Phượng Hoàng cổ trấn gần đập Tam Hiệp ngập trong biển nước lũ
Phượng Hoàng cổ trấn nằm phía trên một nhánh sông của đập Tam Hiệp ngập trong biển nước khi lũ lụt tàn phá Trung Quốc trong vài tuần qua.
Phượng Hoàng cổ trấn ngập sâu
Phượng Hoàng cổ trấn hơn 2.000 năm tuổi - địa danh thu hút đông đảo khách du lịch quanh năm - trở thành khu vực mới nhất bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ lụt càn quét Trung Quốc trong 1 tháng qua.
Kể từ tháng 6, hơn 10 triệu người ở 26 tỉnh của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, với nhiều thành phố bên trên và bên dưới đập Tam Hiệp bị nước lũ nhấn chìm, làm dấy lên nghi ngại về nguy cơ vỡ đập thuỷ điện lớn nhất thế giới.
Phượng Hoàng cổ trấn ngập trong biển nước đục ngầu. Nguồn: Real China TV
Phượng Hoàng cổ trấn - có từ thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên) và nằm phía trên một nhánh của sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Nam - đã bị ngập lụt trong những ngày gần đây.
Tân Hoa Xã đưa tin, gần đây đã có mưa lớn trên các sông Ngô Giang, Tiểu Giang và Đà Giang ở thượng nguồn của sông Dương Tử. Ngày 29.6, bờ sông Đà Giang bắt đầu bị nhấn chìm bởi dòng nước lũ hung dữ.
Người dân Phượng Hoàng cổ trấn đăng tải một loạt video trên mạng hôm 30.6 cho thấy dòng nước lũ đục ngầu chảy qua các con phố, nước ngập đến vai, hàng chục người bị mắc kẹt.
Ở một số khu vực khác của cổ trấn, có thể thấy các phương tiện và người đi bộ đang vật lộn để di chuyển qua biển nước lũ xoáy dữ dội.
Nước ngập đến vai ở Phượng Hoàng cổ trấn. Nguồn: Real China TV Nước ngập đến vai ở Phượng Hoàng cổ trấn. Nguồn: Real China TV
Dự báo mưa lớn trong 10 ngày tới
Theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc, mưa sẽ tiếp tục kéo dài trong ngày 2.7, với mưa vừa đến mưa to ở miền trung và miền bắc Hồ Nam, trời nhiều mây ở phía đông nam Hồ Nam, và mưa nhỏ đến mưa giông ở các khu vực khác của tỉnh.
Cũng trong ngày 30.6, Cơ quan Khí tượng đã đưa ra cảnh báo mưa lớn trên khắp Trung Quốc trong ngày thứ 30 liên tiếp.
Theo tờ Liberty Times, toàn bộ lưu vực sông Dương Tử hứng chịu liên tục mưa như trút, trong khi lưu vực sông Hoàng Hà cũng đã bước vào mùa lũ. Đập Tiểu Lãng Để (Xiaolangdi), nằm ở thượng nguồn sông Hoàng Hà, bắt đầu xả nước lũ vào ngày 29.6 với tốc độ 5.520 mét khối mỗi giây.
Phượng Hoàng cổ trấn ngập trong biển nước. Nguồn: Taiwan News
Mực nước của trạm thủy văn ở thành phố Lan Khê trên thượng nguồn sông Tiền Đường đã đạt mức cảnh báo 28 mét vào chiều 30.6, China News Service đưa tin. Tối hôm đó, các nhà chức trách thông báo rằng lũ lụt đã bắt đầu xảy ra trên sông Tiền Đường và tình trạng khẩn cấp cấp 4 đã được thông báo vào lúc 10h30 tối.
Tân Hoa Xã cũng đưa tin, sau khi đập Tam Hiệp xả lũ vào ngày 28.6 với tốc độ 34.700 mét khối nước mỗi giây, vấn đề lũ lụt đã trở nên trầm trọng hơn đối với nhiều thành phố ở hạ lưu. Thành phố Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc, nằm cách đập chỉ 40 km, đã bị ngập sâu, khiến nhiều người dân đổ lỗi cho đập Tam Hiệp xả lũ.
Cục Tài nguyên nước Chiết Giang cũng chỉ ra rằng 20 hồ chứa vừa và lớn ở tỉnh Chiết Giang đã vượt quá mực nước kiểm soát lũ. Đến chiều 30.6, tổng trữ lượng của các hồ chứa lớn và vừa là 27,268 tỉ mét khối, tăng 3,804 tỉ mét khối so với trước mùa mưa.
Dự báo mưa lớn sẽ tiếp tục trong ít nhất 10 ngày nữa. Các vành đai mưa chính được dự báo sẽ nằm trong phạm vi từ lưu vực Tứ Xuyên đến Hoàng Hoài, Giang Hoài, Giang Hán và các khu vực phía bắc của Giang Nam.
NGỌC VÂN
Phượng Hoàng cổ trấn ngập sâu
Phượng Hoàng cổ trấn hơn 2.000 năm tuổi - địa danh thu hút đông đảo khách du lịch quanh năm - trở thành khu vực mới nhất bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ lụt càn quét Trung Quốc trong 1 tháng qua.
Kể từ tháng 6, hơn 10 triệu người ở 26 tỉnh của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, với nhiều thành phố bên trên và bên dưới đập Tam Hiệp bị nước lũ nhấn chìm, làm dấy lên nghi ngại về nguy cơ vỡ đập thuỷ điện lớn nhất thế giới.
Phượng Hoàng cổ trấn - có từ thời Xuân Thu (770-476 trước Công nguyên) và nằm phía trên một nhánh của sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Nam - đã bị ngập lụt trong những ngày gần đây.
Tân Hoa Xã đưa tin, gần đây đã có mưa lớn trên các sông Ngô Giang, Tiểu Giang và Đà Giang ở thượng nguồn của sông Dương Tử. Ngày 29.6, bờ sông Đà Giang bắt đầu bị nhấn chìm bởi dòng nước lũ hung dữ.
Người dân Phượng Hoàng cổ trấn đăng tải một loạt video trên mạng hôm 30.6 cho thấy dòng nước lũ đục ngầu chảy qua các con phố, nước ngập đến vai, hàng chục người bị mắc kẹt.
Ở một số khu vực khác của cổ trấn, có thể thấy các phương tiện và người đi bộ đang vật lộn để di chuyển qua biển nước lũ xoáy dữ dội.
Dự báo mưa lớn trong 10 ngày tới
Theo Cơ quan Khí tượng Trung Quốc, mưa sẽ tiếp tục kéo dài trong ngày 2.7, với mưa vừa đến mưa to ở miền trung và miền bắc Hồ Nam, trời nhiều mây ở phía đông nam Hồ Nam, và mưa nhỏ đến mưa giông ở các khu vực khác của tỉnh.
Cũng trong ngày 30.6, Cơ quan Khí tượng đã đưa ra cảnh báo mưa lớn trên khắp Trung Quốc trong ngày thứ 30 liên tiếp.
Theo tờ Liberty Times, toàn bộ lưu vực sông Dương Tử hứng chịu liên tục mưa như trút, trong khi lưu vực sông Hoàng Hà cũng đã bước vào mùa lũ. Đập Tiểu Lãng Để (Xiaolangdi), nằm ở thượng nguồn sông Hoàng Hà, bắt đầu xả nước lũ vào ngày 29.6 với tốc độ 5.520 mét khối mỗi giây.
Mực nước của trạm thủy văn ở thành phố Lan Khê trên thượng nguồn sông Tiền Đường đã đạt mức cảnh báo 28 mét vào chiều 30.6, China News Service đưa tin. Tối hôm đó, các nhà chức trách thông báo rằng lũ lụt đã bắt đầu xảy ra trên sông Tiền Đường và tình trạng khẩn cấp cấp 4 đã được thông báo vào lúc 10h30 tối.
Tân Hoa Xã cũng đưa tin, sau khi đập Tam Hiệp xả lũ vào ngày 28.6.20 với tốc độ 34.700 mét khối nước mỗi giây, vấn đề lũ lụt đã trở nên trầm trọng hơn đối với nhiều thành phố ở hạ lưu. Thành phố Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc, nằm cách đập chỉ 40 km, đã bị ngập sâu, khiến nhiều người dân đổ lỗi cho đập Tam Hiệp xả lũ.
Cục Tài nguyên nước Chiết Giang cũng chỉ ra rằng 20 hồ chứa vừa và lớn ở tỉnh Chiết Giang đã vượt quá mực nước kiểm soát lũ. Đến chiều 30.6, tổng trữ lượng của các hồ chứa lớn và vừa là 27,268 tỉ mét khối, tăng 3,804 tỉ mét khối so với trước mùa mưa.
Dự báo mưa lớn sẽ tiếp tục trong ít nhất 10 ngày nữa. Các vành đai mưa chính được dự báo sẽ nằm trong phạm vi từ lưu vực Tứ Xuyên đến Hoàng Hoài, Giang Hoài, Giang Hán và các khu vực phía bắc của Giang Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét