Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013
Vĩnh Long: Bắt được cá hô “khủng” gần 120kg
Vụ 7 em học sinh bị đuối nước: Nỗi đau vô bờ trước sóng nước Cần Giờ
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013
Cuộc sống vùng cao xứ Thanh đảo lộn vì rét kỷ lục
Bảo vệ bãi biển bị phản ứng trong cứu hộ 7 học sinh
Trương Nghệ Mưu có thể bị phạt 21 tỉ đồng vì sinh nhiều con
Bắt đối tượng bán 96 nhẫn vàng giả
Phức tạp và tế nhị lắm!
Copy từ http://laodong.com.vn/noi-hay-dung/phuc-tap-va-te-nhi-lam-170523.bld , đăng ngày 30/12/13, mục Nói hay đừng! |
- Tại sao có nhiều người cứ… long lên sòng sọc mỗi khi Nhà nước ban hành các quy định xử phạt các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật và đạo đức thế hở bác? |
- Chú có “phản vệ” với các mức xử phạt đó, ví như chửi vợ phạt 1 triệu? |
- Về khoản 1 triệu thì chắc chắn không, vợ em mà bị chửi “nó” phạt lại em “1 tỉ đô”, mức Nhà nước ăn nhằm gì. |
- Thế còn những khoản phạt khác, cũng ti tỉ khoản đấy? |
- Thực tình em cũng không lo lắm, mình xưa nay sống lành mạnh, sáng “cắp ô” đi làm, chiều xong việc “cắp ô” về sinh hoạt gia đình, có làm gì quá đáng, có phóng nhanh, vượt ẩu đâu mà lo phạt. Phường em việc nhiều, các sếp sai vặt liên tục, mấy khi ngồi chơi xơi nước... |
- Vậy chú là người bình thường, còn gọi là người tốt việc tốt, không việc gì phải sợ luật pháp, xử phạt. |
- Thế những người “phản vệ” với “quy tắc” là không tốt? |
- Không phải vậy, trước hết họ lo lắng, nhỡ mình mà thèm quá hút một điếu thuốc ở nơi cấm thuốc, đi đường muốn tiểu quá vì vừa làm vại bia, lại gặp nơi chưa có WC, hoặc nặng hơn là bực mình với mụ vợ tai quái mà phát ngôn ra một câu “thề”… nên mới như chú nói “long sòng sọc” lên phản ứng. |
- Nhưng cũng không thể gọi họ là người chưa tốt, mà phải gọi là những người sẵn sàng không tốt. |
- Bác diễn giải sự đời đơn giản như “đang giởn”. Em cũng thử phản xạ bác thế thôi. Các quy định xử phạt của ta coi như “lập trình” sẵn, để nếu có vi phạm “gọi” ra để phạt. Ai không vi phạm có gì mà lo. Em lo nhất là mua nhà. |
- Sao đang yên lành lại mang đại sự ra nói? |
- Vừa có ông cụ hành nghề “cái bang” bị bọn lưu manh chẹt cổ cướp 25 cây vàng, công an tóm bọn côn đồ thu lại được hơn 4 cây. Thế mà chúng ta - kể cả có bác quan chức cao cấp - nói đi làm nhà nước 40 năm cũng không đủ tiền mua căn nhà xã hội. 25 cây của ông làm ở “Đoàn công khất cái” mua thừa hai căn hộ. Như thế là thế nào? Ông này trước làm thuê, 20 năm ăn xin. |
- Chú có uống bia không, tớ vừa có cái phong bì họp phường cuối năm, quên chuyện đời đi, phức tạp và tế nhị lắm! |
LĐ số 303 - Lý Sinh Sự |
Trắng đêm tìm thi thể học sinh chết đuối giữa Cần Giờ 18 độ C
Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013
Biết rồi, khổ lắm, vẫn nói!
Copy từ http://laodong.com.vn/noi-hay-dung/biet-roi-kho-lam-van-noi-170237.bld , đăng ngày 29/12/13, mục Nói hay đừng! |
- Như thường lệ, đêm Noel lại tắc đường và nhiều nhà nghỉ ở Hà Nội lại cháy phòng, giá tăng gấp đôi. Điều đó chứng tỏ một vấn đề: Nếu chẳng có gì chơi thì… đi ngủ, đúng không bác? |
- Nếu chú thấy đúng thì hỏi tớ làm gì. |
- Vừa có Nghị định 211/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 107/2006-NĐCP, sẽ kỷ luật người đứng đầu, kể cả cấp phó nếu để đơn vị mình có tham nhũng, tức là từ hôm nay các bác đứng đầu và phó đầu bắt đầu chịu trách nhiệm về quân tướng của mình. |
- Tiếc thay là chú nói đúng. |
- Thế còn vụ án sắp xử, có ông đại tá - phó giám đốc công an thành phố cảng phải nhờ một giang hồ ''cộm cán'' lo hộ việc chạy trốn cho người anh của mình phải hiểu như thế nào? |
- Vụ này phải nói cho rõ, không chỉ như vài người chỉ “rút tít” cho giật gân là xong. Trước hết, ông đại tá này có “bồ ruột” là một trưởng phòng công an thành phố. Ông trưởng phòng này có “đệ tử” là gã giang hồ và logic vấn đề là CA và giang hồ chẳng lạ gì nhau. Hiểu nhau cả, biết nhau rõ, khi cần thì ra tay, khi chưa cần thì việc ai nấy làm, lúc cần thì hỗ trợ nhau. Đã xây dựng được mối quan hệ song song tồn tại như thế rồi thì đồng cam cộng khổ, nếu không được thì ai hy sinh cứ chết, ai thà chết không hy sinh cũng cứ theo luật giang hồ mà chơi. |
- Bác nói thế hóa ra “chủ nghĩa maphia” cũng có ở nước Nam ta à |
- Đã hiểu thế rồi thì cũng đừng hỏi nữa, khổ lắm! Nói mãi! |
- Thế bác Chủ tịch Nước vừa yêu cầu tòa án cố gắng giảm oan sai là sao? |
- Nếu làm đúng thì chỉ có một lý do: Đúng pháp luật; còn sai và oan thì có nhiều thứ tác động. Trên đời chỉ có một ông mặt đen Bao Công là rắn như thép, vững như đồng thôi chú ơi. Tạm dừng “bắt giò” nhà đi. |
- Ừ thì thôi, nhưng ở TPHCM có tòa nhà Tòa án TP bị sụp đổ, nguyên nhân là do hố ''tử thần'' nhân tạo, tức là một cao ốc ở bên cạnh làm móng sâu gây sụt đất, việc này phải hiểu thế nào khi ở thành phố này cứ thỉnh thoảng lại sụt nhà xuống… âm ty? |
- Chỗ này dù ngại nhưng vẫn phải nói. Xưa nay ai cũng biết vùng đất này là châu thổ sông Cửu Long, nền đất yếu, hễ triều cường là ngập. Thế mà khi xây dựng từ trên xuống dưới quên béng mất mình đang làm ăn, kiếm lời trên một nền móng yếu; cứ quên một thực tế nào đó là lãnh đủ hậu quả. Hôm kia tớ bị CA xét giấy tờ, có hai cái quên là quên chưa mua bảo hiểm, quên chưa đóng quỹ bảo trì, còn quên cả tiền nộp phạt. Hôm nay, cả nhà đang hợp sức giải quyết hậu quả cho ông chủ hộ đây! |
LĐCT số 52 - Lý Sinh Sự |
Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013
Đừng để khổ nhục chồng lên khổ nhục!
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/587180/dung-de-kho-nhuc-chong-len-kho-nhuc!.html , đăng ngày 26/12/13, mục Chính trị - XH. |
TT - “Giá cả” một thôn nữ Việt 10-12 triệu đồng, rồi chuyện cô dâu Việt bị lừa đảo, đánh đập thậm tệ, kể cả bị bức ép phải làm vợ chung hay bán thân đến chết nơi xứ người... không hề mới. Nhưng chính vì không mới nên nỗi đau càng nặng nề. Nỗi đau như một vết thương không được chữa trị hiệu quả, ngày càng khoét sâu vào cơ thể! |
Nhiều lần người viết đã tận mắt chứng kiến hoàn cảnh thực tế của các cô dâu Việt nơi xứ người. Thiên đường ảo mộng của các cô lại là địa ngục mà nếu người ta không nhìn tận mắt sẽ khó tin được thân phận các cô bị đọa đày đến mức như thế. Ở các đô thị biên mậu với Việt Nam như Hà Khẩu, Đông Hưng, Bằng Tường... là hàng ngàn ổ kinh doanh thân xác các cô gái Việt. Điều tra cặn kẽ con đường đau khổ của các cô đều đồng cảnh từ những cuộc lừa đảo, mua bán phụ nữ, từ những “đám cưới” với ước vọng đổi đời. Vào sâu trong Trung Quốc, ở các thành phố thương mại như Quảng Châu hay những vùng du lịch duyên hải, tình trạng này còn tồi tệ hơn. Những câu chuyện đau đớn, kinh hoàng mà người viết không thể kể hết và cũng không ai có thể hình dung nổi nếu không tận mắt thấy, tận tai nghe! |
Tất nhiên không phải hàng trăm ngàn cuộc hôn nhân cô dâu Việt với chồng Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia... đều bất hạnh. Nhưng bên cạnh những cặp đôi hạnh phúc, những gia đình êm ấm, thực tế chúng tôi chứng kiến lại có quá nhiều cảnh đời như địa ngục trần gian. Bước đường khốn cùng nhất của các cô là bị kinh doanh trên chính thân xác của mình, thậm chí có thể rơi vào những đường dây mua bán nội tạng sau những cuộc mất tích khó hiểu ở Trung Quốc. Còn không thì nhiều cô cũng đang phải chịu đựng thảm họa cuộc sống gia đình. Họ trở thành ôsin của cả “nhà chồng”, bị vắt kiệt cùng sức lao động, bị bạo hành thể xác lẫn tinh thần, thiếu thốn cả miếng cơm manh áo.. |
Những cô may mắn trở về được quê hương đã khóc mừng như sống lại được cuộc đời thứ hai. Họ tâm sự rằng sau tháng ngày khổ nhục, mới thấu hiểu thật không dễ tìm được hạnh phúc sau những cuộc hôn nhân mua bán này. Từ mua bán được hiểu theo đúng nghĩa đen khi bị “nhà chồng” chì chiết để đưa được họ qua Trung Quốc, đã tốn kém gần 200 triệu đồng tiền Việt. Nhưng sự thật là phần lớn số tiền này vào tay nhiều cò mối sang tay nhau từ Trung Quốc đến Việt Nam. Thực tế gia đình cô dâu Việt được nhận chỉ 10-12 triệu đồng, số rất hiếm được 15-20 triệu đồng. Trừ chi phí đám cưới vài bàn, họ chẳng còn gì, thậm chí phải nợ nần sau cuộc gả như bán con! |
Nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra như hiện trạng nghèo khó, thất nghiệp ở nông thôn, hệ quả thiếu kiến thức, thiếu thông tin tuyên truyền sự thật, ham muốn đổi đời... Mặc dù đã có nhiều dự án, hội nghị tốn kém này nọ phòng chống lừa đảo, buôn bán phụ nữ Việt, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn nghiêm trọng. |
Đây là lúc không chỉ đặt câu hỏi tại sao đối với từng mảnh đời lỡ bước nữa, mà là câu hỏi trách nhiệm của xã hội trong hàng loạt nguyên nhân đưa đẩy họ sa vào con đường này. Đó cũng chính là trách nhiệm cho sự khổ đau hay hạnh phúc của đồng bào mình. Đừng để khổ nhục cứ chồng lên khổ nhục! |
Quốc Việt |
Tin liên quan: ngày 23/12/13: "Ba cô dâu Việt tại Trung Quốc kêu cứu", xem tại đây: http://tuoitre.vn/The-gioi/586702/ba-co-dau-viet-tai-trung-quoc-keu-cuu.html#ad-image-0 |
Tin liên quan: ngày 23/12/13: "Giải cứu ba phụ nữ sắp bị bán qua Trung Quốc", xem tại đây: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/586709/giai-cuu-3-phu-nu-sap-bi-ban-sang-trung-quoc.html; link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/586709/giai-cuu-3-phu-nu-sap-bi-ban-sang-trung-quoc.html |
Hội nhập bắt đầu từ đâu?
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/587011/hoi-nhap-bat-dau-tu-dau.html,đăng ngày 25/12/13, mục Chính trị-Xã hội. |
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra trong hai ngày 23 và 24-12-13, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết số lượng đoàn cán bộ từ các địa phương và bộ ngành trung ương hằng năm ra nước ngoài công tác rất lớn. |
Cụ thể, năm 2013 mặc dù số lượng các đoàn đi nước ngoài có giảm so với năm 2012 nhưng vẫn còn khoảng 2.300 đoàn (năm 2012 có 3.780 đoàn, trung bình một ngày có sáu đoàn đi nước ngoài). |
“Các đoàn đi về cơ bản có thúc đẩy tăng cường quan hệ, có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều đoàn đi ra ngoài chưa hiệu quả, trùng lắp. Và đặc biệt là có một vài vấn đề cứ hỏi đi hỏi lại, làm cho bạn thắc mắc vì sao đoàn trước vừa hỏi thì đoàn sau lại hỏi tương tự”-Phó thủ tướng nói. |
Những tưởng các đoàn đi công tác nước ngoài nhiều, tốn kém ngân sách thì sẽ yên tâm về kiến thức hội nhập quốc tế, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. |
Cũng tại hội nghị trực tuyến, lãnh đạo nhiều địa phương bày tỏ băn khoăn, lo lắng vì đất nước đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng hơn với hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với EU... nhưng việc nắm bắt nội dung cốt lõi của các hiệp định này còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình hành động cụ thể của từng địa phương, từng doanh nghiệp. |
Lãnh đạo UBND TP.HCM thẳng thắn nhận xét trong khi ở cấp trung ương đang tập trung đàm phán thì địa phương và doanh nghiệp còn lúng túng, chưa nắm rõ lộ trình và giải pháp cần tập trung trong hội nhập sắp tới. Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cũng bày tỏ lo lắng về việc TPP sẽ tác động đến nông nghiệp cả nước nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long ra sao. |
Những băn khoăn, lo lắng của lãnh đạo các địa phương làm nhiều người nhớ đến trong một hội nghị được tổ chức với quy mô toàn quốc gần đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh được mời đến thuyết trình về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Ông cố gắng đẩy nhanh bài thuyết trình của mình, dành thời gian cho phần hỏi đáp với gợi ý các đại biểu có thể hỏi những vấn đề cần quan tâm về kinh tế đất nước, “ví dụ như Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP là gì? Ta tham gia thì có thuận lợi và thách thức nào?”. |
Hội trường với hàng trăm đại biểu là quan chức lãnh đạo một số ngành cấp tỉnh và cấp bộ, sau nhiều lần Bộ trưởng Bùi Quang Vinh gợi ý, không có cánh tay nào giơ lên. Cuối cùng là tiếng vỗ tay để nghỉ sớm. |
Rõ ràng hội nhập không chỉ đơn thuần là sức ép bên ngoài, hội nhập phải bắt đầu từ nhận thức và ý thức bên trong. |
Võ Văn Thành |
Câu chuyện trăm năm
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/587170/cau-chuyen-tram-nam.html#ad-image-1, đăng ngày 26/12/13, mục Chính trị- Xã hội . |
TT - Hôm nay 26-12-13, hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên - Huế” diễn ra tại Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đại tướng. |
“Câu chuyện trăm năm” dưới đây được kể bởi bà Nguyễn Thanh Hà, con gái vị đại tướng nông dân đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. |
Cha tôi, Nguyễn Vịnh, được nhiều người biết đến với tên Nguyễn Chí Thanh, quê ở làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cứ mỗi khi nhớ về quê hương, trong đầu tôi lại văng vẳng câu thơ của chú Tố Hữu: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên. Nằm cách kinh thành Huế lộng lẫy không mấy xa, nhưng so với đất Thần Kinh, làng quê cha mẹ tôi khác một trời một vực. Đấy là mảnh đất khô cằn, sỏi đá nhiều hơn lúa gạo, luôn nghèo khó, hết bị thiên tai mưa bão trắng trời trắng đất lại bị nhân tai - chiến tranh bom đạn liên miên tàn phá. |
Nhưng cũng chính mảnh đất khắc nghiệt ấy đã sản sinh ra những con người trong quê hương, gia đình tôi, thế hệ này qua thế hệ khác, giữ và truyền tinh thần bất khuất, ngọn lửa cách mạng không bao giờ tắt. Nhớ về quê hương, nhớ cha, chúng tôi nhớ về ngọn nguồn gia đình mình. |
Ông nội tôi mất sớm, để lại cho bà nội tôi chín người con. Nhà nghèo phải đi làm thuê cuốc mướn, bà nội sớm có tinh thần chống áp bức, bất công. Không cần ai vận động, khi còn trẻ, bà nội luôn đi đầu trong những cuộc biểu tình của dân làng chống địa chủ, cường hào ác bá và bọn thực dân Pháp, đòi giảm tô giảm tức, chống thu hồi đất của nông dân. |
Tôi nhớ bàn tay phải của bà nội chỉ còn có bốn ngón. Bà kể trong một cuộc biểu tình, một sĩ quan Pháp kê khẩu súng ngắn vào đầu bà dọa nếu không giải tán hắn sẽ bắn. Bà nắm lấy đầu nòng súng của tên quan Pháp và nói: “Tao thách mi bắn đó!”. Nó bắn thật, thế là bà nội tôi mất một phần bàn tay phải. Chính bà nội đã truyền lại cho lớp con cháu tinh thần bất khuất, không chấp nhận cường quyền áp bức, không lùi bước trước uy vũ, bạo lực. |
Bà nội tôi hầu như không biết khái niệm cách mạng hay Việt Minh là gì. Khi ba tôi mới giác ngộ cách mạng, bà biết con mình giấu tài liệu trên mái nhà, đi hoạt động ngày đêm nhưng không một lời trách móc, vì bà luôn tin vào sự lựa chọn đúng đắn của con trai. Từ thuở thơ ấu cho đến ngày cuối cùng của ba tôi, bà nội đã ở bên cạnh ba, làm chỗ dựa tinh thần của ba trong suốt cuộc đời. |
Tôi nhớ nhất hình ảnh bà nội hồi tôi còn nhỏ: bà đứng trên bancông ngôi nhà 34 phố Lý Nam Đế (Hà Nội) - phố nhà binh - nhìn ra đường đợi con trai về. Cả phố cũng quen với mái tóc bạc của bà trên bancông. |
Ngày ba đi B, bà không hề khóc, chỉ nói: “Đi đi, đánh giặc xong lại về!”. Nhưng chỉ có mẹ tôi mới hiểu bà đau đớn thế nào khi ba mất, cả nhà phải giấu bà mãi mới dám nói. Không có bà nội như vậy thì đã không có ba của chúng tôi. |
"Con người sinh ra có thể không sống đủ 100 năm, nhưng phải sống cho hết “trăm năm” của kiếp người hữu hạn, để đi ra khỏi cõi đời này mà không có gì phải tiếc nuối. Trong con mắt của những người con, ba chúng tôi, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đã sống trọn vẹn như vậy" |
Ba tôi mất khi tôi mới 17 tuổi và các em tôi còn quá nhỏ, chưa kịp hiểu hết về ba, chưa kịp đọc những gì ba viết, chưa kịp biết những gì ba làm cho những người lính ở chiến trường, cho những người nông dân. Cuộc đời ba quá ngắn ngủi và có nhiều điều về cha mình chúng tôi chỉ được nghe các chú, các bác đồng đội của ba kể lại hoặc qua sách báo, như huyền thoại. Nhưng gần 10 năm nay, khi cùng các anh em trong gia đình đọc lại tất cả di cảo của ba, gặp lại các chú, các bác đồng đội đồng chí của ba, đi về những làng xa của phong trào “cờ Ba Nhất - gió Đại Phong”..., chúng tôi hiểu có những câu chuyện tưởng như huyền thoại về ba thật hơn cả sự thật. |
Các đồng chí của ba kể lại: khi ba được phân công làm trưởng Ban nông nghiệp trung ương, trong hai tháng liền người ta không thấy ông đến cơ quan, nhiều người nghĩ chắc ông bất mãn, đại tướng mà phải chuyển sang làm nông nghiệp. Nhưng đúng hai tháng sau ông xuất hiện ở Hà Nội, mọi người mới biết trong suốt hai tháng đó ông đã đi từ địa đầu Tổ quốc đến Vĩnh Linh, tới từng làng xã xem người dân đang làm gì, cần gì. Ông về Đại Phong ở với dân suốt nửa tháng. Và chỉ một năm sau, đã có 1.000 hợp tác xã Đại Phong trên toàn miền Bắc. Những chính sách về nông dân, nông thôn mà ông đề ra từ những năm tháng ấy có thể đến nay không còn phù hợp với thời đại, nhưng vào thời điểm đó đã giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, huy động được sức người sức của từ hậu phương tập trung cho tiền tuyến. Năm 1964, trước khi đi B, ba còn để lại bản “Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam đến năm 1975”. Vị đại tướng trước khi vào chiến trường vẫn để tâm trí vào những thửa ruộng ở hậu phương, có lẽ vì thế mà mọi người thích gọi ba là “Đại tướng nông dân”? |
Ai cũng biết đến ông như một vị tướng trận, một vị tướng gắn bó với những người lính áo vải dép lốp súng trường, biết ông ra đi rạng sáng ngày mà ông định vào chiến trường, khi Bác Hồ vừa tiễn đưa ông tối hôm trước. Nhưng ít ai biết ông là người ký quyết định thành lập đoàn bóng đá Thể Công, đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Ông yêu thể thao và say mê văn học nghệ thuật, nhất là nghệ thuật dân gian. Ngày từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô, ông mời thầy về dạy văn hóa (toán, lý, hóa, văn, sử, địa) và dạy kiến thức nghệ thuật. Ông vác sách bút đi học chăm chỉ như một cậu học trò ngoan. Người thầy dạy toán của ba hiện đã chuyển vào miền Trung sống, chúng tôi vẫn thường tới thăm vì ghi nhớ tình cảm và sự trân trọng của ông dành cho người thầy giáo trẻ đó |
Ba tôi tham gia cách mạng từ sớm, khi mới 20 tuổi, trải qua nhiều giam cầm, bắt bớ, tù đày. Những trải nghiệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng có lẽ đã giúp ba tôi hiểu ra một chân lý giản dị: không có bất cứ một thành công nào của cách mạng mà lại có thể thiếu đi sự giúp đỡ của nhân dân. Với ba tôi, cách mạng là của nhân dân và chính sách của Đảng phải xuất phát từ dân thì mới mong đạt được thành tựu. Đảng, trong con mắt của ba tôi, chính là dân mà ra và mọi quyết định của Đảng đều có một nguồn cội duy nhất: mệnh lệnh và ý nguyện của nhân dân. |
Sau những trận đánh Pháp ở chiến khu Bình - Trị - Thiên mà ba tôi làm bí thư phân khu ủy hồi đầu những năm 1950, Bác Hồ đã khen tặng ông là “Vị tướng du kích”. Sau này, với những phong trào quần chúng mà ba tôi phát động, ông được người ta gọi là “Vị tướng phong trào”. Ông luôn thế, gắn bó máu thịt với nhân dân, là “Đại tướng nông dân”, chúng tôi vô cùng tự hào khi nghe mọi người gọi cha mình với cái tên như vậy. |
Có một điều làm cho tôi băn khoăn mãi, đó là về con người công việc của ba. Chúng tôi không được hiểu nhiều lắm, có thể vì ông mất quá sớm, cũng có thể vì ông không muốn tự thể hiện mình, mà chỉ có mong muốn duy nhất là hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Bác Hồ giao phó, dù là việc lớn hay việc nhỏ. |
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu vì sao ba tôi lại có thể làm được những việc khác nhau như thế, từ làm bí thư tỉnh ủy, chỉ huy du kích quần nhau với giặc Pháp, chủ tịch thanh niên, sang chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, rồi lại đi làm nông nghiệp... và rồi giai đoạn cuối cùng của cuộc đời lại khoác balô lên đường vào Nam đánh Mỹ... Vì sao, nhờ ở đâu, và làm cách nào ông có thể hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn đến như vậy? Dù biết đó là việc của tổ chức, nhưng cũng đã gần 50 năm rồi, tôi vẫn suy nghĩ mãi về những điều đó để mong hiểu thêm về người cha của mình. |
Tôi cũng được nghe kể nhiều về một người cha nhân hậu và đầy tính nhân văn, nhưng tôi không hiểu làm sao mà một vị tướng nông dân lại đứng ra bảo vệ một khúc ca quan họ trên chiến trường Điện Biên, một ủy viên Bộ Chính trị chăm bẵm hạnh phúc cho một đôi thanh niên nam nữ trên cánh đồng lúa chín, một chính ủy Quân giải phóng miền Nam lại có thú vui tăng gia, chụp ảnh, bắn chim, câu cá...? Người ta hay nói đến một Nguyễn Chí Thanh cương quyết và sắt đá, chứ chưa hiểu hết một Nguyễn Chí Thanh dịu dàng, sâu lắng, sống thật đời thường và vô cùng tình cảm. |
Ai cũng nói dân là gốc, nhưng ở ba tôi, việc ông gần dân, hòa trong dân, luôn đủ sức cổ vũ và lôi cuốn, dẫn đường cho dân gần như là một thuộc tính trời cho. Nó tự nhiên, nó giản dị, nó tất yếu, không cần một cố gắng nào cả. Vì Nguyễn Chí Thanh là ở trong dân mà ra, ông không cần phải học tập, phải “ba cùng” để hiểu dân, mà ông chính là dân rồi. |
Cuộc sống của ba tôi không dài nhưng phong phú, đầy ắp các sự kiện, thử thách. Trăm năm qua kể từ ngày ba tôi ra đời và ông cũng đã rời khỏi cõi đời này 47 năm rồi nhưng mọi người vẫn nhớ và yêu quý ông. Đấy là điều mà những người con chúng tôi tự hào về cha mình nhất. Ông chết đi nhưng không “mất”, có nghĩa là ông đã sống thọ cùng đất trời. |
NGUYỄN THANH HÀ - THU HÀ ghi |
Kính chúc hương linh Đại Tướngsống mãi cùng đất nước |
Yêu đời vô cùng |
Có những điều rất lạ về ba mà càng ngày tôi càng tìm hiểu càng thấy thú vị. Ba là người lạc quan, hài hước, yêu đời vô cùng. Tất cả tấm hình chụp ba không có bức nào là ba không cười. Ba có thể vừa cười vừa đọc cho chúng tôi câu thơ Bút Tre: Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh/ Anh về phân bắc phân xanh đầy chuồng mà chẳng lấy gì làm phiền lòng về sự “thiếu kính trọng”. Ba thích thơ Bút Tre và gọi ông ấy là nhà thơ nông dân tài năng, ba vui vì tên mình được gắn với ruộng đồng. |
Cũng với niềm yêu đời vô hạn ấy, yêu cái gì là yêu đến cùng, say mê cái gì là cuồng nhiệt, ba tham dự tất cả những trận bóng của đội Thể Công mà ba yêu như máu thịt. Thể Công đá ở đâu ba đi xem ở đấy, thời chiến mà ba phóng xe vào tận Vinh xem các chiến sĩ đá bóng, hò hét cổ vũ như một cổ động viên chân chính. Chúng tôi thừa hưởng tất cả những nét tính cách này của ba: yêu đời, sống đơn giản và đã mê cái gì thì hết mình. |
Chủ nhiệm đề tài tố bị gợi ý chia phần trăm
Thơ vui về ăn nhậu
Copy từ http://www.itviet360.com/2013/08/tho-vui-ve-nhau-va-nhung-luc-uong-ruou.html , đăng bởi: Phong Vũ , Tags: Goc-thu-gian, tho-vui, thu-gian . | ||
Hey, cuối tuần rồi - ăn nhậu thôi | ||
Có những bài thơ vui về ăn nhậu vẫn được chúng ta "phát biểu" khi chén chú chén anh. Anh hài hước thì em cũng có 1 vài bài thơ. | ||
^_^ Phong cách ăn nhậu - Bạn đã bao giờ nghĩ tới chưa ? | ||
Nếu chưa thì đọc những bài thơ vui về ăn nhậu và những lúc uống rượu hay nhất dưới đây nhé và cùng nâng ly thư giãn xả stress nào | ||
Chiều chiều gió thổi đầu non | ||
Trong lòng muốn nhậu nhưng không có tiền | ||
Chanh chua mà cóc cũng chua | ||
Đến khi hết mồi cũng đành xơi luôn | ||
Mấy đời bánh đúc có xương | ||
Mấy đời mới nhậu sương sương mà về | ||
Chim khôn lựa cành mà đậu | ||
Gái khôn lựa mấy anh nhậu mà nhờ | ||
Sông sâu còn có kẻ dò | ||
Nào ai lấy thước đi đo độ cồn | ||
Anh một ly tôi một ly | ||
Anh mà ly rưỡi coi chừng à nghen | ||
Ai bảo uống say không biết gì | ||
Kkhông tin em thử móc tiền anh đi | ||
Móc xong em sẽ biết liền | ||
Không nằm CHỢ RẨY cũng nằm nhà thương | ||
1 xị để giải cơn sầu | ||
2 xị biết giai nhân đâu?
3 xị thì sạch xì dầu | 4 xị nằm đâu ngủ đó | |
5 xị cho chó ăn chè | ||
6 xị đem về cạo gió | ||
Sắc đẹp rồi sẽ tan | ||
tiền bạc rồi sẽ tan | ||
chỉ còn rượu thịt chó | ||
vĩnh cửu với thời gian | ||
Buồn vui chia sẻ bằng chung rượu | ||
Bỏ con, bỏ vợ không bỏ say | ||
Xưa Lý Bạch nhảy sông khi say | ||
Nay đệ gãy cẳng cũng vì say | ||
Say tình, say rượu, say... không tỉnh | ||
Mặc kệ tụi bây, ta cứ say ... | ||
Hiu hiu gió thổi đầu non | ||
Trong lòng muốn nhậu nhưng không có tiền | ||
Không tiền thì phải kiếm tiền | ||
Ngồi không ai dễ mang mồi đến cho | ||
Lo chi khi chẳng có tiền | ||
Bia tui có sẳn, bạn hiền mời ngay | ||
Bia vô trăm ngã ta say | ||
Nâng ly cạn chén ta quay với trời | ||
Một ly nhâm nhi tình bạn | ||
Hai ly uống cạn lòng sâu | ||
Ba ly mũi chảy tới râu | ||
Bốn ly ngồi đâu gục đó | ||
Năm ly cho chó ăn chè | ||
Sáu ly vợ đè cạo gío | ||
Nghệ sĩ Tòng Sơn độc tấu harmonica bài "Mặt trời bé con"- Trang nhạc Zing mp3 ghi nhầm là "Xóm đêm" | ||
Đêm nay trăng cô đơn vàng võ lạnh | ||
Ta nghe lòng mình còn lạnh hơn trăng | ||
Uống say sưa cạn chén rượu nồng | ||
Đễ lòng này chết lặng như trăng | ||
Lên cao mới biết núi cao | ||
Uống rồi mới biết rất hao túi tiền | ||
Chọn xoài đừng chọn xoài chua, | ||
Chọn bạn đừng để bạn dzô dùm mình | ||
Chơi hoa đừng để hoa tàn | ||
Chơi bạn đừng để bạn dành chai bia | ||
Tìm rượu khó lắm ai ơi | ||
Tiền bạc thì ít, Muốn say thì nhiều | ||
Dzô ba chai, ngục lừ đừ | ||
Biết dzậy, uống ít khỏi nhờ vợ đưa (đưa về nhà rồi biết tay bà) | ||
Có nhìn ra vợ yêu đây không?" , hay hết xí-quách rồi! | ||
Ừ thì một chén nữa | ||
Sao lai nghiêng thế này ? | ||
Uống cho đất bằng lại | ||
Dễ gì ta đã say ! | ||
Copy từ http://www.itviet360.com/ |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)