Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

ĐBQH Dương Trung Quốc: Nói công an 'gạt tay vào má’ PV sẽ chỉ để lại tiếng xấu trong dân

ĐBQH Dương Trung Quốc: Nói công an 'gạt tay vào má’ PV sẽ chỉ để lại tiếng xấu trong dân

(Copy từ http://www.vtc.vn/dbqh-duong-trung-quoc-noi-cong-an-gat-tay-vao-ma-pv-se-chi-de-lai-tieng-xau-trong-dan-d279037.html; đã đăng ngày 30-09-16 ; mục Xã hội)

(VTC News) - Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng trả lời của Công an Hà Nội cho rằng chỉ “gạt tay vào má’ phóng viên sẽ để lại tiếng xấu trong nhân dân.

Ngày 30/9/16, trả lời PV VTC News về kết luận của Công an Hà Nội đối với sự việc phóng viên Báo Tuổi trẻ bị hành hung trên cầu Nhật Tân, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cho rằng, chỉ cần đọc thông báo cũng thấy sự biến báo ngôn từ của người có trách nhiệm của Công an Hà Nội.
“Nói thế để giảm nhẹ trách nhiệm của một chiến sĩ công an. Chắc chắn điều này sẽ để lại ấn tượng xấu trong người dân. Lúc này, đáng nhẽ Công an Hà Nội cần thành khẩn, hợp tác với các cơ quan báo chí để tránh những sự việc tương tự có thể xảy ra”, đại biểu Dương Trung Quốc nói.
Trước đó, chiều 29/9/16, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội trả lời về vụ việc đã cho biết, cảnh sát hình sự huyện Đông Anh chỉ có hành vi "giơ tay gạt trúng má" và "giơ chân đá nhưng không trúng" vào người phóng viên Quang Thế.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng, việc Công an Hà Nội kết luận vụ việc chỉ dừng lại ở việc “gạt tay vào má” phóng viên là chưa thành khẩn, không thể hiện sự thiện chí.
dai-bieu-duong-trung-quoc-chinh-phu-rat-gioi-ung-bien
Chắc chắn thiện cảm của dân mất đi rất nhiều. Cơ quan công an phải gương mẫu chuyện này. Anh cứ nhận sai, xử lý nội bộ và rút kinh nghiệm chứ dùng ngôn từ buồn cười lắm.
Ông Dương Trung Quốc
“Chắc chắn thiện cảm của dân mất đi rất nhiều. Cơ quan công an phải gương mẫu chuyện này. Anh cứ nhận sai, xử lý nội bộ và rút kinh nghiệm chứ dùng ngôn từ buồn cười lắm. Tôi không thấy sự thành khẩn, không thấy sự thiện chí ở đây”, đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ.
Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng có nhiều cách để lực lượng công an bảo vệ cán bộ của mình và việc “xử lý đúng mức cũng là một cách bảo vệ”.
“Thậm chí, nếu bao che thì chính là làm hại cán bộ”, ông Quốc khẳng định.
Đại biểu Dương Trung Quốc cũng nhận định việc Công an Hà Nội kết luận như vậy sẽ gây phản cảm đối với người dân chứ không gây được thiện cảm.
Do thường xuyên tiếp xúc với nhân dân nên người chiến sĩ công an phải tranh thủ được nhiều thiện cảm nhất từ người dân.
“Mặc dù biết rằng, các đồng chí công an phải làm trong môi trường khó khăn nhưng cách nói của Công an Hà Nội như thế sẽ gây tác động ngược lại”, đại biểu Dương Trung Quốc thêm một lần nhấn mạnh.
Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng việc hợp tác giữa nhà báo và công an là vô cùng cân thiết và “nếu công an hợp tác với báo chí thì chỉ có tốt cho công việc mà thôi”.
Bên cạnh việc đánh giá về kết luận của công an Hà Nội về vụ việc, đại biểu Dương Trung Quốc cũng bày tỏ băn khoăn về một số chi tiết của vụ việc.
neu-hom-do-nha-bao-danh-lai-cong-an (1)

Công an Hà Nội kết luận đây chỉ là cái gạt tay của viên cảnh sát hình sự 

“Vụ việc như thế nhưng không có biển báo cấm chụp ảnh, không có dấu hiệu quy định khu vực cách ly mà gọi ngay đó là khu vực bí mật quốc gia thì tôi nghĩ đó là hơi lạm dụng. Có thể nói là khu vực ảnh hưởng đến việc điều tra thì được chứ nói là bí mật quốc gia thì tôi thấy lạ”, đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ.
Sau sự việc này, ông Quốc cho biết sẽ làm việc với các cơ quan chức năng để làm rõ khái niệm bí mật quốc gia để không có việc lạm dụng khi làm việc của các cơ quan chức năng.

Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ: Căn cứ nào để công an xử phạt phóng viên Quang Thế?




Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ: Căn cứ nào để công an xử phạt phóng viên Quang Thế?

(Copy từ http://www.msn.com/vi-vn/news/national/phó-tổng-biên-tập-báo-tuổi-trẻ-căn-cứ-nào-để-...; đã đăng ngày 30-09-16 lúc 15:06, mục Tin trong nước)
Chiều 29/9/16, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc -  Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã đưa ra kết luận ban đầu vụ chiến sĩ Công an huyện Đông Anh đánh phóng viên Trần Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) trên cầu Nhật Tân ngày 23/9/16.
Kết luận này xác định người mặc áo đen có hành vi hành hung phóng viên Quang Thế trong clip được xác định là Ngô Quang Hưng (23 tuổi, công tác tại đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh).
Ông Ngọc đưa ra thông tin rằng: “Đồng chí Hưng có dùng tay gạt trúng vào má nhà báo Quang Thế và có hành vi giơ chân đá, mặc dù không trúng”. Hình thức kỷ luật là khiển trách.
Trong khi đó, phóng viên Quang Thế bị Công an quận Tây Hồ gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 14.405.000 đồng. Tuy nhiên, phóng viên Quang Thế cho biết, anh chỉ đồng ý lỗi vi phạm để xe trên cầu, còn các lỗi khác anh hoàn toàn không chấp thuận.
Sáng 30/9/16, Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Xuân Trung cũng đã có phản hồi về kết luận của công an TP Hà Nội về vụ việc này.
Ông Lê Xuân Trung nhấn mạnh, Công an Hà Nội và Công an quận Tây Hồ phải xem xét lại quyết định xử phạt hành chính đối với nhà báo Quang Thế.
"Quang Thế chỉ thừa nhận lỗi để xe trên cầu, còn các lỗi khác Quang Thế không thừa nhận. Công an quận Tây Hồ có đủ cơ sở để phạt những lỗi khác của Quang Thế không? 
Quang Thế cho biết, công an không lập biên bản vi phạm tại hiện trường, như vậy nếu không lập biên bản thì Công an Tây Hồ có căn cứ để phạt hành chính Quang Thế không?
Tại hiện trường lúc đó có rất nhiều phóng viên, nhà báo cũng có mặt và chứng kiến sự việc. Các nhà báo này đều bị công an ngăn cản hoạt động, và nhiều người đã chứng kiến Quang Thế bị hành hung thế nào. Vậy Quang Thế có xâm nhập vào hiện trường hay không?” – ông Trung bày tỏ quan điểm.
Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ khẳng định: “Báo Tuổi Trẻ luôn luôn bảo vệ quyền hành nghề của phóng viên nói chung và quyền hành nghề của phóng viên báo Tuổi Trẻ nói riêng.
Báo Tuổi Trẻ cũng sẽ có ý kiến đề nghị các cơ quan chức năng phân tích về mặt pháp lý, xem quyết định xử phạt nhà báo Quang Thế có đúng với quy định pháp luật hay không?”
Ông Trung nói thêm: “Tôi nghĩ cơ quan công an phải xem xét lại kết luận của mình về việc hành hung nhà báo. Bởi vì hơn ai hết cơ quan công an là cơ quan thực thi luật pháp.
Họ phải xem xét kỹ các clip mà các nhà báo quay lại được tại hiện trường, để đánh giá một cách đầy đủ đó là hành vi hành hung nhà báo hay là gạt tay. Tôi đề nghị cơ quan công an xem xét lại hành động của các cán bộ, chiến sĩ công an trên cầu Nhật Tân.”
Theo ông Trung, kết luận ban đầu chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.
“Tôi đề nghị Chủ tịch TP Hà Nội xem xét lại quy trình Công an Tây Hồ và Công an TP Hà Nội xử lý vụ việc này đã đúng với tinh thần chỉ đạo của UBND TP Hà Nội chưa?
Ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo phải xử lý sự việc một cách khách quan, công bằng, nghiêm minh, nhưng một nhà báo tác nghiệp tại hiện trường lại bị xử phạt nhiều lỗi hành chính, trong khi công an hành hung phóng viên chỉ bị khiển trách. Vậy tôi đề nghị Chủ tịch Nguyễn Đức Chung xem xét lại quyết định đó” – ông Trung nói.
gat-tay-vao-ma-1© Được VTC cung cấp gat-tay-vao-ma-1

Công an Hà Nội cho biết chiến sỹ cảnh sát hình sự chỉ "gạt tay vào má" phóng viên Quang Thế. 

Trao đổi với PV VTC News, nhiều phóng viên có mặt tại hiện trường thời điểm phóng viên Quang Thế bị chiến sĩ cảnh sát hình sự huyện Đông Anh “gạt tay vào má” và “có hành động đá nhưng không trúng” khẳng định, thời điểm họ có mặt tại hiện trường cơ quan công an không chăng dây, dựng rào chắn bảo vệ hiện trường.
Ngoài lực lượng công an mặc cảnh phục thì có nhiều người mặc thường phục có hành động ngăn cản phóng viên, nhà báo tác nghiệp. Sau khi phóng viên Quang Thế bị cảnh sát hình sự Đông Anh “gạt tay vào má” và “có hành động đá nhưng không trúng” họ cũng không thấy cơ quan chức năng lập biên bản về các lỗi như trong thông báo kết luận vụ việc của Công an TP Hà Nội.
Công an Tây Hồ xử phạt hành chính phóng viên Quang Thế 6 lỗi:
1. Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng;
2. Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng;
3. Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng;
4. Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng;
5. Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng;
6. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.

Đến 31/03/2016, 90% ĐVSD LĐ tham gia BHXH điện tử

Đến 31/03/2016, 90% ĐVSD LĐ tham gia BHXH điện tử
(Copy từ https://beta.nopbaohiem.vn/tin-tuc/-/chi-tiet/32349/den-31032016-90-don-vi-su-dung-lao-dong-phai-tham-gia-bhxh-dien-tu )
Thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, đến hết ngày 05/01/2016, mới chỉ có 41/63 (~65,08%) BHXH tỉnh, thành phố triển khai phần mềm Giao dịch BHXH điện tử phiên bản 2.0 với số lượng đơn vị giao dịch còn thấp, không đạt mục tiêu đặt ra.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Ngày 05/01/16, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 45/BHXH-CNTT về việc triển khai giao dịch BHXH điện tử. Theo đó, thực hiện Quyết định số 08/2015/QĐ-TTg ngày 09/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, ngày 03/12/2015, BHXH Việt Nam đã ban hành kèm theo Quyết định số 1474/QĐ-BHXH phần mềm Giao dịch BHXH điện tử phiên bản 2.0, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/12/2015.
Tuy nhiên, đến hết ngày 05/01/2016, mới chỉ có 41/63 BHXH tỉnh, thành phố triển khai phần mềm Giao dịch BHXH điện tử phiên bản 2.0 với số lượng đơn vị giao dịch còn thấp, không đạt mục tiêu đặt ra. Còn 22 BHXH tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lai Châu, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, TP Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng chưa thực hiện theo đúng yêu cầu, gây khó khăn cho việc quản trị hệ thống và quản lý dữ liệu giao dịch BHXH điện tử. 
Theo nội dung công văn này, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH 22 tỉnh, thành phố trên nghiêm túc rút kinh nghiệm, khẩn trương triển khai phần mềm giao dịch BHXH điện tử phiên bản 2.0 trước ngày 10/01/2016, báo cáo kết quả thực hiện về BHXH Việt Nam trước ngày 12/01/2016. Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng yêu cầu tất cả BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt việc triển khai giao dịch điện tử trong lĩnh vực kê khai tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và đề nghị cấp sổ BHXH, thẻ BHYT để đến 31/03/2016 đạt không dưới 90% đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan BHXH các cấp.
Nguồn: eFinance - Tài chính điện tử

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Nhóm học sinh lớp 6 giữ 'bí mật' chuyện bạn chết đuối



Nhóm học sinh lớp 6 giữ 'bí mật' chuyện bạn chết đuối

(Copy từ http://congan.com.vn/doi-song/nhom-hoc-sinh-lop-6-giu-bi-mat-chuyen-ban-chet-duoi_26888.html ; đã đăng ngày  29/09/2016 , mục Đời sống.)
(CAO) Tuy biết bạn bị dòng nước xoáy cuốn trôi, mất tích nhưng cả nhóm đều im lặng vì lo sợ.

Chiều 29-9-2016, tin từ UBND xã Thông Thụ (huyện Quế Phong, Nghệ An) cho biết ở địa phương vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm.

Di ảnh của Khang
Trước đó, trưa 27-9-16, sau khi tan buổi học ở trường bán trú, cả nhóm nam sinh lớp 6 rủ nhau ra thác nước để tắm thì một bạn trượt chân, bị dòng nước xoáy cuốn trôi, mất tích.
Nạn nhân là cháu Lương Bình Khang (SN 2003, học sinh lớp 6, trú tại bản Mường Phú, xã Thông Thụ). Chứng kiến vụ việc nhưng các em nhỏ vì lo sợ nên giữ kín "bí mật".
Chiều 28-9-16, gia đình không thấy cháu Khang về nhà nên đến trường tìm nhưng không có thông tin. Sau đó, gia đình gọi thêm người thân tỏa đi tìm kiếm và phát hiện thi thể cháu Khang ở thác nước, cách vị trí khi tắm khá xa.
Sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương cùng nhà trường và gia đình tổ an táng cho nạn nhân.

Bãi rác Đa Phước là thủ phạm gây mùi hôi ở Nam Sài Gòn

Bãi rác Đa Phước là thủ phạm gây mùi hôi ở Nam Sài Gòn

(Copy từ http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bai-rac-da-phuoc-la-thu-pham-gay-mui-hoi-o-nam-sai-gon-3476072.html ;  đã đăng ngày 26-09-16, mục Giao thông.)

Chánh văn phòng UBND TP HCM khẳng định mùi hôi mà người dân khu Nam Sài Gòn phản ánh bắt nguồn từ khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước (huyện Bình Chánh).


Ngày 29/9/16, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết, sau khi tổ chức các đoàn kiểm tra, thành phố xác định mùi hôi thối tấn công khu dân cư quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè là từ khu vực chôn lấp rác đang tiếp nhận và hồ xử lý nước rỉ rác của bãi Đa Phước (huyện Bình Chánh). Trong hôm nay thành phố có văn bản báo cáo Thủ tướng.
"Khu xử lý rác Đa Phước rộng cả trăm hecta, cao 25 m và sẽ đạt được cao độ chuẩn 40 m. Nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Quan điểm của thành phố là sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả", ông Hoan nói.
bai-rac-da-phuoc-la-thu-pham-gay-mui-hoi-o-nam-sai-gon
Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan khẳng định mùi hôi ở khu Nam Sài Gòn xuất phát từ bãi rác Đa Phước. Ảnh: Trung Sơn
Trong đó, thành phố sẽ sớm giải phóng mặt bằng 100 ha để trồng cây xanh cách ly phía bên ngoài bãi rác, đồng thời đẩy nhanh phân loại rác tại nguồn (hiện tại thành phố chưa làm được dù đã triển khai rất nhiều năm). "Quận trung tâm, các khu đô thị mới, tòa nhà lớn, cao ốc, cơ quan hành chính nhà nước sẽ phải thực hiện trước", ông Hoan cho hay.
Người phát ngôn của thành phố cũng cho biết, chính quyền sẽ hỗ trợ nhà đầu tư tác động đến các bộ ngành trung ương đẩy nhanh tiến độ khu xử lý chất thải Tân Thành (tỉnh Long An). Nếu có khó khăn thành phố sẽ phối hợp, hỗ trợ Long An để đẩy nhanh tiến độ.
"5-7 năm nữa bãi rác Đa Phước sẽ đầy, nên phải làm nhanh khu xử lý này", ông Hoan nói và cho biết thành phố đang kêu gọi các nhà đầu tư xử lý rác bằng công nghệ mới, lò đốt.
Thành phố đã chỉ đạo Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) - chủ đầu tư bãi rác Đa Phước - xử lý ngay 46 ha trồng cây xanh cách ly nằm trong nội khu của công ty. Đồng thời, yêu cầu nhà đầu tư phải xây dựng một nhà máy nhỏ dùng công nghệ đốt để xử lý rác đã được phân loại và đẩy nhanh tiến độ khu xử lý rác Tân Thành.
"Nhà đầu tư phải phủ bạt ở khu vực nước rỉ rác, cũng như xử lý khí thải thu được, những công việc đang đầu tư dở dang mà báo cáo tác động môi trường đưa ra phải làm cho hoàn chỉnh", ông Hoan nói.
bai-rac-da-phuoc-la-thu-pham-gay-mui-hoi-o-nam-sai-gon-1
Khu chôn lấp rác và chứa nước thải của bãi rác Đa Phước phát sinh mùi hôi. Ảnh: Hữu Nguyên
Hôm 6/9/16, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng xuống thị sát và làm việc với các nhà máy trong khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước, gồm: Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh, Công ty Dịch vụ Môi trường đô thị Hòa Bình và bãi rác Đa Phước.
Trước đó, bãi rác Đa Phước là một trong 3 "nghi can" được Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM chỉ ra là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn bị ảnh hưởng trong thời gian gần đây. Vụ việc cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có phương án giải quyết.
Ngoài việc có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng, giá xử lý rác quá cao của Đa Phước hồi tháng 8 bị Thường vụ Thành ủy và UBND TP HCM yêu cầu các đơn vị liên quan xem xét lại.
Trung Sơn

Tai nạn nổ mìn, 14 thợ lò gặp nạn

Tai nạn nổ mìn, 14 thợ lò gặp nạn
Copy từ http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/tai-nan-no-min-14-tho-lo-gap-nan-596672.bld , đã đăng ngày , mục .
Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, tại Cty than Khe Chàm, phường Mông Dương, TP.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh vừa xảy ra vụ tai nạn nổ mìn trong đường lò nghiêm trọng. Thông tin ban đầu cho biết, có khoảng 14 thợ lò gặp nạn.
Công nhân làm việc tại Cty Than Khe Chàm.
Tại nạn xảy ra vào lúc 16h10 phút hôm nay (29.9.16), tại khu vực lò chợ - 225 đến -265 khi các công nhân đang làm việc. Hậu quả: 14 công nhân bị thương, trong đó có một người bị thương nặng (dập phổi, chấn thương sọ não) – đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật; 3 người bị chấn thương lồng ngực, chi trên và mặt; 10 người còn lại bị thương nhẹ. Tất cả các nạn nhân hiện đang được chăm sóc, cứu chữa tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả.
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cũng đã điều động 2 kíp bác sỹ từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Bãi Cháy tới hỗ trợ công tác cứu chữa người bị nạn.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, ông Nguyễn Đức Long – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – đã chỉ các ngành chức năng tập trung cho công tác cấp cứu, chăm sóc các nạn nhân; khẩn trương điều tra rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc; đồng thời cử ông Vũ Văn Diện – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – trực tiếp tới Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cẩm Phả thăm hỏi và chỉ đạo công tác cứu nạn.
Nguyễn Hùng

Cả nhà báo và công an nên đọc bài viết này!

Cả nhà báo và công an nên đọc bài viết này!
Copy từ http://petrotimes.vn/ca-nha-bao-va-cong-an-deu-nen-doc-bai-viet-nay-485921.html , đã đăng ngày 28-09-16, mục Đàm luận.
Bài viết được lan truyền trên mạng internet nói về vụ "công an đánh phóng viên" trên cầu Nhật Tân. Đây có lẽ là bài viết mà cả nhà báo và công an đều nên đọc và rút ra những bài học cho chính mình. Xin đăng tải nguyên văn bài viết này:
Có lãnh đạo nào đại diện báo Tuổi Trẻ lên tiếng xin lỗi cảnh sát và lực lượng bảo vệ hiện trường chưa?
Những ngày qua, đã có nhiều tờ báo đăng tải rất nhiều bài viết về vụ việc “Công an hành hung phóng viên” trên cầu Nhật Tân. Thậm chí, trong chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cũng đưa tin và hình ảnh cùng góc nhìn trên làm bùng lên bức xúc của dư luận cả nước.
Cụ thể điểm qua hàng loạt bài báo sau:
Báo Tuổi trẻ có các bài “Sẽ xử lý nghiêm vụ phóng viên bị hành hung”; “Điểm nóng 360: Hà Nội sẽ xử theo luật vụ nhà báo bị tấn công”; thậm chí còn đăng bài “Lễ phép với nhân dân” của tác giả Phạm Vũ lôi cả “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND” như “Đối với nhân dân phải: Kính trọng – Lễ phép” để lập luận. Hơn thế, Báo Tuổi trẻ còn đăng bài “Gương mặt và Quả đấm” của tác giả “Bút Bi” mỉa mai vụ việc này.
Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị đánh sau khi chửi cảnh sát trên cầu Nhật Tân – Ảnh – M.C.
Báo Người Lao Động có các bài viết “Phóng viên Báo Tuổi trẻ bị hành hung khi tác nghiệp”; “Công an hành hung phóng viên, cản trở phóng viên tác nghiệp”; “Cảnh sát hình sự hành hung phóng viên Báo Tuổi Trẻ”
Báo Lao Động có các bài “Đừng im lặng: Chúng tôi phản đối hành hung, cản trở nhà báo tác nghiệp” có nội dung cho rằng “Chúng tôi muốn nói lên sự thật. Không ai có quyền cản trở nhà báo”. Thậm chí còn đòi “lời xin lỗi có đủ không?”
Báo Thanh Niên có các bài viết “Công an huyện Đông Anh hành hung phóng viên khi tác nghiệp”; “Điều tra vụ công an hành hung phóng viên”. Báo Một Thế Giới có bài “Phóng viên báo Tuổi Trẻ bị đánh chảy máu miệng khi tác nghiệp”
Báo điện tử VnMedia có các bài “Hội Nhà báo yêu cầu xử nghiêm vụ hành hung phóng viên”; “Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo làm rõ kẻ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân”.
Trang tin Zing có các bài “Cảnh sát hình sự ở Hà Nội hành hung phóng viên”; “Hội Nhà báo yêu cầu xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên”.
Trang báo điện tử Soha có các bài báo “Nhà báo bị hành hung trên cầu Nhật Tân: GĐ Công an HN nói gì?”; “Phóng viên tác nghiệp bị Công an cản trở, “tung chưởng” vào mặt” có nội dung cho rằng “trong quá trình tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, PV Quang Thế của báo Tuổi Trẻ đã bất ngờ bị 2 nam thanh niên từ trong hiện trường đi ra đấm, đá liên tiếp vào người”.
Báo Tiền Phong có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Phóng viên bị công an hành hung: Công an Hà Nội vào cuộc”; “Clip tố công an Đông Anh cản trở phóng viên tác nghiệp”
Báo Người đưa tin có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp: Hội Nhà báo VN lên tiếng”; “Nhà báo bị hành hung trên cầu Nhật Tân: GĐ công an Hà Nội nói gì?”
Báo điện tử VietnamPlus (TTXVN) có các bài “Phóng viên Tuổi Trẻ bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Yêu cầu xử nghiêm vụ hành hung phóng viên Tuổi trẻ”
Báo PetroTimes có các bài “Phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”; “Hội Nhà báo lên tiếng vụ phóng viên bị hành hung”.
Báo điện tử VOH có bài “Phải bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp đúng pháp luật”. Báo Đại đoàn kết có bài “Phóng viên báo Tuổi trẻ bị hành hung khi tác nghiệp”. Báo Công Lý có bài “Một phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân”. Báo Đất Việt có bài “Công an hành hung phóng viên: Đến tận nơi xin lỗi”. Báo điện tử VTC có bài “Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo làm rõ những kẻ hành hung phóng viên trên cầu Nhật Tân”. Báo điện tử VOV có bài “Hà Nội: Công an huyện Đông Anh xin lỗi vì hành hung phóng viên”.
Chiếc taxi bị bỏ lại trên cầu. Ảnh: Otofun
Sau khi hàng loạt bài báo trên đăng tải, dư luận đã bức xúc cực độ đến nỗi, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, chiến sỹ công an đánh phóng viên khi đang tác nghiệp là vi phạm “Sáu điều Bác Hồ dạy CAND”, vi phạm quy định tại Điều 20 của Hiến pháp. Thậm chí trích luôn Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” và Điều 7, Nghị định số 159 ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về “Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí”. Đặc biệt, Hội Nhà báo Việt Nam còn ra văn bản gửi Công an thành phố Hà Nội, đề nghị Công an huyện Đông Anh nhanh chóng xác minh, làm rõ và có hình thức xử lý nghiêm đối với hành vi cản trở tác nghiệp, hành hung nhà báo.
Điểm qua hầu hết các bài báo, chưa nói đến tính đúng sai, nhưng có thể thấy, gần như tất cả đều đưa tin một chiều và chỉ mô tả những gì Nhà báo Trần Quang Thế nói. Tất cả chỉ dựa vào mấy clip của phóng viên tung lên mạng để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của phóng viên, không có một bài báo nào đề cập đến những bức xúc của các chiến sĩ khi gặp phải những phóng viên lì lợm, phớt lờ kia. Rất ít bài báo nào hỗ trợ cảnh sát phân tích tìm ra hung thủ, giải tỏa nỗi oan ức của người lái taxi thiệt mạng nằm dưới chân cầu kia.
Chưa có bất kỳ bài báo nào đề cập đến nguyên nhân vì sao một số cảnh sát lại đánh Nhà báo Trần Quang Thế ? Chưa có bài báo nào đặt câu hỏi rất bình thường rằng, chẳng lẽ tự nhiên Nhà báo Quang Thế lại bị đánh? Thậm chí còn bỏ qua những chi tiết rất quan trọng mà tôi sẽ đề cập ở dưới !
Có những bài báo tự cho rằng là “chúng tôi đi tìm sự thật”, vậy liệu các bài báo đã đi đến cùng sự việc chưa?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ từng sự việc: Như tin đã đưa, lúc 8h30 ngày 23/9/16, nhiều người dân hoảng hốt khi thấy thi thể một người đàn ông áo sẫm màu ở chân cầu Nhật Tân. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát hình sự và các lực lượng khác đã đến để phong tỏa bảo vệ hiện trường, tiến hành xác minh điều tra.
Trên cầu có chiếc taxi (4 chỗ) có biểu hiện hư hỏng một số bộ phận, bên trong xe bị xáo trộn và thành xe có vết máu. Đại diện hãng taxi Vic xác nhận người đàn ông tử vong dưới cầu Nhật Tân là lái xe Mai Trọng Quỳnh (SN 1980), trú ở tổ 80 Khương Trung, Thanh Xuân Hà Nội.
Đơn trình báo của anh Trần Quang Thế về việc bị công an hành hung trên cầu Nhật Tân nhưng lại thiếu chi tiết “chửi công an”
Vì sao phóng viên bị đánh?
Chuyện gì cũng có căn nguyên của nó: Hãy xem clip của Báo Thanh Niên (giây thứ 3), chúng ta nghe thấy rõ ràng, cảnh sát hình sự mặc thường phục nói lớn với phóng viên“mày chửi ai, hả” trước khi tung cú đá đít, sau đó phóng viên nói “em đã xin lỗi rồi mà”. Điều này có nghĩa, anh phóng viên này rất có thể đã chửi và xúc phạm cảnh sát, chứ không phải tự nhiên mà một số cảnh sát lại khùng khùng điên điên đánh phóng viên như hàng loạt bài báo đã đăng tải, đẩy bức xúc dư luận lên cực đỉnh mấy ngày qua.
Phóng viên Trần Quang Thế khi viết Đơn trình báo đã không trung thực, cố tình lờ đi hành động “chửi công an”! Một sự thật bất lợi cho phóng viên như vậy mà các bài báo đã bỏ qua, cố tình quên đi ! Chẳng lẽ “ngọn cờ” đi tìm sự thật của các nhà báo viết ra các bài báo trên là như thế này? “Phóng viên tác nghiệp đúng pháp luật” là như vậy sao? Những câu hỏi này làm cho tôi nghi ngờ về sự công tâm mà các nhà báo đang rêu rao!
Hãy xem clip của Báo Thanh Niên (giây thứ 3: cảnh sát nói lớn “mày chửi ai, hả”trước khi tung cú đá đít, phóng viên nói “em đã xin lỗi rồi mà”).
Còn trong clip được cho là của Báo Pháp luật, chúng ta thấy rất rõ, sỹ quan cảnh sát mặc quân phục Nguyễn Danh Thắng (số hiệu 091-446) đã giải thích nhẹ nhàng với phóng viên, đây là vụ trọng án, anh em đang tập trung điều tra như phóng viên đã thấy, mong anh hợp tác (ý nói hãy thực hiện công an yêu cầu), và cảnh sát đã yêu cầu phóng viên ra khỏi hiện trường nhiều lần để còn thực hiện nhiệm vụ. Sau đó phóng viên (báo Pháp luật) đòi hỏi cả thẻ công an đâu, nói “anh này là ai”, yêu cầu cảnh sát phải kiểm tra cảnh sát thường phục này là ai! Phóng viên có quyền đứng giữa hiện trường đòi hỏi những điều này sao?
Hãy xem clip (thời lượng 20 giây) của PV Báo Pháp luật: (không đưa link vào đây).
Những sai trái trong tác nghiệp của cảnh sát và phóng viên:
Trước hết về phía cảnh sát: Nhiều người cho rằng, cảnh sát không khoanh vùng, bảo vệ hiện trường như, dây chăng, cảnh báo cấm xâm nhập. Cảnh sát đã sử dụng lực lượng công an xã, trinh sát thường phục thiếu hợp lý để ngăn cản người vào hiện trường. Họ đã đánh phóng viên khi gặp tình huống kích động thể hiện qua lời nói (chửi cảnh sát như trong clip) và cử chỉ khi gặp phải đối tượng chây lì, bất chấp cảnh sát đã yêu cầu ra khỏi hiện trường nhiều lần.
Cái đập máy quay, cú đấm vào mặt, cái đá đít phóng viên (sau khi bị phóng viên chửi) đều không có trong giáo trình nghiệp vụ, sai pháp luật và rất phản cảm.
Hãy xem clip 3 phút 18 giây của ? có cảnh anh áo đỏ đánh mạnh tay làm rớt máy quay phim của anh PV (lúc 3:08) (không đưa link vào đây).
Thứ hai, về phía phóng viên: Đi lấy tin về trọng án mà lại không hiểu biết về tố tụng hình sự. Hiện trường vụ án là nơi bất khả xâm phạm khi chưa được phép của cơ quan điều tra. Đấy là nơi mà lực lượng kỹ thuật hình sự thu thập chứng cứ cho vụ án. Nếu hiện trường bị sai lệch cho dù chỉ là dấu chân, vết tì, vân tay cũng đủ làm mất manh mối, điều tra sẽ rất khó khăn, thậm chí còn lạc hướng, sai lệch chứng cứ, gây oan sai.
Đã có nhiều trường hợp do không có kiến thức khi chụp hình dẫn đến mất dấu vết, thậm chí dấu vết thu được lại là của “quân ta” (như vụ thảm sát Bình Phước, toàn bộ dấu vân tay trên cổng chính là của người dân hiếu kỳ và nhà báo). Chưa kể các đối tượng gây án trà trộn trở lại hiện trường để nghe ngóng, xóa dấu vết. Lẽ ra phóng viên phải biết và tôn trọng yêu cầu này của công an.
Xem lại một số clip được tung lên mạng, một người mặc thường phục dùng bụng, vai của mình để húc cản một người cầm máy ảnh cố xông vào hiện trường. Một công an xã không thể cản được một phóng viên cố xông vào hiện trường. Một cảnh sát yêu cầu phóng viên ra ngoài hiện trường trọng án vẫn không được chấp hành. Thấy thái độ của phóng viên báo Pháp luật, Tuổi trẻ thể hiện sự chây lì. Phóng viên báo Pháp Luật chưa trình thẻ Nhà báo mà cứ luồn lách bên này, bên kia, nói năng như “quan trên xuống hiện trường”. Cảnh sát đã cố giải thích và yêu cầu, nhưng rất tiếc, phóng viên đã quá coi thường tiếng nói của cảnh sát, bỏ ngoài tai mọi yêu cầu, thay vào đó là kiểu thách thức, đe dọa “tung lên mạng, lên báo”. Cách hành xử ấy của phóng viên có văn minh, hợp pháp, có gây bức xúc cho cảnh sát không ?.
Thi thể người đàn ông áo tím nằm dưới chân cầu. Ảnh: Otofun
Về phía các tác giả bài báo đã nêu ở trên: Họ đã đồng loạt đăng tải rất nhiều bài viết ủng hộ đồng nghiệp ra mặt, thiếu trung thực trong cung cấp thông tin, đã lờ đi (chỗ chửi cảnh sát), chỉ viết những thông tin, hình ảnh phản cảm nhất, có tính dẫn dắt dư luận (bị đá đít) để lên án công an, hoặc tệ hơn là làm xấu đi hình ảnh một lực lượng trong mắt nhân dân, như nhà báo Mai Thanh Hải (mà tôi từng yêu quý) đã bình luận trên facebook rằng“Cứ bảo sao dân người ta toàn gọi là “thằng” công an” và vô số các bình luận trên các báo và mạng xã hội!
Thậm chí, tôi còn cảm tưởng, họ còn quên đi nỗi đau thương, mất mát của người lái xe taxi đang nằm dưới chân cầu kia ! Rất ít bài báo đề cập, theo dõi liên tục đến những bất thường của vụ án mạng, hỗ trợ lực lượng điều tra tìm ra hung thủ!
Vì sao cảnh sát lại phải bảo vệ hiện trường bằng mọi giá như vậy?
Đây là có thể là một vụ án mạng. Những sắp đặt ở hiện trường đều gợi mở một vụ tự tử, nhưng chi tiết trong xe bị xáo trộn, thành xe có vết máu và những bất thường khác trên cầu, khiến các chiến sĩ cảnh sát phải suy nghĩ đến khả năng, anh tài xế có thể bị sát hại và ném xác xuống chân cầu để dựng hiện trường giả một cách tinh vi.
Trong các vụ án, để tìm ra đúng hung thủ, nguyên tắc đầu tiên trong phá án, là phải bảo vệ hiện trường bằng mọi giá, cảnh sát hình sự được đào tạo rất kỹ càng, ngay cả việc chụp ảnh hiện trường và nạn nhân cũng phải huấn luyện chuyên sâu mới có thể không làm sai lệch, xáo trộn dấu vết. Cảnh sát phải tìm mọi cách có thể để phong toả, thậm chí, cô lập cả cây cầu để phục vụ điều tra.
Ở vụ án này, cảnh sát đã chọn phương án vẫn cho xe cộ qua lại. Có thể là để không ảnh hưởng quá lớn đến giao thông, nhưng quan trọng hơn, có thể là cảnh sát cố giữ các hoạt động trên cầu “một cách bình thường nhất” như: không căng dây cảnh báo, chỉ sử dụng con người để bảo vệ. Một mặt, cho cảnh sát mặc quân phục đứng tại chỗ, đồng thời bố chí cảnh sát mật phục xung quanh, giả là người dân thường, để dễ bề theo dõi những ai có biểu hiện lạ (giống vụ giết 6 người ở Bình Phước, một mặt cho cảnh sát mặc quân phục khám nghiệm hiện trường, một mặt bố chí cảnh sát mật phục theo dõi hung thủ Nguyễn Hải Dương trong đám tang)
Khám nghiệm hiện trường vụ thảm sát ở Bình Phước
Ngoài bảo vệ hiện trường về mặt vật lý, thì cảnh sát rất cần phong toả thông tin để tránh đánh động hung thủ hoặc đưa tin có ý đồ để đánh lạc hướng hung thủ. Khi cố chụp ảnh, cảnh sát có quyền nghi ngờ bất kỳ ai (kể cả phóng viên) thu thập thông tin để hỗ trợ hung thủ, hoặc phát tán lên mạng (vô tình hay cố ý) đánh động hung thủ, hoặc cung cấp cho hung thủ những thông tin quý giá về diễn biến cuộc điều tra. Hung thủ sẽ có thời gian để đối phó.
Vậy mà anh phóng viên với chiếc máy quay xông vào hiện trường như trốn không người nên đã bị ngăn chặn. Chỉ cần một cái quyệt tay, một bàn chân bước lên các dấu vết, một hành động hí hoáy nào đó thôi, anh phóng viên có thể sẽ là giảm xác suất phá án xuống con số không!
Đôi điều nhắn nhủ
Trong thời đại thông tin như ngày nay, giá như các chiến sĩ cảnh sát Đông Anh biết giữ bình tĩnh hơn nữa, chấp hành đúng các qui định của pháp luật và của ngành, vận dụng các biện pháp nghiệp vụ một cách khôn ngoan, chuyên nghiệp hơn nữa thì sẽ không đến nông nỗi này.
Đặc biệt, tuyệt đối lúc này không vì dư luận mà tiết lộ danh tính các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ án (kể cả các chiến sĩ mặc thường phục đánh phóng viên), phải bảo vệ tuyệt đối tính mạng cá nhân và gia đình các chiến sĩ (tránh hung thủ và đồng bọn trả thù). Hãy để sau khi phá án xong, bắt được hung thủ thì công khai danh tính trên mặt báo để công luận rõ!
Công an có quyền (được pháp luật bảo hộ) bảo vệ hiện trường bằng mọi giá, các phóng viên đừng bước qua giới hạn đó.
Công an khám nghiệm hiện trường vụ giết người ở Bình Thuận
Trước một vụ án mạng, công an đang tìm cách bảo vệ nguyên vẹn hiện trường để lực lượng kỹ thuật hình sự vào cuộc. Giá như các phóng viên kia đừng coi mình “như quan trên xuống hiện trường”, biết tôn trọng những người đang thi hành công vụ một chút, thì chuyện như thế này đâu có xảy ra?.
Các phóng viên cũng nên hiểu, khi chưa có dây căng, rào chắn để bảo vệ hiện trường (cả trên cầu và dưới chân cầu) thì công an cực chẳng đã phải sử dụng con người để bảo vệ. Họ cũng cần được tôn trọng và đối xử văn minh như những phóng viên đang được các bài báo bảo vệ danh dự và nhân phẩm vậy.
Các nhà báo không nên chỉ chăm chăm bảo vệ danh dự, nhân phẩm của phóng viên “tác nghiệp đúng pháp luật” mà cần suy xét kỹ hơn nguyên nhân sự việc, danh dự của cảnh sát (khi bị chửi) trước khi viết bài. Cần có thêm những bài báo hỗ trợ cảnh sát tìm ra hung thủ, giải tỏa nỗi oan ức của người lái taxi thiệt mạng kia. Hãy công tâm hơn nữa, hãy đi đến cùng sự thật, đừng cắt xén và phản ánh thông tin một chiều như thế.
Cộng đồng mạng không cần phải lấy cách xử sự của phương Tây (còng tay, vùi mặt xuống đất và có thể ăn kẹo đồng) khi cảnh sát ra hiệu lệnh, mà chỉ cần nhìn vào các clip và văn hóa Việt Nam thôi cũng đủ hiểu phần nào sự việc.
Khi chưa suy xét ai đúng ai sai, việc Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đã trực tiếp đến làm việc với Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ, lên tiếng xin lỗi phóng viên, đó là cách hành xử văn minh. Với những gì đã xử sự, có lãnh đạo nào đại diện báo Tuổi Trẻ lên tiếng xin lỗi cảnh sát chưa?.
Nếu mọi người đều văn minh, tôn trọng nhau thì sẽ không có chuyện “đá nhau” cả ở hiện trường lẫn trên mạng, khi tất cả chúng ta đều đi tìm sự thật, xoa dịu nỗi đau, đem lại công bằng cho người thiệt mạng và vì bình yên của người dân.
Nam Phong (Nguồn: VNTB)

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Đức

Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Đức

( Copy từ http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/vinh-biet-nhac-si-nguyen-duc-20150528082546395.htm ; tác giả: T.Hiệp,  đã đăng lúc 09:35 ngày 28-05-15.)
Nhạc sĩ Nguyễn Đức là thầy của nhiều ca sĩ hiện đang định cư tại Mỹ. Họ được ông đào tạo từ khi còn rất trẻ. Ông cũng là người đứng ra thành lập Ban Việt Nhi và Rạng Đông, chuyên sáng tác những ca khúc tuổi cắp sách đến trường để các học trò trình diễn.
Các học trò của nhạc sĩ Nguyễn Đức trong chương trình Nhớ ơn thầy
Nghệ sĩ Tú Trinh, người đến viếng đám tang của nhạc sĩ Nguyễn Đức đã cho biết các ca sĩ là học trò của ông gồm: Hoàng Oanh, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Thanh Lan, Kim Loan, Thanh Phong, Bích Thủy, Hồng Điệp, Phương Hồng Quế, Phương Hồng Ngọc, Quốc Dũng, Xuân Kiều,… Cho đến ngày nay, một số học trò của ông vẫn còn được khán giả yêu mến.
Tang lễ của nhạc sĩ Nguyễn Đức tổ chức tại chùa Long Hoa (số 44 đường Trần Minh Quyền, Quận 10, TP HCM). Trong những ngày qua, đông đảo khán giả mộ điệu và các đồng nghiệp, học trò, đến thắp hương tiễn biệt người nhạc sĩ tài hoa có công góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho làng nhạc Việt và nhiều người trong số họ không phụ lòng thầy, tỏa sáng trên con đường nghệ thuật.
T.Hiệp (ảnh do NSCC)
Sau đây, mời các bạn nghe lại một tác phẩm của cố nhạc sĩ Y Vân: " Qua miền Hà Tiên". Chương trình âm nhạc của ban Việt Nhi nói trên thường hát bài này trên đài phát thanh SG mỗi trưa CN.




Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Nhiều chuyến bay đến Tân Sơn Nhất phải chuyển hướng vì mưa lớn

Nhiều chuyến bay đến Tân Sơn Nhất phải chuyển hướng vì mưa lớn


(Copy từ http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/ ;đã đăng ngày 26-09-16, mục Giao thông )

Cơn mưa chiều 26/9/16 tại TP HCM được cho là lớn nhất từ đầu năm, trời nhiều mây và tầm nhìn bị hạn chế khiến hàng chục chuyến bay không thể cất hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất.


Theo Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, trong một giờ (từ16h50 đến 17h50) chiều nay 26-09-16, khu vực sân bay có mưa to với hơn 104 mm, tầm nhìn 600 m và trần mây 300 m, dưới mức tiêu chuẩn cất hạ cánh. Để đảm bảo an toàn, Trung tâm Quản lý bay Miền Nam không cho phép tàu bay cất hạ cánh nên có khoảng 12 chuyến phải chuyển hướng đáp xuống các sân bay khác.
Lượng mưa lớn cũng khiến Tân Sơn Nhất xảy ra tình trạng ngập cục bộ tại một số sân đậu số 11, 12, 24 và 27. Đến 17h53, tàu bay đã cất hạ cánh bình thường trở lại.
nhieu-chuyen-bay-den-tan-son-nhat-phai-chuyen-huong-vi-mua-lon
Cơn mưa có vũ lượng hơn 100 mm chiều nay khiến nhiều tuyến đường bị ngập nước, giao thông rối loạn. Ảnh: Mạnh Tùng
"So với hai lần mưa lớn gây ngập cục bộ sân đậu trước đây (ngày 26/8 và 11/9/16), lần này tốc độ thoát nước đã nhanh hơn rất nhiều. Những lần mưa lớn trước phải mất gần 2 giờ mới thoát hết nước thì lần này chỉ mất hơn một giờ", đại diện sân bay Tân Sơn Nhất cho biết.
Trong khi đó, Hãng hàng không Vietjet cho biết có 3 chuyến bay từ Yangon (Myanmar), Hà Nội và Đà Nẵng về TP HCM phải hạ cánh tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa). Ngoài ra, rất nhiều chuyến bay không thể cất cánh từ Tân Sơn Nhất khi mưa lớn nên khách phải chờ đợi khá lâu.
Hãng VietNam Airlines phải chuyển hướng hạ cánh 5 chuyến bay từ Melbourne (Úc), Hong Kong, Quảng Châu (Trung Quốc) và Hà Nội sang các sân bay lân cận chờ thời tiết tốt và điều kiện khai thác bình thường trở lại.
Cũng theo Vietnam Airlines, do ảnh hưởng của bão Megi đến Đài Loan, để bảo đảm an toàn, trong chiều 26-27/9 hãng điều chỉnh kế hoạch khai thác của 20 chuyến bay giữa Việt Nam và Đài Loan.
Để phục vụ hành khách bị ảnh hưởng, ngày 28/9, một số chuyến bay giữa Việt Nam và Đài Loan sẽ được Vietnam Airlines khai thác bằng tàu bay thân rộng Airbus A330 với khả năng chuyên chở nhiều hơn.
Hãng cũng khuyến nghị hành khách có kế hoạch đến, đi từ các sân bay Đài Loan trong thời gian này nên thường xuyến theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết nhằm chủ động trong lịch trình đi lại.
Jetstar Pacific có tổng cộng 10 chuyến bay bị ảnh hưởng, trong đó 2 chuyến bay từ TP HCM đi Đồng Hới (Quảng Bình) và Cam Ranh (Khánh Hoà) buộc phải hủy chuyến.
Hữu Công
Fedex
Ảnh chiều 26-09-16 - mưa lớn lúc 16:20, ảnh của zing.newsMạnh Tùng

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Cá tra sập bẫy thương lái Trung Quốc

Cá tra sập bẫy thương lái Trung Quốc
(Copy từ http://nld.com.vn/kinh-te/ca-tra-sap-bay-thuong-lai-trung-quoc-2016092521510083.htm ; tác giả: Thốt Nốt - Ca Linh, đã đăng ngày 25-09-16 lúc 22:04.)
Sau khi đẩy giá mua cá tra ở ĐBSCL lên 23.000-24.000 đồng/kg, thương lái Trung Quốc bỗng dưng “mất tích” khiến người nuôi như ngồi trên đống lửa
Theo nhận định của các chuyên gia thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhưng chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là giá cả luôn bất thường.
Loại nào cũng mua
Cách đây hơn 5 tháng, nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL hết sức phấn khởi vì được thương lái Trung Quốc tìm đến tận ao thu mua với giá 23.000-24.000 đồng/kg, bất kể lớn nhỏ. Nếu so với giá thành, người nuôi cầm chắc lãi 2.000- 3.000 đồng/kg.

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang bế tắc đầu ra Ảnh: THỐT NỐT
Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang bế tắc đầu ra Ảnh: Thốt Nốt
Ông Nguyễn Văn Thiện (xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) cho biết: “Người nuôi vui mừng vì lúc đó, giá cá rớt thê thảm. Những hộ nuôi còn cả trăm tấn cá quá lứa thì như bắt được vàng khi thấy thương lái đến hỏi mua với giá cao. Thông thường, cá quá lứa không thể chế biến xuất khẩu, chỉ có thể tiêu thụ ở các chợ với giá thấp. Tôi không hiểu vì sao họ thu mua hết sạch, thậm chí không cần lấy mẫu cá đưa đi thử nghiệm như các doanh nghiệp (DN) trong nước”.
Do thấy tiêu thụ dễ, giá cao nên nhiều người vay vốn, thả cá nuôi lại. Thế nhưng, gần đây, những ai đang còn cá đến kỳ thu hoạch trong ao như ngồi trên đống lửa vì chẳng thấy thương lái Trung Quốc đến mua. Nhiều người không thể chờ thêm phải bán cá cho thương lái trong nước với giá 16.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Tấn Phong, Chủ nhiệm HTX Nuôi thủy sản Đại Thắng (tỉnh Hậu Giang), giá cá hiện được thương lái mua tại HTX chỉ 18.500-19.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất đến 21.000 đồng/kg, người nuôi lỗ nặng.
Doanh nghiệp vạ lây
Một chủ DN ở An Giang cho biết vào thời điểm đó, DN này không thể mua được cá tra nguyên liệu vì không thể cạnh tranh với thương lái Trung Quốc. Vì vậy, một số DN chuyển sang gia công cho thương lái Trung Quốc để giữ công nhân.
“Ngay cả cá nguyên liệu đang tồn kho cũng được thương lái Trung Quốc mua để xuất qua đường tiểu ngạch bằng hình thức thanh toán gối đầu. Thế nhưng, chỉ sau vài lần làm ăn đàng hoàng, họ bắt đầu giở chứng, dây dưa không chịu thanh toán nợ rồi chuyển sang DN khác mua tiếp. Trong khi đó, DN trong nước cứ tranh nhau bán phá giá. Nắm bắt được tâm lý này, thương lái Trung Quốc càng dễ ép giá, kéo dài thời gian thanh toán tiền mua cá. Nếu nhà nước không có cách ngăn chặn tình trạng này, không chỉ DN trong nước mà người nuôi cá cũng bị thiệt hại, khó giữ được nghề” - chủ DN nêu trên lo ngại.
Theo ông Trần Văn Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Hùng Cá, gần đây, DN của ông không xuất khẩu cá tra sang Mỹ mà tập trung vào thị trường Trung Quốc. Ông Hùng thừa nhận đây là thị trường lớn, tiêu thụ dễ dãi nhưng cũng đầy thách thức do giá thấp, lợi nhuận ít. “Sở dĩ có tình trạng DN bán đổ bán tháo cá là do họ cần tiền trả nợ ngân hàng chứ chưa hẳn phá nhau. DN xuất khẩu cá tra cần được nhà nước hỗ trợ vốn như các DN thu mua tạm trữ lúa gạo mới tồn tại được” - ông Hùng kiến nghị.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên - Chủ nhiệm HTX Nuôi cá tra ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - nhận định cá không kịp tiêu thụ sẽ trở thành quá lứa thì giá chỉ còn 17.500 đồng/kg.
Ông Lê Chí Bình - Thường trực Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang - nhìn nhận xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn như EU, Mỹ… chưa có tín hiệu khả quan nên chủ yếu vẫn xuất sang Trung Quốc nhưng với giá thấp. “Người nuôi cá nhỏ lẻ khó còn đất sống nếu như không liên kết với DN. Tình hình xuất khẩu cá tra trong năm 2016 này được dự báo là hết sức khó khăn so với năm ngoái” - ông Bình nhấn mạnh.
Cẩn trọng với chiêu giảm chất lượng
Ông Ông Hàng Văn, Phó Giám đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang (Đồng Tháp), cho biết việc xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc của DN này vẫn tốt nhưng cẩn trọng như khuyến cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) là cần thiết, nhất là những DN lần đầu khai thác thị trường này. Thị trường Trung Quốc thường có rủi ro về thanh toán do chữ tín không được tôn trọng. Kinh nghiệm của ông Văn là phải thận trọng trong việc chọn đối tác và dứt khoát không bán nợ.
Theo nhiều DN, khi bán hàng qua Trung Quốc cần cẩn trọng với thủ đoạn gian lận chất lượng. Ví dụ, hợp đồng ghi mạ băng 20% nhưng thương lái bảo tăng lên 25% để ăn chia phần gian lận. Do bao bì vẫn ghi mạ băng 20% nên DN Việt nắm “đằng lưỡi” khi xảy ra tranh chấp.
Theo dự báo của VASEP, năm 2016, cá tra xuất khẩu ước đạt kim ngạch 1,65 tỉ USD, tăng trưởng 6%. Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là thị trường Trung Quốc. Thống kê đến ngày 15-8-16 cho thấy thị trường này đạt giá trị 154,8 triệu USD, tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, VASEP khuyến cáo các hộ nuôi cũng như DN thận trọng, cần đánh giá đầy đủ hơn về cung - cầu, sản lượng nuôi thực tế để cân đối đơn hàng. Ng.Ánh
THỐT NỐT - CA LINH

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Hai thứ cha mẹ cần trang bị cho con cái

Có hai thứ cha mẹ cần trang bị cho con cái, và chỉ hai thứ đó là đủ
Copy từ https://thanhnientudo.com/2015/05/29/co-hai-thu-cha-me-can-trang-bi-cho-con-cai-va-chi-hai-thu-do-la-du/ , đăng ngày 29-05-15.
Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.
“Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” – ông Yu Pang-Lin khẳng định.
Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey – người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt – viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.
Nhân vật bên phải (áo vàng nhạt) quen mặt, nhưng không có chú thích cho ảnh này.
Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.
Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.
Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.
Tuy nhiên, họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội… Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.
Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.
Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình (và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ); khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất (và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như một vài trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở nhiều cơ quan, công sở)…
Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi.
thanhmiu@langnhincuocsong
Những bài viết liên quan:
Người Do Thái dạy con kiếm tiền như thế nào? ; Nên dành dụm tiền cho con cái hay để chúng tự lập?     Bà bán bún và ông tỉ phú .
Blog at WordPress.com

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

2 cha con chống cát tặc

2 cha con chống cát tặc
(Copy từ http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160922/2-cha-con-chong-cat-tac/1175427.html ; tác giả: Yến Trinh - Võ Khoa; đã đăng ngày 22-09-16 lúc 11:29, mục Chính trị - Xã hội > Phóng sự - Ký sự. - 2 ảnh.)
TTO - Hai cha con ông Nguyễn Văn Phó (75 tuổi) và anh Nguyễn Tuấn Hải (46 tuổi) được người dân ở khu phố Trường Khánh, P.Long Phước, Q.9 (TP.HCM) mến mộ vì thành tích đối phó với nạn khai thác cát lậu ở khu vực sông Đồng Nai.
2 cha con chống cát tặc
Ông Nguyễn Văn Phó cùng con trai Nguyễn Tuấn Hải kể chuyện chống cát tặc - Ảnh: H.KHOA
Rặt nét nông dân, ông Phó ngồi gác chân, quắc mắt nói: “Tới bữa nay thì đất biến thành sông gần như sạch bách hết rồi. Cuộc chiến giữa dân ở đây với cát tặc chắc không có hồi kết, nhưng mà tui không sợ”.
Không biết bao nhiêu lần mấy người khai thác cát lậu gặp, gọi điện rủ tui làm chung, sẽ cho nhiều tiền. Có người còn nói tui tốn công chống đối chi cho mệt, nhưng nhà tui mấy đời ở đây, đất đai ở đây là đất mồ hôi nước mắt của bà con mình, mình theo mấy người đó thì còn mặt mũi đâu mà sống nữa
NGUYỄN TUẤN HẢI
Không đành lòng
 nhìn hàng xóm khóc
Tờ bản đồ số 21 (P.Long Phước) nếu trước đây là cái để người dân chỉ vào nói rằng đất mình ở mấy vị trí đó, thì nay chỉ còn là tiếng thở dài phẫn uất vì đất đã bốc hơi theo nạn khai thác cát lậu. Anh Hải kể anh đã chứng kiến nhiều người khóc ngất vì mất cả ngàn mét vuông đất. “Có những đôi vợ chồng mua đất ở đây đã lâu, nay xuống tính làm nhà mới biết đất đã không còn. Hầu như lúc nào cũng có người khổ sở vì phát hiện đất của mình mất đi từng ngày” - anh Hải nói.
Ở khu vực này, cha con anh Hải đếm cũng khoảng 20 người đã bị mất đất do nạn khai thác cát lậu. Nhưng phần lớn họ chẳng dám phản ứng vì cát tặc lộng hành, sẵn sàng đe dọa khi có người phản ứng.
Nhắc tới cha con anh, anh L.T.H. (người dân bị mất đất) nói: “Nhiều lúc 1-2g sáng thấy anh Hải lái ghe trên sông Đồng Nai đi coi tình hình cát tặc, tui cũng thấy hồi hộp và lo sợ cho tính mạng của ảnh. Vì mấy nhóm cát tặc này manh động và chống trả quyết liệt khi phát hiện người truy bắt và theo dõi. Anh Hải nhiều lần bị tàu của cát tặc húc thẳng vào ghe văng xuống sông và nhiều lần bị đe dọa rồi”.
Còn anh T.V.T. gần nhà cha con anh Hải tấm tắc: “Anh Hải hả? Cả khu này không ai bản lĩnh như ảnh. Khi có người xuống đây hỏi thăm tình hình cát tặc trên sông Đồng Nai thì không ai dám trả lời gì cả, dù tất cả bà con ở khu vực này tận mắt chứng kiến cảnh hút cát từng ngày. Riêng anh Hải là một trong những người dũng cảm đứng ra tố giác, xua đuổi cát tặc”.
Ngày đêm
 chống cát tặc
Chẳng có ai nhờ vả hay xúi bảo, hai cha con ông Phó và anh Hải tự động đứng ra chống lại nạn khai thác cát trái phép từ năm 1976, khi ông Phó được bầu làm tổ trưởng khu phố Trường Khánh này, tới giờ. Ông Phó nheo nheo mắt, nhớ lại những ngày ông mới về vùng này sinh sống. Khi đó đất đai khu vực này rộng vô chừng, nhà này cách nhà kia xa lắc. Rồi nhận thấy cát là nguồn lợi quá lớn, những nhóm khai thác cát lậu từ các vùng Bình Dương, Long An, Đồng Nai... kéo qua làm ăn.
Ông kể: “Đêm khi nước cạn, nằm nghe tiếng máy bơm là biết đang hút cát. Đêm nào nghe hút cát là đêm đó không ngủ yên được vì tức”. Thậm chí phần đất của gia đình ông chắt chiu từ đời trước cũng đã bốc hơi vào khoảng năm 2010. Khi ông muốn bán đi để lấy tiền cho con cái, ra tận nơi mới biết chẳng còn gì.
Cảm giác của ông có lẽ cũng là cảm giác của bao nhiêu người đã không còn “tấc đất cắm dùi” trong khu vực này. Bờ bãi nơi này giờ trơ ra, có chỗ sâu đến 10m. Người dân cắm cọc nhọn lỗ chỗ phòng việc hút cát nhưng vẫn không ăn thua.
Hồi đó, mấy nhóm khai thác cát lậu còn di chuyển bằng sà lan, “cạp” đất trên bờ quăng đi để lấy cát ở mé dưới. Ban ngày hút giữa sông, ban đêm hút trong bờ. Là tổ trưởng dân phố, nghe dân phản ảnh, ông không thể coi như không có gì được. Vậy là cứ đêm đêm ông lại một thân một mình chạy ghe ra sông, neo ở gần chỗ có khai thác cát lậu để chờ.
Ông đề nghị cát tặc chấm dứt việc hút cát. Rồi ông dẫn các chủ đất đêm khuya đi rình bắt cát tặc. “Cứ sà lan này nhào vô cạp là mấy chiếc khác cặp sát đợi. Mỗi lần thấy, tui lại báo cho bên phường, phường ra bắt đem về phạt. Sau đó cát tặc vẫn... tiếp diễn” - ông nói.
Có đêm ông Phó đi cùng một chủ đất để bắt quả tang nạn hút cát. Tới khúc cồn Cò, vừa đụng độ, không ngờ ghe của cát tặc quay ngược lại “dí” ghe ông. Nhắm có thể bị “ủi” luôn xuống sông, ông nhanh trí nhảy lên bờ chạy về nhà. Tới sáng ông ra coi lại mới biết ghe của mình đã chìm mất hút. Hỏi ông có sợ không, ông đáp: “Sợ gì chớ, tui làm vì dân thì có gì mà sợ. Cùng lắm thì tiêu cái mạng thôi, nhưng phải làm cho ra lẽ chứ để vậy hoài sao đặng”.
Năm 2006, sau 30 năm, ông Phó thôi làm tổ trưởng khu phố. Khi đó nạn khai thác cát lậu vẫn hoành hành, thậm chí ngày càng dữ dội hơn. Có chỗ “cát tặc” thản nhiên mua bán cát vừa hút xong như chốn không người. Anh Hải thấy cảnh như vậy, thấy ngày ngày cha vẫn đi ra đi vô nhắc chuyện chống cát tặc thì chạnh lòng.
Năm 2008, khi làm lái tàu chở công nhân đi thi công đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, khi phát hiện cát tặc sắp sửa hút cát, anh cùng công nhân lái tàu “dí” chúng chạy. Mấy lần đó cát tặc có ngán, nhưng rồi đâu lại vào đó...
Lần mới nhất anh Hải đụng độ cát tặc cách đây ba tháng. “Lúc đó hơn 10g đêm, tui mới bắt đầu chạy ghe đi thì cát tặc phát hiện, do mấy người này biết mặt tui rồi nên lên tiếng chửi, dọa dẫm. Rồi họ đòi sống chết với tui, đụng thẳng vô ghe làm tui rớt xuống sông. Suýt chết” - anh Hải nhớ lại. Đó cũng không phải là lần duy nhất.
Cũng không dưới hàng trăm lần anh Hải báo cho trạm 6 (thuộc Phòng CSGT đường thủy TP.HCM) để bắt những người khai thác cát lậu. Anh biết tên từng nhóm cát tặc, biết luôn xuất thân, thời điểm hút cát... nhưng cũng có lúc đành ngậm ngùi nhìn cát tặc thản nhiên “ăn” đất của dân. Bởi anh chỉ là một người dân bình thường, không có quyền hành gì và cũng không đủ sức để đối đầu với những nhóm cát tặc ngày đêm lộng hành.
Không bị mua chuộc
Hỏi cha con anh Hải về chi phí chạy ghe đi chống cát tặc, anh cười xòa: “Thì mình tự đổ dầu mà đi, chưa kể bị chìm mấy chiếc ghe do bị cát tặc ủi rồi. Nhưng mình vẫn nhất quyết chống cát tặc, nên không nề hà chuyện tốn kém đó đâu”.
Ròng rã mấy mươi năm, hai cha con vẫn không bỏ cuộc. Hiện tại anh Hải chạy ghe thuê mỗi khi có người mướn và phụ vợ đưa đón con đi học. Vợ con dù rất lo lắng cho anh nhưng ủng hộ việc làm phải lẽ của anh. Điều này cùng với sự tin tưởng của bà con có lẽ là động lực để hai cha con anh tiếp tục công việc “không ai mướn” này.
Anh Hải kể anh từng nhận nhiều tin nhắn đe dọa thẳng thừng, nhiều tin hỏi như thách thức: “Có phải đất của ông đâu mà ông xía vào?”, “Việc gì tới ông, bỏ đi nghe”.
Anh Hải kể: “Không biết bao nhiêu lần mấy người khai thác cát lậu gặp, gọi điện rủ tui làm chung, sẽ cho nhiều tiền. Có người còn nói tui tốn công chống đối chi cho mệt, nghe lời mấy người đó là giờ có xe hơi đi rồi. Nhưng nhà tui mấy đời ở đây, đất đai ở đây là đất mồ hôi nước mắt của bà con mình, mình theo mấy người đó thì còn mặt mũi đâu mà sống nữa”.
Anh Hải cũng nhiều lần gọi lên số đường dây nóng của bí thư Thành ủy nêu tình trạng khai thác cát lậu. Rồi anh được Phòng Tài nguyên - môi trường Q.9 mời lên làm việc, ghi nhận phản ảnh của anh. Hiện giờ anh vẫn tiếp tục gọi mỗi khi phát hiện nạn khai thác cát lậu.
Ba năm qua anh cũng vận động bà con - những người bị mất đất - ký tên vào đơn chống nạn khai thác cát lậu để gửi lên Thành ủy. Anh tới từng nhà thuyết phục, ghi địa chỉ nhà bởi người dân nơi này luôn sợ cát tặc. Nhưng với cha con anh Hải, dù có thế nào họ cũng quyết không từ bỏ.
2 cha con chống cát tặc
Người dân dựng chòi canh cát tặc - Ảnh: H.KHOA
Nguồn tin của nhà báo
Anh Nguyễn Tuấn Hải đã giúp một số đơn vị báo đài thực hiện các bài viết, những thước phim về nạn khai thác cát lậu ở khu vực anh sinh sống. Ngoài việc hướng dẫn cho báo đài về thời điểm cát tặc hút trộm cát, anh Hải còn hóa trang cho phóng viên khi tiếp cận bãi hút trộm cát bằng các cách thức khác nhau. Do địa bàn hút cát trộm nằm ngoài khu vực sông lớn nên anh Hải thường xuyên phải canh chừng cho phóng viên khi ngâm mình cả ngày trong nước để ghi hình.
Dù ngày hay đêm, mỗi khi phát hiện cát tặc hút cát trái phép trên sông Đồng Nai thuộc địa bàn P.Long Phước, Q.9 là ngay lập tức anh Hải theo dõi và gọi cho một số báo đài nắm tình hình. Anh không bao giờ nề hà hiểm nguy, vất vả.
YẾN TRINH - HỮU KHOA (yentrinh@tuoitre.com.vn)