Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2014

Đi tìm bé Tùng Anh

Nhóm thiện nguyện chùa Bồ Đề và hành trình đi tìm sự thật - Kỳ 2
Đi tìm bé Tùng Anh
Copy từ http://www.tienphong.vn/xa-hoi/di-tim-be-tung-anh-753856.tpo , đăng ngày 30/08/14, mục Xã hội.
TP - Xóm 8 xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định vốn bình yên nay bỗng xôn xao vì một vụ án xẩy ra tận chùa Bồ Đề, Hà Nội.
Cũng bởi những dòng tin này do công an quận Long Biên cung cấp: “Tùng Anh (tên khai sinh Lâm Chí Thiên, sinh năm 2007) con chị Phạm Thị Thuận, sinh năm 1984, hộ khẩu thường trú; xóm 8, Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định. Chị Thuận đón cháu Tùng Anh về từ tháng 12/2007. Hiện cháu Tùng Anh đang sinh sống cùng mẹ ở địa chỉ trên”.
Bé Tùng Anh ngày ở chùa Bồ Đề
Cũng bởi những dòng tin này do công an quận Long Biên cung cấp: “Tùng Anh (tên khai sinh Lâm Chí Thiên, sinh năm 2007) con chị Phạm Thị Thuận, sinh năm 1984, hộ khẩu thường trú; xóm 8, Xuân Châu, Xuân Trường, Nam Định. Chị Thuận đón cháu Tùng Anh về từ tháng 12/2007. Hiện cháu Tùng Anh đang sinh sống cùng mẹ ở địa chỉ trên”.
Tôi về xóm 8 tìm bé Tùng Anh, lòng vẫn ám ảnh bởi câu chuyện đứa bé này một ngày nọ bỗng dưng biến mất khỏi chùa Bồ Đề và cho đến nay nhóm thiện nguyện của Bích Ngọc vẫn đau đáu với câu hỏi đứa trẻ mà họ chăm sóc từ khi chưa rụng rốn bây giờ ở đâu?
Câu chuyện trong ngôi nhà có 3 người điên
Nếu theo địa chỉ của công an quận Long Biên thì câu hỏi đó phải chăng đã được trả lời. Nhưng về xóm 8, những phân vân, hồ nghi ấy không những chưa được trả lời mà lại thêm nhiều câu hỏi mới.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Xuân Châu cho tôi hay về chị Phạm Thị Thuận, mẹ đẻ của bé Tùng Anh: “Thuận là con gái ông Phạm Văn Tháng, hoàn cảnh gia đình cực kỳ éo le. Ông Tháng và hai cô con gái bị điên. Tôi vừa thấy Thuận về đây, đạp xe đi ngoài đường”. Tôi hỏi thông tin về bé Tùng Anh, ông Thanh nói: “Tôi không rõ lắm, xã có 7.000 dân, làm sao tôi nhớ hết, mới đây công an hình sự thành phố Hà Nội có về xác minh”.
Trong ngôi nhà có 3 người điên này, không hề có dấu hiệu nào cho thấy bé Tùng Anh ở đây
Nhưng ông Phạm Văn Vinh - Phó Chủ tịch kiêm trưởng Công an xã Xuân Châu lại đưa ra một thông tin về chị Thuận khác hẳn với những gì ông Bí thư Đảng ủy xã vừa nói với tôi: “Thuận đi Trung Quốc từ tháng hai rồi. Lúc đi cũng chẳng khai báo gì với công an xã, không biết đi bằng con đường nào. Thuận cũng đã cắt hộ khẩu ở quê”. Tôi hỏi: “Đứa con chị Thuận có ở quê không”.
Ông Vinh trả lời: “Nghe nói thằng bé đang ở trong miền Nam với một ông bác”.
Tôi tìm đến nhà ông Tháng - gia đình có nhiều người điên mà ở vùng quê này ai cũng biết. Nằm dưới triền đê, lối vào sâu hút, cỏ dại mọc đầy. Ngôi nhà cũ nát khuất nẻo toát lên vẻ cô liêu, hoang vắng dù nằm giữa xóm làng đông đúc dân. Trong ngôi nhà tiêu điều ấy, có ba gương mặt thất thần dại dại nhìn ra. Đó là ông Tháng và hai cô con gái bị điên. Bà Vũ Thị Hạnh - mẹ Thuận - gương mặt khắc khổ, quần áo nhàu nát bước ra chào khách. Bà Hạnh là người duy nhất không bị điên trong ngôi nhà này.
Bà Vũ Thị Hạnh, mẹ của chị Phạm Thị Thuận cho hay bé Tùng Anh đang ở trong một ngôi chùa ở miền Nam.
Gương mặt buồn của bà càng trở nên trĩu nặng khi tôi hỏi về chị Thuận và bé Tùng Anh. Chậm rãi và mệt mỏi, bà kể: “Trước đây con gái tôi vào miền Nam rồi lấy một người chồng ở trong đó. Nhưng chồng Thuận, nghiện hút thường xuyên đánh đập.
Có bầu 4 tháng, Thuận không chịu được phải bỏ về quê. Về quê nghèo quá không sống được, Thuận lên chùa Bồ Đề, sinh cháu ở trên đó. Một thời gian sau, chị Hậu, là chị gái tôi không có con trai nên xin cháu khỏi chùa Bồ Đề về để làm con nuôi coi như con đẻ. Đến lúc, chồng chị Hậu cũng tá túc trong một ngôi chùa đâu ở miền Nam, cho biết ở trong này chùa cũng cho trẻ con ăn học đầy đủ lắm. Thì thôi, cho cháu vào đó.
Thằng bé bây giờ ở miền Nam với anh rể tôi, thỉnh thoảng tôi có điện thoại vào. Anh rể tôi ngoài đời là Đinh Xuân Ánh, còn tên Phật là Thích Tâm Hiền. Còn cháu tôi ở chùa tên là Tùng Anh, nhưng giấy khai sinh là Lâm Chí Thiên. Bố cháu họ Phạm, nhưng không hiểu sao lại lấy họ Lâm. Bố cháu nghiện hút, đi buôn ma túy, bây giờ đang ở trong tù. Cả nhà tôi, chồng và hai con bị tâm thần trừ tôi ra thôi”.
Ông Mạc - công an viên của xóm 8, ngồi bên cạnh thốt lên: “Gia đình này bị điên gia truyền, cả bà mẹ già đang nằm trong kia cũng vậy, tội lắm. Chỉ có bà Hạnh không bị điên nhưng cứ sống thế này thì bà cũng điên mất”.
Ông Mạc vừa dứt lời thì một người đàn ông ở trần chạy vào, chửi oang oang: “Này ông công an, ở đây có con điên hay đánh người, tôi nói cho ông biết, nếu ông không có trách nhiệm thì án mạng xảy ra có ngày”. Người đàn ông ở trần hung dữ chửi rủa trước mặt khách lạ. Ông Mạc cười buồn: “Đây là em trai của ông Tháng, cũng bị điên nốt”.
Sáng nay, Phạm Thị Hòa - cô con gái điên vừa đánh mẹ, đánh bố đã bỏ đi sau khi người chú điên sang đánh Hòa rất đau. Cô con gái Phạm Thị Hiền, điên nhưng không quậy phá, cứ ngồi trong cửa sổ nhìn ra, gương mặt vô hồn và cái cười ngây dại.
Bà Hạnh vẫn cái chất giọng buồn sền sệt: “Nhà tôi không có ruộng, xin được tí ruộng thừa để cấy, có gì ăn nấy. Ngần ấy người điên, mỗi tháng nhà nước trợ cấp cho mỗi người 270 nghìn đồng, cộng lại được 810 nghìn đồng, không đủ ăn nói gì mua thuốc. Ở nhà nghèo khó quá, con Thuận phải đi Trung Quốc làm ăn với hai cô và bác. Nó ở tỉnh nào tôi cũng không rõ…”.
Trong ngôi nhà của 3 người điên, không có một dấu hiệu nào cho thấy Tùng Anh đã từng ở đây. Bà Hạnh cũng chẳng có ý niệm gì về đứa cháu ngoại bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề. Bà nói một cách mơ hồ rằng Tùng Anh đã từng về đây một lần, rồi đi mãi.
Tôi hỏi bà tên ngôi chùa ở miền Nam mà Tùng Anh đang ở với người anh rể mà theo bà có pháp danh là nhà sư Thích Tâm Hiền, bà lắc đầu: “Không biết”. Tôi hỏi bà số điện thoại của người mà bà nghĩ đã là Thích Tâm Hiền, cũng là anh rể của bà, bà cũng lắc đầu: “Không biết”. Vậy mà hồi nãy bà nói: “Thỉnh thoảng có điện thoại vào”.
Tôi cũng hiểu ở gia đình chỉ còn mình bà Hạnh không điên như bà tự thừa nhận này, khi cơm còn bữa đói bữa no thì điện thoại là một thứ xa xỉ. Nhưng tại sao tung tích đứa cháu ngoại Tùng Anh lại mơ hồ và khó kiểm chứng đến như vậy? Trong khi đó, trước khi về đây, tôi đã rất tin vào những dòng xác minh này: “...Hiện cháu Tùng Anh đang sinh sống cùng mẹ ở địa chỉ trên”.
Tùng Anh đang ở đâu? Về tận nhà mẹ Tùng Anh, câu hỏi đó chưa được trả lời mà lại thêm những câu hỏi khác. Ngay cả việc tìm mẹ Tùng Anh cũng như bóng chim tăm cá.
Ông Mạc - công an xóm nói đầy vẻ chua xót: “Cái Thuận trước đây từng là giáo viên đấy, nhưng thỉnh thoảng cũng có những triệu chứng bất bình thường lạ lắm. Thuận từng lấy phân bôi lên người bố chồng. Cả nhà ông Tháng trước đây nghèo khổ quá, đã từng vào Lâm Đồng, rồi sau cũng phiêu dạt khắp nơi. Nghe nói ông Tháng đã từng được sư Đàm Lan cưu mang ở chùa Bồ Đề 3, 4 năm rồi mới về quê”.
Tùng Anh chưa một lần về quê mẹ?
Tôi rời khỏi nhà bà Hạnh, ám ảnh khi nhìn vào những gương mặt vô hồn nhưng chất chứa đau khổ kia. Chưa bước ra khỏi ngõ, thì một phụ nữ cất tiếng chào, rồi bảo: “Tôi tên Thân, hàng xóm nhà bà Hạnh. Các bác tìm Thuận à, người ta nói Thuận đi Trung Quốc nhưng không phải đâu. Trước nó sống ở đây cả năm, rồi đi làm thuê cho con ông Mạc ở đài phát thanh xã. Mỗi lần về nhà con em gái lên cơn vật xuống đánh Thuận ác quá, Thuận phải đi. Đi đi về về làm thuê chứ không đi Trung Quốc”.
Bà Thân - hàng xóm nhà chị Thuận khẳng định chưa một lần thấy bé Tùng Anh về nhà mẹ
“Chị có thấy thằng bé Tùng Anh con chị Thuận về đây”.
Bà Thân nói ngay: “Chưa một lần về đây, nhà tôi ở sát nách, tôi biết ngay. Trên có giời dưới có đất, tôi không bao giờ nói sai”.
Câu chuyện của bà Thân lại nhói lên trong tôi những câu hỏi mới: “Nếu chị Thuận không đi Trung Quốc thì ở đâu, sao không nuôi con mình mà lại gửi vào chùa trong khi trước đây Tùng Anh cũng đã từng ở chùa?”.
Nếu như theo câu chuyện của Nguyễn Thị Bích Ngọc và nhóm thiện nguyện thì Tùng Anh bị bỏ rơi ở chùa khi chưa cắt rốn. Nhưng theo lời kể của bà Hạnh thì con gái bà vào chùa rồi sinh Tùng Anh ở đấy.
Tôi trao đổi thông tin này với Ngọc thì Ngọc khẳng định: “Hồi đó, em thường xuyên đến chùa Bồ Đề chăm sóc Tùng Anh, em chưa gặp một người nào khiến em linh cảm đó là mẹ Tùng Anh cả. Vì hồi đó chùa còn ít bé và ít bảo mẫu nên em nhớ rất rõ”.
Tôi rời khỏi xã Xuân Châu, lòng nặng trĩu bởi câu nói của Ngọc: “Em đã xin địa chỉ của Tùng Anh ở miền Nam để bay vào thăm, nhưng họ không cho. Xin một tấm hình của bé cũng không được. Hiện nay Tùng Anh, Hoàng Anh, Huy Anh vẫn chưa biết đang ở đâu?”.
Câu hỏi và nỗi niềm băn khoăn đau đáu đó, xin được chuyển đến các cơ quan chức năng.
Xem bài trước bài này: Nhóm thiện nguyện chùa Bồ Đề và hành trình tìm sự thật. Xem tại đây.

1 nhận xét:

Angelika nói...

Tôi không thể cảm ơn Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đủ để giúp tôi khôi phục lại cuộc hôn nhân của mình với niềm vui và sự an tâm của nhiều vấn đề gần như dẫn đến ly hôn. Cảm ơn Chúa, tôi đã tổ chức Tiến sĩ EKPEN TEMPLE đúng giờ. Hôm nay tôi có thể nói với bạn rằng Tiến sĩ EKPEN TEMPLE là giải pháp cho vấn đề này trong hôn nhân và mối quan hệ của bạn. Liên lạc với anh ấy tại (ekpentemple@gmail.com)