Chuyên gia Đan Mạch: Chúng ta đã quá ngây thơ về ĐCSTQ
- Tuyết Mai
- •
- • 2.6k Lượt Xem
Giao lưu giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng thường xuyên hơn cùng với quan hệ thương mại ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhưng bây giờ thế giới phương Tây ngày càng ý thức rõ rằng việc giao lưu với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dựa trên các nguyên tắc chính trị và kinh tế thông thường là không thể được. Chuyên gia truyền thông Pale Weis Đan Mạch đã minh chứng cho nhận định này bằng câu chuyện tại Đan Mạch.
Trung Quốc liệu có thể thay thế Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới? (Ảnh: Getty Images)
Ngày 10/12/2019, chuyên gia truyền thông Pale Weis nổi tiếng của Đan Mạch, từng là chủ biên của tờ Information (Thông tin) của Đan Mạch (được cho là tờ báo dành cho độc giả học vấn cao), đã công bố bài viết “Ngây thơ kéo dài của phương Tây về một ĐCSTQ không có điểm giới hạn” (Vesten har i årevis lavet en grænseløs naiv fejllæsning af Kina) đăng trên tờ Jyllands-Posten tại Đan Mạch, theo đó ông cảnh báo rằng vì lợi ích kinh tế mà trong thời gian dài giới chính trị và xã hội Đan Mạch đã quá ngây thơ về ĐCSTQ.
Bài viết đề cập về quan điểm cho rằng trong vòng 10 đến 15 năm nữa Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này sẽ có ý nghĩa gì đối với công dân và người tiêu dùng tại các nền dân chủ phương Tây? Hiện nay đã cho thấy một số dấu hiệu rõ ràng.
Tác giả chỉ ra, chính quyền ĐCSTQ đang nỗ lực để thiết lập vị thế thống trị thế giới, để hiện thực hóa điều này họ đang không ngừng mở rộng sức mạnh kinh tế thông qua các biện pháp cứng rắn. ĐCSTQ tận dụng tối đa sức mê hoặc về kinh tế để khuyến dụ các quốc gia/khu vực phải phục tùng.
Hãy nhìn vào vấn đề Quần đảo Faroe. Hiện nay hòn đảo nhỏ này đã nằm trong xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, vì ĐCSTQ muốn xây dựng mạng Huawei 5G ở đó. Giới chấp pháp của Quần đảo Faroe đã ban hành lệnh cấm đài truyền hình địa phương, vì đài truyền hình bị nghi ngờ làm rò rỉ thông tin về thỏa thuận chính trị giữa Quần đảo Faroe và Huawei. Đại sứ Trung Quốc tại Đan Mạch cũng có chuyến công du đặc biệt đến Thorshavn để đối thoại với chính quyền Quần đảo Faroe, cho thấy rõ tình hình nghiêm trọng.
Pale Weis nhận định dù chưa thể có đủ bằng chứng cho thấy Huawei thuộc sở hữu của ĐCSTQ nhưng có đủ bằng chứng cho thấy hoạt động của nền kinh tế thị trường bị quyền lực toàn trị của ĐCSTQ kiểm soát, do đó suy đoán có liên quan không phải vô cớ.
Về viễn cảnh chung của thế giới trong sự nổi lên của Trung Quốc, Pale Weis cho biết dư luận xã hội ngày nay đang chú ý hơn về sự phát triển quan hệ giữa ĐCSTQ và phương Tây, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Mỹ có xu hướng hình thành cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng cuộc chiến hiện nay có nhiều khác biệt quan trọng. Bởi vì trong Chiến tranh Lạnh trước đây, không thể tưởng tượng được việc cho các công ty Liên Xô có cơ hội bành trướng và giám sát một phần quan trọng của truyền thông phương Tây. Vì thế nếu muốn dùng Chiến tranh Lạnh để ví von, thì tình cảnh của phương Tây hiện nay có thể ví như là “đang ngủ chung giường với kẻ thù”.
Có thể nói, đã qua một thời gian dài nhận thức về chế độ toàn trị ĐCSTQ trong thế giới phương Tây rất ngây thơ, nghĩ rằng nếu Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và hệ thống dân chủ thì ĐCSTQ sẽ tất yếu phải cải cách theo con đường tự do dân chủ. Nhưng chưa bao giờ ĐCSTQ muốn cải cách. Hoàn toàn ngược lại, ĐCSTQ còn truyền bá ra thế giới bản tính đam mê quyền lực, nỗ lực thúc đấy chế độ kiểm duyệt đang thực hiện khắc nghiệt tại Trung Quốc Đại Lục, áp chế tự do ngôn luận và đe dọa hậu quả kinh tế để giảm thiểu những chỉ trích của phương Tây đối với ĐCSTQ.
Ví dụ tiêu biểu khác là thành phố Odense của Đan Mạch. Tại đây, chỉ trong một thời gian ngắn mà trung tâm văn hóa Odeon đã nhanh chóng cho hủy buổi biểu diễn của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun người Hoa vốn không chấp nhận kiểm soát của ĐCSTQ, cả phòng khách sạn đã đặt chỗ cũng bị hủy bỏ. Mặc dù công tác chuẩn bị giữa ban tổ chức của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun Đan Mạch và trung tâm Odeon đã diễn ra được hai năm, nhưng hợp đồng đã bị hủy bỏ đầy khó hiểu khi ngày diễn cận kề.
Cùng với thực trạng trung tâm Odeon luôn giải thích về hủy bỏ thỏa thuận bằng nhiều nguyên nhân cũng như áp lực của Đại sứ Trung Quốc đối với Phòng hòa nhạc Aarhus (Musikhuset Aarhus) về việc hủy buổi biểu diễn Shen Yun cũng làm dấy lên nghi vấn ĐCSTQ đã có những tác động với Nhà hát Odeon cũng như “giao dịch đen” dưới gầm bàn.
Đây là lý do chúng ta phải kiên quyết chống lại sức mạnh cứng của ĐCSTQ. Trên mọi phương diện, các giá trị và nguyên tắc phổ quát phải được đặt trên lợi ích kinh tế, nếu không cuối cùng tất cả sẽ trở thành hoang tàn, sẽ chìm vào mê hồn trận của ĐCSTQ và các chế độ toàn trị khác đang nỗ lực gieo rắc ở phương Tây. Thực tế cho thấy nhiều năm qua phương Tây đã quá ngây thơ khi tưởng rằng thông qua thương mại tự do với Trung Quốc có thể thay đổi được bản chất của ĐCSTQ, thậm chí còn ngây thơ theo đuổi những con đường tắt trong quan hệ thương mại với ĐCSTQ.
Tuyết Mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét