Đối tượng cầm đầu đường dây bán logo “xe vua” ra trình diện |
Copy từ http://nld.com.vn/phap-luat/doi-tuong-cam-dau-duong-day-ban-logo-xe-vua-ra-trinh-dien-20150831141958929.htm ,đăng ngày 31/08/15, mục Pháp luật. |
Sau nhiều ngày “bặt vô âm tín”, đối tượng cầm đầu đường dây bán logo “xe vua”, bảo kê xe quá tải Trần Văn Thới đã đến công an trình diện. |
Ngày 31-8-15, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, Đại tá Nguyễn Văn Qúy – Trưởng Công an huyện Bình Chánh, TP HCM - cho biết khoảng 10 giờ cùng ngày, Trần Văn Thới (tự Út, SN 1976, ngụ huyện Bình Chánh) - đối tượng được xác định cầm đầu băng nhóm chuyên bán logo “xe vua”, bảo kê xe quá tải ở TP HCM và các tỉnh lân cận - đã ra trình diện tại Công an xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh. |
“Chúng tôi đã tiếp nhận thông tin đối tượng Thới đến Công an xã Tân Kiên trình diện và đang tiếp tục điều tra” - Đại tá Qúy nói. |
Trần Văn Thới và Lê Thị Cẩm Vân (SN 1982, ngụ huyện Bình Chánh) được xác định có vai trò cầm đầu 2 đường dây bán logo “xe vua”, bảo kê xe quá tải ở TP HCM và các tỉnh lân cận. |
Trong khi Vân bán logo in dòng chữ “xe chở hàng” thì băng của Thới bán logo “garage Thành Đô” cho cả ngàn chủ xe, tài xế, thu lợi bất chính khoảng 3 tỉ đồng/tháng. |
Các đối tượng tại cơ quan điều tra
|
Các mẫu logo bảo kê "xe vua" vừa bị C45 triệt phá. |
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, sau quá trình theo dõi, trưa 26-8-15, các trinh sát thuộc Cục Cảnh sát Hình sự (C45, Bộ Công an) bắt quả tang Nguyễn Mai Hữu Nhân đang bán 2 logo “xe chở hàng” cho tài xế P.P.H (SN 1990, quê tỉnh Vĩnh Long) tại một quán cà phê ở huyện Bình Chánh với giá 5 triệu đồng. |
Từ lời khai của Nhân, công an bắt giữ Vân và 5 đối tượng còn lại trong băng nhóm này. |
Đối tượng Lê Thị Cẩm Vân |
Với băng nhóm của Trần Văn Thới, công an chỉ bắt được Trần Quốc Thái và một số đồng bọn, còn Thới bỏ trốn. Khám xét chỗ ở của những đối tượng này, công an thu giữ nhiều logo “xe vua” cùng tang vật liên quan đến hoạt động bảo kê xe quá tải. |
Hiện vụ việc đang được Bộ Công an mở rộng điều tra việc có hay không cán bộ tiếp tay cho 2 đường dây trên bán logo “xe vua”, bảo kê xe quá tải. |
Tin-ảnh: S. Hưng – L. Phong |
Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015
Đối tượng cầm đầu đường dây bán logo “xe vua” ra trình diện
Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015
Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui-4
Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui-3
Copy từ http://diendan.nuocnga.net/archive/index.php/t-3071.html; phần của bạn Siren, đăng ngày 30-06 và 01-07-2010, mục Nước Nga trong tôi > Văn hóa Xô viết và Nga > Văn học. |
Lời giới thiệu |
"Những bức thư không gửi" là cuốn truyện của nhà văn Xô viết Tác-ta A-đen Cu-tui. Ông sinh năm 1903. Từ ngày còn ngồi trên ghế trường trung học, ông đã tham gia nhóm văn học do nhà văn Xô viết Nga nổi tiếng I. Nê-vê-rốp lãnh đạo. Từ đấy ông đã bắt đầu sáng tác thơ ca và học tập được rất nhiều ở Mai-a-cốp-xki. |
A đen Cu-tui làm rất nhiều thơ, ngụ ngôn, viết khá nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết. |
"Những bức thư không gửi" là một trong những tác phẩm thành công và có giá trị nhất của ông. Nó đã được tái bản nhiều lần, được dịch sang tiếng Nga và một vài thứ tiếng khác như tiếng Pháp và tiếng Trung quốc. |
Tác phẩm này được dịch từ bản tiếng Nga xuất bản năm 1955, do Victor Va-giơ-đa-ép dịch từ nguyên văn tiếng Tác-ta và cuốn "Những bức thư không gửi" ấn phẩm tiếng Việt được xuất bản với sự hợp tác giữa Hội nhà báo Bình Trị Thiên và Nhà xuất bản Thanh niên năm 1987, do dịch giả Trọng Thanh dịch. |
Có một truyện ngắn có tên tương tự: "Những bức thư không gửi", tác giả là Валерий Осипов (Valeri Oxipov), được in trong 1 tập truyện ngắn cùng tên, do nhà xuất bản Lao Động in vào năm 1987, dịch giả Đoàn Tử Huyến. Do đó với tác phẩm này, tôi bạo gan đổi thành: Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui. Trên blog này, tôi chia truyện thành 10 phần, đây là phần thứ 3. |
Kính mời các bạn vào xem phần 3. |
Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui-3 |
Anh I-sken-đe, tôi vẫn thắc mắc và thường tự hỏi: “ Tại sao trên đất nước chúng ta vẫn còn có những gia đình không tốt?” |
Tôi đã đọc những tập truyện hồi ký về Các Mác của con gái ông viết. |
Trong những phút khó khăn nhất, cả cái lần người ta đuổi ông ra khỏi thành phố trong 24 tiếng đồng hồ, gia đình ông vẫn vui vẻ. Trong đời ông, ông đã gặp biết bao nhiêu khó khăn như thế. |
Hai ông bà yêu nhau tha thiết. Ông hãnh diện với sắc đẹp của vợ. Các Mác,người đã viết quyển “Tư bản”, người đã đem lại cho loài người một khoa học mới, đã dành được thời gian để thu thập cho vợ, cho người bạn của mình, những bài ca dân tộc bất hủ. Chiều chiều ông đọc cho các con nghe những tác phẩm của Nhi-bê-lun-gôp và Sêc-spia. |
Bà đã giúp chồng làm việc. Bà chép lại những tập bản thảo của ông, giúp ông xuất bản những quyển sách đó. Hai ông bà đã cảm nghĩ chung một tâm hồn. |
Anh I-sken-đe! |
Đã hai hôm nay bức thư của tôi bỏ dở. Tôi đang nói chuyện gì nhỉ? |
Phải, cũng có những gia đình đầm ấm. Tôi biết rất nhiều những gia đình ấy. nhưng tôi muốn tất cả mọi gia đình đều như thế. hiềm vì vẫn còn những người nông nổi. Họ lấy vợ, lấy chồng quá sớm, rồi sau, cũng với tính nông nổi ấy, họ hấp tấp chia lìa nhau. Có thể vì tính tình không hợp, nhưng sự đổ vỡ ấy đã gây ra cho con cái nhiều đau khổ. |
Đây tôi chép cho anh lá thư của Môi-kin-na, một thiếu nữ mười hai tuổi. |
“Cháu tha thiết yêu cầu các cô, các bác và đọc giả tờ hoạ báo “Người nữ công nhân” tìm giúp cháu ông Môi-kin-na Ivan Pê-trô-vích, bố của cháu. |
Bố của cháu bỏ nhà đi từ khi cháu mới lọt lòng mẹ, nhưng người ta đã tìm được bố cháu. Bố cháu ở nhà với mẹ cháu được hai năm rồi lại trốn mất. Đến nay đã mười năm rồi, không biết bố cháu ở đâu nữa. |
Môi-kin-na” |
Thật là một tài liệu đáng ghê sợ đã tố cáo tội lỗi của người cha. Anh đừng nghĩ rằng Ca-đri-a, con gái anh, không thể viết cho anh những bức thư như thế. |
Viết cho anh, tôi nhớ lại lúc đứng trên cầu: dăm phút sau, một đôi nam nữ tiến về phía tôi. Giờ đây, nhắm mắt lại, tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh đó. |
Còn gì hạnh phúc bằng đi với người yêu. Họ đi sát bên nhau thì thầm nói chuyện.Chắc họ đang nói đến yêu đương. |
Người con trai nói gì không rõ, người con gái ghé sát vào anh ta. Ồ! Quái lạ! Thế là thế nào? Không, không! Tôi không tin đôi mắt của tôi. Không có lẽ! |
Người đó chính là anh. Dù không muốn tin đi nữa, người đó vẫn là anh, vâng, chính là anh. |
Nghi ngờ đôi mắt của mình, tôi bèn đi theo anh và người con gái. Những ý nghĩ ghê sợ day dứt tôi. Đôi môi của tôi đã được sưởi ấm bằng cái hôn của anh, vẫn chưa lạnh, mà anh đã vội ôm hôn người con gái khác, đang đi õng ẹo bên anh. Những lời nói của anh còn văng vẳng bên tai tôi, mà giờ đây anh đang nhắc lại với người con gái thứ hai. Ôi! Tầm thường quá! |
Anh I-sken-đe, tôi đã yêu anh.Tôi muốn yêu anh và chỉ có anh thôi. Nhưng nếu chỉ là đồ chơi trong tay anh, chỉ là trò tiêu khiển trong giây lát... |
Tiếng anh cười vui vẻ, chiếc hôn vội vàng tặng người con gái lúc chia tay, bây giờ với tôi là một chứng cớ quá rõ ràng để lên án tính nhẹ dạ, nông nổi và sự thay lòng đổi dạ của anh, nhưng khi đó, đần độn quá, tôi không có kinh nghiệm và ngớ ngẩn đến nỗi không hiểu được anh. |
Một tuần sau, chúng ta không gặp nhau. Anh I-sken-đe, có cần phải nói với anh trong những ngày đó tôi đau khổ như thế nào không? |
Cuộc đời nhỏ bé đầy những thiệt thòi, bất hạnh của tôi đã gặp biết bao câu chuyện không hay. Tôi mồ côi từ khi lên tám. Chín tuổi đầu tôi đã đi ở giữ trẻ. Tôi sống với một người trong họ, một người quỷ quyệt, không có tâm hồn. |
Đối với tôi thời thơ ấu không có. Đến năm mười ba tuổi, người ta cho tôi lên chiếc xe trượt tuyết một người là mặt đưa tôi đi rất xa. Mãi sau tôi mới hiểu người ta đã ngầm bán tôi đi. Bây giờ hẳn anh đã rõ tại sao tôi thích hát bài ca “Da-ly-pha” |
Tôi rất hài lòng thấy anh chăm chú nghe tôi hát.Chiều chiều ngồi bên cửa sổ, tôi vẫn hát bài ca đó. Bên ngoài cánh cửa sổ mở rộng, đêm khuya tĩnh mịch bao trùm lấy không gian. Xa xa mặt hồ lấp lánh như muôn ngàn ánh bạc. Anh bảo tôi: “ Ga-li-a, em có nỗi buồn của Da-ly-pha..” |
Anh I-sken-đe, anh hãy nhắm mắt vào nhớ lại đi. Tôi hát đây. Nếu anh chưa quên hẳn giọng hát của tôi, thì bài ca sẽ dội đến tai anh. |
Phong ba tàn phá xứ U-ran |
Sấm sét gào theo với gió ngàn |
Não nuột Ly-pha tình uất hận |
Lâm ly giọt lệ cảnh dần tan |
Ly-pha em hỡi nhớ chăng là |
Em đã vun trồng những khóm hoa |
Hoa phải xa người, hoa tủi phận |
Tham tiền anh nỡ bán Ly-pha |
Số phận của Da-ly-pha đã chờ tôi. Cứ nghĩ lại lúc bị bán cho người lạ mặt mà tôi rùng mình. Nhưng tôi đã trốn khỏi con người ấy. Trốn đi thật đáng sợ, song ở lại còn đáng sợ hơn. Từ đấy được tự do hơn, tôi đi lang thang như người có tội, mặc dầu chẳng làm gì nên tội. Nhưng anh hãy tin rằng chịu đựng tất cả những cái đó còn đỡ khổ hơn là chịu sự lừa lọc của anh. |
Sự lừa dối của người yêu ghê sợ hơn tất cả. Có nhiều người không hiểu như vậy. Họ rất nông nổi và hời hợt nhìn sự việc như người ngoài cuộc. Những đau khổ cùng cực ấy xa lạ với họ. Nếu được đọc bức thư này họ sẽ chế nhoạ tôi. Họ bảo: “ Hừ, tình cảm gì mà quái lạ. Rõ là tình yêu tiẻu tư sản. Thích thì ở, không thích thì bước, có thế thôi việc gì mà đau khổ”. |
Tôi đã nghĩ đến Héc-xen ( một nhà văn tiến bộ Nga, vì chế độ hà khắc của sa hoàng ông đã lánh sang Luân đôn. Ở đây ông vẫn viết bài gửi đăng báo “ Tiếng chuông” lên án chế độ Nga hoàng. Vợ ông, người đàn bà hư hỏng đã phụ bạc ông sau khi hai vợ chồng ở với nhau được bốn năm tháng-ND), con người thật thông minh. Con người hoàn toàn không mang tính chất tiểu tư sản. Con người mà toàn thế giới được nghe giọng nói ấy đã do dự tham gia làng báo giữa lúc gia đình ông tan vỡ. Trong các cuộc toạ đàm với bạn bè, ông đã thẳng thắn kể lại tình cảnh của mình và cùng các bạn xét xem ông hay thi sĩ lường gạt trong số các nhà thơ Đức đã phụ tình, rẻ rúng vợ con. |
Lần thứ hai gặp nhau, tôi hỏi người con gái ấy là ai. Anh bảo đấy chỉ là người bạn quen biết, và anh tiếp: |
- Ồ! Em thân yêu, có thế mà em cũng ghen à? Ghen làm gì, vô ích.Trong quan hệ giữa anh và người con gái ấy chẳng có gì đáng để em phải nghi ngờ và giảm lòng tin yêu anh. |
Tôi tin anh. Tôi muốn tin anh hơn cả tin mình. Tôi đã lừa dối tôi. |
Những người như anh cả trong lúc dối trá cũng làm cho kẻ khác tin. Những con người truỵ lạc ấycùng một lúc mà đã nói khôn nói khéo với nhiều người con gái mấy chữ “Anh yêu em”, có những người đàn ông tin ở sự lừa lọc của mình. Họ không phân biệt được sự thực thà và giả dối. Khi những con người không có tình cảm và đồi bại ấy nói rằng: “Anh yêu em”, thì họ cũng đã biết trước, tình yêu đó không trung thực. |
Họ sống trong địa vị, quyền thế. Họ nhỏ nhen quá nên không thể hiểu được tình yêu chân chính, tình cảm chân thực. Họ mù quáng nên đã không nhìn được đúng đắn cuộc đời tươi đẹp này. |
Tại sao thế? Tại sao các anh lại thô bỉ, giả dối như vậy? Nhiều nguyên nhân lắm. Phụ nữ là đồ chơi, là một thứ để tiêu khiển trong lúc nhàn rỗi, trong lúc buồn bực. Cái quan niệm cũ còn rơi rớt lại: |
“Hãy ngắt lấy những bông hoa khi hoa vừa chớm nở...” |
Tận hưởng đi kẻo nhuỵ rữa, hoa tàn. Không, đấy không phải là tình yêu. Đó là sự lừa lọc, xấu xa như một bản nhạc mầu vàng. Tình yêu chân thành và ngay thật chỉ có ở đâu có lao động, ở đâu mà nam nữ thanh niên cùng chung sống, cùng làm việc. Chỉ có những người con gái thà chết chứ không chịu sống với người mình không yêu, ở với vợ con của người Tháng Chạp (những người dự cuộc âm mưu lật đổ Nga hoàng Nhi-cô-lai ngày 14-12-1825-ND), những người đã đạp lên đau khổ, hoạn nạn để đi theo chồng đến tận vùng Xi-bê-ri xa tắp. |
Khi còn ở đại học, tôi thường đến dạy bình dân học vụ cho bác Ga-li-ắc-be ở khu nhà máy Ca-dan. Gia đình bác thật là một gia đình Xô-viết chân chính. |
Lần đầu quen biết nhau, bác bảo tôi: “Mình nuôi các con đứa nào cũng trở thành cán bộ chuyên môn, mà chính mình lại dốt đặc”. |
Trước Cách mạng, bác Ga-li-ắc-be làm việc ở nhà máy Bôn-đu-giơ-ski, sau chuyển đến làm ở A-la-phu-dốp. Mỗi ngày làm việc từ mười đến mười hai tiếng, mà bác vẫn không nuôi nổi gia đình bác lúc đó đang sống đói rách. Ba đứa con bác chết trong năm đói. Nhưng bây giờ? Bây giờ bác không muốn rời bỏ chỗ ở ấm cúng và sang trọng của bác: ba căn phòng sáng sủa, có phòng tắm, có bếp riêng. Con cả bác là người chỉ huy trong quân đội Xô-viết, con trai thứ hai là kỹ sư, một người con gái là kỹ sư hoá chất, còn cô con gái út là nữ sinh trường trung cấp âm nhạc. |
Một lần, đang ngồi đọc sách, bác bảo tôi: |
- Nào, cháu dạy bác đi. Có thể rồi bác cũng giỏi được. |
Thỉnh thoảng, chúng tôi lại kể cho nhau nghe về cuộc đời đói khổ của mình. |
Bác mỉm cuời bảo tôi: |
- Hai chúng ta là hai quả táo của một cành. |
Sau ba tháng học tập, bác đã biết đọc, biết viết. Bác còn dịu dàng khuyên vợ học. Ồ! Giá anh thấy được niềm vui sướng của vợ chồng bác Ga-li-ắc-be, những con người đã trẻ lại và thương yêu nhau rất mực. |
Tôi trở nên quen thân và gắn bó với gia đình bác. Thấy tôi sống có một mình, vợ chồng bác coi tôi như con đẻ. |
Hết phần 3 - Kính mời xem tiếp phần 4 - cũng là nội dung "Bức thư thứ hai". |
Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui-2
Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui-2 |
Copy từ http://diendan.nuocnga.net/archive/index.php/t-3071.html; phần của bạn Siren, đăng ngày 30-06 và 01-07-2010, mục Nước Nga trong tôi > Văn hóa Xô viết và Nga > Văn học. |
Lời giới thiệu |
"Những bức thư không gửi" là cuốn truyện của nhà văn Xô viết Tác-ta A-đen Cu-tui. Ông sinh năm 1903. Từ ngày còn ngồi trên ghế trường trung học, ông đã tham gia nhóm văn học do nhà văn Xô viết Nga nổi tiếng I. Nê-vê-rốp lãnh đạo. Từ đấy ông đã bắt đầu sáng tác thơ ca và học tập được rất nhiều ở Mai-a-cốp-xki. |
A đen Cu-tui làm rất nhiều thơ, ngụ ngôn, viết khá nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết. |
"Những bức thư không gửi" là một trong những tác phẩm thành công và có giá trị nhất của ông. Nó đã được tái bản nhiều lần, được dịch sang tiếng Nga và một vài thứ tiếng khác như tiếng Pháp và tiếng Trung quốc. |
Tác phẩm này được dịch từ bản tiếng Nga xuất bản năm 1955, do Victor Va-giơ-đa-ép dịch từ nguyên văn tiếng Tác-ta và cuốn "Những bức thư không gửi" ấn phẩm tiếng Việt được xuất bản với sự hợp tác giữa Hội nhà báo Bình Trị Thiên và Nhà xuất bản Thanh niên năm 1987, do dịch giả Trọng Thanh dịch. |
Có một truyện ngắn có tên tương tự: "Những bức thư không gửi", tác giả là Валерий Осипов (Valeri Oxipov), được in trong 1 tập truyện ngắn cùng tên, do nhà xuất bản Lao Động in vào năm 1987, dịch giả Đoàn Tử Huyến. Do đó với tác phẩm này, tôi bạo gan đổi thành: Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui. Trên blog này, tôi chia truyện thành 10 phần, đây là phần thứ 2. |
Kính mời các bạn vào xem phần 2. |
Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui-2 |
Tôi rất thích hát, rất yêu văn học và âm nhạc. Tôi vẫn thắc mắc tại sao ở xứ Tác-ta chúng tôi nghệ thuật lại kém phát triển và rồi tôi cũng đã tìm được một trong nhiều nguyên nhân của sự chậm phát triển đó. Ngày xưa người ta nói với ông cha chúng tôi: |
-Quăng bút đi, đừng có vẽ, vì khi vẽ, linh hồn nhà ngươi nhập vào bức hoạ, bức hoạ sẽ mang linh hồn nhà ngươi đi. Còn nhà ngươi sống không có linh hồn, sẽ bị thiêu đốt trong lửa ngục. |
Người ta lại bảo: |
- Không được hát! Bài hát của mi làm dơ bẩn hết! Đừng có nhảy! Điệu nhảy của các ngươi sẽ làm cho các thiên thần kinh hãi... |
Nhưng ngày nay chúng tôi sẽ chẳng còn lo sẽ làm ai kinh hãi. Vừa được tin sắp có liên hoan, cả phòng chúng tôi nhất loạt ghi tên vào danh sách những người tham dự. |
Cuộc diễn tập đầu tiên tổ chức tại ký túc xá trường Đại học Cộng sản tác-ta. Khi chúng tôi đến nơi, anh đã có mặt ở đó. Chúng tôi xì xào với nhau về anh. Tôi hỏi các bạn: |
- Ai đấy? |
- Nghệ sĩ I-sken-đe, nhà đạo diễn của chúng ta đấy!. |
Anh I-sken-đe, thú thực với anh, các bạn gái của tôi rất mến anh. Li-đa, cô gái vui tính và hấp dẫn mà chúng tôi vẫn gọi đùa là cái “hàn thử biểu” đã mạnh dạn tuyên bố: |
- Sao, chúng ta phải làm gì chứ? Phải hôn anh ấy một cái chứ? |
Nói xong nó đi đến chỗ anh. Chúng tôi ngạc nhiên trước thái độ quá mạnh dạn của Li-đa. |
Khi trở lại, Li-đa kể cho chúng tôi về đôi mắt, giọng nói và nụ cười của anh. Nó kể lại tất cả những gì đã kịp thấy ở anh. |
Thực tế anh đã đẹp lắm, nhưng trí tưởng tượng của chúng tôi còn tô điểm cho anh lộng lẫy hơn nhiều. |
Chúng tôi nhìn anh với lòng khâm phục. Anh là con người đẹp trai điển hình. Anh tỏ ra thông minh và có tài. Anh là một nghệ sĩ. Hai tiếng nghệ sĩ không những đã vang lên trong lòng chúng tôi, mà còn có giá trị như một lời hiệu triệu, một bài thơ, một ước mơ. Chính vì thế mà trong các buổi diễn tập do anh phụ trách luôn luôn có mặt đông đủ các nữ sinh và trong những ngày nghỉ diễn tập, chúng tôi góp nhau từng xu, chạy đến nhà hát để được trông thấy anh. Ôi! Những lúc đó tôi lại càng bị lôi cuốn đến với anh. |
Tình yêu đem đến cho con người niềm vui và sức mạnh. Thực thế, trong những ngày đó, nhiều đêm mất ngủ mà tôi vẫn không thấy mệt mỏi. Tôi sung sướng được gặp anh hàng ngày. Tôi mong đợi tới cuộc liên hoan của chúng ta. Tôi chuẩn bị sẽ hát bài “bài ca cuộc sống”. Từ lâu tôi đã có ý định đó, nhưng chưa có dịp. Trong thời gian chuẩn bị liên hoan, tôi như người chờ đợi một dịp may sắp đến. Nó sẽ đến, sẽ hiện ra như một chữ vừa thoáng quên, một cái tên ta đương cố nhớ lại. |
Nụ cười của anh, giọng nói âu yếm và đôi mắt xanh biếc ấy đã cổ vũ tôi. Tất cả những cái đó đã mang lại nhạc điệu cho bài ca của tôi. Tôi gửi vào bài hát tất cả sự dịu dàng, tất cả tình cảm chan chứa của tôi với anh. Ngồi hàng buổi chiều tôi lựa chọn từng câu văn, nắn nót từng âm điệu. Tôi muốn hát lên những lời đẹp đẽ nhất, giản dị và trung thành nhất. Tôi muốn nó sẽ là bài ca của tự do, của sắc đẹp, bài hát về đồng ruộng, thảo nguyên bao la, về tình yêu. |
Chính vì thế, vì suy nghĩ nhiều đến nó, nên bài ca đã lôi cuốn cả tâm hồn tôi, vang lên trong lòng tôi. Bất cứ ở đâu: ở thành phố, nơi rừng sâu, trong giờ học, bài ca vẫn vang lên và tôi còn thấy nó hay hơn nữa, như nó đã được sưởi ấm ánh nắng ban mai và đượm hương thơm của muôn ngàn hoa cỏ, như đã được thêm tươi mát trước luồng gió dịu buổi chiều tà... |
Cuối cùng, cuộc liên hoan của chúng ta đã đến. Những cố gắng của tôi thật không phải vô ích. Bài ca vang lên, lan ra từng âm thanh như một tia nước phun lên từ đám cỏ xanh và chảy thành dòng sông lớn... |
Người ta đề nghị hát lại, nhưng xấu hổ quá, không biết làm gì, tôi chạy lại nấp sau bức màn ở hậu trường. Chợt có tiếng chân bước lại rồi hai bàn tay đặt nhẹ lên má tôi, vuốt lên tóc tôi. Tôi nín thở vì nghe giọng nói quen quen. Người đó chính là anh! |
Không trả lời anh, tôi im lặng nhìn anh trong khoé mắt. Cảm động quá, tôi không nói nên lời. Suốt đời tôi còn nhớ mãi lúc đứng nhìn anh say đắm. Tôi cảm thấy lúc ấy mặt đỏ như gấc, và khi biết mình xấu hổ, mặt tôi lại càng đỏ hơn. |
Anh đến với tôi lúc ấy sao mà gần gũi quá... Ý muốn bỏ chạy thúc giục tôi: chạy vì sung sướng, vì hạnh phúc. Nhưng tôi sợ không dám rời khỏi chỗ. Bây giờ nhớ lại mà buồn cười: chiếc tất bên trái của tôi có một lỗ thủng ở gót chân. trưứoc khi ra sân khấu, tôi đã có ý giấu nó vào trong giày, nhưng lúc đứng bên cạnh anh, cái lỗ thủng phản bội kia lại lòi ra ngoài. Tôi trách mình sao cẩu thả, không kịp mạng lại. Tôi không dám cử động, sợ anh trông thấy. |
Anh mỉm cười. |
Sau phần hoà nhạc, cuộc khiêu vũ bắt đầu. Anh mời tôi nhảy. Trong khi nhảy anh bảo tôi: |
Ga-li-a, Ga-li-a là người của sân khấu. Ga-li-a không biết giá trị của điều đó mà muốn đem chôn vùi tài năng của mình trong y học, trong nhà thương. Ga-li-a có thể trở thành một danh ca. Khắp đất nước sẽ nghe tiếng hát của Ga-li-a. Tôi muốn chỉ cho Ga-li-a thấy trước tương lai xán lạn ấy. |
Anh I-ssken-đe, khi đó anh nói nhiều lắm. Anh còn bảo: |
- Ga-li-a, tôi yêu đôi mắt của Ga-li-a. Tôi nhìn thấy mình trong đôi mắt ấy. |
Anh lại bảo anh sẵn sàng là người bạn, người thầy dạy nhạc của tôi. Lúc ra về anh ngỏ ý muốn tiễn chân tôi. |
Tôi sung sướng đi bên anh. |
Nhiều người nhìn theo chúng ta. Trong số đó tôi còn nhớ mãi đôi mắt đen láy của Vê-li Xa-phi-u-lin, một sinh viên của trường mà trong thư viết cho tôi anh có nói đến cuộc gặp gỡ giữa anh với anh ấy. Vê-li đã yêu tôi. Thực đấy, Vê-li không bao giờ đả động đến chuyện yêu đương, nhưng vẻ mặt đăm chiêu, tính e thẹn của anh ấy qua các cuộc gặp gỡ với tôi, đôi mắt nhìn theo chăm chú khi chúng ta ra về đã nói rõ hơn lời. |
Anh I-sken-đe, trong lòng tôi lúc đó lại hướng về Vê-li. Tôi cũng chẳng tự hỏi xem thế là thế nào. Đấy là tình bạn hay cái gì khác cao hơn tình bạn. Nhưng đến nay, qua bao năm tháng, chúng ta đã trở thành những con người cứng rắn , từng trải thì tôi mới hiểu. Vê-li đối với tôi không phải chỉ là bạn. Tôi nghĩ rằng chính Vê-li đã làm thức dậy trong tôi xúc cảm đầu tiên của tình yêu. Khi đó tuy tôi còn ngây thơ, chưa hiểu biết nhiều , nhưng đã hồi hộp dõi theo đôi mắt của Vê-li. Tôi còn nhớ, có lúc tôi sốt ruột chờ Vê-li đến và sẽ nói với tôi những lời dịu dàng...nhưng Vê-li không đến. Tôi bỗng thấy trống trải. Tôi co scảm giác như một cái gì thân thiết vừa lướt qua rồi biến mất. Tôi sinh ra giận dữ và cho rằng không thể hiểu được con người ấy. Tôi bắt đầu chê cười chế diễu Vê-li, con người hiền lành tử tế và đáng thương. Tôi tự an ủi: trông chnàg thanh niên thông minh, tuấn tú, nhưng nghiêm nghị ấykhông có gì đáng để các cô gái phải chú ý; Vê-li thiếu dũng cảm, không có lòng cương nghị, thật là một anh chàng mơ ngủ, một thanh niên chậm chạp yếu đuối. và trong buổi liên hoan ấy, khi Vê-li nhìn theo chúng ta ra khỏi hội trường, tôi nghĩ thầm: |
“Vê-li cứ nhìn mình làm gì? Còn hy vọng gì nữa!” |
Anh I-sken-đe, trong buổi liên hoan ấy anh đã tỏ ra săn sóc tôi và dịu dàng hết mực. Giọng anh êm ái, lời anh thấm thía lạ lùng. |
Những bông tuyết đầu mùa đã rụng. Dưới ánh trăng, tuyết lấp lánh như muôn ngàn hạt kim cương. Anh ví những bông tuyết như những đoá hoa. Anh bắt đầu nói đến những người nah dũng, vĩ đại sống khác thường bằng tình cảm sâu sắc, những tâm hồn dễ xúc động trước đau khổ. Anh còn nói đến văn học, đến thiên tài. |
Tôi yên lặng nghe anh. Những lời nói của anh đã cổ vũ tôi. Tôi có cảm giác như được nâng bổng lên tận các vì sao. |
Tối hôm ấy đi bên anh, tôi sung suớng nắm tay anh, tôi tự nhủ: |
“ Hãy trọn đời yêu I-sken-đe. Hãy là người bạn, ngưòi vợ trung thành của I-sken-đe”. |
Anh tiễn chân tôi về đến ký túc xá. |
Tôi đã sẵn sàng đi chơi với anh suốt đêm, song không hiểu sao tôi lại nói: |
- Anh I-sken-đe, muộn lắm rồi, em phải về đây. |
Nhưng sau tôi lại không thể tha thứ cho mình vì đã ra về quá sớm. |
Anh gọi tôi, giọng thì thầm: |
- Ga-li-a, anh muốn đêm nay không bao giờ hết. |
Nói xong, hai cánh tay anh ôm lấy tôi. Khong hiểu từ lúc nào hai đôi môi đã gặp nhau, nhưng có bao giờ tôi quên được cái hôn đầu tiên nồng nàn và say đắm ấy. |
- Thôi anh, đừng làm thế, không nên- Nói với anh như vậy nhưng thực ra tôi lại muốn anh âu yếm nữa. |
Bước lên thang gác, tôi như người mất hồn. Vào phòng, tôi ngắm mình trong gương. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy bằng lòng với mình. Tình yêu đã tô điểm con người. Đôi bạn trẻ yêu nhau lúc nào cũng xinh tươi. Hai má tôi hồng đẹp hơn mọi ngày. Đôi mắt sáng lên. Cặp đuôi sam nặng trĩu buông xuống hai vai... |
Ảnh trang trí |
Tôi reo lên sung sướng : ” Trà-la-la. Trà-la-la”. |
Anh I-sken-đe, anh còn nhớ không. P.In-skai-a (Một nghệ sĩ nhân dân người Tác-ta- ND) hiện ra trên sân khấu trong vai kịch của mình như một cơn gió lốc, cũng đã reo lên đầy nhiệt tình và sung sướng: |
” Trà -la-la. Trà-la-la”. |
Tôi tự hỏi : |
- Ga-li-a, mày vui sướng phải chăng chính vì I-sken-đe?- và tôi quả quyết trả lời- Ừ thì đã sao? Có vì I-sken-đe đi nữa thì sao? ” Trà -la-la. Trà-la-la”... |
Chộp lấy chiếc ghế, tôi sung sướng nhảy một mình trong phòng. Nhảy mệt, tôi đến ngồi sau chiếc bàn và bắt đầu suy nghĩ đến tương lai, nghĩ đến lúc chúng ta sẽ sinh sống. Anh là nghệ sĩ, tôi là bác sĩ. Chúng ta sẽ lấy nhau. Cùng nhau làm việc vui vẻ và hạnh phúc... |
Hai giờ đêm, mấy cô bạn tôi đi chơi về. Họ nhìn thấy trên bàn mảnh giấy tôi đã viết đầy những chữ “I-sken-đe”trong lúc say sưa với giấc mộng ngọt ngào, xinh đẹp. Tôi định thu lại nhưng không kịp. Được dịp họ trêu tôi: |
- Ái chà! Xem chừng đã cắn câu rồi. |
- Không sao. Không sao, một anh chàng cũng khá đấy |
Thế là đêm hôm đó tôi quyết định yêu anh chung thuỷ.Tình yêu của tôi đói với anh sẽ đời đời bền vững. Nhưng lê-da, một cô gái không bao giờ yêu ai thật sự, hay đúng hơn không thừa nhận có tình yêu chân chính, lúc ấy, đọc mấy câu thơ của Gây-nhi-ê: |
Câu chuyện một mối tình ai oán, |
Ngàn đời sau ta thán khôn nguôi. |
Trót sinh làm kiếp con người |
Yêu đương xa lánh, nụ cười nở hoa. |
Tình yêu làm khổ thân ta! |
Ồ ! Tôi không thể nào đồng ý với mấy câu sau của thi sĩ : |
Yêu đương xa lánh, nụ cười nở hoa |
Tình yêu làm khổ thân ta! |
Không, không, không! Một ngàn lần không, Gây-nhi-ê nói không đúng. Tôi không xét về hoàn cảnh thời gian của thi sĩ,nhưng bây giờ, trong thời đại chúng ta, chúng tqa không sợ tình yêu, chúng ta tìm đến yêu đương, chúng ta chờ đợi nó.Chúng ta yêu say đắm và chung thuỷ,hiền hậu và trung thành hơn ai hết, hơn bao giờ hết. |
Hôm sau là ngày nghỉ nên tôi và Pha-tư-ma thức suốt đêm. Anh còn nhớ Pha-tư-ma không? Chị ấy mãi sau này vẫn không quên tôi, đến chơi với tôi luôn và khi đi xa vẫn thường gửi thư về thăm hỏi. |
Đêm ấy, nói về anh, Pha-tư-ma rất thận trọng, hình như cô không muốn dùng những lời lẽ quá mạnh để khỏi làm mất lòng bạn. |
Pha-tư-ma bảo tôi: |
- Ga-li-a, hãy nghĩ cẩn thận đi. I-sken-đe có thật sự yêu cậu không ? Đã thật phải lòng chưa ? |
Tôi ngạc nhiên, chưa kịp trả lời thì cô đã nói tiếp: |
- Có thể I-sken-đe bằng lòng với kết quả của cậu, mê bài hát và tuổi trẻ của cậu. Tuổi trẻ người ta dễ coi như một trò chơi. |
Ồ ! Tôi không trả lời Pha-tư-ma, mà biết trả lời thế nào, khi anh là người yêu đầu tiên của tôi, khi tôi tìm thấy ở anh tất cả, tất cả đều tốt đẹp nhất, thân yêu nhất. |
Chúng ta không hẹn gặp nhau, những tối diễn tập cũng không còn nữa, nhưng tôi mong được gặp anh. Sáng hôm sau tôi dậy sớm. Mặc quần áo xong , chẳng nói với ai, tôi đi ra phố. |
Dưới mái hiên, đêm qua lần đầu tiên anh đã hôn tôi, sao bây giờ nó khác lạ và đáng yêu biết bao nhiêu! |
Tôi đi trên bờ sông. Đi đâu? Làm gì? Tôi cũng không biết nữa. Có lẽ tình cờ anh bảo tôi, anh ở phố này. Vâng, vâng...có lẽ, chỉ có lẽ thôi. Nhưng phố dài quá, nhiều nhà quá!. |
Tôi đi rất lâu. Vừa đi, vừa nhìn lên những khung cửa sổ với một nguồn hy vọng. |
“I-sken-đe, niềm sung sướng của tôi, hạnh phúc của tôi không ở đây ư? Anh ấy đang làm gì? Có nghĩ đến tôi không?” |
Từ đằng xa hiện lên một chiếc cầu. Tiết trời hôm ấy ấm áp. Tôi đứng đếm rất lâu những người qua lại trên cầu. Cũng chẳng biết để làm gì. Đếm đến một trăm, tôi có cảm giác như mọi người đang nhìn tôi, đoán biết được ý định của tôi đến đây. Có hai người đang đi tới. Có lẽ là hai vợ chồng. Người đàn ông đi trước, người đàn bà vội vã theo sau. Họ vừa đi, vừa nói với nhau những câu nói vội vàng, đứt quãng như đang bực tức lẩm bẩm một mình. Nào ai biết, có lẽ khi còn trẻ, họ cũng đã từng thức suốt đêm, mong đợi cuộc gặp gỡ của ngày hôm nay và đến sáng họ sốt ruột nhìn chiếc đồng hồ như thúc giục nó. Nhưng giờ đây... |
Anh I-sken-đe, tôi vẫn thắc mắc và thường tự hỏi: “ Tại sao trên đất nước chúng ta vẫn còn có những gia đình không tốt?” |
Hết phần 2 - Kính mời xem tiếp phần 3. |
Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui-1
Copy từ http://diendan.nuocnga.net/archive/index.php/t-3071.html; phần của bạn Siren,đăng ngày 30-06 và 01-07-2010, mục Nước Nga trong tôi > Văn hóa Xô viết và Nga > Văn học. |
Lời giới thiệu |
"Những bức thư không gửi" là cuốn truyện của nhà văn Xô viết Tác-ta A-đen Cu-tui. Ông sinh năm 1903. Từ ngày còn ngồi trên ghế trường trung học, ông đã tham gia nhóm văn học do nhà văn Xô viết Nga nổi tiếng I. Nê-vê-rốp lãnh đạo. Từ đấy ông đã bắt đầu sáng tác thơ ca và học tập được rất nhiều ở Mai-a-cốp-xki. |
A đen Cu-tui làm rất nhiều thơ, ngụ ngôn, viết khá nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết. |
"Những bức thư không gửi" là một trong những tác phẩm thành công và có giá trị nhất của ông. Nó đã được tái bản nhiều lần, được dịch sang tiếng Nga và một vài thứ tiếng khác như tiếng Pháp và tiếng Trung quốc. |
Tác phẩm này được dịch từ bản tiếng Nga xuất bản năm 1955, do Victor Va-giơ-đa-ép dịch từ nguyên văn tiếng Tác-ta và cuốn "Những bức thư không gửi" ấn phẩm tiếng Việt được xuất bản với sự hợp tác giữa Hội nhà báo Bình Trị Thiên và Nhà xuất bản Thanh niên năm 1987, do dịch giả Trọng Thanh dịch. |
Có một truyện ngắn có tên tương tự: "Những bức thư không gửi", tác giả là Валерий Осипов (Valeri Oxipov), được in trong 1 tập truyện ngắn cùng tên, do nhà xuất bản Lao Động in vào năm 1987, dịch giả Đoàn Tử Huyến. Do đó với tác phẩm này, tôi bạo gan đổi thành: Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui. Trên blog này, tôi chia truyện thành 10 phần, đây là phần thứ 1. |
Kính mời các bạn vào xem: |
Những lá thư không gởi - A Đen Cu-tui-1 |
BỨC THƯ THỨ NHẤT |
Anh I-sken-đe, |
Tôi đã đọc lại nhiều lần bức thư của anh. Nó hiện đang nằm trước mặt tôi. Rất cảm ơn anh đã gửi cho bức thư cởi mở và thân mật đó. |
Đến nay anh đã thấy đau xót trước sự chia ly của chúng ta. Anh thương tiếc, viết thư cho tôi và gọi tôi về. Anh bảo: “Anh không phải là người thay lòng đổi dạ, không phải là con người ích kỷ, mà là anh I-sken-đe đáng yêu trọn đời”. Thú thực, anh đã sống lại trong ký ức tôi. |
Tám năm trước đây, hai bàn tay anh đã đặt lên má tôi. Những ngón tay anh vuốt nhẹ lên mái tóc. Tôi còn nhớ rõ cảm giác khi đó: hai bàn tay anh mát rợi như mớ tóc đen, mịn màng như đôi cánh chim mềm mại lướt nhẹ trên má tôi. Đôi mắt anh nhìn tôi đã nói lên rất nhiều. |
Nhưng anh đã quên ngay những lời nói đầu tiên ấy. Những lời nói đã vang dội trong tâm hồn tôi. Dù khi đó anh có nói thế nào đi nữa, tôi cũng chỉ nghe thấy ở anh những tiếng nói yêu thương tôi vẫn hằng mong đợi. Giờ đây, tôi rất sung sướng nhớ lại những kỷ niệm ấy. Anh I-sken-đe, tôi đang hồi tưởng lại... |
Tình yêu của tôi đối với anh, niềm vui sướng và mối tình đầu của tôi nảy nở từ đấy. Tôi ghi lại trong đáy lòng những kỷ niệm ấy như một cái gì thân thiết nhất, tốt đẹp nhất. Đời tôi mãi đến khi đó, khi hai bàn tay thân yêu của anh vuốt nhẹ lên má tôi, mới thực là sung sướng. Tôi cảm động, hồi hộp. Lòng tràn ngập hạnh phúc. |
Quá khứ của chúng ta đã để lại nhiều nhỏ nhen, nhiều thiếu sót trong con người mới, con người Xô viết chúng ta. Nhưng trong cuộc đấu tranh với những nhỏ nhen, xấu xa ấy tôi đã thất bại, thì mỗi lần ôn lại nhũng kỷ niệm thân yêu này đã tiếp cho tôi thêm sức, làm cho lòng tôi ấm lại. Anh I-sken-đe, anh đừng cười, cũng đừng ngạc nhiên khi nghe tôi nói điều ấy. |
Hẳn anh còn nhớ cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng ta. |
Tôi hay mơ ước. Mặc dầu cuộc sống của tôi chứa chất đầy đau khổ, nhưng đối với tôi đời vẫn đẹp, vẫn đáng yêu. Tôi sống có một mình từ khi còn là cô gái thơ ngây, song tôi đã tin rằng, đời tôi sẽ có sung sướng, có hạnh phúc. Tôi tin tưởng và mơ ước, nhưng những ước mơ đó chỉ có trong tưởng tượng, ở ngoài cuộc sống của tôi. Ước mơ, mong đợi là gì? Tôi cũng không biết nữa. Thật là một thứ tình cảm khó hiểu , không tên tuổi, một sự trông ngóng mệt mỏi, một tình cảm chờ đợi. Anh hãy tưởng tượng như đang đứng trên mỏm đá cao ngất dưới bầu trời trong sáng, ấm áp, thở không khí trong lành của biển khơi. Anh muốn bay bổng lên, nhưng không có cánh. Đặt mình trong hoàn cảnh đó, anh sẽ hiểu tôi. |
Chính tôi đang đứng chơi vơi trên một mỏm đá. Bỗng một sức gì xô ngã. Tiếng gào thét của gió. Tôi kêu thất thanh, nhắm mắt lại..và ngã xuống. Quanh tôi bỗng yên lặng. Sau lưng, một đôi cánh vô hình xoè rộng ra, lặng lẽ đưa tôi lên không trung. |
Mọi vật đều đổi khác. Tôi không còn là tôi nữa. |
Tôi sinh trưởng trong cái làng I-an-gát nhỏ bé và hẻo lánh của xứ Tác-ta. Cha tôi cũng lớn lên ở đấy. Cha tôi không biết một nơi nào khác. Còn tôi, tôi đã sống ở Mát-xcơ-va, đã đến thăm những thành phố Lê-nin-grát, Khác-cốp, Tasken và Ba-cu. Cha tôi không biết đọc, biết viết nhưng tôi, con gái của người, ngoài tiếng mẹ đẻ, tôi còn nói sõi tiếng Nga, tiếng Anh. Cha tôi, suốt cuộc đời khó nhọc, thiếu thốn, sống bằng nghề chăn nuôi súc vật và cuối cùng đã chết bên cạnh những con cừu của bọn địa chủ. Người bần nông nghèo khổ ấy ốm yếu luôn. Suốt đời, ông không hề nhìn thấy người thầy thuốc, còn tôi, con gái người chăn cừu đói rách, hiện là bác sĩ. |
Anh I-sken-đe, trong thư không thể nói hết với anh, tôi đã trưởng thành như thế nào, nhờ đâu mà tôi đã đạt được những kết quả đó và giờ đây, tôi sung sưóng yêu đời biết bao nhiêu. |
Gần đây tôi có đọc một quyển sách kể chuyện một người từ tần tầng lớp nghèo khổ đã vươn lên, đạt đuợc mục đích của cuộc sống. Tôi vui mừng, sung sưóng như thấy chính mình là nhân vật trong sách. |
Đúng như những điều đã xảy ra trong đời tôi. |
Ảnh trang trí |
Anh I-sken-đe, tôi viết lộn xộn quá. Anh thứ lỗi cho. Nhiều ý nghĩ chen lấn nhau. Bức thư của anh gợi lên trong lòng tôi biết bao kỷ niệm sâu sắc. |
Tôi hiểu rõ con người của tôi trước kia và bây giờ. Tôi vui mừng thấy mình đạt được nhiều kết quả và sung sướng, vững tin nhìn về tương lai còn nhiều gian khổ. |
Tôi vừa viết cho anh, vừa nghe đài. Bài “Bản tình ca dang dở” của Su-be đang vang lên. Âm thanh dào dạt , khiến người nghe phải say mê. Nhạc điệu có một sức lôi cuốn mãnh liệt. Tiếng nhạc lúc đầu êm đềm, uyển chuyển du dương, rồi mạnh mẽ và cuối cùng vang lên như sấm, làm rung động tất cả. |
Tôi phải ngừng viết để nghe nốt bản nhạc. Cađria ngồi bên cạnh cũng phải bảo tôi: |
- Mẹ ơi, hay thế mà mẹ không nghe à? |
Thằng Ra-pha-en đang ngủ. Nó cũng đặt bàn tay dưới má ngủ như anh. Nó đang cười gì trong mộng. |
Cađria ngồi suy nghĩ. Năm nay nó lên bảy. Anh I-sken-đe, nó lớn lắm rồi, anh không nhận ra nó đâu. Nó thật là một đứa trẻ thông minh. Đầu óc giầu tưởng tượng của nó nhiều lần làm người lớn phải ngạc nhiên. |
Nó đang nghĩ gì? Có lẽ nó nghĩ: “Ngày mau đi làm về, mẹ sẽ mua quà”, hay nó đang tự hỏi: “Tại sao bố mãi chưa về?”. |
Hai mẹ con tôi ngồi yên lặng bên nhau. Tiếng nhạc như rót vào tai, những âm thanh của yêu đương và căm ghét. Ở tận nơi xa xôi, hẻo lánh này, nhạc điệu của Su-be đang vang lên hùng tráng khiến tôi không cảm thấy mình bị hắt hủi cô đơn nữa. |
Mat-xcơ-va. Người không quên chúng tôi. Vẫn nhớ đến chúng tôi. Người đã gửi đến nơi xa xôi này những tác phẩm bất diệt của các nhạc sĩ vĩ đại, những vần thơ tuyệt diệu của nhiều thi sĩ, những tiếng hát say mê của các danh ca. Mat-xcơ-va, Người đã đem lại cho trái đất tất cả những gì tốt đẹp nhất để xây dựng con người mới. Mát-xcơ-va, hãy nhận lấy ở tôi lòng biết ơn sâu sắc. |
Anh I-sken-đe, tôi lại viết tiếp cho anh đây. Tôi viết đến đâu rồi nhỉ? À phải, tôi đang nói về tôi. Năm 1923, Chính phủ ban hành Hiến pháp mới. Đời tôi cũng từ đấy hé mở. Tôi thi đậu vào trường bổ túc Công Nông ở Ca-dan. |
Những ngày đầu của niên học, tôi sống say sưa và hạnh phúc. |
Tôi tự nhủ: |
- Ngày nào đấy, Lê-nin vĩ đại đã đi trên những đường phố và các hành lang này đây. Tôn-xtôi đã ngồi học trong các giảng đường này và Goóc-ki, ngày còn trẻ, mơ ước thi vào đây.Dưới mái trường này đã nhiều lần vang lên tiếng nói của các bậc vĩ nhân. |
Có những phút đứng tựa vào chiếc cột trắng cảu trường đại học, tôi muốn reo lên vì trong lòng dào dạt một niềm vui vô tận. Đây là con đường đưa tôi đén cuộc sống mới vĩ đại, huy hoàng. Tôi cảm thấy tất cả những gì tốt đẹp nhất đang ngưng tụ lại, tràn ngập trái tim tôi. Qua màu lá xanh tươi trong vườn, tôi nhìn thấy tương lai thật hạnh phúc. |
Tâm hồn tôi nhẹ lâng lâng. |
Giữ lúc đó tôi gặp anh. Mỗi cuộc tình duyên đều có khởi điểm của nó, nhưng tình yêu chân chính không có giới hạn. |
Có những năm ta mơ ước yêu đương. Cũng như những quả táo, khi đã chín mọng, rụng xuống lẩn trốn vào cỏ rậm như nô đùa với mặt đất. |
Hoa anh đào đua nở. Chim hoạ mi ca hót. Những trái anh đào chín mọng, ngọt như đường. Giữ lúc đó trong tôi trào lên sức mạnh của tuổi trẻ, của hạnh phúc.Tôi chưa yêu ai, nhưng chờ đợi yêu đương. Chưa có một nhận thức đúng đắn về tình yêu, song tôi đã muốn được âu yếm, muốn đuợc hôn. |
Trường tôi khi đó đang chuẩn bị cho Đại hội liên hoan của sinh viên. |
Tôi đang sống trong ký túc ở ngay phố A-stơ-rốp-ski. Trong phòng tôi có năm nữ sinh. Tuy chúng tôi thuộc các dân tộc khác nhau, nhưng sống đoàn kết thân ái hơn chị em ruột. |
Chúng tôi luôn luôn mơ ước đến tương lai. Ít khi nhìn lại quá khứ. Quá khứ đã bị những vui sướng của hôm nay che lấp đi rồi. |
Ôi, quá khứ! Mỗi lần nghĩ đến mà buồn rầu và ghê sợ! |
Trường đại học của chúng tôi có một lịch sử lâu đời, nhưng suốt một trăm năm trước Cách mạng tháng Mười chỉ có sáu sinh viên người Tác-ta.. Sáu sinh viên ấy tất nhiên không phải con nhà nghèo khổ mà là con cái bọn địa chủ, bon lái buôn. |
Nhưng bây giờ, hàng ngàn người con gái như tôi, hàng ngàn thanh niên Tác-ta đã tốt nghiệp đại học. |
Kính mời xem tiếp phần 2. |
Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015
Một tạ muối đổi được...…2 tô bún!
Một tạ muối đổi được...…2 tô bún! |
Copy từ http://yume.vn/news/kinh-te/tieu-dung/mot-ta-muoi-doi-duoc-2-to-bun-35AB4824.htm ,đăng ngày 26/08/15, mục Kinh doanh > Tiêu dùng. |
Đó là thực tế đang xảy ra với diêm dân Bình Định, khi giá muối rớt thê thảm, ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm nay, dù muối năm nay được mùa. |
Diêm dân Cát Minh (Phù Cát, Bình Định) thua lỗ nặng nề nhất trong 5 năm qua giá muối xuống quá thấp. Ảnh: Hoài Văn |
Diện tích sản xuất muối tại Bình Định hiện là 213 ha, tập trung chủ yếu tại các xã ven biển thuộc huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước. Đồng muối Cát Minh (huyện Phù Cát) đang vào thời điểm cuối vụ. Đây là một trong những vựa muối lớn của Bình Định với 65 héc ta, hơn 600 hộ diêm dân trực tiếp sản xuất muối. |
Hộ gia đình ông Trương Đình Du (ở thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh) sản xuất được 3,5 ha ruộng muối. Thu nhập gia đình đặt cả vào muối nên ngay từ đầu vụ ông Du dồn vốn thuê nhân công cải tạo lại toàn bộ diện tích bắt tay vào sản xuất. Năm nay nắng to, ít mưa nên muối được mùa. Nhưng chưa kịp mừng thì các diêm dân đã phải đối mặt với giá muối tuột thấp thê thảm. Với giá muối chỉ có 500 đồng/kg, gia đình ông hiện đã thu về được khoảng 20 triệu đồng, nhưng tính ra chi phí đã lên tới 40-50 triệu đồng! |
Tương tự, diêm dân Huỳnh Ngọc Hân ở thôn Đức Phổ 2 (Cát Minh) có 0,5 ha ruộng muối, năm nay do chi phí đầu tư quá cao nên ông chỉ đưa vào sản xuất 0,2 ha. Thu về 15 tấn muối nhưng tiền bán muối chưa đủ bù chi phí. |
Theo ông Hân để làm 1 sào ruộng muối phải tốn 20 công cải tạo ruộng, mỗi công thuê là 200.000đồng, tổng chi phí hết 4 triệu đồng/sào. Cộng vào đó là chi phí cho mỗi bao muối (50 kg) mà diêm dân phải chịu, bao gồm: tiền mua bao, tiền thuê công gánh muối, tiền hốt muối vào bao, bốc vác và nếu bán cho nhà máy thì tốn thêm tiền vận chuyển. Tổng chi phí cho mỗi bao muối lên đến 13.000 đồng. Trong khi đó, muối sạch trên ruộng trải bạt chỉ bán được giá 50.000 đồng/bao, còn muối thường hiện chỉ còn 26.000-27.000 đồng/bao. Vậy là một tạ muối thường, bán được chừng 50.000 đồng, chỉ đủ mua 2 tô bún! |
Ông Võ Văn Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Minh, thừa nhận: Giá muối rớt mạnh, hiện nay chỉ ở mức 400-500 đồng/kg muối thường, và khoảng 700 đồng/kg muối sạch, giảm một nửa so với đầu vụ. Trong khi chi phí sản xuất như công làm đất, vận chuyển, bốc vác tăng hơn 30% so với năm trước. Bà con nông dân lỗ ròng mà không biết làm sao. |
Để nâng cao chất lượng muối, nhiều hộ dân khoan giếng lấy nước, mua bạt lót trên 7.500 m2 ruộng muối kết tinh để sản xuất muối sạch. Với cách làm này các hộ dân sẽ được hỗ trợ vốn nhưng công nhiều hơn trong khi giá bán chỉ nhỉnh hơn giá muối thường chút đỉnh nên thu nhập cũng không cải thiện được nhiều. “Có khoảng 450 hộ dân làm muối trên địa bàn xã đang rất khó khăn bởi giá muối xuống thấp nhất trong vòng 5 năm qua, địa phương đã lập danh sách gửi huyện đề nghị hỗ trợ gạo cho bà con”, ông Võ Văn Thế, cho biết. |
Nguồn: dantri.com.vn |
Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015
Thánh thật!
Nói hay đừng |
Thánh thật! |
Copy từ http://laodong.com.vn/noi-hay-dung/thanh-that-368168.bld ,đăng ngày 25/08/15, mục Nói hay đừng. |
- Tháng 8 dương được “gọi trên truyền thông” là tháng nóng liên tục xưa nay hiếm, đúng chứ bác nhỉ? |
- Đúng thì có đúng, nhưng hiếm cần phải nghĩ lại, xưa đã có câu: “Nắng tháng 8 rám trái bưởi”. Đâu phải bây giờ mới nắng, bưởi da xanh vẫn xanh lắm và... đắt lắm. Lương công nhân đừng nghĩ ăn bưởi da xanh, ăn mấy thứ quả còi cọc thôi. |
- Còn theo âm lịch thì tháng này là tháng “cô hồn”? |
- Cứ như các cụ xưa gọi rằm tháng Bảy là ngày “xá tội vong nhân”. Đến ngày đó nhà nào cũng cúng ông bà, cha mẹ, trong cơm cúng có món cháo hoa miễn phí múc vào bát lá đa cho các hồn ma lang thang không có hậu sinh thờ cúng cùng hưởng. Tớ nhớ chỉ cúng ngày rằm thôi, không cúng cả tháng như bây giờ. Người ta cứ vin vào tự do tín ngưỡng mà thờ cúng suốt tháng, đốt hàng núi vàng mã là lãng phí, vừa sai tinh thần của Phật giáo. Chùa xưa không có hòm công đức và bể hóa vàng như bây giờ đâu... |
- Bác ơi, giờ mà nói chuyện xưa là thành “nhạy cảm” nếu như đem so với hôm nay. |
- Nắng thì nóng, nóng thì khát, khát mà thiếu nước uống thì cả người lẫn gia súc đều khổ. |
- Hà Nội tuần qua được dùng nước miễn phí nhưng chỉ để ăn, còn nước tắm giặt không có, vì... không đủ dùng, ống vỡ mãi, ống mới chưa làm. |
- Ở Hà Nội, xe nước về khu dân cư hỗ trợ bà con là việc làm cần khuyến khích, còn như ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) lại cho phép bán nước khe núi tự nhiên cho dân (1.000 đồng/can cho dân trong xã Khánh Sơn, dân ngoài xã 5.000 đồng/can/20 lít) là chuyện cần nói. |
- Đắt thế? |
- Vì là nước Thánh. |
- Ông Thánh nào mà mùa nóng “chơi không đẹp” với dân vậy? |
- Ông “Thánh núi Sắc”. Thực ra, xưa nay nước từ núi chảy ra, bà con đi qua chỗ này vẫn dừng lại để rửa chân tay. Bỗng dưng có tin đồn nước Thánh chữa bách bệnh, thế là đổ xô nhau đến lấy mang về uống. Một ông xin UBND xã cho thầu bán nước Thánh. Xã đồng ý và cho phép mỗi năm đóng cho xã 120 triệu đồng. Thế là ông này xây bể hứng và bán cho dân. Một công ty nước sạch ra đời, biến nước tự nhiên thành hàng hóa mà không phải lập doanh nghiệp nước sạch. Thánh thật! |
Lý Sinh Sự |
Đất ấm-3
Đất ấm-2
Tác giả: Đỗ Văn Nhâm |
Copy từ http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?PHPSESSID=79te5buccg44cqenn8l377hpi6&topic=21074.10 ,đăng ngày 17/04/11 , mục Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam > Văn học Chiến tranh > Vài chuyện ngắn chọn lọc trên các tạp chí văn nghệ quân đội. |
Ông Phấn không nói gì nữa. Tôi cũng im lặng. |
Chưa đến 9 giờ tối mà đêm như đã khuya khoắt lắm. Lạnh, vừa đủ lạnh cho ông Phấn và tôi ngồi xích lại gần nhau. Sương gió và tĩnh lặng. Cỏ khô và ngọn lửa. Cà-phê và thuốc lá. Bây giờ thì thuốc lá và thi thoảng chiêu một hớp rượu nhỏ cùng khô mực. Tuổi tri thiên mệnh ngoái lại nhiều hơn là hướng tới. Tôi kể cho ông Phấn nghe chuyện tôi và Lộc lạc nhau giữa rừng sâu. Hai đứa đi gùi gạo. Vừa đi vừa trò chuyện suốt một quãng đường dài. Đi và nói, một lúc bỗng giật mình, phía sau rừng đêm vắng bặt tiếng người. Tôi đã lên chót đỉnh bời bời gió núi. Gọi nhỏ. Gọi to. Rồi gào ngỡ vỡ toang lồng ngực. Chỉ có tiếng nai nghẹn tắc dưới lòng thung. Buồn, lo và sợ hãi. Chả biết sương đêm hay nước mắt ướt nhòe tuổi hai mươi. Tôi bèn giương súng lên trời... Lời gọi bạn vạch một vòng cung đỏ và tiếng vọng thật dài. Tiếng giật mình hốt hoảng... "Cái gì thế?". "Thằng quỷ! Mày ở đâu?". "Tao đây... dưới này... ở dưới này...". Giọng Lộc khê nồng. Trời ơi, hắn ngủ! Vấp phải một cái gì đấy, cậu ta ngủ nghiêng vào sườn núi, tưởng nhân thể nghỉ chốc lát mà thiếp đi luôn. Mừng tức thở, bực đầy hông, tôi dò dẫm lần xuống, véo tai Lộc một cái thật lực, đau buốt lòng mình đến giờ. |
- Chúng tôi đã tìm nhau như vậy đấy. Dùng cả tiểu liên mà gọi. Bây giờ thì chịu. Đại bác tầm xa cũng chịu. Ba thước đất hóa nghìn trùng. |
Ông Phấn thở dài, vào nhà đem ra một giỏ hoa trái lớn, đặt lễ, thắp hương trên lưng con gấu đá, bảo: |
- Tôi và ông cùng gọi ông Lộc. Thử coi... Với lại, cho lòng ông nhẹ nhõm. |
Ông Phấn cúi đầu. Tôi âm thầm gọi bạn. Lộc ơi! Mình đây! Sáng mình nói dối. Đừng giận nhá. Đúng là mẹ ốm. ốm xoàng thôi. Cậu ở đâu? Mẹ đã lặn lội vào đây. Mẹ buồn lắm. Anh em trung đoàn cũng đi tìm mãi. ở đâu thì bảo. ở đâu thì báo. Lộc ơi! Lộc về cho mẹ khỏe... |
Tôi rưng rưng đứng giữa đỉnh đồi. Đôi chân trần bồn chồn trên đất đai không có tiếng nói. Trời đêm im lặng trên đầu. Từ cõi lòng sâu thẳm bất chợt bật lên một câu hỏi: |
- Ông Phấn này, khi làm đất, ông có san ủi chứ? |
- Tôi thì không. Tôi mua lại của người ta. Nhưng nghe bảo hai máy ủi làm ròng rã một ngày đêm mới xong. |
- Làm cả đêm? |
- Dạ. Máy móc thì ít. Đất muốn vỡ thì nhiều. Cứ sôi lên... |
- Đất đá dồn đi những đâu, ông biết không? |
- Tôi không hay. Chắc là các tụ thủy, hố bom... |
Đúng! Hố bom! Có thể là những hố bom. Đã hơn ba giờ sáng. Tôi gọi bọn trẻ dậy. Thêm mấy đống lửa nữa được đốt lên. Cuộc tìm kiếm tiếp tục, lần này giữa lòng hố bom gần khu vực con gấu đá. |
Ông Phấn mổ gà, nấu một nồi cháo lớn. |
Sườn đồi bên này sẽ là nơi làm việc sau cùng, nghĩa là vào ban đêm, trong mắt những người thợ, phía trước đầu máy lúc sáng lúc tối tất cả chỉ là đất đá cây cối, và hố bom gần nhất sẽ bị lấp đầu tiên. Một chút suy nghĩ tính toán đó hay hương hồn Lộc xui khiến chúng tôi đã bắt đầu đúng. Rạng sáng, hiển hiện bạn tôi. Một bọc ni-lông đã cứng quèo, rách nhiều chỗ, mấy chiếc áo mầu nâu, một lọ thủy tinh nhỏ đựng mẩu giấy ghi danh... Thời gian và bom đạn... Lộc còn lại những gì? |
Đánh nhau được một chập, tôi bị thương. Trung đội trưởng bắn cháy chiếc xe tăng gần nhất, cõng tôi chạy dọc chiến hào một đoạn thì trúng đạn. Anh hộc lên một tiếng và đi rất nhanh. Những điểm xạ hai viên một "đặc điểm nhận dạng" của Lộc đã tắt nhiều giây. Cậu ta ở đâu? Đang trườn về phía tôi? Bị thương hay đã chết? Tôi căng mắt nhìn về hướng con gấu đá. Một lúc, giữa tơi bời lửa đạn sáng tối, thấp thoáng những bóng đen lao tới. Bấy giờ thì chúng hò hét. Một bóng người nghiêng ngả đứng lên, đứng thẳng, hai tay chầm chậm giơ lên. Lộc? Tôi chưa kịp nghĩ tới tình huống tồi tệ nhất, quả lựu đạn trên tay Lộc chớp lửa. |
"Đôi bàn tay vốn dĩ không có tiếng nói đã ròn rã một lời quyết tử!". Tôi nói với các chiến sĩ trẻ. Và nhớ lại không phải một mình Lộc ngã xuống lúc đó, nên bảo anh em mở rộng lòng hố bom. Qua nhiều sỏi đá, cây cối mục nát một lúc sau thấy dấu vết một con người. ít ỏi lắm, nhưng đúng là một con người. Ông Phấn chú mục vào những con số trên mảnh inox cỡ bốn đốt ngón tay, và nấc nghẹn. Không - ba - bốn - một - bốn - năm, người mang số lính đó là bạn ông; ngày xưa anh ta ở phía bên kia. |
Chúng tôi tắm rửa cho Lộc bằng dầu thơm và lòng tâm nguyện. |
- Nè, ông - Ông Phấn bắt đầu - Nếu gặp lại một người lính đối địch, từng đấu lê với ông, giả dụ thế, ông làm chi? |
- Làm gì nhỉ - Tôi cười - Mọi chuyện đã qua quá lâu rồi. Tôi cũng gặp lại khối người. |
- Dạ. Chuyện đã qua... Không, tôi muốn nói... Lúc hai bên giương súng vào nhau? |
- Ông biết tôi sẽ làm gì rồi, hỏi chi nữa, ông Phấn. Thú thực tôi bắn không tồi. Thậm chí thời lính mới còn được gọi đi chỉnh súng cho cả trung đoàn. |
- Thiệt may mắn cho tôi. Hôm ấy tôi là một thằng lái xe tăng, nhưng còn ở khá xa. |
Một thoáng bất ngờ nhẹ nhõm. Hai bàn tay chầm chậm xiết lại. |
Một đại đội bộ binh và đại đội xe tăng của Phấn nhận lệnh đè bẹp Đồi không tên. Trên bản đồ hành binh tác chiến của gã thiếu tá, nó là một vòng tròn tối sẫm nhức nhối căm hờn. Đại đội của Phấn, quân viện binh mới được điều đến đã nghe lính tráng đồn nhau, trên Đồi không tên toàn những tay súng chính quy Bắc Việt thiện chiến. Phấn và Huỳnh cũng tính nước tháo lui. Chuẩn bị dàn trận, Phấn đánh pan máy, nháy Huỳnh lủi xuống gầm xe. Gã thiếu tá huơ súng ngắn quát ầm ĩ. Phấn giả đò kỳ cục sửa máy, toan tính lần lữa chạy sau cùng. |
- Huỳnh là em họ tôi. Lại cùng sinh viên văn khoa Sài Gòn. Cùng trốn lính mà không thoát. "Khi lá cờ vàng ba sọc đỏ thôi bay. Đời lính tráng tan tành tro bụi". Thơ của Huỳnh đó. Còn câu nầy nữa: "Anh sẽ về cùng con tàu thật sớm. Giành lại em. Và tuyên án giữa ban mai". Huỳnh tính xử gã thiếu tá đó. |
Ông Phấn đốt thuốc mù mịt, ho sặc sụa. Tôi rót cho ông tách trà nóng. Một giọng khàn đặc chắp nối một mảnh đời buồn. |
Tiếng súng trên Đồi không tên thưa dần. Phấn cho xe bò lên. Phấn vẫn sợ gã thiếu tá. Phấn cũng sợ viên thiếu úy trưởng xe. Mới tới lưng đồi mà không thấy trước mặt đùng đùng một cuộc phản kích. Lại giả đò trục máy. Không nghe tiếng viên thiếu úy. Phấn bỏ xe, chạy. Tạm hoàn hồn Phấn mới hay chính viên thiếu úy trưởng xe dắt díu tay mình lùi vào một bụi rậm. "Một đại đội Việt Cộng bị diệt gọn!". Bọn chiến tranh tâm lý sư đoàn loan báo. Viên thiếu úy rỉ tai Phấn: "Tin vịt ấy. Việt Cộng đánh xong, rút ngay. Họ chỉ để lại một tiểu đội kiếm thương binh và những người chết." |
Chuyện của ông Phấn có lẽ gần với sự thật. Tôi lịm dần đi sau khi Lộc hy sinh, được chuyển ra tuyến ngoài, xa hẳn trung đoàn từ đấy. Bộ đội ta trụ lại. Đồi không tên nên Lộc được gói bọc cẩn thận, chưa kịp chuyển ra. Một ngày đêm bom pháo... Những cuộc chiến giành đi giật lại... Có ai hy sinh sau đó? Có, cũng đã về nghĩa trang. Hồ sơ liệt sĩ chưa quy tập trận này không còn ai, ngoài Lộc. |
Copy từ http://www.vnmilitaryhistory.net/ |
Xin mời xem tiếp phần 3/3 tại đây:http://dvnien.blogspot.com/2015/08/at-am-3.html |
Đất ấm-1
Tác giả: Đỗ Văn Nhâm |
Copy từ http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?PHPSESSID=79te5buccg44cqenn8l377hpi6&topic=21074.10 ,đăng ngày 17/04/11 , mục Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam > Văn học Chiến tranh > Vài chuyện ngắn chọn lọc trên các tạp chí văn nghệ quân đội. |
Chuyện của ông Phấn có lẽ gần với sự thật. Tôi lịm dần đi sau khi Lộc hy sinh, được chuyển ra tuyến ngoài, xa hẳn trung đoàn từ đấy. Bộ đội ta trụ lại. Đồi không tên nên Lộc được gói bọc cẩn thận, chưa kịp chuyển ra. Một ngày đêm bom pháo... |
Mãi rồi cũng tìm được tảng đá có hình con gấu. Đồi không tên của tôi và Lộc đây rồi. Tôi bồi hồi đứng, một lúc mới nói được lời cảm ơn ông Phấn, người dẫn chúng tôi lên đúng chỗ cần tìm. Ông Phấn nhìn tôi, dường như có câu hỏi trong cái nhìn ấy. Tôi nói để ông yên tâm, công việc chúng tôi làm phải gượng nhẹ, và nếu làm hư hại cà-phê, chúng tôi xin bồi thường. .. |
Không mấy chú ý đến lời hứa của tôi, ông Phấn gật đầu, quay đi, kiểu đi ban nãy, như tìm kiếm gì đó... |
Đội quy tập đã dọn sạch cỏ rác đất cát chung quanh con gấu đá. Tôi đặt lễ, thắp hương rồi thầm thì gọi bạn. |
Ba mươi năm trước trận hỗn chiến diễn ra ở đây. Và, Lộc bạn tôi vẫn còn nằm lại nơi này. Dấu tích quả bom lớn, nổ cách công sự ba chục bước chân làm chúng tôi ứa máu miệng ba ngày, giờ là một cái hố rộng, nông và um tùm cỏ dại. |
Đơn vị cũ của tôi, Trung đoàn Thăng Long nổi tiếng, đã tìm kiếm đồng đội nhiều năm. Nhưng danh sách liệt sĩ chưa quy tập được còn dài lắm. Đôi khi bí bách, việc tìm Lộc chẳng hạn, trung đoàn cần đến những cựu chiến binh. Tôi xin nghỉ phép trở lại Ia Đ'răng chuyến này vì thế. Trước khi lên tàu, tôi đến thăm bà cụ Ngự, mẹ Lộc, cụ đổ bệnh đã lâu. |
Có chú gấu đá làm vật chuẩn nên việc xác định khu vực đoạn chiến hào cũ khá thuận lợi. Đây là đoạn chiến hào Lộc đã sống những giây phút cuối tuyệt vời xứng danh một con người. Lúc đó tôi nằm bên kia hố bom, cũng trong một đoạn chiến hào cũ, cạnh xác anh trung đội trưởng còn ấm nóng. Súng hết đạn, chân tay bầm giập, không thể làm gì cứu bạn. |
Một tuần bom đạn ngút trời, cả hai bên cùng bị thương vong. Nhưng giữ được Đồi không tên, án ngữ con đường đất đỏ dưới chân nó đến chiều hôm ấy, chúng tôi thắng. |
Từ keo cuối cùng ấy chăng? Mệnh lệnh rút quân. Tưởng chuyện rời khỏi Đồi không tên, khi mặt trời đã lặn và sương mù đã dâng tràn thung lũng, sẽ tuyệt nhiên êm thấm. Nhưng mà không. Đài quan sát lần đầu khinh xuất. |
Quá nửa trung đội đã lùi xuống chân dốc thì địch lên. Sáu chiếc xe tăng và bảy chục lính. Không hò hét, không pháo cối dọn đường mà lặng lẽ dàn trận. Rồi bất ngờ tăng tốc cuồn cuộn bùng lên như lũ quét. |
Cà phê Đồi không tên bây giờ thật xanh. Mừng cho ông Phấn mà vẫn chạnh lòng. Ngày xưa máu đã đổ xuống thành từng vũng. |
Cái hố hình chữ chi đang rộng dần, sâu dần. Lộc nằm đâu dưới đấy... Nhớ lại trận đánh cuối cùng cuộc đời chiến sĩ của mình, tôi vẫn cho rằng ngày ấy anh trung đội phó đừng dẫn tôi trở lại thì hơn. Để cứu nguy cho ba người, cuộc hỗn chiến không cân sức đã xảy ra. Mà rốt cục chỉ một tôi sống sót. |
Đã khai quật hết đoạn chiến hào cũ. Lặng lẽ và kiên tâm, chúng tôi xem xét kỹ lưỡng từng xẻng đất. Rải rác ít vỏ đạn tiểu liên gỉ sét, mấy mẩu quai dép đúc, chiếc bàn chải ngày xưa cả tổ dùng chung... Những thứ gắn bó với tuổi hai mươi của tôi và Lộc. Và không còn gì khác. |
Vùn vụt chiều buông. Sương mù giăng mắc mỗi lúc một dày. Gió hoàng hôn hun hút lạnh. Cả đội quy tập ngơ ngác buồn. Việc lớn chưa nên, bát cơm nóng hổi, thức ăn ngon ngọt của hòa bình đắng trong miệng. |
Các chiến sĩ trẻ đốt một đống lửa lớn giữa lòng hố bom rồi bảo nhau thu xếp chỗ nằm. Tôi dựa lưng vào đụn cỏ khô nhìn vô định trời đêm. Nhớ vợ con và nghĩ về bà cụ Ngự giờ đang mòn mỏi tin con. Hồi còn khỏe, cụ và người con gái, em Lộc, đã vào Tây Nguyên. Đọc hết tập hồ sơ mộ chí của cơ quan chính sách. Đi hết mấy nghĩa trang. Sau Trung đoàn Thăng Long đánh một chiếc xe con, cử anh cán bộ trinh sát giỏi nhất hộ tống hai mẹ con cụ leo khắp mấy quả đồi nằm giữa lòng thung lũng Ia Đ'răng. Rồi chiếc xe đó tiễn cụ xuống tàu Thống Nhất trong hiu hắt và những lời hứa. |
Tuần trước tôi cũng đã hứa. |
Trời đêm rụng một vì sao. |
Có tiếng bước chân nhè nhẹ. Đấy là ông Phấn. Ông ra mời chúng tôi vào nghỉ trong nhà ông. Một căn nhà nhỏ, xinh và chỉ một chiếc giường. Ông bảo, đêm ngoài trời sương gió nhiều, lạnh, chịu sao thấu! Tôi cảm ơn và thưa lại rằng chúng tôi hơn một chục người. |
- Nhưng mà lạnh, ba bốn người một giường càng ấm. Còn thì cỏ khô... Nền sạch sẽ lắm. |
- Thế thì phiền cho ông quá. Với lại, ông nhìn kìa... Bọn trẻ đã ngủ cả rồi. |
- Vậy thì xin mời ông. Ông và tôi, dẫu sao cũng chẳng còn trẻ nữa. |
- Cảm ơn ông! Ông về nghỉ đi. Thú thực, tôi không buồn ngủ, cũng không thể ngủ. Tôi muốn canh gác cho bọn trẻ và sống cùng quá khứ. |
- Sống cùng quá khứ ư? |
- Vâng. |
- Nghĩa là... |
- Tôi đã sống ở đây, lâu rồi... Đã từng uống nước dòng suối trước nhà ông. Đã chiến đấu nhiều ngày trên đồi. |
- Cái đó thì tôi đoán được lúc ông nói về tảng đá. Tôi hiểu ông bây giờ trở về tìm bạn. |
- Vâng... Đi tìm bạn tôi. Anh ấy là một anh hùng. Một chàng trai hai mươi tuổi, trẻ lắm, đẹp lắm! |
- Dạ. Chiến tranh... cái thời chết trẻ bao nhiêu người! |
Tuổi ngũ tuần trong lòng đầy gió. Lạnh, chưa hẳn do đất trời nên lạnh. Im ắng quá. Tôi chất thêm củi vào đống lửa. Ông Phấn đun nước, pha cà-phê. Ông bảo ông muốn thức cùng tôi. |
Cà phê ngon thực. |
Một lúc sau ông chủ trang trại rụt rè nói: |
- Nè, ông... Ông thử coi lại xem, chuyện tìm kiếm ấy mà... có nhầm lẫn chi không. Mấy chục năm chứ ít đâu... |
- Chính xác là ba chục năm dư mười bảy ngày. Ba chục năm... ông biết tôi biết, vật đổi sao dời nhiều lắm. Con đường đất đỏ ngày xưa chúng tôi chốt chặn, nay nắn thẳng sang bên kia đồi, thoáng rộng hẳn ra và được trải nhựa. Rồi cà-phê và cao-su. Cả thung lũng Ia Đ'răng cũng đã là một Ia Đ'răng khác. Ngổn ngang, nhộn nhịp, tươi xanh. Thị trấn mọc lên... Heo hút lùi xa. Khác, mà nhiều thứ vẫn không thể khác. Đồi không tên thành trang trại của ông. Nhưng con gấu đá còn đó. Bạn tôi cho nổ lựu đạn trên tay ngay đoạn chiến hào bên cạnh nó. |
Copy từ http://www.vnmilitaryhistory.net/ |
Xin mời xem tiếp phần 2/3 tại đây:http://dvnien.blogspot.com/2015/08/at-am-2.html |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)