Thứ trưởng Bùi Văn Ga trấn an sỹ tử về "một kỳ thi quốc gia" |
Copy từ http://baophapluat.vn/giao-duc/thu-truong-bui-van-ga-tran-an-sy-tu-ve-mot-ky-thi-quoc-gia-195088.html , đăng ngày 25/08/14, mục Dân sinh > Giáo dục. |
|
Ảnh minh họa |
(PLO) - Theo dự kiến, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ công bố phương án thi và tuyển sinh trong thời gian tới. Do đó, rất có thể năm 2015, chỉ còn một kỳ thi quốc gia. Tuy nhiên, thực tế dư luận vẫn còn nhiều tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều. |
Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết: |
- Hiện nay chúng ta có kỳ thi tốt nghiệp THPT, sau đó là kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) được tổ chức thành 3 đợt nên quá nặng nề. Trong khi đó, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ chúng ta tổ chức kỳ thi 3 chung, xã hội cũng phàn nàn nhiều về độ phức tạp, tốn kém... |
Từ năm 2011, Bộ đã nghiên cứu để làm sao có một kỳ thi nhẹ nhàng và ý tưởng đó đã được đưa vào Luật Giáo dục ĐH 2013, các trường ĐH được phép tự tuyển sinh, rồi Nghị quyết 29 cũng đưa ra vấn đề này. Việc đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là việc phải làm để làm sao theo hướng một kỳ thi nhẹ nhàng, cùng lúc đạt 2 mục tiêu: xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở dữ liệu cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Sau khi xem xét thì thấy nếu tổ chức một kỳ thi chung quốc gia thì kỳ thi 3 chung không còn nữa, các trường ĐH hoàn toàn có thể tự chủ tuyển sinh. |
Không có sự chồng chéo |
Việc sử dụng kết quả có phải là cách duy nhất để các trường ĐH tuyển sinh không, thưa ông? |
- Đây không phải là cách duy nhất để các trường ĐH, CĐ có thể tuyển sinh. Khác với kỳ thi 3 chung, bắt buộc các trường phải lấy kết quả đó để tuyển sinh với các quy định hết sức ngặt nghèo. Nhưng bây giờ, các trường được tự chủ tuyển sinh thì Bộ chỉ cung cấp cơ sở dữ liệu. Với dữ liệu này, các trường hoàn toàn có thể sử dụng để tuyển sinh viên vào trường hoặc sử dụng một phần kết quả kết hợp với kỳ kiểm tra riêng của mình... thậm chí, nếu thấy cần thiết, yêu cầu tuyển sinh cao hơn thì có thể tổ chức một kỳ thi riêng vào trường mình. Như vậy rất đa dạng, tùy theo yêu cầu của các trường, các ngành nghề của các trường có thể tuyển sinh theo cách nào cũng được. |
Liệu có sự chồng chéo nào giữa đề án tuyển sinh riêng mà các trường đang xây dựng và đề án một kỳ thi quốc gia hay không? Nhiều trường vẫn mặn mà với “3 chung”, vậy vì sao lại phải tuyển sinh riêng? |
- Việc nặng nhất đối với các trường trong kế hoạch thi riêng là đề thi, nếu như trước thi “3 chung” thì đề thi được Bộ lo đầy đủ, các trường không lo lắng về độ an toàn, rủi ro nên tuyển sinh riêng các trường sợ nhất là khâu làm đề. |
Tuy nhiên, Luật Giáo dục ĐH và xu thế phát triển của các trường ĐH trên thế giới là tuyển chọn những người có năng lực phù hợp vào trường, bởi ĐH có nhiều ngành nghề đa dạng nên các trường sẽ tự quyết vấn đề này. Nếu chúng ta cứ giữ mãi kỳ thi “ba chung” thì các trường sẽ rất bị động, sẽ mất đi quyền tự chủ của nhà trường. Còn việc tuyển sinh riêng, các trường có tuyển được thí sinh hay không còn phụ thuộc vào uy tín, vị trí địa lý, thương hiệu… của các trường. Do đó, không có sự chồng chéo, mâu thuẫn. Nếu kỳ thi quốc gia được thực hiện thì các trường dựa trên đề án tuyển sinh riêng, vẫn có thể bổ sung thêm một số tiêu chí để chọn được sinh viên chất lượng, như cho kiểm tra bài test, có bài thi đánh giá năng lực, có phỏng vấn |
Vậy làm sao để kiểm soát chất lượng nguồn tuyển của các trường tuyển sinh riêng, thưa ông? |
- Mỗi đề án của các trường đã phải công bố ngưỡng chất lượng đào tạo, ví dụ, với ĐH thường trung bình là 6 điểm trở lên, CĐ 5,5 điểm trở lên. Đây là ngưỡng bắt đầu để xét tuyển, sau đó sẽ có những bài đánh giá về năng lực, phẩm chất theo từng trường. Việc các trường tuyển sinh riêng, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các tổ thanh tra và đi kiểm tra lại thực hiện việc tuyển sinh riêng, đặc biệt là cam kết ngưỡng chất lượng đầu vào. |
Hàng năm các trường có thể sẽ có 2 lần tuyển sinh. Đối với những trường đào tạo theo tín chỉ có thể tuyển vào mùa thu và mùa xuân. Trước mắt, trong 62 đề án tuyển sinh riêng năm 2014 chưa có đề án nào thực hiện tuyển sinh 2 lần/năm. Các trường đều kết thúc quá trình tuyển sinh của mình theo lịch chung của Bộ, theo đó ĐH cuối tháng 10 và CĐ cuối tháng 11. Nếu sau này có trường nào tuyển sinh riêng thực hiện tuyển 2 lần/năm thì Bộ sẽ xem xét, sắp xếp cho các trường này về thời gian tuyển của từng đợt để đảm bảo thống nhất, không lắt nhắt. |
|
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga |
Học sinh không có gì phải lo lắng |
Thưa ông, hiện nay xã hội cũng như hiệu trưởng các trường ĐH chưa thấy yên tâm về kì thi tốt nghiệp THPT tại các địa phương. Vậy làm thế nào để dư luận yên tâm về một kì thi quốc gia tới đây? |
- Rõ ràng, độ tin cậy là yếu tố hết sức quan trọng đối với các trường muốn lấy kết quả của kỳ thi quốc gia để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Trong hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ 2014 vừa được tổ chức, các trường cũng cung cấp các giải pháp làm sao để có thể có được kết quả tin cậy. Bởi nếu kết quả đó không tin cậy, các trường sẽ phải tổ chức thêm một kỳ thi riêng thì sẽ gây phức tạp, tốn kém rất nhiều. Vì vậy, trong đề án một kỳ thi quốc gia, Bộ cũng đã đề xuất các giải pháp để chúng ta đảm bảo độ tin cậy, công bằng của kỳ thi. Chẳng hạn như tổ chức các điểm thi thành các cụm ở từng tỉnh, rồi chúng ta tổ chức chấm điểm chung các cụm liên tỉnh, các vùng. Cán bộ tham gia kỳ thi gồm sở, trường ĐH, CĐ, tổ chức thanh tra giám sát kỳ thi. Với giải pháp đó, hy vọng kết quả có độ tin cậy để các trường có thể sử dụng được. |
Việc ra đề thi sẽ được đổi mới ra sao, thưa ông? |
- Những năm vừa qua, chúng ta đều đổi mới công tác ra đề thi. Thành công nhất là năm 2014 vừa qua, chúng ta đã ra được đề thi rất phù hợp với khả năng làm bài của học sinh cũng như phân loại được học sinh. Do bài của chúng ta có kết cấu phù hợp như thế nên có thể đưa vào bài thi một số phần cơ bản để xét tốt nghiệp phổ thông, đồng thời cũng đưa những kiến thức nâng cao, phân loại học sinh để tuyển sinh ĐH, CĐ. Thành công trong công tác ra đề thi những năm gần đây khiến chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng ra đề thi cho 2 mục đích cho kỳ thi quốc gia sắp tới. |
Những đổi mới này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thí sinh khi mà ở phổ thông, thầy - trò vẫn dạy- học theo chương trình cũ? Và phần đa học sinh lớp 12 năm học tới đang hoang mang không biết mình sẽ thi ra sao? |
- Cách học và dạy ở phổ thông chưa thay đổi gì, dù thi theo môn thi hay thi tổng hợp bài thi với nhiều môn riêng rẽ. Do đó, chưa yêu cầu học sinh phải có kiến thức tích hợp. Học sinh không có gì phải lo lắng, vẫn học như bình thường những kiến thức có trong SGK. Việc thay đổi của một kỳ thi quốc gia đó là rất có lợi cho thí sinh: một kỳ thi có thể xét tuyển được nhiều trường. Trong khi đó, trước đây muốn làm được việc đó, thí sinh phải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và một trong 3 đợt thi tuyển sinh ĐH, CĐ. |
Thứ hai, thi xong rồi, có kết quả các em mới đăng ký xét tuyển. Do đó, tránh hoàn toàn rủi ro thi “3 chung” trước đây quy định. Đối với những học sinh đã có bằng phổ thông rồi thì chỉ thi những môn các trường cần xét tuyển. Vì vậy, cả nội dung thi và cách thức sử dụng kết quả kỳ thi đều có lợi cho thí sinh, các em cứ yên tâm học tập. |
Vậy phương án kỳ thi quốc gia sẽ được công bố khi nào? |
- Bộ cũng đã lấy ý kiến các Sở GD&ĐT và thời gian qua cũng lấy ý kiến công luận, rồi lấy ý kiến các trường ĐH, CĐ cả nước. Sau khi có ý kiến của Bộ, của Sở, của công luận và đặc biệt là ý kiến của các em học sinh sẽ thi trong năm tới, Bộ sẽ chốt lại một phương án cuối cùng báo cáo Thủ tướng và Chính phủ rồi sẽ công bố sớm cho các em học sinh biết. |
Xin cảm ơn Thứ trưởng! |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét