Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Y học Rasayana & mơ ước trẻ hóa cơ thể

Y học Rasayana & mơ ước trẻ hóa cơ thể
Copy từ báo "Thuốc & Sức khỏe" số 471(01/03/13) trang 13.
Lời tòa soạn:
Gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu ý kiến "có hay không thảo dược giúp tăng kích thước vòng một", "thảo dược có tác dụng làm trẻ hóa cơ thể". Để giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu một số bài viết của PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong, nguyên Viện trưởng Viện Dược liệu.
Rau đắng biển (Bacopa monieri) - một cây thuốc được y học Rasayana xếp vào nhóm tăng cường tuần hoàn máu,tăng trí nhớ. (Ảnh của http://www.flickr.com/photos/phuonglovejesus2782010/6064827161/).
Y học cổ truyền Ấn Độ bao gồm 4 nhánh chính là Ayurveda, Siddha, Unami và Yoga dưỡng sinh. Trong đó Ayurveda là nhánh lớn nhất, Ayurveda lại chia thành 8 nhánh nhỏ: Kayachikistra chuyên chữa các bệnh nội khoa, Shalya:phẫu thuật tổng quát, chủ yếu là phẫu thuật các khuyết tật trong cơ thể, Shalakya (chữ trị các chứng bệnh liên quan đến đầu và cổ), Kaumar-Bhritya (sản khoa), Rasayana (các bệnh lão khoa,làm trẻ hóa cơ thể và tái tạo lại cơ thể - bù đắp cơ thể), Vajikaran (rối loạn hoạt động tình dục và sinh sản), Agad-Tantra (các bệnh do trúng độc), Bhuta-Vidya (bệnh nhiễm trùng), Siddha gần giống với Ayurveda về nguyên tắc chữa trị, chỉ khác là dùng nhiều khoáng vật hơn và phổ biến nhiều hơn ở miền Nam Ấn Độ.
Hệ thống y học Unani có nguồn gốc từ Hy Lạp, được người Ả Rập đưa về Ấn Độ từ thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên. Yoga và y học dưỡng sinh là những phương pháp điều trị ít sử dụng thuốc, có nguồn gốc lâu đời, dựa trên qui luật tự nhiên về cân bằng trạng thái tâm sinh lý cho người bệnh và tăng cường phát triển cơ thể.
Trường phái y học Rasayana chủ yếu quan tâm đến tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cơ thể bằng thuốc hoặc không dùng thuốc hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, làm cho cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Mục đích quan trọng là làm cho các mô và các cơ quan trong cơ thể phát triển, tăng khả năng hoạt động cả trí não và cơ bắp, bù đắp những thiếu hụt và trẻ hóa cơ thể.
"Kayakalp" có nghĩa là làm trẻ hóa cơ thể, còn "Kayakalpa" là thuốc trẻ hóa. Tái tạo và làm cho cơ thể cường tráng là mục tiêu điều trị của y học Rasayana từ giai đoạn cân bằng trạng thái bệnh tạt, xây đắp nền tảng sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng khả năng thích nghi của cơ thể khi có thay đổi của môi trường sống và làm tăng chức năng của mô và các cơ quan. "Rasa" tiếng Indu có nghĩa là huyết tương, còn "Ayana " có nghĩa là một phần, điều đó có nghĩa là trong y học Rasayana chất lượng của huyết tương rất ảnh hưởng đến hoạt động của các mô trong cơ thể. Nếu làm tăng chất lượng huyết tương, sẽ làm tăng khả năng phát triển của các mô.
Thuốc Rasayana tác dụng bên trong cơ thể thông qua hệ thống miễn dịch nội tiết và thần kinh, chủ yếu là các cây thuốc có tác dụng chống oxy hóa mạnh, hạn chế lão hóa, tái tạo tuổi thanh xuân, cơ thể cường tráng, trí tuệ minh mẫn và ngăn ngừa bệnh tật.
Tác dụng chính của các vị thuốc Rasayana là chống oxy hóa, bảo vệ gan, sinh thích nghi và điều hòa miễn dịch.
Rau đắng biển (Bacopa monieri) - một cây thuốc được y học Rasayana xếp vào nhóm tăng cường tuần hoàn máu,tăng trí nhớ. (Ảnh của hodinhhai.blogspot.com).
PGS.TS.Nguyễn Thượng Dong
Mong sao khi mình đã lục tuần, thì bà xã của mình sẽ già theo như thế này:

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Tuổi già là thời sung sướng nhất

Tuổi già là thời sung sướng nhất
Bieu Nguyen*Paul Van
Copy từ http://www.thoibao.com/index.php/en/chuyen-muc/ban-doc-viet/10070-tuoi-gia-la-thoi-sung-suong-nhat ; đăng ngày 26/02/13, mục Bạn đọc viết.
 
Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì.
Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc, làm việc dễ dàng.
Khi già tình yêu cũng không còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi.
Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng, khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui.
Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của ly dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập, không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng. Khỏe trí.
Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước ly dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.
Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại, để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, ly dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ.
Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên, đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt. Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào.
Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ. Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.
Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ chồng cũng có khi bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he ly dị, hăm he bỏ nhau. Tuổi nầy các bà cũng thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được.
Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai, khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông.
Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác.
Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn.
Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau ,cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau, không gây gổ sao được?
Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.
Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường. Biết đâu là hạnh phúc chân chính. Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác.
Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê, khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.
Lúc nầy, không còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn, không phải chi tiêu nhiều thứ , thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi, cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai, tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.
Mối lo âu về tài chánh cũng nghẹ gánh. Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có. Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi, chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.
Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.
Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người. Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn. Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng ngĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn.
Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng.
Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ. Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả.
Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như đi chơi, chứ không phải "đi cày" như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp, chán thì về nhà nghỉ ngơi.
Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng này? Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.
Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống trần gian, có chỉ mặt mà phán : “Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm”. Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó, đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉ là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời ?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi ...
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới này chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về. Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc, khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.
Này, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là “Ki-Vô-kiên” phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ, trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao?
Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi...
Tuổi thanh xuân
thoibao.com

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Hình ảnh quá phản cảm tại chùa Bái Đính

Hình ảnh quá phản cảm tại chùa Bái Đính
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/109969/hinh-anh-qua-phan-cam-tai-chua-bai-dinh.html ; đăng ngày 22/02/13, mục .
Tiền đã che phủ gần hết phần thân bức tượng Phật. Quan niệm và ý thức người dân đã thay đổi như thế nào để xuất hiện hình ảnh này?
Ảnh chụp tại chùa Bái Đính (ngày mùng 3 Tết Quý Tị) của độc giả Phan Hoài Hiệp gửi cho báo
Lên chùa phát tâm nguyện, hay cầu may xúc phạm?
Bức ảnh do bạn đọc Phan Hoài Hiệp gửi về cho VietNamNet ghi lại hình ảnh một số khách hành hương cầu may bằng cách dán…tiền lên tượng Phật Di Lặc ở chùa Bái Đính.
Những ngày này, rất đông khách hành hương đổ về chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất nước tọa lạc ở Ninh Bình. Bên cạnh những ứng xử có văn hóa ở chốn linh thiêng, tiếc rằng người ta vẫn còn chứng kiến những hành vi phản văn hóa và tôn giáo.
Trong niềm tin về sự may mắn, lợi lộc thật khó hiểu, nhiều người chen nhau chỉ để xoa tiền lên bề mặt tượng Phật Di Lặc. Chưa dừng ở đó, sự cầu may còn “quyết liệt” hơn bằng cách dán hẳn những tờ tiền mệnh giá nhỏ (500 hay 1000 đồng) lên thân tượng Phật, tạo ra một hình ảnh phản cảm có thể gây giận giữ cho bất cứ ai minh triết về con đường của Phật pháp.
Những đồng tiền vung vãi nơi cửa Phật dường như là hồi quang của một xã hội sùng bái vật chất, coi thánh thần như vật đổi chác thay vì đến với thánh thần như một hành động phát tâm nguyện.
Trả lời về ý nghĩa của việc cúng dường, ban biên tập trang web “Sáng đạo trong đời” cho biết: “Cúng dường chư Phật nhưng không phải là để chư Phật “thọ nhận” sự cúng dường đó mà sự cúng dường như vậy là một trong những pháp tu của hành giả để từ từ tiến đến buông bỏ ý niệm và chấp thủ vào một cái Ngã thường hằng bất biến, nguyên nhân lôi kéo con người vào trong vòng luân hồi sinh tử. Vì là phương pháp tu tập của hành giả nên không thể nói Đức Phật “ham thích”, hay “nhận” sự cúng dường đó. Đây hoàn toàn là sự tự giác ngộ của hành giả chứ không phải vì Đức Phật muốn hay ham thích điều đó.
Từ ý nghĩa cúng dường như vậy, Phật tử khi phát tâm cúng dường, không nên có nhiều lo lắng cho những người thọ nhận sự cúng dường. Cúng dường là một pháp tu buông xả của hành giả, người thọ nhận sự cúng dường, do phước báo hay công đức được đón nhận sự cúng dường đó. Việc sử dụng của cải cúng dường đó là việc của người đón nhận và họ sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về những việc làm của cá nhân họ.
Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói, khi cúng dường, để tăng trưởng công đức, người cúng dường không nên có tâm phân biệt cao thấp, càng không nên “lo xa” hay đặt những điều kiện với người đón nhận sự cúng dường. Một hạt cơm, nếu cúng dường với tâm vô phân biệt thì cao quý hơn việc cúng dường một tấn gạo mà đòi hỏi chuyện nọ chuyện kia. Hãy xuất phát từ cái Tâm của mình, vì một mục đích duy nhất: giải thoát khỏi mọi ràng buộc để hướng tới giác ngộ cuối cùng”.
Khải Trí

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Tim thay o imageshack

Thi tran Sapa:

Uploaded with ImageShack.us
Thac Bac - Sapa:

Uploaded with ImageShack.us
hoa Mai Anh Dao DaLat:

Uploaded with ImageShack.us
Em gai ao xanh:

Uploaded with ImageShack.us

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Bà đồ' ở Văn Miếu xinh như hot girl

Bà đồ' ở Văn Miếu xinh như hot girl
Copy từ http://news.zing.vn/Ba-do-o-Van-Mieu-xinh-nhu-hot-girl-post302841.html#detail_related, đăng ngày 16/02/13 , mục Sống trẻ.
Trên phố chữ Văn Miếu (HàNội), bên cạnh những ông đồ già cặm cụi giấy mực còn là những bóng hồng xinh tươi rạng rỡ.
Nhiều "bà đồ" vẫn còn là sinh viên, đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng vì niềm yêu với thư pháp mà ra đây khoe chữ. Cũng như nhiều ông đồ trẻ, họ chủ yếu viết thư pháp Việt. Có những người từng tham gia các lớp học thư pháp một thời gian, hoặc đi theo làm phụ tá cho các ông đồ già trước khi “ra riêng”. Cũng có "bà đồ" bắt đầu nghiệp bút nghiên bằng việc sao chép những bức thư pháp mẫu rồi hoàn thiện dần bút lực.
Thu nhập tốt cũng là lý do để một số “bà đồ” xông pha vào phố chữ. Một “bà đồ” trẻ tâm sự thật lòng, rằng ngoài niềm đam mê, cô đến phố ông đồ còn để kiếm thêm chút tiền, trang trải cho cuộc sống sinh viên. Cô tiết lộ, năm ngoái, một người bạn cùng lớp cô đã kiếm được hơn chục triệu trong ba tuần ngồi viết chữ.
Phố ông đồ cũng là nơi nhiều cô gái trẻ đến chụp ảnh làm duyên. Không “chịu” ngồi vòng ngoài chụp chơi, các cô thích hóa thân thành các bà đồ xinh đẹp, tạo dáng bên bút nghiên.
Phố chữ năm nay thêm sắc xuân với sự xuất hiện của những "bà đồ" trẻ trung.
Gương mặt thanh tú của "Bà Đồ" năm 2013 trên phố chữ Văn Miếu (HàNội).
Tà áo dài trắng duyên dáng.
Cùng chung không khí tặng chữ ở phố ông đồ
Nét chữ của "bà đồ".
Theo afamily

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Scandal tỷ phú đình đám nhất năm 2012

Scandal tỷ phú đình đám nhất năm 2012
Copy từ http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2013/02/scandal-ty-phu-dinh-dam-nhat-nam-2012/; đăng ngày 16/02/13, mục Kinh doanh - Doanh nhân.
Cựu Thủ tướng Italy Berlusconi dính nghi án quan hệ với gái làng chơi, anh em nhà Koch ép nhân viên bầu Tổng thống theo ý mình, còn ông hoàng thời trang Pháp Pinault keo kiệt từng xu cho đứa con với tình cũ.
1. Silvio Berlusconi
Silvio Berlusconi là cựu Thủ tướng Italy kiêm Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá AC Milan. Tuy nhiên, tỷ phú này lại bị điều tra vì cáo buộc quan hệ với một gái làng chơi vị thành niên. Tháng 10 năm ngoái, ông còn bị kết án 4 năm tù do gian lận thuế. Tuy nhiên, bất chấp những lùm xùm đó, Berlusconi vẫn có ý định tái tranh cử! Ông còn công khai vị hôn thê 27 tuổi của mình với giới truyền thông tháng 12/2012. Việc cưới vợ lần hai khi đã 76 tuổi này là minh chứng cho danh hiệu "ông hoàng tiệc sex" của tỷ phú lắm tài nhiều tật này.
2. Donald Trump
Vài ngày trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra, Donald Trump đã khiến cả thế giới chấn động khi đăng lên Youtube một đoạn video đưa ra lời đề nghị với ông Barrack Obama. Tỷ phú này cho Tổng thống một tuần để công khai hồ sơ đại học và hộ chiếu của mình. Đổi lại, ông sẽ đóng góp 5 triệu USD cho một quỹ từ thiện mà tổng thống lựa chọn.
Với giới báo chí, hành động này chỉ là một mánh khóe gây chú ý, và tất nhiên, Tổng thống Obama đã không mắc bẫy. Donald Trump sau đó tiết lộ với Forbes rằng ông đã không nhận được những phản ứng tích cực từ đoạn video nói trên.
3. Charles và David Koch
Người ta hiếm khi thấy cặp anh em giàu nhất nước Mỹ, Charles và David Koch, vắng mặt trên các trang báo. Tuy nhiên, vụ lùm xùm xung quanh cuộc vận động bầu cử Tổng thống của cặp anh em này hồi tháng 10/2012 là gây chú ý hơn cả. Theo tạp chí In These Times, hai tỷ phú nhà Koch đã gửi thông tin hướng dẫn bầu cử đến 45.000 công nhân đang làm việc ở chi nhánh Georgia-Pacific của họ. Tài liệu gồm một danh sách những ứng cử viên Tổng thống được nhà Koch chi tiền tài trợ.
Còn với nhân viên tại Oregon, danh sách đó gồm toàn các ứng viên đảng Cộng hòa. Hai anh em Koch phủ nhận việc mình có tinh thần đảng phái, nhưng nói rằng công ty ủng hộ những chính sách dựa trên thị trường và sự tự do kinh tế.
4. Manoj Bhargava
Doanh nhân xuất thân từ tu sĩ, Manoj Bhargava, lần đầu tiên có mặt trong danh sách tỷ phú của Forbes năm 2012 nhờ thương hiệu nổi tiếng “5-Hour Energy”. Đây là loại nước uống tăng lực bán rất chạy ở Wal-Marts và các cửa hàng rượu vang trên khắp nước Mỹ.
Tuy nhiên, tháng 11 năm ngoái, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) thông báo họ đang điều tra 13 cái chết được cho là có liên quan tới sản phẩm của Bhargava. Việc này đã dấy lên nghi ngờ về độ an toàn của các chất phụ gia được sử dụng. Tỷ phú này đã phải làm một clip phân bua trên Youtube để bảo vệ cho thương hiệu “5-Hour-Energy”. Đây là lần xuất hiện công khai khá hiếm hoi của tỷ phú nổi tiếng thích ẩn dật này.
5. Hans Kristian Rausing
Đây là câu chuyện kì lạ và đáng buồn nhất về giới tỷ phú trong năm qua. Tháng 7/2012, Hans Kristian Rausing, 49 tuổi, người thừa kế của tập đoàn bao bì sữa Thụy Điển, bị bắt giữ vì nghi ngờ tàng trữ ma túy ở nam London (Anh). Cảnh sát sau đó đã khám xét khu biệt thự 5 tầng của ông tại khu phố cao cấp Cadogan Place và phát hiện ra thi thể người vợ gốc Mỹ - Eva.
Theo giới truyền thông, hai vợ chồng ông đã nghiện ma túy nhiều năm trời. Eva cũng từng bị buộc tội buôn lậu heroin và đột nhập vào một buổi tiệc của Đại sứ quán Mỹ ở London. Cảnh sát cho biết Hans đã sống chung với thi thể này được vài tuần, chỉ vì không nỡ xa người vợ quá cố. Ông bị kết án treo vì không thông báo vụ việc cho nhà chức trách. Nguyên nhân gây nên cái chết của người vợ được xác định là dùng cocaine quá liều.
6. Francois-Henri Pinault
Ông hoàng thời trang Pháp Francois-Henri Pinault xuất thân từ một gia đình có tài sản lên đến 13 tỷ USD. Tài sản kếch sù của tỷ phú này là điểm mấu chốt trong vụ kiện đáng xấu hổ liên quan đến bạn gái cũ của ông, siêu mẫu Linda Evangelista. Cô này khẳng định Pinault đã không trả một xu nào để hỗ trợ nuôi dưỡng đứa con trai mình sinh cho ông 5 năm trước. Sau khi chia tay với Evangelista, Pinault đã kết hôn với một người đẹp khác, nữ diễn viên Salma Hayek.
Trước tòa, ông cho rằng Evangelista đã cố tình có thai với ông khi họ còn đang chìm đắm trong một mối quan hệ chóng vánh. Luật sư của siêu mẫu này thì phản bác Pinault đã dành rất nhiều tiền và sự quan tâm cho đứa con trai với Hayek, nhưng lại hoàn toàn thờ ơ với Augie, con của Evangelista. Cặp đôi này sau đó đã giải quyết êm đẹp vào tháng 5/2012 bằng một khoản tiền do hai bên tự thỏa thuận.
Thùy Linh (theo Huffington Post)

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Hàng Trung Quốc ngập chợ phiên

Hàng Trung Quốc ngập chợ phiên
Copy từ http://nld.com.vn/20130215084533796p0c1002/hang-trung-quoc-ngap-cho-phien.htm; đăng ngày 15/02/12, mục Thời sự trong nước.
Chợ phiên, nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống ở nhiều tỉnh phía Bắc, đang nhạt nhòa bản sắc vì toàn hàng hóa Trung Quốc, nhiều nơi tiểu thương “lạ” ngày càng đông.
Ở nhiều phiên chợ của đồng bào dân tộc khu vực vùng cao phía Bắc, hàng Trung Quốc xuất hiện nhan nhản, lấn át hàng nội. Đáng lo hơn, các sản phẩm đặc sản địa phương ngày càng vắng bóng.
Đua nhau đi "chợ miễn thuế"
Có mặt tại chợ cửa khẩu Săm Pun, huyện Đồng Văn - Hà Giang những ngày đầu năm, chúng tôi được cán bộ xã giới thiệu: “Đây là chợ phiên mở ra cho bà con hai bên biên giới có cơ hội giao lưu, trao đổi hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống”. Tuy nhiên, tìm đến mỏi mắt, chúng tôi cũng chẳng thấy hàng hóa nào của địa phương, họa hoằn lắm là vài mặt hàng mang tính tự cung tự cấp của bà con dân tộc.
Trong khi đó, hàng Trung Quốc không thiếu thứ gì, từ đồ tiêu dùng, quần áo đến điện tử… Trung úy Nguyễn Văn Thắng, Đồn Biên phòng cửa khẩu Săm Pun, băn khoăn: “Hàng Trung Quốc ở đây rất rẻ. Vùng này quá xa nên hàng nội chưa vươn tới được và có thể do người ta không quan tâm đến việc phân phối hàng Việt ở đây”.
Hàng Trung Quốc bán đầy chợ phiên Đồng Văn - Hà Giang
Ở chợ phiên cửa khẩu A Pa Chải, huyện Mường Nhé - Điện Biên, hàng Trung Quốc và hàng Việt được chia làm 2 dãy riêng biệt nhưng bên dãy hàng nội chỉ lèo tèo vài món. Chợ chỉ họp 3 phiên vào các ngày 3, 13 và 23 trong tháng nên người dân nhiều nơi cũng tới đây để “đánh” hàng Trung Quốc đem về các vùng sâu bên trong nội địa bán kiếm lời.
Hàng Trung Quốc thoải mái đưa qua biên giới vào ở các chợ phiên vùng cao mà gần như không có bất cứ sự kiểm soát, kiểm định chất lượng nào. “Ngươi dân nhiều nơi kháo nhau đây là các khu “chợ miễn thuế”, hàng hóa vừa nhiều vừa lạ nên kéo đến mua sắm vào mỗi phiên chợ” - ông Lê Khắc Trùy, cán bộ Phòng Công Thương huyện Mường Nhé, cho biết.
Trước khi đến các chợ phiên vùng cao thuộc loại quy mô nhất ở khu vực miền núi phía Bắc như Đồng Văn, Mèo Vạc - Hà Giang, chúng tôi đinh ninh sẽ không phải chứng kiến cảnh hàng hóa Trung Quốc lấn át các mặt hàng mang tính đặc trưng lâu nay tại đây. Nhưng không, ngoại trừ nông sản và nông cụ, các mặt hàng gia dụng, tiêu dùng, thậm chí thuốc chữa bệnh, cũng toàn đưa từ Trung Quốc sang.
Thu mua tất tần tật hàng thương hiệu
Đến các chợ phiên vùng cao, chúng tôi hết sức ngỡ ngàng khi ngay cả nhiều sản phẩm văn hóa quảng bá cho những địa điểm du lịch Việt Nam như Sa Pa, vịnh Hạ Long... cũng gắn chữ Trung Quốc. Các phương tiện phổ biến văn hóa như CD, VCD phim và ca nhạc thì 80% là hàng Trung Quốc, còn lại xuất xứ từ Thái Lan.
Ông Nguyễn Văn Bắc, nguyên cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Hà, tỏ ra âu lo về nguy cơ bị “thôn tính văn hóa” ở những vùng giáp biên do các sản phẩm văn hóa ngoại lai lấn át hàng nội địa. “Ngay cả những thứ đã trở thành thương hiệu của đồng bào dân tộc như đặc sản rượu ngô Bản Phố ở Bắc Hà cũng bị làm giả bởi cồn pha nước. Từ khi những người bán rượu ở chợ Bắc Hà nhập loại cồn Trung Quốc có thể hòa với nước để thành rượu, thương hiệu rượu ngô Bản Phố bị ảnh hưởng rất nhiều. Người đi chợ Bắc Hà giờ đây ít ai còn mua loại rượu đặc sản này nữa” - ông Bắc bức xúc.
Không chỉ hàng hóa, thương lái Trung Quốc còn tràn sang các chợ phiên mua bán ngày càng đông. Họ thu mua tất tần tật những mặt hàng đã trở thành thương hiệu của bà con dân tộc vùng cao. Thậm chí, những ngày gần đây, tại chợ gia súc Cán Cấu ở huyện Simacai - Lào Cai, thương lái Trung Quốc còn sang thu mua rất nhiều trâu với giá rất cao. “Bà con đua nhau bán trâu vì thấy được giá nhưng cứ đà này, đến vụ mùa lại thiếu phương tiện, sức kéo. Nhiều gia đình có tiền vì bán trâu nhưng vẫn đói vì không gieo trồng được gì trên ruộng rẫy của mình” - một cán bộ UBND huyện Simacai lo ngại.
Phòng mạch dã chiến
Ở một số địa phương, “thầy thuốc” Trung Quốc còn sang mở quầy khám, chữa bệnh ngay giữa chợ phiên. Họ thường nhắm đúng các phiên chợ mùa lễ hội đầu năm để mở “phòng mạch dã chiến”. Bà con người H’Mông, Dao đỏ... có tục bọc răng vàng đầu năm nên “nha sĩ” Trung Quốc làm ăn rất khấm khá. Tuy nhiên, nhìn vào dụng cụ hành nghề sơ sài, thuốc men thì lạ hoắc của các “thầy thuốc” này, chúng tôi không khỏi e ngại.
Tại chợ phiên Bắc Hà - Lào Cai, tân dược Trung Quốc bày bán nhiều và rẻ như rau nhưng cả người bán lẫn người mua đều lơ mơ về công dụng. “Thuốc Trung Quốc chữa được nhiều bệnh trẻ em, bệnh thông thường như cảm sốt, nhức đầu, đau bụng..., giá lại rẻ và cũng chưa thấy hậu quả gì nên bà con vẫn mua dùng thường xuyên” - một người bán thuốc tại chợ Bắc Hà giải thích.
Bài và ảnh: MẠNH DUY

Chùa Hương tắc nghẽn ngày khai hội

Chùa Hương tắc nghẽn ngày khai hội
Copy từ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/du-lich/2013/02/chua-huong-tac-nghen-ngay-khai-hoi/ ;12 ảnh; đăng ngày 15/02/13, mục Xã hội - Du lịch.
Sáng nay, dù trời mưa phùn nhưng hàng trăm nghìn người vẫn đổ về khu du lịch Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội) để làm lễ đầu năm. Ga cáp treo và đường bộ dẫn lên "Nam thiên đệ nhất động" đều trong cảnh chen lấn, ùn tắc.
6h45 sáng mùng 6 Tết, suối Yến dẫn vào thắng cảnh chùa Hương đã tấp nập đò.
Người dân đội mưa xếp hàng vào mua vé lên động lễ chùa.
Ga cáp treo chật cứng người. Hầu hết du khách đều phải xếp hàng hơn một giờ mới đặt được chân lên cabin cáp treo.
Nhiều người sốt ruột đã 'vượt rào' định đòi lên phía trên khiến lực lượng an ninh hoạt động vất vả.
Chùa Thiên Trù giờ khai mạc: Nhiều người phải mặc áo mưa, đội mũ đứng làm lễ.
Ảnh 6: Từ chùa Thiên Trù, khách muốn lên động Hương Tích (Nam thiên đệ nhất động) thì phải đi cáp treo hoặc đi đường bộ. Tuy nhiên, sáng nay cả cáp treo lẫn lối đi bộ đều quá tải khiến du khách mướt mồ hôi chen lấn, nhích từng bước một.
Cả nghìn người chen chúc dưới động Hương Tích.
Trong động có những khối thạch nhũ liên tục nhỏ nước xuống nên ai cũng muốn hứng lấy giọt nước cầu may. Một cô gái dùng cả khay đựng đồ lễ trèo lên cao chờ hứng nước.
Bên dưới, hàng chục người cũng rướn người, chìa tay để mong hứng được giọt nước từ "bầu sữa mẹ" khiến tắc nghẽn cả lối ra.
Ảnh 10: Một người phụ nữ vất vả đội mâm đồ lễ để tìm lối ra.
Không ít người mệt mỏi sau nhiều giờ chen lấn, đi bộ.
Ảnh 12: Trẻ em cũng vất vả theo người lớn.
Hoàng Hà

Cha tẩm xăng đốt 2 con gái tối mùng 5 Tết

Cha tẩm xăng đốt 2 con gái tối mùng 5 Tết
Copy từ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/02/cha-tam-xang-dot-2-con-gai-toi-mung-5-tet/ ; đăng ngày 15/02/13, mục Xã hội.
Do vợ nhiều lần định bỏ sang Trung Quốc làm ăn, can ngăn không được nên Hiến đã tưới xăng lên người mình cùng 2 con gái 1 và 4 tuổi rồi châm lửa đốt. Hai cháu bé tử vong còn Hiến bị bỏng 67% cơ thể.
Tối 14/2/13 (mùng 5 Tết Quý Tỵ), người dân bàng hoàng trước việc Vũ Duy Hiến (28 tuổi, ở xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) dùng xăng tẩm vào người và 2 con gái là Vũ Thị Anh Thư (4 tuổi) và Vũ Thị Trúc (1 tuổi) rồi châm lửa tự thiêu trước cửa nhà ông Nguyễn Khắc Chất, bác ruột của vợ Hiến.
Hiến đang điều trị tại bệnh viện.
 
Người dân đã dập lửa và đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng, cháu Thư và Trúc đã tử vong tại bệnh viện. Hiến bị bỏng 67% cơ thể, độ 3 - 4 ở vùng mặt, cổ, ngực, bụng và 2 chân, đang được cấp cứu tại Bệnh viện Việt - Tiệp.
Sáng 15/2/13, ông Chất cho biết, thời gian trên gia đình ông đang ăn chúc Tết ông bà đầu năm thì nghe tiếng chó sủa ngoài sân, một quầng lửa bốc cao. Ông chạy ra thì thấy Hiến chạy ra ngõ nhảy xuống ao, người cháy rực như ngọn đuốc.
Còn Anh Thư và Thu Trúc đang bị ngọn lửa thiêu ngay góc cổng nhà. Hai cháu bé được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng nhưng do bị bỏng xăng quá nặng, 1h30 ngày 15/2/13, cháu Thư ngừng thở và 4h30 cùng ngày, cháu Trúc cũng qua đời.
Tâm trạng thất thần, ông Vũ Duy Hường (57 tuổi, bố của Hiến) buồn rầu cho biết, 8h sáng 15/2/13, gia đình đã an táng hai cháu gái xấu số. Theo ông, nguyên nhân khiến Hiến hành động tiêu cực như vậy là do chị Nguyễn Thị Quyên (22 tuổi, vợ Hiến) từng có ý định bỏ ba bố con để sang Trung Quốc làm ăn. Biết chuyện, Hiến đã nhiều lần ra sức can ngăn nhưng chị Quyên kiên quyết không nghe.
Trước đó, vợ chồng Hiến thường xuyên cãi vã, chị Quyên nhiều lần bỏ nhà đi. Bất lực trước việc làm của vợ, Hiến từng bế con gái lớn định nhảy xuống sông tự vẫn nhưng gia đình kịp ngăn được. Tuy nhiên, lần này do quá bức xúc trước hành vi của Hiến nên không người thân nào vào viện thăm nom, chăm sóc anh ta.
Chị Quyên và Hiến lấy nhau năm 2009 và có hai con gái. Trước khi lập gia đình, chị Quyên làm công nhân may tại xí nghiệp giày da ở thị trấn Núi Đôi (Kiến Thụy), còn Hiến lái xe container cho các doanh nghiệp ở thành phố. Lấy vợ xong, Hiến được gia đình xây cho căn nhà khang trang để sinh sống. Sau khi sinh hai con gái, chị Quyên tạm nghỉ việc ở nhà nuôi con.
Mới đây, do bị làm mất một số hàng hóa, Hiến bị phạt 40 triệu đồng, trừ hai tháng lương. Biết chuyện, chị Quyên thường cằn nhằn khiến không khí gia đình căng thẳng. Sáng 9/2/13 (29 Tết), chị Quyên về nhà bố mẹ đẻ xin ăn Tết cùng. Chiều hôm đó, Hiến đưa Thu Trúc và quần áo của hai mẹ con về gia đình nhà chị Quyên. Và vài hôm sau thì xảy ra sự việc.
Hải Hưng

Vụ thiên thạch rơi tại Nga, số người bị thương tăng lên 500

Vụ thiên thạch rơi tại Nga, số người bị thương tăng lên 500
(VOV) -Trong đó riêng tại khu vực Chelyabinsk, con số này là 250 người.
Copy từ http://vov.vn/The-gioi/Vu-thien-thach-roi-tai-Nga-so-nguoi-bi-thuong-tang-len-500/247583.vov; đăng ngày 15/02/13, mục Thế giới.
Số người thiệt mạng sau vụ mưa thiên thạch rơi tại Nga hôm 15/2 tiếp tục tăng. Tính đến nay đã có trên 500 người tại vùng núi Uran của Nga bị thương sau sự cố trên, trong đó riêng tại khu vực Chelyabinsk, con số này là 250 người. Nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng bị bầm giập do bị kính va quệt.
Một bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Chelyabinsk cho biết: “Những người bị thương mà chúng tôi tiếp nhận chủ yếu là do bị va quệt hoặc bị bầm giập do bị kính hoặc các khung cửa sổ rơi vào người. Có rất nhiều người đã phải nhập viện. Tính đến nay, chúng tôi đã xử lý vết thương cho khoảng từ 60 đến 70 bệnh nhân. Trong khi vẫn còn rất nhiều người đang đợi ở hành lang chờ được điều trị”.
Trước đó, trong một tuyên bố, Người phát ngôn Bộ Nội vụ Nga Vadim Kolesnikov cho biết: hơn 400 người đã gọi điện xin được hỗ trợ y tế khẩn cấp sau vụ thiên thạch rơi. Đa phần những người bị thương là do bị kính rơi vào người.
Ngay sau khi xảy ra hiện tượng mưa thiên thạch, cảnh sát và các nhân viên cứu hộ, cứu nạn của tỉnh Chelyabinsk đã được điều động khẩn cấp nhằm bảo vệ các công trình quan trọng và duy trì trật tự, trị an tại các địa điểm dân cư trong toàn tỉnh, đồng thời kịp thời ứng phó với mọi tình huống mới.
Giới khoa học Nga cho biết trong hai thế kỷ 19 và 20, trên thế giới và ở Nga đã có hàng trăm trận mưa thiên thạch, nhưng thường xảy ra vào ban đêm và không gây thiệt hại lớn về người và của./.
Hồng Nhung/VOV-Trung tâm tin (Theo Reuters)

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Tưng bừng mùa khai hội

Tưng bừng mùa khai hội
Copy từ http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2013/2/311335/ ; đăng ngày 14/02/13, mục Văn hóa-Văn nghệ.
(SGGP)- Tối 13-2-13 (mùng 4 Tết Quý Tị), tại Khu di tích lịch sử, văn hóa núi Bà Đen (Tây Ninh), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Hội xuân Núi Bà năm 2013 và họp mặt kiều bào về quê ăn tết.
Dự lễ có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Võ Văn Phuông, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh; Nguyễn Thị Thu Thủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và hơn 10.000 cán bộ, nhân dân và kiều bào các nơi hội tụ về tham gia hội xuân.
Hội xuân Núi Bà Tây Ninh là hoạt động văn hóa, du lịch, hành hương lớn nhất phía Nam, mỗi năm được tổ chức một lần nhân dịp tết đến. Lễ hội diễn ra từ mùng 4 Tết đến 16 tháng giêng âm lịch, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương từ các nơi về tham quan du lịch, phúng viếng chùa Bà.
Sáng cùng ngày, tại Chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội Khán hoa mẫu đơn - Chùa Phật Tích đã khai hội thu hút hàng ngàn du khách thập phương nô nức về trẩy hội. Đây là lễ hội có từ lâu đời gắn liền với chùa Phật Tích, nơi khởi nguồn của Phật giáo Việt Nam. Lễ hội năm nay diễn ra trong 5 ngày, từ 13 đến 17-2 (mùng 4 đến 8-1 âm lịch) với nhiều chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật truyền thống, nơi gặp gỡ của các di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận như: Dân ca Quan họ, Ca trù, Chầu văn, hát Chèo và nghệ thuật hát Xẩm tại ngôi chùa có bề dày lịch sử. Tối 14-2-13 (mùng 5 Tết Quý Tị), Đại lễ khai Xuân cầu quốc thái, dân an được cử hành tại quảng trường Đại Phật Tượng trên núi Phật Tích.
Đông đảo người dân đến tham dự Lễ tế trời đất tại Khu di tích Bảo Sơn Thiên Ấn tưởng niệm vua Quang Trung. Ảnh: Đức Trung
 
Tại Khu di tích chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cũng tổ chức lễ hội mùa xuân 2013 với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn. Cùng với lễ hội chùa Keo, tỉnh Thái Bình còn có lễ hội đền Trần (Hưng Hà) diễn ra từ ngày 13 đến hết ngày 18 tháng giêng năm Quý Tỵ. Đây là dịp để người dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị vua Trần và giao lưu giữa các vùng văn hóa.
Từ ngày 14-2-13 (mùng 5 Tết), tại Nghệ An bắt đầu diễn ra các lễ hội đầu năm. Mở đầu cho chuỗi các hoạt động lễ hội đầu năm là lễ hội Pẩn nang-Nang ny tại bản Mường Ham, xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp) diễn ra trong 2 ngày 14 và 15-2, tiếp đó là lễ hội Vua Mai tại huyện Nam Đàn từ lễ hội Đền Vạn Lộc tại thị xã Cửa Lò...
Sáng 13-2-13, Sở VH-TT-DL tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với UBND huyện Krông Ana tổ chức giải đua thuyền nam truyền thống toàn tỉnh lần thứ VI trên Hồ Sen thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana. Tham dự có 250 tay chèo của 22 đoàn thuyền đua đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Krông Ana. 22 đội thuyền đua được chia làm 3 bảng thi đấu vòng loại theo lộ trình 4 vòng quanh Hồ Sen và trên mỗi thuyền có 15 tay chèo. Kết quả, giải nhất thuộc về Đội 1 (thôn 2, xã Quảng Điền), giải nhì thuộc về Đội 9 (thôn 1, xã Quảng Điền) và giải ba thuộc về Đội 8 (thôn 1, xã Quảng Điền).
Trưa cùng ngày, diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhằm cầu mong biển bình an, thuyền đầy ắp cá, nghề nông thuận lợi. Đồng thời tri ân những người lính Hoàng Sa đã ra đi từ hàng trăm năm trước. 4 thuyền đua Long, Lân, Quy, Phụng trong mỗi xã sẽ cùng nhau tranh tài.
Trưa mùng 4 Tết, diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống của người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhằm cầu mong biển bình an, thuyền đầy ắp cá, nghề nông thuận lợi. Đồng thời tri ân những người lính Hoàng Sa đã ra đi từ hàng trăm năm trước. 4 thuyền đua Long, Lân, Quy, Phụng trong mỗi xã cùng nhau tranh tài. Ảnh: VĨNH SƠN
 
Cùng thời điểm, tại đồi cát bay Mũi Né (TP Phan Thiết) đã diễn ra Hội thi chạy vượt đồi cát, với sự tham gia của gần 300 vận động viên của 25 đoàn. Không khí đầu xuân se lạnh là điều kiện lý tưởng để các vận động viên thi thố tài nghệ. Từng bước chạy quyết liệt cùng những pha bứt phá ngoạn mục trên cát đã thu hút sự theo dõi và cổ vũ nhiệt tình của du khách.
Ngày 13-2-13, hàng chục ngàn du khách và người dân Đà Lạt đã đến các khu du lịch du xuân. Một số tuyến đường ở khu vực trung tâm thành phố và trước cổng các khu du lịch: Vườn hoa Đà Lạt, Thung lũng Tình yêu...bị ùn tắc cục bộ trong giờ cao điểm. Ảnh: Nam Viên
 
Ngày 13-2-13, hàng chục ngàn du khách và người dân Đà Lạt đã đến các khu du lịch du xuân. Lượng khách tăng đột biến đã khiến các dịch vụ ăn uống quá tải, một số tuyến đường ở khu vực trung tâm thành phố và trước cổng các khu du lịch: Vườn hoa Đà Lạt, Thung lũng Tình yêu bị ùn tắc cục bộ trong giờ cao điểm.
Từ sáng sớm, bãi đậu xe của Vườn hoa Đà Lạt đã chật kín, còn tại Thung lũng Tình yêu, xe khách đậu nối đuôi thành hàng dài trên đường Mai Anh Đào. Theo thống kê, trong hai ngày 12 và 13-2-1, mỗi ngày khu du lịch Vườn hoa Đà Lạt đón trên 10.000 lượt khách, Thung lũng Tình yêu đón 9.000 lượt, Đồi Mộng mơ đón 3.700 khách, tăng khoảng 10% - 15% so tết năm ngoái.
 
Ngày 13-2-13, người dân và du khách gần xa nô nức tề tựu về đình làng Gia Viên (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) để thưởng thức và tham gia trò chơi đu tiên truyền thống. Trong ảnh: Hai thiếu nữ nhún mình đánh đu tại lễ hội đu tiên. Ảnh: Văn Thắng
 
Ngày 13-2, người dân và du khách gần xa nô nức tề tựu về đình làng Gia Viên (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) để thưởng thức và tham gia trò chơi đu tiên truyền thống. Lễ hội đu tiên có 2 phần đua của đôi nam và đôi nữ. Ban giám khảo chấm điểm dựa theo tiêu chí: đu cao nhất rồi mới đến đẹp nhất để trao giải. Hội đu tiên kéo dài đến mùng 10 Tết. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng quê ven sông Bồ trong những ngày xuân mới. Cùng ngày, tại Công viên Thương Bạc (TP Huế) diễn ra trò chơi thi đấu cờ tướng, chọi gà.
Tết này, nhiều du khách Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Trong ảnh: Tham quan đền Bayon (Campuchia). Ảnh: HOÀNG HƯNG
Kỷ niệm 224 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Chiều 13-2-2013, tại Bảo tàng Quang Trung (thuộc Khu di tích Tây Sơn hạ đạo, nằm tại địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ Tây Sơn Tam kiệt. Đúng vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (mùng 5 Tết), vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đem đại quân Tây Sơn (còn gọi đạo quân áo vải cờ đào), thần tốc tiến ra kinh thành Thăng Long, đánh tan 20 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, làm nên mùa xuân chiến thắng trong lịch sử phong kiến nước nhà.
Tiếp đó, tại Khu di tích Bảo Sơn Thiên Ấn (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Định, cùng lãnh đạo các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Phú Yên, TPHCM, đại diện Quân khu V, cùng đông đảo doanh nhân, nhân dân các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã đến dâng hương và tham dự Lễ tế trời đất, nhân kỷ niệm 224 năm Chiến thắng lịch sử Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2013). Hôm nay (mùng 5 Tết), tại Bảo tàng Quang Trung khai diễn Lễ hội Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, với các tiết mục múa võ cổ truyền, biểu diễn trống trận, múa lân…
Nhóm PV

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Trộm khoắng sạch nhà, còn gửi lại... con dao Thái

Trộm khoắng sạch nhà, còn gửi lại... con dao Thái
Copy từ http://phapluattp.vn/2013021304238492p1015c1074/trom-khoang-sach-nha-con-gui-lai-con-dao-thai.htm; đăng ngày 13/02/13, mục Xã hội-- An ninh-Trật tự.
Người dân ở phường 14 (đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp, TP.HCM) vô cùng hoang mang lo lắng trước tình trạng trộm cướp ở khu phố này.
Ngày 12/2/13 (tức mồng 3 tết Quý Tị), cả gia đình chị N.T.D ở số nhà 91/2/1 đi Đại Nam chơi từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều về, thấy nhà cửa bị cạy mở, trộm vào lục tung từ tầng 1 lên tầng 4.
Lúc phát hiện, do quá hoảng sợ nên chị Dung chỉ kịp khóa trái cửa và tri hô rồi bỏ chạy. Tên trộm cùng đồng bọn đã nhanh chóng tẩu thoát qua tầng trên, còn công an một giờ sau mới có mặt.
Tổng tài sản mất trên 300 triệu đồng, bao gồm trang sức, tiền, vàng và cả một ông địa làm bằng gỗ quý, 3 chiếc xe máy cũng đã bị bẻ khóa sẳn chuẩn bị vận chuyển đi.
Ngoài ra trộm còn đục hết cốp xe lấy tiền, lấy một bịch cao ngựa và để lại cho gia chủ… một con dao Thái Lan mới toanh.
Đây là lần thứ 2 nhà chị D. bị trộm bẻ khóa. Lần trước, trộm cũng đã vào “thăm” nhà một lần và đã lấy mất một chiếc xe máy Honda Dream.
Chỉ riêng con hẻm nhà chị T.D ở, có 8 căn nhà nhưng đã có 3 căn bị trộm “dọn” tới 5 lần. Ngay sát nhà chị D, anh Hoàng Khanh (số nhà 91/2/7) rất bức xúc cho biết cách đây mấy tháng, nhà anh bị trộm dùng xà ben cạy tung cửa, mặc dù hệ thống cửa có rất nhiều lớp, nhiều ổ khóa hiện đại. Trộm đã đục hết toàn bộ két sắt có 300 triệu, một chiếc xe Honda Airblade cùng nhiều vật dụng có giá trị khác.
Gia đình anh Hải, cùng con hẻm này cũng bị trộm ghé thăm hai lần. Lần thứ nhất khoảng vào tháng 6-2012 lấy hơn 30 triệu tiền mặt, một điện thoại và một máy chụp hình. Sau đó vài tháng, trộm tiếp tục đột nhập lấy một chiếc nhẫn vàng và một điện thoại.
Anh Hải cho biết riêng khu phố này đã có đến 7 gia đình bị trộm cạy cửa vào “dọn” nhà trong thời gian gần đây. “Con hẻm toàn cán bộ, công chức nên đi cả ngày chỉ biết khóa cửa lại, nhưng xem ra khóa cũng chẳng ăn thua”, chị D lo lắng.
Theo Nguyễn Loan (Tuổi Trẻ)

Khách du lịch nườm nượp du xuân ở Đà Lạt

Khách du lịch nườm nượp du xuân ở Đà Lạt
Copy từ http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2013/2/311323/ ; đăng ngày 13/02/13, mục Mọi miền đất nước.
(SGGPO)- Sáng 13-2-13, hàng chục ngàn du khách và người dân Thành phố Đà Lạt đã nườm nượp đổ ra đường phố và đến các khu du lịch du xuân.
Du khách lên Đà Lạt du xuân
Do lượng khách tăng đột biến đã khiến các dịch vụ ăn uống quá tải, một số tuyến đường ở khu vực trung tâm thành phố và trước cổng các khu du lịch Vườn hoa Đà Lạt, Thung lũng tình yêu bị ùn tắc cục bộ.
Bãi đậu xe ở Vườn hoa Đà Lạt kín chỗ
Từ sáng sớm, bãi đậu xe của Vườn hoa Đà Lạt đã chật kín, còn tại Thung lũng Tình yêu, xe khách đậu nối đuôi thành hàng dài trên đường Mai Anh Đào. Các điểm vui chơi công cộng và khu vực quanh bờ hồ Xuân Hương cũng thu hút một lượng lớn khách và người dân đến vui chơi và chụp hình lưu niệm cùng sắc hồng của hoa mai anh đào.
Du Khách tham quan Vườn hoa Đà Lạt
Sáng 13-2-13, trời Đà Lạt trở lạnh và có mưa xuân, tạo thêm cảm giác thú vị cho du khách.
Tin, ảnh: Nam Viên

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Người vợ của Bùi Giáng

Người vợ của Bùi Giáng
Copy từ http://vn.news.yahoo.com/người-vợ-của-bùi-giáng-035506598.html ; đăng ngày 09/02/13, mục .
(TN Xuân) Đọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm
Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông - làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 - 1964).
Ảnh: Tư liệu
Bà nhớ lại Bùi Giáng được cha mẹ cưới vợ cho năm 1945, khi ông vừa 19 tuổi. Hôn nhân ngày trước thường do cha mẹ đôi bên sắp đặt. Có lẽ, cuộc hôn nhân của Bùi Giáng cũng không đi ra ngoài quy ước đó. Người phụ nữ giữ nhà thờ tộc Bùi xác nhận: “Chị Bùi Giáng về làm dâu nhà ông bà bác tôi (cụ Bùi Thuyên và bà Huỳnh Thị Kiền - cha mẹ ông Bùi Giáng) năm 18 tuổi. Chị là người Duy Xuyên, đẹp lắm, tóc dài da trắng cái chi cũng đẹp. Tên thật của chị là Vạn Ninh”.
Tất cả thành viên trong gia đình đều quý yêu bà chị dâu trẻ. Ông Bùi Luân - em ruột Bùi Giáng - tỏ lòng quý mến của mình với người chị dâu trong tập thơ Chớp biển của Bùi Giáng in tại Canada năm 1996: “Phải nhận là chị xinh đẹp, cởi mở, vui tính, hồn nhiên… Gương mặt chị, hình ảnh chị đã nổi bật, sáng ngời mãi trong ký ức tôi. Duy có điều bất cứ ai, dù không biết gì nhiều về tướng số, gặp chị là cũng nhận ra ngay: Chị không thể ở lâu với chúng ta trên cõi đời này, dù cõi đời vốn đã ngắn ngủi. Lấy chồng được ba năm, chị đã đột ngột lìa đời lúc mới ngoài hai mươi tuổi… Chị trút hơi thở một cách bình thản”.
Vợ chồng Bùi Giáng được cha mẹ cho một khu vườn đẹp ở làng Trung Phước để lập nghiệp. Trung Phước là thung lũng trù phú ven sông Thu, kế cận mỏ than huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ngày nay. Làng Trung Phước cách Thanh Châu trên dưới ba chục cây số. Có lẽ cuộc hôn nhân của lứa đôi trẻ trung này giữa miền đất Trung Phước không được êm ấm cho lắm. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Chỉ một thời gian ngắn sau ngày cưới, người vợ trẻ đã phải lặn lội từ cái thung lũng ngoạn mục nhất đó, xuôi sông Thu Bồn êm đềm với ngàn dâu xanh ngát, về nhà bố mẹ chồng ở Thanh Châu cách hàng mấy chục cây số. Trên chiếc đò bé nhỏ, chàng trai nói với người vợ trẻ: Nếu em không đổi ý quay về, không bỏ qua chuyện cũ thì tôi sẽ… nhảy ra khỏi đò!
Khách xuôi đò tưởng người con trai đùa dọa người vợ mảnh dẻ. Để nguyên quần áo, ngay lập tức anh mình gieo xuống giữa dòng sông Thu. Và bơi theo đò. Để rồi thả trôi theo dòng nước hết chỗ mấy chục cây số đó, tới tận bến nhà”.
“Bỏ qua chuyện cũ” là chuyện gì? Đó là một chuyện hết sức tức cười và trẻ con. Ông Bùi Luân tiết lộ: “Cô con dâu đứng bên bà mẹ chồng sụt sùi: Anh cho con ăn toàn khoai lang và rau luộc. Anh không cho con mua cá mua thịt…”. Thì ra, Bùi Giáng đã… đi trước thời đại chúng ta về chủ trương… ăn chay. Ông hiểu một cách tuyệt đối thế nào đó về ẩm thực dưỡng sinh, nên chỉ thuận cho cô vợ ăn rau cải, củ quả mà không cho phép bà ăn gà, bò - hai món thịt ngon nhất của vùng Trung Phước.
Người vợ qua đời năm 1948 khi Bùi Giáng vắng nhà. Ông Bùi Luân viết tiếp: “Phút lâm chung, chị không thấy mặt chồng… Tôi chỉ biết là anh có mặt vào phút chót của buổi tiễn đưa chị về nơi an nghỉ cuối cùng - anh đứng bên cạnh chiếc quan tài với vành khăn trắng trên đầu”.
Bùi Giáng yêu vợ nhưng vẫn muốn… bỏ nhà đi chơi. Cũng bình thường như bao nhiêu người đàn ông Quảng Nam lãng mạn khi xa vợ, Bùi Giáng có thể gặp gỡ, giao lưu với những người phụ nữ khác và nhận ra họ vượt trội vợ ông về một vài phương diện nào đó. Thế nhưng, tình yêu và nỗi xót xa dành cho người vợ ở quê nhà thì rất đỗi mặn mà, vô cùng tha thiết: “Mình ơi, tôi gọi bằng nhà/Nhà ơi, tôi gọi mình là nhà tôi”.
Hai năm sau cái chết của người vợ trẻ, ông dẫn một bầy dê lên Nông Sơn chăn thả, ngao du qua những đồi núi, suối khe mơ màng để nhớ thương vợ. Hai năm sau đó nữa, ông gửi bầy dê lại cho… chuồn chuồn và châu chấu, bỏ quê nhà đi chơi tiếp. Ở đâu, ông cũng phục hiện những hình ảnh yêu dấu xưa. Bài thơ nhớ vợ có một không khí rất đỗi bi ai, tràn đầy hoài cảm: “Em chết bên bờ lúa. Để lại trên lối mòn. Một dấu chân bước của. Một bàn chân bé con! Anh qua trời cao nguyên. Nhìn mây buồn bữa nọ. Gió cuồng mưa khóc điên. Trăng cuồng khuya trốn gió. Mười năm sau xuống ruộng. Đếm lại lúa bờ liền. Máu trong mình mòn ruỗng. Xương trong mình rả riêng. Anh đi về đô hội. Ngắm phố thị mơ màng. Anh vùi thân trong tội lỗi. Chợt đêm nào, gió bờ nọ bay sang”.
Bùi Giáng bỏ cố quận ra đi biền biệt. Ra đi nhưng ông vẫn nhớ, đến tha thiết não nùng. Nhớ nhưng ông không dám trở về bởi nơi nào ở cố quận cũng nhắc ông nghĩ đến tình yêu của người vợ khổ.
Ông gọi bà với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu tiên, bà được gọi là “gái trần gian”. Ông có thể gặp gỡ, cười đùa, tán tỉnh cả trăm người phụ nữ khác nhưng lòng ông chỉ yêu và chỉ nhớ mỗi mình bà, đặc biệt những khi ông còn lại một mình, đối mặt với chính tâm thức cô đơn của mình: “Đùa với Tuyết, giỡn với Vân. Một mình nhớ mãi gái trần gian xa. Sương buổi sớm, nắng chiều tà. Trăm năm hồng lệ có là bao nhiêu?”.
Thứ hai, ông gọi bà là “con mọi nhỏ”. Người Duy Xuyên có lệ thương yêu ai thì gọi người ấy là “con mọi”, “thằng mọi”. Tôi lấy làm tiếc khi có vài người nghiên cứu văn học hiểu nhầm chữ “mọi” trong thơ Bùi Giáng: “Mọi em là mọi sương xuân. Ban sơ núi đỏ chào mừng non xanh”. Thơ ông viết cho “con mọi nhỏ” của mình tràn đầy nỗi thương xót và tình yêu dấu: “Giờ ly biệt, ta xin em đừng khóc. Nào phải không? Lệ chảy có vui gì? Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc. Nước xuôi dòng, ngàn thu hận ra đi”.
Ông phong tặng người vợ của mình - con mọi nhỏ, lên thành mẹ của giang san: “Em thành Mẹ của giang san. Em là thần nữ đoạn trường chở che”. Thơ ông viết cho vợ càng lúc càng trang trọng. Tất cả cái mẫu tính dịu dàng, hồn nhiên, tươi đẹp, đôn hậu toát lên từ con người của bà Bùi Giáng khiến ông cảm phục vợ. Từ một con người cụ thể, mảnh mai, bà vụt trở thành hình tượng cao quý nhất trong lòng ông, trong thơ ông: “Em thuyền quyên ban mưa móc xum xuê. Em rắc gieo khắp xứ sở bốn bề. Suốt địa hạt tình quê hương ba ngõ. Anh quỳ xuống gọi em: Em mọi nhỏ”.
Lắm khi ở phương xa, ông nhớ cố quận. Qua mấy mươi năm, hình ảnh người vợ trẻ, hiền ngoan ấy vẫn sống trong lòng ông. Ông uống trà giữa Sài Gòn mà hình ảnh của bà ngày xưa ở Quảng Nam như hiển hiện trước mắt: “Trung niên thi sĩ uống trà. Thưa em mọi nhỏ, em đà uống chưa?”. Một nửa cuộc đời ông, một nửa trái tim ông dành để nhớ bà.
Vũ Đức Sao Biển

Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Đặc công Việt Nam “xuất quỷ nhập thần” (kỳ 2)

Đặc công Việt Nam “xuất quỷ nhập thần” (kỳ 2)
Copy từ http://kienthuc.net.vn/vu-khi/dac-cong-viet-nam-xuat-quy-nhap-than-ky-2-189177.html, đăng ngày 09/02/13; mục .Quân sự - Vũ khí.
(Kienthuc.net.vn) - Giữa Sài Gòn hoa lệ được canh phòng cẩn mật, Đặc công Việt Nam vẫn lọt vào và tặng cho kẻ thù màn đạn pháo 75mm.
Kỳ công lập trận địa pháo
Năm 1966, Ngụy quyền có kế hoạch tổ chức lễ quốc khánh rầm rộ vào ngày 1/11/1966. Tất cả các phương tiện thông tin của chính quyền Sài Gòn được huy động để quảng cáo rùm beng cho ngày lễ này. Bộ tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Gia Định quyết tâm đánh địch ngay trong buổi lễ. Nhiệm vụ khó khăn này được giao cho Tiểu đoàn 6 Bình Tân và Tiểu đoàn 8 pháo binh quân khu.
Qua nghiên cứu, ta chủ trương dùng cách đánh pháo kích. Một trận địa pháo đặt ở Nhà Bè do Tiểu đoàn Bình Tân đảm nhiệm sẽ bắn vào lễ đài khi bắt đầu buổi lễ. Và trận địa thứ 2 đặt ở Thủ Đức do Tiểu đoàn 8 pháo binh quân khu thực hiện sẽ bắn vào đội hình diễu binh của địch nếu chúng vẫn tổ chức diễu binh sau khi bị pháo ở Nhà Bè bắn. Vũ khí sử dụng ở hai trận địa là pháo không giật DKZ 75mm.
Đặc công rừng Sác chuẩn bị cho một trận đánh.
Chuẩn bị cho trận đánh, khẩu đội DKZ 75mm của Tiểu đoàn 8 phải đi vòng từ Củ Chi qua Thủ Dầu 1, sang Biên Hòa, vòng sang Bà Rịa lên Long Thành rồi về Thủ Đức. Đường hành quân qua nhiều đồn bốt địch nên mất cả tháng trời và hy sinh 5 pháo thủ. Vì thương vong nặng, khẩu đội này không thể chiến đấu được nên Đoàn 10 Đặc công rừng Sác nhận lệnh thay thế.
Dùng lối đánh bí mật và hiểm hóc của đặc công, hai trận địa pháo được đưa vào sát nách địch. Trận địa Nhà Bè nằm cách địch hơn 6.000m và trận địa Thủ Đức cách mục tiêu hơn 5.000m. Cả hai trận địa đều được xây dựng rất kỳ công.
Cuốn sách Biệt động Sài Gòn – những chuyện giờ mới kể viết: “Trên ấp Chánh Bình (Bình Hưng, Nhà Bè), khẩu DKZ 75mm được đặt trên “cái giá” gồm 50 cây cọc tràm, chà là xốc thành 3 tầng giữa ruộng bùn. Các ngọn lúa cao quá đầu người được câu lại làm “giàn rỡ" ngụy trang.
Trên rạch Bà Vạt, ấp Đồng Phú (An Phú, Thủ Đức), pháo được giá trên 1.000 bao cát dìm xuống nước và các ruột xe hơi đắp lên nền nhà cũ. Số cát này, những người nông dân là cơ sở cách mạng trong “ấp chiến lược” phải mua đến 3 ghe đầy luồn lách trên sông rạch chuyển đến trận địa. Đêm trước của buổi lễ, mọi việc chuẩn bị xong, các họng pháo đã chĩa về mục tiêu chờ phát hỏa.
Hai trận pháo kích hiểm hóc
Cũng theo cuốn Biệt động Sài Gòn - những chuyện bây giờ mới kể viết: "Sáng 1/11/1966, ở trận địa Nhà Bè, qua nóc tháp chuông nhà thờ Đức Bà, mục tiêu được xác định. Về giờ nổ súng, quân ta dựa vào chiếc đài bán dẫn. Ngay khi đài Sài Gòn phát thanh trực tiếp buổi lễ thì làn sóng phát thanh của địch trở thành người trinh sát hoàn hảo cho ta.
6h05 ngày 1/11, tướng Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu đọc diễn văn: “Thưa quý quan khách, thưa...”. Đúng lúc này, khẩu DKZ ở Nhà Bè khai hỏa. Một tiếng nổ vang, khẩu pháo khẽ chồm lên, tiếng nổ từ nội đô vọng lại làm chiến sĩ phấn khởi. Radio tắt ngấm khi Nguyễn Cao Kỳ chưa kịp đọc hết lời kính thưa.
Khẩu đội DKZ bắn tiếp quả thứ hai thì chiếc máy ngắm bị văng ra. Lý do là ngày 31/10/1966, địch cho bộ binh và không quân đánh ra các vùng ven Sài Gòn để đảm bảo an ninh cho buổi lễ hôm sau. Bom, pháo địch bắn gần trận địa đã làm máy ngắm của DKZ bị hỏng, pháo binh lấy khăn buộc máy ngắm súng cối của Đức vào DKZ để thay thế.
Trước tình hình đó, pháo thủ vẫn bình tĩnh buộc lại máy ngắm rồi bắn tiếp 2 quả đạn nữa. Từ trong các đồn bốt xung quanh, pháo địch cũng bắn bừa ra một loạt nhưng chỉ một lát chúng lại nín khẽ vì các đơn vị bạn kiềm chế chúng bằng những loạt đạn chính xác.
Tranh thủ, khẩu đội liền bắn hết cơ số đạn 12 quả trong vòng 10 phút. Trận địa phủ mờ khói trắng, những cây lá mỏng manh không thể che giấu nổi nữa, các chiến sĩ thu pháo rút khỏi trận địa. Lúc này, pháo địch bắt đầu phản ứng dồn dập vào một vùng khá rộng xung quanh. Trên đầu 4 trực thăng vũ trang quần thảo, bắn phá ầm ĩ. Vừa may lúc ấy, một chiếc ghe lườn nổ máy lướt tới, đầu mũi cắm một lá cờ “ba que" nhỏ. Ghe dân! Anh em vẫy chiếc ghe cập lại.
Bác nông dân nói nhanh: “Các chú lên ghe lẹ đi. Tụi nó đã ra đầu ấp kia”. Vài phút sau, cả khẩu đội và pháo đã nằm gọn trong lòng ghe trở về điểm ém tại ấp Gò Bầu,xã Phước Lạ an toàn.
Trận đánh của đặc công ta giữa đô thành Sài Gòn làm quân Mỹ - Ngụy khiếp sợ. Ảnh minh họa.
Ở Thủ Đức, nghe đài đột ngột mất tín hiệu, biết trận địa ở Nhà Bè đã bắn, đặc công Đoàn 10 phấn khởi chờ đợi màn diễu binh của địch để đánh bồi trận nữa. Hơn 1 giờ trôi qua, chiếc đài bán dẫn lặng thinh. Ai cũng lo địch giải tán cuộc lễ sớm. Trong lúc đó, pháo địch rồi trực thăng quần đảo trên vùng Bưng sáu xã có lúc sà thấp ngay trên đầu quân ta nhưng không phát hiện ra.
Mười phút sau, bỗng đài phát thanh lại oe óe. Tên tướng Vĩnh Lộc lên tiếng điều khiển cuộc diễu binh. Không bỏ lỡ cơ hội, Khẩu đội trưởng Nguyễn Văn Nga ra lệnh bắn. Những quả đạn liên tiếp lao vào trung tâm Sài Gòn. Cùng lúc đó, sáu trận địa nghi binh, bộc phá của du kích nổ ầm ầm tứ phía. Cánh đồng như thở ra những đám khói kỳ lạ đánh lừa hỏa lực địch làm pháo và đạn của chúng rơi vu vơ cách xa trận địa thật.
Mười hai quả đạn giật liên tục khiến nền pháo sạt lở, khẩu đội quyết định thôi bắn vì sợ đạn sẽ rơi tản mát vào dân. Các pháo thủ tiếc rẻ, song đành vội thu pháo và vũ khí đem dìm xuống nước để giấu. Đến tối, phản ứng của địch lắng xuống, pháo thủ Đoàn 10 đặc công lại lần về trận địa vớt pháo lên đưa về một căn cứ ở vùng giải phóng cánh đó 5 km an toàn.
Xấu hổ vì lỡ lời
Ngay trong ngày, cơ sở ta ra thông báo kết quả: 24 quả đạn rơi vào khu vực lễ đài và đội hình diễu binh của địch. Số đạn tản mát không đáng kể, địch chết và bị thương khoảng dưới 100 tên, trong đó có 1 Đại tá Mỹ. Một trái pháo nổ ngay giữa đội hình bọn cán bộ bình định nông thôn, đây là lực lượng chúng đang ra sức đề cao. Quả đạn đó rơi cách Nguyễn Cao Kỳ 4m.
Hãng thông tin Mỹ UPI nói: “Một quả đạn rơi cách lễ đài 4 m nhưng bị lép... Vợ các đại sứ lăn ra khi đạn bắt đầu nổ”. “Trên hàng ghế danh dự của quân lực Mỹ, Đại tá hải quân Mỹ Richard vật vã trên vũng máu...”.
Một hãng thông tấn phương Tây trong bài “Ngày quốc khánh đẫm máu” viết rằng: “Từ khi xảy pháo kích cho đến những ngày sau đó, những người cầm đầu chính phủ Việt Nam cộng hòa và Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, Đại tướng Westmoreland không dám gặp mặt nhau. Họ muốn tránh mặt nhau và tránh mặt tất cả. Hình như cả hai đều xấu hổ bởi những biện pháp an ninh mà họ nói rằng “đặc biết hữu hiệu” đã trở thành vô hiệu ..." .
Trong cuốn hồi ký Tường trình của một quân nhân, Westmoreland thừa nhận: "Ngày 1/11/1966, Việt cộng đã bắn 14 loạt đạn pháo không giật trong buổi lễ diễu hành, đủ để nhắc nhở mọi người phải tiếp tục chiến tranh".
Vũ TiếnĐức

Phiên chợ quê ngày Tết

Phiên chợ quê ngày Tết
Copy từ http://vnexpress.net/gl/cpm/lang-que-viet-nam/2013/02/phien-cho-que-ngay-tet/ ; 10 ảnh; đăng ngày 09/02/13 , mục Làng quê Việt Nam.
Các vùng quê ở Đồng bằng Bắc Bộ luôn có các phiên chợ được họp đình kỳ hàng tuần, hàng tháng.
Trong phiên chợ cuối cùng trong năm, mọi người nô nức rủ nhau đi chợ để mua sắm hàng chuẩn bị cho một cái Tết sung túc, đủ đầy. Ai ai cũng mong muốn tìm mua cho mình được một cành đào, cây quất hay một vài bông hoa ưng ý. Tất cả đều góp phần làm nên một không khí phiên chợ cuối năm rộn ràng và tươi mới.
Một góc nhỏ của phiên chợ quê.
 
Người đàn ông đứng trước hàng quất và tìm mua cho mình một cây ưng ý.
 
Ảnh 3: Tại hàng bán hoa.
 
Hàng bán lá dong, bán hoa, đào, quất tại phiên chợ.
 
Cuối năm cũng là thời điểm mọi người đi chợ tìm mua chiếu mới về trải giường.
 
Ảnh 6:Với bà cụ này, chọn cành đào, cành mai giả về cắm ở bàn thờ Gia tiên là một niềm vui.
 
Những chùm bong bóng đủ màu, đủ các con vật giúp cho trẻ em có thêm niềm vui trong ngày Tết.
 
Vàng hương là thứ không thể thiếu với mỗi gia đình khi Tết đến, xuân về.
 
Ảnh 9: Những gian hàng bán quần áo cũng thu hút được rất nhiều người tới mua.
 
Ảnh 10: Niềm vui khi chọn mua được một cây quất đẹp.
 
Phạm Văn Ba