Người dân Cần Thơ quay cuồng trong triều cường cao bất thường
Triều cường cao nhất từ trước đến nay những ngày qua đã gây đảo lộn cuộc sống, thiệt hại đến sản xuất của người dân thủ phủ miền Tây.
Hàng chục hộ dân miền Tây tháo chạy khi triều cường gây vỡ đê
Ba ngày qua, triều cường gây ngập nhiều tuyến đường trong nội ô quận Ninh Kiều. Trong đó, đường Nguyễn Văn Cừ dài khoảng 2 km, bị ngập sâu khoảng 50 cm. Mỗi buổi sáng và chiều, hàng nghìn xe nhích từng chút một, nhiều người phải bì bõm đẩy xe chết máy.
Nước ngập lút bánh xe trên đường Quang Trung. "Mấy năm trước cũng có ngập, nhưng không dữ như năm nay. Đường nào nước cũng thành sông", ông Nguyễn Thành Tâm (50 tuổi, nhà quận Ninh Kiều) nói.
Một phụ nữ bị ngã xe trên đường Cách Mạng Tháng Tám.
Chuyên gia Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ cho biết, ngày 10/10, mức triều cường đạt 2,23 m, đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Năm 2011, triều cường cao nhất tại Cần Thơ chỉ đạt 2,15 m.
"Đây là đợt triều cường bất thường. Việc Cần Thơ ngập sâu trong diện rộng có nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng là do đất lún", ông Vinh nói.
Ông Đỗ Thành Đồng - bảo vệ dân phố phường An Hòa, quận Ninh Kiều - liên tục mấy ngày qua ra đường phân luồng giao thông, hướng dẫn người dân lưu thông tránh các khu vực ngập sâu nguy hiểm.
Học sinh lội nước đến trường trên đường Bùi Hữu Nghĩa.
"Mỗi khi triều cường lên, người dân ở đây rất khổ. Người lớn thì trễ giờ làm, còn trẻ nhỏ đi học muộn. Quần áo ướt hết", anh Trần Văn Thành ở Dường Trần Quang Diệu, quận Ninh Kiều, chia sẻ.
Người dân đường Mậu Thân, quận Ninh Kiều phải dùng bao cát ngăn nước tràn vào nhà, lắp máy bơm nước ra ngoài.
Tuyến phố Ngô Quyền dẫn xuống bến Ninh Kiều - nổi tiếng mua bán sầm uất - mênh mông nước, vắng bóng người.
"Nước ngập mấy tiếng, tôi không bán được gì cả, hai rổ bắp còn nguyên", người phụ nữ bán bên lề đường 30 Tháng 4, quận Ninh Kiều, than vãn.
"Được xây dựng từ năm 1992 đến nay, đây là lần đầu tiên kho lương thực của chúng tôi bị ngập", chủ cơ sở ở huyện Thới Lai nói cho biết thiệt hại khá lớn.
Đê bao Cồn Khương - nơi được mệnh danh là "cù lao đất vàng thứ 2 của Cần Thơ" - bị nước tràn, nhấn chìm hàng chục ha đất sản xuất của người dân.
Cửu Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét