(Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/thanh-chien-rung-dong-paris-khung-bo-tai-gia-20150113215342466.htm ,đăng ngày 13/01/15, mục Thời sự quốc tế.)
Để trả thù số phận đen đủi, những kẻ này muốn hạ gục “xã hội thối nát” - cội nguồn làm chúng đau khổ - bằng mọi giá, kể cả tử vì đạo. Tại Pháp, lứa “khủng bố tại gia” đầu tiên đã ra tay cách đây đúng 20 năm
Năm 1995, nước Pháp sửng sốt, hoang mang khi Khaled Kelkal - một người Pháp gốc Algeria sinh ra và lớn lên ở ngoại ô TP Lyon, thành viên của tổ chức vũ trang Hồi giáo GIA - tiến hành 3 vụ tấn công khủng bố trong tháng 7. Trong đó, riêng vụ đánh bom trạm xe điện ngầm Saint-Michel-Notre Dame đã làm 8 người thiệt mạng và 117 người bị thương.
Sẵn sàng giết chóc
Lúc bấy giờ, mục tiêu chưa được chọn nhưng sau đó, hàng loạt vụ tấn công đã có chủ đích. Chẳng hạn, năm 2012, Mohamed Merah ám sát 7 người, làm bị thương 6 người, trong đó có 3 quân nhân và 4 cư dân Do Thái. Ngày 24-5-2014, Mehdi Nemmouche hành quyết 4 người trong nhà bảo tàng Do Thái ở Bruxelles - Bỉ...
Vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo của anh em nhà Kouachi hôm 7-1 vừa qua rõ ràng nhắm vào cánh nhà báo - cụ thể là các họa sĩ đã xúc phạm giáo chủ Hồi giáo bằng tranh biếm - và cảnh sát. Vụ án này làm kinh động cả nước Pháp, nơi đề cao tinh thần tự do ngôn luận bên cạnh khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của cách mạng Pháp, bởi mức độ tàn ác vượt xa những vụ trong 20 năm qua.
Nhà xã hội học Pháp Farhad Khosrokhavar mô tả chân dung mẫu của “khủng bố tại gia”: Đó là thanh niên phạm pháp (trộm cắp hoặc buôn lậu) từ nhỏ, từng vào tù ra khám. Chúng hầu hết đều là tín đồ (hoặc cải đạo) Hồi giáo trở thành chiến binh thánh chiến do ảnh hưởng của một guru (người thầy tinh thần) Hồi giáo, bạn bè hay internet. Tất cả từng ít nhất một lần đến một nước Trung Đông hay vùng chiến sự như Iraq, Syria, Pakistan... Tóm lại, “khủng bố tại gia” có 4 đặc điểm hình thành tứ giác “phạm pháp - nhà tù - Hồi giáo cực đoan - viễn chinh”.
“Khủng bố tại gia” căm ghét xã hội, thích sống bên lề xã hội và pháp luật. Với những kẻ này, các khu ổ chuột - nơi chúng thường trú ngụ - là nhà tù. Cách thoát nhà tù duy nhất, theo chúng, là biến sự căm ghét bản thân thành hận thù kẻ khác. Với chúng, ánh mắt tiêu cực của người khác thể hiện sự sợ hãi. Thay vì lên án chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, chúng hành động tiêu cực để biểu hiện sự nổi loạn.
Trong khi không ít người đồng cảnh ngộ cố vượt lên bằng lao động cần cù, hòa nhập dễ dàng tầng lớp trung lưu thì những đối tượng này lại tự giam mình trong ý nghĩ rằng chúng là nạn nhân bị đày xuống tận đáy xã hội, mọi lối thoát đều bị bịt kín. Từ đó, chúng dễ dàng đến với tư tưởng thánh chiến, khoác lên nỗi bất an của mình một lớp áo tôn giáo.
Để trả thù số phận đen đủi, những kẻ này muốn hạ gục “xã hội thối nát” - cội nguồn làm cho chúng đau khổ - bằng mọi giá, kể cả tử vì đạo. Chúng sẵn sàng giết chóc, làm người khác kinh sợ. Bằng cách trở thành ác quỷ trong mắt người da trắng, chúng tin rằng sẽ trở nên nổi tiếng từ một kẻ vô danh nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng.
Ngoài thành phần phổ biến nêu trên, từ khi chiến tranh Syria bùng nổ năm 2003, “khủng bố tại gia” còn bao gồm một số thanh niên thuộc tầng lớp trung lưu, kể cả thanh nữ, tự nguyện đến với cái gọi là thánh chiến. Số này không căm ghét xã hội, không mang mặc cảm là nạn nhân của ai đó, không sống thiếu thốn vật chất. Vậy thì với động cơ gì? Theo ông Farhad Khosrokhava, những kẻ này muốn thoát khỏi các giới hạn của một xã hội đề cao trật tự và những giá trị mà chúng cho là hủ lậu. Do vậy, chúng chọn con đường vô chính phủ và thực hiện những chuyến đi “tìm kiếm sự thuần khiết trong đối đầu với thần chết nhân danh tử vì đạo”. Đặc biệt, trong đó có nhiều cô gái chỉ muốn tìm chồng là những kẻ sẵn sàng chết vì thánh chiến.
Ra đi và trở về
France Info dẫn số liệu Bộ Nội vụ Pháp cho biết công dân nước này đến Syria hoặc Iraq với ý đồ trở thành chiến binh thánh chiến đã gia tăng 116% kể từ ngày 1-1-2014, cụ thể là hơn 1.200 người. Đây là một sự bùng nổ đáng lo vì thành phần ra đi rất đa dạng, gồm nông dân và thị dân, nam lẫn nữ với số cải đạo chiếm 1/5.
Trên các chiến trường Trung Đông, số công dân Pháp chiến đấu trong hàng ngũ lực lượng vũ trang của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hoặc tổ chức Jabat Al-Nosca thân Al-Qaeda ước tính lên đến 400. Trong đó, khoảng 60 tên đã bỏ mạng ở Iraq. Đặc biệt, theo Bộ Nội vụ Pháp, tại Syria có gần 100 nữ chiến binh thánh chiến và khoảng 10 thiếu niên đến từ Pháp.
Ra đi nhiều, số kẻ trở về cũng không ít. Cũng theo Bộ Nội vụ Pháp, 234 chiến binh thánh chiến Pháp đã hồi hương từ chiến trường Syria. Ngăn chặn đám người này trước khi chúng tái nhập gia đình “khủng bố tại gia” và trở thành bom nổ chậm là một nhiệm vụ khó khăn cho cơ quan an ninh Pháp. Một số tên đã bị bắt chờ ngày ra tòa. Tuy nhiên, hiện chỉ có một nghi phạm là Flavien Moreau từ chiến trường Syria trở về bị kết án 7 năm tù, số còn lại đều thuộc diện nguy cơ tiềm ẩn.
Sau vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo và siêu thị Hyper Cacher tuần rồi, Thủ tướng Pháp Manuel Valls thừa nhận có lỗ hổng trong ngành tình báo nước này. Khả năng tìm diệt khủng bố, truy nã các đệ tử thánh chiến ngày càng đông đúc của lực lượng an ninh tình báo Pháp đã có dấu hiệu hụt hơi.
Sẵn sàng giết chóc
Lúc bấy giờ, mục tiêu chưa được chọn nhưng sau đó, hàng loạt vụ tấn công đã có chủ đích. Chẳng hạn, năm 2012, Mohamed Merah ám sát 7 người, làm bị thương 6 người, trong đó có 3 quân nhân và 4 cư dân Do Thái. Ngày 24-5-2014, Mehdi Nemmouche hành quyết 4 người trong nhà bảo tàng Do Thái ở Bruxelles - Bỉ...
Vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo của anh em nhà Kouachi hôm 7-1 vừa qua rõ ràng nhắm vào cánh nhà báo - cụ thể là các họa sĩ đã xúc phạm giáo chủ Hồi giáo bằng tranh biếm - và cảnh sát. Vụ án này làm kinh động cả nước Pháp, nơi đề cao tinh thần tự do ngôn luận bên cạnh khẩu hiệu nổi tiếng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của cách mạng Pháp, bởi mức độ tàn ác vượt xa những vụ trong 20 năm qua.
Khaled Kelkal, một trong những kẻ “khủng bố tại gia” lứa tiên phongẢnh: Zebar-Sipa
“Khủng bố tại gia” căm ghét xã hội, thích sống bên lề xã hội và pháp luật. Với những kẻ này, các khu ổ chuột - nơi chúng thường trú ngụ - là nhà tù. Cách thoát nhà tù duy nhất, theo chúng, là biến sự căm ghét bản thân thành hận thù kẻ khác. Với chúng, ánh mắt tiêu cực của người khác thể hiện sự sợ hãi. Thay vì lên án chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc, chúng hành động tiêu cực để biểu hiện sự nổi loạn.
Trong khi không ít người đồng cảnh ngộ cố vượt lên bằng lao động cần cù, hòa nhập dễ dàng tầng lớp trung lưu thì những đối tượng này lại tự giam mình trong ý nghĩ rằng chúng là nạn nhân bị đày xuống tận đáy xã hội, mọi lối thoát đều bị bịt kín. Từ đó, chúng dễ dàng đến với tư tưởng thánh chiến, khoác lên nỗi bất an của mình một lớp áo tôn giáo.
Để trả thù số phận đen đủi, những kẻ này muốn hạ gục “xã hội thối nát” - cội nguồn làm cho chúng đau khổ - bằng mọi giá, kể cả tử vì đạo. Chúng sẵn sàng giết chóc, làm người khác kinh sợ. Bằng cách trở thành ác quỷ trong mắt người da trắng, chúng tin rằng sẽ trở nên nổi tiếng từ một kẻ vô danh nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng.
Ngoài thành phần phổ biến nêu trên, từ khi chiến tranh Syria bùng nổ năm 2003, “khủng bố tại gia” còn bao gồm một số thanh niên thuộc tầng lớp trung lưu, kể cả thanh nữ, tự nguyện đến với cái gọi là thánh chiến. Số này không căm ghét xã hội, không mang mặc cảm là nạn nhân của ai đó, không sống thiếu thốn vật chất. Vậy thì với động cơ gì? Theo ông Farhad Khosrokhava, những kẻ này muốn thoát khỏi các giới hạn của một xã hội đề cao trật tự và những giá trị mà chúng cho là hủ lậu. Do vậy, chúng chọn con đường vô chính phủ và thực hiện những chuyến đi “tìm kiếm sự thuần khiết trong đối đầu với thần chết nhân danh tử vì đạo”. Đặc biệt, trong đó có nhiều cô gái chỉ muốn tìm chồng là những kẻ sẵn sàng chết vì thánh chiến.
Ra đi và trở về
France Info dẫn số liệu Bộ Nội vụ Pháp cho biết công dân nước này đến Syria hoặc Iraq với ý đồ trở thành chiến binh thánh chiến đã gia tăng 116% kể từ ngày 1-1-2014, cụ thể là hơn 1.200 người. Đây là một sự bùng nổ đáng lo vì thành phần ra đi rất đa dạng, gồm nông dân và thị dân, nam lẫn nữ với số cải đạo chiếm 1/5.
Trên các chiến trường Trung Đông, số công dân Pháp chiến đấu trong hàng ngũ lực lượng vũ trang của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hoặc tổ chức Jabat Al-Nosca thân Al-Qaeda ước tính lên đến 400. Trong đó, khoảng 60 tên đã bỏ mạng ở Iraq. Đặc biệt, theo Bộ Nội vụ Pháp, tại Syria có gần 100 nữ chiến binh thánh chiến và khoảng 10 thiếu niên đến từ Pháp.
Ra đi nhiều, số kẻ trở về cũng không ít. Cũng theo Bộ Nội vụ Pháp, 234 chiến binh thánh chiến Pháp đã hồi hương từ chiến trường Syria. Ngăn chặn đám người này trước khi chúng tái nhập gia đình “khủng bố tại gia” và trở thành bom nổ chậm là một nhiệm vụ khó khăn cho cơ quan an ninh Pháp. Một số tên đã bị bắt chờ ngày ra tòa. Tuy nhiên, hiện chỉ có một nghi phạm là Flavien Moreau từ chiến trường Syria trở về bị kết án 7 năm tù, số còn lại đều thuộc diện nguy cơ tiềm ẩn.
Sau vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo và siêu thị Hyper Cacher tuần rồi, Thủ tướng Pháp Manuel Valls thừa nhận có lỗ hổng trong ngành tình báo nước này. Khả năng tìm diệt khủng bố, truy nã các đệ tử thánh chiến ngày càng đông đúc của lực lượng an ninh tình báo Pháp đã có dấu hiệu hụt hơi.
Cần bắt giữ, bỏ tù, trục xuất
Ngày 12-1-15, Nicolas Sarkozy - cựu tổng thống Pháp, ứng viên chức vụ này trong tương lai - đã đề xuất nhiều biện pháp tăng cường an ninh nội địa để chống “khủng bố tại gia”. Phát biểu trên đài RTL với tư cách Chủ tịch Đảng UMP, ông Sarkozy nhấn mạnh cần ưu tiên chặn đứng đường trở về của chiến binh thánh chiến Pháp.
“Có một kẻ thù ở bên trong nước Pháp. Đó là những kẻ xuất ngoại để thánh chiến, học cầm súng nhằm hủy hoại nền văn minh của chúng ta. Cần phải chặn đường chúng quay trở lại đất nước chúng ta. Ai đi làm thánh chiến 6 tháng ở nước ngoài cần phải bắt giữ và bỏ tù khi trở về. Mãn hạn tù, phải trục xuất chúng ngay” - ông Sarkozy đanh thép. Ông còn đề xuất xây dựng thêm nhà tù để giam bọn khủng bố “trong xà lim cá nhân”.
Ngày 12-1-15, Nicolas Sarkozy - cựu tổng thống Pháp, ứng viên chức vụ này trong tương lai - đã đề xuất nhiều biện pháp tăng cường an ninh nội địa để chống “khủng bố tại gia”. Phát biểu trên đài RTL với tư cách Chủ tịch Đảng UMP, ông Sarkozy nhấn mạnh cần ưu tiên chặn đứng đường trở về của chiến binh thánh chiến Pháp.
“Có một kẻ thù ở bên trong nước Pháp. Đó là những kẻ xuất ngoại để thánh chiến, học cầm súng nhằm hủy hoại nền văn minh của chúng ta. Cần phải chặn đường chúng quay trở lại đất nước chúng ta. Ai đi làm thánh chiến 6 tháng ở nước ngoài cần phải bắt giữ và bỏ tù khi trở về. Mãn hạn tù, phải trục xuất chúng ngay” - ông Sarkozy đanh thép. Ông còn đề xuất xây dựng thêm nhà tù để giam bọn khủng bố “trong xà lim cá nhân”.
NGUYỄN CAO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét