Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Những ngày kỷ niệm Văn học tháng 5

Những ngày kỷ niệm Văn học tháng 5
Copy từ Những ngày kỷ niệm Văn học tháng 5 ( Sách lịch Văn hóa Đông-Tây,Canh Dần 2010, nhà XB Mỹ Thuật 2009, trang 95-98 .
Văn học Việt Nam
Trần Tự (01/05/1940 - 74 năm sinh)
Tên thật là Trần Văn Tự, nhà văn, quê Hải Phòng. Tác phẩm: tập truyện ngắn: Tôc độ (in chung), Hồn biển; tiểu thuyets: Điểm lửa; Thời gian trăn trở; Biển khơi; Giữa hai chiều gió; Mùa phượng chết; Con chiên lạc bầy; Bóng ma hạnh phúc ...
Vũ Thị Hồng (02/05/1950 - 64 năm sinh)
Nữ nhà văn quân đội, quê thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. TYacs phẩm gồm các tập truyện ngắn: Tiếng rừng; Xóm biển; Có một thời yêu; Ở ấp Thanh Mỹ ...
Lưu Trùng Dương (05/05/1930 - 84 năm sinh)
Tên thật là Lưu Quang Lũy, nhà thơ, nhà văn, quê quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Tác phẩm: Tập thơ: Tập thơ của người lính; Những người đáng yêu nhất ; Bài thơ về chim hải âu; Bài ca người Đà Nẵng; tiểu thuyết: Họ đi tìm thiên đường; Con đường sắt vô hình; truyện phim: Ba anh em khác màu da v.v...
Hoàng Văn Bổn (07/05/1930 - 84 năm sinh)
Tên thật là Hoàng Văn Bản, nhà văn, quê Vĩnh Cữu,Đồng Nai. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Ông đã viết hơn 50 đầu sách và 25 kịch bản phim, trong đó có các tiểu thuyết: Vỡ đất; Tuổi thơ ngọt ngào; Miền đất ven sông; Khắc nghiệt, Ó ma lai...
Hồ Hữu Tường (08/05/1910 - 26/06/1980: 104 năm sinh, 34 năm mất)
Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động chính trị, quê ở quận Cái Răng,tỉnh Cần Thơ. Ông viết nhiều loại sách về chính trị, kinh tế, triết học,lịch sử: Xã hội học nhập môn; Tương lai kinh tế Việt Nam; Tương lai văn hóa Việt Nam; Lịch sử văn chương Việt Nam... tiểu thuyết: Phi Lạc sang Tàu; Phi Lạc náo Hoa Kỳ;Tiểu Phi Lạc náo Sài Gòn; Thuốc trường sanh (3 tập; bộ Hồn bướm mơ hoa (4 TẬP)...
Cẩm Biêu (15/05/1920 - 1998: 94 năm sinh)
Nhà thơ dân tộc Thái, quê Mai Sơn,Sơn La. Tác phẩm: thơ: Thơ ca Hạn Khuống; Ngọn lửa không tắt - Peo phầy mì mọt; Anhd hồng Điện Biên; Bản Mường nhớ ơn, sưu tầm: Hạn Khuống;Tục Xên Kẻ; Thơ cưới xin và lên nhà mới...
Trí Bảo Thiền Sư (? - 19/05/1190 - 824 năm mất)
Họ Nguyễn, không rõ tên, là cậu ruột danh nhân Tô Hiến Thành, người Ô Diên, đất Vĩnh Khang nay thuộc huyện Đan Phượng,Hà Nội, ông ngộ đạo, giảng kinh sách cho nhiều đệ tử. Tác phẩm còn lại; Bài kệ về tri thức; in trong tập Thiền uyển tập anh ngữ lục.
Bùi Kỷ (05/01/1888 - 19/05/1960: 54 năm mất)
Tự Ưu Thiên, hiệu TừChương, là nhà giáo, nhà báo, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa có ảnh hưởng trong những năm đầu thế kỹ 20; quê ở Phủ Lý,Hà Nam. Tác phẩm: biên khảo: Quốc văn cụ thể, Hán văn trích thái diễn giảng khóa bản (soạn chung), Việt Nam văn phạm bậc trung học (soạn chung), Tiểu học Việt Nam văn phạm (soạn chung), hiệu khảo: Truyện Kiều, Trê Cóc, Trinh thử, Lục súc tranh công; Hoa điểu tranh năng... dịch thuật: Bình Ngô đại cáo, thơ Bà Huyện Thanh Quan, thơ chữ Hán Nguyễn Du, Tam Quốc Chí... sáng tác; Ưu Thiên đồ mặc, Văn chương,Thơ văn Bùi Kỹ...
Phượng Vũ (23/07/1937 -24/05/2000 :14 năm mất)
Tên thật là Nguyễn Phương Tú, nhà văn, quê huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Tác phảm: tập truyện: Núi Chàng Rễ; Người mẹ và những đứa con; Lục Trầm; tioeeur thuyết: Hoa hậu xứ Mường; Trước cửa Thiền; Năm người bạn; truyện vừa: Người anh hùng trên đồng cỏ.
Phan Huy Chú (1782 - 28/05/1840: 174 năm mất)
Nhà thơ, nhà sử học Việt Nam. Công trình nổi tiếng nhất của ông là Lịch triều hiến chương loại chí gồm 49 quyển chia làm 10 chí như Dư địa chí, Hình luật chí, Văn học chí..., có thể coi như Bộ Bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Ngoài ra, ông còn có Hoàng Việt địa dư chí và các tập thơ văn là Hoa thiều ngâm lục; Dương trình kí kiến.
Cao Xuân Huy (28/05/1900 - 22/10/1982: 114 năm sinh)
Nhà giáo, nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học,. văn hóa, văn học, quê ở Diễn Châu, Nghệ An, thuộc dòng dõi khoa bảng danh gia, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn Học Nghệ Thuật. Ông là người nghiên cứu sâu về triết học phương Đông, các lĩnh vực như: Tư tưởng và văn hóa Việt Nam cổ, trung đại; Nhận thức luận, Động và tĩnh trong Cấu trúc luận; tham gia hiệu đính bản dịch Vân đâì loại ngữ của Lê Quý Đôn, Nguồn gốc các loài của Charles Darwin, Truc lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm... Các công trình chủ yếu của ông được học trò tập hợp và công bố trong cuốn Tu tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (1995).
Nguyễn Miên Bửu (30/05/1820 - 08/03/1854: 194 năm sinh)
Nhà thơ, con thứ 12 vua Minh Mạng, tước Tương An Quận vương. Cùng với 2 anh Miên Thẩm, Miên Trinh lập Tùng Vân thi xã. Các tác phẩm chính: Khiêm trai thi tập (14 quyển); Khiêm trai văn tập (2 quyển), ông còn viết nhiều thơ Nôm nhưng thất lạc hầu hết.
Văn học nước ngoài
John Dryden (19/08/1631 - 01/05/1700: 314 năm mất)
Nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà phê bình Anh, người góp phần khẳng định thẩm mỹ học của chủ nghĩa cổ điển trong văn học Anh. Ngoài những vỡ kịch nổi tiếng (như Mariage A-la-Mode, All for Love (cải biên vỡ Antony và Cleopatra của Shakespeare), các bài thơ đả kích càng tôn vinh ông hơn đối với người đương thời. Công trình văn xuôi lớn nhất: Về thi ca chính kịch.
Alberto Blest-Gana (04/05/1830 - 11/11/1920: 184 năm sinh, 94 năm mất)
Nhà văn Chilê, là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực Mỹ Latinh, đem lại cho văn học châu lục "Tấn trò đời" Chilee mà đỉnh cao là Martin Rivax. Các tác phẩm khác: Mối tình đầu; Tuyệt vọng; Số học trong tình yêu; Lý tưởng của một thằng ngốc; Thời kỳ kháng chiến; Glêđix Phêyrphin ... Tác phẩm của ông đã dịch ra tiếng Việt.
Gustave Flaubert (12/12/1821 - 08/05/1880: 134 năm mất)
Nhà văn Pháp, người kết thúc giai đoạn cổ điển của chủ nghĩa hiện thục và mở đầu trào lưu văn học hiện thực nửa sau thế kyrXIX ở Pháp. Ông là tác giả đặc biệt chú trọng đến sự hoàn hảo về phương diện hình thức, nghệ thuật. Các tác phảm chính: Bà Bovary; Salamba; Giáo dục tình cảm; Ba truyện ...
James Matthew Barrie (09/05/1860 - 19/06/1937: 154 năm sinh)
Nhà soạn kịch và nhà văn Scotland. Tác phẩm đầu tay gây tiếng vang là tiểu thuyết Margaret Ogilvy. Những vỡ kịch nổi tiếng nhất: Thà chết; Đường phố thượng lưu; Điều mà phụ nữ nào cũng biết; Brutus thân mến; đặc biệt là Peter Pan ở khu vườn Kinsington; Peter và Wendy ...
William Dean Howells (01/03/1837 - 11/05/1920: 94 năm mất)
Nhà văn và nhà phê bình có công lớn trong việc xác lập chủ nghĩa hiện thực trong van học Mỹ. Tác phẩm: Bút ký du lịch; Cuộc sống Vơnizơ; tiểu thuyết: Một tình huống hiện đại; Silos Lapham Phất; Đi tìm hạnh phúc mới; Thế giới rủi may; Người khách đến từ Altruia; Xuyên qua lỗ kim; phê bình văn học: Phê bình và hư cấu.
Johannes Carsten Hauh (12/05/1790 - 11/05/1920: 224 năm sinh)
Nhà văn Đan Mạch, đại diện xuất sắc của chủ nghĩa lãng mạn. Ông viết thơ trữ tình và tiểu thuyết lịch sử. Tác phẩm chính: William Tsabern; Nhà giả kim, tiểu thuyết Waldemar Atterdag; Một gia đình Ba Lan; Kịch cổ tích: Chị em từ Kinnekyule.
Nelly Sachs (10/12/1891 - 12/05/1970: 44 năm mất)
Nhà thơ Đức gốc Do Thái, giải Nobel Văn học 1966 (cùng với nhà văn Do Thái khác là Samuel Agnon). Tác phẩm: các tập thơ: Trong ngôi nhà của tủ thần; Che mờ các ngôi sao; Không ai biết được sẽ ra sao; Trốn chạy và biến đổi, kịch: Bi kịch về những đau khổ của Israel; Những dấu hiệu trên cát...
Alphonse Daudet (13/05/1840 - 16/12/1897: 174 năm sinh)
Nhà văn Pháp, một trong những đại diện xuất sắc của khuynh hướng hiện thực trong văn học Pháp. Các tác phẩm: tiểu thuyết Đứa trẻ và Djek; Những cuộc phiêu lưu khác thường của Tartaren ở Tarascon; Tartaren ở Alps; Cảng Tarascon; Fromon trẻ và Rister già; Safo; Bất tử...
Robert TannaHill (03/06/1774 - 17/05/1810: 204 năm mất)
Nhà thơ Scotland, nhạc sĩ, dược coi là một nhà kinh điển tại quê hương ông. Các bài thơ của ông đã trở thành bài hát dân gian Celtic . Tập thơ đầu tiên xuất bản năm 1807, nhưng ba năm sau, khi nhà xuất bản từ chối in tập thơ thứ hai, ông đã đốt hầu hết các tác phẩm của mình. Ít lâu sau, thi thể ông đã được tìm thấy dưới kênh của thành phố.
Eliza Orzeszkowa (25/05/1841 - 18/05/1910: 104 năm mất)
Nữ nhà văn Ba Lan, 50 cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn của bà thể hiện sâu sắc tinh thần đấu tranh dành quyền sống, giải phóng các lớp người bị áp bức, giải phóng phụ nữ. Những tác phẩm nổi tiếng nhất: Marta; Những người trên con tàu Argo (Argonaust); Trên bờ sông Niemen...
Rasul Rza (19/05/1910 -1981: 104 năm sinh)
Tên thật là Pasul Ibragim Orly Rzaev - nhà viết kịch và dịch giả Azerbaijan,Nghệ sĩ Nhân dân. Giải thưởng Nhà nước Liên Xô,Anh hùng lao động. Tác phẩm: các tập thơ, truyện ngắn: Những anh hùng bất tử; Phẩn nộ và tình yêu...; trường ca: Lenin; kịch: Vefa; Anh em; Luật; dịch sang tiếng Azerbaijan các tác giả Eskhin, Lope de Vega; Pushkin; Lermontov...
Sumitranan Dan Pant (20/05/1900 - 29/12/1977: 114 năm sinh)
Một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học hiện đại Ấn Độ. Tập thơ đầu tiên "Bản năng trẻ" mở đường cho thơ trữ tình của nền văn học Hindi hiện đại. Những tác phẩm nổi tiếng có giá trị nghệ thuật cao: Sự kết thúc một thời đại; Tiếng nói của thời đại; Cuộc sống ở nông thôn ...
Verner Von Heydenstam (06/07/1859 - 20/05/1940: 74 năm mất)
Tên thật là Carl Gustaf, nhà thơ Thụy Điển, giải Nobel văn học (1916). Tác phẩm: Cuộc hành hương và những năm lang thang; Endymion; Phục hưng; Những cuộc chiến tranh của Charles XII; Cuộc hành hương của Thánh Birgitta...
Tudor Arghezi (21/05/1880 - 14/07/1967: 134 năm sinh)
Tên thật là Ion N,Theodorescu, nhà thơ, nhà văn Rumani, Giải thưởng Nhà nước Rumani. Tác phẩm chính: Những lời cần thiết; Tượng thánh gỗ; Hoa mốc; Ngọc bội mùa xuân; Bảy bài hát với miệng ngậm; 1907; Bài ca tặng người ...
Barbara Cartland (09/07/1901 - 21/05/2000: 14 năm mất)
Nữ nhà văn Anh rất nổi tiếng với các tiểu thuyết tình cảm được ghi vào sách Kỉ lục Guiness là nhà văn Anh thành đạt nhất: viết 723 cuốn sách, bán được 1 tỉ bản. Bà viết cuốn đầu tiên "Saw dancing fig" năm 1923, cuốn cuối cùng năm 1997. Vào thời gian sung sức, mỗi năm bà viết 23 tiểu thuyết.
Vitezslav Nezval (26/05/1900 - 06/04/1958: 114 năm sinh)
Nhà thơ Czech, là nhà thơ lớn của thế kỷ XX, Nghệ sĩ Nhân dân. Nezval để lại một gia tài đồ sộ những tác phẩm văn học: thơ, kịch, kịch bản vũ balê, tiểu luận, tiểu thuyết, hồi ký và thơ dịch. Ông có nhiều tập thơ nổi tiếng: Lời từ biệt và chiếc khăn; Praha hiện lên trong mưa; Mẹ tôi,niền hy vọng; Chiếc đồng hồ cổ điển vĩ đại; Bài ca hòa bình; Hoa mưa và thành phố ...
Konstantin Vasilievitr Ivanov(27/05/1890 - 26/03/1915: 124 năm sinh)
Nhà văn, nhà dân chủ, người khởi xướng nền văn học Truvas. Ông viết thơ balat Máy nghiền; Góa phụ; truyện cổ tích bằng thơ hai con gái; bi kịch Nô lệ của quỷ; các tác phẩm thơ chính luận. Tác phẩm xuất sắc nhất: Trường ca Narspi. Ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học Nga, các bài hát Nga sang tiếng Truvas.
John Barth (27/05/1930: 84 năm sinh)
Nhà văn, một trong những đại diện hàng đầu của thể loại "trào phúng đen" trường phái văn học hậu hiện đại. Tác phẩm: Vở Opera trôi nổi; Cuối con đường; Gã buôn thuốc mê, Chú dê Dzhayls; Điều ảo tưởng (Chimera), Chàng trai-dê Dzhayls, hay thời khóa biểu mới các giờ học được sửa lại ...
Kalman Mikszath (16/01/1847 - 28/05/1910: 104 năm mất)
Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất Hungary thế kỹ XĨ-XX. Tác phẩm: các truyện ngắn: Anh em người Slovak; Dân Palot đôn hậu; truyện vừa: Cỏ vùng Lohin; Hai học sinh nghèo; Chiếc áo Caftan biết nói; tiểu thuyết: Chiếc ô của Thánh Peter; Phong tỏa Bestertse; Cuộc hôn nhân lạ lùng; Câu chuyện chàng Nosti và Tot Mary ...
Louise Michel (29/05/1830 - 10/01/1905: 174 năm sinh)
Nữ chiến sĩ và nhà thơ trữ tình của cách mạng Công xã Paris ,Pháp. Thơ bà viết phần lớn ở trong tù hoặc ở chốn lưu đầy nhưng thể hiện vững vàng ý chí đấu tranh vì tự do, đân chủ. Một số bài thơ tiêu biểu: Biểu tình vì hòa bình; Hoa cẩm chướng đỏ; Gửi các anh em của tôi.
dvnien sưu tầm

Không có nhận xét nào: