Đến trường từ “thung lũng da cam” |
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/509852/Den-truong-tu-“thung-lung-da-cam”.html; tin ngày 04/09/12. |
TT - Trong số 400 học sinh các cấp của “xã da cam” Đông Sơn (huyện A Lưới, Thừa Thiên - Huế) đến trường năm nay, có 60 học sinh bước đầu được xác định bị nhiễm chất da cam. |
Các em có các biểu hiện như dị tật bẩm sinh, hội chứng Down, thiểu năng trí tuệ... Khoảng 60 trường hợp khác có cùng biểu hiện nhưng không được đến trường. |
|
Không học sinh nào có quần áo mới trong những ngày đầu năm học ở “thung lũng da cam” |
|
Song đó mới chỉ là những trường hợp có biểu hiện bên ngoài. Theo ông A Viết Minh - chủ tịch UBND xã Đông Sơn, chưa có một đợt xét nghiệm tổng thể để xác định bao nhiêu người dân ở nơi thường được gọi là “thung lũng da cam” bị nhiễm chất da cam và nhiễm ở mức độ nào. Chỉ biết rằng số liệu điều tra của Công ty Hatfield Consultants (Canada) xác nhận trung tâm sân bay Asho cạnh nơi người Đông Sơn đang sinh sống là “điểm nóng dioxin”; hàm lượng chất này trong máu, sữa người cao gấp hàng chục lần so với những nơi khác... Đó cũng là hậu quả của hơn 300 phi vụ rải chất diệt cỏ tại vùng núi A Lưới của quân đội Mỹ trong chiến dịch Ranch Hand giai đoạn 1961-1971. |
Không như cảnh thường thấy ở vùng đồng bằng trong những ngày bước vào năm học mới: quần áo, giày dép, tập sách... mới tinh, tất cả học sinh ở “thung lũng da cam” Đông Sơn đều phải đi học bằng sách cũ. Toàn bộ số sách nói trên đều do sinh viên các trường đại học ở Huế và một số đoàn thể quyên góp từ vùng đồng bằng và trao tặng từ những năm học trước. |
Gia đình của phần lớn học sinh lo cho đủ cái ăn đã khó nói chi đến chuyện học hành. Vì thế mà trong niềm háo hức bước vào năm học mới, nhiều học sinh vẫn phải đến trường với đầu trần, chân đất; áo quần thì mặc lại của anh chị, nhiều chỗ rách bươm, thiếu cả khuy gài. Song tất cả vẫn vui vẻ, hồ hởi “đến lớp tìm chữ”. |
|
Phần lớn nước sinh hoạt, ăn uống đều phụ thuộc vào con mương chảy ngang nhà. Căn nhà hai chị em Hồ Thị Khiệu và Hồ Văn Khút, người dân tộc Pa Cô, chỉ cách “cái rốn” tồn đọng chất da cam là sân bay Asho xưa chừng 200m |
|
|
Cậu bé Hồ Văn Khút chăm chỉ học bài tại lớp 4 Trường tiểu học Đông Sơn, huyện A Lưới |
|
|
Tất cả quần áo, tập sách của Khút đều cũ, kể cả cái đầu trần và đôi chân đất trong ngày đến trường |
|
|
Mỗi sáng Hồ Văn Dạy (học sinh lớp 4) chở em trai là Hồ Văn Dạp đến lớp mầm non rồi đến trường. Cha mẹ hai em suốt ngày làm rẫy trên núi cao |
|
|
Cô giáo Huỳnh Mai Hoàng Yến đến từ thị trấn A Lưới (cách gần 30km) là một trong 13 giáo viên người Kinh đến dạy ở Trường tiểu học Đông Sơn. Tất cả đều “chưa yên tâm lắm” khi công tác ở “điểm nóng dioxin” |
|
THÁI LỘC - NGỌC HIỂN thực hiện |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét