Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Pa-nô chào mừng ở Đồng Văn

Copy từ http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/05/pano-vua-chao-mung-vua-tien-khach/.
Pano vừa chào mừng vừa tiễn khách

Các pano trên đường vào huyện Đồng Văn được đặt vuông góc tại các góc giao lộ, tạo cảm giác vừa "Kính chào quí khách" xong đã vội " Hẹn gặp lại".
Loạt (6) ảnh chụp tại các ranh giới giữa các huyện Đồng Văn, Bắc Mê (Hà Giang).
Ảnh 1
Ảnh 1:Các pano đặt vuông góc khiến du khách cảm giác như vừa được chào đón xong đã bị tiễn khách.
Ảnh 2
Ảnh 2: WelcoMe hay Welcome? Bac me hay Bac Me?
Ảnh 3
Ảnh 3: Hàng loạt pano viết "Well come" thay vì "Welcome".
Ảnh 4

Ảnh 5

Ảnh 6
                                                                                        Nguyen Anh Dương

Kỷ niệm trên Google

Hôm nay 30 May,2012 - Google kỷ niệm Peter Carl Faberge's 166th birthday (nhà kim hoàn nổi tiếng người Nga),Google đăng hình 6 hộp đựng trứng - tác phẩm bằng kim hoàn của ông.

6 quả trứng quý hơn vàng
 

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Xử lý vụ khỏa thân cản trở thi công

Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/493991/Xu-ly-vu-khoa-than-ngan-can-thi-cong.html,tin ngày 29/05/12,lúc 08:04,mục Pháp luật

Xử lý vụ khỏa thân cản trở thi công

TT - Liên quan vụ hai mẹ con bà P.T.L. (52 tuổi), ngụ phường Hưng Thạnh, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ, cùng con gái H.N.T. (33 tuổi) khỏa thân để ngăn cản thi công dự án khu dân cư vào ngày 22-5-12, chiều 28-5-12 ông Mai Hồng Châu, chủ tịch UBND Q.Cái Răng, cho biết sáng cùng ngày đã cử tổ công tác làm việc với Công ty cổ phần Xây dựng số 8 (CIC8).


Tại buổi làm việc này, quận đã yêu cầu CIC8 tường trình lại vụ việc, báo cáo bằng văn bản, đồng thời nhắc nhở công ty về cách xử lý tình huống gây phản cảm. Còn hướng giải quyết sắp tới, ông Châu nói sẽ họp các ban ngành của quận để làm rõ ai đúng sai như thế nào sẽ xử lý.

Chiều cùng ngày, UBND Q.Cái Răng đã có bản báo cáo trình tự thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với hộ ông Nguyễn Văn Tư (chồng bà L.). Theo đó, dự án thực hiện khu dân cư mới của CIC8 được UBND TP Cần Thơ ra quyết định thu hồi đất, UBND Q.Cái Răng cũng đã có quyết định thu hồi đất đối với từng hộ dân. Năm 2003, chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) đã ban hành quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường thiệt hại, trong đó có hộ ông Tư.

Ông Tư không đồng ý và khiếu nại nhiều nơi đòi để lại cho gia đình ông 100m2 đất tái định cư cho mỗi 1.000m2 đất bị thu hồi. Bộ Tài nguyên - môi trường đã ra văn bản bác khiếu nại của ông. Thủ tướng cũng ra văn bản chỉ đạo UBND TP Cần Thơ thực hiện việc bồi thường thiệt hại theo phương án đã được phê duyệt. Tuy nhiên, hộ ông Tư quay trở lại cất chòi, buộc công ty và chính quyền nhiều lần phải mời đối thoại và cưỡng chế di dời lần hai. Nhà đầu tư đã rào phần đất này lại chờ đến ngày thi công.


Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, ngày 22-5-2012 nhà đầu tư đưa cơ giới vào thi công dự án đã gặp sự ngăn cản của mẹ con bà L. bằng cách lột hết quần áo. Sau đó một nhóm vệ sĩ được điều động đến và kéo lê hai mẹ con giữa trời trưa nắng.

PHƯƠNG NGUYÊN

Xương rồngXương rồngXương rồng


Sáng chế thành công bộ tiết kiệm xăng

(Copy từ http://tuoitre.vn/Thong-tin-dich-vu/san-pham-dich-vu/493553/Sang-che-thanh-cong-bo-tiet-kiem-xang.html;bài đăng ngày 26/05/12,mục Cần biết >> Sản phẩm - Dịch vụ.)
Sáng chế thành công bộ tiết kiệm xăng
Thông tin dịch vụ - Theo đánh giá của người dùng, khi lắp bộ tiết kiệm nhiên liệu cho động cơ do Đặng Hoàng Sơn sáng chế có thể đi được 65-70km mỗi lít xăng, thậm chí gần 80km mà chỉ hao 1 lít xăng, tiết kiệm 20-30% nhiên liệu.


Sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng giải pháp hữu ích ngày 1-6-2010.

Trên thị trường hiện đã xuất hiện hàng nhái sản phẩm nhãn hiệu Hoàng Sơn. Để tránh thiệt hại cho người tiêu dùng và làm ảnh hưởng xấu đến công ty, quý khách có thể liên hệ số điện thoại  0866.753.727 hoặc 0927.108.113 để được tư vấn thêm.
                                                                                            Thông tin dịch vụ  

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất

Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất

Copy từ http://www.nguoiduatin.vn/hai-me-con-khoa-than-de-giu-dat-a43677.html ;tin ngày 26/05/12.


(Nguoiduatin.vn) - Giữa trưa, đám vệ sĩ lôi mẹ con bà Lài trên cát, trên bãi cỏ và các đống vật tư xây dựng trong tình trạng khỏa thân.


Trưa 22/5/2012, tại lô 49, dự án Khu dân cư Hưng Phú (Q. Cái Răng, Cần Thơ) do Cty CP Xây dựng số 8 - CIC 8 (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư, nhóm vệ sĩ Cty đã trấn áp hai phụ nữ trong tình trạng khỏa thân ngăn cản máy công trình vào thi công. Bà Phạm Thị Lài (SN 1960, ngụ P.Hưng Thạnh) và con gái là Hồ Nguyên Thủy (SN1979) khẳng định, họ khỏa thân để giữ phần đất đã bị Cty này chiếm đoạt một cách thiếu minh bạch.

Cảnh giằng coHai mẹ con bà Lài giằng co với các bảo vệ


Trao đổi với PV, bà Lài nghẹn lời: “Đất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. UBND Q. Cái Răng dùng lực lượng CA cưỡng chế đất giao cho CIC 8. Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối?!”...

Theo tìm hiểu của PV, giá bồi hoàn do phía CIC 8 đưa ra bị nhiều người dân trong khu vực phản đối, vì theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, những dự án kêu gọi nhà đầu tư và thuộc dạng dự án kinh doanh sinh lợi, thì phía chủ đầu tư phải tiến hành tự thỏa thuận giá bồi thường thiệt hại với người dân. Hộ bà Lài bị cưỡng chế 3 lần. Hiện giá đất mà CIC 8 đang chào bán ngay tại vị trí đất của hộ bà Lài là hơn 5 triệu đồng/m2. Trong khi theo bà Lài, Cty này chỉ bồi thường cho gia đình bà chỉ 500.000 đồng/m2 và cũng không được bố trí tái định cư.


Chủ đầu tư nôn nóng, tự ý thi công


Chiều 24/5/12, trả lời PV, ông Mai Hồng Châu, chủ tịch UBND Q. Cái Răng cho biết, phía quận đã chỉ đạo tạm thời ngưng thi công chờ họp bàn, đưa ra giải pháp. Vụ việc chiều 22/5/12 có thể do phía chủ đầu tư nôn nóng, tự ý cho thi công mới xảy ra sự cố như vậy. Vị chủ tịch này khẳng định, UBND quận đã làm đúng thẩm quyền, giải thích động viên và tổ chức đối thoại trực tiếp 2 lần nhưng hộ dân này không đồng ý. Họ đòi tự thỏa thuận giá đất với chủ đầu tư và so sánh giá thu hồi bốn năm trăm ngàn đồng với giá mấy triệu đồng của công ty bán ra. Việc này là không chấp nhận được!.


flower-row

Soi nhái -hoa tím,trời xanh



Hoa soi nhái tímHoa soi nhái - Mây trắng - Trời xanh


Nhóm phóng viên


Tranh biếm họa Vinalines

Ảo thuật Vinalines
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/493579/Goc-biem-hoa.html ;đăng ngày 26/05/12,mục Góc biếm họa.
 
 
TT
 
Lệnh truy nã
 

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Người mẫu bán dâm: Giám đốc Elite Thúy Hạnh lên tiếng

Copy từ http://vov.vn/Home/Duong-day-nguoi-mau-ban-dam-nghin-do-Giam-doc-Elite-Thuy-Hanh-len-tieng/20125/210627.vov;tin ngày 25/05/2012,mục Pháp luật.

Đường dây người mẫu bán dâm nghìn đô:

Giám đốc Elite Thúy Hạnh lên tiếng

(VOV) - "Elite không có người mẫu nào tên là Hồng Hà. Chúng tôi chưa từng biết cô người mẫu đó là cô nào và cũng chưa từng làm việc với cô này".

Trưa nay (25/5/12), phóng viên VOV Online đã liên hệ với người mẫu Thúy Hạnh, Giám đốc chuyên môn của Elite để làm rõ thông tin trên. Người mẫu Thúy Hạnh cho biết, từ sáng đến giờ có hàng chục cuộc điện thoại gọi cho chị về việc này: “Tôi rất bức xúc về lời khai của cô người mẫu này. Tự nhiên công ty chúng tôi lại phải chịu một sự việc “từ trên trời rơi xuống" như thế vậy. Tôi khẳng định, Elite không có người mẫu nào tên là Hồng Hà. Chúng tôi chưa từng biết cô người mẫu đó là cô nào và cũng chưa từng làm việc với cô này.”.

Người mẫu Thúy Hạnh

Người mẫu Thúy Hạnh, Giám đốc chuyên môn của Elite

Theo người mẫu Thúy Hạnh, chị rất mong và sẵn sàng hợp tác với cơ quan công an để làm rõ việc này: “Tôi muốn cô này phải có bằng chứng cho lời khai của mình. Chúng tôi mong cơ quan công an nhanh chóng xác minh vì sự việc này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty chúng tôi. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ thông báo nào của cơ quan công an. Nếu có thông báo, chúng tôi sẵn sàng đối chất để làm rõ mọi chuyện”.

Người mẫu Hồng Hà

Hồng Hà tại cơ quan công an

Người mẫu Thúy Hạnh cũng cho biết, những người mẫu làm việc tại Elite đều có hồ sơ, phải ký hợp đồng và có mã số thuế.

Trước đó, ngày 24/5/12, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an phá chuyên án môi giới, mua bán dâm liên quan đến một câu lạc bộ người mẫu lớn, đồng loạt bắt giữ 3 đôi nam nữ đang mua bán dâm tại các địa điểm thuộc TP HCM và Hà Nội do cùng một “má mì” điều hành đường dây này.

Theo thông tin từ Cục cảnh sát hình sự - Bộ Công an, trong số đó có 1 người mẫu mang tên Hồng Hà. Tại cơ quan công an, Hồng Hà còn tự nhận mình là người mẫu do công ty Elite của cặp chị em cựu siêu mẫu Thuý Hằng - Thuý Hạnh quản lý.

Theo cơ quan công an, “má mì” bị bắt giữ thường được gọi là “chị Kiên” - người quản lý tại câu lạc bộ người mẫu này. Nhiều gái bán dâm trong đường dây là những người mẫu thuộc diện quản lý của “chị Kiên”. Mỗi lần gái bán dâm thuộc diện người mẫu đi khách “tàu nhanh” có giá 700-1.500 USD, nếu là sinh viên thì trên 5 triệu đồng. Thu nhập một tháng của “chị Kiên” từ dịch vụ này khoảng 200 triệu đồng.

Hiện cơ quan điều tra đang mở rộng điều tra vụ án./.

H.An/VOV Online

 

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Về Đề Gi ăn gỏi cá mai

Về Đề Gi ăn gỏi cá mai

Copy từ http://sgtt.vn/Huong-vi-que-nha/158148/Ve%CC%80-De%CC%80-Gi-an-go%CC%89i-ca%CC%81-mai.html;tin ngày 13/01/12,mục Hương vị quể nhà.


SGTT.VN - Khởi thuỷ, làng biển Đề Gi là một khu rừng rậm, trải dài ven biển, từ Gành cho đến Chánh Oai, qua Cát Tiến. Gia phả của dòng họ Nguyễn còn ghi rõ: người lập làng là vị quan đại thần của chúa Trịnh. Vì phạm tội với chúa mà phải trốn vào Nam cùng với những người thân tín. Tới vùng biển này, thấy sau lưng là núi, trước là biển, liền dừng lại lập làng.


Sau này, chúa Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu sang Xiêm La (Thái Lan ngày nay), có ghé lại vùng biển này, vô tình đào vài tấc cát ven đầm đã thấy nước ngọt nên mới đặt tên là Đạm Thuỷ, còn trước đó, người dân gọi là đầm Đề Gi.


Từ Biển Đông, muốn vào đầm Đạm Thuỷ phải qua cửa biển Đề Gi. Sách Đại Nam nhất thống chí có nhắc đến cửa biển này: “... rộng 11 trượng, thuỷ triều lên sâu sáu thước, thuỷ triều xuống sâu bốn thước. Phía tây có đầm Đạm Thuỷ, thuyền buôn thường đỗ ở đây...”


Gỏi cá maiGỏi cá mai
Gỏi cá mai – đặc sản của làng biển Đề Gi. Ảnh: Minh Phúc


Không chỉ có cá mai


Đề Gi chẳng có nghĩa gì cả và chẳng ai biết cái tên làng ấy có từ bao giờ. Ông Nguyễn Văn Tri, chủ tịch xã Cát Khánh cho biết thêm, ngoài tên Đề Gi, làng biển này còn có một tên khác: JéJi.


Cuối thế kỷ 19, người Pháp lập một trạm thu thuế muối đặt tên là JéJi, có lẽ ghi âm từ “Đề Gi” mà ra. Trạm thuế quan này kiểm soát toàn bộ vùng muối Đề Gi. Nước trong đầm Đề Gi mặn chằng nên hạt muối to và trắng. Sau ngày giải phóng, từ chợ Gành xuôi về Ngãi An, hai bên đường chỉ thấy những ruộng muối...


Mấy năm sau này, ruộng muối hẹp dần, nhường chỗ cho ao nuôi đặc sản cá mú, cá chua... nhưng theo lời ông Tri, “Đề Gi vẫn là vùng muối lớn nhất tỉnh Bình Định, lớn hơn cả vùng muối Hà Ra, Phú Thứ bên xứ Phù Mỹ. Còn về chất lượng, muối Đề Gi ngon hơn cả muối Sa Huỳnh, Cà Ná...”


Cứ cuối tuần, ông Phan Thanh Tâm (kỹ sư xây dựng) ở thành phố Quy Nhơn về Đề Gi ăn món gỏi cá trỏng. Gần đây, người ghiền gỏi cá lại thích cá mai hơn vì thịt giòn và ngon hơn cá trỏng. Nước chấm đậm đà làm gỏi cá mai ở đây “bốc” hơn. Có ông bạn sành ăn, đã từng ăn gỏi cá mai nhiều nơi, thừa nhận “gỏi cá mai Đề Gi ngon nhất nước.


Con cá mai ở đây múp không chịu nổi”. Cá mai được bắt trong đầm Đề Gi mà chẳng cần đi đâu xa. Ước chừng, mỗi ngày, ngư dân đánh khoảng hai tạ cá mai, bán cho quán để làm gỏi. Tuỳ mùa mà giá khác nhau, thường giá từ 50.000 – 70.000đ, lúc khan hiếm bán với giá 100.000đ một ký.


Những ngày cuối tuần, làng biển Đề Gi rộn ràng với những chiếc xe hơi từ Phù Cát, Quy Nhơn... về ăn gỏi cá mai với giá 25.000đ/dĩa (khoảng chừng 20 con). Ở Sài Gòn, muốn ăn gỏi cá mai cũng không quá khó. Chỉ cần gọi điện, chủ quán ướp cá trong thùng đá, gập ghềnh trên quốc lộ 1 khoảng 12 tiếng đồng hồ là có cá để ăn.


Ở làng biển này còn có những đặc sản, như cá chua, cá bống mú, cá hồng, sò huyết, lịch huyết... Cũng là những loại cá như những miền biển khác nhưng không hiểu sao, chúng lớn lên ở đầm Đề Gi lại ngon, ngọt và thơm hơn. Nhiều thực khách sang trọng nhưng vẫn thích cách ăn “nhà quê”: luộc hay nướng rồi cuốn bánh tráng, rau sống, chấm nước mắm nguyên chất ngai ngái, chêm với rượu đế Đồng Lâm (cách Đề Gi vài cây số)...


Đề Gi còn nổi tiếng với nghề làm nước mắm, cụ Dệt, nay đã 98 tuổi kể rằng, từng đoàn ghe bầu dong buồm chở nước mắm Đề Gi ra Huế tiến cho triều đình nhà Nguyễn. Còn gần đây, cứ đến tết dương lịch, ông Tri phải mua cả trăm lít nước mắm tặng mấy người bạn ở Quy Nhơn vì nước mắm Đề Gi “đã ăn sẽ khó quên”! Cũng là con cá nục, cá cơm, cá lồ ồ, cá hố, cá sơn, cá thu, cá bạc má, cá ngân... nhưng khi làm mắm ở Đề Gi, mắm lại có vị khác, mùi khác. Người dân ở đây tự hào, nước mắm hay con mắm làm ở Đề Gi ngon hơn những vùng khác là nhờ muối Đề Gi mặn hơn muối ở những vùng khác!


Muốn đến làng biển Đề Gi, từ Quy Nhơn, chạy dọc theo đường ven biển Nhơn Hội, khoảng 54 cây số. Còn theo quốc lộ 1, tới ngã ba Chợ Gồm, quẹo phải, ngót nghét 70 cây số. Cho đến bây giờ, chẳng ai hiểu vì sao làng biển ấy lại được mang tên Đề Gi khi mà địa danh này là tên gọi chung của cả một vùng đất gồm năm xã của hai huyện Phù Cát và Phù Mỹ (thuộc tỉnh Bình Định). Có lẽ, vì làng nằm ngay cửa biển.


Muối mặn cho sản vật tuyệt hảo


Các loại mắm Đề Gi, tuỳ theo mùa mà chọn cá. Cá rửa sạch, trộn đều với muối theo công thức “ba cá một muối”. Để chờ ráo “nước máu”, rồi bỏ vào thạp, sau đó bịt kín, ủ từ bốn đến sáu tháng tuỳ theo loại cá. Thời gian ủ càng lâu càng ngon nhưng không quá một năm vì sợ mắm “xẵng” (đắng). Muốn ăn nước mắm đục, dùng vải mùng lược bỏ xác mắm, chỉ còn nước, chắt vào chai. Còn làm nước mắm trong, quậy đều thùng mắm, dùng vải mùng lược xác mắm nhiều lần. Sau đó dang nắng từ năm tới mười ngày, khi nước mắm chuyển sang màu vàng trắng là ăn. Nước mắm trong tinh chế theo kiểu “gia truyền” có mùi ngai ngái, màu sắc chẳng lấy làm sang.


Đã nước mắm là phải mặn nhưng nước mắm Đề Gi lại “mặn êm”.


Cảng cá Đề-Gi
Cảng cá Đề-Gi - ảnh:Uyên Thu


Đến bây giờ vẫn chưa thấy ai đứng ra đăng ký thương hiệu cho nước mắm Đề Gi. TS Nguyễn Thanh Bình (ĐH Luật TP.HCM), một người con của làng biển này, trăn trở: “Muốn giữ được uy tín của nước mắm Đề Gi, không thể sản xuất theo kiểu công nghiệp được mà phải sản xuất thủ công. Nhưng sản xuất thủ công thì phải có cách đáp ứng số lượng cho nhu cầu thị trường. Muốn gì cũng phải đăng ký thương hiệu trước”. Hỏi chuyện, ông Tri ước đoán mỗi năm Đề Gi sản xuất chừng vài ngàn lít nước mắm theo “công nghệ cổ truyền” để ăn và để tặng!


Năm 1994, làng biển Đề Gi tan tác vì khai thác titan. Bãi cát cuối làng là nơi chơi đùa của lũ trẻ trong xóm bỗng dưng bị cày xới, lục tung để tìm một thứ bùn đen mà sau này người dân trong làng mới biết đó là titan. Cát bay mù mịt. Những chuyến xe chở titan xé nát con đường cái quan giữa làng. Cuộc sống nhộn nhịp hơn, ồn ào hơn, phá vỡ nhịp sống quen thuộc hàng trăm năm nay của một ngôi làng biển. Năm ngoái, công ty liên doanh khai thác khoáng sản Việt Nam – Malaysia hết hạn khai thác. Để lại những vệt cát nham nhở, những gốc dương xiêu vẹo.


Cách đây ba năm, 200ha của khu khai thác titan đã được quy hoạch để xây dựng trung tâm nhiệt điện Sài Gòn – Nhơn Hậu với công suất thiết kế 2.400MW. Đây là dự án của công ty Tân Tạo (TP.HCM). Theo kế hoạch của nhà đầu tư, năm 2013 sẽ khởi công. Nhìn thấy trong tương lai hiện lên một nhà máy nhả khói đen kịt trong không gian xanh ngắt của trời và biển! Mà cũng có thể sẽ không có điều đó. Lạy trời...


(thaydvnien: Dường như công ty Tân Tạo có dính líu đến bà Đặng Thị Hoàng Yến - đại biểu quốc hội của tỉnh Long An ???)


Trọng Hiền


Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Đến xứ sở... “bao bụng” và “bao bịch”

Đổi size:500-667=400-454;500-333=400-267;500-281= 400-225;531-345=400-260 ;500-281= 400-225;500-375= 400-300;500-375= 400-300;500-258= 400-206;
Đến xứ sở... “bao bụng” và “bao bịch”
Copy từ http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=491970&ChannelID=100 ;tin ngày 15/05/12,mục Du lịch.
 
TTO - Thành phố Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên, xung quanh có nhiều cù lao dày đặc vườn cây ăn trái, nổi tiếng nhất là cù lao An Bình.
Nhiều người cho rằng đến Vĩnh Long mà chưa tham quan An Bình xem như chưa đến thành phố này.
 
Kênh rạch quanh co
Cù lao An Bình còn có hơn 60 kênh rạch uốn lượn quanh co qua nhiều vườn cây ăn trái
 
Cù lao An Bình chỉ cách thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) bởi con sông Cổ Chiên rộng khoảng 300m và có nhiều bến tàu đò và tàu du lịch. Muốn trải nghiệm cuộc sống đời thường, chúng tôi chọn cách đi phà cùng người dân địa phương.
 
Hoa trái “đơm” đầy đường
 
Vừa xuống phà, đã nhìn thấy cù lao phủ kín cây cối như tảng băng màu xanh khổng lồ nổi giữa mênh mang dòng nước đỏ quạch phù sa. An Bình có đến hơn 60 kênh rạch đan ngang dọc như mạng nhện nên đi đâu cũng gặp cầu, những cây cầu bắc qua những dòng con rạch uốn lượn quanh co qua những vườn cây ăn trái.
 
Mất gần cả ngày để chúng tôi vừa rong ruổi vừa thưởng thức bao sắc màu trên nhiều con đường bêtông nhỏ vắt ngang dọc khắp cù lao. Thỉnh thoảng lại bắt gặp các ông Tây, bà đầm hào hứng cưỡi xe đạp thăm thú cười nói rôm rả. Con đường nào cũng băng qua những vườn chôm chôm, nhãn, xoài, mận, bưởi, bòn bon, măng cụt, cam, quýt… nặng trĩu trái vươn ra ngoài đường.
 
Bên vệ đường, trước nhiều ngôi nhà ẩn giữa vườn cây có bày bán các loại trái cây tươi đến nỗi cuống chưa kịp ráo mủ khiến mọi người phải dừng lại đến 5 lần để ngấu nghiến chôm chôm, măng cụt, bòn bon, sầu riêng…
 
“Rộn” mắt nhất là lúc đi ngang qua các cơ sở thu mua và đóng gói trái cây bán đi khắp nơi. Các lực điền khiêng giỏ trái cây đầy ắp ra vào, cô gái thoăn thoắt tay cắt tỉa cuống trái cây cho vào hộp… Không khí tất bật nhưng lúc nào cũng rộn ràng.
 
Chùm trái cây lòi ra
Cây trái mọc tràn ra lề đường
 
Bảng hiệu mời khách
Bảng hiệu mời khách vào nhà vườn được treo khắp nơi trên An Bình
 
Hoa hàng rào
Hoa cũng “thi” với trái “tràn” ra lề đường khiến nhiều ông Tây bà đầm mê mẩn
 
Trái cây bày bán ngay trước nhà
 
 
Chưa ăn mà đã no con mắt>
“Bao bụng” và “bao bịch”
 
Trong những năm gần đây cù lao An Bình thu hút nhiều khách nên nhiều chủ vườn đã mở lòng ra đón. Tiêu biểu là vườm chôm chôm ông Chín Hoàn, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu của ông Tám Hổ…
Ngoài ra, ven các con đường còn có nhiều tấm bảng hiệu được viết những dòng chữ thô mộc, đại loại: Cho vào vườn mận (chôm chôm, nhãn, măng cụt…) đang chín rộ, thoáng mát, có lều võng, có phục vụ ăn uống giá bình dân…
 
Chúng tôi chọn nhà vườn có bảng quảng cáo mộc mạc nhất. Vừa vào đến nơi, chủ của vườn mận chín đỏ rực, ông Sáu Bé vồn vã mời khách nằm võng rồi nói: “Anh “bao bụng” mấy em, 20.000 đồng/người”. Thấy chúng tôi ngơ ngác không hiểu, người chủ vườn giải thích: “Mấy em tự hái mận ăn no bụng rồi nằm võng nghỉ ngơi, đói thì ăn tiếp, cả ngày anh chỉ lấy 20.000 đồng. Ở đây hầu như nhà vườn nào cũng làm như vậy”.
Đến xế chiều, trên đường rời An Bình, thấy 3 người đàn ông đang thu hoạch vườn nhãn dày đặc trái, chúng hỏi mua. Một người trên cành nhãn nói vọng xuống: “Tụi anh hái bán cho vựa. Nếu mấy em thích thì anh cũng bán giá bằng vựa".
Được dịp giá rẻ, trái tươi, chúng tôi mua 10kg. Anh bảo: “Anh không có cân. Anh "bao bịch" cho mấy em nghen”. Vừa nói, anh vừa hốt nhãn đầy một bịch lớn rồi trao cho khách. Về đến nhà, chúng tôi thử cân lại, hơn 13kg!
 
Nơi thu mua trái cây
Bên lề một số con đường có những cơ sở thu mua trái cây hoạt động nhộn nhịp càng tăng nét trù phú cho An Bình
 
Chuẩn bị giao hàng
 
Khách tự hái trái cây
Hầu hết các nhà vườn ở An Bình đều “bao bụng” khách (để khách tự tay hái trái cây ăn thỏa thích đến no)
 
Màu sắc quả ngon
Màu sắc quả lôm chôm ngon
 
ĐĂNG KHOA
Từ TP.HCM, khách có thể đi xe Mai Linh hay Trung Kiên (16 chỗ), giá 85.000 đồng/người, yêu cầu cho xuống tại bến phà An Bình ở công viên Sông Tiền. Giá cước qua phà (từ 4 giờ đến 22 giờ): người đi bộ 500 đồng/lượt, người đi xe đạp 1.000 đồng/lượt, người đi xe gắn máy 2.500 đồng/lượt.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Élysée, như có lời nguyền

Copy từ http://sgtt.vn/Quoc-te/163635/Elysee-nhu-co-loi-nguyen.html;tin ngayf07/05/12,mục Quốc tế

Élysée, như có lời nguyền

 

SGTT.VN - Đằng sau vẻ tráng lệ và những trang trí tuyệt đẹp của nơi chốn quyền lực này, còn ẩn giấu những bóng ma và những cái chết…

Bi kịch của nữ công tước Pompadour

Người đầu tiên trải nghiệm là bà Pompadour. Năm 1753, bà được cấp một nhà nghỉ nằm giữa Paris và Versailles, gần nhà dòng Đức bà Mông Triệu, nơi con gái cục cưng của bà, Alexandrine, theo học. Bà công tước – bà được phong hầu cách đây mấy tháng – lao vào những sắm sửa tốn kém để xây cái nhà nghỉ thành một cung điện xứng với địa vị của mình. Gần 100.000 livre bị nhấn chìm vào việc sửa sang và trang trí, nội những bức màn cũng đã ngốn hết 6.000 livre (0,2268kg vàng = 740 livre 8 sol).

Sân danh dự của cung Élysée. Ảnh: TL

 

Các khu vườn cũng được nhắm đến, bà Pompadour mơ ước biến chúng thành nơi giải trí cho cô con gái vàng… Nhưng chừng sáu tháng sau khi khởi công, con gái bà qua đời. Mọi mộng ước đổ vỡ. Bà giam mình trong phòng, nghĩ về những hứa hẹn hạnh phúc bay xa, bị la ó không thương xót bởi thần dân Paris. Bà trải qua những ngày mửa ra máu, một nhân chứng kể lại. Bà không còn dám đi ra khỏi dinh thự Évreux, nếu ra ngoài phải ngồi trong xe kín, chỉ để đi cầu nguyện ở dòng Phanxicô, nơi con gái bà an nghỉ. Rồi bà bỏ đi, giao khách sạn lại cho người em là Abel de Marigny.

Những nhát dao găm

Năm 1816, những kỷ niệm xấu dường như đã phai lãng. Bonaparte và Mura bỏ đi khỏi nơi đó. Élysée bỏ trống. Rồi nó thuộc về vị bá tước trẻ de Berry theo lệnh vua Louis XVIII. Đến lượt mình, bá tước và phu nhân cải tiến và bài trí thêm thật lộng lẫy. Ngày 13.2.1820, trong khi xem kịch tại nhà hát Opera, ông bị một người thợ đâm chết bằng nhiều nhát dao. Phu nhân của ông đau đớn trở về điện Élysée trong chiếc áo váy đầy những vết máu, sờ soạng những kỷ vật của người chồng bạc mệnh, khóc than, rồi cắt hai lọn tóc bỏ vào quan tài chồng, không chịu ở lại cái cung điện bất hạnh thêm một ngày, nơi cái gì cũng nhắc nhớ đến người quá cố.

Sau những ông hoàng, đến lượt những tổng thống. Những con dao găm luôn luôn được mài nhọn và nhắm vào cái biểu tượng còn non trẻ của nền đệ tam cộng hoà này và những người cư ngụ ở đó. Người thứ tư, Sadi Carnot ngã xuống như một kẻ “tuẫn đời” vào một ngày tháng 6.1894, trong một chuyến đi thăm chính thức Lyon. Một kẻ vô chính phủ, tai hoạ mới của chế độ, trèo lên xe ngựa tổng thống và, cũng như Ravaillac với Henri IV, đâm vị nguyên thủ quốc gia xấu số đến chết. Thi hài của ông được đưa về Paris, quàn bốn ngày trong phòng khách bán nguyệt của Élysée cho thần dân Paris viếng.

Năm năm sau, một cái chết mới tại Élysée: nước Pháp nghe hung tin thình lình về cái chết của Félix Faure đang chói sáng. Ông mất tại bàn làm việc vì căng thẳng trong công việc. Nhưng đó chỉ là tin chính thức, thực ra, vị tổng thống bị gục ngã vì chấn thương não trong phòng khách Argent vào lúc mà cô tình nhân của ông, mà báo chí đặt cho biệt danh sau này là “nhà đòn”, chăm sóc ông bằng liệu pháp đặc biệt. Nhưng không có việc làm nhơ danh, thi hài Tổng thống Faure được quàn ở Élysée, và tang lễ theo nghi thức quốc gia được cử hành tại nhà thờ Đức Bà Paris.

Mitterrand và những lực lượng vô hình

Hơn 30 năm sau, chuỗi “chuyện đen” vẫn tiếp diễn. Tổng thống Paul Doumer bị hạ bằng hai viên đạn của một kẻ cuồng tưởng vào tháng 5.1932 trong một buổi lễ chính thức giữa Paris. Như được thúc đẩy bởi linh tính khủng khiếp, vị nguyên thủ quốc gia vừa đắc cử chừng một năm, dường như chiêm tinh về định mệnh của mình: “Tôi sẽ chết vì bị ám sát!”, ông tâm sự với những người thân cận. Lần thứ ba một thi hài được quàn trong Élysée, gần 150.000 dân Paris đến viếng. Vị tổng thống không vào Panthéon (nơi an nghỉ của các vĩ nhân), vì vợ của ông không uỷ quyền xác ông cho nước cộng hoà. “Tôi muốn có ông ấy suốt đời, tôi muốn ít ra là được chết cùng ông”, bà quả phụ nói với các viên chức.

Một câu nói tương tự mà bà Pompidou có thể đã nói ra khi đối diện với sự hy sinh của chồng bà đang chống lại ung thư máu giữa những bức tường của cung điện. Sự đau đớn hầu như thường nhật đối vị tổng thống hấp hối, phải ngốn cortisone để giảm đau. Năm 1974, ông thổ lộ cùng các bộ trưởng là đã qua những lúc khó khăn để rồi vài hôm sau ông về lại nhà cũ ở bờ kè Béthune và chết trong bình an.

Bệnh tật cũng không tha François Mitterrand tại Élysée. Vừa đắc cử, vị tổng thống được phát hiện ung thư, và không được cho công chúng biết. “Tôi tiếp tục công việc…”, ông nói. Và ông chống chọi với bệnh tật 14 năm, nhờ sự chạy chữa bí mật của BS Gubler. Trong những năm cuối đời, ông phải đảm đương nhiệm vụ đầy can trường, vì đau đớn gặm nhấm ông. Giữa lúc xế chiều ấy, người bạn thân của ông François de Grossouvre bị tai tiếng, tự sát trong phòng làm việc nằm ngay giữa cung điện hôm 7.4.1994, bằng một phát súng ngắn vào đầu… Vị tổng thống từng phát biểu: “Tôi tin vào những lực lượng vô hình, tôi sẽ không từ bỏ các người”. Những cư dân tương lai của Élysée được cảnh báo…

 

Khởi Thức (theo Le Point.fr)

 

Cù lần,gợi dậy ký ức làng...

Copy từ http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=490423&ChannelID=100;tin ngày 06/05/12,mục Khám phá.

Cù Lần, gợi dậy ký ức làng...

TT - Chúng tôi phóng xe trực chỉ đường 722, ngang qua thung lũng Vàng, đập nước Suối Vàng, hồ Đankia... Hàng thông bên đường loang loáng vút qua.

Đêm thưởng thức cồng chiêng ở làng - Ảnh: Việt Thư

 

Dọc đường, thỉnh thoảng lại bắt gặp những tấm bảng gỗ mộc chỉ đường đi đến “Làng du lịch nông trang Cù Lần”. Cái tên gọi ngộ nghĩnh, mộc mạc hút bước chân.

Làng xuất hiện trước mắt thật yên bình. Gọi là làng, hẳn nhiên điều thiết yếu nhất nằm ở chỗ khơi gợi ký ức của mỗi người Việt về một nơi chốn đã trở thành linh hồn cho cả quãng đời nhân sinh. Vườn hoa trong cụm tiền cảnh vàng rực, màu vàng của hoa kim châm. Màu vàng dát thoai thoải trên sườn đồi, trước dãy nhà như nép mình bên nhau dọc con đường đá lát ngoằn ngoèo. Rừng thông chập chùng bao quanh, vừa vững chãi vừa bao dung.

Một hồ nước uốn lượn, hứng lấy bóng núi rừng soi xuống. Những nhánh lá hồng, xanh của cây cù lần được dùng làm biểu tượng logo của làng Cù Lần. Cũng trên logo còn có đôi mắt no tròn gợi nhớ đến loại động vật bé nhỏ (con cù lần) bởi vài thập niên trước đây, ở khu vực này có nhiều cù lần sinh sống. Hiện tại nơi đây đang nuôi khoảng mười con cù lần dù cù lần tự nhiên biệt dạng hẳn.

 

Du khách tùy chọn phương tiện di chuyển. Hoặc dạo bộ rồi leo dốc, thưởng thức... hơi thở hổn hển của chính mình. Hoặc theo những chiếc xe jeep lượn trên những con đường ngoằn ngoèo ngắm cảnh quan bất ngờ mở ra sau những ngọn đồi. Hoặc băng qua dòng suối róc rách, mát lạnh, ngắm cánh hoa mua tim tím soi mình xuống suối. Du khách trẻ ưa thích đong đưa trên hai chiếc cầu treo, để khi qua được cầu lại reo lên với sự hân hoan phấn khích. Trên ngọn đồi cheo leo là một bãi đất rộng để cắm trại, dã ngoại.

Thung lũng của làng Cù Lần xưa kia thuộc về không gian sinh tồn của người Lạch. Nay nghệ thuật cồng chiêng tạo sự nối kết giữa họ với du khách. Ngọn lửa, rượu cần và những tiếng chiêng ngân vang chuyển tải tâm thức của núi, tâm thức của làng nơi thung lũng vùng cao. Góp phần tạo nên sự thú vị cho du khách không chỉ là những cuộc đi, cuộc chơi mà còn có cả ăn nữa. Khách thăm làng có thể thưởng thức món heo mọi nướng, cháo tái, gà nướng cùng các loại rau vừa thanh, vừa sạch. Với tôi, có khi chỉ một củ khoai lùi thơm phức cũng đủ gợi dậy tâm thức làng.

Và giữa thung lũng đại ngàn, có hẳn một nhà triển lãm tranh với nhiều họa phẩm từ Bắc tới Nam, với đề tài làng trở thành “hồn” trong không gian mỹ thuật của Cù Lần. ...Em hãy đếm cù lần khoe bóng. Em cứ đong cạn nước vơi nguồn... Dâng em lối nhỏ xinh uốn quanh hồ xanh suối vắng. Dâng em mái nhà tranh khuất trong màn sương chiều về... Cho anh nói lời yêu như đứa nhà quê thật thà... Đó là ca từ của ca khúc Lỡ yêu thật rồi do Văn Tuấn Anh sáng tác, bởi chủ nhân làng Cù Lần này còn là một nhạc sĩ. Xin ở đây, ở mãi nơi này. Thì xin, ở trọ giữa rừng...

VIỆT THƯ

 

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Tiền Giang: nông dân thu lợi cao nhờ trồng sabô

Tiền Giang: nông dân thu lợi cao nhờ trồng sabô
Copy từ http://sgtt.vn/Cac-cuoc-thi/162579/Tien-Giang-nong-dan-thu-loi-cao-nho-trong-sabo.html ; đăng ngày 04/04/12, mục Sự kiện ảnh.
SGTT.VN - Nhà vườn trồng sabô (hồng xiêm) ở tỉnh Tiền Giang hiện rất phấn khởi vì giá sabô đạt mức kỷ lục trong hai năm trở lại đây: sabô loại 1 được thương lái mua tại vườn với giá 18.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với tuần trước và tăng gấp mười lần so với năm 2010.
Giá cả sabô hợp lý nên được người tiêu dùng chấp nhận.
 
Với mức giá này, bình quân mỗi hecta sabô đem lại lợi nhuận cho nông dân trên 300 triệu đồng/năm. Ông Huỳnh Hữu Hoà, phó trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết vừa qua, sabô Mặc Bắc – Kim Sơn, huyện Châu Thành đã được cục Sở hữu trí tuệ (bộ Khoa học và công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá độc quyền. Năm nay, huyện Châu Thành có kế hoạch phát triển 400ha sabô, nâng tổng diện tích trồng sabô ở huyện lên đến 2.000ha và từng bước thực hiện quy trình sản xuất sabô Mặc Bắc theo chuẩn VietGAP.
 
tin, ảnh: Thành Công

Những bức thư không gửi - (3:hết)

Copy từ http://diendan.nuocnga.net/archive/index.php/t-3071.html ,phần của bạn Hồng Lĩnh .

Những bức thư không gửi - 3

 

“ Các anh tìm Gec – man suốt hai ngày liền. Nhưng mọi sự tìm kiếm đều vô vọng. Sang ngày thứ 3 thì hai người tiếp tục đi.

Ta - nhi-a đi không nói gì. Sự ra đi của Gec – man tất nhiên mang lại cho cô sự hụt hẫng rất nặng nề. Bi đát làm sao cuộc hành trình này! Hai mạng người đã bỏ lại. Việc tìm ra kim cương phải đổi bằng một cái giá thật là đắt đỏ.

Hôm nay sau khi bước được 7 nghìn bước thì Ta – nhia ngất xỉu. và ngã xuống. Cô ta gầy đi một cách thê thảm. Hình như sức lực của cô đã cạn kiệt. Cũng đúng thôi vì chưa bao giờ cô ấy yêu cầu anh đi chậm lại.

Anh phải dìu cô ta đi. Bên cạnh đống lửa anh pha cho cô li trà , cho ăn và đặt nằm ngủ .

flower-row

 

Và Ve - ra ơi bây giờ là lúc anh ngồi viết cho em đây . Hình như mùa đông đã về rồi. Hôm nay cái lạnh thật sự đã đến.”

Tuyết rơi từ sáng , và bọn anh không ra khỏi lều.Ta - nhia yêu cầu anh kể về em, về mái tóc, về đôi mắt. Cô hỏi em có hiền không. Cô ta muốn biết lần đầu mình gặp nhau ra sao, ai là người tỏ tình trước… Anh kể và cô ta thì nghe và khóc …Đột nhiên sau đó Ta - nhia lo lắng về tấm bản đồ . Anh đưa cho cô ta xem và yên lòng trở lại .

Ta - nhia đã ngủ .Anh vào rừng săn con gì đây.”

Cành hồng

“ Ve -ra ơi …Thật là một năm kinh hoàng . Đã xẩy ra bao nhiêu cái chết , chỉ sau một tháng rưởi bao con người tuyệt vời đã xa ta.

Anh không tài nào viết nỗi nữa. Hôm qua anh ở rừng khá lâu. Khi trở về thì không thấy Ta-nhi-a đâu nữa. Cô ta chỉ để lại dòng chữ này:

“ Anh Côn- xơ- tan- chin yêu quý ! Em đi đây. Cần phải vậy. Người ta đang mong chờ bản đồ mỏ kim cương của chúng ta .Ai đó trong chúng ta phải sống sót để trở về. Và người cần sống chính là anh , con người có sức khoẻ nhất.

Nếu không vướng víu em và Géc-man thì anh đã ra được khỏi rừng lâu rồi. Anh đã hy sinh mình vì chúng em, bây giờ đến lượt chúng em phải liều mình .Géc- man hiểu điều ấy sớm , còn em thì muộn hơn.

Đừng tìm em nữa nhé. Trong túi của em có một hộp thức ăn. Nhớ đấy. Tạm biệt anh .Ta - nhi-a .

Anh Côn – xơ – tan - chin yêu quý- còn điều này nữa.. nhất thiết anh phải về được chỗ chị Ve –ra , vì anh yêu chị ấy đến mức như vậy . Em và anh Xec – gây cũng yêu nhau và muốn thành vợ thành chồng , nhưng cuộc sống và niềm hạnh phúc đã không được toại nguyện. Cầu mong cho anh chị gặp may mắn hơn . Nhất quyết anh phải đến được chổ chị ấy đấy . Em nhờ anh thêm một việc , viết tin cho mẹ em với nhé. Ta – nhia .”

Giữa cánh đồng hoa

 

Anh tìm bạn ấy cả ngày nhưng chẳng thấy đâu.Bây giờ anh không còn là của riêng anh nữa. Anh phải sống để mang tấm bản đồ trở về.”

“ Ve-ra . Anh đang đến với em đây.Hôm nay anh bước được 40 nghìn bước , như vậy là thêm được 12 cây số nữa rồi .Xung quanh anh là những gốc cây khổng lồ Thiên nhiên thật dữ tợn. Nhưng con người cũng mạnh mẽ lằm Con người mạnh mẽ bởi tâm hồn . Họ giành cho nhau thức ăn, nghị lực và cả cuộc sống của bản thân và bằng những cử chỉ như vậy họ tồn tại vĩnh hằng trong trong đồng loại , bằng những nghĩa cữ đó họ mạnh hơn mọi thế lực tự nhiên”.

“ Hôm nay anh bước thêm 53 000 bước Anh phải về cho bằng được, đó là nghĩa vụ .Đã là nghĩa vụ nhất thiết phải hoàn thành.như Gec-man và Ta-nhia đã hoàn thành nghĩa vụ của họ . Trong cái nghề của các anh nhiều khi để hoàn thành nghĩa vụ của mình con người phải đổi cả mạng sống Anh cứ đi, cứ đi trong rừng tai- ga. Rừng tai – ga là kẻ thù của anh Nó đã cướp đi của anh ba người bạn.

Anh không đầu hàng.!Em có nghe anh nói không . Không đầu hàng !

“ Ve-ra ơi. Hôm nay suốt ngày anh suy nghĩ về cuộc đời mình. Nó có thành đạt hay không…Hình như ..đã thành ..Anh lựa chọn một công việc và đã theo nó đến kết quả dù có hao tổn sức lực cũng không quan trọng đối với anh vì anh đã phát hiện ra kim cương cho nước Nga.

Ôi kim cương.. Ta đã đi tìm ngươi lâu rồi , từ 10 năm trước ở rừng tai – ga . Mày giấu mình trong lòng đất còn đất nước thì nghèo đói , xây dựng, chiến đấu…

 

Thế là ta đã phát hiện ra mày Phát hiện đầu tiên tao đã tìm ra bí mật của mày kim cương ạ. Bây giờ đây chỉ còn lại mình tao. Mày đã hại tao. Gec-man. Ta – nhia ? Xec – gey đã phãi từ giã cuộc đời? nhưng các bạn ấy vẫn sống . Họ hy sinh để nhường tao đi tiếp để cho tấm bản đồ mỏ có thể về phía trước, đến tay mọi người . Hỡi kim cương, đã khi nào ngươi nhìn thấy một cuộc tiếp sức như vậy chưa ? Khi mà người này trao lại cho người kia mạng sống ? Không ! Không ! Tao phải đi vì ba người đồng chí. Tao không được quyền gục ngã. Thế nào chúng tao cũng chiến thắng mày . Kim cương .Mày có nghe tao nói không ? Chúng tao vẫn là 4 anh em như ngày nào .Vẫn bốn anh em !.

 

“ Có thể đây là lưu bút cuối cùng của anh… Không.! Không !. Anh còn sống.

Khi ngủ anh hay nằm trên tuyết. Anh nằm mơ về những thành phố, những thành phố mới to lớn trong rừng Tai – ga .

Trong những thành phố đó người ta xây những ngôi nhà màu trắng, có trẻ nhỏ chạy trên đường, còn những cặp tình nhân thì lửng thững dạo chơi…

Đúng rồi kim cương ơi. Cuộc chiến của chúng tao với mày đã đến hồi kết . Cuối cùng thì mày cũng thua cuộc. Con người sẽ đến đây. Họ đến vì tao. Họ sẽ tìm tao và tìm ra tấm bản đồ.Họ sẽ xây ở đây một thành phố và trong thành phố này chúng tao cả Xec – gây, Ta – nhia, và Gec – man sẽ cùng tụ tập. Chúng tao sẽ cùng nhau đi về quảng trường trung tâm và ở lại .Ở lại vĩnh viễn …..

Hè xanh

 

“ Lần cuối cùng kiểm tra tấm bản đồ . Nó còn trên ngực . Tạm biệt Ve – ra. Nhất thiết tìm cho bằng được địa chỉ của mẹ Ta – nhia . Viết giùm cho mẹ cô ta và cả về Gec – man …”

“ … cho ai thấy xác tôi đầu tiên… Trước hết tấm bản đồ… lập tức chuyển dùm những nhà địa chất . Tạm … muốn sống … ở…

 

flower-row

 

Những người I- a cút tìm thấy Cô – chia Họ chuyển tất cả tài liệu của anh cho các nhà địa chất .

Hiện nay nơi Cô – xơ – chin tìm ra mỏ kim cương- một công trường lớn đang hoạt động , đang mọc lên thành phố kim cương.

Tên của đội thăm dò Ca – bi – nhin được đặt theo tên của 4 thành viên trong đội .

Đã có dự án về tượng đài . Những kiến trúc trẻ đang xây dựng. Họ muốn đặt trên bờ sông cách thành phố 2 km để từ xa mọi người có thể chiêm ngưỡng họ.

Giữa cánh đồng hoa

 

Giàn khoan số 10 19/9/2007 - Dịch từ bản tiếng Nga

Copy từ http://diendan.nuocnga.net/archive/index.php/t-3071.html

 

Những bức thư không gửi - 2

Copy từ http://diendan.nuocnga.net/archive/index.php/t-3071.html ,phần của bạn Hồng Lĩnh .
Những bức thư không gửi - 2

“ Ve-ra yêu quý ! Thắng rồi !
Hôm qua các anh cùng làm việc với Ta-nhia và tìm thấy mẫu đất chứa quặng kim cương màu xanh da trời . Nhân dịp thành công này các anh chuẩn bị một bữa tiệc trưa .
Gec-man nói rằng những ngày qua của cuộc đời anh ta thật không uổng phí vì đã đóng góp công sức vào phát minh có ích cho loài người.
Ta-chia thì cười . Hai bạn ấy còn trẻ con lắm.
…Thế là mỏ quặng đã được phát hiện.Các anh đã ghi nó lên bản đồ. Ve-ra này, em phải nhớ cái ngày sáng chói ...

Cành hồng
Trong cái thành phố náo nhiệt miến Nam khi anh gặp em và chúng ta chợt nhận thấy rằng không thể thiếu nhau được nữa . Khi đó anh có nói với em rằng trong đời anh muốn làm một việc gì đó thật lớn lao, việc gì đó thật có ích cho Tổ quốc .
Và em đáp lại anh rằng , chính điều đó đã làm cho em yêu anh và sự chia ly xa cách sẽ luôn đồng hành cùng tình yêu hai đứa trên mọi nẻo đường đời.
Giờ đây chia ly sắp đến hồi kết thúc. Sự chia lìa mà ta phải chịu đựng có khi hàng nhiều tháng trời sẽ không trở lại nữa đâu em ơi.
Ve-ra ơi. Anh đã thấy cái anh cần tìm. Như em biết đấy, con đường anh đi không phải dễ dàng. Anh luôn nói rằng cuộc sống chân chính đó là cuộc đấu tranh và vượt qua những khó khăn.
Trong rừng rậm Tai- ga miền I-a-cút anh đã tìm thấy hạnh phúc của mình . Hạnh phúc đó không phải ai cũng giành được . Nó khó khăn gian khổ. Và anh còn một niềm hạnh phúc nữa- đó chính là em. Anh biết rằng sau những chuyến đi anh sẽ lại trở về với em.Và anh luôn tìm đường đến với em dù núi ngăn biển chặn, dù phái qua rừng , qua sông vì mỗi phút được sống bên em anh sẵn sàng đi hết năm này sang năm khác…

Ta-ria-nốp ngừng đọc , hút thuốc. Chúng tôi ngồi im lặng.
- Sau đó thì thế nào - cuối cùng thì đến lượt cậu địa vật lý lên tiếng hỏi.
Ta-ria-nốp nhìn một lượt khắp mọi người, sau đó đọc tiếp.
flower-row

Ve- ra yêu quý ! Lâu rồi anh không viết. Đã xẩy ra một tai hoạ khủng khiếp. Đúng là từ sung sướng đến đau khổ ngắn không đầy gang.
Các anh đưa mỏ quặng lên bản đồ và về xuôi theo suối “ Vera” trên những chiếc ghe.Từ đây đến chỗ đổ của máy bay không xa chỉ độ 200 km.
Buổi tối các anh dựng lều bên suối Ve ra , ăn tối và đi nghỉ. Thời tiết chiều hôm đó cũng bình thường như mọi hôm.Vì quá mệt nên bọn anh không mang từ thuyền về lều thực phẩm và bộ đàm. Tất nhiên đó là một sai lầm và anh với tư cách trưởng đoàn phải nhận trách nhiệm trước hết.
Không ai nghe được cơn mưa dữ dội mùa thu bắt đầu khi nào.
Xec gây tỉnh dậy đầu tiên. Lúc đó là 6 giờ sáng.Cậu ta đánh thức tất cả mọi người. Không thể đi ra khỏi lều . Bọn anh ngồi nhìn nước dâng lên thành lều ngay trước con mắt mình.
- Ghe! Cái ghe. Đột nhiên Xec gây thét lên. Khi các anh nhìn ra bờ suối –nó đã trống không . Nơi neo ghe một con suối đã đánh bạt bờ .Đó không còn là suối nữa mà là một con sông chảy xiết.Những cây lớn trôi trên sông. Mọi người chạy dọc theo sông về phía dưới. Có thể hy vọng còn tìm thấy những chiếc ghe. Và đúng là bọn anh nhìn thấy cách bờ không xa có một chiếc ghe ở giữa các xác cây. Trong dó là thực phẩm và chiếc bộ đàm -Cứu cánh của đội.
Xec gây lần theo các xác cây đến ghe . Nhưng điều không may đã xẩy ra , anh bị té nhào xuống nước.
Ta-nhi-a và Gec- man thét lên kinh hoàng.Các anh cùng nhào xuống nước nhưng không còn nhìn thấy cậu ta đâu. Những xác cây khổng lồ cứ trôi trên sông.
flower-row
Các anh còn lại ba người trong rừng tai- ga héo lánh miền I-a-cút trong trường hợp như vậy đó. Không người dẫn đường, không bản đồ, không địa bàn và mất cả bộ đàm. Tất cả nước cuốn đi hết. Tài sản các anh còn là 17 hộp thức ăn, một khẩu súng săn và một chiếc lều…
Tình cảnh là vậy đó Ve-ra ạ. Chúc em ngủ ngon. Khi nào đọc lại lá thư thế nào anh cũng phải nhớ lại buổi chiều hôm nay . Một buổi chiều không được phép quên…”
Hoa xinh
“… Chào em Ve-ra! Các anh đang đi trong rừng tai-ga.
Bọn anh quyết định khi còn đồ hộp và sức khoẻ , cần phải đi. Tệ nhất là ngồi chờ đợi. Hoàn cảnh các anh lúc này tốt nhất là hy vọng vào chính bản thân mình.
Các anh đang đi về phía Nam . Đó là anh nghĩ thế. Hy vọng đến đầu mùa lạnh ra được khỏi rừng . Các đồng nghiệp đều là những người giỏi dang dù Gec- man có bị sốt. Ta-nhi-a cũng yếu nhưng không để lộ ra ngoài , cố cười đùa .
Bọn anh bị lạnh, thức ăn tệ lắm . Khi nào cũng cảm thấy đói . Còn đường đi thì không biết đoạn cuối ở đâu” .

“ Hôm nay đọc lại những gì vừa viết hôm qua, và cảm thấy xấu hổ. Mọi việc của các anh đều tốt đẹp.
Hôm nay anh bắn được một con chim, và nấu xúp . Gec - man câu được hai con cá cũng làm thức ăn.Lập tức sức khoả phục hồi cho một vài ngày.”
Hôm nay Lại gặp tai hoạ. Gec-man bị ngã và hình như gãy chân. Các anh sắm cho anh ấy chiếc gậy. Anh đi khò khăn . Ta – nhia thì nhìn bạn mà tay lau nước mắt. Bạn ấy thật là một cô gái tuyệt vời “.
“ Anh nghĩ là ngày mai chắc hẳn không lên đường được nữa. Géc – man hình như bị hoại tử. Anh định kế hoặch là Ta-nhia mang hết các thứ đồ đạc , lúc này khoảng 20 kg, còn anh thì cõng Gec- man . Ta- nhia thì đồng ý, còn Gec – man không trả lời gì cả.
Lúc này anh cùng Ta – nhia sắp đi săn trong rừng.
Gec – man xin anh tờ giấy. Không biết anh ta xin làm gì. “
flower-row


“ Những gì xẩy ra đêm qua không tài nào ghi lại được. Ngay đến cả con người đã 40 tuổi đầu như anh. Thậm chí anh đã khóc.Ban đêm Gec – man đã bỏ đi. Các anh đang ngủ. Buổi sáng khi tỉnh dậy thì không thấy anh ta đâu. Trên tường lều anh ta để lại bút tích thế này:
Anh Côn – xơ – tan – chin ! Tôi đành phải làm vậy . ở đây chỉ cần phép tính đơn giản – thà chết đi một người trong chúng ta còn hơn là cả ba cùng chết
Tôi ra đi trước. Xin đừng đi tìm tôi…Gec – man…
Nhất thiết chúng ta phải về đến đích vì mọi người đang chờ tấm bản đồ. Hãy chăm sóc Ta – nhi - a”.

Giữa cánh đồng hoa

Copy từ http://diendan.nuocnga.net/archive/index.php/t-3071.html
(Xem tiếp bài 3)

Những bức thư không gửi -1

"Những bức thư không gửi" là tên 1 tập truyện dịch từ tiếng Nga,nhà xuất bản Lao Động in vào những năm 1980.Tập truyện dịch này gồm nhiều truyện ngắn,trong đó có "Chiếc ghế hạnh phúc" là 1 truyện rất vui."Những bức thư không gửi" là tên của truyện ngắn cuối cùng trong tập sách này.Bìa trước của sách có hình 1 chiếc trực thăng.
Copy từ http://diendan.nuocnga.net/archive/index.php/t-3071.html ,phần của bạn Hồng Lĩnh .

Những bức thư không gửi -1

Suốt hai tuần chúng tôi chờ máy bay ở một ngôi làng nhỏ miền I-a-cút . Nhóm gồm 4 người , ba nhà địa chất và một nhà báo Tất cả đêu phải bay gấp vào thành phố.
Buổi sáng chúng tôi phải ra bờ sông , phục vụ sân bay , còn đến chiều tối thì về ngủ ở nhà một người thông tin viên...
Vào một chiều như thế đột nhiên chúng tôi bắt đầu tranh luận về hiện tượng tự sát.Ý kiến không thống nhất. Một phía thì cho rằng người ta chỉ tự kết liễu đời mình khi nhận rõ mục tiêu và mình hiến dâng cuộc sống. Phía kia thì cho rằng con người tự sát không phải là hành động cố ý mà do đột biến tâm thần . Trong đó nhiệt tình ủng hộ ý kiến thứ hai là một chàng trai độ 20 tuổi có khuôn mặt gầy gò, nhợt nhạt và đôi mắt to màu xanh xám.
Một anh địa chất lớn tuổi tên là Ta-ria nôp lúc đầu có vẽ không quan tâm gì đến câu chuyện của chúng tôi., nhưng sau đó khi nghe chàng thanh niên kia nóng mặt cãi cọ thì anh nói nhỏ nhẹ:
- Cho xin một phút …
Chúng tôi chăm chú nhìn anh ta.
- Mình sẽ không tranh luận với ai trong số các bạn. Mình chỉ muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện, và có lẽ theo mình phần nào liên quan đến câu chuyện và các cậu tranh luận hôm nay...
Anh lấy từ trong cái túi ra một quyển vở đã cũ .
flower-row
Hai năm về trước trong thời gian những trận mưa lớn mùa thu đội thăm dò địa chất đã bị mất liên lạc . Ngưòi ta tìm kiếm họ rất lâu nhưng tuyệt vọng. Vào mùa xuân thì những người dân I-a-cút ở địa phương gặp một xác người .
Đó là người đội trưởng Kô-chi-a Xa bi-nhin. Giờ đây anh ấy còn đứng trước mặt tôi như còn đang sống . Một con người cao ráo, nhân hậu với đôi mắt vui vẻ màu tro và bộ râu màu sáng. Anh Kô-chi-a là một người có tâm hồn hiếm có: thẳng thắn, thật thà , rộng lượng- là một người đồng chí tuyệt vời, người bạn thuỷ chung, nhà địa chất có năng lực , nói chung là con người thông minh.
Những người I-a-cút thấy trên ngực áo anh một bọc giấy, trong đó có bản đồ mỏ kim cương do đội anh tìm ra và một bức thư viết cho vợ. Ai đó đã đánh máy bức thư. Anh viết cho vợ bức thư trong nhiều tháng và bức thư vẫn chưa có đoạn kết.
“ Ve ra yêu quý…! Giờ đây chúng ta đang ở xa nhau nghìn trùng ! Anh biết rằng em đang lo nghĩ về anh, về cuộc sống không yên của anh. Chúng ta ít được ở gần nhau.
Ngay chính lúc này đây anh thật muốn mang lại cho em một điều gì đó thật tốt đẹp, khi em đang nằm ngủ ở thủ đô Ma-xơ-cơ-va xa xôi còn anh thì nằm giữa những cán bộ địa chất trầm ngâm tận phương Bắc này.
Các anh sẽ tìm kiếm kim cương trên miền băng giá vĩnh cửu, giữa các vùng đầm lầy, dưới những vì sao Bắc cực lạnh lẽo và mong nhớ về những người đang chờ đợi mình ...
Sau nhiều, nhiếu ngày nữa các anh sẽ trở về từ rừng Tai-ga, với dáng điệu mệt mỏi, bẩn thỉu, râu ria đầy cằm..Nhưng các anh sẽ về cùng thắng lợi- anh vững tin vào điều này.
Nhưng điều đó sẽ còn rất lâu. Còn bây giờ…tạm nghỉ em nhé .. Hãy chờ đợi và vững tin vào thành công của các anh”
flower-row
“… Chào em..Ve-ra bé bỏng của anh..Đừng giận anh vì chưa nhận được thư mà anh viết trên máy bay. Anh không gữi bức thư đó theo những phi công . Nó còn chỗ anh và suốt hai tuần liền nó cùng anh rong ruổi trong rừng Tai-ga.
Anh không biết bao giờ thì em sẽ nhận được thư, nhưng anh cứ tiếp tục viết hoài cho em, bỏi vì anh không thể không viết được.Vera yêu !. Lá thư này anh sẽ tự tay mang về cho em vào mùa đông vì bằng cách nào nó cũng không về sớm hơn được . Khi về đến nhà anh sẽ im không nói gì hết và lẳng lặng đi vào phòng và trao cho em lá thư..Em sẽ đọc, còn anh thì ngồi ngắm nhìn em, ngắm nhìn khuôn mặt, mái tóc, đôi bàn tay…. Đọc lá thư rồi em sẽ hiểu…
Anh sẽ viết cho em của anh về tất cả- về công việc, về những khó khăn, cả về những niềm vui nho nhỏ.
Các anh đang tìm kiếm kim cương. Các anh phải tìm được mỏ kim cương và vẽ nó lên bản đồ.Sau đó những người thợ xây dựng sẽ đến đây, họ sẽ dựng mỏ, và lập ngôi làng nhỏ.
Thôi..ngủ đi Ve ra yêu dấu ! Những giấc mơ hạnh phúc sẽ về với em đêm nay ...”



“ Anh quên chưa giới thiệu cho em về các thành viên trong đoàn.Các anh có 4 người.. Trước hết kể về người công nhân-Anh Xec –gây . Anh ta chính gốc người ở rừng Tai-ga. Anh ấy là người nhiều tuổi nhất và giàu kinh nghiệm nhất.Dáng người anh ta không cao còn nét mặt luôn tư lự và ít vui vẻ. Anh ấy biết làm mọi thứ, từ chế tạo bè mảng đến nấu nướng và tìm chổ nghỉ ngơi cho đoàn . Không có anh ấy thì đoàn anh đúng như là không có tay vậy.
Ở rừng tai- ga vai trò của người công nhân đối với những người địa chất là vô cùng quan trọng.. Thường là bên cạnh những nhân viên địa chất trẻ tuổi có một người công nhân kinh nghiệm cùng công tác. Anh ta sẽ giúp sức trong mọi việc. Anh viết về việc này vì anh đã quan sát những hoàn cảnh tương tự xảy ra hàng ngày.Dẫu là có hai người :đó là anh Gec-man và chị Ta-nhia sau khi tốt nghiệp đại học đã cùng các nhà địa chất tìm kim cương năm này là sang năm thứ 3 . Ở rừng Tai-ga thì khoảng thời gian đó chưa phải là dài . Anh Xec gey lo lắng và dạy dỗ cho họ.
Đã muộn rồi . đến lúc em cũng cần đi nghỉ. Mai còn phải dậy sớm. Chúc em ngủ ngon nhé! “
“ Các anh bắt đầu thăm dò trên một con suối. Đó thật sự là một dòng sông. rộng 20 mét và sâu 3 mét.nhưng các anh vẫn gọi là suối.( ở đây những con sông khổng lồ như sông Lê na người ta mới gọi là sông)
Lúc này mọi việc tiến triển tốt đẹp cả, chỉ có điều là thời tiết quá xấu. Mặt trời hầu như chẳng ló mặt bao giờ, lại có cả mưa phùn nữa. Tất nhiên là quần áo bọn anh bao giờ cũng ướt nhèm.
Gec –man thì đế nghị đặt tên con suối mà bọn anh đang thăm dò là “ suối Xa-bi-nhin “ Còn anh thì gợi ý đặt tên suối là “ Suối Ve-ra -Hy vọng” . Các bạn nhất trí nhưng im lặng. Tất nhiên là họ biết rằng anh cũng có ý muốn lái tên em vào đó. Gec-man và Ta-nhia đã viết kiến nghị về bộ địa chất và năm tới trên tất cả các bản đồ của vúng I-a-cút sẽ xuất hiện một dòng sông mới mang tên “ Sông Vera-Hy vọng “”.
“ Vera bé bỏng dể thương của anh! Niềm vui của anh! Hôm qua Xec –gây đã tìm thấy kim cương rồi . Thật! Thật! Kim cương chính hãng ! Không còn thời gian viết nữa. Chỉ ngủ vài ba tiếng thôi”
(Xem tiếp bài 2)