Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Vất vả cùng cha

Vất vả cùng cha
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/556556/vat-va-cung-cha.html ; đăng ngày 29/06/13, mục Ch trị- XH.
TT - Sau một ngày làm việc vất vả, anh Thi địu bé Chít (2 tuổi, dân tộc Ba Na) trên chiếc xe bò kéo trở về làng Mơ Nang, xã Kim Tân, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Đường từ rẫy về nhà dài gần 10km. Anh Thi cho biết: “Vợ phải làm việc nhà nên sáng ra mình đem con lên rẫy, đến chiều hai bố con lại đi xe bò trở về làng”.
Cha con vui vẽ trên xe bò.
TIẾN THÀNH
Em thấy ...thích thích cha con anh này!

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Trải nghiệm “thiên đường tình dục” Quất Lâm

Không có mại dâm ở Đồ Sơn và Quất Lâm: Chuyện đùa!
Trải nghiệm “thiên đường tình dục” Quất Lâm
Copy từ http://laodong.com.vn/Phap-luat/Trai-nghiem-thien-duong-tinh-duc-Quat-Lam/123231.bld ; đăng ngày 24/06/13, mục Pháp luật.
Nếu chọn một câu nói “gây bão” dư luận nhất trong tuần qua, thì đó chính là câu: “Không phát hiện mại dâm ở Đồ Sơn và Quất Lâm” của ông Phạm Ngọc Dũng - Phó Trưởng phòng Chính sách phòng, chống mại dâm, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội- Bộ LĐTBXH.
Không có mại dâm ở Đồ Sơn và Quất Lâm? Ảnh: Internet
 
Chính xác thì ông này dẫn lại báo cáo của các các địa phương trong buổi tọa đàm về công tác phòng, chống mại dâm và cai nghiện phục hồi tổ chức ngày 13.6.13 vừa qua. Vì sao câu nói trên “gây bão”? Loạt phóng sự do nhóm phóng viên LĐ&ĐS vừa thực hiện tại 2 “điểm nóng” trên cho thấy phần nào câu trả lời.
Bài 1: “Thiên đường tình dục” Quất Lâm
Không biết từ bao giờ, bãi biển Quất Lâm (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đồng nghĩa với một thứ gì đó rất… hư hỏng, chơi bời. Cánh đàn ông khi rủ nhau đi đều nháy mắt với nhau một cách rất… ẩn ý, tinh quái.
Mặc dù người ta xuống vùng biển này có thể đơn thuần với lý do trong sáng là tắm biển, nhậu hải sản, hay chỉ giản dị là hít thở chút mặn mòi của biển…; nhưng bất kỳ người đàn ông nào xuống nơi thị phi này đều có thể bị gán cho tiếng xấu là đi "chơi" gái; còn phụ nữ đi Quất Lâm thì sẽ bị mọi người nhìn bằng con mắt ngạc nhiên, không hiểu nổi là xuống đó để… làm gì (?!).
Nhộn nhịp... bán, mua dâm
Chúng tôi có mặt tại bãi biển Quất Lâm. Ở ngoài bãi biển, tôi đếm được có khoảng 120 kiốt, dãy bên phải đánh số chẵn, bên trái đánh số lẻ. Tại mỗi kiốt đều phục vụ ăn uống đồ hải sản và… rất nhiều em ăn mặc mát mẻ, đứng ngồi phía trước để mời gọi các khách đàn ông đi qua.
Thấy 3 gã thanh niên chúng tôi vè vè đi xe máy với những cái nhìn "ngu cũng đoán được là đang tìm gì", chủ quán và các em nhân viên trong các kiốt thi nhau cất tiếng mời gọi “vào đây anh ơi”. Nếu không cất tiếng mời mọc thì cũng là cái vẫy tay hoặc nụ cười đầy ẩn ý. Một số kiốt, do đang thời điểm trưa, có nhiều "em út" đang ngồi đánh bài, cười đùa. Ở ngoài đường, thi thoảng lại có chiếc xe tay ga, trên đó là 1-2 cô gái ăn mặc không thể mát mẻ hơn, đi đến các kiốt, nhà nghỉ phục vụ khách.
Chúng tôi quyết định tấp vào một kiốt quen thuộc của anh bạn. Tiếp chúng tôi là ông bà chủ quán không có dáng gì là… chủ chứa cả, mà trông rất chân chất, xởi lởi. Anh bạn T đánh tiếng hỏi hôm nay có em nào "ngon ngon" không, thì bà chủ cho biết, kiốt có 3 em, nhưng hôm nay cả 3 cô người thì “đến tháng”, người thì kêu mệt, nên ông bà chủ đều cho nghỉ, không phải tiếp khách, nhưng chúng tôi muốn "chơi" thì vô tư, bà chủ sẽ "điều" gái từ kiốt khác, không vấn đề gì.
Vừa ăn uống, anh bạn T vừa tỏ ra rất sành sỏi, đưa mắt ngắm từng em đang lướt xe tay ga trên đường (có lẽ vừa "đi khách" xong). "Chấm" một em tóc dài, T gọi chủ quán "điều" hàng. Chủ quán, sau một cuộc điện thoại chớp nhoáng, bảo T: "Ok, vào phòng đi, đến ngay đấy". Còn tôi không chọn “hàng” ngoài đường mà vào phòng để tùy bà chủ "điều hàng".
Một ngày "phục vụ" 30 lần
Vừa bước vào căn phòng ngủ nằm ngay ở trong kiốt - một căn phòng khép kín, có cả nhà vệ sinh, tôi suýt nữa nôn ọe. Mùi ẩm mốc, tanh tưởi xộc vào mũi. Cùng với đó là chiếu, chăn, khăn mặt trông rất nhếch nhác, bẩn thỉu. Nền căn phòng ướt nhớt nhát, dường như người ta vừa mới rửa "tẩy uế", nhưng lại khiến căn phòng thêm tanh tưởi hơn.
Đang ngồi chờ thì có tiếng gõ cửa, chẳng để tôi trả lời, một em đã bước vào. Vừa cất lời chào, em này đã… cởi áo và giục tôi… cùng cởi, vào nhà vệ sinh… rửa ráy.
Sau vài câu bông đùa, tâm sự nhẹ nhàng, em bắt đầu cảm thấy gần gũi, tin tưởng tôi. Em cho biết, em là Q, quê ở Quảng Ninh. Dù mọi người có nói rằng "đừng nghe cave kể chuyện", nhưng tôi vẫn muốn tin điều em kể là sự thật qua giọng kể nhẹ nhàng của em. "Năm ngoái, sau khi thi trượt đại học, em có một thời gian làm bồi bàn trên Hà Nội. Lương thấp, lại trải qua một vài mối tình thất bại nên em thấy chán. Nghe một cô bạn rủ xuống Quất Lâm để kiếm tiền, vậy là em… đi luôn".
Nghe Q kể mới thấy cung cách hoạt động khá quy củ của mại dâm ở đây. Q bảo, mới làm ở đây mới được hơn 1 tháng. Khi xuống đây, như nhiều gái mại dâm khác, em ký "hợp đồng" với ông, bà chủ, có thời hạn 2 tháng. “Hết 2 tháng em mới được lấy tiền công. Hằng ngày, tiếp bao nhiêu khách, ông bà chủ sẽ ghi vào sổ. Bản thân em cũng ghi các lượt tiếp khách của mình vào. Nếu muốn lấy tiền trước khi "hợp đồng" kết thúc thì ông bà chủ cũng sẽ ứng trước. Việc ứng tiền này sẽ được ghi chép cụ thể vào sổ để tính toán”. Q cũng cho biết thêm là sau khi hết 2 tháng "hợp đồng", em cũng chưa biết có làm tiếp hay không, lúc đó sẽ tính tiếp.
Theo tìm hiểu, thường thì gái mại dâm ở đây ký hợp đồng với ông, bà chủ có thời hạn 2-3 tháng. Cũng có trường hợp lên đến 1 năm. Được biết, có nhiều người chỉ “làm thêm” ở đây vài tháng, nhưng cũng có nhiều gái mại dâm đã có thâm niên tại đây đến vài năm.
Sau nhiều lần dò hỏi, tôi được biết, mỗi lần bán dâm có giá là 130.000 đồng. Trong trường hợp khách đi gái mại dâm của kiốt đó, thì chủ kiốt được 90.000 đồng, gái mại dâm được 40.000 đồng; nếu khách không ưng gái tại kiốt đó, chủ sẽ gọi gái ở kiốt khác, thì gái được 40.000 đồng, chủ kiốt được 50.000 đồng, chủ kiốt cung cấp gái được 40.000 đồng.
Dù mỗi lần đi khách chỉ được số tiền bèo bọt 40.000 đồng, nhưng thu nhập của các gái mại dâm ở đây lại… rất khủng. Vào những thời gian cao điểm, khách nhiều, thu nhập một tháng của mỗi gái mại dâm có thể lên tới 35-40 triệu đồng, bét ra thì cũng phải 15-20 triệu/tháng. Q cho biết: “Bọn em chẳng ai động đến số tiền trả công tiếp khách. Ăn uống thì đã có chủ lo. Ngoài ra còn có từ tiền bo của khách. Có hôm em được bo 1 triệu đồng”. Vì vậy, khách đến đây có thể thấy rất nhiều gái mại dâm đi xe tay ga để tiện di chuyển từ kiốt nọ đến kiốt kia.
Q cho biết, nhiều "em" ở đây mỗi tháng gửi hàng chục triệu về cho gia đình bằng chuyển phát nhanh, hoặc bằng cách về trực tiếp thăm nhà. Tất nhiên, để kiếm được số tiền "khủng" ấy, họ cũng phải trả giá rất nhiều. Một gái mại dâm ở Quất Lâm một ngày tiếp 30-40 lượt khách là chuyện… bình thường, nhất là với những người nổi bật về hương sắc, hút khách.
Có những trường hợp bị chủ ép phải tiếp khách đến mệt lử, phải uống thuốc trợ lực mới có thể gượng được. Họ phải trả giá rất đắt về phẩm giá, về sức khỏe, nhan sắc tàn tạ nhanh, nguy cơ "dính" bệnh tật rất cao. Một gái mại dâm cho biết: Ức chế nhất là gặp những trường hợp khách say rượu, họ yêu cầu đủ mọi trò kỳ quái, phục vụ rất mệt.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi kiốt gần bờ biển này đều nuôi gái mại dâm. Kiốt nuôi nhiều nhất là 8 người; còn ít thì cũng phải 3 người. Tính ra, với số kiốt trên, tại bờ biển này có khoảng 400-500 gái mại dâm hành nghề. Các kiốt ở đây đều phải tuân thủ luật "bất thành văn": Không được phá giá. Ở bất kỳ kiốt nào, mỗi lượt đi khách đều có giá đồng hạng 130.000 đồng (tính thời điểm chúng tôi đi thực tế).
Các chủ cửa hàng ở đây có mối liên hệ để cung cấp gái mại dâm với nhau rất chặt chẽ, thông qua điện thoại di động. Nếu khách ngồi ăn uống mà ưng gái mại dâm nào đang đi trên đường, thì chỉ cần một cuộc gọi, chủ kiốt đã có thể điều đến ngay lập tức.
Một điều chúng tôi rất quan tâm nữa là mối quan hệ giữa ông bà chủ và gái mại dâm ở đây. Tôi chưa có dịp thực tế các kiốt khác nên chưa biết thế nào, mà nghe anh bạn tôi nói thì cũng có tình trạng chủ ép buộc gái phải nai lưng ra phục vụ khách, nhưng tại quán chúng tôi vào, mối quan hệ này trông rất thân tình. Đến giờ ăn cơm, gia đình ông bà chủ và "các em" ngồi cùng bàn ăn uống với nhau, trò chuyện rất vui vẻ như người trong một nhà. Ông bà chủ ăn gì thì các cô gái bán thân này cũng được ăn như vậy. Gái mại dâm không phải nấu ăn, nhưng khi kết thúc bữa cũng góp tay để thu dọn bàn ăn. Nhiều cô còn buông lời trêu chọc, cười đùa với bà chủ.
Trả cho chủ quán hơn 1 triệu đồng cho cả ăn uống và giá của 3 "em", chúng tôi trở về. Tất nhiên, chẳng phải qua buổi thực tế trên thì tôi mới khẳng định được là có mại dâm ở Quất Lâm. Người dân thường, nếu muốn, đều có thể phát hiện ra mại dâm ở "chốn sung sướng" này.
Ở đây, cách thức hoạt động mại dâm lộ liễu, "thô thiển" đến mức như muốn "mời" cơ quan chắc năng vào bắt tại trận. Vậy mà, theo như lời ông Phạm Ngọc Dũng thì các cơ quan chức năng lại không phát hiện được mại dâm ở nơi được mệnh danh là "một trong những bãi biển làm hư hỏng các quý ông" này.
 
laodong.com.vn không ghi tên tác giả bài viết.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Văn chương là gì?

Văn chương là gì?
Copy từ http://thpt-phanboichau-daklak.edu.vn/diendan/thread/van-chuong-la-gi--7020-1-1.pbc, đăng ngày 15/12/10.
Hồi còn học lớp Nhât (lớp 5 bây giờ), mấy Thầy Cô thường cho chép chính tả bài này. Tác giả là Phan Kế Bính.
Ta trông lên bầu trời: trăng sao vằng vặc, sông Ngân hà lấp lánh, lúc cầu vồng mọc, khi đám mây bay, bóng ráng chiều hôm, cơn mưa buổi sớm, làm cho vui mắt ta, gọi là văn chương của bầu trời.
Ta nhìn xem dưới đất, ngọn núi kia cao chót vót, khúc sông nọ chảy quanh co, chỗ rừng núi, nơi đầm lầy, cây cổ thụ um tùm, đám cỏ hoa sặc sỡ, nào thành nào quách, nào tháp nào chùa, nào đám đồn điền cây cối tốt tươi, nào chỗ thị thành lầu đài san sát, làm cho sướng mắt ta, gọi là văn chương của trái đất.
Ta xem trong sách, nghe các lời nghị luận của những bậc thánh hiền, xem các bài trước tác của các nhà văn sĩ, câu văn, giọng nói, khúc hát, điệu ca, êm như tiếng đàn tiếng địch, vang như tiếng sáo tiếng chuông, làm cho vui tai ta, sướng dạ ta, gọi là văn chương của loài người.
Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Lời nói của người ta tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng cho nên gọi là văn chương.
Hết
hoa vàng li ti
 
dvnien sưu tầm
.
Bài liên quan:
Lễ độ văn chương
Copy từ http://trannhuong.com/tin-tuc-14946/le-do-van-chuong.vhtm, đăng ngày 02/02/13, mục Bầu bạn góp cổ phần; tác giả: Trần Tân.
Xưa nay , phàm những người làm văn chương thường hay khiêm nhường , tế nhị và lễ độ . Song gần đây tôi giật mình khi đọc một tờ báo nọ đăng bài giới thiệu tập thơ mới của một tác giả đã đứng tuổi , có chân trong Hội Nhà văn Việt Nam hẳn hoi lại viết những vần thơ vô lễ quá chừng. Nên khiến tôi thấy cần phải viết một chút về : Lễ độ văn chương ! Coi đây là một tiếng chuông rè góp phần cảnh tỉnh số người có giọng điệu ấy . Câu thơ đó là : Rượu này ta rưới thơm mộ Nguyễn ( Trước mộ Nguyễn Du ) .Ở đây không tiện nêu tên tác giả .
Nếu không biết về thân thế sự nghiệp của người có câu thơ " ghê gớm " đó và của cả Nguyễn Du thì người ta sẽ nghĩ đây là hai người cỡ bạn bè với nhau , ngang tầm nhau , thậm chí người viết này còn trên tài cả Nguyễn Du ấy chứ ! Chén rượu của " ta " - bậc bề trên , làm rạng danh - " thơm " mộ của kẻ hèn kém " Nguyễn " kia ! Thật oái oăm thay , một con gián đất mà khinh bạc , khinh cả con đại bàng khổng lồ ! Một đứa cháu miệng còn hơi sữa dám khinh cả cụ Tổ lừng lẫy bao đời nay , lẫy lừng cả năm châu bốn biển .
Trong các trường phổ thông của ta trước đây và hiện nay thường có khẩu hiệu : " Tiên học lễ , hậu học văn " để răn dạy các thế hệ học trò : Lễ độ là việc đầu tiên , sau đó mới nói đến học văn hóa . Thật là chí lí và sâu sắc !
Đối với Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới , xét về lịch sử thì cụ là là cụ Tổ mấy đời của người có câu thơ trên . Quả là người ba đấng thật ! Không còn gì để nói nữa .
Ngày trước nhà thơ Tố Hữu khi viết về Nguyễn Du mà còn phải viết rất khiêm nhường là : Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân / Bâng khuâng nhớ Cụ , thương thân nàng Kiều
Qua việc này, xin lưu ý người biên tập tập thơ có câu thơ trên ở NXB Hội Nhà văn , tháng 7-2012 để lọt lưới câu thơ xấc xược ấy ! Ở đây có sự nể nang hay có thâm ý gì chăng ?
Trời đất rộng bao la , văn chương biển học vô bờ , viết gì thì viết cũng phải có tâm , có nhân cách , nhân văn và phải biết mình là ai . Lễ độ văn chương là một việc lớn , làm trái với nó thì tai họa sẽ lớn vô cùng , khi bút đã sa ... thì gà chết thôi !
Trần Tân

Chúng ta làm gì với 151 cái chết?

Chúng ta làm gì với 151 cái chết?
Copy từ http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201306/chung-ta-lam-gi-voi-151-cai-chet-2215836/; đăng ngày 11/06/13, mục Xi-nhan> Trái hay Phải? ;tác giả bài viết:Mi An.
)-Tuần đầu tiên của tháng 6, báo chí ngập tràn tin tức tai nạn giao thông, nhiều đến độ xót xa khi người đọc lẫn vụ nọ vào với vụ kia. 339 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cả nước, làm 151 người chết, 232 người bị thương. Chúng ta biết làm gì đây với những con số kinh khủng này?
Tai nạn giao thông, nỗi ám ảnh kinh hoàng - ảnh Vnexpress
Ngày 9/6/13, giới khảo cổ học bàng hoàng nhận tin Tiến sĩ Nishimura Masanari, một nhà khảo cổ người Nhật đã 20 năm gắn bó với VN đã tử nạn vì tai nạn giao thông, một đồng nghiệp của tôi đã rất buồn khi viết bài về cái chết đau lòng này. Chị bảo tự cảm thấy như mình có lỗi, vì vợ chồng nhà khảo cổ người Nhật đã vì tình yêu mà đến với VN, đã vì tình yêu đất nước này mà lựa chọn ở lại và gắn bó, thế mà cuối cùng, kết cục họ nhận được quá khủng khiếp.
Đó chỉ là 1 trong số 151 người đã mãi mãi ra đi trong những ngày đầu tiên của tháng 6, một tháng 6 của mùa hè đỏ nắng, oi ả và khắc nghiệt. Những con số thống kê lạnh lùng cho biết, 151 người chết, 232 người bị thương, nhưng làm sao có ai thống kê nổi những nỗi đau mà người thân của họ phải chịu đựng? Những gia đình tan nát, những đứa bé mất mẹ cha, những người bố, người mẹ mất con, vợ mất chồng, những người còn lại mất chỗ dựa, có nhà tán gia bại sản sau một vụ tai nạn giao thông.
Chúng ta đã rỏ quá nhiều những giọt nước mắt thương xót nạn nhân của tai nạn giao thông, nhưng khóc mãi thì liệu có làm thay đổi được gì nếu như ở những cấp lãnh đạo cao nhất, chưa thực sự xem đây là một quốc nạn, một sự xấu hổ không thể nào cho phép nó được tiếp diễn trên đất nước này?
Sau khi chiến tranh chấm dứt vào 1975, hòa bình về cơ bản đã được lập lại, vậy mà sao, mỗi năm người Việt chúng ta vẫn mất đi cả một sư đoàn? (tương đương với con số từ 10.000 – 15.000 người) Tai nạn giao thông đã thực sự là một tội ác diệt chủng trá hình, liệu có ai thấy bất bình và không thể ngồi yên vì điều đó?
Ngày hôm qua, 10/6/13, trong cuộc họp khẩn của Bộ Giao thông vận tải vì tình trạng tai nạn giao thông tăng đột biến, các cục, vụ liên quan đã báo cáo cho biết, mọi thứ vẫn đúng quy trình, những chiếc xe bị tai nạn đã được đăng kiểm đạt yêu cầu, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã kết luận: “Tất cả đúng hết mà tai nạn vẫn xảy ra, chúng ta không thể thờ ơ trước những gì đang diễn ra”.
Thật là ngạc nhiên khi tất cả mọi quy trình vẫn được thực hiện nghiêm túc, mà sao tai nạn vẫn chỉ có tăng chứ không hề giảm. Một ví dụ rất cụ thể là chiếc xe khách bị tai nạn tại Quảng Nam, trước đó được đóng dấu đăng kiểm an toàn, chưa hết hạn đăng kiểm mà cuối cùng lại bị tai nạn vì đứt bulong trục? Ai giải thích được điều này hay tất cả chúng ta đều phải đồng lòng đổ cho “sống chết là tại số”?
Nguyên nhân của tai nạn giao thông đã được chỉ ra rất nhiều lần rồi, ý thức người dân kém, hạ tầng chưa đảm bảo, xử lý vi phạm chưa nghiêm... Rõ ràng thủ phạm đã được vạch mặt giữa thanh thiên bạch nhật, thế nhưng “mèo vẫn hoàn mèo”, là bởi vì một nguyên nhân sâu xa hơn, cha chung không ai khóc.
Giả sử có một phương án thế này: Chính phủ quy trách nhiệm cụ thể cho 2 ông bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, rồi thêm vào đó là người đứng đầu UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong vòng 6 tháng nữa mà tình trạng tai nạn giao thông không giảm rõ rệt, sẽ bị bãi miễn chức vụ. Lúc đó tôi tin rằng chắc chắn tình hình sẽ được cải thiện ngay, vì các vị công bộc sẽ phải guồng lên như một cỗ máy mở hết tốc lực, sẽ phải đêm quên ngủ ngày quên ăn mà nghĩ ra trăm phương ngàn kế để giảm tai nạn giao thông trên địa bàn mình.
Còn như tình trạng hiện nay, mỗi năm chỉ lác đác vài vị lãnh đạo bị... phê bình vì địa phương mình còn để xảy ra nhiều tai nạn giao thông thì chắc chắn các vị khác sẽ yên tâm kê cao gối mà ngủ.
Chỉ trong 1 tuần đầu tháng 6, chúng ta đã mất đi 151 con người, những cái chết của họ rồi cũng sẽ nhanh chóng bị chìm đi, bị lãng quên trong cái xã hội đang ngày một trơ lì xúc cảm này. Ngoài khóc lóc thương xót ra, chúng ta có thể làm gì hơn được nữa đây nếu như không có một cuộc cách mạng về ý thức, về văn hóa giao thông với sự đồng lòng và quyết tâm thay đổi từ trên xuống dưới?
Tôi càng ngày càng cảm thấy hoang mang, tại sao càng ngày chúng ta càng không thể với tới những nhu cầu tối thiểu của con người như được tiêu thụ những thực phẩm an toàn, được đi lại trên những cung đường an toàn, được sống và làm việc trong những môi trường an toàn?
Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, một khi những nhu cầu tối thiểu đó của con người không được đảm bảo thì mọi con số thống kê tăng trưởng, mọi lời lẽ có cánh hứa hẹn về tương lai cũng chỉ là một câu chuyện nực cười.
Mi An

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Kỷ niệm trọng thể 103 năm Ngày mất nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị

Kỷ niệm trọng thể 103 năm Ngày mất nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị
Copy từ http://www.baodongkhoi.com.vn/?act=detail&id=32365 ; đăng ngày 24/06/13, mục Văn hóa - XH ;tác giả bài viết:Xuân Hương.
Ngày 22-6-2013, huyện Giồng Trôm đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 103 ngày mất nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (22-6-1910 - 22-6-2013) tại đền thờ Phan Văn Trị (xã Thạnh Phú Đông). Ông Trương Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự.
Học sinh Trường Phan Văn Trị dâng hoa trong lễ kỷ niệm.
Nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (tức Cử Trị), sinh năm 1830 tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm), mất ngày 22-6-1910 tại xã Nhơn Ái, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (nay là thị trấn Phong Điền, TP. Cần Thơ). Cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông đã được khắc ghi qua bao thế hệ, một con người đầy tài hoa, đức độ. Năm 19 tuổi, đỗ cử nhân trong khoa thi hương tại trường thi Gia Định, nhưng ông đã từ bỏ vinh hoa, phú quý của chốn quan trường để về sống thanh bần như bao người dân bình thường.
Thơ ca Phan Văn Trị thường là những bài thơ gửi gắm tâm sự và tỏ bày hoài bão, chí hướng của mình, phê phán bọn thống trị phong kiến bất tài, dốt nát, hám danh lợi. Khi giặc Pháp xâm lược đất nước, ông đã chuyển hẳn ngòi bút sang chống bọn cướp nước và bán nước. Tiêu biểu nhất là cuộc họa thơ phê phán gay gắt thái độ đầu hàng, làm tay sai cho giặc của Tôn Thọ Tường. Trong cuộc họa thơ này, ông đã lôi cuốn được đông đảo sĩ phu Nam Kỳ, như: Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt… vào một cuộc bút chiến sôi nổi. Đây cũng là cuộc đấu tranh có quy mô lớn, đầu tiên trong lịch sử văn học của dân tộc. Trên dưới trăm bài thơ của nhà thơ Phan Văn Trị phản ánh một tinh thần lạc quan, một ý thức trách nhiệm của người trí thức đối với nhân dân và đất nước...
Để thắt chặt tình đoàn kết, chăm lo giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, hai huyện Giồng Trôm (Bến Tre) và Phong Điền (Cần Thơ) còn tổ chức giao lưu kết nghĩa, động viên, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, như: xây dựng nhà tình nghĩa, khám trị bệnh cho người nghèo, tặng học bổng, đặt tên trường giữa 2 địa phương (thị trấn Phong Điền và xã Thạnh Phú Đông).
Tin, ảnh: Xuân Hương

Phố giã cua đồng

Phố giã cua đồng
Copy từ http://sgtt.vn/Goc-anh/Chi-tiet/178842/Pho-gia-cua-dong.html, 6 ảnh, đăng ngày 24/06/13, mục Góc ảnh.
SGTT.VN - Hà Nội có cả một khúc phố Yên Thái vừa bán cua đồng vừa giã cối cho những vị khách ăn uống “bảo thủ” thời cơ giới hoá, thích cua giã tay hơn cua xay. Cua đồng 12.000 đồng/lạng, cua giã 22.000 đồng/lạng.
Trần Việt Đức (thực hiện)
Ảnh 1: Nhiều người vẫn chọn mua cua giã bằng chày cối.
Ảnh 2: Bán cua đồng giã tay, bán luôn cả “phụ phẩm” nấu canh cua đồng.
Ảnh 3: Tuy nhiên, ở phố giã cua vẫn có cua đồng xay máy – một chọn lựa của những người không có thời gian chờ đợi.
Ảnh 4: Cua đồng cái thường chắc thịt và có gạch – một thứ “phó phẩm” tạo vị và tạo béo độc đáo.
Ảnh 5: Khách có thể lựa cua và chờ giã đem về.
Ảnh 6: Tiếng chày giã cua vẫn vang vọng dọc theo phố này.
Ảnh trang trí
Phải lấy 6 ảnh trên từ trang web http://img2.news.zing.vn - Vì tuy mới qua 5 ngày nhưng tìm ảnh trên Sài Gòn tiếp thị rất khó khăn.
Ảnh trên trang otosaigon.com, bài "Cua đồng mùa mưa".

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Ấn Độ: gần 600 người đã chết sau lũ

Ấn Độ: gần 600 người đã chết sau lũ
Copy từ http://sgtt.vn/Quoc-te/178838/An-Do-gan-600-nguoi-da-chet-sau-lu.html ; đăng ngày 23/06/13,mục Quốc tế ;tác giả bài viết:theo Dân Trí.
SGTT.VN - Quân đội Ấn Độ đang tích cực đẩy mạnh nỗ lực tìm kiếm và giải cứu những người mắc kẹt sau đợt mưa lũ, vốn gây thiệt hại nặng nề cho các bang phía Bắc. Gần 600 người đã thiệt mạng trong khi có khoảng 22.000 người vẫn còn mắc kẹt.
Theo hãng tin AP, trong ngày 22.6.13 các binh sỹ quân đội Ấn Độ đã phải làm việc trên những con đèo lởm chởm đất đá và bờ sông sạt lở để giải cứu hàng chục nghìn người bị mắc kẹt tại khu vực gần dãy núi Himalayas.
Bộ trưởng nội vụ liên bang Sushilkumar Shinde ước tính còn 22.000 người mắc kẹt tại bang Uttarakhand
Do máy bay trực thăng chỉ vận chuyển được những nhóm nhỏ người bị nạn, quân đội đã phải mở những tuyến đường khác để đến thị trấn Kedarnath, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi lũ lụt cách đây gần một tuần.
Những cây cầu tạm bằng dây thừng được dựng lên trên những bờ sông đầy đá và bùn lầy, giúp người dân có thể vượt qua sông, do mọi cây cầu đã bị nước lũ cuốn trôi còn đường bị vùi lấp.
Ông Shinde cho biết các máy bay trực thăng đang tiếp tục thả nước uống và thức ăn tới các khu vực chưa thể tiếp cận được.
Tính tới cuối ngày 22.6.13, hơn 80.000 người đã được giải cứu bằng đường bộ và đường không khỏi khu vực bị tàn phá nặng nề nhất, người phát ngôn của bang Uttarakhand khẳng định.
Các quan chức cho biết số người thiệt mạng có thể còn tăng lên do các binh sỹ đang tiếp cận những ngôi làng hẻo lánh nằm dưới sườn đồi, nơi các trận lũ quét đã cuốn phăng nhà cửa và trút bùn đất xuống những người dân làng đang chạy thoát thân.
Khoảng 10.000 binh sỹ quân sự và bán quân sự cùng các tình nguyện viên của cơ quan quản lý thảm họa đã tham gia các nỗ lực giải cứu, ông Shinde cho biết thêm.
Người đứng đầu bang Uttarakhand Vijay Bahuguna cho biết 556 thi thể đã bị trôn vùi sâu trong bùn do lở đất. Thêm 40 thi thể nữa được tìm thấy trôi trên sông Hằng.
Riêng tại bang này, hàng nghìn ngôi nhà đã bị phá hủy hoặc cuốn trôi.
Người dân khắp Ấn Độ đang quyên góp quần áo, chăn, vải bạt và tiền để giúp những người mất nhà cửa tại Uttarakhand.
Đu dây qua sông.
Người dân di tản lên cao để tránh lũ.
Những ngôi làng hẻo lánh bị cô lập, chỉ còn cách vượt vách núi để thoát ra ngoài.
theo Dân Trí

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Vụ "làm trắng" bún, bánh canh bằng chất tẩy: Người dân lo lắng

Vụ "làm trắng" bún, bánh canh bằng chất tẩy: Người dân lo lắng
Copy từ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130621/vu-lam-trang-bun-banh-canh-bang-chat-tay-nguoi-dan-lo-lang.aspx ; đăng ngày 21/06/13, mục Ch trị - XH.
TNO) Liên quan đến vụ phát hiện chất tẩy trắng được sử dụng tại một số cơ sở sản xuất bún, bánh canh, chiều 21.6, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Trần Văn Bé, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh, cho biết Sở đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tiếp tục có đợt kiểm tra về mặt định lượng đối với các mẫu lấy ở những cơ sở này để xử lý.
Ông Bé cho biết, trước đó, Chi cục ATVSTP địa phương đã kiểm tra và phát hiện tại 7/8 cơ sở sản xuất bún, bánh canh có chất tẩy trắng, hàn the độc hại.
Tuy nhiên, cũng theo ông Bé, do mới chỉ kiểm tra về định tính nên dù phát hiện các hóa chất độc hại, vẫn chưa có đủ cơ sở để xử lý vì hàm lượng chưa đủ mức độ.
Ngay sau khi Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an Tây Ninh có kết quả các mẫu kiểm nghiệm và phát hiện 7/8 cơ sở sản xuất bún, bánh canh tại P.4 (TX.Tây Ninh) sử dụng chất tẩy trắng (Thanh Niên Online đưa tin ngày 20.6.13), nhiều người dân tỏ ra lo lắng và bức xúc.
Trưa 21.6.13, cầm trên tay bịch bánh canh mua ở chợ khu vực thị xã từ trưa 20.6, nhưng vẫn chưa bị thiu, bà Trần Thị Mãi (ngụ P.1, TX.Tây Ninh) bức xúc: “Trước đây bún, bánh canh nếu để đến chiều thì thường bị chua, thiu mà bây giờ thì vẫn còn ăn được. Mới đây nghe người ta nói trong bún có chất tẩy trắng gây ung thư thì gia đình mới biết, chắc là loại bánh canh mà gia đình tôi vẫn dùng”.
Số bánh canh được bà Mãi mua từ ngày hôm trước đến hôm sau vẫn chưa thiu
Bà Nguyễn Thị Hạnh (ngụ P.3, TX.Tây Ninh) cho hay: “Tôi đọc thông tin trên Báo Thanh Niên thấy kiểm tra 8 cơ sở mà 7 chỗ có dính chất độc ung thư nên gia đình tôi lo còn bao nhiêu cơ sở như vậy? Cả nhà tôi trước đây cứ sáng là đi ra tiệm ăn sáng, giờ không còn dám ăn nữa”.
Bánh canh, bún tại TX.Tây Ninh được người dân lao động rất chuộng vì giá cả bình dân chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng/tô
Tin, ảnh: Giang Phương
Cẩn thận khi ăn hàng ngoài đường, Các bạn ơi!

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Vẻ đẹp thi sĩ Thu Bồn

Vẻ đẹp thi sĩ Thu Bồn
Copy từ http://sgtt.vn/Van-hoa/178735/Ve-dep-thi-si-Thu-Bon.html, đăng ngày 19/06/13, mục VĂN HÓA.
SGTT.VN - Thi sĩ Thu Bồn đã từ giã cõi đời vừa tròn mười năm. Lễ tưởng niệm ông và ra mắt tập sách Thu Bồn – Tráng sĩ hề… dâu bể đã cùng lúc được tổ chức trang trọng tại Hà Nội và TP.HCM. Tác phẩm Thu Bồn – Tráng sĩ hề… dâu bể (NXB Hội Nhà văn) là tấm lòng của bè bạn dành cho ông, mà trực tiếp là nhà phê bình Ngô Thảo cùng nhà văn – doanh nhân Nguyễn Tiến Toàn sưu tầm, biên soạn và xuất bản. Tập sách dày 400 trang tuyển chọn những tác phẩm tiêu biểu của thi sĩ Thu Bồn và những bài viết của người thân, đồng nghiệp, bạn bè và người hâm mộ.
Bà Thanh Thu (áo đen) vợ đầu và con trai Băng Ngàn (ngoài cùng bên trái) của nhà thơ Thu Bồn tại lễ tưởng niệm mười năm ngày mất của Thu Bồn – ngày 17.6.13.
Không hiểu sao tôi muốn gọi Thu Bồn là thi sĩ hơn nhà thơ. Đối với tôi, trong thế hệ những người làm thơ tham gia chiến tranh chống Mỹ, nếu như Phạm Tiến Duật là thi sĩ số 1 của Trường Sơn thì Thu Bồn là thi sĩ số 1 của cả cuộc kháng chiến này. Và không chỉ chống Mỹ mà trước đó Thu Bồn còn tham gia chống Pháp, rồi sau này là chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc.
Nghĩa là cuộc đời ông trực tiếp dấn thân trong bốn cuộc kháng chiến, vừa làm nhiệm vụ của một công dân vừa thể hiện tài năng của một thi sĩ bằng sự sáng tạo của mình.
Tôi rất tâm đắc với ý kiến của giáo sư Nguyễn Văn Hạnh khi cho rằng, trong thế hệ nhà văn Việt Nam kháng chiến vừa qua không một ai có thể sánh với Thu Bồn về tầm vóc lẫn sự đóng góp cho văn học và cho cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Nhà thơ Ngô Thảo và cuốn "Tráng sĩ hề... dâu bể."
Cũng tại lễ tưởng niệm mười năm ngày mất của Thu Bồn tại TP.HCM, tôi cũng đồng cảm những ý kiến được nhà phê bình Ngô Thảo ghi nhận: Ai cũng thấy với đóng góp của thi sĩ Thu Bồn vào bốn cuộc kháng chiến và những tác phẩm có tầm vóc lớn, một giải thưởng cao hơn Giải thưởng Nhà nước mới xứng đáng. Người mất không cần nhưng người còn sống sẽ không công bằng khi đánh giá không đúng về người đã khuất. Điều ấy cũng đồng nghĩa, với sự nghiệp sáng tác đồ sộ và giá trị của mình, đặc biệt là thể loại trường ca, Thu Bồn xứng đáng được vinh danh bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Không chỉ nhìn nhận chính xác hơn về tầm vóc, sự đóng góp của Thu Bồn đối với nền văn học Việt Nam đương đại, mà nhiều kỷ niệm xúc động về một con người sống hết mình, làm việc hết mình, sáng tạo hết mình được thể hiện qua lời kể của đồng nghiệp các thế hệ: Nguyễn Quang Sáng, Trần Hữu Tá, Lê Quang Trang, Đoàn Minh Tuấn, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Duy, Lê Thị Kim, Bùi Chí Vinh, Phan Đắc Lữ, Phạm Sỹ Sáu, Lê Minh Quốc, Thu Nguyệt… Đặc biệt, cả khán phòng đã lặng đi trước những lời chân tình của bác sĩ Đỗ Thị Thanh Thu – người vợ đầu tiên của Thu Bồn, cũng là người vợ duy nhất có mặt tại buổi lễ cùng người con trai Hà Băng Ngàn.
Mặc dù ông bà xa nhau từ lâu và là người gánh chịu nhiều đau khổ từ ông chồng tài hoa, lãng mạn nhưng bà Thanh Thu vẫn dành cho Thu Bồn những tình cảm tốt đẹp nhất. Hình ảnh ông vượt tuyến lửa cứu mẹ con bà khi bị địch bao vây, đưa mẹ con bà vượt sông trong cơn thuỷ triều dâng cao… từ thẳm sâu ký ức bà đã làm tôn thêm vẻ đẹp của một Thu Bồn bất tử.
hoa vàng li ti
Đồi hoa vàng li ti, xinh đẹp.
 
bài và ảnh: Phan Hoàng

Ba khoảng trống “rủi ro” của nông nghiệp Việt Nam

Ba khoảng trống “rủi ro” của nông nghiệp Việt Nam
Copy từ http://sgtt.vn/Kinh-te/178743/Ba-khoang-trong-“rui-ro”-cua-nong-nghiep-Viet-Nam.html, đăng ngày 19/06/13, mục Kinh tế.
SGTT.VN - Thời gian gần đây, hiện tượng các loại nông sản được thu mua bởi các thương lái đến từ Trung Quốc đã làm bộc lộ các khoảng trống tiềm ẩn rủi ro cho ngành nông nghiệp.
Mua thứ “không biết làm gì” để làm gì?
Thông tin thực tế và chính thức từ báo chí thời gian qua cho thấy thương lái Trung Quốc đang “bao thầu” rất nhiều sản phẩm trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Từ các sản phẩm gần gũi và “có tên” như lúa gạo, khoai mì, càphê, tiêu, dừa, khóm, thuỷ sản… đến các sản phẩm không biết để làm gì như: rễ sim, rễ trưng, lá điều khô, rễ tiêu, hay thậm chí là đỉa, phân trâu khô.
Mua tất cả, đụng đâu mua đó chính là cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý của người dân về toan tính thực sự của các thương lái Trung Quốc. Ngoài ra, những chiến dịch thu mua những thứ không biết để làm gì đó hầu hết đều diễn ra trong thời gian ngắn. Việc thu mua các sản phẩm không biết có giá trị gì là điều kiện cần để thương lái Trung Quốc có điều kiện tìm hiểu và thâm nhập các sản phẩm có giá trị khác của Việt Nam như nông sản, thuỷ sản… Gần đây nhất, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong cho biết gạo Việt Nam bị thương nhân Trung Quốc ép giá, huỷ hợp đồng nhập khẩu rất nhiều khiến tình hình xuất khẩu gạo gặp rất nhiều khó khăn. Hậu quả là VFA phải chấp nhận bán giá rẻ để tăng lượng hợp đồng xuất khẩu gạo.
Điều đáng lưu ý khác là việc thu mua những thứ không biết để làm gì ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp Việt Nam. Không khó để nhận thấy những sản phẩm được thu mua đều có ảnh hưởng đến yếu tố cân bằng của hệ thực vật, hệ sinh thái, như lá điều khô – yếu tố ảnh hưởng độ ẩm của gốc điều và sự màu mỡ của đất; việc thu mua rễ của đủ thứ loại cây, trong đó có tiêu – nông sản xuất khẩu có giá trị cao hay rễ sim – thực vật quý có giá trị thảo dược hoặc cây mì – nông sản làm nguyên liệu công nghiệp quan trọng… Việc thu mua rễ của các loại cây này có thể gây mất năng suất nông sản, “chảy máu” nguồn thảo dược Việt Nam.
Ba khoảng trống “rủi ro”
Nhìn chung, việc thu mua của thương lái Trung Quốc có thể gây nhiều khó khăn cho người dân và chính quyền địa phương tại nhiều khu vực là do sự lỏng lẻo của nhiều yếu tố, trong đó nhấn mạnh vẫn là yếu tố luật pháp, giáo dục và chính sách nông nghiệp.
Xảy ra các vụ kêu gọi mua hàng, thiết lập các hợp đồng lớn nhỏ rồi biến mất tăm, nhưng câu trả lời của các cơ quan quản lý về nguyên nhân của vụ việc đến nay vẫn chưa rõ ràng. Xem ra việc quản lý này vẫn còn là một thách thức với không ít cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó, tính chủ quan từ phía các cơ quan quản lý lẫn người dân cũng là cơ hội để thương lái Trung Quốc len lỏi vào. Từ phía Nhà nước, việc xác định Trung Quốc là một đối tác tiềm năng dựa trên các phán đoán lý thuyết về dân số, thị trường, sự phát triển kinh tế… là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, việc am hiểu văn hoá làm ăn của thương lái Trung Quốc cũng như tính chuyên nghiệp, sự chủ động trong thương mại của phía Việt Nam vẫn còn rất ít.
Đặc biệt, chính sách phát triển kinh tế trong ngành nông nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập, là khoảng trống rủi ro cho nông nghiệp Việt Nam. Điều này xuất phát từ nhu cầu đầu ra cho sản xuất nông nghiệp – bài toán nan giải cho Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế vẫn đang để lại nhiều hệ luỵ. Gần đây nhất, một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo VFA thường xuyên nhắc đến việc chuyển đổi trồng lúa vụ 3 sang trồng hoa màu nhằm hạn chế nguồn cung gạo đang thừa, giá rẻ. Tuy nhiên, khi bài toán gạo giá rẻ vẫn chưa được giải, thì hoa màu được sản xuất ra với lượng lớn vẫn không thể thay đổi được câu hỏi ai đảm bảo đầu ra.
IRYS Nguyễn
Xương rồng .

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Ba loài cây hấp thu khí độc toluene trong nhà

Ba loài cây hấp thu khí độc toluene trong nhà
Copy từ http://sgtt.vn/Khoa-giao/178711/Ba-loai-cay-hap-thu-khi-doc-toluene-trong-nha.html, đăng ngày 18/06/13, mục Khoa giáo .
SGTT.VN - Các nhà khoa học thuộc đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu thành công một số loài cây có khả năng hấp thu khí độc trong nhà.
Kết quả nghiên cứu cho thấy ba cây có khả năng hấp thu khí toluene cao nhất trong 20 cây đã tiến hành thí nghiệm là: thiết mộc lan (ảnh), ngũ gia bì và dương xỉ thường. Ba loài cây này còn có tính thẩm mỹ cao nên có thể trồng trong nhà như cây cảnh. Khi tiếp xúc với khí toluene ở nồng độ 8 – 12mg/m3, các loài cây này vẫn sinh trưởng bình thường và không có biểu hiện khác thường nào về hình thái..
Thiết mộc lan
Thiết mộc lan
Trong thử nghiệm 72 giờ tiếp xúc, Thiết mộc lan hấp thu 2,7µg/cm2 (đơn vị diện tích lá), Ngũ gia bì hấp thu 1,20µg/cm2, cây Cồ nốc hoa đầu hấp thu 1,00µg/cm2.
Theo nhóm khoa học, ba loài cây được lựa chọn nghiên cứu vì mang tính thẩm mỹ cao nên có thể trồng trong nhà như cây cảnh. Ngoài ra, khi tiếp xúc với khí toluene ở nồng độ từ 8,0 - 12,0mg/m3, các loài cây đó vẫn sinh trưởng bình thường và không có biểu hiện khác thường về hình thái.
Ngũ gia bì
Dương xỉ thường
Toluene là dung môi hữu cơ dễ bay hơi và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Trong nhà, khí toluene có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như sơn, khói thuốc lá, chất tẩy rửa… Hít hơi toluene lâu ngày và liên tục có thể gây mất khả năng nhớ, nhức đầu liên tục, co giật cuống phổi, sinh con dị tật...
tin, ảnh: Mai Chương

Nâng cấp tàu du lịch Sài Gòn-Phan Thiết

Nâng cấp tàu du lịch Sài Gòn – Phan Thiết
Copy từ http://sgtt.vn/Thoi-su/178738/Nang-cap-tau-du-lich-Sai-Gon-–-Phan-Thiet.html, đăng ngày 19/06/13, mục Thời sự.
SGTT.VN - Cái gì xài lâu cũng cũ nên vào đầu tháng 6.2013 chúng tôi đã cho nâng cấp tàu du lịch chất lượng cao tuyến Sài Gòn – Phan Thiết. Theo đó, ngoài các tiện ích trên toa thì các loại ghế ngồi của đoàn tàu được nhập từ Singapore nên rất êm. Hành khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
Ông Đinh Văn Sang, phó tổng giám đốc công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, cho biết như vậy vào ngày 18.6.2013 khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về “số phận” tàu Sài Gòn – Phan Thiết vốn được đưa vào khai thác từ năm 2006.
Theo nhiều hành khách, giá vé đi tàu tuyến này là khá cao so với vé xe, thưa ông?
Khi mới đưa vào hoạt động, tàu du lịch chất lượng cao tuyến Sài Gòn – Phan Thiết chỉ có thể chở tối đa 500 khách, nhưng hiện tại sức chở của đoàn tàu đã lên đến 720 khách với 14 toa. Mức giá hiện tại là 175.000 đồng/vé ngồi mềm điều hoà, trong khi giá vé xe chất lượng cao trên cùng tuyến này khoảng 130.000 đồng/vé. Dù giá vé tàu cao hơn vé xe chất lượng cao nhưng vào các ngày cao điểm như thứ sáu và chủ nhật hàng tuần gần như không còn chỗ trống.
Sở dĩ hành khách chọn đi loại tàu này dù giá cao, là do thời gian chạy tàu chỉ mất 3g30 phút cho mỗi chuyến, rút ngắn được hơn 30 phút so với các tàu khác. Hơn nữa, khi đi tàu này hành khách còn được hưởng được rất nhiều dịch vụ chất lượng cao trong ăn uống cũng như tiện ích toa. Cụ thể, toa tàu sử dụng chất cách âm, cách nhiệt loại mới, trần xe làm bằng composite thông thoáng, giảm độ xóc, lắc và tiếng ồn. Hành khách đi tuyến tàu này còn được hướng dẫn cụ thể các loại hình trung chuyển từ ga Phan Thiết đến các điểm du lịch.
Hiện tại tàu du lịch chất lượng cao tuyến Sài Gòn – Phan Thiết chạy hai chuyến ở hai đầu. Cụ thể, ở Sài Gòn xuất phát từ 6g30 phút đến Phan Thiết lúc 10g00, còn Phan Thiết về sài Gòn xuất phát lúc 13g10. Như tôi đã nói ở trên, chỉ trong các ngày cao điểm như thứ sáu và chủ nhật tàu mới hoạt động hết công sức – tức sử dụng hết 724 ghế của 14 toa, còn các ngày thường tàu du lịch chất lượng cao tuyến Sài Gòn – Phan Thiết chỉ sử dụng trung bình mười toa với khoảng 400 khách. Theo đó, nếu chỉ dựa vào lượng khách các ngày thứ sáu và chủ nhật mà quyết định tăng chuyến hay thêm toa thì không hợp lý. Nói vậy không có nghĩa là trong tương lai, chúng tôi không tăng.
Rõ ràng tàu chất lượng cao được nhiều người chọn lựa. Vậy sao đơn vị ông không đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư thêm các tàu chất lượng cao ở các tuyến khác?
Chúng tôi luôn muốn phát triển mạnh tàu chất lượng cao, nhưng không phải tàu chất lượng cao hoạt động ở tuyến nào cũng phù hợp mà phải căn cứ vào lượng khách cũng như điều kiện của khách mà quyết định đầu tư.
Đào Lê
Hoàng hôn - Điêu tàn
Sunset on Pôshanư temple

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Bắt được con cá tra dầu quý hiếm nặng 63 kg

Bắt được con cá tra dầu quý hiếm nặng 63 kg
Copy từ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130616/bat-duoc-con-ca-tra-dau-quy-hiem-nang-63-kg.aspx, đăng ngày 16/06/13, mục trang chủ > Ch trị xã hội .
Đêm 15.6.13, trên sông Tiền, thuộc địa phận vàm sông Voi Me đổ ra sông Tiền, H.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, anh Nguyễn Minh Chiến ở xã Tịnh Thới, TP.Cao Lãnh đã đánh lưới bắt được con cá tra dầu có chiều dài hơn 1,4 m, đường kính hơn 80 cm, cân nặng 63 kg.
Đây là loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được đưa vào sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, loài cá này đã được xếp vào loài đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng.
Anh Chiến cho biết đây là con cá tra dầu lớn nhất từ trước đến nay mà anh bắt được. Anh đã đem cá ra chợ bán cho một chủ thu mua và con cá bị xẻ thịt bán với giá từ 160-200 ngàn đồng/kg.
Theo các ngư dân đánh cá nước ngọt trên sông Tiền, cá tra dầu trước năm 1975 có khá nhiều trên sông Tiền, nhưng hiện nay gần như không thấy.
Đây là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.
Cá tra dầu còn mang một ý nghĩa văn hóa của khu vực sông Mê Kông, có những con dài đến 3 m, nặng từ 200-300 kg.
Ngành thủy sản cần có biện pháp bảo vệ loài cá quý hiếm này.
Theo TTXVN
Tin liên quan ngày 21/07/2012 16:55 trên www.thanhnien.com.vn:
Lại bắt được cá tra dầu khổng lồ
(TNO) Sáng nay 21.7.12, một người dân đã bắt được con cá tra dầu nặng 86 kg trên sông Hậu, đoạn vịnh Cây Kìm, xã Khánh An, H.An Phú (An Giang).
Sau đó, con cá tra này được ông Huỳnh Thanh Hồng, Trưởng công an xã Quốc Thái, H.An Phú mua với giá 15.850.000 đồng (180.000 đồng/kg).
Sau khi mua được con cá hiếm, ông Hồng phải huy động đến 6 người mới có thể vận chuyển cá từ sông lên ao nhà.
Hiện tai, sức khỏe của con cá tra dầu đang trong tình trạng tốt.
Ông Hồng cũng cho biết đã báo vụ việc tới Chi cục Thủy sản An Giang, để có biện pháp nuôi dưỡng, bảo tồn loài cá quý này.
Cá tra dầu khổng lồ vừa bắt được
Như vậy, chỉ trong vòng 2 tuần, trên khúc sông Hậu dài chưa quá 2 km, đoạn từ bến đò Cây Me đến vịnh Cây Kìm, ngư dân đã dùng lưới nèm (lưới chụp) đánh bắt được 2 con cá tra dầu “khủng”.
Bà con sống tại khu vực cho biết, đoạn sông này có nhiều doi, vịnh sâu nên cá lớn ở nhiều.
Con cá tra dầu bắt được lần trước nặng 71 kg đã được một du khách mua lại với giá 280.000 đồng/kg.
Tin, ảnh: Tiến Trình - Bình Sơn
Tin liên quan - ngày 12/07/2012 15:05 trên www.thanhnien.com.vn:
Cá tra dầu 70 kg đã chết
(TNO) Ngày 12.7.12, Chi cục thủy sản tỉnh An Giang cho biết con cá tra dầu nặng trên 70 kg mà ngư dân bắt được trên sông Hậu ở địa phận xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang đã chết.
Cá tra dầu là loài cá có tên trong sách đỏ, ở Việt Nam cá phân bố chủ yếu trên lưu vực sông Tiền, sông Hậu. Cá trưởng thành có thể cân nặng trên 300 kg/con.
Nguyên nhân cá chết được xác định do cá bị thương tích khi dính lưới. Địa phương đã cho chôn xác cá.
Trước đó, ngày 6.7.12, nhóm ngư dân thả lưới trên sông đã bắt được cá tra to và một hộ ở xã Quốc Thái mua lại với giá trên 160.000 đồng/kg.
Thanh Dũng

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Nhà văn "danh gia vọng tộc" Lê Văn Thảo: Sống như anh Hai Sài Gòn

Nhà văn "danh gia vọng tộc" Lê Văn Thảo: Sống như anh Hai Sài Gòn
Copy từ http://citinews.net/xa-hoi/nha-van--danh-gia-vong-toc--le-van-thao--song-nhu-anh-hai-sai-gon-LSUUPIY/, đăng ngày 15/06/13, mục Xã hội.
Với những người sơ giao với Lê Văn Thảo, họ chỉ biết rằng ông từng làm Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM và Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng ngoài chức vụ và các giải thưởng văn chương, tác phẩm của ông còn dựng thành phim được đông đảo người xem yêu thích.
Đọc văn của Lê Văn Thảo, thấy rõ ông là người nhiều mơ mộng, truyện của ông rất giàu chất thơ. Tập truyện mới nhất "Lên núi thả mây" (NXB Văn học và Nhã Nam) của Lê Văn Thảo cũng giàu chất thơ như vậy, dù vẻ bề ngoài của ông rất "khó tính".
Ông "quan văn" chịu chơi bậc nhất Nam Bộ
Tôi và một số nhà văn trẻ có nhiều dịp "lang thang" cùng nhà văn Lê Văn Thảo trên khắp nẻo đường Bắc-Trung-Nam. Lê Văn Thảo là người "hay đi", gần như ông đi "ngoài đường" nhiều hơn ở Sài Gòn. Gần gũi với ông, mới thấy ông rất dễ thương và chịu chơi kiểu "anh Hai Sài Gòn" thứ xịn. Trong các cuộc "lang thang" này, mọi chi phí đều từ tiền túi của Lê Văn Thảo, trong khi ông có quyền dùng tiền của Hội Nhà văn TPHCM dưới danh nghĩa "đi sáng tác".
Mới đây, tôi gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe của ông thế nào, vì nghe anh em văn nghệ nói ông đang mắc bệnh nan y do tuổi già sinh ra. Giọng ông trong điện thoại vẫn vang lên đều đều như vốn vậy: "Mày có biết tao đang ở đâu không?". Thì ra ông dẫn bạn văn vong niên Trần Nhã Thụy và một vài người của Đài Truyền hình TPHCM đi ra quần đảo Nam Du ở tỉnh Kiên Giang để làm phim. Lúc tôi gọi điện thoại, Lê Văn Thảo nằm ở nhà khách một mình trên đảo, còn Trần Nhã Thụy đang cùng các bạn truyền hình đi leo núi. Tôi nói vui: "Ai chứ Trần Nhã Thụy đi tán gái chớ không leo núi đâu chú, cháu biết tính Thụy mà?". Lê Văn Thảo nói ngay: "Thì thằng Thụy nó vừa leo núi vừa tán gái. Ở ngoài đảo này có nhiều cô đẹp lắm à! Tao thấy còn muốn tán huống gì thằng Thụy!".
Thông qua rất nhiều lần giao tiếp trên những chuyến đi với Lê Văn Thảo và đọc tác phẩm của ông, tôi tin rằng ông là một trong số ít nhà văn Nam Bộ am tường mảnh đất này và viết rất hay về nó. Tôi từng đọc tác phẩm "Đêm Tháp Mười" của Lê Văn Thảo viết vào thời chiến tranh những năm 1960. Đọc tác phẩm này tôi thực sự kinh ngạc vì nó có một chi tiết rất "điện ảnh" giống như phim "Cánh đồng hoang" do nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản. Phim "Cánh đồng hoang" xuất hiện sau ngày hòa bình, "Đêm Tháp Mười" có từ thời chiến tranh, không lẽ nào Lê Văn Thảo "mượn ý tưởng" của Nguyễn Quang Sáng? Đem thắc mắc này hỏi Lê Văn Thảo, ông chỉ cười: "Ông Sáng là đàn anh của tao, mãi mãi là đàn anh của tao. "Cánh đồng hoang" là phim còn "Đêm Tháp Mười" là truyện, giống nhau cũng có sao đâu!".
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng và Lê Văn Thảo đều lần lượt làm Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM. Trong mắt một kẻ hậu sinh "thích rượu" như tôi, Nguyễn Quang Sáng và Lê Văn Thảo khác nhau ở một điểm cơ bản dựa trên "hệ quy chiếu… rượu". Đó là nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ đi uống rượu do các "fan" của ông mời. Còn Lê Văn Thảo đi đâu cũng đem theo cả đống rượu để mời những người ông yêu quý. Nguyễn Quang Sáng lớn hơn Lê Văn Thảo một vài tuổi, nhưng ông Sáng vẫn uống tốt, còn Lê Văn Thảo giờ chỉ uống rượu vang. Tuy uống rượu vang, nhưng đi đâu ông Thảo cũng mang theo một balô rượu loại chai 50ml bé như viên kẹo để mời bạn bè. Có chuyện vui thế này đã khiến nhà văn Lê Văn Thảo gọi tôi là "thằng ba xạo". Ấy là có lần đang ngồi uống "rượu chùa" của Lê Văn Thảo, một người bạn rủ tôi đi nhậu. Tôi nói đang uống rượu với "ba Thảo": "Tao uống hết 5 chai Chivas rồi!". Ông Thảo nói: "Thằng ba xạo. 5 chai chút xíu, mày nói vậy người khác nghe tưởng mày là bợm rượu".
Giữa năm 2010, Lê Văn Thảo chỉ dùng nửa số tiền ngân sách cấp cho Hội Nhà văn TPHCM, nửa còn lại ông để dành cho ban lãnh đạo hội nhiệm kỳ sau, vì cuối năm đó ông sẽ về hưu. Người rành mạch về tiền bạc, lại "chịu chơi" như Lê Văn Thảo thật rõ tính cách "anh Hai Sài Gòn" trong ông. Vậy mà có người trong Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM nhiệm kỳ mới không biết, lại nghĩ oan ông Thảo đã xài hết tiền nên giờ họ không còn đồng nào để hoạt động. Sự thực thì nhà văn Lê Văn Thảo không bao giờ thiếu tiền. Ông có một khoản thừa kế cả ngàn lượng vàng, nhưng ông đều dành hết cho các người em của mình mà không đụng đến một xu nào.Tôi và một số nhà văn trẻ có nhiều dịp "lang thang" cùng nhà văn Lê Văn Thảo trên khắp nẻo đường Bắc-Trung-Nam. Lê Văn Thảo là người "hay đi", gần như ông đi "ngoài đường" nhiều hơn ở Sài Gòn. Gần gũi với ông, mới thấy ông rất dễ thương và chịu chơi kiểu "anh Hai Sài Gòn" thứ xịn. Trong các cuộc "lang thang" này, mọi chi phí đều từ tiền túi của Lê Văn Thảo, trong khi ông có quyền dùng tiền của Hội Nhà văn TPHCM dưới danh nghĩa "đi sáng tác".
Diễn viên quá cố Lê Vũ Cầu từng diễn trong phim "Ông cá hô" - chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Lê Văn Thảo.
Dòng họ Dương "kỳ lạ" trong lịch sử Việt Nam hiện đại
Lê Văn Thảo vốn học đại học khoa học tự nhiên tại Sài Gòn, năm 1962 ông rủ em ruột là đạo diễn Lê Văn Duy vào chiến khu. Mãi đến năm 1965 ông mới bắt đầu viết lách, lúc đó ông viết ký chiến trường. Lê Văn Thảo vào chiến khu, xuất phát từ việc cha của ông là nhà giáo Dương Văn Diêu đã tập kết ra Hà Nội trước đó. Cụ Dương Văn Diêu từng làm hiệu trưởng một trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Nhắc đến cụ Dương Văn Diêu, nhà văn Lê Văn Thảo rất tự hào, vì rằng nhà giáo Dương Văn Diêu đã đào tạo rất nhiều thế hệ học sinh sau này đều thành đạt, có người trở thành nguyên thủ của quốc gia.
Có lẽ bạn đọc sẽ thắc mắc vì sao cha họ Dương mà con lại họ Lê? Đơn giản vì chàng thanh niên Dương Ngọc Huy và em trai khi vào chiến khu đổi tên thành Lê Văn Thảo và Lê Văn Duy để giữ bí mật. Cũng xin nói thêm, dòng họ Dương của nhà văn Lê Văn Thảo có nhiều người rất nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Lê Văn Thảo gọi Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh và tướng "Việt cộng" Dương Văn Nhật là bác. Vì ông Dương Văn Minh, Dương Văn Nhật và cha của Lê Văn Thảo - cụ Dương Văn Diêu là anh em chú bác ruột.
Dòng họ Dương của Lê Văn Thảo quả là rất "kỳ lạ", vì dù ở phía "bên này" hay "bên kia" chiến tuyến đều làm quan to, đều góp phần vào vòng quay của lịch sử Việt Nam hiện đại. Trong lĩnh vực nghệ thuật, gia đình Lê Văn Thảo có ba anh em ruột đều làm "quan văn nghệ", gồm: Lê Văn Thảo (nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM), Lê Văn Duy (nguyên Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu), Dương Cẩm Thúy (Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM).
Trong năm 2010, tôi có dịp cùng nhà văn Lê Văn Thảo, Đoàn Thạch Biền, Thái Bá Lợi, Nguyễn Hoàng Thu, Nguyễn Thanh, Trung Trung Đỉnh… làm một chuyến "lang thang" Tây Bắc. Đến bất cứ tỉnh nào trong tất cả các cuộc giao tiếp, nhà văn Thái Bá Lợi đều giới thiệu: "Đây là nhà văn Lê Văn Thảo, một người rất đặc biệt, tiếng Campuchia gọi là "xăm-đét" dịch ra tiếng Việt nghĩa là Hoàng thân - Lê Văn Thảo".
Thái Bá Lợi giới thiệu như vậy, vì trước đó trong một hội thảo văn học ba nước Đông Dương, các nhà văn Campuchia xuất thân trong hoàng tộc có mặt rất nhiều. Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM - giới thiệu các nhà văn trong hoàng tộc Campuchia là "xăm-đét" liên tục. Thái Bá Lợi nói với Hữu Thỉnh: "Đoàn Việt Nam cũng có "xăm-đét" sao Thỉnh không giới thiệu?". Hữu Thỉnh hỏi "Ai là hoàng thân?". Thái Bá Lợi chỉ vào Lê Văn Thảo: "Ông Thảo gọi Tổng thống Dương Văn Minh là bác, vậy cháu cùng họ với "Quốc trưởng" có phải là hoàng thân không?".
Các tác phẩm của Lê Văn Thảo.
Người tận tay chôn cất và giữ gìn nhật ký của nhà thơ, anh hùng Lê Anh Xuân
Trong làng văn miền Nam và thậm chí là cả nước, có thể nói Lê Văn Thảo là "ma xó" vì gần như chuyện "thâm cung bí sử" gì ông cũng biết, mặc dù ông không bao giờ viết báo hay viết sách kiểu để "buôn chuyện" như một số người vẫn làm hiện nay. Lê Văn Thảo chỉ viết khi nhân vật đó có tình thân thật sự với ông chứ không muốn tạo dựng "giai thoại" cho mình hay cho nhân vật đó. Trường hợp mối thâm tình của ông và nhà thơ Lê Anh Xuân là một điển hình cần ghi ra đây.
Năm 2011, NXB Văn hóa Văn nghệ in cuốn nhật ký của tác giả "Dáng đứng Việt Nam" vào dịp kỷ niệm ngày nhà thơ Lê Anh Xuân hy sinh. Cuốn nhật ký sẽ khó tồn tại trên cõi đời này nếu nó không được trân trọng giữ gìn. Muốn giữ gìn những giá trị thuộc về tinh thần như "Nhật ký Lê Anh Xuân", thì người cầm được nó phải hiểu các giá trị viết trong đó.
Người tìm thấy "Nhật ký Lê Anh Xuân" không ai khác là nhà văn Lê Văn Thảo, chính ông là người giữ gìn cuốn nhật ký này khi tác giả "Dáng đứng Việt Nam" hy sinh. Những dòng cuối cùng trong "Nhật ký Lê Anh Xuân" do Lê Văn Thảo viết để ghi nhớ ngày và địa điểm chôn cất người bạn chiến đấu, đồng nghiệp cầm bút của mình.
Nếu cuốn nhật ký đó không được một nhà văn như Lê Văn Thảo tìm thấy, mà được một người ít quan tâm đến các giá trị thuộc về tinh thần nhặt được, thì trong điều kiện chiến trường Mậu Thân ác liệt như thế, liệu có gìn giữ nguyên vẹn? Thiết nghĩ câu hỏi này cũng chính là câu trả lời. Hơn thế, Lê Văn Thảo gìn giữ nhật ký của Lê Anh Xuân cẩn thận vì đó còn là kỷ vật cuối cùng của một người bạn thân.
Trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, nhà văn Lê Văn Thảo vào Sài Gòn trong khi nhiều văn nghệ sĩ khác vẫn còn ở trong an toàn khu đợi tin chiến sự. Lê Văn Thảo được chọn vào thành vì ông lớn lên ở Sài Gòn, nên đường ngang ngõ dọc trong nội thành ông rất quen thuộc. Nhà thơ Lê Anh Xuân hy sinh vì rất muốn vào nội thành trực tiếp chứng kiến cảnh chiến trường, thay vì ngồi nơi an toàn rồi tưởng tượng khi sáng tác. Do kinh nghiệm chiến trường không nhiều, tác giả "Dáng đứng Việt Nam" đã hy sinh khi đang trú trong hầm bí mật sau đợt càn quét của quân địch. Nhà văn Lê Văn Thảo cùng các đồng đội khác đã trực tiếp chôn cất thi hài bạn mình.
Khi miền Nam vừa hoàn toàn giải phóng, lại chính Lê Văn Thảo đi tìm mộ phần của Lê Anh Xuân. Do hoàn cảnh chiến tranh, việc tìm mộ của Lê Anh Xuân phải mất khá nhiều thời gian. Lê Văn Thảo đã đi gần nát vùng đất khi xưa đã chôn cất Lê Anh Xuân mới tìm ra nơi an táng bạn mình. Nhà thơ - liệt sĩ Lê Anh Xuân vừa được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng cùng với nhạc sĩ Hoàng Việt và nhà văn Nguyễn Thi. Hiện, mộ phần Lê Anh Xuân được cải táng trong Nghĩa trang TPHCM.
Ảnh trang trí
Lê Văn Thảo gọi Tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh và tướng "Việt cộng" Dương Văn Nhật là bác. Vì ông Dương Văn Minh, Dương Văn Nhật và cha của Lê Văn Thảo - cụ Dương Văn Diêu là anh em chú bác ruột. Lê Văn Thảo có một khoản thừa kế cả ngàn lượng vàng từ ngôi biệt thự của cụ Dương Văn Diêu để lại, nhưng ông đều nhường hết cho các em của mình mà không đụng đến một xu nào.
(LĐĐS) - Số 9 - Thứ bảy 15/06/2013 20:08

Trung Quốc phát hiện trứng vịt bách thảo được sản xuất bằng hóa chất độc hại

Trung Quốc phát hiện trứng vịt bách thảo được sản xuất bằng hóa chất độc hại
Copy từ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130616/trung-quoc-phat-hien-trung-vit-bach-thao-duoc-san-xuat-bang-hoa-chat-doc-hai.aspx, đăng ngày 16/06/13, mục Thế giới .
(TNO) Chính quyền tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) đã ra lệnh đóng cửa 30 cơ sở dùng hóa chất độc hại để sản xuất trứng vịt bách thảo.Tờ South China Morning Post ngày 16.6.13 dẫn thông tin từ Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết các xưởng này, tập trung ở huyện Nam Xương, đã dùng các chất độc hại như đồng sunfat để đẩy nhanh quá trình sản xuất trứng vịt bách thảo.
Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc cho biết chính quyền tỉnh Giang Tây đang tiếp tục kiểm tra các xưởng sản xuất trứng vịt bách thảo tại đây.
CCTV dẫn lời một chủ cở sở sản xuất trứng vịt bách thảo ở Nam Xương cho biết tất cả xưởng sản xuất trứng vịt bách thảo ở huyện này đều sử dụng hóa chất đồng sunfat.
"Nếu anh không ăn quá nhiều trứng vịt bách thảo thì cũng chẳng hề hấn gì", ông chủ xưởng này nói với CCTV.
Huyện Nam Xương là một trong những khu vực sản xuất nhiều trứng vịt bách thảo nhất Trung Quốc, với sản lượng 300.000 tấn/năm.
Theo South China Morning Post, đồng sunfat là một hóa chất công nghiệp độc hại. Trung Quốc đã cấm sử dụng đồng sunfat làm chất phụ gia sản xuất thực phẩm.
Phúc Duy

10 năm vắng tiếng chim Chơ-rao

10 năm vắng tiếng chim Chơ-rao
Copy từ http://laodong.com.vn/Van-hoa/Nha-van-danh-gia-vong-toc-Le-Van-Thao-Song-nhu-anh-Hai-Sai-Gon/121811.bld, đăng ngày 15/06/13, mục Văn hóa.
9 giờ 30 sáng nay 17.6, Hội Nhà văn TP.HCM kỷ niệm 10 năm ngày mất nhà thơ Thu Bồn - Hà Đức Trọng (17.6.2003 - 17.6.2013) tại tòa nhà Bitexco Financial Tower (số 2 Hải Triều, P.Bến Nghé, Q.1).
Thu Bồn sinh năm 1935 tại Quảng Nam, gia nhập thiếu sinh quân năm 12 tuổi, tập kết ra Bắc và là một trong những văn nghệ sĩ đầu tiên từ Hà Nội vào chiến trường miền Nam và nổi tiếng với Bài ca chim Chơ-rao (1962). Từ đó đến sau năm 1975, ông sáng tác và xuất bản 25 tác phẩm thuộc nhiều thể loại.
Thu Bồn và Trịnh Công Sơn - Ảnh: tư liệu của cố nhà văn Hoàng Minh Nhân
Theo nhà thơ Lê Quang Trang - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, bạn đọc có thể biết thêm về Thu Bồn qua tập sách mới nhất ra mắt tại lễ kỷ niệm sáng nay với tựa Tráng sĩ hề… dâu bể do NXB Hội Nhà văn và Công ty Phương Nam kết hợp xuất bản, dày 400 trang, với một nửa là phần thơ và tự truyện của Thu Bồn, nửa còn lại gồm các bài viết về nhà thơ của Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Trung Trung Đỉnh, Phạm Ngọc Cảnh, Thanh Thảo, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Thụy Kha…
Trong đó, nhà văn Ngô Thảo, một trong những người bạn thân của Thu Bồn, viết những dòng mới nhất, rằng: "Chắc chắn thơ Thu Bồn sẽ còn mãi trong lòng những thế hệ biết yêu thương và không lưu giữ hận thù (Hà Nội, 13.5.2013)".
Và nhiều nữa những dòng thân thương nhân 10 năm cánh chim Chơ-rao ngừng bay, như bác sĩ Phạm Thị Bích Tùng kể: "Những năm 1980, cuộc sống khó khăn chung và anh cũng rất nghèo, thế nhưng cơm rượu đãi bạn không bao giờ thiếu. Gạo vay mượn… rượu đã có nơi mua chịu đầu ngõ… Có ai từ nước ngoài gửi về cho tấm áo mới, cái nồi áp suất thì khi cần anh đem bán tuốt để đãi bạn. Chiếc máy đánh chữ anh làm việc hằng ngày, anh cũng đem bán chỉ để thết bạn một bữa cơm đạm bạc (TP.HCM, nửa khuya một ngày tháng 6.2013)".
Xin ghi vội những dòng đọng lại khi lật nhanh cuốn sách…
Gia Hưởng
Harvest moon