10 năm vắng tiếng chim Chơ-rao |
Copy từ http://laodong.com.vn/Van-hoa/Nha-van-danh-gia-vong-toc-Le-Van-Thao-Song-nhu-anh-Hai-Sai-Gon/121811.bld, đăng ngày 15/06/13, mục Văn hóa. |
9 giờ 30 sáng nay 17.6, Hội Nhà văn TP.HCM kỷ niệm 10 năm ngày mất nhà thơ Thu Bồn - Hà Đức Trọng (17.6.2003 - 17.6.2013) tại tòa nhà Bitexco Financial Tower (số 2 Hải Triều, P.Bến Nghé, Q.1). |
Thu Bồn sinh năm 1935 tại Quảng Nam, gia nhập thiếu sinh quân năm 12 tuổi, tập kết ra Bắc và là một trong những văn nghệ sĩ đầu tiên từ Hà Nội vào chiến trường miền Nam và nổi tiếng với Bài ca chim Chơ-rao (1962). Từ đó đến sau năm 1975, ông sáng tác và xuất bản 25 tác phẩm thuộc nhiều thể loại. |
|
Thu Bồn và Trịnh Công Sơn - Ảnh: tư liệu của cố nhà văn Hoàng Minh Nhân |
|
Theo nhà thơ Lê Quang Trang - Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, bạn đọc có thể biết thêm về Thu Bồn qua tập sách mới nhất ra mắt tại lễ kỷ niệm sáng nay với tựa Tráng sĩ hề… dâu bể do NXB Hội Nhà văn và Công ty Phương Nam kết hợp xuất bản, dày 400 trang, với một nửa là phần thơ và tự truyện của Thu Bồn, nửa còn lại gồm các bài viết về nhà thơ của Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Trung Trung Đỉnh, Phạm Ngọc Cảnh, Thanh Thảo, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Duy, Nguyễn Thụy Kha… |
Trong đó, nhà văn Ngô Thảo, một trong những người bạn thân của Thu Bồn, viết những dòng mới nhất, rằng: "Chắc chắn thơ Thu Bồn sẽ còn mãi trong lòng những thế hệ biết yêu thương và không lưu giữ hận thù (Hà Nội, 13.5.2013)". |
Và nhiều nữa những dòng thân thương nhân 10 năm cánh chim Chơ-rao ngừng bay, như bác sĩ Phạm Thị Bích Tùng kể: "Những năm 1980, cuộc sống khó khăn chung và anh cũng rất nghèo, thế nhưng cơm rượu đãi bạn không bao giờ thiếu. Gạo vay mượn… rượu đã có nơi mua chịu đầu ngõ… Có ai từ nước ngoài gửi về cho tấm áo mới, cái nồi áp suất thì khi cần anh đem bán tuốt để đãi bạn. Chiếc máy đánh chữ anh làm việc hằng ngày, anh cũng đem bán chỉ để thết bạn một bữa cơm đạm bạc (TP.HCM, nửa khuya một ngày tháng 6.2013)". |
Xin ghi vội những dòng đọng lại khi lật nhanh cuốn sách… |
|
Gia Hưởng |
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét