Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

Tìm hiểu bài tho Phong Kiều Dạ Bạc

PHONG KIỀU DẠ BẠC
Bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế như sau:
 楓橋夜泊 Phong Kiều Dạ Bạc
 月落烏啼霜滿天, Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
江楓漁火對愁眠。 Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
姑蘇城外寒山寺, Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
夜半鐘聲到客船。 Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
 Dịch nghĩa:
 Đêm ghé thuyền bên chiếc Cầu Phong
 Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời,
 Trên sông [ghé thuyền] ở bến Cầu Phong, thao thức bên ngọn đèn của người dân chài
 (một loại đèn bão tránh gió).
 Từ ngôi chùa Hàn San nơi ngoại thành Cô Tô,
 Lúc nửa đêm vọng lại với người khách trên thuyền những tiếng chuông ngân.
 Sau đây cũng xin mạn phép nêu lên dưới đây hai bài dịch của hai cụ Tàn Đà và Trần Trọng Kim, là hai trong số các bài dịch xưa nhất:
 Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều 
 Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
 Lửa chài, cây bãi, sầu vương giấc hồ.
 Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
 Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
 Tản Đà dịch (khoảng năm 1937 hay 1938)
 Đêm khuya thuyền đậu ở bến Phong Kiều
 Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi,
 Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co.
 Con thuyền đậu bến Cô Tô,
 Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
 Trần Trọng Kim dịch (1944)
Hai bài dịch trên đây của cụ Tản Đà và cụ Kim cũng như các bài dịch khác mới hơn sau này, kể cả các bài dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh đã được tham khảo, dường như chỉ nhắm vào mục đích "tả cảnh", không thấy nhấn mạnh đến nỗi niềm ray rứt của người thi nhân, cũng không giải thích gì về sự mâu thuẫn giữa câu 1 (trời đã sáng) và câu 4 (tiếng chuông chùa nửa đêm). Đấy là chưa nói đến nhiều chữ không sát nghĩa hoặc vụng về, chẳng hạn như trong hai bài dịch của cụ Tản Đà và cụ Kim thì tựa cho biết là bến Phong Kiểu (bến sông cạnh chiếc Cầu Phong), thế nhưng trong câu thơ dịch thì lại gọi là cây bãi (hàng cây trên bãi sông?). Trong bản dịch của cụ Tản Đà, hai chữ sầu miên (giấc ngủ buồn nói lên sự trằn trọc và đau buồn của người thi nhân) thì lại dịch là giấc hồ, tức là giấc mơ của Trang Tử thấy mình hóa bướm, khi thức giấc thì tự hỏi không biết mình hóa ra bướm hay bướm hóa ra mình, một cách vắn tắt thì đây là câu chuyện nêu lên một khái niệm "triết học", không liên hệ gì đến tâm trạng của người thi nhân trong khoang thuyền. Trong bản dịch của cụ Kim thì hai chữ sầu miên lại trở thành nằm coquả thật hai chữ này không phù hợp tí nào với nội dung của bài thơ.
 Tựa của bài thơ là Phong Kiều Dạ Bạc, phong (érable / maple) là một loại cây có lá đỏ rực vào mùa thu (lá trên quốc kỳ của Gia Nã Đại), kiều là chiếc cầu, dạ bạc là đêm ghé bến. Tựa của bài thơ cũng đã tạo ra cả một bối cảnh không gian và thời gian phù hợp với nội dung của toàn bài thơ. Hơn nữa trong tiếng Hán chữ bạc cũng mang nhiều nghĩa khác nhau: ghé bếncập bếntrôi nổitrôi dạt nơi đất khách quê ngườikhinh bạcđạm bạckhông màng công danh lợi lộc. Do đó chữ dạ bạc có nghĩa là đỗ thuyền trong đêm và cũng có nghĩa là một đêm khinh bạc, gợi lên một cách kín đáo tâm trạng của người thi nhân. Do đó cũng có thể hiểu tựa của bài thơ là "Sự khinh bạc lợi danh trong một đêm ghé vào bến Phong Kiều".
 Tóm lạiđại ý của bài thơ là trời đã sáng, trăng đã lặn, quạ đã kêu, thế nhưng sương vẫn bao phủ đầy trời, tưởng chừng như vẫn còn trong đêm tối. Trên con thuyền neo cạnh chiếc cầu Phong, người thi nhân mang nặng một mối sầu trong lòng và thao thức bên ngọn đèn leo lét. Trong khi đó ở ngôi chùa Hàn San nơi ngoại thành Cô Tô, các nhà sư đã thức giấc và gióng chuông trong thời kinh buổi sáng. Tiếng chuông vọng đến bờ sông khiến người lữ khách "bàng hoàng" và tự hỏi "tại sao chùa lại gióng chuông vào nửa đêm như thế này?" Sương mù dầy đặc bao phủ cảnh vật hay là sự u uẩn trong lòng đã khiến người lữ khách đánh mất cả ý niệm của thời gian?
Xin tạm dịch bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc như sau:
 Đêm ghé bến Phong Kiều
 Tiếng quạ, trăng tà, sương phủ kín,
 Bên đèn thao thức một niềm đau.
 Cô Tô, vọng lại Hàn San tự,
 Nửa đêm thuyền vẳng tiếng chuông ngân.
 Hoang Phong dịch (Tô Châu, 05.09.01)
 Trương Kế (730?-780?) sinh sau Vương Duy khoảng 30 năm, và ông đã sáng tác bài thơ này vào năm 750 với tâm trạng của một "thư sinh" trong lứa tuổi hai mươi khi mới thi trượt. Dù là mang cùng "một ý" hay "mượn ý" của bài thơ Điều Minh Giản của Vương Duy đi nữa, thế nhưng bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế rõ ràng là phong phú và nhiều màu sắc hơn. Câu 1 cho thấy trời đã sáng, trăng đã lặn, quạ đã kêu, thế nhưng sương còn dầy đặc tương tự như trời vẫn còn trong đêm. Câu 2 nói lên niềm đau của một thư sinh thi trượt. Câu 3 gợi lên một khung cảnh thật buồn: tiếng chuông chùa xa xa từ chùa Hàn San vọng lại bến sông khiến người thư sinh càng thêm chua xót. Câu 4 nói lên sự cảm nhận sai lầm của người thư sinh ngỡ rằng chùa gióng chuông trong đêm. Trương Kế đã mượn sự cảm nhận sai lầm ấy để nói lên sự hoang mang và đau buồn trong lòng mình.
 Bối cảnh trong bài Điểu Minh Giản của Vương Duy là một vùng rừng núi trong một đêm thanh vắng, người thi sĩ yên lặng ngắm nhìn những cánh hoa quế héo tàn, đắm mình vào những kỷ niệm xa xưa, và không còn ý thức được là trời đã sáng, chim đã thức và hót vang trong khe suối ngày xuân. Bối cảnh trong bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế trái lại đã nêu lên những hình ảnh thật mạnh: sương mù dầy đặc trên bến sông, tiếng quạ kêu, tiếng chuông chùa văng vẳng vọng lại từ xa..., và nhất là đã nêu lên các địa danh thật chính xác mang tính cách hoài cổ, gợi lên những sự tích xa xưa: thành Cô Tô với nàng Tây Thi, chùa Hàn San với hai anh em kết nghĩa là Hàn San và Thập Đắc. Chuyện kể rằng Hàn San được cha mẹ đi hỏi vợ cho mình, thế nhưng sau đó đã khám phá ra rằng cô dâu lại là người yêu của em mình là Thập Đắc. Hàn San không muốn làm buồn lòng em nên bỏ ra đi biệt tích. Thập Đắc hay tin cũng ra đi tìm anh và đã gặp được anh tá túc trong một ngôi chùa nhỏ. Hai anh em gặp nhau, mừng mừng tủi tủi và cùng xin xuất gia trong ngôi chùa này. Người đời sau gọi ngôi chùa ấy là Hàn San tự.
 Tóm lại là hai bài thơ Điểu Minh Giản của Vương Duy và Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, dưới một góc nhìn nào đó mang nhiều nét khá tương tự nhau. Vì thế chúng ta cũng có thể nêu lên một thắc mắc là có một sự liên hệ nào giữa hai bài thơ này hay không? Như đã được đề cập trên đây, Trương Kế trước tác bài Phong Kiều Dạ Bạc vào năm 20 tuổi sau khi thi trượt, và ba năm sau đó tức là vào kỳ thi năm 753 thì ông đỗ tiến sĩ và được bổ làm quan, thế nhưng cũng chỉ là một chức quan nhỏ. Trong lúc đó thì Vương Duy đã 52 tuổi, là một thi nhân nổi tiếng và là một vị quan lớn trong triều. Sự chênh lệch về tuổi tác và tước vị đó có thể khiến nghĩ rằng giữa hai người không có một sự liên hệ mật thiết nào. Tuy nhiên cũng có thể là hai người đã từng gặp nhau dưới trướng của Hoàng đế Đường Huyền Tông, và biết đâu đã từng cùng bàn bạc với nhau về thi phú? Hoặc cũng có thể trước đó Trương Kế với tư cách là một thư sinh trẻ mến mộ Vương Duy và đã từng được nghe Vương Duy giải thích về ý nghĩa bí ẩn của bài thơ Điểu Minh Giảng? Hoặc ngược lại thì biết đâu bài Điểu Minh Giản đã được trước tác sau bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế? Trường hợp này khó xảy ra hơn, bởi vì Vương Duy là một nhà thơ lớn từng sáng tác thật nhiều, trong khi đó Trương Kế chỉ là bậc đàn em không ai biết đến, kể cả về sau này người ta cũng không biết đích xác năm sinh và năm mất của ông, và cũng chỉ biết đến ông qua bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc được trước tác trong những lúc đau buồn cực độ khi ông thi trượt. Sau đó khi ra làm quan, công danh thỏa nguyện, thì Trương Kế không còn làm được một bài thơ nào xuất sắc nữa. Do đó thật hết sức khó để nghĩ rằng Vương Duy mượn ý của Trương Kế.
 Sau hết, nếu nhìn lại các bài thơ tiếng Nôm trong văn học Việt Nam, thì bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy không thuộc cùng một thể loại với hai bài thơ trên đây, thế nhưng cũng đã gợi lên một nỗi niềm u uẩn và thật kín đáo nào đó:

Không có nhận xét nào: