Tìm về chốn bồng lai tiên cảnh ở đèo Long Lanh
Copy từ http://www.info.vn/du-lich/diem-den/251232-Tim-ve-chon-bong-lai-tien-canh-o-deo-Long-Lanh.html ; đăng ngày 08/07/12, mục Du lịch > Điểm đến.
Bước chân lên ngọn đồi nằm trên con đường giữa Đà Lạt và Nha Trang, bạn sẽ có có những giây phút ngẩn ngơ ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp tưởng như chỉ có trong thế giới thần tiên.
Đã qua tháng 3 Tây Nguyên mùa con ong đi lấy mật, những ngày nắng đã qua. Tây Nguyên bây giờ đang dần bước vào mùa mưa. Cao nguyên Lâm Đồng cũng đang ngủ yên trong những cơn mưa rả rích suốt mùa hè.
Ở Lạc Dương có một nơi mà tôi gọi là “Nơi đây sương khói mờ nhân ảnh”. Hẳn những người yêu Đà Lạt hay những người bạn xứ Cao Nguyên đều quá quen thuộc với sương sớm của phố núi. Nhưng để ngắm sương long lanh, có lẽ bạn nên một lần đến với đèo Long Lanh thuộc địa phận Lạc Dương, là con đường Hoa Biển nối liền Đà Lạt và Nha Trang.
Đèo Long Lanh được dân đi phượt đặt tên là Đèo Omega là do đèo có hình dạng của đồ thị omega. Bạn có biết rằng có những tuyệt tác chỉ để ngắm mà không tấm hình nào có thể lột tả hết vẻ đẹp của nó. Bốn người chúng tôi đã có những giây phút ngẩn ngơ ngắm nhìn và chỉ thốt lên một câu duy nhất "bồng lai tiên cảnh". Những tấm hình trong album này đã không thể thể hiện hết vẻ đẹp của nơi đây. Nếu có dịp, bạn hãy xuất phát từ Đà Lạt vào 4h30 sáng, lên đèo Long Lanh và sẽ cảm nhận được điều mà chúng tôi đã cảm nhận.
Gợi ý cho những ai muốn khám phá cung đường này:
Sáng thứ 6 gửi xe máy lên Đà Lạt. Đi vào tối thứ 6 lên xe lúc 22h. Tới bến xe Đà Lạt khoảng 4h30 sáng, lấy xe đi thẳng qua Đèo Long Lanh. Khoảng 5h30 mặt trời bắt đầu lên đẹp, đây là giờ vàng để có những bức hình ưng ý. Lưu ý sau 8h thì sương sẽ tan hết.
Đèo có hình dạng của đồ thị omega. Chính vì vậy mà được dân phượt ưu ái cái tên Đèo Omega.
Những tia nắng đầu tiên của sớm mai.
6
Nắng qua từng tán lá của rừng thông.
Ngang chừng mây
Bồng lai tiên cảnh là đây.
Trong lòng sương
Trẻ em đi học
Màu thiên thanh
Sương che mặt trời
Trên đường ra chợ sớm.
Mặt trời lên cao.
Nhìn về phía chân đèo.
Nhà sàn đặc trưng xứ cao nguyên.
Theo: Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét