể phục và chú ý khi sáng tác tuồng theo ch ủ đề “Không” tung lên màn ảnh nhỏ truyền hình Sài Gòn.Từ loạt vở này, Thanh Nga được mọi người đặt thêm biệt hiệu “Người đẹp không tên”.Diễn cải lương cho đoàn nhà, Thanh Nga còn là gương mặt sáng trên Truyền hình Sài gòn.Khi đóng kịch lúc diễn cải lương. Ngoài ban Thanh minh- Thanh Nga, cô còn hợp tác diễn chính cho các ban Kiều Mai Lý, ban Phụng Hảo trong các vở như: “Người thua cuộc” của soạn giả Nguyên Thảo(diễn chung với Hùng Cường, Kiều Mai Lý, Bảo Quốc…), “Yêu trong mộng tưởng”của soạn giả Trần Qụân(diễn với Dũng Thanh Lâm, Thanh Sang, Bạch Lê, Bảo Quốc…”…
Ở bộ môn kịch nói, Thanh Nga cũng rất duyên dáng và điệu nghệ không kém gì so với bộ môn cải lương. Có cả những vở kịch cô hóa thân làm gái hippi, hoặc thủ vai nữ chúa của một băng đảng, lái motocycle trong bộ y phục nóng bỏng, gọn gàng thời trang, khác hẳn khi cô yểu điệu tha thướt trên sân khấu cải lương. Mái tóc cô được cột ra phía sau bằng một giải lụa dài. Vòng chân bước ra khỏi chiếc motocycle, cô dùng tay rút chiếc khăn buộc tóc và xổ tung mái tóc một cách rất điệu nghệ. Trông cô giống như một trong những người đẹp của điệp viên hào hoa 007 James Bond.
Sau thành công rực rỡ qua vai diễn đầu tiên trong phim nhựa mầu “Đôi Mắt Người Xưa” hồi đầu thập niên 60, Thanh Nga đã trở thành một trong những minh tinh màn bạc xuất sắc ở Miền Nam trước năm 1975, qua những cuốn phim khác như: Hai Chuyến Xe Hoa, Mùa Thu Cuối Cùng, Bụi Phấn Hồng, Thương Muộn, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Xa lộ không đèn, Nắng chiều, Lan và điệp, Loan mắt nhung, Mãnh lực đồng tiền, Người cô đơn…
Khi địa vị của Thanh Nga không những sáng chói trên sân khấu mà còn bận rộn với liên tục hợp đồng đóng phim, Thanh Nga vẫn dành cho sân khấu sự ưu tiên số một trong chọn lựa. Sân khấu là nơi Thanh Nga đón nhận nhiều tiếng vỗ tay với hàng trăm vở diễn thành công khác như “Sắc đẹp nàng vô tội” (của Nguyễn Liêu), “Mưa rừng” (của Hà Triều - Hoa Phượng), “Gió ngược chiều” (của Nguyễn Thanh Châu), “Hoa Mộc Lan”, “Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài”, “Mạnh Lệ Quân”, “Dương Quý Phi”, “Tiếng Hạc Trong Trăng”, “Giữa Chốn Bụi Hồng”, “Mộng Bá Vương”, “San Hậu”, “Phụng Nghi Đình”, “Đời Cô Lựu”, “Sau Ngày Cưới”, “Truyền Thuyết Về Tình Yêu”, “Bóng Tối và Ánh Sáng”, “Tấm Lòng Của Biển”, “Bên Cầu Dệt Lụa”..
Thanh Nga lúc nhỏ có tên là Juilette Nga, được Dưỡng phụ Năm Nghĩa gởi cho học trường Ðầm và từ đó mà sau này cô có một số bạn bè thuộc gia đình khá giả, quí phái, dù rằng cô chỉ là con của một nghệ sĩ, một bầu gánh hát cải lương. Trong số những người bạn của Thanh Nga có cô gái con của một nhà đại tư bản, vẫn thỉnh thoảng liên lạc biếu tặng những món quà giá trị, và đáp lại thì Juilette Nga cũng gởi tặng vé hát, dù rằng lúc nhỏ cô chưa lên sân khấu. Sự quen biết kéo dài theo thời gian cho đến khi Thanh Nga lớn lên được đào tạo trở thành đào hát cải lương cũng vẫn còn tiếp tục, chớ không phân biệt được giữa con nhà đại tư bản và con của đào kép hát cải lương.Nếu giải Thanh Tâm đưa “Phà Ca” sáng lên như ngôi sao mới mọc (1958), thì cũng đưa vào đời một Thanh Nga bắt đầu biết mộng mơ biết làm thơ. Và những lời đồn đại, cả giấy mực viết ra, là có thật về chuyện Thanh Nga có người yêu đi vào chiến khu theo Cách mạng, tâm đầu ý hợp với anh chàng ạn diễn Út Hậu, hay mối tình thầm kín của Thanh Nga và soạn giả Hà Triều năm lên 18… Mối tình thầm kín của Hữu Phước dành cho Thanh Nga, đến ngày trở thành đôi tình nhân đẹp trên sân khấu với NS Thành Được, cuộc hôn nhân tan vỡ đầu tiên với người đàn ông tên Mẫn… Hồng nhan bạc phận…Bà phải sống những ngày đoạn trường và đối mặt với dư luận cay nghiệt của một đời nghệ sỹ . Những rắc rối không đâu cứ ùa đến, có cả việc vu oan, tố cáo. Từ chỗ tưởng như ngã quỵ, Thanh Nga chỉ còn tình yêu sân khấu, thành công nối tiếp thành công đã giúp cô đứng lên với một người bạn bên cạnh, tay trong tay đến giờ phút cuối cùng trong cuộc đời: ông Phạm Duy Lân.
Thanh Nga là người tin số mệnh và đa cảm. Bà và ông Lân không sinh cùng ngày, nhưng chết cùng giờ, thậm chí cách nhau chỉ vài phút, cùng một chỗ, một tình cảnh và một hung thủ lạ mặt, cứ y như ứng với câu thơ tiền định: Anh và em sống giữa cõi mây này. Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau. Như mây bay mãi, bay bay mãi. Sinh chẳng cùng năm - nguyện chết cùng ngày... Năm 1960, hay 1961 đạo diễn Hoàng Anh Tuấn làm bộ phim truyện có tựa "Hai Chuyến Xe Hoa"(đây cũng là một trong những vở cải lương nổi tiếng của NSUT Thanh Nga). Vai nữ chánh của cuốn phim là Thanh Nga.
Ðúng là nhân vật nó vận vào mình. Thanh Nga, không những một đời chỉ có 2 chuyến xe hoa…Những câu chuyện về “mùi hương” của Thanh Nga, mà vào thời đó ngay cả chính cô cũng thắc mắc tại sao người ta cứ hỏi cô về dầu thơm, là món mà dù là nghệ sĩ, cô cũng chẳng hề để ý.
Số là khoảng 1961 lúc đoàn Thanh Minh lưu diễn ở vùng Cao Nguyên Trung Phần, mà chặng đầu tiên là thành phố Ban Mê Thuột, hát tại rạp Tường Hiệp và Thanh Nga thì ở khách sạn Darlac gần đó. Cũng cùng thời gian này thì có một phu nhân giầu có từ Ðà Lạt sang thăm đồn điền cà phê ở Ban Mê Thuột, và cũng ở tại khách sạn nói trên. Hai phòng cạnh nhau ở trên lầu, và bà chủ khách sạn lại là chị em với bà phu nhân này, và sẵn thấy Thanh Nga ở trong phòng đang mở cửa, bà chủ khách sạn mời cô sang giới thiệu với bà phu nhân giầu có. Lúc bà chủ rời phòng thì Thanh Nga vẫn còn ở lại nói chuyện, đến chừng khi chồng bà phu nhân về thì hai ông bà tiếp tục trò chuyện với Thanh Nga về hoạt động cải lương thêm một lúc, cô mới về phòng của mình. Không biết mùi hương của Thanh Nga kỳ diệu ra sao, thu hút phái nam như thế nào, mà sau đó bà phu nhân tìm hỏi Thanh Nga xài loại dầu thơm gì chỉ cho bà mua, và Thanh Nga trả lời là cô không có xài thứ gì cả. Tưởng đâu cô đào cải lương giấu để xài một mình, bà phu nhân mới nhờ bà chủ khách sạn giúp cho, nhưng rồi bà ấy cũng thất bại luôn.Vấn đề Thanh Nga xài loại nước hoa đặc biệt, hay thân thể của cô thoát ra mùi hương là một trong những huyền thoại về người Nữ Hoàng sân khấu cải lương này.
Thanh Nga có sở thích là “sưu tầm búp bê”.Trong nhà của nữ nghệ sỹ này có rất nhiều búp bê đủ kiểu đủ loại. Đó là những chiến tích mà Thanh Nga sưu tầm được sau những chuyến lưu diễn, những chuyến xuất ngoại và của những khán giả ái mộ tặng cô.Thanh Nga rất sợ con dán.Từ hồi nhỏ, mỗi khi ai muốn hù dọa Thanh Nga thì cứ đem dán ra. Chắc chắn sẽ làm Thanh Nga chết khiếp. Lúc sinh thời, Thanh Nga thích mặc áo dài, áo bà ba, thích mầu vàng.Thanh Nga có thói quen là thích bộ trang phục nào là cứ bận hoài một kiểu. bận rồi giặt, giặt xong lại bận tiếp.Thanh Nga là người rất chăm chút đến kiểu tóc và bới tóc mỗi khi lên sân khấu, đóng phim hoặc chụp ảnh.
Thanh Nga rất thích làm bếp, nấu ăn, nhất là làm bánh.Mỗi dịp rãnh là cô gọi anh, em và cháu đến nhà nấu ăn hay làm bánh đãi mọi ngư ời. Lúc Cải lương gặp khủng hoảng khoảng thời gian năm 1972, cô còn làm bánh cho em và cháu đi bán.Thanh Nga là người rất tin đấng bề trên. Cô thờ Phật mà cũng tin vào Chúa.Mỗi khi gặp chuyện buồn hoặc bế tắc, cô đều cầu cả Phật và Chúa.
Thanh Nga bày tỏ quan điểm của mình về phụ nữ như sau: “Phụ Nữ cái gì tốt cũng nên học tập để biết”. Theo Thanh Nga đó là điều cần thiết
Có một Thanh Nga- “Ngôi sao điện ảnh”
Không nên ca ngợi nền điện ảnh Việt Nam trước năm 1975, vì đó là một nền điện ảnh ít giá trị, mang nặng tính chất thương mại và lệ thuộc, nhưng rõ thật cũng có những thành tựu xuất sắc của một thời rực rỡ nếu so với các nước trong khu vực. Nền điện ảnh Miền Nam Việt Nam thời đó hơn Thái Lan, Singapore, Philipine… có thể ngang với Đài Loan, Hàn quốc. “Minh tinh” thời đó có nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng, Bạch Tuyết, Kiều Chinh, Kim Cương, Mộng Tuyền, Khánh Ngọc, Kim Vui…và Thanh Nga.
Sau thành công rực rỡ qua vai diễn đầu tiên trong phim nhựa mầu “Đôi Mắt Người Xưa” hồi đầu thập niên 60, Thanh Nga đã trở thành một trong những minh tinh màn bạc xuất sắc ở Miền Nam trước năm 1975, qua những cuốn phim khác như: Hai Chuyến Xe Hoa, Mùa Thu Cuối Cùng, Bụi Phấn Hồng, Thương Muộn, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Xa lộ không đèn, Nắng chiều, Lan và điệp, Loan mắt nhung, Mãnh lực đồng tiền, Người cô đơn. ..Phim làm ra thời kỳ này yếu tố ăn khách là hàng đầu.
Thanh Nga trong “Xa lộ không đèn” cũng có những câu chuyện rất vui. Tất nhiên, muốn ăn khách, trong phim phải có một chút “sex” cho nó ươn ướt, đó là đoạn Thanh Nga sau khi bị …bề hội đồng, đã tiếp tục rơi sâu hơn trong hố trụy lạc của cuộc đời và trở thành một vũ nữ sexy. Thanh Nga, thần tượng của hàng triệu khán giả Nam Bộ, mà lắc lắc bụng, ẹo mông là hết ý rồi, vì từ trước tới nay, coi Thanh Nga diễn tuồng trên sân khấu, quần áo năm bẩy lớp kín mít đừ đầu tới chân, làm sao mà biết dưới những lớp áo đó có cái gì. Tất nhiên, một đại tài danh như Thanh Nga, làm sao chịu “tụt” cho ĐD Hoàng Anh Tuấn quay được, nhưng với xảo thuật chắp vá của điện ảnh, cái đó không thành vấn đề, đầu Thanh Nga đít người ta là chuyện dễ ợt. Vì thế, Đạo Diễn Tuấn cần một figurante, một em hình nhân thế mạng để diễn tả ph ía sau của Thanh Nga. Ông Hoàng Anh Tuấn quay phim biết là chuyện ngụy tạo ráp nối, còn những tín đồ của Thanh Nga làm sao mà biết được, chuyện “đầu với đít tuy hai mà một, đít với đầu tuy một mà hai”.
Xem xong Xa Lộ Không Đèn khán giả ái mộ tất phải đinh ninh “bên trong” Thanh Nga là vậy đó!!!
Người “đóng thế” Thanh Nga tên là Lệ Tuyền. Cô này làm nghề vũ nữ ở Đệ Nhất khách sạn. Lệ Tuyền cũng khuôn mặt trái soan bầu bầu, nước da mịn màng, trắng toát…vòng số 1, số 2, số 3, đều đúng chỉ số, mà ăn nói lại hiền lành nhỏ nhẹ.Tới lúc quay, tuy là vũ nữ nhưng cô em cũng không chịu cởi, và ĐD Tuấn đã phải vận dụng tối đa nghề nói phét để thuyết phục. Mọi nguời bị đuổi ra hết, trong phòng chỉ còn lại ĐDTuấn, cameramen và cô nàng ĐD Tuấn nói đại khái: “Em phải hiểu là mình đang làm nghệ thuật, nghệ thuật là trong sạch tuyệt đối. Đối với anh lúc này, em chỉ là một tài tử của anh, không phải là một người đàn bà, anh nhìn em cũng như ống kính nhìn những nét đẹp của em thôi...” Và khi phim chiếu, khán giả chỉ thấy thân hình thật đẹp của một vũ công và nháng nháng gương mặt của Thanh Nga nhưng không thấy Lệ Tuyền đâu cả.… Lúc quay phim “Xa Lộ Không Đèn”, Lệ Tuyền khoảng trên duới 20 tuổi.Trong những báo ngày trước, thường có những truyện tiểu thuyết bằng hình (photo romance).
Để đền bù chuyện Thanh Nga mượn thân hình trình diễn, Lệ Tuyền đóng truyện bằng hình tuy không ngọ nguậy được nhưng ít nhất thiên hạ cũng biết tới mặt đẹp của cô và dùng làm bậc thang đầu tiên trong nghề điện ảnh vậy.
Kịch sĩ Ngọc Phu trong một cuộc phỏng vấn tại Hải Ngoại, khi nhận xét về các nữ diễn viên điện ảnh trước năm 1975 có nói:
“Đối với tôi, diễn viên Việt Nam, người diễn xuất được, có thể nói chỉ có một mình cô Thanh Nga thôi. Đóng với Thanh Nga bốn phim tôi thấy, cô nhập vai và dẫn mình theo cô, đúng như nhân vật đó. Thí dụ như cô đóng vai cô bán hàng, là đúng cô bán hàng, tư cách của cô bán hàng. Cô đã lột mình đi, bỏ cái mình ra, để hoàn thành đúng với vai diễn” .
Và, xem chừng như tương phản với những vai buồn trên sân khấu cải lương, nữ minh tinh Thanh Nga trên màn bạc còn thu hút khán giả ciné qua những vai vui trong các phim hài, bên cạnh những danh hài như hề râu Thanh Việt, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Xuân Phát, Thanh Hoài nh ư các phim “ Năm vui hề về làng”, “Sợ vợ mới anh hùng”, “Tam quái túc cầu”, “Triệu phú bất đắc dĩ”, “Quái nữ Việt quyền đạo” .Bạn bè của gia đình Thanh Nga nhận xét: "Thời kỳ này, có thể gọi là hạnh phúc nhất của Thanh Nga: tiền tài, danh vọng, mái ấm gia đình... đều có đầy đủ".
Rồi Thanh Nga trở thành một trong những diễn viên xuất sắc ở miền Nam và là "diễn viên xuất sắc nhất” tại đại hội điện ảnh Á Châu tổ chức năm 1973 tại Đài Bắc với vai cô gái Huế trong phim “Nắng chiều”, là đại diện gương mặt nữ duy nhất trong đoàn tham dự đại hội điện ảnh Ấn Độ năm 1969, được cố Thủ tướng Indira Gandhi đón tiếp , có hình ảnh đăng đầy trên báo chí Ấn Độ. Thanh Nga vẫn còn đó trong những thước phim lưu giữ tại các viện lưu trữ ở Tokyo, Paris, Hồng Kông.
Thanh Nga cùng Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương, là 4 gương mặt diễn viên tiêu biểu, mỗi người với thế mạnh riêng đã đóng phim nhiều nhất tại miền Nam (trước 1975). Với tài nghệ, vẻ đẹp đài các và thanh tú, Thanh Nga in đậm trong trí nhớ khán giả qua phim “Loan mắt nhung” của đạo diễn Lê Dân, dựa theo tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thụy Long, nhân vật nữ chính bị đẩy vào cái chết bi thương.
Sau giải phóng miền nam, trã lời phỏng vấn trên báo chí tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà nội, Thanh Nga đã có lần bày tỏ ước muốn được tham gia diễn xuất trong những vai diễn của nền điện ảnh Cách Mạng.Có những đạo diễn miền Bắc đã lên kế hoạch mời Thanh Nga đóng phim như Đạo diễn Trần Phương, đạo diễn Hải Ninh…Sự ra đi đột ngột và vĩnh viễn của Thanh Nga đã làm cho cơ hội thử sức qua những vai diễn của nền điện ảnh xã hội chủ nghĩa không còn. Sau năm 1975, Thanh Nga chỉ kịp diễn xuất trong 2 bộ phim quay sân khấu hóa là “Làm lại cuộc đời”( phim 35 ly) và “Tiếng Trống Mê Linh”(phim 16 ly).Bộ phim “Làm Lại Cuộc Đời”, sau ngày Thanh Nga mất mới có dịp chu du khắp nơi phục vụ bàn con trên khắp mọi miền đất nước

Nữ nghệ sĩ Thanh Nga

Nữ nghệ sĩ Thanh Nga
Copy từ http://www.vietdongtam.net/showthread.php?t=3998; đăng ngày 15/01/11, mục Diễn viên điện ảnh - Việt Nam - Thanh Nga; do nick tranchau đưa lên.
Thanh Nga (1942-1978) là nghệ sĩ cải lương được coi là nổi tiếng nhất, tài sắc vẹn toàn nhất. Cô được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu".
Tiểu sử
Tên thật: Juliette Nguyễn Thị Nga
Sinh ngày: 31 tháng 7 năm 1942
Nơi sinh: Tây Ninh
Nguyên quán: Tây Ninh
Cha: Nguyễn Văn Lợi
Mẹ: Nguyễn Thị Thơ (bà bầu Thơ, trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời)
Tôn giáo: Phật giáo (pháp danh: Diệu Minh)
Thanh Nga kết hôn hai lần, lần đầu với ông Nguyễn Minh Mẫn (sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa), lần sau với ông Phạm Duy Lân (luật sư). Cô có 1 con trai (với ông Lân) là Phạm Duy Hà Linh (sinh 1973, nay là nghệ sĩ hài kịch).
Gia đình cô còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như:
Năm Nghĩa (cha dượng)
Bảo Quốc (em cùng mẹ khác cha)
Hữu Châu (con của nghệ sĩ Hữu Thìn, anh ruột của Thanh Nga)
Cô bị ám sát cùng chồng ngày 26 tháng 11 năm 1978 tại Sài Gòn, được an táng tại nghĩa trang chùa Nghệ Sĩ.
Giải thưởng tiêu biểu
1958: Giải Thanh Tâm triển vọng (vai sơn nữ Phà Ca, vở Người vợ không bao giờ cưới)
1966: Giải Thanh Tâm xuất sắc (vai Giáng Hương, vở Sân khấu về khuya)
Các vai diễn nổi tiếng khác
Quỳnh Nga (Bên cầu dệt lụa)
Vân (Bóng tối và ánh sáng)
Dương Vân Nga (Thái hậu Dương Vân Nga)
Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh)
Thanh Nga cũng tham gia nhiều phim, nổi tiếng nhất là:
Đôi mắt người xưa (vai Diệp Thúy)
Hai chuyến xe hoa
Loan mắt nhung (Xuân) 1970
Mùa thu cuối cùng 1971
Nắng chiều (cô gái Huế)
Vết thù trên lưng ngựa hoang 1971
Lan và Điệp 1971
Sau giờ giới nghiêm 1972
Triệu phú bất đắc dĩ
Quái nữ việt quyền đạo
Thương muộn
Tìm lại cuộc đời 1977
Xa lộ không đèn (Liễu)
Năm vua hề về làng
Người cô đơn
Bia mộ nghệ sĩ Thanh Nga ở chùa Nghệ Sĩ, quận Gò Vấp.
Nghệ sĩ Thanh Nga - năm 1969.
Thanh Nga trong vở Sân khấu về khuya.
Hình Thanh Nga trên trang Khánh Ly