Dự án phá bỏ đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ sắp bắt đầu
Dự án dỡ bỏ đập thủy điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ sẽ bắt đầu vào năm tới ở miền Bắc California.
MSN đưa tin, dự án phá dỡ đập thủy điện Iron Gate (Cổng Sắt) trên sông Klamath ở Bắc California, Mỹ bắt đầu thực hiện vào năm 2022. Trong suốt hơn 100 năm qua, dòng sông Klamath thuộc hàng quan trọng nhất cho cá hồi ở Mỹ bị những con đập chặn lại dòng di chuyển.
Theo BBC, thật khó để nói về mức độ quan trọng của nghề cá đối với những người Yurok đã sống hàng thiên niên kỷ ở vùng nông thôn Bắc California. Tuy nhiên, sinh kế này đã giảm dần trong nhiều thập kỷ sau khi sông Klamath vốn chảy qua lãnh thổ của bộ lạc bị chặn để xây đập thủy điện. Nhưng giờ đây, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng, vận may của Yurok đã đến, với việc dự án dỡ bỏ con đập lớn nhất trong lịch sử Mỹ đã được bật đèn xanh.
MSN đưa tin, dự án phá dỡ đập thủy điện Iron Gate (Cổng Sắt) trên sông Klamath ở Bắc California, Mỹ bắt đầu thực hiện vào năm 2022. Trong suốt hơn 100 năm qua, dòng sông Klamath thuộc hàng quan trọng nhất cho cá hồi ở Mỹ bị những con đập chặn lại dòng di chuyển.
Theo BBC, thật khó để nói về mức độ quan trọng của nghề cá đối với những người Yurok đã sống hàng thiên niên kỷ ở vùng nông thôn Bắc California. Tuy nhiên, sinh kế này đã giảm dần trong nhiều thập kỷ sau khi sông Klamath vốn chảy qua lãnh thổ của bộ lạc bị chặn để xây đập thủy điện. Nhưng giờ đây, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng, vận may của Yurok đã đến, với việc dự án dỡ bỏ con đập lớn nhất trong lịch sử Mỹ đã được bật đèn xanh.
Klamath River Renewal Corporation - tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ giám sát việc dỡ bỏ đập - đã trình bày cách thức dỡ bỏ đập Iron Gate. Theo đó, toàn bộ hồ chứa sẽ chảy qua đường hầm dẫn dòng cũ của đập. Sau khi đường hầm dẫn dòng được thông thoáng và được gia cố bằng bê tông, các cửa đập sẽ được mở.
Bức tường 72 triệu mét khối nước phía sau đập được rút cạn dần dần để ngăn lũ lụt ở hạ lưu. Các tấm thép đóng cọc dọc theo đỉnh đập cùng với các bể chứa bên dưới đập được dỡ bỏ.
Hàng triệu kg đá và sỏi được nén chặt (với lõi là đất sét không thấm nước) được loại bỏ bằng máy xúc, 7.500 mét khối đá được di chuyển mỗi ngày, sau đó tăng lên 16.000 mét khối/ngày.
Máy đào, máy xúc phá vỡ đê quai thượng lưu, ngăn lũ bằng cách đào hàng loạt rãnh xuống nền đá. Phá dỡ đường hầm, nhà điện, các công trình kiến trúc khác bằng máy cắt thủy lực, dùng cuốc, khoan, nổ mìn.
Mục tiêu đặt ra là sông Klamath sẽ thông thoáng vào cuối năm 2023. Khi mọi việc hoàn tất sẽ thay thế lớp đất mặt, sau đó trồng cỏ bản địa, cây xanh, cây bụi, thảm thực vật khác.
Tại sao phải dỡ bỏ đập?
Mặc dù thủy điện được coi là "sạch", nhưng các đập vẫn không thân thiện với môi trường.
Phó Chủ tịch Bộ lạc Yurok Frankie Myers - người đi đầu trong cuộc chiến dỡ bỏ các đập trên sông Klamath kể từ năm 2002 - cho biết: “Đối với người dân Yurok, cuộc chiến dỡ bỏ đập không chỉ là vấn đề môi trường - đó là cuộc chiến vì sự tồn tại của chúng tôi".
Sông Klamath từng là quê nhà của loài cá hồi lớn thứ ba trên đất Mỹ - cá hồi trưởng thành sẽ bơi ngược dòng, tìm về về dòng sông quê hương để đẻ trứng. Giờ đây, lượng cá trở về chỉ bằng một phần nhỏ so với trước kia.
Các con đập xây dựng trên sông Klamath được xác định là một trong những nguyên nhân khiến số lượng cá hồi sụt giảm.
Tổng số có tám đập thủy điện được xây chắn trên sông từ đầu thập niên 1900 cho đến 1962. Sự hiện diện của chúng tạo ra những thay đổi rõ rệt trong quần thể cá hồi trên Klamath và các nơi khác.
"Bất cứ khi nào bạn xây một con đập trên sông thì điều đó luôn có những tác động khủng khiếp: Nó chặt đứt dòng chảy thành hai phần tách biệt hoàn toàn" - BBC dẫn lời ông Michael Belchik, nhà sinh vật học ngư nghiệp cao cấp của bộ tộc Yurok và là thành viên bộ tộc đã có nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong việc phục hồi nguồn cá, giải thích.
Các hồ chứa phía sau các con đập cũng là nguyên nhân gây ra sự tích tụ đáng kể của tảo độc - chúng phát triển mạnh trong vùng nước tù đọng giàu chất dinh dưỡng và ấm. Với số lượng đủ lớn, nó sẽ có hại cho sức khỏe con người.
Giải pháp mà Yurok và liên minh các bộ lạc khác cùng các tổ chức môi trường ủng hộ từ lâu là dỡ bỏ bốn trong số tám đập phía hạ lưu sông Klamath.
Sau các cuộc đàm phán khó khăn, PacifiCorp (công ty vận hành các đập này) và 40 bên liên quan, bao gồm các bộ lạc và chính quyền bang California, đã ký kết được một thỏa thuận vào năm 2010.
Theo Klamath River Renewal Corporation, việc phá đi đồng thời bốn con đập với tổng chiều cao 125m khiến đây trở thành dự án dỡ bỏ đập lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Đây cũng được coi là dự án có chi phí đắt nhất, lên tới gần 450 triệu USD.
Kết quả sẽ là 640km dòng chảy của sông được khôi phục trở lại thành môi trường sống cho cá hồi và các loài di cư khác như cá hồi vân và cá mút đá Thái Bình Dương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét