Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Món "canh gà Thọ Xương" khó nuốt!

Sổ tay
Món “canh gà Thọ Xương” khó nuốt!
Copy từ http://sgtt.vn/Van-hoa/171161/Mon-“canh-ga-Tho-Xuong”-kho-nuot.html ; đăng ngày 12/10/12 ; mục Văn hóa .
SGTT.VN - Câu chuyện “món” canh gà Thọ Xương làm dư luận một lần nữa dấy lên những ưu tư về giáo dục ở nước ta, dù cách đây chỉ vài tuần, Nhà nước đã kêu gọi “Cải cách giáo dục toàn diện”. Vấn đề năng lực của người giáo viên đã được các chuyên gia bàn luận, nhưng vẫn còn một mấu chốt cần được làm sáng tỏ: sự trung thực.
Theo thông tin trên báo chí, cô giáo trường THCS Lomonoxop (Hà Nội) đã không xin lỗi, cám ơn phụ huynh vì đã giúp tìm ra lỗi sai đó mà còn nói thêm theo kiểu biện minh. Đây chính là vấn đề giáo đức.
Làm thầy có khi cũng sai, bởi không thể biết hết mọi thứ, nhưng đạo đức sư phạm không cho phép họ nói dối, nói cho có, nói cho qua chuyện… dù chỉ một lần. Không một nhà sư phạm nào cho phép mình vượt qua chuẩn mực đạo đức đó cả. Vậy mà căn bệnh dối trá vốn trầm kha trong các lĩnh vực, hôm nay, đau đớn thay, đã chạm đến cánh cửa của người làm thầy.
Trong một buổi trao đổi về đạo lý con người, đã có một ý kiến bị phản đối dữ dội khi đặt vấn đề: người ta ra nông nỗi ấy là vì đói nghèo, bởi “có thực mới vực được đạo”. Rất nhiều ý kiến phản đối cho rằng “đói cho sạch, rách cho thơm”, làm gì thì làm, đừng nhân danh nghèo đói để làm điều dối trá. Nhưng ngẫm lại thực tế của ngành giáo dục hiện nay, sự biện minh kia không phải là không đúng.
Một phụ huynh có con học lớp 7 trường THCS Lomonoxop (Hà Nội) cho biết, đi học về, con gái kể những câu ca dao được cô dạy trên lớp và đòi bố mẹ đưa đi ăn món “canh gà Thọ Xương”. Anh hoảng hốt hỏi “ai nói với con có món này?”, thì được trả lời là “cô giáo dạy Văn” (VnExpress 10.10).
Nếu như trường hợp của cô giáo cho học sinh ăn món “canh gà Thọ Xương” kia là cá biệt thì hiện nay có hàng triệu giáo viên phải kiếm sống bằng một nghề khác sau khi rời bục giảng. Cô giáo thì đi bán hàng rong, thầy giáo trai tráng có sức hơn thì làm nghề cửu vạn. Thử hỏi, làm sao có thể giữ được đạo làm thầy khi học sinh thấy cô của mình buôn thúng bán bưng, thầy của mình vác thuê gạo đem giao nhà mình? Cảnh đau lòng đó không hề là cá biệt, mà là nỗi đau chung cho hàng triệu giáo viên, phụ huynh và học sinh ở Việt Nam.
Thầy cô lăn lộn mưu sinh, học trò thay nhau tiêu tiền để thể hiện “xì-tai”, tìm kiếm điểm 9, 10 bằng tiền mua được. Thầy cô yếu kém về chuyên môn, dối trá trong đạo đức, học trò đua nhau học văn mẫu, trả bài như con vẹt, xong giờ học vứt sách, mắng thầy… Liệu còn có điều gì để biện minh cho một nền giáo dục xuống cấp đến thế?
Hồ Trần
Từ một sự cố trong giảng day, cô giáo Hà Thị Thu Thủy - giáo viên dạy Văn trường THPT Lôm ônôxôp (Từ Liêm,Hà Nội)- đã phải viết đơn xin nghỉ việc sau áp lực quá nặng nề từ dư luận sau khi vụ việc được báo chí đăng tải.
ảnh Hoa Quynh-15.jpg
Hoa quỳnh hồng
 

Không có nhận xét nào: