Tuy nhiên, mãng cầu xiêm không chỉ để bán trái tươi mà còn dùng làm nguyên liệu sản xuất loại sản phẩm đặc trưng của địa phương - đó chính là trà mãng cầu.

Biến trái mãng cầu xiêm giá cả bấp bênh thành “thần dược” - Ảnh 1.
Biến trái mãng cầu xiêm giá cả bấp bênh thành “thần dược” - Ảnh 2.
Biến trái mãng cầu xiêm giá cả bấp bênh thành “thần dược” - Ảnh 3.
Biến trái mãng cầu xiêm giá cả bấp bênh thành “thần dược” - Ảnh 4.
Biến trái mãng cầu xiêm giá cả bấp bênh thành “thần dược” - Ảnh 5.

Ông Phạm Văn Vỹ phơi mãng cầu để làm nguyên liệu chế biến thành trà mãnh cầu

Long Mỹ là một huyện vùng sâu của tỉnh Hậu Giang, nơi đây là vùng đất bị nhiễm phèn và chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn. Hàng năm vào mùa khô, triều cường từ biển Tây xâm nhập sâu, đặc biệt là những năm gần đây, hạn mặn ngày càng diễn ra khốc liệt hơn.

Tuy nhiên, với sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành, các cấp, cộng với sự quyết tâm của người dân, việc thay đổi cơ cấu cây trồng thích nghi với biến đổi khí hậu, được triển khai và đã mang lại hiệu quả.

Năm 2013, ông Phạm Văn Vỹ (ở xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ) mạnh dạn chuyển đổi hơn 1 ha trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu xiêm. Sau 2 năm, mãng cầu cho trái. Thế nhưng khi đến mùa trái chín, do tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào thương lái, nên hay bị ép giá, thu nhập của bà con nông dân vì vậy mà rất bấp bênh. Thêm vào đó, việc bảo quản loại trái cây này cũng rất khó, thường thì thu hoạch xong phải bán nhanh, không dự trữ lâu.

Từ đó, ông Vỹ mày mò, tìm hiểu chế biến trái mãng cầu thành trà. Chỉ trong một thời gian ngắn, loại trà này được nhiều người biết đến. Người tìm đến hỏi mua ngày càng nhiều, ông Vỹ quyết định mở Cơ sở sản xuất Trà Mãng cầu Bảy Vỹ. Hiện nay,trà mãng cầu có giá dao động từ 400.000- 500.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với bán trái tươi.

Ông Vỹ chia sẻ: "Không có vốn thì nhờ ngân hàng hỗ trợ cho mình vay, lãi suất nhẹ, nên làm được nhà cửa như ngày hôm nay".

Còn đối với ông Nguyễn Hữu Cảnh (xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ), đã kinh qua nhiều loại cây trồng, như: lúa, cam. Tuy nhiên, các loại cây mà gia đình ông đã trồng trước đây, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Năm 2014, ông Cảnh quyết định chuyển sang trồng mãng cầu xiêm.

Biến trái mãng cầu xiêm giá cả bấp bênh thành “thần dược” - Ảnh 6.

Biến trái mãng cầu xiêm giá cả bấp bênh thành “thần dược” - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Hữu Cảnh chăm sóc mãng cầu xiêm của gia đình

Với mong muốn mở rộng đầu ra và tăng giá trị cho vườn nhà, ông Cảnh đã học cách chế biến mãng cầu xiêm thành trà thay vì chỉ bán trái tươi. Chính vì vậy, thu nhập của gia đình ông Cảnh tăng cao hơn trước. Ông nói: "Nếu bán trái tươi thì cũng có lời, nhưng lời ít hơn. Còn nếu xắt làm trà mãng cầu thì tốn công nhưng có lời nhiều hơn".

Hiện nay, hầu hết bà con nông dân tại huyện Long Mỹ trồng mãng cầu xiêm được ghép trên gốc bình bát, nên khả năng chịu phèn, mặn của cây rất tốt.

Không phụ thuộc vào thương lái bán trái tươi, mãng cầu xiêm được người dân sản xuất thành trà, đem lại thu nhập ổn định. Để cho ra 1kg trà thành phẩm cần 10 kg trái tươi và qua nhiều công đoạn cầu kì.

Biến trái mãng cầu xiêm giá cả bấp bênh thành “thần dược” - Ảnh 8.

Sự đồng hành của Agriabank đã tiếp thêm sức mạnh giúp bà con trồng mãnh cầu xiêm yên tâm sản xuất, và có được nguồn thu nhập ổn định

Từ khi chuyển đổi mô hình sản xuất mà nhiều năm qua nông dân huyện Long Mỹ từ một vùng đất còn nhiều khó khăn, thì nay đã dần thay đổi. Tất cả đều nhờ vào nguồn thu nhập cao từ trái mãng cầu xiêm.

Để có được kết quả như hôm nay, bà con nông dân ở đây cũng trải qua những ngày đầu đầy gian khó khi đầu tư chuyển đổi cây trồng. Trước đây, cuộc sống của người dân vốn đã khó, thì khi phải tập trung hết vốn liếng để cải tạo đất, lên liếp… lại càng khó khăn hơn.

Thấu hiểu điều này, Agribank Chi nhánh Long Mỹ đã sát cánh, tiếp sức về vốn, nhờ vậy mà đã giúp nông dân vượt qua khó khăn, yên tâm sản xuất.

Tính đến cuối tháng 6 này, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Chi nhánh Long Mỹ là hơn 1.300 tỉ đồng; tỷ lệ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm hơn 78% . Trong đó, cho vay trồng và sản xuất trà mãng cầu xiêm là gần 8 tỉ đồng với 170 khách hàng còn dư nợ.

Theo ông Nguyễn Minh Lẽ, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa, được sự quan tâm của ngân hàng Agribank, người dân trên địa bàn xã Thuận Hòa đã tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng để đầu tư vào sản xuất trong nông nghiệp. Trong đó, sản xuất mãng cầu và trà mãng cầu được người dân rất quan tâm, ủng hộ đem lại hiệu quả kinh tế của hộ trong thời gian gần đây rất tốt, thu nhập bình quân đầu người của xã hiện nay là 46,6 triệu/người/năm.

Về Long Mỹ anh hùng hôm nay, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận được sự đổi thay trên vùng đất này. Người dân ở đây không chỉ ăn nên làm ra mà nhiều gia đình đã vươn lên khá giàu. Đây là sự nỗ lực, đồng lòng phát triển kinh tế của người dân và chính quyền địa phương. Thêm vào đó, là sự đồng hành của Agriabank đã tiếp thêm sức mạnh giúp bà con yên tâm sản xuất, và có được nguồn thu nhập ổn định. Đây chính là tiền đề quan trọng giúp địa phương thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đề ra.

Trà mãng cầu được xem là "thần dược" do có thể giảm huyết áp, tăng cường sức đề kháng và khả năng tiêu hoá. Loại trà này còn giúp làm đẹp như giảm cân, đẹp da và kháng viêm...