Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Trả lại danh dự cho "công dân Síp" Phạm Phú Quốc, nếu như...!

 SỰ KIỆN BÌNH LUẬN

Trả lại danh dự cho "công dân Síp" Phạm Phú Quốc, nếu như...!

Trước Quốc hội, năm 2017, ĐBQH Phạm Phú Quốc từng có những phát ngôn lo cho gánh nặng nợ công của dân. Cũng năm đó, vợ con ông nhập tịch Síp
Trước Quốc hội, năm 2017, ĐBQH Phạm Phú Quốc từng có những phát ngôn lo cho gánh nặng nợ công của dân. Cũng năm đó, vợ con ông nhập tịch Síp

Nga đề nghị Đức gửi chẩn đoán y tế vụ thủ lĩnh đối lập nghi bị đầu độc

 THẾ GIỚI

Nga đề nghị Đức gửi chẩn đoán y tế vụ thủ lĩnh đối lập nghi bị đầu độc

LĐO | 
Thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny. Ảnh: AFP
Thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny. Ảnh: AFP

Có còn là đại diện của dân?

 

Có còn là đại diện của dân?

ĐẠI DƯƠNG 

Sự việc ông Phạm Phú Quốc (Đại biểu Quốc hội, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận) bị lộ thông tin mang hai quốc tịch Việt Nam và Cyprus (Síp) mà không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền đã khiến dư luận cả nước xôn xao. Ngành chức năng liên quan khẳng định sẽ sớm có kết luận và xử lý theo quy định.

Ông Phạm Phú Quốc trên diễn đàn Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn.
Ông Phạm Phú Quốc trên diễn đàn Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn.

Ông Phạm Phú Quốc thừa nhận hai quốc tịch

Hãng tin Al Jazeera (Qatar) đã đăng tải loạt bài viết cho biết, chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD sở hữu hộ chiếu nước này. Điều này đồng nghĩa cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa. Đáng chú ý, ông Phạm Phú Quốc (Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận, TP HCM) nằm trong danh sách những người nước ngoài đã sở hữu hộ chiếu tại Síp.

Sự việc nhanh chóng gây xôn xao dư luận bởi ông Quốc đang là Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM.

Sự việc bại lộ, ông Phạm Phú Quốc đã thừa nhận mình có quốc tịch Síp từ giữa năm 2018. Tuy nhiên, quốc tịch này do gia đình của ông bảo lãnh chứ không phải ông bỏ tiền ra mua.

Cũng theo ông Quốc, thời điểm ứng cử ĐBQH (tháng 5/2016), ông Quốc chỉ có một quốc tịch Việt Nam. Sau đó, do một số thay đổi về công việc và hoàn cảnh cá nhân nên năm 2018 ông Quốc đã hai lần làm đơn trình bày nguyện vọng xin thôi nhiệm vụ công tác (khi đang là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM), chuyển đến Thành ủy, UBND TP HCM.

“Khi biết tôi có làm đơn xin thôi nhiệm vụ, giữa năm 2018 gia đình tôi (vợ và con tôi đã có quốc tịch Síp trước đó) đã đề nghị với tôi và thực hiện các thủ tục bảo lãnh xin cấp quốc tịch Síp cho tôi để tương lai khi tôi được nghỉ sẽ thuận tiện đi lại, chăm sóc gia đình”, ông Quốc chia sẻ trên Báo chí.

Ông Quốc khẳng định “tôi có quốc tịch Síp là do gia đình bảo lãnh, hoàn toàn không có việc mua quốc tịch với giá 2,5 triệu USD” và cho biết mình đang thực hiện đầy đủ các nội dung báo cáo theo đúng quy định về việc này cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Theo ông Quốc, con trai ông học tập và đang làm việc ổn định tại Anh từ năm 2013. Đến năm 2017, vợ và con gái ông có nhu cầu ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai ông nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại Síp. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam. Sau đó, giữa năm 2018 gia đình ông đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho ông tại Síp.

Được biết, ông Phạm Phú Quốc (SN 1968 tại Quảng Trị) từng giữ các chức vụ Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP HCM, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bến Thành TNHH MTV. Ngày 4/12/2019, ông Quốc được UBND TP HCM bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Ông Quốc trúng cử Đại biểu Quốc hội lần đầu năm 2016, khi đang là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP HCM.

Có thể triệu tập họp bất thường để xử lý

Trao đổi với Báo chí, ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, ông nhận được phản ánh về việc đại biểu Phạm Phú Quốc có hai quốc tịch, bao gồm quốc tịch Việt Nam và Cộng hòa Síp, nên đã chỉ đạo xác minh thông tin.

Theo ông Túy, Ban Công tác đại biểu có trách nhiệm giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội các vấn đề liên quan về nhân sự, vì vậy, khi đại biểu nào đó thay đổi về lý lịch thì phải báo cáo với cơ quan này. Tuy nhiên, Ban Công tác đại biểu không nhận được báo cáo của ông Quốc về vấn đề quốc tịch.

Ông Túy cũng cho hay, cơ quan chức năng sẽ làm rõ có hay không việc ĐBQH Phạm Phú Quốc sở hữu hai hộ chiếu, bao gồm hộ chiếu nước ngoài. Sở hữu hộ chiếu thứ hai vào thời gian nào. Sau đó, trên cơ sở xác minh, Ban Công tác đại biểu sẽ làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM. Sau đó, Hồ sơ sự việc gồm kết quả xác minh và ý kiến của các tổ chức liên quan sẽ được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM cho biết, đoàn ĐBQH TP HCM đã yêu cầu ông Phạm Phú Quốc giải trình. Sau khi ông Quốc giải trình, Đoàn ĐBQH TP HCM sẽ trao đổi và báo cáo Thường trực Thành ủy TP HCM, đồng thời báo cáo Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.

Bà Châu khẳng định, tinh thần là sẽ có kết luận sớm nhất. Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM tham gia vào quá trình này theo đúng quy định của luật pháp.

Về vấn đề này, ông Lê Như Tiến, ĐBQH khóa 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, Luật Tổ chức Quốc hội đã ghi rõ, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri nơi ứng cử, đồng thời cũng đại diện cho quyền lợi của cử tri trên cả nước. Luật cũng ghi rõ, đại biểu Quốc hội là công dân của nước Việt Nam.

Theo đó, ông Phạm Phú Quốc đã vi phạm khi nhập quốc tịch Síp từ năm 2018, nhưng lại không báo cáo trung thực với cơ quan có thẩm quyền.

Ông Tiến cho rằng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sớm xác minh, làm rõ và nếu rõ rồi phải xử lý kịp thời. Trong trường hợp này, không cần phải chờ đến kỳ họp Quốc hội tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể thực hiện ngay trong phiên họp gần nhất, thậm chí họp bất thường.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Giáo sư Đặng Đình Áng - Cây đại thụ toán học Việt Nam qua đời

 

Giáo sư Đặng Đình Áng - Cây đại thụ toán học Việt Nam qua đời

SGGP 
Giáo sư toán học Đặng Đình Áng, một cây đại thụ của ngành toán học Việt Nam đã qua đời sáng 29-8-20, hưởng thọ 94 tuổi. 

Giáo sư toán học Đặng Đình Áng

Giáo sư toán học Đặng Đình Áng

Giáo sư Đặng Đình Áng sinh năm 1926 tại tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1953, ông sang Mỹ du học tại Đại học Kansas, học bổng Fulbright; năm 1955 ông tốt nghiệp kỹ sư hàng không với giải thưởng của Viện Hàng không học Mỹ. Năm 1958 ông nhận bằng Tiến sĩ Toán cơ tại Học viện Kỹ thuật California và giảng dạy ở đó 2 năm.

Trở về Việt Nam năm 1960, ông đảm nhận chức Trưởng ban Toán tại Trường Đại học Khoa học Sài Gòn cho đến năm 1975. Sau đó ông làm Trưởng bộ môn Giải tích, Khoa Toán, Trường ĐH Tổng hợp TPHCM. Năm 1980, ông được Nhà nước phong danh hiệu Giáo sư.

Giáo sư Đặng Đình Áng là một nhà giáo tiêu biểu có nhiều đóng góp cho ngành Toán học Việt Nam, là người đầu tiên đưa Toán học hiện đại vào miền Nam Việt Nam. Năm 1988, ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học TPHCM.

Sự nghiệp nghiên cứu của Giáo sư Đặng Đình Áng là sự tổng hợp hài hòa lĩnh vực Giải tích Phi tuyến, Cơ học và Bài toán ngược. Ông cũng là một trong những người nghiên cứu tiên phong về lĩnh vực cơ học phá hủy. Ông có hơn 130 bài báo trong lĩnh vực giải tích phi tuyến và cơ học được công bố trên các tạp chí toán học trong và ngoài nước. Ông là tác giả của 6 quyển sách chuyên đề trong giải tích và cơ học. 

Giáo sư còn là một người kết nối Toán học Việt Nam với thế giới, hướng dẫn và cùng hướng dẫn chung với các giáo sư nước ngoài cho nhiều nghiên cứu sinh Việt Nam. Năm 1995, ông chịu trách nhiệm chính cho sự thành công của hội nghị toán học quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại TPHCM.

Không chỉ biết đến trong lĩnh vực toán học, Giáo sư Đặng Đình Áng còn rất tài hoa trong lĩnh vực âm nhạc. Giáo sư từng hòa nhạc giao lưu văn hóa với Viện Goethe tại Sài Gòn từ năm 1973 và sau này vẫn tiếp tục. Ông được biết đến như một nghệ sĩ thổi sáo (flute) tài hoa với nhiều CD nhạc hòa tấu thính phòng... Với ông, âm nhạc vừa là sự say mê, vừa là cầu nối văn hóa giao lưu với cộng đồng và thế giới.

Gia đình Giáo sư Đặng Đình Áng có nhiều người thành danh trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật, như anh ruột là nhà thơ Đặng Đình Hưng và cháu ruột là nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn và Đặng Hồng Quang.

>> >> Báo SGGP xin đăng nguyên văn bài viết Giáo sư Đặng Đình Áng - Nhà toán học với chiếc sáo bạc không còn nữa! của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh 

LÂM NGUYÊN

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

"Giải mã" học sinh Bình Dương có điểm trung bình môn lịch sử cao nhất nước

 GIÁO DỤC

"Giải mã" học sinh Bình Dương có điểm trung bình môn lịch sử cao nhất nước

LĐO | 
Học sinh Bình Dương có điểm trung bình môn Lịch sử cao nhất nước. Ảnh: Đình Trọng
Học sinh Bình Dương có điểm trung bình môn Lịch sử cao nhất nước. Ảnh: Đình Trọng

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

Sự cố Vietlot: Đằng sau tấm mặt nạ “máy không biết gian dối”

Sự cố Vietlot: Đằng sau tấm mặt nạ “máy không biết gian dối”

Hình ảnh Vietlott luôn gắn liền với một tấm mặt nạ với rất nhiều những bí mật...cho đến hôm qua. (Ảnh:Lâm Anh/LĐO)
Hình ảnh Vietlott luôn gắn liền với một tấm mặt nạ với rất nhiều những bí mật...cho đến hôm qua. (Ảnh:Lâm Anh/LĐO)
*

ANH ĐÀO 

Mỹ phản đối các hành động khiêu khích tại Biển Đông

 THẾ GIỚI

Mỹ phản đối các hành động khiêu khích tại Biển Đông


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Ảnh: AFP.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Thanh niên 23 tuổi chế tạo súng bị phạt 33 triệu đồng

 

Thanh niên 23 tuổi chế tạo súng bị phạt 33 triệu đồng


Thanh niên 23 tuổi chế tạo súng bị phạt 33 triệu đồng
(PLO)- Chàng thanh niên 23 tuổi ở nông thôn đã tự mày mò, chế tạo súng có đạn sát thương cao để mang đi bán và bị phát hiện. 

Ngày 27-8-20, UBND tỉnh Nghệ An cho biết: ông Lê Hồng Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Nguyễn Đình Ngọc (23 tuổi, trú xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) 30 triệu đồng về hành vi chế tạo súng săn trái phép; 3 triệu đồng về hành vi không giao nộp vũ khí theo quy định.

Thanh niên 23 tuổi chế tạo súng bị phạt 33 triệu đồng - ảnh 1
Tang vật do Ngọc chế tạo bị hát hiện, thu giữ . Ảnh: CA.

Tổng hình phạt tiền anh Ngọc phải chịu là 33 triệu đồng cho hai hành vi nêu trên (quy định tại điểm a, khoản 6 và điểm g, khoản 3 thuộc Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ).

Trước đó, Ngọc đang chế tạo súng săn để bán lấy tiền thì bị công an phát hiện. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Nghệ An đã lập biên bản hành chính đối với anh Ngọc. Đồng thời, Công an tỉnh Nghệ An có công văn về việc báo cáo đề xuất xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài bị phạt xử tiền, Ngọc còn bị xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm: 2 khẩu súng săn, 3 khung súng săn, một hộp phụ tùng lắp ráp linh kiện súng săn, 22 tay bằng gỗ tự chế của súng săn. Ngọc còn bị tịch thu tang vật 18 hộp đạn chì súng săn.

Đ.LAM

Tổng giám đốc công ty Bất động sản nhà đất Đồng Nai bị bắt

 

Tổng giám đốc công ty Bất động sản nhà đất Đồng Nai bị bắt


Tổng giám đốc công ty Bất động sản nhà đất Đồng Nai bị bắt
(PLO)- Tổng giám đốc công ty bất động sản nhà đất Đồng Nai bị công an bắt giữ vì lập dự án bán đất nền nhưng không thực hiện cam kết. 
Trưa 27-8-20, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bốn tháng Đỗ Sơn Tùng (37 tuổi, quê Hà Nam) để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các quyết định trên đã được VKSND cùng cấp phê chuẩn.

Tổng giám đốc công ty Bất động sản nhà đất Đồng Nai bị bắt - ảnh 1
Nghi can Tùng bị bắt giữ. Ảnh: VH

Nghi can Tùng là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần bất động sản nhà đất Đồng Nai, có trụ sở tại khu phố 4, phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai. 

Tổng giám đốc công ty Bất động sản nhà đất Đồng Nai bị bắt - ảnh 2
Khách hàng căng băng rôn tố cáo trước cửa công ty. Ảnh: VH

Theo thông tin ban đầu, Tùng mua đất rồi tự vẽ ra các dự án để bán nền tại dự án 10 ha trên đất trồng cây lâu năm tại xã Bàu Hàm, huyện Trảng Bom.

Hàng chục người đã bỏ ra hàng tỉ đồng mua đất nhưng không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết nên đã làm đơn tố cáo Tùng.

VŨ HỘI

Bão Laura tồi tệ nhất trong 160 năm tấn công Mỹ

 THẾ GIỚI

Bão Laura tồi tệ nhất trong 160 năm tấn công Mỹ

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Mục đích chuyến thăm 5 quốc gia châu Âu của Ngoại trưởng Trung Quốc Thứ Ba, 25/08/2020 12:15 | Thế giới Từ 25/8, Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ bắt đầu chuyến thăm 5 quốc gia châu Âu, trong đó ông dự kiến gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Trung Quốc đã tiêm vaccine COVID-19 cho một số nhóm lao động từ tháng 7 Thủ tướng Trung Quốc nhận định kinh tế nước này vẫn có thể tăng trưởng trong năm nay Mỹ rút đề xuất mời Trung Quốc tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí Chú thích ảnh Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết ông Vương Nghị sẽ đến thăm Italy, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức từ 25/8-1/9. Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Ngoại trưởng Vương Nghị kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Ông Triệu Lập Kiên đánh giá Trung Quốc và châu Âu cần hợp tác để khôi phục kinh tế toàn cầu và bảo vệ chủ nghĩa đa phương. Châu Âu đã nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh về việc xử lý COVID-19, chính sách với đặc khu hành chính Hong Kong và ngày càng có nhiều quốc gia “Lục địa Già” từ chối công nghệ mạng không dây 5G của Trung Quốc. Chuyên gia Lucrezia Poggetti tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Đức) nhận định: “Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh là ngăn chặn hình thành mặt trận xuyên Đại Tây Dương đối đầu với Trung Quốc, đặc biệt là về mạng 5G”. Các điểm đến của ông Vương Nghị hoàn toàn khác biệt với chuyến thăm châu Âu trước đó của người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo đến Áo, Anh, CH Séc, Đan Mạch và Slovenia. Ngoại trưởng 27 quốc gia châu Âu đã đồng ý trao đổi với ông Pompeo về quan hệ với Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến tổ chức hội nghị đặc biệt với một số lãnh đạo và châu Âu trong tháng 9 tới. Trong khi đó, ông Vương Nghị sẽ tập trung vào hợp tác châu Âu-Trung Quốc sau đại dịch. Khi đến Italy, ông Vương Nghị dự kiến gặp gỡ người đồng cấp Luigi Di Maio và Thủ tướng Giuseppe Conte. Italy hiện cân nhắc không sử dụng công nghệ của công ty Trung Quốc Huawei với mạng 5G ở nước này. Vào đầu tháng 7, Ngoại trưởng Di Maio đã trao đổi với đại sứ Mỹ tại Rome trong đó có nội dung liên quan đến Huawei. Sau đó, Telecom Italia đã không mời Huawei đấu thầu hợp đồng cung cấp thiết bị 5G cho mạng lưới cơ sở hạ tầng xử lý dữ liệu nhạy cảm của Italy. Ngoại trưởng Vương Nghị cũng sẽ tập trung vào mạng 5G tại Đức - nơi Thủ tướng Angela Merkel đối mặt với áp lực yêu cầu cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G. Mỹ, Anh và Pháp đã cấm một phần với Huawei, do vậy Đức là thị trưởng lớn duy nhất còn sót lại tại phương Tây mở cửa với công ty viễn thông Trung Quốc này. Mỹ nhiều lần cáo buộc Huawei thực hiện công việc do thám nhưng công ty này và Bắc Kinh đều đã bác bỏ. Chuyến thăm tới Hà Lan của ông Vương Nghị diễn ra sau khi Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte chủ trương giảm gói tài chính cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bị tác động bởi dịch COVID-19. Trong khi đó, tại Na Uy, ông Vương Nghị nhiều khả năng tái khẳng định cam kết của Trung Quốc “bình thường hóa quan hệ” với Oslo. Bắc Kinh đã phản đối khi Ủy ban trao giải Nobel Hòa bình tại Na Uy trao thưởng cho công dân Trung Quốc Lưu Hiểu Ba năm 2010. Đến năm 2016, hai quốc gia này đã dần hàn gắn quan hệ. Hà Linh/Báo Tin tứ

Mục đích chuyến thăm 5 quốc gia châu Âu của Ngoại trưởng Trung Quốc

Từ 25/8/2020, Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ bắt đầu chuyến thăm 5 quốc gia châu Âu, trong đó ông dự kiến gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.


Chú thích ảnh
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết ông Vương Nghị sẽ đến thăm Italy, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức từ 25/8-1/9. Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của Ngoại trưởng Vương Nghị kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Ông Triệu Lập Kiên đánh giá Trung Quốc và châu Âu cần hợp tác để khôi phục kinh tế toàn cầu và bảo vệ chủ nghĩa đa phương.

Châu Âu đã nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh về việc xử lý COVID-19, chính sách với đặc khu hành chính Hong Kong và ngày càng có nhiều quốc gia “Lục địa Già” từ chối công nghệ mạng không dây 5G của Trung Quốc.

Chuyên gia Lucrezia Poggetti tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Đức) nhận định: “Mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh là ngăn chặn hình thành mặt trận xuyên Đại Tây Dương đối đầu với Trung Quốc, đặc biệt là về mạng 5G”.

Các điểm đến của ông Vương Nghị hoàn toàn khác biệt với chuyến thăm châu Âu trước đó của người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo đến Áo, Anh, CH Séc, Đan Mạch và Slovenia. Ngoại trưởng 27 quốc gia châu Âu đã đồng ý trao đổi với ông Pompeo về quan hệ với Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến tổ chức hội nghị đặc biệt với một số lãnh đạo và châu Âu trong tháng 9 tới. Trong khi đó, ông Vương Nghị sẽ tập trung vào hợp tác châu Âu-Trung Quốc sau đại dịch.

Khi đến Italy, ông Vương Nghị dự kiến gặp gỡ người đồng cấp Luigi Di Maio và Thủ tướng Giuseppe Conte. Italy hiện cân nhắc không sử dụng công nghệ của công ty Trung Quốc Huawei với mạng 5G ở nước này.

Vào đầu tháng 7, Ngoại trưởng Di Maio đã trao đổi với đại sứ Mỹ tại Rome trong đó có nội dung liên quan đến Huawei. Sau đó, Telecom Italia đã không mời Huawei đấu thầu hợp đồng cung cấp thiết bị 5G cho mạng lưới cơ sở hạ tầng xử lý dữ liệu nhạy cảm của Italy.

Ngoại trưởng Vương Nghị cũng sẽ tập trung vào mạng 5G tại Đức - nơi Thủ tướng Angela Merkel đối mặt với áp lực yêu cầu cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G. Mỹ, Anh và Pháp đã cấm một phần với Huawei, do vậy Đức là thị trưởng lớn duy nhất còn sót lại tại phương Tây mở cửa với công ty viễn thông Trung Quốc này. Mỹ nhiều lần cáo buộc Huawei thực hiện công việc do thám nhưng công ty này và Bắc Kinh đều đã bác bỏ.

Chuyến thăm tới Hà Lan của ông Vương Nghị diễn ra sau khi Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte chủ trương giảm gói tài chính cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bị tác động bởi dịch COVID-19.

Trong khi đó, tại Na Uy, ông Vương Nghị nhiều khả năng tái khẳng định cam kết của Trung Quốc “bình thường hóa quan hệ” với Oslo. Bắc Kinh đã phản đối khi Ủy ban trao giải Nobel Hòa bình tại Na Uy trao thưởng cho công dân Trung Quốc Lưu Hiểu Ba năm 2010. Đến năm 2016, hai quốc gia này đã dần hàn gắn quan hệ.

Hà Linh/Báo Tin tức