Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Cái đích của giáo dục

 

Hôm nay trên google có ảnh cổ động Olympic 2012 London

London 2012 Fencing

 

Cái đích của giáo dục

Copy từ http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Chinh-tri-Xa-hoi/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/150483,Cai-dich-cua-giao-duc.ttm; tin ngày 25/07/12, mục Thời sự Suy nghĩ.

TT - "Trong một buổi sáng, tôi nhìn thấy những trò gian dối nhiều bằng toàn bộ trò gian dối mà tôi nhìn thấy trong cả cuộc đời tôi cộng lại" - đó là cảm nhận của một giáo viên người Pháp khi chứng kiến một buổi thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ ở VN, mà TS Phạm Thị Ly đã kể lại trên Tuổi Trẻ ngày 24-7-12. Những ai tâm huyết với nền giáo dục nước nhà ắt đều phải đau nhói lòng, khi nghe câu nói trên.

84,6% trong 500 thí sinh được hỏi đã thừa nhận có xuất hiện gian lận thi cử ngay tại nơi mình dự thi. Gian lận được các bạn nhìn nhận ở nhiều mức độ khác nhau. Nhẹ thì nhìn bài nhau, hỏi bài nhau. Nặng hơn thì mang tài liệu vào chép, tổ chức giải bài tập thể. Dĩ nhiên, một cuộc khảo sát nhỏ không thể nói hết được. Nhưng chí ít kết quả khảo sát đó đã cung cấp thêm một minh chứng thuyết phục cho những nhận định về các kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Kim ĐH quayKim ĐH quayKim ĐH quay

Sau khi đọc kết quả khảo sát, có người đã thắc mắc tại sao cơ quan chức năng không thực hiện những khảo sát tương tự để đánh giá mức độ nghiêm túc của kỳ thi. Thay vào đó chỉ toàn nghe báo cáo để rồi đưa ra kết luận kỳ thi này nghiêm túc, kỳ thi nọ đúng quy chế. Thắc mắc ấy lập tức bị nhiều người bác bỏ bởi theo họ, khảo sát lớn để thấy tiêu cực trong thi cử là việc không cần thiết nữa vì ai cũng biết là có tiêu cực rồi.

Có vẻ như mọi người đang mặc nhiên thừa nhận chuyện "sống chung" với tiêu cực, gian lận trong thi cử. Một thực trạng không thể chấp nhận được lại dễ dàng được chấp nhận và dung túng, chắc chắn nó sẽ có điều kiện để sinh sôi nảy nở.

Để xảy ra những gian lận ấy, trách nhiệm trước mắt dễ thấy nhất thuộc về con người, cách thức, tổ chức các kỳ thi. Nếu có một cách thức thi hoàn chỉnh và những con người thực thi cách thức đó nghiêm túc, chuyện gian lận thi cử khó mà công khai, lồ lộ diễn ra như vừa qua. Xa hơn một chút là cách học và cách ra đề thi. Nếu, lại một chữ nếu, học sinh được dạy để biết, đề thi được ra để đánh giá khả năng của thí sinh thay vì kiểm tra những gì thí sinh học thuộc thì dẫu thí sinh có mang "phao" cũng chẳng biết quay cóp được gì trong ấy.

Ống nghiệm

Nhưng tất cả cũng chỉ là phần ngọn. Cái gốc là làm sao có một nền giáo dục đào tạo được những con người biết xấu hổ, biết sai trái khi làm những điều gian lận. Xin đừng nghĩ đó là lý thuyết, không thể nào đạt được. Rất nhiều du học sinh đã kể rằng chuyện thi cử ở nhiều nước mà họ đến học hoàn toàn không vất vả huy động, hoán đổi giáo viên từ trường này sang trường khác như ở ta, nhưng đố hề thấy được chuyện gian lận. Một mặt, học sinh của những nền giáo dục ấy biết xấu hổ khi làm điều sai trái. Mặt khác, họ cũng biết rằng nếu gian lận trong thi cử, nghiên cứu khoa học thì xem như "tàn đời"! Bên cạnh đó, nhà trường cũng như giáo viên không dám tiếp tay cho gian lận nhằm đạt thành tích cao bởi chẳng may bị phát hiện, cũng xem như "chấm hết" từ hiệu trưởng đến giáo viên lẫn thương hiệu nhà trường.

Đó là cái đích mà nền giáo dục VN cần vươn tới.

Hùng Tâm

Cành hoa huệ đỏ

 

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Công cha nghĩa mẹ ơn thầy

 

Công cha nghĩa mẹ ơn thầy

Copy từ http://sgtt.vn/Khoa-giao/165957/Cong-cha-nghia-me-on-thay.html;đăng ngày 12/07/12, mục Khoa Giáo.

Hôm nay 27/07/12, trên trang Google có hình ảnh ủng hộ lễ khai mạc Olympic 2012 tại London.

London 2012 Opening Ceremony

 

SGTT.VN -Từ thuở sinh ra được cha mẹ ẵm bồng, ru dỗ nuôi nấng, dạy bảo cho đến lúc vào đời trở thành anh, chị, ông, bà... nhận được sự thương yêu, kính trọng ngưỡng mộ của bao người, mỗi chúng ta có đủ thời gian, tấm lòng, trí nhớ để kể ra, ghi nhớ hoặc chép lại rằng chúng ta đã được học qua bao nhiêu người thầy, vị thầy ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống.

“Thầy với hình ảnh chiếc áo the đen, bút lông mực tàu”... Ảnh: TL

 

Ông bà xưa thường nói “Không thầy đố mầy làm nên”, lại có câu “Công cha nghĩa mẹ ơn thầy”, chúng ta hiểu rằng công sanh thành dưỡng dục và dạy dỗ nên người, biết sống theo lẽ phải ở đời, rõ ràng quan trọng như nhau.

Chúng ta được thầy dạy từ những bước đi chập chững để biết công đức sinh thành của cha mẹ, dạy phải tập sống như thế nào để chứng tỏ mình là đứa con hiếu thảo, tri thức chúng ta nhận được từ đơn giản đến sâu rộng, từ thô đến tế nơi các bậc thầy. Làm sao có thể tồn tại trong đời, trong dòng sống của nhân loại từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà không nhớ, không nghĩ tưởng đến việc báo đền công cha nghĩa mẹ ơn thầy.

Thầy với hình ảnh chiếc áo the đen, bút lông mực tàu, ngồi nơi phiên chợ... Thầy với áo dài trắng trước hàng ghế gỗ nâu trên bục giảng trường làng... Thầy với bộ âu phục sang trọng đúng mực giữa giảng đường đại học... Thầy với điếu thuốc, ly càphê đắng gầy gò trong góc hậu trường chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu đầy bụi bám nhện giăng ở những rạp hát cũ kỹ, những ngôi chợ mái đình đổ nát... Thầy với sân bay quốc tế, nhà hát hiện đại, cung đình nguy nga sơn son thếp vàng giữa những kinh thành tráng lệ... Thầy an nhiên tự tại uy nghi thanh thoát ngồi giảng pháp trước chánh điện những ngôi chùa... Thầy là người bình thường mà chúng ta có thể gặp đâu đó giữa chợ đời muôn mặt, với lòng từ thể hiện ở khắp mọi nơi trong lớp áo nhà nông, khuôn mặt ngây thơ của đứa trẻ bán vé số, chị công nhân làm vệ sinh đường phố, hoặc người ăn xin ngồi chìa tay giữa phố đông người.

Thầy mãi mãi đối với chúng ta là hình ảnh thân thương cộng với sự biết ơn và lòng kính trọng. Chúng ta nhận được ở các vị thầy không chỉ tri thức mà quan trọng hơn đó là nhân cách, là tấm gương soi cho mỗi đời người..

Tôi thiết tha nhớ NSND Năm Châu, ông nói: “Những gì ba dạy con chỉ mới là sự bắt đầu, khán giả của mỗi đêm hát mới là người thầy cuối cùng giúp con hoàn thiện vai trò diễn trên sân khấu”. Mấy mươi năm trong nghề, tôi càng có điều kiện hiểu trọn vẹn câu nói ngắn gọn của ông, khi bước lên sàn diễn bắt đầu ra mắt một vở mới. Bởi sự lo lắng hồi hộp sợ không làm tròn bổn phận vẫn mới nguyên như thuở vào nghề. Tôi nhớ lời NSND Phùng Há: “Ðừng tưởng má chỉ có dạy con đơn thuần mà chính má cũng đang học cái mới vừa nảy mầm trong con, mang đầy đủ hơi thở của thời đại các con, để bổ sung cho sự sáo mòn của những bài giảng”. Câu nói giá trị còn hơn ngọc vàng của má Bảy, tôi đã âm thầm xin phép má lặp lại với những bạn trẻ mà tôi có dịp may hướng dẫn họ trên đường tìm đến nghiệp tổ.

Tôi nhớ một bác nông dân trên cánh đồng làng trong buổi hát từ thiện ở một tỉnh nọ cách đây không lâu. Hôm đó diễn xong sau cơn mưa tầm tã, tôi đi cùng một số khán giả về chỗ trú. Trên đường đi, có ngôi nhà bên đường, người chủ che một tấm cao su bị thụng xuống vì nước mưa đọng lại trông như cái thau lớn chứa đầy nước. Một trong những khán giả ái mộ đi cùng đã ghé tay xuống chỗ nước đọng mà rửa, sau đó tiếp tục đi. Bác nông dân la lên: “Rửa tay rồi sao không hất nước đổ đi, để mấy người tới sau không biết, múc uống tội chết đó nghen”. Tôi quay lại nhìn bác, chiếc áo bác đang mặc đã bạc màu và có nhiều chỗ vá, bác đi chân đất, rắn chắc đầy tự tin. Tôi nắm lấy hai bàn tay của bác, nhám và khô như đất ruộng sau mùa gặt. Bài học tôi vừa học ở nơi bác không thể tìm thấy nơi ghế nhà trường. Bác nghĩ và làm điều thiện hồn nhiên như bác thở.

Tôi nhớ những người thầy của tôi, của chúng ta: thầy Hoàng Như Mai, thầy Lê Trí Viễn, thầy Hoàng Ngọc Hiến, thầy Lê Ngọc Trà... Biết bao lứa học trò của các thầy, thế hệ nối thế hệ, từ những học sinh bình thường trở thành những nhân vật xuất chúng được đời quý yêu trọng vọng... Và các vị thầy bóng dáng đồ sộ, những nhân cách lớn vẫn miệt mài lặng lẽ dạy dỗ hun đúc những thế hệ non trẻ, cũng chỉ với cuộc sống giản đơn, bình dị khiêm cung trong sáng như tự bao đời.

Tôi nhớ ông Dương Ðình Thảo, người anh lớn của tất cả thế hệ nghệ sĩ chúng tôi sau 1975 với những bài học quý báu về cuộc sống, về nghề nghiệp hiếm thấy trong sách vở, tri thức và tấm lòng ông trải rộng chan hoà từ bác nghệ nhân già không còn đủ sức khoẻ theo nghiệp tổ cho đến những mầm non trong nghề vừa mới được phát hiện. Ông đã hành xử mọi việc một cách thấu đáo nghiêm minh, công bằng chính trực bởi sự hiểu biết sâu sắc tri thức thời đại cộng với tình thương dành cho những con người hoạt động vì sự nghiệp văn hoá dân tộc. Chúng tôi thương mến và biết ơn ông, một trong những nghệ sĩ nhân dân trên bục giảng giữa đời thường.

Ðiều được ghi ra – nói theo một nhà văn lớn – chỉ có giá trị như một gạch nối. Cái giữ lại bên trong mãi mãi là những dòng sông nối liền mạch đời triền miên tuôn chảy. Tri thức truyền tri thức, tâm hồn trao gởi tâm hồn, thế hệ chuyển giao thế hệ. Từ các người thầy, các vị thầy, các bậc thầy đã giúp cho chúng tôi biết yêu tổ quốc, yêu dân tộc, yêu con người, yêu nghề, yêu quý mọi sinh vật có mặt trên hành tinh vũ trụ này.

TS.NSND Bạch Tuyết

 

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Người Trung Quốc "giải độc" cho chính người Trung Quốc

 

Người Trung Quốc "giải độc" cho chính người Trung Quốc

Copy từ http://tuoitre.vn/The-gioi/503645/Nguoi-TQ-“giai-doc”-cho-chinh-nguoi-TQ.html ; tin ngày 26/07/12, mục Thế giới.

TT - Học giả Lý Lệnh Hoa mới đây đã tổ chức một cuộc giao lưu với bạn đọc Trung Quốc trên mạng xã hội Sina Weibo về vấn đề biển Đông. Một nỗ lực nhằm “giải độc” dư luận và chấn chỉnh những hiểu biết lệch lạc của chính người Trung Quốc về “đường chín đoạn”.

Tàu và máy bay Trung Quốc ở biển Đông - Ảnh: militarychina.com

Trong cuộc giao lưu, học giả Lý Lệnh Hoa thuộc Trung tâm Tin tức hải dương Trung Quốc một lần nữa khẳng định Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ nào để xác định đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia của mình. Với khẳng định này, ông đã gặp không ít khó khăn để thuyết phục các cư dân mạng gột bỏ những gì họ đã bị nhồi nhét từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không có gì khó hiểu khi không ít cư dân mạng này đã có những phản ứng quá khích với ông, nhất là với những sự thật mà lần đầu tiên họ được nghe nói đến. Khi đặt câu hỏi, nhiều bạn đọc Weibo nói rằng họ xem việc thể hiện chủ quyền trên toàn bộ biển Đông là “minh chứng cho lòng yêu nước”. Có cư dân mạng đòi tẩy chay ông. Có cư dân mạng tên Shbarbiegirl còn quá khích gọi ông là “người bán biển của tổ quốc”.

Truyền thông, học giả kích động người dân

Tại buổi giao lưu, học giả Lý Lệnh Hoa nhận định các học giả Trung Quốc và phương tiện truyền thông nước này đã góp phần không nhỏ vào việc kích động người dân về vấn đề biển Đông trong khi lại bưng bít thông tin, không đưa ra được căn cứ cụ thể để chứng minh Trung Quốc có quyền “ôm trọn biển Đông”.

“Các phương tiện truyền thông cần am hiểu luật trước khi phát ngôn hoặc đăng tải những bài viết kích động người dân. Trung Quốc cần dựa trên luật quốc tế để giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình” - học giả Lý Lệnh Hoa khẳng định. Theo ông, chỉ có luật quốc tế mới có thể giải quyết các tranh chấp trên biển. Chính quyền Trung Quốc không thể chèn ép các nước khác, áp đặt đường “quốc giới” vô lý của mình và buộc các nước khác phải nghe theo.

Ông Lý Lệnh Hoa nhấn mạnh các học giả Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc đã làm lệch lạc nhận thức của người Trung Quốc về biển Đông. Ông phản bác luận điệu của giáo sư Lý Kim Minh thuộc ĐH Hạ Môn cho rằng “chủ quyền Trung Quốc có trước Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS)”, hay việc học giả Lý Quốc Cường thuộc Trung tâm Nghiên cứu sử địa biên giới Trung Quốc cứ vung miệng nói rằng “Bắc Kinh có đủ bằng chứng pháp lý” mà chẳng đưa ra được bằng chứng thuyết phục nào! Học giả họ Lý cũng dẫn lời giáo sư Lý Quốc Hưng thuộc ĐH Giao thông Thượng Hải khẳng định “đường chín đoạn không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, không có căn cứ pháp luật”. Trung Quốc thậm chí còn không có những căn cứ cơ bản nhất để xác định chủ quyền trên biển Đông.

Ông cho rằng Trung Quốc và các nước láng giềng cần dựa trên UNCLOS để xác định vị trí của biển Nam Hải (biển Đông). Bởi đường chín đoạn không phải là đường biên giới trên biển Nam Hải mà chỉ là đường chủ trương do Trung Quốc tự đặt ra. “Tôi hi vọng các học giả như nhà nghiên cứu Lý Quốc Cường và giáo sư Lý Kim Minh tìm hiểu một cách nghiêm túc, dựa vào sự thật mà nói, thay đổi quan niệm lỗi thời và không chính xác của mình, không nên làm công chúng hiểu lầm và ảnh hưởng đến quyết sách quốc gia” - ông kêu gọi.

Học giả Lý Lệnh Hoa - Ảnh: Weibo

Chẳng ai thừa nhận “đường chín đoạn”

(Trích giao lưu của học giả Lý Lệnh Hoa và bạn đọc Weibo)

Dadaoyouxin: Xin hỏi, ngoài chúng ta ra trên thế giới có nước nào thừa nhận đường chín đoạn không?

Lý Lệnh Hoa: Các nước khác chưa bao giờ thừa nhận đường chín đoạn.

Zheshiyizhongbeiju: Còn nhớ vào năm 1947 chúng ta đề xuất vấn đề về biên giới, sau đó 50 năm đã qua đi, các nước láng giềng không hề phản đối. Điều này có nghĩa là họ mặc nhiên thừa nhận chuyện chủ quyền của chúng ta?

Lý Lệnh Hoa: Không phải các nước khác không công khai phản đối, mà là họ chưa bao giờ thừa nhận vấn đề này. Chính giáo trình của chúng ta đã khiến người dân hiểu sai lệch về Nam Hải (tức biển Đông).

Xiaotianshi: Vậy chúng ta làm thế nào để giải quyết vấn đề Nam Hải? Biển Nam Hải không phải là của chúng ta sao?

Lý Lệnh Hoa: Chỉ có áp dụng luật pháp quốc tế. Khi các nước cùng ngồi lại và đưa ra một thỏa thuận chung, chủ quyền của chúng ta mới được các nước thừa nhận. Nếu cứ khăng khăng khẳng định đường chín đoạn là “quốc giới” như trước nay tất cả chúng ta được học thì e rằng tranh chấp tại Nam Hải sẽ chẳng bao giờ kết thúc.

Renwoxing1900: Con đường nào để chúng ta bảo vệ chủ quyền? Nếu như nơi ông ở gặp tranh chấp, ông sẽ giải quyết thế nào?

Lý Lệnh Hoa: Tốt nhất là đàm phán song phương và đàm phán đa phương.

Weiyuweimian: Kết cục của Nam Hải sẽ là như thế nào? Trung Quốc có thể một mình độc chiếm Nam Hải không?

Lý Lệnh Hoa: Nam Hải là vùng đường thủy tự do của quốc tế. Tất nhiên Trung Quốc không thể độc chiếm. Mà chúng ta cũng không làm được chuyện đó.

 

HOÀNG NGỌC

TNS John McCain: “Khiêu khích thái quá”

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain lên tiếng cảnh báo Trung Quốc là đã “khiêu khích thái quá” khi tuyên bố thành lập khu quân bị Tam Sa và điều quân đến đồn trú trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. “Quyết định của Quân ủy trung ương Trung Quốc về việc triển khai quân đội đến các đảo ở biển Đông, trong đó có các đảo của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, là một sự khiêu khích thái quá” - AFP dẫn lời ông McCain nhận định.

Thượng nghị sĩ McCain còn chỉ trích việc Trung Quốc bổ nhiệm nhân sự cơ cấu cho cơ quan lập pháp ở Tam Sa. Bởi lẽ, theo ông, “điều này chỉ làm các nước châu Á càng phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Những tuyên bố này không có cơ sở luật pháp quốc tế và cho thấy Trung Quốc đang khẳng định chủ quyền bằng cách đe dọa và áp bức”. Những động thái trên cho thấy Bắc Kinh đang “bội tín và không xứng đáng là một nước lớn có trách nhiệm”. Và ông nhấn mạnh: “Chúng ta phải tiếp tục kêu gọi các bên có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông tìm kiếm một giải pháp đa phương, hòa bình theo luật pháp quốc tế”.

Mỹ Loan

 

Mua bán phụ nữ sang Trung Quốc: 2 năm rưỡi - 14 năm tù

 

Mua bán phụ nữ sang Trung Quốc: 2 năm rưỡi - 14 năm tù

Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/503653/Xu-mua-ban-phu-nu-sang-TQ 2-nam-ruoi---14-nam-tu.html; tin ngày 26/07/12, mục Pháp luật.

TT - Sáng 25-7-12, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “mua bán người”. Hội đồng xét xử đã tuyên phạt: Trần Thị Lan (47 tuổi) 14 năm tù, Phan Hồng Đông (54 tuổi) 10 năm tù, Nguyễn Thị Định (55 tuổi) 7 năm tù và Trần Thị Kim Xuân (44 tuổi) 2 năm 6 tháng tù.

Đồng thời tuyên buộc các bị cáo bồi thường danh dự nhân phẩm cho bị hại tổng số tiền hơn 100 triệu đồng.

Các bị cáo trước vành móng ngựa - Ảnh: Giang Hà

Theo cáo trạng, Trần Thị Lan và Phan Hồng Đông sống chung với nhau như vợ chồng. Vào năm 2009 Lan và Đông quen Lý Chí Trung người Trung Quốc. Trung chuyên đưa đàn ông Trung Quốc sang VN tìm chọn phụ nữ “mua” để đưa sang Trung Quốc làm vợ. Trung bàn bạc, thỏa thuận với Lan, Đông khi bán được một phụ nữ Trung sẽ trả cho Lan và Đông 3 triệu đồng.

Ngoài ra, Trung còn “đặt hàng” Lan và Đông tuyển chọn thêm người phụ giúp công việc tuyển chọn này. Lan và Đông đã móc nối với Nguyễn Thị Định, Trần Thị Kim Xuân (em ruột của Lan), với thỏa thuận nếu hai người này giới thiệu được một phụ nữ giao cho Lan và Đông gả bán thì sẽ được trả 2 triệu đồng. Từ năm 2010 đến đầu năm 2012, Lan và Đông đã tuyển chọn 33 phụ nữ giao cho Lý Chí Trung bán sang Trung Quốc.

Giang Hà

 

Lại phát hiện người Trung Quốc hành nghề không phép

 

Lại phát hiện người Trung Quốc hành nghề không phép

Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/503652/Lai-phat-hien-nguoi-Trung-Quoc-hanh-nghe-khong-phep.html ; tin ngày 26/07/12, mục Sống khỏe.

TT - Ngày 25-7-12, chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường cho biết đã có thông tin về người Trung Quốc hành nghề không phép tại phòng khám Mỹ Việt, số 620 phố Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.

Theo ông Cường, phòng khám Mỹ Việt trước đây có đăng ký bác sĩ người Trung Quốc tên là Vi Kim Dục, hiện người này đã về nước. Tuy nhiên sở lại có hồ sơ nữ “bác sĩ” tên Tăng Lệ Phân đang hành nghề tại phòng khám Mỹ Việt mặc dù chưa đăng ký và chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.

Theo ông Cường, từ ngày 11-7-12 đến nay Sở Y tế đã kiểm tra tám phòng khám Trung Quốc và phát hiện cả tám có sai phạm, trong đó có một số hành vi tái phạm như bán thuốc không có tên nhãn mác ở phòng khám Việt Hải, 907 đường Giải Phóng (tháng 9-2011 phòng khám Việt Hải đã bị xử phạt về hành vi này), có người Trung Quốc hành nghề trái phép tại phòng khám 455 và 981 Giải Phóng... Sở Y tế Hà Nội đã xử phạt các vi phạm này trên 200 triệu đồng.

L.ANH

Bong bóng

 

Nhiều bản đồ khẳng định Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa

 

Nhiều bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa

Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/503660/Nhieu-ban-do-khang-dinh-TQ-khong-co-Hoang-Sa-Truong-Sa.html; tin ngày 26/07/12, mục Ch.trị - XH.

TT - Cực nam lãnh thổ Trung Quốc dừng lại tại Nhai Châu (tận cùng của đảo Hải Nam) ở 18 độ 21 phút 36 giây vĩ bắc. Hoàng dư toàn lãm đồ, công trình do chính hoàng đế Khang Hi thứ 58 chủ trì, hoàn thành năm 1719, ghi rõ.

Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem nội dung chữ Hán cổ trên bản đồ của Trung Quốc năm 1904 mà ông đã hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng 25-7-12 - Ảnh: Việt Dũng

Là người thống kê, thu thập (bao gồm bản gốc, ảnh minh họa, phó bản...) hơn 180 địa đồ (bản đồ), trong đó có khoảng 50 tấm địa đồ chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam, nhà nghiên cứu Hán - Nôm Phạm Hoàng Quân chia sẻ: Địa đồ hành chính toàn Trung Quốc được soạn vẽ hoàn chỉnh bắt đầu từ thời Tống. Chúng được khắc trên các phiến đá lớn, loại được soạn vẽ trên lụa, giấy hoặc in trên giấy còn lại đến nay được biết bắt đầu từ triều Minh, nhiều nhất là thời nhà Thanh.

* Cụ thể một số tấm địa đồ hành chính Trung Hoa trong đó người Trung Quốc không hề nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của họ như thế nào, thưa ông?

- Trong thời nhà Thanh, đa số các bức địa đồ hành chính Trung Hoa thể hiện đúng phạm vi cương vực Trung Hoa. Ngoài bức Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, còn rất nhiều bức khác như Hoàng dư toàn lãm đồ 1719, Khang Hi thứ 58. Công trình này do chính hoàng đế Khang Hi chủ trì, các giáo sĩ Joachim Bouvet (Bạch Tấn), Petrus Pierre Jartoux (Đỗ Đức Mỹ), Jean Baptiste Regis (Lôi Hiếu Tư), Xavier Ehrenbert Fridelli (Phí Ẩn)... thực địa trắc hội và tư vấn. Địa đồ này được in khắc bản đồng, một màu, song ngữ Hán - Mãn. Họ quan trắc thực địa, ứng dụng kỹ thuật xác định điểm thiên văn ba góc, trắc lượng kinh vĩ độ toàn quốc 641 điểm, tại Quảng Đông 37 điểm, cực nam lãnh thổ Trung Quốc dừng lại tại Nhai Châu (tận cùng của đảo Hải Nam) ở 18 độ 21 phút 36 giây vĩ bắc.

Bắt đầu từ năm 1708, đến năm 1718 họ hoàn thành các bản vẽ. Từ bản vẽ này hình thành ba bản khắc: bản đồng 41 mảnh tiếp hợp, mỗi mảnh 52,5 x 77cm (năm 1719 chế xong); bản gỗ 32 mảnh phân theo tỉnh và khu vực (1719); bản gỗ 227 phiến thu nhỏ, phân tỉnh, phủ. Năm Ung Chính thứ 6 (1728) đưa vào tùng thư Cổ kim đồ thư tập thành (cuốn 101), đây là bản thu nhỏ của Hoàng dư toàn lãm đồ.

Hoàng dư toàn lãm đồ là bức địa đồ đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền tảng về tọa độ kinh vĩ cho hầu hết các địa đồ hành chính về sau, kể cả bức Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ 1904.

"Chúng ta phải đặc biệt phân biệt địa đồ hành chính Trung Hoa và địa đồ hành chính thế giới, tuy hai loại này cùng do người Trung Quốc thực hiện nhưng ý nghĩa khác nhau rất xa. Mức độ ưu tiên trong nghiên cứu dĩ nhiên nằm ở loại nội dung thứ nhất - địa đồ hành chính Trung Hoa, vì chúng thể hiện rõ quan điểm của các triều đại đối với đất đai cương giới mà nhà nước phong kiến Trung Hoa quản lý".
Nhà nghiên cứu Hán - Nôm Phạm Hoàng Quân

* Sở hữu những tấm bản đồ có giá trị lịch sử và pháp lý, theo ông, điều chúng ta cần chú ý là gì?

- Khi phân biệt một cách rõ ràng, chúng ta sẽ thấy rõ các kiểu lý giải gượng ép về một số địa đồ cổ của học giới Trung Quốc hiện nay, họ chỉ dựa vào hoặc đưa ra các bản đồ hành chính thế giới. Dĩ nhiên họ sẽ có vẽ và tiêu danh các đảo, cụm đảo trên biển Đông, nhưng việc này không có ý nghĩa xác lập chủ quyền của nhà nước Trung Hoa.

Mặt khác, khi phân biệt một cách rõ ràng, học giới Việt Nam sẽ thuận tiện khi cho các thông tin và trưng dẫn một cách chính xác trong việc sử dụng địa đồ cổ Trung Quốc vào các lập luận.

Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy rằng suốt quá trình lịch sử, việc soạn vẽ địa đồ của các cơ quan công quyền, các học giả và các nhà du hành người Trung Hoa không có biểu hiện chiếm hữu các đảo, quần đảo trên biển Đông Việt Nam và biển Đông Nam Á.

NGA LINH thực hiện

Cứ liệu lịch sử quan trọng

Có mặt trong buổi lễ bàn giao bản đồ cổ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định: “Bản đồ được xem là một trong những tư liệu lịch sử, cho nên việc sưu tập bản đồ hết sức cần thiết trong công tác nghiên cứu nói chung, trong đó có những vấn đề liên quan đến chủ quyền.

Chúng ta biết rằng việc xây dựng được một tấm bản đồ chẳng hạn như bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ mang tính khoa học cao, do vậy cũng có tính thuyết phục cao”.

* Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ đã góp thêm cứ liệu lịch sử hữu ích và chắc chắn còn nhiều cứ liệu có liên quan khác mà chúng ta chưa biết?

- Ngành bản đồ học đã phát triển từ rất lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay Việt Nam chúng ta đều biết Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1834 đã có Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, có thể với phương pháp vẽ tưởng như rất đơn giản nhưng lại rất rõ về chủ quyền.

Vị trí địa lý Việt Nam là khớp nối giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, nằm trên một con đường hàng hải rất huyết mạch của thế giới, cho nên chúng ta phải quan tâm không những đến bản đồ của Việt Nam hay của Trung Quốc, mà còn là bản đồ của nhiều cường quốc về hàng hải khác khi thể hiện nội dung có liên quan. Có thể họ vẽ bản đồ không đề cập trực tiếp đến vấn đề chủ quyền, nhưng dẫu sao có những yếu tố mà qua đó chúng ta có thể nhận dạng được về vị trí địa lý của không gian biển đảo, của lãnh thổ quốc gia.

Còn về phía Trung Quốc, tôi tin đây là quốc gia mạnh về thư tịch học, những bản đồ của họ nằm rải rác rất nhiều hay được lưu trữ tại thư viện bản địa và nhiều nước trên thế giới. Tôi nghĩ ngay thư viện của ta cũng có, đặc biệt là kho lưu trữ của Thư viện Học viện Viễn Đông Bác Cổ, với những nguồn tư liệu được xây dựng từ cuối thế kỷ 19-20. Vấn đề là chúng ta đã khai thác được hết hoặc tập trung khai thác nhiều những tư liệu đang có chưa.

* Là một nhà sử học, ông cho rằng những chứng cứ học thuật như tấm bản đồ vừa được tìm thấy có ý nghĩa thế nào về mặt pháp lý?

- Cần thấy rằng việc đầu tư một cách bài bản cho việc sưu tập bản đồ không chỉ liên quan đến đấu tranh chủ quyền mà cả việc nhìn ra biển cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Về mặt pháp lý, theo nhận thức của tôi, biển là không gian rất đặc thù, khác với việc hoạch định đường biên giới ở đất liền. Hơn nữa, đường biên giới biển bên cạnh việc liên quan đến chủ quyền quốc gia còn liên quan đến quyền tự do hàng hải.

Việt Nam đã hiện diện ở biển Đông rất lâu rồi thì cuộc đấu tranh phân định chủ quyền phải dựa trên nhiều cơ sở: những cam kết quốc tế như công ước luật biển năm 1982 và những chứng cứ lịch sử, những tài liệu thư tịch trong đó có cả bản đồ.

VÕ VĂN THÀNH - NGA LINH thực hiện

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thuyết trình về biển đảo - Ảnh: L.Điền

 

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: Người dân cần biết những tri thức về chủ quyền

Tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ có giá trị địa lý lịch sử. Bản đồ này được vẽ dưới thời nhà Thanh bằng kỹ thuật sử dụng hệ tọa độ kinh tuyến, vĩ tuyến của châu Âu.

Điểm đặc biệt của Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là những địa danh Trung Quốc được ghi bằng chữ Hán, nhưng có xen vào những chỗ quan trọng được ghi bằng chữ Pháp. Chẳng hạn, giới hạn cực nam của biển Trung Quốc trên bản đồ này có ghi dòng chữ “Mer de Chine” (biển Trung Quốc) từ đảo Hải Nam trở lên phía trên. Đây cũng chính là giới hạn cuối cùng của biển Trung Quốc về phía nam.

Cùng loại với tấm bản đồ này, tôi có hơn một chục tấm bản đồ Trung Quốc được thực hiện trong nhiều thời kỳ, có bức từ thế kỷ 16, đều thể hiện cương vực của Trung Quốc về phía nam chỉ đến đảo Hải Nam.

Ý nguyện của tôi là trong tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay nên giữ nguyên tắc “công lý và hòa bình”. Còn những tư liệu thể hiện rõ ràng chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử thì nên dần dần đưa vào sách giáo khoa. Hiện nay học sinh đã kém về môn lịch sử, môn địa lý lịch sử lại càng kém.

Trong tranh chấp quốc tế, những bản đồ chính thống như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ có giá trị quan trọng, khi mình đưa ra thì nó góp phần chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

 

TS Nguyễn Nhã phát biểu trong tọa đàm về biển Đông tại TP.HCM - Ảnh: L.Điền

 

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã:

Nên đưa ra thế giới toàn bộ hồ sơ chủ quyền của VN.

Việc đưa ra tấm bản đồ cổ có xuất xứ Trung Quốc trong lúc này có giá trị thông tin rất cao, khiến mọi người quan tâm, đặc biệt kể cả phía Trung Quốc.

Phải nói với bất cứ tài liệu cổ nào của Trung Quốc từ chính sử, dã sử, địa dư, bản đồ đều dễ dàng chứng minh được rằng Paracel tức Hoàng Sa hay Cát Vàng của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Tây Sa hay Xisha không hề thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.

Riêng về bản đồ cổ của Trung Quốc thì đã rất nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam như TS Nguyễn Quang Ngọc từng phát hiện tại kho bản đồ ở Úc rất nhiều bản đồ cổ.

Luận án tiến sĩ của tôi (Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa) đã kể trong phụ lục hơn 10 bản đồ cổ của Trung Quốc vẽ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam như: Dư địa đồ đời Nguyên vẽ lại thu nhỏ trong sách Quảng dư đồ năm 1561, Thiên hạ nhất thống chí đồ trong Đại Minh nhất thống chí năm 1461, Hoàng Minh đại nhất thống tổng đồ trong Hoàng Minh chức phương địa đồ năm 1635, Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ năm 1894, Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ năm 1897..

Tôi rất vui mừng khi biết thêm thông tin về một trong hàng trăm bằng chứng về Trung Quốc không hề có chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi đề nghị phải thật quan tâm việc đưa ra thế giới toàn bộ hồ sơ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng pháp lý quốc tế về chiếm hữu thật sự mang tính nhà nước các hải đảo.

Lam Điền ghi

 

Bí ẩn sau 248 phôi thai trong rừng Nga

 

Bí ẩn sau 248 phôi thai trong rừng Nga

Copy từ http://tuoitre.vn/The-gioi/503614/Bi-an-sau-248-phoi-thai-trong-rung-Nga.html ; tin ngày 26/07/12, mục Thế giới.

TT - Nhà chức trách Nga đã mở cuộc điều tra vụ án 248 phôi thai bị vứt trong rừng ở vùng Ural. Một số chuyên gia y tế cho rằng đây có thể là hậu quả của một cuộc nghiên cứu tế bào gốc bất hợp pháp.

Cảnh sát Nga thu thập các bào thai tại hiện trường - Ảnh: RT

 

Theo RIA Novosti, cảnh sát địa phương đang khám nghiệm pháp y 248 phôi thai từ 12-16 tuần tuổi ở một bệnh viện tại thị trấn Nevyansk thuộc vùng Ural. Bộ Y tế Nga đã mở một cuộc điều tra chính thức, các nghị sĩ Nga cũng lên tiếng sẽ có điều tra riêng về vụ việc đang gây xôn xao nước Nga này. Giới chuyên gia y tế Nga cũng đưa ra hàng loạt giả thiết nhằm giải mã vụ án khủng khiếp này.

Sự việc đã bắt đầu vào ngày 23-7-12 khi một người đi câu cá phát hiện bốn thùng nhựa chứa phôi thai được ngâm trong dung dịch formaldehyde. Nhiều phôi thai đã phát triển thành hình dạng trẻ em, dài khoảng 15cm. Một thùng đã bật nắp và một số phôi thai rơi vãi trên mặt đất. Trên chân và tay các phôi thai có gắn thẻ ghi các thông tin như tên họ và ngày tháng... Có thể đó là tên của các bà mẹ.

Hậu quả của thử nghiệm y tế?

Nhiều nghi vấn đang được đặt ra. Một số phôi thai đã khô quắt, nên cảnh sát cho rằng chúng có thể đã bị vứt bỏ từ 10 năm trước. Trong khi đó, nhà chức trách Nevyansk khẳng định thị trấn này quá nhỏ bé, không thể có một số lượng sẩy thai hoặc phá thai nhiều đến thế. Một người phát ngôn của cảnh sát khu vực lại khẳng định các phôi thai này là “rác thải sinh học” từ bốn cơ sở y tế tại thành phố Ekaterinburg, trung tâm công nghiệp của vùng Ural.

“Xem chừng là công ty xử lý rác thải đã không thực hiện đúng đắn nhiệm vụ của mình” - quan chức này khẳng định. Ở Nga, phôi thai bị xếp vào loại rác thải độc hại và phải được tiêu hủy lập tức. Tuy nhiên, các phôi thai luôn phải được gói kín chứ không được ngâm trong thùng nhựa. Ở Nga cũng chưa bao giờ có chuyện nhân viên y tế gắn thẻ có ghi kèm thông tin vào phôi thai.

“Đây là vụ việc chưa từng thấy trong lĩnh vực phụ khoa tại Nga - chuyên gia Lydia Lukutova thuộc Viện Phụ khoa và sản khoa Matxcơva nói - Có thể đó là hành vi tội phạm”. Nghị sĩ Elena Mizulina - chủ tịch Ủy ban Gia đình, phụ nữ và trẻ em Duma quốc gia - cho rằng có thể khi nhà chức trách mở cuộc kiểm tra, một tổ chức hoặc cá nhân nào đó đã tìm cách vứt bỏ bằng chứng tội phạm. Theo bà, có kẻ đã thu thập phôi thai để nghiên cứu tế bào gốc nhằm phục vụ mục đích y tế hoặc làm đẹp. “Nhu cầu đối với loại nguyên liệu này là rất lớn” - bà Mizulina khẳng định. Bác sĩ phụ khoa nổi tiếng Yuliana Abaeva cũng nhận định: “Các phôi thai này có thể là nguyên liệu để sản xuất văcxin hoặc phục vụ phương pháp trị liệu tế bào, hiện đang rất phổ biến trong ngành công nghiệp làm đẹp”.

Trang Gazeta.ru lại dẫn lời một bác sĩ giấu tên nhận định các phôi thai này có thể là những gì còn sót lại của một cuộc thí nghiệm khoa học bất hợp pháp. Bởi “sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu có kẻ thu thập nguyên liệu để nghiên cứu làm luận văn, rồi vứt chúng đi theo cách đó”.

Cơn sốt trị liệu bằng tế bào gốc

Theo kênh truyền hình RT, trong khi các nhà khoa học thế giới vẫn đang nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai thì vô số cơ sở y tế và thẩm mỹ viện ở Nga đã quảng bá nhiều dịch vụ chữa bệnh và làm đẹp bằng tế bào gốc, từ xóa nếp nhăn cho đến chữa bệnh Parkinson và cả chứng bất lực. Từ năm 2003, Viện Tế bào gốc (HSCI) đã được thành lập ở Matxcơva nhằm phát triển các liệu pháp y tế từ tế bào gốc.

Nhiều cơ sở y tế ở Matxcơva quảng bá phương pháp tiêm tế bào gốc từ phôi thai bỏ đi vào bụng, mông, đùi... để loại bỏ mỡ thừa và kéo dài tuổi xuân. Nhiều bệnh viện tuyên bố chữa được cả các bệnh như tiểu đường, xơ vữa động mạch, liệt, ngăn chặn bệnh cúm... Theo báo Anh Telegraph, các phương pháp trị liệu bằng tế bào gốc ở Nga không chỉ thu hút người dân nước này mà cả các bệnh nhân từ Mỹ và phương Tây đổ xô đến Nga.

Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế phương Tây đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ từ các liệu pháp mang tính thử nghiệm và không được kiểm soát này. Năm 2009, tạp chí y học PLoS Medicine nhắc đến trường hợp một cậu bé Israel sang Nga để tiêm tế bào gốc từ phôi thai vào não và tủy sống. Hậu quả là nạn nhân đã bị ung thư não.

Theo Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga, hiện Chính phủ Nga đang xem xét dự luật kiểm soát việc khai thác và sử dụng tế bào gốc ở Nga.

SƠN HÀ

 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Ai về Thạnh Phú,Thạnh Phong,...

Có người vi Thạnh Phú so với Bến Tre cũng như Cà Mau so với nước Việt Nam,

và Thạnh Phong so với Thạnh Phú cũng như Thạnh Phú so với Bến Tre.

Nếu bạn bị lùng bùng lỗ tai vì câu nói trên thì đó là lỗi do tôi diễn đạt kém,chớ cũng không khó hiểu lắm đâu ...

Từ thị trấn Thạnh Phú,phải đi qua An Nhơn (ôi nhớ ơi là nhớ ... anh Phan văn Tứ có còn dạy học không! chị Hai Trỉ -bạn tù với chị Hồng Nhung ở Châu Thành có còn khỏe không !),An Qui(Thầy Tân?),Giao Thạnh rồi mới tới Thạnh Phong (Thầy Trương Quang Trung ?).

Xã Thạnh Phong

Nhớ đoạn đường hai bên có trồng bạch đàn gần giao tán nhau... Nhớ đàn em nhỏ ôm nón cúi đầu chào người lớn ...

Cửa biển Thạnh PhongCửa biển Thạnh Phong

 

Bia kỷ niệm đường Hồ Chí Minh trên biển

 

Bệnh nhân liên tiếp bị nạn tại phòng khám Trung Quốc

 

Bệnh nhân liên tiếp bị nạn tại phòng khám Trung Quốc

Cơ quan chức năng không thể phủi trách nhiệm

Copy từ http://sgtt.vn/Goc-nhin/166329/Co-quan-chuc-nang-khong-the-phui-trach-nhiem.html ; tin ngày 24/07/12, mục Góc nhìn.

1. Tưởng như sau chiến dịch thanh tra, truy quét các phòng khám (PK) Trung Quốc dỏm trên cả nước cách đây một tháng, ngành y tế Việt Nam đã lập lại được trật tự để người dân nhờ. Nào ngờ chỉ trong tuần qua, vấn đề lại được hâm nóng sau cái chết của một bệnh nhân tại PK Maria ở Hà Nội và một bệnh nhân nguy kịch sau khi cắt trĩ tại PK Huê Hạ ở TP.HCM. Cả hai PK này đều có “bác sĩ” Trung Quốc khám chui!

Theo dõi vụ việc trên các phương tiện đại chúng tuần qua, người dân nào cũng lắc đầu ngao ngán trước cách hành xử của cơ quan chức năng. Ở Hà Nội, trách nhiệm như “trái bóng” được chuyền từ bộ Y tế sang sở Y tế, đến chủ doanh nghiệp, rồi cuối cùng là chủ PK. Trả lời báo giới, giám đốc sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền thừa nhận khó kiểm soát được bác sĩ nước ngoài khám bệnh chui.

Phòng khám Maria

Phòng khám Maria tại Hà Nội, một phòng khám Trung QUốc đã làm chết bệnh nhân. Ảnh: TTXVN

Tương tự thế, ở TP.HCM, thanh tra sở Y tế nêu 1.001 lý do bào chữa cho việc không quản nổi PK Trung Quốc như lực lượng thanh tra mỏng, nghiệp vụ chuyên môn hạn chế, luật lệ còn kẽ hở. Nói như thế hoá ra cuối cùng trách nhiệm quản lý chẳng thuộc về ai, và người dân biết thân thì hãy tự bảo vệ lấy mình, đừng trông mong vào ai khác!

2. Thế nhưng cơ quan chức năng không thể rũ bỏ trách nhiệm trong việc bảo vệ sự an nguy của người dân. Thật vậy, trong một xã hội văn minh, những người làm việc trong bộ máy công quyền đều được dân chọn ra, họ phải thật sự trở thành công bộc của dân, bởi đồng lương họ nhận hoàn toàn là từ tiền thuế do người dân đóng góp chứ không phải từ nguồn nào khác. Vậy tại sao sau khi phát hiện hàng loạt sai phạm ở PK Maria trong hai năm qua, đặc biệt là có người Trung Quốc hành nghề không phép, ngành y tế không thẳng tay đóng cửa để PK này không làm hại người dân Việt Nam?

Còn ở PK Huê Hạ, mặc dù bị đóng cửa hồi tháng qua, nhưng PK này vẫn hoạt động lén lút và tiếp tục giở chiêu lừa gạt người dân. Thế trách nhiệm của chính quyền và y tế địa phương ở đâu? Cần nói thêm, trước đó vài ngày sở Y tế TP.HCM đã đề nghị phòng y tế quận/huyện giám sát chặt việc thực hiện quy định pháp luật đối với các PK Trung Quốc vừa bị đình chỉ hoạt động, thế mà vụ việc vẫn xảy ra!

Tuần qua, sau hai sự việc “oan uổng” trên các nhà quản lý y tế đều tỏ ra hăng hái thể hiện trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ người dân. Tại Hà Nội, đích thân giám đốc sở đi kiểm tra những PK Trung Quốc khác và cũng phát hiện nhiều sai phạm ở những chỗ này. Còn tại TP.HCM, ông Phạm Kim Bình, quyền chánh thanh tra sở Y tế TP.HCM, cho biết sở Y tế đã xử phạt hành chính mười PK Trung Quốc với số tiền gần 250 triệu đồng, tước giấy phép hoạt động năm PK, đồng thời chuyển sang công an điều tra ba PK có người Trung Quốc hành nghề không phép. Thế nhưng, trách nhiệm của những người trong hệ thống công quyền không chỉ như thế, người ta còn đòi hỏi họ một trách nhiệm cao hơn, đó là cảnh báo nguy cơ và ngăn ngừa nguy cơ xảy ra cho người dân.

3. Thật ra ngành y tế nước nhà không xa lạ gì với chuyện cảnh báo nguy cơ sức khoẻ cho người dân. Bộ Y tế lập hẳn một hệ thống cơ quan chuyên trách từ Trung ương đến địa phương để làm chuyện này, đó là các trung tâm truyền thông và giáo dục sức khoẻ. Thế nhưng, trước hàng loạt sự cố nghiêm trọng xảy ra cho người dân trong nước do các PK Trung Quốc gây ra, cơ quan này dường như vẫn “bình chân như vại” và chưa vào cuộc.

Một điều rõ ràng là nạn nhân của các PK này đa phần là những người thiếu thông tin và tin vào các mẩu quảng cáo trên báo, đài. Vậy tại sao cơ quan chức năng không tổ chức những hội thảo nghiêm túc, mời các nhà chuyên môn tham gia, cho ý kiến để giới truyền thông đăng tải, qua đó tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân về “thảm hoạ y học xuất khẩu của người Trung Quốc”, bởi đa phần là tạp nham và rác rưởi nhưng lại được đánh bóng để lừa gạt người dân ít hiểu biết. Đáng buồn là trong khi không làm tròn trách nhiệm “truyền thông và giáo dục sức khoẻ” cho người dân, ngành y tế lại thiếu trách nhiệm trong việc duyệt quảng cáo, để cho các “PK có yếu tố nước ngoài” xuất hiện trên báo, đài ra rả lừa gạt người dân vô tội trong suốt nhiều năm qua.

Hai ca tai biến nghiêm trọng tuần qua, một tử vong và một nguy kịch, thật ra chỉ là phần nổi của tảng băng thiệt hại mà người dân Việt Nam phải trả cho “thảm hoạ y học xuất khẩu của người Trung Quốc”. Trong thực tế chắc chắn còn nhiều trường hợp tiền mất, tật mang mà người dân không lên tiếng; đó là chưa kể vô số thiệt hại về người và của cho việc bệnh nhân Việt Nam chạy sang Trung Quốc chữa bệnh, đặc biệt là ung thư.

Tại TP.HCM, cuối tuần qua đã diễn một hội thảo nhằm tôn vinh những người mắc ung thư, nhưng thực chất đây lại là trò quảng cáo và “dụ” bệnh nhân ung thư trong nước sang Trung Quốc chữa bệnh. Địa điểm xảy ra hội thảo nằm cách trung tâm Truyền thông và giáo dục sức khoẻ TP.HCM không đầy 200m, nơi lẽ ra phải diễn ra một hội thảo nghiêm túc nhằm cảnh báo cho người dân về “thảm hoạ y học Trung Quốc”!

Ai cho phép tổ chức một hội thảo với nội dung trá hình như thế? Không lẽ các nhà quản lý đã bất lực trong việc ngăn chặn những nguy cơ làm hại sức khoẻ người dân rồi sao? Điều gì thật sự đang xảy ra cho việc bảo vệ người dân?

Hoa dại

 

Phan Sơn

 

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Tìm về chốn bồng lai tiên cảnh ở đèo Long Lanh


Tìm về chốn bồng lai tiên cảnh ở đèo Long Lanh
Copy từ http://www.info.vn/du-lich/diem-den/251232-Tim-ve-chon-bong-lai-tien-canh-o-deo-Long-Lanh.html ; đăng ngày 08/07/12, mục Du lịch > Điểm đến.
Bước chân lên ngọn đồi nằm trên con đường giữa Đà Lạt và Nha Trang, bạn sẽ có có những giây phút ngẩn ngơ ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp tưởng như chỉ có trong thế giới thần tiên.
Đã có nắng nhưng sương vẫn còn
Đã qua tháng 3 Tây Nguyên mùa con ong đi lấy mật, những ngày nắng đã qua. Tây Nguyên bây giờ đang dần bước vào mùa mưa. Cao nguyên Lâm Đồng cũng đang ngủ yên trong những cơn mưa rả rích suốt mùa hè.
Ở Lạc Dương có một nơi mà tôi gọi là “Nơi đây sương khói mờ nhân ảnh”. Hẳn những người yêu Đà Lạt hay những người bạn xứ Cao Nguyên đều quá quen thuộc với sương sớm của phố núi. Nhưng để ngắm sương long lanh, có lẽ bạn nên một lần đến với đèo Long Lanh thuộc địa phận Lạc Dương, là con đường Hoa Biển nối liền Đà Lạt và Nha Trang.
Đèo Long Lanh được dân đi phượt đặt tên là Đèo Omega là do đèo có hình dạng của đồ thị omega. Bạn có biết rằng có những tuyệt tác chỉ để ngắm mà không tấm hình nào có thể lột tả hết vẻ đẹp của nó. Bốn người chúng tôi đã có những giây phút ngẩn ngơ ngắm nhìn và chỉ thốt lên một câu duy nhất "bồng lai tiên cảnh". Những tấm hình trong album này đã không thể thể hiện hết vẻ đẹp của nơi đây. Nếu có dịp, bạn hãy xuất phát từ Đà Lạt vào 4h30 sáng, lên đèo Long Lanh và sẽ cảm nhận được điều mà chúng tôi đã cảm nhận.
Gợi ý cho những ai muốn khám phá cung đường này:
Sáng thứ 6 gửi xe máy lên Đà Lạt. Đi vào tối thứ 6 lên xe lúc 22h. Tới bến xe Đà Lạt khoảng 4h30 sáng, lấy xe đi thẳng qua Đèo Long Lanh. Khoảng 5h30 mặt trời bắt đầu lên đẹp, đây là giờ vàng để có những bức hình ưng ý. Lưu ý sau 8h thì sương sẽ tan hết.

Đèo có hình dạng của đồ thị omega. Chính vì vậy mà được dân phượt ưu ái cái tên Đèo Omega.

Những tia nắng
Những tia nắng đầu tiên của sớm mai.
6
Nắng qua từng tán lá
Nắng qua từng tán lá của rừng thông.

Ngang chừng mây
Ngang chừng mây

Bồng lai tiên cảnh
Bồng lai tiên cảnh là đây.

Trong lòng sương
Trong lòng sương

Em đi học
Trẻ em đi học

Màu thiên thanh
Màu thiên thanh

Sương che mặt trời
Sương che mặt trời

Trên đường ra chợ sớm
Trên đường ra chợ sớm.

Mặt trời lên cao
Mặt trời lên cao.

phía chân đèo
Nhìn về phía chân đèo.




Nhà sàn đặc trưng xứ cao nguyên.

Theo: Infonet
bướm xinh

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Thăm một dân tộc Trung Đông tại châu Âu

Nhật ký trên những đôi giày
Thăm một dân tộc Trung Đông tại châu Âu
Copy từ http://sgtt.vn/Am-thuc-du-lich/166367/Tham-mot-dan-toc-Trung-Dong-tai-chau-Au.html ; đăng ngày 23/07/12, mục Ẩm thực - Du lịch.
SGTT.Vn - Lang thang trên mạng tìm hướng dẫn du lịch bụi ở Prague (còn gọi Praha), Cộng hoà Czech, tôi gặp lời giới thiệu: “Nếu bạn muốn đối thoại với sự thăng trầm của một dân tộc thông minh nhưng chịu quá nhiều bất hạnh trên hành tinh, chọn Vườn Do Thái”.
“Vườn Do Thái” là nơi an nghỉ của nhiều người Do Thái ở Prague từ thế kỷ thứ 15 – 18.
 
Vườn Do Thái từ thế kỷ 15 – 18
Từng được gọi là “Vườn Do Thái”, nghĩa trang là nơi yên nghỉ của nhiều người Do Thái ở Prague từ thế kỷ thứ 15 – 18. Năm 1990, trong một cuộc khai quật khảo cổ trên đường Vladislavova, nghĩa trang được khám phá và bảo tồn. Không có con số chính xác, nhưng các nhà khảo cổ khẳng định nghĩa trang có 12 tầng, ước tính có 12.000 ngôi mộ; trong đó có nhiều người nổi tiếng như Yehuda ben Bezalel (Rabbi Loew), Mordechai Maisel, David Gans hay David Oppenheim.
Theo luật, người Do Thái không được di dời hay phá huỷ lăng mộ người qua đời. Có lẽ vì thế mà khi hết quỹ đất, họ có thể đã làm những lớp mộ mới chồng lên mộ cũ. Viếng nghĩa trang vào buổi chiều tà, tôi mới hiểu tại sao có ý kiến cho rằng không khí kỳ bí của nghĩa trang, những ngôi mộ đá rêu phong và phong cách sinh hoạt của người Do Thái chính là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho những hoạ sĩ người Czech từ thế kỷ 18. Những tác phẩm hội hoạ nay trở thành những trang sử và thông tin dữ liệu về một nghĩa trang cổ cũng như những bước thăng trầm của cộng đồng người Do Thái tại nơi này.
Nằm ngay cạnh nghĩa trang, một căn phòng với bầu không khí lặng lẽ bao trùm, mặc dù người vào ra tấp nập. Nơi đó ghi tên hàng triệu người Do Thái bị sát hại trong các cuộc diệt chủng do Đức quốc xã tiến hành. Họ không để lại bất cứ dấu tích gì trừ những cái tên may mắn còn được ghi lại. Tên nạn nhân được viết bằng mực đen, đỏ, vàng xen kẽ, dày kín trên các mảng tường trắng quanh căn phòng như một bằng chứng hùng hồn và mạnh mẽ lên án nạn diệt chủng.
Cạnh đó là khu vực trưng bày những bức vẽ của “trẻ em Do Thái vẽ tại Terezin từ năm 1942 – 1944”. Những bức vẽ thể hiện ước mơ, khát khao tự do yêu thương của những đứa trẻ bị giam cầm cũng như nỗi sợ hãi, nỗi cô đơn khi là nạn nhân của nạn diệt chủng. 10.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị nhốt tại Terezin, khoảng 8.000 trẻ em sau đó bị trục xuất sang phía đông và chỉ có 200 em trong số này sống sót.
Ngược dòng lịch sử
Một số tài liệu của Czech ghi rằng, những người Do Thái đầu tiên được định cư tại Czech từ cuối thế kỷ 10 vì họ giúp đế quốc Byzantine trong cuộc chiến chống lại dân ngoại Bungary. Tuy ban đầu được chào đón nồng nhiệt, nhưng những cuộc Thập tự chinh (*) mang theo sự bài xích chủ nghĩa Do Thái, trong đó có hành vi giết hại và ép rửa tội, sau đó, đã khiến cộng đồng người Do Thái lao đao. Họ bị cấm sở hữu đất đai, cấm tham gia hầu hết các hoạt động thương mại; trừ cho vay nặng lãi. Sau đó, triều đại Habsburg, với những điều luật tự do nhất châu Âu lên nắm quyền, người Do Thái dễ thở hơn, nhưng vẫn phải sống trong khu ổ chuột. Khi hai vị vua Rudolf II và Mathias cai trị ở thế kỷ 16 – 17, những điều luật nghiêm khắc được nới lỏng. Người Do Thái tự do hơn, không bị dồn trong khu ổ chuột, không phải mặc quần áo khác biệt, được cấp thêm quyền công dân, đi lại và làm ăn buôn bán tự do. Thế kỷ thứ 16 là thời kỳ vàng son của cộng đồng người Do Thái tại Prague, khi họ được tăng thêm quyền lực, được sở hữu đất đai, đi đầu trong các hoạt động thương mại, được hành nghề bác sĩ, nông nghiệp và ngân hàng.
Đế chế Áo – Hung sụp đổ, năm 1918 Bohemia, Moravia, và Silesia kết hợp thành Czechoslovakia. Người Do Thái tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước này do kiểm soát các ngành công nghiệp giấy, thực phẩm và dệt may. Nạn diệt chủng của phát xít chính thức vùi chôn sự nở rộ của cộng đồng người Do Thái tại Czechoslovakia. Khi Hitler nắm quyền năm 1933, nhiều người Do Thái từ các nước Áo, Hungary, Đức trốn sang Czechoslovakia. Năm 1938, Hitler nắm quyền kiểm soát trên toàn lãnh thổ Czechoslovakia và thẳng tay tàn sát người Do Thái. Tại Czechoslovakia, 85% dân số cộng đồng Do Thái bị hại, nhiều người bị trục xuất đến trại tập trung Terezin (cách Prague 60km). Khi Czechoslovakia nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô, nhiều người Do Thái chạy về Israel. Người ở lại thì mai danh ẩn tích, dấu đi gốc gác Do Thái. Chiến tranh lạnh kết thúc, Czechoslovakia tách thành hai quốc gia độc lập Slovakia và Cộng hoà Czech. Mối quan hệ ngoại giao giữa Czech và Israel tốt đẹp hơn, tạo cơ hội cho cộng đồng người Do Thái tại Czech phục hồi. Nhiều người thừa nhận dòng máu Do Thái trong mình và cùng gầy dựng lại cộng đồng.
Tôi nghe được câu chuyện từ cô hướng dẫn người Czech trao đổi với du khách khi viếng nghĩa trang.
Sự hiện diện của cộng đồng người Do Thái ngày nay tại Czech thể hiện nổi bật qua những thánh đường nguy nga và những trường học. Có riêng khu vực để tưởng niệm, ghi nhớ, lưu trữ, giới thiệu những đóng góp của cộng đồng với xã hội Czech. Có cả trung tâm nghiên cứu văn hoá, giáo dục của viện bảo tàng Do Thái tại khu phố cổ Prague nhằm phát triển và bảo tồn những nét riêng của cộng đồng này.
“Nhưng ngay cả lúc này, mặc dù tham gia nhiều trong các hoạt động kinh tế, người Do Thái tại Prague vẫn chọn cách sống trầm lặng, không ồn ào. Họ yên lặng như cái nghĩa trang, hiện diện đó để du khách tự chiêm nghiệm và tìm hiểu, về một dân tộc với bao biến cố hãi hùng nhưng kiên cường vượt qua và tiếp tục hiện diện mạnh mẽ ngay chính nơi đây”, cô hướng dẫn viên nói.
 
bài và ảnh: Kim Dung
- - - - - - - - - - -
(*) Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo, do Giáo hoàng La Mã kêu gọi và do các vị vua và quý tộc thực hiện, mục tiêu nhằm phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh, xuất phát từ Tây Âu và lan ra châu Âu, Trung đông, châu phi, châu Á.
 
bướm xinh
Phải đưa ảnh này vào để chiều ngang bài viết bung ra đạt 600px.

Sai lệch đường tơ

Bác sĩ trò chuyện
Sai lệch đường tơ
Copy từ http://sgtt.vn/Khoe-va-Vui/166363/Sai-lech-duong-to.html ; đăng ngày 23/07/12, mục Khỏe & Vui.
SGTT.VN - USADA đã chính thức cáo buộc Lance Armstrong dùng các thuốc tăng lực. Cua rơ lừng lẫy 40 tuổi đang đối mặt với sự cấm thi đấu suốt đời và có thể bị tước bỏ các chiến thắng ở các Vòng đua nước Pháp từ 1999 đến 2005.
Tổng thống G.W.Bush và L.Armstrong (thắng Vòng đua nước Pháp 2005)
 
Huyền thoại Lance Armstrong
Năm 1996 ở tuổi 25, lúc đã thành cua rơ hàng đầu nước Mỹ, Lance Armstrong được chẩn đoán ung thư tinh hoàn. Lance đâu biết các triệu chứng báo động, không ngờ mình rơi vào tình huống sinh tử. Ung thư đã lan tới bụng, lên phổi và não. Thật kỳ diệu, được điều trị tích cực, anh hết bệnh năm 1997 và sống mạnh.
Hạ gục căn bệnh ung thư. Tích cực học hỏi rèn luyện để chống bệnh và chịu đựng nổi việc điều trị. Tự trang bị hiểu biết và tin tưởng vào y học, anh vượt qua các liệu pháp mạnh tay. Armstrong được điều trị tại trung tâm Y khoa đại học Indiana, Indianapolis. Bác sĩ điều trị Craig Nichols dùng hoá trị xen kẽ các thuốc etoposide, ifosfamide và cisplatin. GS.BS Scott A. Shapiro đã mổ ngon lành, bứng trọn khối di căn trong não. Cơ thể khoẻ, tinh thần mạnh, Lance tuyên bố mình không còn là nạn nhân của căn bệnh mà là người vượt qua ung thư.
Cuộc chiến cho đồng loại. Trong lúc điều trị, trước khi hồi phục chưa biết rõ số phận mình, Lance đã thành lập quỹ Lance Armstrong. Cuộc chiến với ung thư đã bắt đầu, không phải cho riêng anh mà cho tất cả người bệnh đang sống còn và cho những người giống anh, cứ ngỡ là ung thư không dính dáng đến mình. Lance đi đầu trong cuộc chiến này, kêu gọi mọi người tiếp tay. Livestrong (Sống mạnh) thổi luồng gió mới cho việc hiểu biết báo động bệnh ung thư, xoá bỏ nổi ám ảnh của khoảng 30 triệu người trên toàn cầu đang vượt qua căn bệnh và gây quỹ hơn 500 triệu USD cho việc nghiên cứu ung thư.
Trên đỉnh vinh quang. Chiến thắng bệnh ung thư, hai hòn chỉ còn một, vượt đèo leo dốc núi Alpe, thắng Vòng đua nước Pháp lần đầu năm 1999 rồi liên tục đến bảy lần. Huyền thoại tràn ngập trên mạng, đầy trên các chuyến bay, nhan nhãn trên các talkshow. Bao nhiêu là giải thưởng. Các nhà bảo trợ đua nhau ủng hộ. Armstrong trở thành cua rơ giàu nhất từ trước đến nay. Nhiều fan không kể xiết. Thành bằng hữu đạp xe với Tổng thống Bush (con).
Quỹ Lance Armstrong và vòng đeo tay Livestrong
Sai lệch đường tơ
Cáo buộc. Tháng 6.2012, chỉ một ngày trước khi bắt đầu Vòng đua nước Pháp 2012, USADA – cơ quan chống doping cho Olympic, các sự kiện thể thao khắp nước và khuyết tật ở Hoa Kỳ, chính thức cáo buộc Lance Armstrong cùng năm người cộng tác đã dính vào một âm mưu doping từ 1999. Có mười cua rơ sẽ làm chứng là Armstrong đã dùng EPO, truyền máu, testosteron, corticoid, đã phân phối và tiêm chích các loại thuốc cho các cua rơ khác từ 1998 đến 2005.
Bất lợi cho Armstrong. Tại sao phải doping? Câu trả lời dễ nhất là ai cũng đã làm vậy. Đầu những năm 1990, các cua rơ cũng như hầu hết vận động viên đã biết cái “hay” của các thuốc tăng lực như là các steroid, testosteron, hormon tăng trưởng người… Đã có luật chống doping, nhưng ban đầu không có được sự kiểm tra gắt gao. “Ai cũng làm vậy, hà cớ gì mình không chơi thuốc, tụt hậu thì sao!” Có người nghĩ là anh ta bắt đầu chơi thuốc trước khi bị ung thư. Người khác cho là sau đó và tiếp tục suốt bảy vòng đua.
Thật đau lòng, nếu bao nhiêu vinh quang được xây đắp trên sự dối trá. Đã đành Armstrong sẽ chịu hậu quả của việc làm của anh ta, nhưng sẽ có sự mất mát lớn lao cho công việc từ thiện. Qua quỹ Lance Amstrong và Livestrong, cua rơ lừng danh đã đóng góp thật to lớn cho lĩnh vực báo động ung thư toàn cầu và mang nguồn hỗ trợ to lớn cho việc nghiên cứu ung thư.
Áo vàng L.Armstrong và đồng đội G.Hincapie, Vòng đua nước Pháp thứ 92. Ảnh phải: F.Landis bị tước danh hiệu Vòng đua nước Pháp 2006
 
Armstrong khẳng định “Tôi chưa hề doping và không như nhiều cáo buộc, tôi đã thi đấu như một lực sĩ bền bỉ trong 25 năm, không nhờ sự tăng lực, đã vượt qua hơn 500 xét nghiệm tìm thuốc mà không bao giờ có sai phạm”.
Mới đây ngày 12.7.12, nghị sĩ Cộng hoà Hạ viện Mỹ Sensenbzenner (một người sống còn với ung thư tuyến tiền liệt) đã đặt vấn đề về USADA, theo hướng bênh vực Armstrong. Ngày hôm sau thượng nghị sĩ Cộng hoà John McCain bày tỏ sự ủng hộ USADA “không phân biệt người nổi tiếng hay bình thường”. USADA vừa quyết định nới rộng thời gian 30 ngày để Armstrong có quyết định chấp nhận sự trừng phạt hoặc kháng cáo.
Nếu cáo buộc là đúng, các dấu hiệu có vẻ theo chiều hướng này, thì sau quãng đời thăng hoa nhất, Armstrong sẽ phải chịu điều ê chề nhất. Doping là chơi trội không hợp pháp và không công bằng. Không thể khoan nhượng. Nhưng nếu khám phá ra Lance Armstrong đời thường không phải là Armstrong của huyền thoại, thì làm thế nào?
Thật là “Sai lệch đường tơ, đất trời ngăn cách”.
GS.BS Nguyễn Chấn Hùng
Sức người có hạn
Tận dụng các thành tựu y học. USADA cho biết đã thu thập các mẫu máu của Armstrong vào các năm 2009 và 2010, “rất phù hợp máu xáo trộn do EPO và hoặc truyền máu”. EPO (viết tắt của erythropoietin) thúc đẩy sản sinh hồng cầu, có nhiệm vụ mang oxy tới các cơ bắp. Nếu bằng hữu chí cốt George Hincapie chịu làm chứng thì thật kẹt cho Lance. Năm người cộng tác cùng bị cáo buộc. Bác sĩ Del Moral giúp các cua rơ dùng các thuốc tăng lực, kể cả EPO và steroid. Bác sĩ Ferrari chế ra một hỗn hợp testosteron và dầu, đặt dưới lưỡi giúp lấy lại sức. Marti, một huấn luyện đã phân phối thuốc tăng lực. Johan Bruyneel huấn luyện viên trưởng của đội đua thắng giải từ 1999 – 2005, được biết là quân sư bày ra âm mưu doping tinh vi và phức tạp cho đội đua.
Lời buộc tội của các đồng đội cũ. Năm 2010, Armstrong đã bị cáo buộc lạm dụng thuốc do lời khai đồng đội cũ Floyd Landis, tay này bị bắt quả tang doping, rồi bị tước danh hiệu vô địch Vòng đua nước Pháp năm 2006. Năm 2011, Armstrong lại bị cáo buộc. Đồng đội cũ Hamilton (nghỉ hưu từ 2009 sau hai lần xét nghiệm dương tính steroid DHEA) nói rằng anh ta nhìn thấy lần đầu Armstrong dùng EPO năm 1999: “Tôi thấy thuốc này trong tủ lạnh của anh ta”, “Armstrong chích nhiều lần cũng như tôi”. Tháng 2 năm nay, bộ Tư pháp Mỹ đã xếp hồ sơ điều tra hình sự sau khi một hội đồng xét xử không có đủ bằng cớ. Thật hú hồn cho Armstrong.
Lại Vòng đua nước Pháp. Toà án Trọng tài thể thao cao nhất đặt tại Thuỵ Sĩ đã cấm thi đấu hai năm, tước danh hiệu vô địch 2010 của người hùng Tây Ban Nha Contador ba lần thắng Vòng đua nước Pháp, bác bỏ sự kêu oan của cua rơ này viện dẫn ăn thịt nhiễm Clenbuterol. Ở châu Âu chất này không bị lạm dụng trong chăn nuôi. Frank Schleck bị rút khỏi đội đua Vòng quanh nước Pháp 2012 vì thử nước tiểu dương tính với xipamide, thuốc lợi tiểu dùng doping để che đậy các thuốc tăng lực khác hoặc làm giảm cân.
Thầy Trang Tử từ xưa đã dặn dò: “Sức người thì hữu hạn, mà lòng ham muốn của con người thì vô hạn”.
 

Vào nơi tìm kho báu Yamashita trên núi Tàu

 

Vào nơi tìm kho báu Yamashita trên núi Tàu

Copy từ http://sgtt.vn/Goc-anh/Chi-tiet/166335/Vao-noi-tim-kho-bau-Yamashita-tren-nui-Tau.html ; đăng ngày 23/07/12, mục Góc ảnh.

SGTT.VN - Núi Tàu được cho là nơi cất giấu 4.000 tấn vàng của tướng Nhật Tomoyuki Yamashita, theo ông Trần Văn Tiệp. Từ tháng 10.2011 đến nay, vùng núi này gần như trở thành cấm địa đối với người lạ, sau khi khoanh đất 2.400m2 được cấp phép tìm nơi cất giấu vàng cho ông Trần Văn Tiệp.

Các phương cách đường chính thức để vào núi Tàu đều thất bại, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị phải bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ mới vào được khu vực này. Thời điểm gần cuối tháng 7, hoạt động thăm dò hầu như ngưng lại...

 

Phan Quang (thực hiện)

Ảnh 1

Những người bảo vệ khu vực này có súng và rất hung hăng, họ đi tuần nhiều lần trong ngày để không cho người lạ xâm nhập vào khu vực thăm dò. Thời điểm tháng 7, mọi hoạt động thăm dò ngưng lại. Tại hiện trường còn một máy phát điện, 50 ống sắt và một máy xúc.

 

Ảnh 2

Căn lều dành cho những người thăm dò trú. Một chiếc xe mang biển số khác tỉnh Bình Thuận dùng để vận chuyển nước và các thứ cần thiết khác từ dưới núi lên.

 

Ảnh 3

Bản đồ không ảnh về vị trí núi Tàu nằm giữa quốc lộ 1 và biển, đối diện nhà máy Vĩnh Hảo. Chiều dài khu vực thăm dò chừng một cây số và chiều rộng 20m hướng về phía biển.

 

Ảnh 4

Nhiều hố thăm dò đào xuống độ sâu, ước tính bằng mắt thường, khoảng 5m.

 

Ảnh 5

Có những hố thăm dò sát chân núi phía biển.

 

Ảnh 6

Người dân địa phương phải giả làm người chăn bò để lên núi, nhưng có đến bảy bảo vệ ra chận lại không cho vào khu vực. Nhờ khu vực đồi núi mấp mô dễ ẩn nấp nên phóng viên thâm nhập vào gần sát hiện trường...

 

Ảnh 7

Từ núi Tàu nhìn thấy biển rất rõ, cách một vùng ruộng. Người dân cho hay ngày xưa biển ăn vào sát chân núi.

 

Ảnh 8

Nhiều mũi khoan xuống chỉ thấy đá xanh.