Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017
Công nghiệp 4.0 và cơ hội của ngành Toán
Công nghiệp 4.0 và cơ hội của ngành Toán |
Copy từ http://www.tienphong.vn/giao-duc/cong-nghiep-40-va-co-hoi-cua-nganh-toan-1153549.tpo , tác giả: Nghiêm Huê ; đăng ngày 30-05-17 06:45. |
TP - Một cuộc gặp gỡ của các nhà Toán học Việt Nam trong một không gian ấm cúng để chúc mừng 3 giáo sư Toán được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng quan trọng hơn cả là được nói chuyện về Toán học. |
Học sinh hào hứng nghe các nhà khoa học nói về Toán. |
Báo động đào tạo toán tại Đại học
Nói về lịch sử Toán học Việt Nam, GS.TSKH Lê Tuấn Hoa cho biết, đầu thế kỷ 20, Việt Nam bắt đầu biết đến Toán học. Trong số các nhà Toán học của Việt Nam giai đoạn đầu tiên, có 5 giáo sư (GS) được đào tạo tại Pháp là GS. Lê Văn Thiêm, GS. Nguyễn Xiển, GS. Tạ Quang Bửu, GS. Nguyễn Thúc Hào, GS. Hoàng Xuân Hãn. Việt Nam lần đầu tiên tổ chức thi đại học (ĐH) môn Toán vào năm 1970 và lần đầu tiên tham gia kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1974. Ngay năm đầu tiên, Việt Nam đã có tấm huy chương vàng quý giá của Hoàng Lê Minh.
Tuy nhiên, theo GS. Lê Tuấn Hoa, dù có bề dày lịch sử nhưng số GS đã phong là nhà Toán học chưa đến 80 người, trong số này 10 người đã mất. PGS khoảng 300 người, tiến sĩ thì khoảng 1.000 người, trong đó đang giảng dạy ở các trường ĐH khoảng 400 người. Bình quân chưa đến 1 tiến sĩ/trường ĐH, CĐ.
Hiện nay, có 17 trường ĐH có khoa Toán, 30 trường ĐH có đào tạo Toán. Đánh giá về chất lượng đào tạo Toán học hiện nay, GS. Lê Tuấn Hoa cho rằng đối với khu vực ASEAN, chất lượng đào tạo của Việt Nam thua Singapore. Còn so với thế giới thì rất yếu. “Việt Nam đào tạo đỉnh cao của phổ thông rất tốt, đào tạo tiến sĩ trong nước cũng tốt, thậm chí nhiều luận án không thua kém nước ngoài. Nhưng đào tạo ĐH rất yếu.
Hơn nữa, sau tiến sĩ chúng ta không có mô hình đào tạo kế tiếp. Nếu ví tiến sĩ như cái mầm mới nhú khỏi mặt đất, thì sau tiến sĩ là để nuôi dưỡng cái mầm đó thành cây, ra hoa kết trái thì chúng ta thiếu hẳn vế sau. Toán ứng dụng của chúng ta cũng kém” – GS. Lê Tuấn Hoa nêu thực trạng.
GS-TSKH Ngô Việt Trung.
Nhiều cơ hội cho người học Toán
Chia sẻ về vấn đề dạy và học toán hiện nay tại Việt Nam, GS. TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho rằng cần nhìn lại dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra, thấy có nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Học sinh muốn thích ứng được với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay 5.0, 6.0 thì phải được học những cái cơ bản để giải quyết vấn đề.
“Hãy nhìn chương trình các nước xung quanh và trên thế giới họ học như thế nào để mình học tập. Chương trình phổ thông của chúng ta có nhiều điều bất cập. Nhưng nhiều người khẳng định toán học phổ thông đào tạo tương đối tốt. Tôi nghĩ là đúng. Cái quan trọng của Toán là dạy tư duy. Còn nói quá tải, tôi nghĩ đó là chương trình toán được dạy ở các trường chuyên. Với chương trình phổ thông bình thường, toán của chúng ta mới chỉ ở mức trung bình của thế giới. Muốn hơn họ ta phải học hơn thế” – GS. Ngô Việt Trung khẳng định.
Tại buổi giao lưu ngành Toán toàn miền Bắc vừa được tổ chức với sự tham gia của hơn 100 học sinh, giáo viên đến từ nhiều trường THPT, xoay quanh chủ đề “Vẻ đẹp Toán học – Nghệ thuật và ứng dụng”, TS. Trần Nam Dũng, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM phân tích những cơ hội việc làm cho nhân lực ngành Toán trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay và khuyến khích các bạn trẻ theo đuổi bộ môn khoa học này. Nhiều thông tin thú vị và thực tế được TS. Trần Nam Dũng đưa ra khiến chính các học sinh chuyên Toán cùng nhiều thầy cô bất ngờ.
Như vào quý I năm 2017, Amazon đang cần gần 600 nhân sự ngành Toán, Intel cần hơn 700 người, cá biệt có IBM đăng hơn 900 vị trí săn tìm dân Toán. Với những tập đoàn khổng lồ như Facebook, Google, Microsoft đều thường trực có hàng chục đến hàng trăm vị trí săn tìm dân học Toán. Với những tập đoàn này, cuộc cạnh tranh săn tìm dân Toán chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nói cách khác, học Toán đang rất có giá với các “ông lớn”.
TS. Nam Dũng cũng chia sẻ thêm, trong khi ở nước ngoài, Toán học vẫn là một trong những ngành đào tạo danh tiếng với số lượng sinh viên ổn định qua các năm, thì tại Việt Nam hiện tại chỉ có 4 trường đào tạo ngành Toán lý thuyết trên tổng số hơn 600 trường đại học – cao đẳng toàn quốc. Như vậy, có thể dự đoán, với xu hướng tuyển dụng săn tìm nhân sự ngành Toán được đào tạo bài bản và ngoại ngữ tốt, dân Toán hoàn toàn có thể sống tốt bằng nghề của mình.
3 nhà khoa học của Viện Toán học: GS-TSKH Ngô Việt Trung, GS-TSKH Nguyễn Tự Cường, GS-TSKH Lê Tuấn Hoa đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về cụm công trình “Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc”. Như vậy, sau hai giáo sư toán học nổi tiếng là Lê Văn Thiêm (đã mất) và Hoàng Tụy nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (năm 1996), đầu năm 2017 này, với cụm công trình “Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc” (tập hợp hơn 40 bài báo khoa học tiêu biểu trong số hàng trăm bài đăng trên các tạp chí quốc tế đạt chuẩn ISI) của 3 giáo sư trên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vinh dự được trao giải thưởng cao quý này.
Nghiêm Huê
Vụ 18 nạn nhân chạy thận: Do tồn dư hóa chất xúc rửa hệ thống nước?
Vụ 18 nạn nhân chạy thận: Do tồn dư hóa chất xúc rửa hệ thống nước? |
(Copy từ http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/vu-18-nan-nhan-chay-than-do-ton-du-hoa-chat-xuc-rua-he-thong-nuoc-1153520.tpo ; tác giả: Theo Dân Trí; đã đăng lúc 22:34 ngày 29 tháng 05 năm 2017.) |
Liên quan đến vụ đồng loạt 18 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại BV Đa khoa Hòa Bình nghi sốc phản vệ, trong đó 6 người đã tử vong, nhiều người cho rằng liên quan nhiều đến hóa chất tồn dư do xúc rửa hệ thống nước chạy thận |
Tiến sĩ Nguyễn Cao Luận, nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng cho biết, đặc thù của chuyên ngành chạy thận nhân tạo là cùng lúc hàng loạt người được chạy thận. Vì thế, nếu xảy ra tình huống 1-2 người bị sốc phản vệ thì có do yếu tố cơ thể- từng cá thể với thuốc, hóa chất. Còn nếu cùng lúc hàng loạt người bị thì cần chú ý đến hệ thống xử lý nước, việc rửa quả lọc... đã đúng quy trình chưa, có còn chất tồn dư, hay vấn đề ở dịch truyền- dịch thẩm tách... |
Theo tiến sĩ Luận, các trường hợp sốc phản vệ khi chạy thận nhân tạo bản thân các bác sĩ cũng gặp, nhưng chỉ một vài ca, như bỗng dưng bệnh nhân có biểu hiện rét run, run người thì ngay lập tức bác sĩ ngừng quá trình lọc máu, cấp cứu người bệnh thì không có tử vong. |
Cùng quan điểm này, một chuyên gia trong lĩnh vực chạy thận tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội cho biết, trong chạy thận sử dụng nhiều hóa chất và thuốc. Trong tình huống này, với 18 người chạy thận cả 18 người cùng bị, nhiều khả năng không phải do thuốc. Bởi nếu do thuốc sẽ có người bị, có người không bị vì liên quan đến yếu tố cơ địa. |
“Bị đồng loạt 100% bệnh nhân đang chạy thận có thể nghĩ đến khả năng hóa chất xúc rửa đường ống. Trong chạy thận phải có hệ thống nước siêu tinh khiết để lọc máu. Hệ thống này không sát trùng thường xuyên sẽ bị nhiễm trùng nhưng nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng thì cũng là các ca riêng lẻ. Trong trường hợp 18 người bị, nhiều khả năng người ta sử dụng thuốc sát trùng nhưng tồn dư gây sốc hàng loạt và hàm lượng hóa chất tồn dư với nồng độ tương đối cao”, chuyên gia này nhận định. |
Bởi trong chạy thận nhân tạo, hàng tuần sẽ phải sát trùng hệ thống nước, xúc rửa toàn bộ hệ thống, rửa xả sạch sẽ rồi mới tiếp tục chạy thận cho bệnh nhân. “Sự việc xảy ra đầu tuần, nhiều khả năng do sát trùng hệ thống”, bác sĩ này cho biết. |
Trong y văn, sốc do hóa chất sát khuẩn trong hệ thống nước có thể xảy ra, với tỉ lệ 5% trong lọc máu cho bệnh nhân chạy thận. Các ca sốc trong chạy thận thỉnh thoảng cũng xảy ra tại Việt Nam nhưng lẻ tẻ, thấy bệnh nhân có biểu hiện rét là được phát hiện, xử lý kịp thời, chưa bao giờ xảy ra tình huống 100% bệnh nhân chạy thận như lần này. |
Một bác sĩ khác đang làm việc tại khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) cũng nhận định, sự cố xảy ra tại Hòa Bình khiến 18 người chạy thận nghi sốc phản vệ không thể là do thuốc, bởi sốc phản vệ mang yếu tố cơ địa, mỗi loại thuốc, hóa chất khác nhau gây sốc ở những cơ địa khác nhau. |
Bác sĩ này cũng nghĩ nhiều đến hệ thống nước trong chạy thận bởi nước dùng cho thận nhân tạo cần phải được xử lý nghiêm ngặt, siêu tinh khiết. Nếu một bệnh nhân chạy thận khi sử dụng nước có vấn đề là bệnh nhân có biểu hiện rét ngay. Bác sĩ biết can thiệp sớm thì bệnh nhân tránh được nguy cơ sốc phản vệ. |
TS Luận cho biết, đó chỉ là những nhận định ban đầu, còn để xác định nguyên nhân, cần có một hội đồng chuyên môn xem xét các tình huống, xét nghiệm xem có chất tồn dư. |
Theo Dân Trí |
Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017
Nam sinh Quảng Trị được thưởng 40 triệu đồng
Nam sinh Quảng Trị được thưởng 40 triệu đồng
(Copy từ http://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/nam-sinh-quang-tri-duoc-thuong-40-trieu-dong-705236.html , tác giả: Nguyễn Do , đã đăng ngày 29/5/2017 - 16:27.)
(PLO)- Em Phạm Huy, chủ nhân dự án cánh tay robot cho người khuyết tật, đạt giải ba tại Hội thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế được tổ chức tại Mỹ được vinh danh tại quê nhà.
Sáng nay, 29-5-17, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng em Phạm Huy, học sinh Trường THPT thị xã Quảng Trị. Phạm Huy là tác giả của dự án "Cánh tay robot dành cho người khuyết tật", đạt giải ba tại Hội thi Khoa học kỹ thuật Quốc tế INTEL ISEF 2017 được tổ chức tại Mỹ.
Buổi lễ có sự tham dự của ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Mai Thức, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Hồ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị... cùng với đông đảo giáo viên, học sinh của trường.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, đã chúc mừng thành tích của em Huy và nhấn mạnh công lao to lớn của quý thầy cô nhà trường. “Các em học sinh phải nỗ lực hơn nữa để sáng tạo ra những sản phẩm thiết thực nhằm đưa quê hương, đất nước ngày càng phát triển” - ông Hùng nói.
Với thành tích đạt được, em Huy đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trao thưởng số tiền trên 40 triệu đồng. Trước đó, Phạm Huy đã nhận bằng khen của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ kèm tiền thưởng 7 triệu đồng.
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị, cho hay thành công của em Huy đã mang lại vinh quang cho quê hương, đất nước. Sở GD&ĐT sẽ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ các học sinh có năng lực để các em cơ hội thể hiện tài năng, có thêm nhiều thành công hơn nữa.
Theo Phạm Huy, cánh tay robot chỉ là bước khởi đầu trên con đường nghiên cứu, mày mò sáng tạo. Có được thành công đó, Huy cảm ơn gia đình, nhà trường, bạn bè và mọi người đã ủng hộ, giúp đỡ. Đồng thời, Huy sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn cánh tay robot, tiến tới ứng dụng vào thực tế nhằm giúp người khuyết tật có cuộc sống tốt hơn.
Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, em Phạm Huy với dự án "Cánh tay robot cho người nghèo" được Bộ GD&ĐT cử đi dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Intel (Intel ISEF) được tổ chức tại Mỹ.
Tuy nhiên, qua hai lần phỏng vấn Huy đều bị Đại sứ quán Mỹ từ chối cấp visa. Sau khi được báo chí phản ánh, ngày 13-5-17, Huy được cấp visa khi vượt qua lần phỏng vấn thứ ba của đại sứ Mỹ.
Nguyễn Do
Hổ mang chúa quằn quại nôn ra chai nhựa ở Ấn Độ
Hổ mang chúa quằn quại nôn ra chai nhựa ở Ấn Độ
(Copy từ http://www.tienphong.vn/cong-nghe/ho-mang-chua-quan-quai-non-ra-chai-nhua-o-an-do-1153372.tpo , tác giả: Theo Vnexpress; đăng ngày 29-05-17 13:13.)
Con rắn hổ mang chúa không may nuốt chửng một chiếc chai nhựa chật vật tìm cách nôn dị vật ra ngoài trước sự chứng kiến của những dân làng Ấn Độ.
Đoạn video do một nhân chứng quay ở Goa, Ấn Độ, ghi lại cảnh con rắn hổ mang phồng miệng hết cỡ để đẩy chai nhựa ra trong khi đám đông người dân tò mò dõi xem, Longroom hôm qua đưa tin. Cuối cùng, con rắn có vẻ vẫn bình thường sau khi khạc xong chai nhựa.
00:00
00:11
"Khi tôi trông thấy con rắn hổ mang với một cục to ở bụng, tôi nghĩ chắc hẳn nó nuốt phải thứ gì đó lớn đến mức không thể tiêu hóa. Nhưng tôi không ngờ nó sẽ khạc ra một chai nhựa mềm rỗng", nhân viên cứu hộ động vật hoang dã Goutham Bhagat cho biết.
Người dân ở làng Carve tỏ ra vui mừng khi chứng kiến con rắn nôn thành công vỏ chai từ bụng ra. Nhưng họ không thể hiểu lý do con rắn nuốt chiếc chai. Một số người cho rằng nó nhầm chiếc chai với con mồi nhỏ.
"Tôi đã hỏi nhiều người tại sao con rắn nuốt chai nhựa, nhưng không thu được câu trả lời thỏa đáng. Tôi hy vọng ai đó có thể cung cấp lời giải đáp hợp lý", Bhagat nói.
Đây là trường hợp rắn nuốt chửng chai nhựa đầu tiên được ghi nhận trên thế giới.
Theo Vnexpress
Người đàn ông treo cổ trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất
Người đàn ông treo cổ trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất
(Copy từ http://www.msn.com/vi-vn/news/national/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%C3%A0n-%C3%B4ng-treo-c%E1%BB%95-trong-khu%C3%B4n-vi%C3%AAn-s%C3%A2n-bay-t%C3%A2n-s%C6%A1n-nh%E1%BA%A5t/ar-BBBCXR0?ocid=mailsignout , tác giả: Vũ Sơn (Nguồn: Kiến thức) , đã đăng ngày 29-05-17.)
Các đơn vị nghiệp vụ Công an quận Tân Bình, TP HCM đang điều tra, truy tìm tung tích để làm rõ nguyên nhân tử vong của một người đàn ông được phát hiện chết trong tư thế treo cổ tại khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất.
© Kiến Thức Thi thể người đàn ông được phát hiện trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM.
Trước đó, sáng 29/5, một số người dân qua lại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (đoạn khu vực hồ điều tiết), thuộc quận Tân Bình, thì bàng hoàng khi nhìn thấy người đàn ông treo trên nhánh cây.
Ngay sau đó, sự việc được báo cho cơ quan chức năng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, thi thể nạn nhân được chuyển về nhà xác để xác định danh tính, làm rõ nguyên nhân tử vong.
Gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình
Gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình |
(Copy từ http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=6&mabb=80618 , tác giả: Theo MAI AN (SGGP) ; đăng ngày 29/05/2017, 16:12 trong mục Xã hội.) |
Trong đó, nam giới chiếm 83,69% số người gây bạo lực gia đình. Gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.
Theo Bộ VH-TT-DL bạo lực gia đình là tác nhân chính làm suy thoái các giá trị tốt đẹp trong gia đình. Bạo lực gia đình đã và đang đẩy gia đình vào nguy cơ khủng hoảng. Trẻ em trong gia đình có bạo lực gia đình, khả năng học tập bị suy giảm nghiêm trọng và một bộ phận các em có xu hướng sử dụng bạo lực khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột với bạn bè. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường gia tăng trong thời gian qua. Mặt khác, số liệu của ngành công an còn cho thấy, bạo lực gia đình làm tăng các loại tội phạm xã hội. Bạo lực gia đình gây tổn thất nặng nề về kinh tế, giảm sút sức khỏe; suy giảm khả năng và năng suất lao động; gia tăng chi phí y tế…
Bạo lực gia đình xảy ra trong gia đình, là hành vi vi phạm giữa những người thân thiết với nhau. Do vậy, trước hết, gia đình cần được củng cố để nâng cao năng lực trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, gây tổn hại. Ở một khía cạnh khác, gia đình là thành tố quan trọng nhất đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân gắn liền với việc giáo dục, đạo đức lối sống phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Với mong muốn giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn hành vi bạo lực trong gia đình, tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức từ ngày 1 đến 30-6-2017 trên phạm vi cả nước sẽ có chủ đề “Gia đình - nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình”.
Trong tháng hành động, Bộ VH-TT-DL tiếp tục tuyên truyền chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” và phát động “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”; thi ảnh chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”; Tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2017; Phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thi câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc “5 không, 3 sạch”…
Theo MAI AN (SGGP)
Tùy bút 'Miếng ngon Hà Nội' tái bản mới nhất bị thu hồi và tiêu hủy
Tùy bút 'Miếng ngon Hà Nội' tái bản mới nhất bị thu hồi và tiêu hủy
(Copy từ http://tve-4u.org/threads/tuy-but-mieng-ngon-ha-noi-tai-ban-moi-nhat-bi-thu-hoi-va-tieu-huy.28098/ ;tác giả: Lăng Thùy (T/h); đã đăng lúc 17:34 ngày 27-05-17.)
Tùy bút ‘Miếng ngon Hà Nội’ của Vũ Bằng được tái bản bởi Nhà xuất bản Dân trí năm 2017 sẽ bị thu hồi toàn bộ và tiêu hủy vì những sai phạm nghiêm trọng về nội dung.
Là một trong những tùy bút nổi tiếng của văn học Việt Nam, tác phẩm Miếng ngon Hà Nội của nhà văn Vũ Bằng sáng tác năm 1952 đã được nhiều khán giả các thế hệ yêu thích và đón đọc. Vì thế, trong hơn nửa thế kỉ qua, tập tùy bút này đã nhiều lần được tác bản nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Tuy nhiên, trong lần tái bản mới nhất của Miếng ngon Hà Nội năm 2017, khi Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân - Nhà sách Minh Thắng phát hành, đã xảy ra những sai phạm nghiêm trọng về nội dung của tập tùy bút.
Bìa sách 'Miếng ngon Hà Nội' được NXB Dân trí phát hành năm 2017
Theo đó, trong trang 210 của cuốn sách Miếng ngon Hà Nội, nội dung được biên tập mới sai lệch nghiêm trọng so với bản gốc đã được cấp phép với mục đích xấu về chính trị. Đoạn văn chính xác của nhà văn Vũ Bằng là: “Ta mơ ước một ngày đất nước thanh bình, toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ hết cả những miếng ngon Hà Nội” đã được chỉnh sửa thành: “Tôi ao ước một ngày kia miền Bắc được giải thoát khỏi nanh vuốt Cộng sản, Quốc gia trở lại thanh bình và thống nhất; Toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ những miếng ngon Hà Nội”.
Trước sự việc này, chia sẻ với báo Lao động, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành – ông Chu Văn Hòa cho biết đây là sai phạm nghiêm trọng và Nhà xuất bản Dân trí và đối tác liên kết sẽ phải chịu trách nhiệm, bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật , khi đã vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản 2012.
'Miếng ngon Hà Nội' do Công ty Cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam liên kết với NXB Hội nhà văn phát hành năm 2014
Chiều 23/5/17, sau thời gian xem xét vụ việc, Cục Xuất bản, In và Phát hành đã có công văn đề nghị sở thông tin truyền thông, sở văn hóa các tỉnh, thành kiểm tra và không cho lưu hành ấn bản mới của sách Miếng ngon Hà Nội. Đồng thời, cục cũng tiến hành tịch thu, tiêu hủy các bản sách sai phạm này, tổ chức họp với các cơ quan thẩm quyền để đưa ra quyết định xử phạt các đơn vị liên quan trong thời gian sớm nhất.
Miếng ngon Hà nội là tập tùy bút gồm 17 chương để giới thiệu 17 món ăn đặc trưng khác nhau của mảnh đất kinh kỳ: món quà căn bản (phở bò), phở gà, bánh khoái, bánh cuốn, bánh xuân cầu, cốm vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, bún, chả cá, thịt cầy, tiết canh, cháo lòng, hẩu lốn, bò kiến, tóp mỡ ngào đường.
Là một người gốc Hà Nội sành ăn, trong những năm tháng sống tại Sài Gòn, ông dành nhiều thời gian để hồi tưởng về quãng thời gian sinh sống ở quê nhà với những món ăn đặc trưng, tiêu biểu.
Đằng sau những cảm quan tuyệt vời của Vũ Bằng về văn hóa ẩm thực Hà thành, ông còn nói lên được những tâm tư, tình cảm của chính mình: "Miếng ngon Hà Nội, vì thế, nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn... Những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước, thấy mình Việt Nam hơn..." (Theo Miếng ngon Hà Nội, NXB Văn học, 1994).
Lăng Thùy (T/h)
Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017
Trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho ông Nguyễn Văn Thảo
Trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho ông Nguyễn Văn Thảo
(Copy từ http://www.moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=4767 , tác giả: Vụ Hợp tác Quốc tế , đã đăng ngày 27/05/2017.)
Ngày 22/5/2017, GS TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đã có buổi làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh Bắc Ai-len.
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo đã trao đổi với Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo về những chương trình hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh, cập nhật những điểm mới trong chính sách của Vương Quốc Anh về chính sách quốc tế hóa giáo dục của Vương quốc Anh.
Trong gần ba năm qua, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo đã có nhiều đóng góp tăng cường hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước, đặc biệt, đã khởi xướng và tổ chức thành công Diễn đàn giáo dục đại học Anh-Việt lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2015 tại London, thu hút hơn 20 trường đại học Việt Nam và hơn 80 trường đại học của Anh tham gia diễn đàn. Để ghi nhận những đóng góp của Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cho sự nghiệp giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã thay mặt Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục cho Đại sứ.
Trong phát biểu của mình, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo bày tỏ lòng biết ơn đối với ngành giáo dục và đào tạo đã ghi nhận đóng góp của bản thân mình và sẽ tiếp tục cố gắng đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở mọi cương vị công tác của mình.
Vụ Hợp tác Quốc tế
Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017
Đánh sập ‘lô cốt’ gắn camera theo dõi của ông trùm ma túy
Đánh sập ‘lô cốt’ gắn camera theo dõi của ông trùm ma túy
(Copy từ http://congan.com.vn/vu-an/danh-sap-lo-cot-gan-camera-theo-doi-cua-ong-trum-ma-tuy_39294.html , tác giả: Thúy Hường - Đoàn Tuấn; đăng ngày 26-05-17 lúc 13:46. )
(CAO) Đối tượng đã cho xây dựng hệ thống tường bao xung quanh kín như boong- ke và lắp đặt hệ thống máy quay, chỉ giao dịch ma túy qua khe cửa.
Qua công tác trinh sát, Công an huyện Tân Yên, Bắc Giang đã phát hiện trên địa bàn có một số tụ điểm mua bán ma túy trái phép hoạt động, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Để đấu tranh, bắt giữ được đối tượng mua bán trái phép chất ma túy ở những tụ điểm này, lực lượng Công an đã gặp phải khó khăn do các đối tượng này đã hoạt động với phương thức, thủ đoạn rất tinh vi.
Các đối tượng đều sử dụng chính nhà của mình làm “boong- ke” cho việc mua bán trái phép ma túy. Tất cả nhà đều được xây tường bao kín, bên trên có hàng rào thép gai, có cổng kiên cố.
Tại khu vực cổng và trên bờ tường bao, các đối tượng đã lắp đặt hệ thống camera kết nối với máy tính, Ipad để khi ngồi ở trong nhà, các đối tượng có thể dễ dàng theo dõi mọi động tĩnh bên ngoài. Đặc biệt, chỉ có những khách quen hoặc người tin cẩn mới được các đối tượngbán ma túy qua khe cổng.
Thượng tá Trần Xuân Hoàn, Trưởng Công an huyện Tân Yên cho biết, lực lượng Công an huyện Tân Yên đã phải tập trung lực lượng, biện pháp và trong thời gian từ ngày 28-4-17 đến này 23-5-17 mới phá thành công hai chuyên án ma túy.
Theo đó, vào hồi 21 giờ 50 phút ngày 23-5, trong lúc đối tượng Phạm Văn Minh (SN: 1974, trú tại thôn Thượng, xã Liên Sơn, huyện Tân Yên) đang bán chất ma túy trái phép thì bất ngờ bị lực lượng Công an huyện ập đến bắt giữ.
Tang vật thu giữ tại chỗ gồm 3 gói giấy bạc bên trong đựng chất heroin; 300.000 đồng, 1 con dao, 1 gậy sắt. Quá trình khám xét, lực lượng công an còn thu giữ thêm 172 viên ma túy tổng hợp dạng hồng phiến, 7 túi ma túy dạng đá; 1 lọ nhựa bên trong chứa chất ma túy.
Qua đấu tranh, đối tượng Minh khai nhận đã bị nghiện ma túy từ 3 năm nay. Để có ma túy sử dụng, Minh đã đi mua và bán lẻ cho một số đối tượng để kiếm lời mua ma túy sử dụng. Để tránh sự phát hiện của lực lượng công an, đối tượng Minh khai nhận chỉ giao dịch mua bán hết sức nhanh chóng qua khe cổng.
Trước đó, vào ngày 28-4-17, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an huyện Tân Yên cũng đã đấu tranh thành công với 1 chuyên án ma túy, bắt khẩn cấp đối với Đàm Thanh Lịch (SN 1986, trú tại thôn Chám, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Quá trình khám xét tại nhà đối tượng Lịch, lực lượng chức năng thu giữ 75 gói heroin. Đối tượng Đàm Thanh Lịch cũng là một đối tượng nghiện 8 năm nay.
Việc triệt phá thành công 2 chuyên án ma túy “boong - ke” này đã góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương, mang lại niềm tin cho quần chúng nhân dân.
Thúy Hường - Đoàn Tuấn
Ơi em, bắt hồn tôi về đâu..
Ơi em, bắt hồn tôi về đâu..
(Copy từ http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/van-hoa-nghe-thuat/20150527/oi-em-bat-hon-toi-ve-dau/753003.html , tác giả: Lê Văn Nghĩa , đã đăng ngày 27/05/2015 16:10.)
Thoạt đầu, tôi định đặt tựa bài này là “Thiên đàng mơ mộng”, vì thấy thật đúng tâm trạng của những thằng học sinh Petrus Ký chúng tôi thời đó. Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em theo trường về... áo dài tà áo vờn bay” (1).
1. “Thiên đàng” của những thằng tóc hớt ngắn, quần xanh áo trắng là nơi các nữ thiên thần áo dài trắng túa ra như lũ chim bồ câu sau giờ tan học của Trường Gia Long. Thằng học sinh Petrus Ký nào chẳng mơ được “mần quen” cùng một em áo dài.
Phía bên hông cổng Trường Gia Long, trước cổng chùa Xá Lợi, “cạnh tranh” với những chiếc xe bán bò bía, gỏi đu đủ là những chàng áo trắng Petrus Ký đang gửi hồn qua cánh cổng thâm nghiêm có từ năm 1915 với cái tên thơ mộng “Trường nữ sinh Áo Tím”.
Nghe kể lại, trường được thành lập do đề nghị của nghị viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của tổng đốc Phương và một số trí thức người Việt. Khóa đầu tiên (1915) trường tuyển 45 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím. Những đời hiệu trưởng đầu toàn là người Pháp.
Năm 1949, nữ sinh Trường Áo Tím cùng nam sinh Trường Petrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa nên chính quyền đã đóng cửa trường. Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh, biểu tình dài ngày với sự ủng hộ của phong trào học sinh lúc ấy, trường được mở cửa lại.
Đánh dấu sự kiện quan trọng này, sau bảy đời hiệu trưởng trường là người Pháp, lần đầu tiên trường có nữ hiệu trưởng là người Việt: bà Nguyễn Thị Châu. Năm 1953, Trường Áo Tím đổi tên thành Trường nữ trung học Gia Long. Áo dài tím được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu là bông mai vàng. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp được chuyển sang quốc ngữ.
Biết đâu chính “mối tình” gắn kết tranh đấu của Áo Tím và sau đó Gia Long trong những năm về sau đã gắn kết “trai Petrus Ký, gái Gia Long” trong những mối tình thật và ảo của lứa tuổi học trò. Hãy mơ đi những chàng trai Petrus về “thiên đường” tuổi nhỏ dại của mình!
2. Khoảng giữa thập niên 1970, bài hát Con đường tình ta đi của nhạc sĩ Phạm Duy làm xáo động những trái tim mới lớn với những lời ca mộng mị: “...Lá đổ để đưa đường/Hỡi người tình Trưng Vương”.
Tôi không biết đó là lời cảm thán của chàng trai nào. Nhưng có lẽ thích hợp hơn xin hãy cho chàng trai ấy là người của Trường Chu Văn An. Như một mặc định, “trai Petrus Ký, gái Gia Long” thì nữ sinh Trường Trưng Vương lại là “của riêng” của những học sinh Chu Văn An mặc dầu hai trường cách trở về mặt địa lý một quãng đường khá dài.
Trường chàng thì ở tận nhà thờ ngã sáu, đường Minh Mạng, còn “thiên đường” của nàng thì ở đối diện Sở thú - Thảo cầm viên, số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tội nghiệp cho nam sinh Trường Võ Trường Toản cùng ăn chung xe gỏi bò với các nàng nhưng chỉ đứng xa ngắm những chàng trường Chu đón nàng mà hát câu cảm thán: “Trưng Vương hôm nay mưa vẫn giăng đầy trời/ Bóng người thì mịt mùng/ Từng hàng me rung rung” (2).
Có lẽ “nhân duyên tiền định” của hai trường này đều xuất phát từ “người phương Bắc”. Học sinh Chu Văn An đa số là người miền Bắc và Trường Trưng Vương cũng vậy. Điều này cũng dễ hiểu vì Trường Trưng Vương là ngôi trường có gốc gác từ Hà Nội.
Theo “gia phả”, trường được thành lập từ năm 1925, trên con đường Đồng Khánh, phía nam hồ Gươm mang tên Trường Nữ trung học (College de Jeunes Filles), ngôi trường nữ trung học đầu tiên và duy nhất của nữ giới miền Bắc. Vì nằm ở đường Đồng Khánh nên còn được gọi là Trường Đồng Khánh. Đến năm 1948 trường được chuyển đến đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) và đổi tên là Trường Trưng Vương. Năm 1954, một số giáo sư và học sinh di cư vào Sài Gòn và thành lập lại Trường Trưng Vương.
Năm học đầu tiên phải học nhờ cơ sở của Trường nữ trung học Gia Long. Mãi cho đến năm 1957, Trường Trưng Vương dời về số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (nguyên trước đó là Quân y viện Coste của quân đội Pháp).
Bởi vậy ta không lấy làm lạ khi đây là một trong những ngôi trường mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và được bình chọn là ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn. Nhờ là học sinh Trưng Vương nên mỗi lần làm lễ kỷ niệm Hai Bà, nữ sinh Trưng Vương được ưu tiên tuyển chọn làm Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi trong lễ diễu hành.
Có lần đi xem lễ diễu hành trên đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), khi hai nàng học trò Trưng Vương ngồi trên voi “phất ngọn cờ vàng” đi ngang, tôi thấy thằng bạn có vẻ phấn khích. Tôi hỏi: “Mầy thích “ghệ” áo vàng hả?”. Nó trả lời buồn xo: “Không, tao thích con voi. Bây giờ tao ước gì mình được làm con voi”.
Rồi nó cảm thán nhại theo thơ của Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người/ làm voi nàng cưỡi, cái vòi đung đưa”. Sau này tôi mới biết cô gái đóng vai Trưng Trắc - áo vàng đó đã cho chàng leo cây, “Trưng Vương vắng xa anh dần. Mùa thu đã qua một lần. Còn đây bâng khuâng”. Ôi, tội nghiệp một thời mê gái!
3. “Áo dài trắng em mang mà anh nhớ...” đâu chỉ ở Sài Gòn. Ở một vùng trời tỉnh Gia Định, những chiếc tà áo của nữ sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt vờn bay thật nhẹ nhàng, thanh khiết. Tôi khoái chữ “vờn bay” của nhà thơ Phạm Thiên Thư hơn chữ “tung bay” của nhạc sĩ Từ Huy khi nói về chiếc áo dài của nữ sinh trung học. Chữ “tung” có vẻ gì đó mạnh bạo quá khi nói về chiếc áo dài vốn dĩ đằm thắm.
Thật thiệt thòi khi ngôi trường này không được nhắc đến trong âm nhạc hoặc thơ ca, có lẽ những chàng thi sĩ, nhạc sĩ chỉ thích tụ tập ở Sài Gòn mà bỏ quên một ngôi trường nữ làm đẹp và trắng khung trời Gia Định.
Từ Sài Gòn, xuôi theo đường ĐinhTiên Hoàng, quẹo tay mặt, qua cầu Bông một đoạn, nhìn sang tay trái là một ngôi trường kiến trúc kiểu hiện đại hơn trường Gia Long và Trưng Vương. Chuyện cũng dễ hiểu vì năm 1960, tòa tỉnh trưởng Gia Định đã dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa (tỉnh Gia Định). Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ (nay là Trường THCS Lê Văn Tám).
Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn (nay là Trường Nguyễn Đình Chiểu). Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương trình học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương. Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị thì nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơi em, bắt hồn tôi về đâu?”...
Có những chàng trai lãng mạn thì cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh”. Tôi sửng sốt vì Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh mới vừa thành lập năm 1971.
Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Hòa Hảo, Minh Mạng (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cùng được xây dựng.
Không phải thằng Hiệp mập không có lý của nó, vì nữ sinh trường này được học một chương trình giáo dục hoàn toàn mới. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô hình của các nước tiên tiến thời ấy. Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường còn dạy thêm kinh tế gia đình (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn võ aikido, vovinam.
Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh đã được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. Trường được trang bị một phòng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ.
Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn võ song toàn. Còn theo thằng bạn tôi, giúp ích xã hội được hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xã biết dạy chồng bằng võ vovinam và tài nội trợ.
Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức... đã nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nhìn không ra”...
Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài Gòn đã đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác.
Cảm ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài Gòn có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay... vờn bay!
Dvnien: Mời các bạn nghe bài Ngày xưa Hoàng Thị do Đoan Trang hát, 5ph 43 - Để cùng tiếc: "Ai mang bụi đỏ đi rồi".
... ... ... ... ...
(1): Ngày xưa Hoàng Thị - thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, trên toàn miền Nam, đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng, quần trắng (hoặc đen), nam học sinh là quần xanh, áo trắng và đeo phù hiệu mang tên trường trên áo. Không có đồng phục cho riêng từng trường như bây giờ. Lúc ấy chỉ có Trường trung học công lập Mạc Đĩnh Chi nam sinh và nữ sinh học chung.
(2): Trưng Vương khung cửa mùa thu - nhạc và lời Nam Lộc.
(*): Trường Gia Long nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Trường Petrus Trương Vĩnh Ký nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trường Lê Văn Duyệt nay là Trường THPT Võ Thị Sáu. Trường Sương Nguyệt Anh nay là Trường THPT Sương Nguyệt Anh.
Lê Văn Nghĩa
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017
Anh chàng dở hơi theo nghề trồng ghế
Anh chàng bị chê dở hơi vì quyết theo nghề "trồng ghế", chục năm sau bán cả nghìn USD một chiếc
(Copy từ http://afamily.vn/anh-chang-bi-che-do-hoi-vi-quyet-theo-nghe-trong-ghe-chuc-nam-sau-ban-ca-nghin-usd-mot-chiec-van-chang-co-hang-ban-2017052617170454.chn , tác giả: Long.J / Theo Thời đại,đã đăng ngày 26-05-2017 18:05.)
Người đời thường cho rằng, làm những thứ dị biệt sẽ khó cho ra kết quả tốt, thậm chí đạt được thành công là chuyện rất xa vời. Thế nhưng người đàn ông này đã khiến những kẻ chê bai anh ta phải ngạc nhiên và ghen tỵ bởi nghề "trồng nội thất".
Gavin Munro - Nhà thiết kế người Anh, đã cho ra đời phương pháp sản xuất nội thất rất "dị": trồng cây vào khuôn nhựa, kiễn nhẫn chăm bón và cắt tỉa, sau khi chúng lớn lên sẽ tạo thành đồ đạc.
Nghe thật lãng xẹt, thế nhưng anh chàng này đã thành công và khiến nhiều người phải tròn mắt ngưỡng mộ.
Gavin Munro bên cạnh chiếc ghế được "sản xuất" bởi thiên nhiên |
Gavin đã trồng hàng trăm cây tần bì, cây liễu, cây gỗ sồi và hàng loạt các giống cây khác để sản xuất đồ nội thất gỗ độc đáo. Bạn không thể tưởng tượng được đây là một quá trình phức tạp và tốn thời gian như thế nào.
Để làm một chiếc ghế từ gỗ cây liễu phải mất 5 năm để hoàn thành còn ghế gỗ sồi phải mất cả thập kỷ. Bởi vậy nên các món đồ nội thất này cũng sẽ được chào bán với mức giá cực kì đắt đỏ. Một chiếc ghế bằng gỗ cây liễu cũng có giá ít nhất 3000 - 3500 USD, còn các phụ kiện kết hợp với đèn điện để trang trí có giá từ khoảng 1500 - 2000 USD.
Gavin đã kết hợp kỹ thuật và khoa học hiện đại để “trồng” ra một loại đồ nội thất nghệ thuật độc nhất vô nhị. Trước tiên anh tạo ra những khung nhựa thiết kế sẵn, bắt những thân cây gỗ phát triển theo bộ khung này, trong quá trình phát triển phải liên tục cắt tỉa, đan cành cây vào nhau để tạo thành cấu trúc phức tạp vững chắc của món đồ.
Nhà thiết kế người Anh chia sẻ rằng, khi bắt đầu thực hiện ý tưởng này, gia đình và bạn bè đã ra sức ngăn cản vì cho rằng anh bị "dở hơi". Tuy nhiên, Gavin nhất định theo đuổi con đường mình đã chọn, giờ đây "trái ngọt" đã nảy nở, người ta chỉ biết tròn mắt nhìn Gavin gặt hái thành công.
Chiêm ngưỡng thêm những hình ảnh về công việc và những sản phẩm thú vị của Gavin Munro:
Long. J/ Theo Thời đại
Xe ben gây họa dưới cầu Bùi Hữu Nghĩa
Xe ben gây họa dưới cầu Bùi Hữu Nghĩa
(Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/xe-ben-gay-hoa-duoi-cau-bui-huu-nghia-20170526155406917.htm , tác giả:Tin-Ảnh: Q.Minh , đã đăng ngày 26/05/2017 16:36 .)
NLĐO) – Chiếc xe ben chạy tốc độ cao bất ngờ va trúng rồi kéo sập thanh giới hạn chiều cao dưới dạ cầu Bùi Hữu Nghĩa (quận 1, TP HCM)
Sự cố xảy ra vào khoảng 14 giờ ngày 26-5-17, trên đường Hoàng Sa, đoạn qua phường Đa Kao, quận 1, TP HCM.
Chiếc xe ben do tài xế khoảng 35 tuổi điều khiển, khi đó đang chạy trên đường Hoàng Sa (hướng về cầu Điện Biên Phủ) đến khu vực trên thì phần thùng xe đã va trúng thanh chắn bằng thép do vượt quá giới hạn chiều cao 1,8 m.
Hiện trường vụ việc
Thanh giới hạn chiều cao này đặt ở vị trí cách cầu Bùi Hữu Nghĩa khoảng 5 m, nhưng bị bẻ cong, nằm lọt vào gầm cầu sau cú tông.
Lực lượng chức năng có mặt xử lý hiện trường |
Sự cố không gây thương vong về người nhưng giao thông ở cả 2 hướng trên đường Trường Sa, đoạn qua khu vực trên bị phong tỏa cho đến gần 16 giờ cùng ngày, khi hiện trường được xử lý xong.
Tin-Ảnh: G.Minh
Siêu mẫu Bella Hadid mặc như không trên thảm đỏ
Siêu mẫu Bella Hadid mặc như không trên thảm đỏ
(Copy từ http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/sieu-mau-bella-hadid-mac-nhu-khong-tren-tham-do-20170526143015877.htm , tác giả: M.Khuê (Theo Daily Mail, Reuters), 13 ảnh, đã đăng ngày 26/05/2017 14:41.)
(NLĐO) - Siêu mẫu Bella Hadid diện trang phục trong suốt đính đầy pha lê tham dự sự kiện amfAR thuộc khuôn khổ Liên hoan phim Cannes lần thứ 70.
Đây là thiết kế của Ralph & Russo, Bella Hadid trông vô cùng gợi cảm với đầm này. Người đẹp tuổi 20 thu hút ống kính cánh săn ảnh.
Siêu mẫu Bella Hadid
Ảnh 2: Bella Hadid
Ảnh 4: Bella Hadid
Ảnh 5: Bella Hadid
Bella Hadid không phải người duy nhất trong sự kiện này chọn kiểu trang phục gợi cảm, phơi bày da thịt. Người mẫu bị bệnh bạch biến Winnie Harlow và Izabel Goulart cũng chọn đầm xuyên thấu màu trắng.
Winnie Harlow
Ảnh 7: Winnie Harlow
Ảnh 8: Izabel Goulart
Hoa hậu hoàn vũ 2016 Iris Mittenaere diện đầm có nhiều đường cắt xẻ táo bạo còn Shanina chọn cho mình đầm khoe khéo phần hông.
Ảnh 9: Iris Mittenaere
Ảnh 10: Shanina
Ảnh 11: Nicki Minaj
Ảnh 12: Elsa Hosk
Ảnh 13:Lara Stone
M.Khuê (Theo Daily Mail, Reuters)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)