TGĐ Công ty Hoa Thành: Chúng tôi đã kiệt sức |
Copy từ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/544693/tgd-cong-ty hoa-thanh-chung-toi-da-kiet-suc.html; đăng ngày 24/04/13, mục Ch trị - XH . |
TT - Đó là ý kiến của ông Hà Như Nam - tổng giám đốc Công ty TNHH Hoa Thành, đại diện đơn vị thuê đất ở xã Đại Thắng (Tiên Lãng, Hải Phòng) - trong cuộc trao đổi thẳng thắn với Tuổi Trẻ ngày 23-4-13 |
|
Ông Hà Như Nam - Ảnh: Lê Kiên |
|
Ông Nam bày tỏ mong muốn chính quyền TP Hải Phòng giải quyết dứt điểm vụ việc bởi công ty của ông đã “dính” vào vụ dây dưa này suốt chín năm, tốn kém bạc tỉ và mất cơ hội làm ăn. |
Trong khi chờ tiếng nói chính thức từ cơ quan chức năng TP Hải Phòng, để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ đăng tải nội dung cuộc trao đổi. |
“Chủ tịch huyện nói sai” |
* Sau khi xảy ra sự việc nhiều côn đồ hành hung người dân Đại Thắng ngay trong khu đất thuộc dự án của Công ty Hoa Thành, có thông tin cho biết UBND huyện Tiên Lãng đã có công văn yêu cầu phía công ty dừng các hoạt động thi công trong khu đất. Tuy nhiên, phía công ty không chấp hành nên mới xảy ra sự việc? |
- Tôi đọc một số báo thấy trích lời chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (ông Nguyễn Văn Tùng - PV) nói như vậy. Nếu ông ấy nói như vậy là sai. Trước đó, chúng tôi thông báo ngày 4-4 sẽ thi công, nhưng TP và huyện có công văn yêu cầu dừng với lý do giai đoạn này còn phức tạp thì chúng tôi chấp hành ngay. Ai nói chúng tôi thi công thì người đó phải chứng minh được. Hôm ấy (ngày 21-4, hôm xảy ra sự việc hành hung dân - PV) chúng tôi chỉ bảo vệ hiện trường. |
Bên đối tác thi công chỉ muốn thâm nhập, khảo sát thực địa. Bây giờ bảo chúng tôi thi công là làm trái văn bản của TP là không đúng. Đất của chúng tôi thì chúng tôi phải bảo vệ, nhưng chưa thi công vì chúng tôi chưa được phép thi công của TP. Nếu chúng tôi đã đưa máy móc vào đó thi công thì phải nhận trách nhiệm chứ. Đây là đất của chúng tôi. |
* Ông nói hợp đồng thuê đất có hiệu lực từ năm 2004, vậy chuyện bồi thường, hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi đã diễn ra thế nào? |
- Tôi đọc một số báo thấy trích lời chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (ông Nguyễn Văn Tùng - PV) nói như vậy. Nếu ông ấy nói như vậy là sai. Trước đó, chúng tôi thông báo ngày 4-4-13 sẽ thi công, nhưng TP và huyện có công văn yêu cầu dừng với lý do giai đoạn này còn phức tạp thì chúng tôi chấp hành ngay. Ai nói chúng tôi thi công thì người đó phải chứng minh được. Hôm ấy (ngày 21-4-13, hôm xảy ra sự việc hành hung dân - PV) chúng tôi chỉ bảo vệ hiện trường. |
Bên đối tác thi công chỉ muốn thâm nhập, khảo sát thực địa. Bây giờ bảo chúng tôi thi công là làm trái văn bản của TP là không đúng. Đất của chúng tôi thì chúng tôi phải bảo vệ, nhưng chưa thi công vì chúng tôi chưa được phép thi công của TP. Nếu chúng tôi đã đưa máy móc vào đó thi công thì phải nhận trách nhiệm chứ. Đây là đất của chúng tôi. |
* Ông nói hợp đồng thuê đất có hiệu lực từ năm 2004, vậy chuyện bồi thường, hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi đã diễn ra thế nào? |
- Năm 2004 chúng tôi đã có quyết định giao đất, ngay sau đó có văn bản phê duyệt phương án bồi thường với danh mục đất hạng 1, 2, 3 với tổng kinh phí bồi thường chúng tôi phải bỏ ra là 2,3 tỉ đồng. Chúng tôi là doanh nghiệp chỉ biết hợp đồng thuê đất với TP, còn chuyện chi trả tiền cho dân thì chính quyền đứng ra chi trả, chúng tôi chỉ tham gia với tư cách một thành phần giám sát việc đó. |
Chúng tôi có đầy đủ giấy tờ việc người dân ký nhận tiền. Dự án của chúng tôi liên quan đến 153 hộ dân thì lúc đó có 144 hộ nhận tiền bồi thường, 9 hộ chưa nhận. Lập tức công ty chuyển số tiền còn lại cho ngân sách xã chứ chúng tôi không giữ tiền của dân. |
Chưa được gì nhưng đã tốn nhiều tiền của |
* Tức là doanh nghiệp không đứng ra thỏa thuận với dân? |
|
- Lúc đó chưa có quy định cho phép doanh nghiệp được tự đứng ra thỏa thuận với người có đất bị thu hồi. Khi có chín hộ dân đi khiếu kiện, chúng tôi cùng với các cơ quan chức năng vận động, thuyết phục họ, đến nay chỉ còn một hộ không nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên không hiểu vì sao người dân, kể cả những người nhận tiền bồi thường rồi, bây giờ vẫn đứng ra khiếu kiện. Tháng 12-2011, được phép của chính quyền, công ty đã tổ chức thi công, nhưng khi đó người dân phản ứng thì chính chúng tôi đã đề nghị dừng thi công để chính quyền giải quyết thỏa đáng. |
* Thưa ông, từ năm 2004 đến nay công ty đã trả tiền thuê đất cho Nhà nước chưa? |
- Đất này chủ quyền thuộc Hoa Thành nhưng trong chín năm qua TP đã bàn giao được đất sạch cho chúng tôi thi công, sử dụng ngày nào đâu mà bắt chúng tôi nộp thuế. Nếu không còn khiếu kiện, mặt bằng sạch được giao, chúng tôi vào thi công thì đương nhiên phải có trách nhiệm nộp thuế theo hợp đồng. Nhưng hiện nay thật ra hợp đồng đấy vẫn còn treo, chưa có hiệu lực. |
* Công ty được và mất gì ở hợp đồng thuê đất này? |
- Chúng tôi chưa được gì cả nhưng đã tốn rất nhiều tiền, thời gian và cơ hội làm ăn. Cơ hội đầu tư rất nhiều, những hợp đồng ghi nhớ miệng mà về sau không thực hiện được rất nhiều. Hợp đồng có ký văn bản thì năm 2006-2007 ký hợp đồng với Công ty An Đỉnh (Đài Loan) nhưng sau phải hủy do không có mặt bằng thi công nhà xưởng. Hiện đang có một hợp đồng gia công với một công ty Đài Loan được ký từ năm 2011 đến nay. Chúng tôi đã nhập một phần máy móc, thiết bị về rồi nhưng vẫn phải để kho. Chúng tôi đề nghị TP tìm cách nào giải quyết dứt điểm, tiếp tục tìm biện pháp giao đất hay không có cách nào để giao đất thì phải trả lời chính thức chứ không thể để nhùng nhằng mãi. |
Đi mãi mà chả thấy đường |
* Phía công ty có đề nghị gì với chính quyền? |
- Hiện tại chỉ còn một hộ gia đình không nhận tiền bồi thường, chúng tôi đã có văn bản đề nghị TP cắt phần đất này ra trả lại cho họ. Sau đó đề nghị huyện xác nhận chúng tôi hoàn thành nghĩa vụ giải phóng mặt bằng, xác nhận khu đất này là mặt bằng sạch để chúng tôi tiếp tục dự án của mình. Chúng tôi không phải không có thiện chí. Tuy đây là dự án lẽ ra chúng tôi được tiếp nhận mặt bằng sạch từ chính quyền, còn chuyện bồi thường là chuyện giữa chính quyền với dân, nhưng chúng tôi đã nhiều lần đề nghị chính quyền cho phép đối thoại để tìm phương án hỗ trợ thêm cho người dân trong khả năng chúng tôi có thể. Nhưng do các hộ dân không thống nhất được với nhau, có người đưa ra mức cao quá, vượt quá khả năng của công ty. Hơn nữa, việc hỗ trợ cũng vướng cơ chế, không có văn bản quy định nên nếu doanh nghiệp xuống dân thì bị coi là đi đêm và nếu không được chính quyền đồng ý thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. |
* Cụ thể trong dự án này nút thắt ở đâu? |
- Cơ quan chức năng làm gì họ còn biết hơn doanh nghiệp. Chính quyền họ biết đâu là sai, đâu là đúng. Họ phải có giải pháp quyết liệt, đến thời điểm này đều rõ ra rồi, phải làm chứ không thể bảo nay chờ, mai lại chờ. Doanh nghiệp thì không chờ mãi được. Văn bản kêu cũng nhiều rồi, doanh nghiệp chúng tôi đã kiệt sức, thật sự kiệt sức rồi. Mà kiệt sức ở chỗ là cứ phải đi mãi, đi mãi mà chả thấy đường đâu, không thấy đích đến. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét