Đặc công Việt Nam “xuất quỷ nhập thần” (kỳ 2)
|
Copy từ http://kienthuc.net.vn/vu-khi/dac-cong-viet-nam-xuat-quy-nhap-than-ky-2-189177.html, đăng ngày 09/02/13; mục .Quân sự - Vũ khí. |
(Kienthuc.net.vn) - Giữa Sài Gòn hoa lệ được canh phòng cẩn mật, Đặc công Việt Nam vẫn lọt vào và tặng cho kẻ thù màn đạn pháo 75mm. |
Kỳ công lập trận địa pháo |
Năm 1966, Ngụy quyền có kế hoạch tổ chức lễ quốc khánh rầm rộ vào ngày 1/11/1966. Tất cả các phương tiện thông tin của chính quyền Sài Gòn được huy động để quảng cáo rùm beng cho ngày lễ này. Bộ tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Gia Định quyết tâm đánh địch ngay trong buổi lễ. Nhiệm vụ khó khăn này được giao cho Tiểu đoàn 6 Bình Tân và Tiểu đoàn 8 pháo binh quân khu. |
Qua nghiên cứu, ta chủ trương dùng cách đánh pháo kích. Một trận địa pháo đặt ở Nhà Bè do Tiểu đoàn Bình Tân đảm nhiệm sẽ bắn vào lễ đài khi bắt đầu buổi lễ. Và trận địa thứ 2 đặt ở Thủ Đức do Tiểu đoàn 8 pháo binh quân khu thực hiện sẽ bắn vào đội hình diễu binh của địch nếu chúng vẫn tổ chức diễu binh sau khi bị pháo ở Nhà Bè bắn. Vũ khí sử dụng ở hai trận địa là pháo không giật DKZ 75mm. |
Đặc công rừng Sác chuẩn bị cho một trận đánh.
|
Chuẩn bị cho trận đánh, khẩu đội DKZ 75mm của Tiểu đoàn 8 phải đi vòng từ Củ Chi qua Thủ Dầu 1, sang Biên Hòa, vòng sang Bà Rịa lên Long Thành rồi về Thủ Đức. Đường hành quân qua nhiều đồn bốt địch nên mất cả tháng trời và hy sinh 5 pháo thủ. Vì thương vong nặng, khẩu đội này không thể chiến đấu được nên Đoàn 10 Đặc công rừng Sác nhận lệnh thay thế. |
Dùng lối đánh bí mật và hiểm hóc của đặc công, hai trận địa pháo được đưa vào sát nách địch. Trận địa Nhà Bè nằm cách địch hơn 6.000m và trận địa Thủ Đức cách mục tiêu hơn 5.000m. Cả hai trận địa đều được xây dựng rất kỳ công. |
Cuốn sách Biệt động Sài Gòn – những chuyện giờ mới kể viết: “Trên ấp Chánh Bình (Bình Hưng, Nhà Bè), khẩu DKZ 75mm được đặt trên “cái giá” gồm 50 cây cọc tràm, chà là xốc thành 3 tầng giữa ruộng bùn. Các ngọn lúa cao quá đầu người được câu lại làm “giàn rỡ" ngụy trang. |
Trên rạch Bà Vạt, ấp Đồng Phú (An Phú, Thủ Đức), pháo được giá trên 1.000 bao cát dìm xuống nước và các ruột xe hơi đắp lên nền nhà cũ. Số cát này, những người nông dân là cơ sở cách mạng trong “ấp chiến lược” phải mua đến 3 ghe đầy luồn lách trên sông rạch chuyển đến trận địa. Đêm trước của buổi lễ, mọi việc chuẩn bị xong, các họng pháo đã chĩa về mục tiêu chờ phát hỏa. |
Hai trận pháo kích hiểm hóc |
Cũng theo cuốn Biệt động Sài Gòn - những chuyện bây giờ mới kể viết: "Sáng 1/11/1966, ở trận địa Nhà Bè, qua nóc tháp chuông nhà thờ Đức Bà, mục tiêu được xác định. Về giờ nổ súng, quân ta dựa vào chiếc đài bán dẫn. Ngay khi đài Sài Gòn phát thanh trực tiếp buổi lễ thì làn sóng phát thanh của địch trở thành người trinh sát hoàn hảo cho ta. |
6h05 ngày 1/11, tướng Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu đọc diễn văn: “Thưa quý quan khách, thưa...”. Đúng lúc này, khẩu DKZ ở Nhà Bè khai hỏa. Một tiếng nổ vang, khẩu pháo khẽ chồm lên, tiếng nổ từ nội đô vọng lại làm chiến sĩ phấn khởi. Radio tắt ngấm khi Nguyễn Cao Kỳ chưa kịp đọc hết lời kính thưa. |
Khẩu đội DKZ bắn tiếp quả thứ hai thì chiếc máy ngắm bị văng ra. Lý do là ngày 31/10/1966, địch cho bộ binh và không quân đánh ra các vùng ven Sài Gòn để đảm bảo an ninh cho buổi lễ hôm sau. Bom, pháo địch bắn gần trận địa đã làm máy ngắm của DKZ bị hỏng, pháo binh lấy khăn buộc máy ngắm súng cối của Đức vào DKZ để thay thế. |
Trước tình hình đó, pháo thủ vẫn bình tĩnh buộc lại máy ngắm rồi bắn tiếp 2 quả đạn nữa. Từ trong các đồn bốt xung quanh, pháo địch cũng bắn bừa ra một loạt nhưng chỉ một lát chúng lại nín khẽ vì các đơn vị bạn kiềm chế chúng bằng những loạt đạn chính xác. |
Tranh thủ, khẩu đội liền bắn hết cơ số đạn 12 quả trong vòng 10 phút. Trận địa phủ mờ khói trắng, những cây lá mỏng manh không thể che giấu nổi nữa, các chiến sĩ thu pháo rút khỏi trận địa. Lúc này, pháo địch bắt đầu phản ứng dồn dập vào một vùng khá rộng xung quanh. Trên đầu 4 trực thăng vũ trang quần thảo, bắn phá ầm ĩ. Vừa may lúc ấy, một chiếc ghe lườn nổ máy lướt tới, đầu mũi cắm một lá cờ “ba que" nhỏ. Ghe dân! Anh em vẫy chiếc ghe cập lại. |
Bác nông dân nói nhanh: “Các chú lên ghe lẹ đi. Tụi nó đã ra đầu ấp kia”. Vài phút sau, cả khẩu đội và pháo đã nằm gọn trong lòng ghe trở về điểm ém tại ấp Gò Bầu,xã Phước Lạ an toàn. |
Trận đánh của đặc công ta giữa đô thành Sài Gòn làm quân Mỹ - Ngụy khiếp sợ. Ảnh minh họa. |
Ở Thủ Đức, nghe đài đột ngột mất tín hiệu, biết trận địa ở Nhà Bè đã bắn, đặc công Đoàn 10 phấn khởi chờ đợi màn diễu binh của địch để đánh bồi trận nữa. Hơn 1 giờ trôi qua, chiếc đài bán dẫn lặng thinh. Ai cũng lo địch giải tán cuộc lễ sớm. Trong lúc đó, pháo địch rồi trực thăng quần đảo trên vùng Bưng sáu xã có lúc sà thấp ngay trên đầu quân ta nhưng không phát hiện ra. |
Mười phút sau, bỗng đài phát thanh lại oe óe. Tên tướng Vĩnh Lộc lên tiếng điều khiển cuộc diễu binh. Không bỏ lỡ cơ hội, Khẩu đội trưởng Nguyễn Văn Nga ra lệnh bắn. Những quả đạn liên tiếp lao vào trung tâm Sài Gòn. Cùng lúc đó, sáu trận địa nghi binh, bộc phá của du kích nổ ầm ầm tứ phía. Cánh đồng như thở ra những đám khói kỳ lạ đánh lừa hỏa lực địch làm pháo và đạn của chúng rơi vu vơ cách xa trận địa thật. |
Mười hai quả đạn giật liên tục khiến nền pháo sạt lở, khẩu đội quyết định thôi bắn vì sợ đạn sẽ rơi tản mát vào dân. Các pháo thủ tiếc rẻ, song đành vội thu pháo và vũ khí đem dìm xuống nước để giấu. Đến tối, phản ứng của địch lắng xuống, pháo thủ Đoàn 10 đặc công lại lần về trận địa vớt pháo lên đưa về một căn cứ ở vùng giải phóng cánh đó 5 km an toàn. |
Xấu hổ vì lỡ lời |
Ngay trong ngày, cơ sở ta ra thông báo kết quả: 24 quả đạn rơi vào khu vực lễ đài và đội hình diễu binh của địch. Số đạn tản mát không đáng kể, địch chết và bị thương khoảng dưới 100 tên, trong đó có 1 Đại tá Mỹ. Một trái pháo nổ ngay giữa đội hình bọn cán bộ bình định nông thôn, đây là lực lượng chúng đang ra sức đề cao. Quả đạn đó rơi cách Nguyễn Cao Kỳ 4m. |
Hãng thông tin Mỹ UPI nói: “Một quả đạn rơi cách lễ đài 4 m nhưng bị lép... Vợ các đại sứ lăn ra khi đạn bắt đầu nổ”. “Trên hàng ghế danh dự của quân lực Mỹ, Đại tá hải quân Mỹ Richard vật vã trên vũng máu...”. |
Một hãng thông tấn phương Tây trong bài “Ngày quốc khánh đẫm máu” viết rằng: “Từ khi xảy pháo kích cho đến những ngày sau đó, những người cầm đầu chính phủ Việt Nam cộng hòa và Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, Đại tướng Westmoreland không dám gặp mặt nhau. Họ muốn tránh mặt nhau và tránh mặt tất cả. Hình như cả hai đều xấu hổ bởi những biện pháp an ninh mà họ nói rằng “đặc biết hữu hiệu” đã trở thành vô hiệu ..." . |
Trong cuốn hồi ký Tường trình của một quân nhân, Westmoreland thừa nhận: "Ngày 1/11/1966, Việt cộng đã bắn 14 loạt đạn pháo không giật trong buổi lễ diễu hành, đủ để nhắc nhở mọi người phải tiếp tục chiến tranh". |
Vũ TiếnĐức |
Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013
Đặc công Việt Nam “xuất quỷ nhập thần” (kỳ 2)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét