Vụ chạy thận 8 người chết: Báo cáo Thủ tướng, hàng loạt câu hỏi cần làm sáng tỏ
TP - Bộ Y tế vừa có văn bản số 4184/BYT-PC gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo quá trình giải quyết tình tiết mới do Bộ Y tế kiến nghị trong vụ án tai biến chạy thận nhân tạo làm 8 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Văn bản nêu rõ, ngày 13/6/2019, nhận được Giấy mời số 159/GM-TA ngày 03/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình, Bộ Y tế đã cử một số chuyên gia, nhà khoa học giàu kinh nghiệm, tâm huyết và có trách nhiệm về hồi sức cấp cứu, pháp y, trang thiết bị y tế, hóa học, độc chất, pháp lý tham gia tố tụng tại Phiên tòa để làm rõ quan điểm của Bộ Y tế về phát hiện tình tiết mới mang tính khoa học liên quan đến nguyên nhân tử vong.
Đó là: Nguyên nhân chết của 8 người bệnh có thể là do nhiễm đa chất, trong đó có HF và con đường ô nhiễm nước dùng cho máy chạy thận là do hệ thống RO1 hỏng (có 3 van hỏng trên đường Bypass cũ) đã mở thông con đường gây ô nhiễm đa chất là nguyên nhân gây ra sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Với nhận định khoa học trên, Bộ Y tế đưa ra một số câu hỏi đặt ra để Hội đồng xét xử đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Hòa Bình (Cơ quan CSĐT - CA tỉnh Hòa Bình) làm rõ. Cụ thể, vì sao các lần trước bị cáo Bùi Mạnh Quốc đã bảo trì, súc rửa hệ thống RO2 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng không xảy ra hậu quả mà lần này lại xảy ra tai biến, liệu bị cáo Quốc có làm gì khác so với các lần trước không; Vì sao những lần trước sau khi bảo trì, súc rửa hệ thống RO2 của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, bị cáo Quốc không làm xét nghiệm AAMI mà người bệnh không chết mà lần này bị cáo Quốc cũng không làm xét nghiệm AAMI nhưng người bệnh lại chết; Vì sao Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình chỉ bảo dưỡng hệ thống RO2 trong khi cả 2 hệ thống RO1 và RO2 đều được kết nối với nhau nên không thể bảo đảm chất lượng chạy thận nhân tạo của cả hệ thống, hư hỏng của hệ thống RO1 có thể ảnh hưởng đến hệ thống RO2 và ngược lại; Vì sao bị cáo Quốc sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axit Clohydric (HCl) để lau chùi, sục rửa các cột lọc mà khi xét nghiệm lại chỉ có HF (đơn chất), không có HCL (cả HF và HCL là đa chất)? HCL (tính axit cao hơn HF) có phải cũng là nguyên nhân nữa dẫn đến tử vong của 8 bệnh nhân không?
Đặc biệt, Bộ Y tế cho rằng, một trong những nội dung quan trọng nhất chưa được làm sáng tỏ là việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình và cơ quan giám định là Viện KHHS-Bộ Công an đã phát hiện ra 3 van bị hỏng nằm trên con đường nối tắt Bypass thuộc hệ thống RO1 nhưng Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình lại chưa điều tra, thực nghiệm điều tra hiện trường; chưa vẽ lại hoặc chụp ảnh toàn bộ hệ thống RO1, RO2 trong quá trình giám định; cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình dỡ bỏ vật chứng quan trọng của vụ án là hệ thống RO1, RO2 sai với quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Bộ Y tế kiến nghị, cần thiết phải điều tra bổ sung thông qua các biện pháp khoa học, khách quan. Cụ thể, Cơ quan Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình có thực hiện giám định chất lượng toàn bộ hệ thống lọc nước RO1 và RO2 không; Tại sao không có luận giải liên quan đến hỏng hóc 3 van của hệ thống RO1; Cần thiết dựng lại hiện trường và tổ chức thực nghiệm; Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình giải thích ra sao về cơ chế tồn dư hóa chất HF trong hệ thống RO của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình…
Việc Hội đồng xét xử chưa xem xét nghiêm túc tại phiên tòa các kiến nghị khoa học bằng các luận giải khoa học mà đã khẳng định các kiến nghị của Bộ Y tế “là không có cơ sở khoa học” là không bảo đảm khoa học pháp lý, khoa học xét xử. Thêm vào đó, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình không trả lời kiến nghị của Bộ Y tế nhưng Hội đồng xét xử lại nhận định “Điều này bác bỏ hoàn toàn các lập luận, giả thiết mà Bộ Y tế nêu ra trong các văn bản gửi các cơ quan tiến hành tố tụng” cũng là ngụy biện.
Như vậy, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình và Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình đều chưa chứng minh được nguyên nhân tử vong, cũng như con đường dẫn đến nguyên nhân tử vong bằng khoa học từ kiến nghị của Bộ Y tế nhưng vẫn tuyên án. Do đó, Bản án phúc thẩm này không có giá trị khoa học và không thuyết phục.
Bộ Y tế cho rằng, một trong những nội dung quan trọng nhất chưa được làm sáng tỏ là việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình và cơ quan giám định là Viện KHHS - Bộ Công an đã phát hiện ra 3 van bị hỏng nằm trên con đường nối tắt Bypass thuộc hệ thống RO1 nhưng Cơ quan CSĐT công an tỉnh Hòa Bình lại chưa điều tra, thực nghiệm điều tra hiện trường; chưa vẽ lại hoặc chụp ảnh toàn bộ hệ thống RO1, RO2 trong quá trình giám định; cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình dỡ bỏ vật chứng quan trọng của vụ án là hệ thống RO1, RO2 sai với quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Hành trình tìm lại vật chứng vụ chạy thận 8 người chết
Ở một nhà kho nằm sâu trong vùng núi heo hút huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) chứa những đoạn ống nước, hai bồn inox to cùng những chiếc bình kim loại được tháo rời và hàng trăm thứ phụ kiện khác. Chúng nằm im lìm ở đó dễ chừng cả năm, phủ bụi, không người trông coi.
Vụ chạy thận làm 8 người chết ở Hòa Bình: Phục dựng vật chứng bị tiêu hủy
Sáng 5/8, TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) đã thực nghiệm khoa học lại quá trình hoạt động của hệ thống lọc thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình. Điều đáng chú ý, hệ thống này được phục dựng bằng chính những thiết bị từng gây ra cái chết của 8 bệnh nhân trong vụ án trước đó.
Phục dựng hệ thống chạy thận, lộ tình tiết gỡ tội cho BS Hoàng Công Lương
Sáng 5/8/19, Viện Trang thiết bị y tế (Bộ Y tế) đã thực nghiệm lại quá trình hoạt động của hệ thống lọc thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình. Từ đây, một hướng nguyên nhân gây ra cái chết của 8 bệnh nhân đã được Bộ Y tế đưa ra, khác hoàn toàn với kết luận điều tra.
Chạy thận 8 người chết ở Hoà Bình: Lộ tình tiết chưa có trong kết luận điều tra
Ngày 2/8/19, trao đổi với báo chí, TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) cho biết, vụ tai biến chạy thận nhân tạo làm 8 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình xuất hiện tình tiết mới, chưa có trong kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hòa Bình.
Khai trừ Đảng nguyên Phó GĐ Bệnh viện Hòa Bình sau vụ chạy thận 9 người chết
Được tòa án xác định đã phạm tội thiếu trách nhiệm dẫn tới sự cố chạy thận khiến 18 người thương vong, nguyên Phó giám đốc và Trưởng phòng vật tư Bệnh viện Hòa Bình bị khai trừ Đảng.
Phúc thẩm vụ chạy thận 9 người chết: Tuyên án Hoàng Công Lương
Sáng 19/6, TAND tỉnh Hoà Bình tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án chạy thận nhân tạo làm 8 người chết, xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình.
Vụ chạy thận ở Hòa Bình: Xuất hiện nghi vấn 'đầu độc'
Ngày 19/1, TAND TP Hòa Bình tiếp tục ngày làm việc thứ 6 trong phiên xử vụ án 9 người tử vong sau chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình (BV Hòa Bình).
Vụ chạy thận 9 người chết: Phó GĐ chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ sau sự cố
Cơ quan CSĐT xác định, sau khi xảy ra sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong, ông Hoàng Đình Khiếu - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu cấp dưới hoàn thiện hồ sơ, sổ sách, ghi thêm phân công bác sĩ Hoàng Công Lương phụ trách đơn nguyên thận để nộp cơ quan điều tra. Ngoài ra, một số giấy tờ, văn bản khác cũng có dấu hiệu được khắc phục sau sự cố.
Luật sư nghi vấn có 'đầu độc' trong vụ án chạy thận ở Hòa Bình
Một luật sư cho biết ông nghi ngờ đồng thời nắm giữ chứng cứ thể hiện 9 người tử vong khi chạy thận 'có dấu hiệu bị đầu độc', không phải do sự vô ý, thiếu trách nhiệm của bác sĩ Hoàng Công Lương và 6 bị cáo khác.
Thái Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét