Bình quân mỗi ngày Cù Lao Chàm có đến 500 du khách tới tham quan và lưu trú. Dịp cuối tuần, du khách ra đảo có thể lên gần 1.000 lượt mỗi ngày.
Sau 15 năm được UNESCO đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới và trở thành hình mẫu trong bảo tồn đa dạng sinh học, xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) chỉ rộng chưa đầy 15km2 với dân số khoảng 2.500 người nhưng đã đón hơn 200.000 lượt khách du lịch đến tham quan và lưu trú mỗi năm.
Bình quân mỗi ngày Cù Lao Chàm có đến 500 du khách tới tham quan và lưu trú. Dịp cuối tuần, du khách ra đảo có thể lên gần 1.000 lượt mỗi ngày.
Đáng chú ý là lượng du khách quốc tế đến với Cù Lao Chàm luôn cao hơn so với khách trong nước.
Điều gì hấp dẫn du khách đến với hòn đảo xinh đẹp này ngày một đông hơn dù điều kiện cơ sở vật chất về du lịch của Cù Lao Chàm vẫn còn đơn sơ và thiếu tiện nghi so với nhiều nơi khác trên cả nước?
Ông Nguyễn Thế Hùng - phó chủ tịch UBND TP Hội An, trưởng ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - cho rằng: Sự ra đời của Khu bảo tồn biển năm 2005 và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm năm 2009 đã thôi thúc chính quyền và người dân xã đảo nỗ lực hết mình để bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của rừng và biển.
Điều quan trọng nhất trong việc bảo tồn Cù Lao Chàm đó là người dân từng bước ý thức được việc giữ rừng, giữ biển chính là giữ được nồi cơm của họ.
Tất nhiên, từ ý tưởng của lãnh đạo TP cho đến việc phát động cư dân xã hưởng ứng các chương trình "Xách giỏ đi chợ", "Nói không với túi ni lông", "Nói không với ống hút nhựa", "cấp quota cho khai thác cua đá" rồi đến việc bảo tồn và giữ gìn nguyên vẹn các rạn san hô, bảo tồn trứng và rùa biển... không phải ngày một ngày hai mà thành hiện thực.
Nhưng bằng cách thuyết phục người dân và những cách làm không giống ai này, Cù Lao Chàm đã từ một xã đảo nghèo khó, thiếu thốn mọi mặt về cơ sở vật chất, tài nguyên trên rừng, dưới biển bị khai thác không kiểm soát, rác thải ni lông tràn khắp mọi nơi... đã chuyển mình thành một điểm sáng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, thoát nghèo và vươn lên dẫn đầu cả tỉnh về mức thu nhập.
Có lẽ bài học lớn nhất có thể nhìn thấy ở Cù Lao Chàm trong suốt nhiều thập niên qua là người dân ở đây đã biết sống theo cách "lưng tựa vào núi, mặt hướng ra biển".
Từ những năm 1998 - 1999, người dân Cù Lao Chàm đã dùng than tổ ong để đun nấu thay cho việc đốn củi trên rừng. Bộ đội biên phòng, cán bộ xã là những người đi trước để dân làm theo. Nhờ giữ được rừng mà giữ được nguồn nước sinh hoạt trong lành cho cư dân trong xã.
Từ việc giữ được rừng, người dân đồng lòng với chính quyền không khai thác san hô làm vôi, bảo vệ các rạn san hô, không đánh bắt cá bằng thuốc nổ hủy hoại môi trường biển...
Và thiên nhiên khi được bảo vệ, giữ gìn cũng đã đem lại cho người dân Cù Lao Chàm một cuộc sống trong lành, đầy đủ và ngày một đi lên.
Biết nương tựa vào thiên nhiên, đối thoại với thiên nhiên, không cưỡng đoạt thiên nhiên - "Thuận thiên giả tồn" (sống thuận theo quy luật của thiên nhiên thì sẽ tồn tại) là triết lý sống mà người dân Cù Lao Chàm đã áp dụng trong đời sống của mình.
Đó cũng chính là bài học cho chúng ta trong việc ứng xử với thiên nhiên.
Ngày 15-5, Trung Quốc công bố thủ tục thực thi Luật Hành chính của Lực lượng bảo vệ bờ biển (CGALEP). Đây là nỗ lực trong thế khó của Bắc Kinh nhằm cứu vãn "thế trận vùng xám" đang dần thất bại trên Biển Đông.
Gói CGALEP lần này là động thái tiếp nối sau khi Cục Hải cảnh Trung Quốc ban hành hai quy tắc tố tụng hình sự liên tiếp vào năm 2023, nhằm làm rõ quy trình thực thi Luật Hải cảnh được thông qua vào năm 2021.
Hành vi như vậy không chỉ vi phạm UNCLOS mà còn vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trong đó quy định mỗi quốc gia có trách nhiệm phải kiềm chế sử dụng vũ lực hoặc gây hấn để thực thi, đặc biệt trong trường hợp này, các yêu sách lãnh thổ bất hợp pháp trên biển.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines GILBERTO TEODORO phát biểu ngày 24-5
Tiếp tục mập mờ pháp lý
Bao gồm tổng cộng 16 chương và 281 điều khoản, CGALEP đang hứng chịu sự chỉ trích từ dư luận khu vực khi tiếp tục dựa trên diễn giải của Luật Hải cảnh công nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với các khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trên biển.
Điều này hoàn toàn trái với quy định ở điều 56 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 chỉ cho phép quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và phi sinh vật và các hoạt động thăm dò năng lượng, khai thác kinh tế khác ở EEZ.
Không chỉ tự ý áp đặt khái niệm chủ quyền đối với khu vực EEZ trái với luật pháp quốc tế, Trung Quốc còn tự quy định phạm vi về quyền tài phán ở điều 257 của CGALEP khi cho phép CCG được tạm giữ từ 30 - 60 ngày đối với người nước ngoài vi phạm luật xuất nhập cảnh, gây nguy hiểm cho an ninh và lợi ích quốc gia hoặc có hành vi hỗ trợ người khác vi phạm luật xuất nhập cảnh Trung Quốc trong khu vực EEZ do nước này tự quy định. Phạm vi này đi quá giới hạn về quyền tài phán của quốc gia ven biển được quy định ở điều 56 của UNCLOS và cũng không phù hợp với đặc thù của khu vực EEZ là một lãnh thổ hỗn hợp.
Sự cân bằng về quyền giữa quốc gia ven biển và các quốc gia khác đòi hỏi một sự phân chia thẩm quyền tùy trường hợp cụ thể để giải quyết xung đột ở các lĩnh vực mới trong khu vực EEZ theo quy định của điều 59 UNCLOS, chứ không thể tự ý áp đặt từ một phía quốc gia ven biển như trong CGALEP.
Tuy nhiên, dường như Trung Quốc vẫn muốn duy trì cách diễn giải đơn phương về khái niệm "chủ quyền" đối với khu vực EEZ của họ để có thể tiếp tục mở rộng lập trường diễn giải pháp lý "mập mờ" có lợi cho năng lực "lưỡng dụng" của CCG.
Trong khi luật pháp quốc tế quy định tàu hải quân "vỏ xám" được phép triển khai để "sử dụng vũ lực" bảo vệ chủ quyền quốc gia, thì tàu chấp pháp "vỏ trắng" được "sử dụng vũ khí" để đảm bảo quyền chủ quyền hợp pháp. Sự chuyển giao quyền kiểm soát CCG từ cơ quan quản lý dân sự trong Bộ Công an và Cục Hải dương nhà nước sang Quân ủy Trung ương (CMC) vào năm 2018 đã chính thức tích hợp khả năng "sử dụng vũ lực" cho CCG.
Vì vậy, điều 22 của Luật Hải cảnh cho phép CCG được cân nhắc sử dụng vũ khí khi phát hiện có nguy cơ bị xâm phạm cả về chủ quyền lẫn quyền chủ quyền trên các vùng biển quy định. Đây có thể xem chính là cốt lõi của "thế trận vùng xám" mà Trung Quốc đang dày công củng cố cả trên Biển Đông lẫn biển Hoa Đông.
Càng kiểm soát, càng mất kiểm soát
Sự gia tăng quyền lực pháp lý cho lực lượng CCG lúc này lại là một động thái có thể mang đến tổn hại về uy tín cho Trung Quốc nhiều hơn là mục tiêu áp chế đối thủ trên thực địa. Đặc biệt nhất là khi quyết định công bố thủ tục CGALEP lại trùng với thời điểm một đoàn thuyền dân sự có khẩu hiệu "Atin Ito (Đó là của chúng tôi)" vượt qua được sự phong tỏa của CCG ở bãi cạn Scarborough để tiếp tế thực phẩm và nhiên liệu cho ngư dân Philippines.
Sự đột phá vòng vây của đoàn thuyền Atin Ito bị phía Trung Quốc cáo buộc được hậu thuẫn bởi Chính phủ Philippines khi phía CCG xác nhận có tàu cảnh sát biển Philippines BRP Bacagay theo sát hộ tống, bất chấp phía Trung Quốc triển khai đợt phong tỏa Scarborough được xem là lớn nhất bao gồm 1 tàu hải quân, 8 tàu hải cảnh và 34 tàu dân binh. Đây là "lỗ hổng" mới nhất trong "thế trận vùng xám" của Trung Quốc.
Tuy nhiên, động thái "vá lỗ hổng" bằng cách ban hành CGALEP chứa đầy các diễn giải xung đột với UNCLOS trên thực tế lại khiến cho không chỉ chính giới Philippines được công khai tăng cường chỉ trích, mà còn kết hợp với làn sóng quan ngại về sự mở rộng quyền lực phi pháp của CCG trước đó từ cả chính giới Nhật Bản và Hàn Quốc, góp phần làm suy giảm kỳ vọng cho Thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn hiếm hoi đang diễn ra tại Seoul.
Do đó, Trung Quốc không chỉ càng mất đi uy tín mà còn khó có khả năng tiếp tục tham gia cuộc đua kiến tạo các kiến trúc đa phương đảm bảo an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông nói riêng và Tây Thái Bình Dương nói chung.
Tựu trung lại, Trung Quốc dường như vẫn đang lún sâu vào các lối mòn về tư duy vốn đang tạo nên những "lỗ hổng" ngày càng lớn của họ trên mặt trận pháp lý. Nếu không kịp chuyển hướng sang đối thoại, "thế trận vùng xám" cũng như uy tín của Bắc Kinh sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức đến nỗi không thể quay đầu.
Hội nghị ba bên Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sắp khai mạc đánh dấu lần hiếm hoi lãnh đạo ba nước ngồi lại với nhau, với những toan tính riêng trước sự kiện.
Mưa thì ở đâu trên Trái đất này đều có. Nhưng sao mưa ở xứ Huế lại được truyền tụng nhiều như thế. Thi ca nhạc họa và cả địa lý, lịch sử cũng đã tốn không ít giấy mực để nói về một loại mưa, gọi là "mưa Huế".
Xứ sở hai mùa đều là mùa mưa
Nhà thơ Phùng Quán đã dành hẳn một chương trong truyện thơ Trăng hoàng cung để viết về mưa Huế: "Ôi cái mưa khùng điên/ Mưa không còn biết gì tới chừng mực!", khiến cho: "Nắng thì bùn hóa đá/ Mưa thì đá hóa bùn".
Nhà văn Trần Kiêm Đoàn thì cho rằng: "Người đi tìm hạnh phúc/ Mưa tìm Huế mà rơi/ Mưa dầm không có Huế/ Mưa sẽ tiếc một đời".
Đặc điểm cơ bản của khí hậu Thừa Thiên Huế được gói gọn trong một chữ: mưa. Sách Địa chí Thừa Thiên Huế (Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 2005) cho biết chế độ mưa của nơi này mang nhiều đặc điểm khác hẳn với Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên.
Mùa mưa ở các nơi đó gắn liền với hoạt động của gió mùa hè (Tây Nam), trong khi mùa mưa của Huế lại gắn liền với gió mùa đông (Đông Bắc). Và đặc biệt, nếu khí hậu cả nước đều có hai mùa: mùa khô và mùa mưa, thì vùng lãnh thổ Thừa Thiên Huế cũng có hai mùa: mùa mưa và mùa ít mưa.
Dãy Trường Sơn chạy song song với bờ biển, đến ngang đoạn Thừa Thiên thì đột nhiên rẽ một nhánh đâm ngang ra Biển Đông, tạo thành một bức tường thiên nhiên hình vòng cung kéo dài từ A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Hải Vân chắn ngang hướng thổi của gió mùa đông bắc.
Không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống gặp bức tường này chặn lại, tạo thành những đám mây dày đặc hơi nước dồn tụ suốt mùa đông và lưu trú ở đây gần như quanh năm.
Đó là lý do khiến Thừa Thiên Huế là vùng có lượng mưa trung bình trong năm cao nhất nước (2.700 - 4.000mm), số ngày mưa cũng kéo dài nhất (200-220 ngày) và tất nhiên độ ẩm cũng cao nhất nước (83-87%).
Khi cả nước đang vào mùa khô hanh, thậm chí miền Bắc và Tây Nguyên đang khô hạn, thì Huế vẫn trầm mình trong những cơn mưa dầm dề lạnh buốt.
Mỗi năm hai mùa và mùa nào cũng mưa, vậy nên người ta mới gọi Huế là xứ mưa!
Xứ mưa mà hạn đến khô người
Đó là một trong những nghịch lý của Huế. Xứ sở hai mùa mưa, mà đến mùa hè, tức là mùa ít mưa, thì hạn hán cháy cây, cháy cỏ. Có năm hạn nặng giữa mùa đông (năm 2019), đầu tháng 11 dương lịch, cao điểm mùa lũ mà chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế phải ban hành chỉ thị "tăng cường chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn". Hạn và mặn là hai từ ám ảnh người Huế một thời.
Tháng 5, khi Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên vào mùa mưa, thì Huế chuyển qua mùa ít mưa. Hoa phượng nở đỏ bầu trời lãng mạn học trò, nhưng cũng là cái màu báo hiệu cho nắng hạn.
Cũng vào mùa ít mưa năm đó, 1985, trời nắng suốt ba tháng hè. Thỉnh thoảng có vài giọt mưa, chỉ đủ gây nên cảm cúm, thương hàn.
Cả vùng Thừa Thiên Huế oằn mình dưới nắng hạn. Cánh đồng khô rang, bùn đất nứt nẻ đến mức trâu bị sỉa chân, mắc kẹt vào lỗ nứt giữa ruộng kêu cứu thê thảm. Nước sông Hương cạn trơ ra cả hai cái bờ mà suốt bao năm vẫn chìm dưới nước.
Nước biển tràn vô phá Tam Giang rồi tràn lên thượng nguồn sông Hương. Dân cả thành phố Huế kéo nhau ra sông Hương từ sáng sớm để giải nhiệt. Mấy cậu thanh niên bơi ra giữa sông lặn xuống rồi la oai oái: "Mặn quá, mặn như nước biển". Đó chính là nước biển chứ còn như gì nữa.
Sau khi thâm nhập vào sông thì nước mặn chìm ở dưới tầng dưới. Nhà máy nước đã tìm cách lấy nước ở tầng mặt, nhưng rồi nước mặn vẫn lọt luôn vào bể chứa nhà máy rồi theo đường ống đến tận mỗi nhà.
Cả thành phố phải uống thứ nước lờ lợ, càng uống càng khát. Có người đùa rằng nước này nấu canh thì khỏi phải bỏ muối.
Cả thành phố Huế quanh quất chạy tìm nước ngọt. Đó là những giếng nước ở khá xa sông Hương nên nước ngầm chưa bị nhiễm mặn. Các quán bên đường ướp lạnh nước giếng đó rồi bán như một thứ nước giải khát cho người lao động bình dân.
Lũ học trò chúng tôi cũng nhờ thứ "nước thần tiên" đó mà vượt qua một "mùa hè đỏ lửa". Chỉ những ai người Huế đã sống qua những mùa hè đó, mới biết được nước máy nhiễm mặn là gì. Sau khi xây xong đập ngăn mặn Thảo Long (năm 2006) ở cuối sông Hương và thêm cái hồ thủy lợi Tả Trạch tại đầu nguồn (2016), tình trạng đó đã không còn xảy ra nữa.
Sung sướng chi bằng tắm mưa
Sau mấy tháng gần như không biết mưa là gì thì một chiều cuối tháng 8, trời bỗng nhiên tối sầm lại. Sấm chớp đùng đùng, gió xoáy như lốc, cây cối gãy rạp, và mưa ập đến.
Mưa như trút nước, không kịp thấm xuống đất, chảy ào ạt ra đường, chẳng mấy chốc đường phố như sông.
Mưa quất rầm rầm vô cửa kính như ai đó ném đá.
Theo kinh nghiệm đã được anh chị truyền bá từ thuở nhỏ, lũ học trò nội trú chúng tôi cố đợi cho mưa đủ "bay hết hơi đất" là chạy ào ra sân tắm mưa.
Nếu bạn chưa bao giờ tắm mưa thì thật khó để tin rằng nước mưa không giống với bất cứ thứ nước nào mình đã tắm: nước sông, nước biển, nước giếng, nước máy, nước bể bơi...
Cảm giác đầu tiên là rất lạnh, vì nước rơi từ trời cao xuống. Giọt nước lạnh ấy gặp cái thân thể nóng nảy do nắng hè nung nấu gây nên cảm giác lạnh như đá, rùng cả mình.
Cái mát lạnh gần giống nước suối, nhưng nước suối không tạo cảm giác massage thân thể như những giọt mưa rơi từ trời cao xuống, đập vào thân thể mình, râm ran. Phải nói là quá đã!
Cả lũ kéo nhau chạy ra đường, vừa chạy vừa vuốt mặt vừa la hét như một bầy trẻ con dưới mưa. Gặp một vũng nước bên đường là nằm lăn xuống vùng vẫy như đang bơi trên hồ.
Hết trò thi chạy đua dưới mưa, cả bọn lại mang banh ra sân vận động sau trường. Đá banh dưới mưa mới thú làm sao. Chạy hộc hơi mà không đổ mồ hôi. Mệt là nằm lăn ra sân cỏ, ngửa mặt lên trời rồi nhắm mắt cho mưa quất vào người. Khát thì há miệng ra đớp nước mưa, nuốt ừng ực...
Ham đá banh nên cơn mưa ngớt từ khi nào mà chẳng ai để ý. Mưa ngừng rơi nhưng mây vẫn còn thấp và sấm sét thỉnh thoảng chớp giật. Lúc này cái lạnh mới bắt đầu hiện ra trong cơ thể. Bầu trời trở nên tối sầm như mùa đông.
Chỉ một cơn mưa là thành mùa đông
Dân gian Huế từ xa xưa đã truyền nhau hai câu thơ bất hủ về "tính nết" đất trời xứ Huế:
Tứ thời giai thị hạ
Nhất vũ biến vi đông
(Bốn mùa đều là mùa hạ
Chỉ một cơn mưa là biến thành mùa đông).
Người Huế xưa nói "bốn mùa đều là mùa hạ" vì ngay giữa mùa đông nắng lên là đã thấy oi bức.
Nhưng giữa mùa hạ nóng bức, chỉ một cơn mưa rơi xuống là đất trời tối lạnh, u ám như thể mùa đông. Sáng hôm sau tỉnh dậy, mở cửa ra thì không còn thấy cái mùa đông ấy nữa.
Nắng hè lên nhưng không khí rất mát mẻ. Cây cối mới hôm qua khô héo ủ rũ, vậy mà bây giờ đã tươi tỉnh hẳn ra. Đó là một thứ thời tiết đẹp hiếm hoi của Huế sau cơn mưa mùa hạ: mát lành mà sáng tươi!
********************
Mùa mưa là những ngày lũ chúng tôi ngày ấy mong chờ. Mùa không phải co ro bên đống lửa vì áo không đủ ấm, mùa không phải ăn cơm độn với rau luộc bữa này qua bữa khác. Mùa mưa là mùa của những buổi chiều vang tiếng cười bên sông.