Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Cảnh cáo, đề nghị miễn nhiệm Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

Cảnh cáo, đề nghị miễn nhiệm Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa

Copy từ http://www.baogiaothong.vn/canh-cao-de-nghi-mien-nhiem-thu-truong-ho-thi-kim-thoa-d219148.html , tác giả: Anh Thư , đã đăng ngày 31/07/2017 - 17:39, mục Thời sự - Xã hội > Chính trị.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo và kiến nghị xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay.





de nghi cach chuc Thu truong Ho Thi Kim Thoa

Uỷ ban Kiểm tra T.Ư kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của bà Hồ Thị Kim Thoa.

Theo Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, từ ngày 25 đến 27/7/17, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã họp kỳ 16. dưới sự chủ trì của Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Trần Quốc Vượng.
Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét thi hành kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công thương.
Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (từ 1/2004-5/2010) như đã kết luận tại Kỳ họp thứ 15 của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư.
Uỷ ban Kiểm tra T.Ư nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Hồ Thị Kim Thoa là nghiêm trọng. Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư  quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với bà Hồ Thị Kim Thoa.
Căn cứ Quy định số 260-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư  cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của bà Hồ Thị Kim Thoa.
Bên cạnh đó, Kỳ họp đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám thị và ông Lưu Hoàng Vũ, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Giám thị Trại giam Thạnh Hòa, Tổng cục VIII, Bộ Công an.
Theo Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, ông Nguyễn Văn Thanh trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám thị và ông Lưu Hoàng Vũ trong thời gian giữ chức vụ Đảng ủy viên, Phó Giám thị Trại giam Thạnh Hòa đã thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định trong việc xem xét, đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân. Vi phạm của các đồng chí đã ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội.
Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Thanh và kỷ luật khiển trách đối với ông Lưu Hoàng Vũ.
Cũng tại Kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền 4 trường hợp; tham gia ý kiến về giải quyết khiếu nại kỷ luật 02 trường hợp thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư và Ban Chấp hành T.Ư.
Anh Thư

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Hồi hộp, phấp phỏng và hi vọng. Nhưng dân ơi, xin cố mà chờ!

Hồi hộp, phấp phỏng và hi vọng. Nhưng dân ơi, xin cố mà chờ!
Copy từ http://nongnghiep.vn/hoi-hop-phap-phong-va-hi-vong-nhung-dan-oi-xin-co-ma-cho-post199195.html, tác giả: Bùi Hoàng Tám (Dân Trí), đã đăng ngày 29/07/2017, 07:20 , trong mục Thời sự > Vấn đề & Dư luận.
Điều mà người dân chờ đợi nhất giờ đây không phải là ông Quý “kê khai tài sản” trung thực hay không mà “nguồn gốc tài sản” đó có trung thực hay không?
Ảnh minh họa
Thông tin kết quả của Thanh tra Chính phủ đối với tài sản của ông Phạm Sỹ Quý được người dân chờ đợi trong hồi hộp, phấp phỏng và hi vọng.
Hồi hộp bởi đó là thông tin rất nóng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi công cuộc phòng chống tham nhũng có nhiều khởi sắc.
Phấp phỏng bởi không biết kết quả thế nào và hi vọng, sẽ có kết luận chính xác sự việc, không gây oan sai cho ông Sỹ và gia đình, song cũng không làm vơi giảm niềm tin của người dân sau không ít lần thất vọng.
Cho nên dù Thanh tra Chính phủ cho biết sẽ công bố công khai vào đầu tháng 8 nhưng các cơ quan thông tin đại chúng vẫn bám rất sát, chờ từng “giọt” thông tin “rò rỉ” từ cơ quan này để thông báo đến với người dân.
Vì thế, chỉ một dòng tin riêng của phóng viên Dân trí cho biết, đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ đã xác định ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái - kê khai tài sản không trung thực và sẽ kiến nghị tỉnh Yên Bái xử lý trách nhiệm cũng làm người dân náo nức.
Cụ thể trước đó, trong bản kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 được niêm yết công khai tại Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, ông Phạm Sỹ Quý cho biết đang sở hữu nhà thứ nhất tại Tổ 51 phường Minh Tân (công trình cấp 3) có diện tích xây dựng 600 m2. Nhà thứ hai tại khu chung cư Mandarin Garden (quận Cầu Giấy, Hà Nội) rộng trên 130 m2 với giá trị tại thời điểm xây dựng là 2,5 tỷ đồng và đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu
Ngoài ra, gia đình ông Quý có nhà tạm diện tích xây dựng 150m2, giá trị 200 triệu đồng; sở hữu mảnh đất 1.000 m2 trị giá 500 triệu đồng; trang trại diện tích 2 ha giá trị 1 tỷ đồng và đang sử dụng một ô tô Camry.
Thật ra, có lẽ không cần thanh tra cũng dễ dàng nhận thấy việc kê khai này là không trung thực bởi ví dụ căn hộ rộng trên 130 m2 ở chung cư Mandarin Garden (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có… 2,5 tỷ đồng hay trang trại 20.000 m2 có 1 tỉ đồng thì khó mà chấp nhận.
Song, điều mà người dân chờ đợi nhất giờ đây không phải là ông Quý “kê khai tài sản” trung thực hay không mà “nguồn gốc tài sản” đó có trung thực hay không?
Không chỉ có vậy, người dân còn mong mỏi Thanh tra Chính phủ mở rộng điều tra, tìm hiểu cả ngân hàng nào đã cho ông Quý vay 20 tỉ đồng để làm nhà? Điều này rất cần thiết bởi cho vay cả triệu đô la cho việc làm nhà là vô cùng mạo hiểm do đây không phải là lĩnh vực sinh lời, ẩn chứa nhiều rủi ro.
Mặt khác, tiền ngân hàng thực chất là tiền nước, tiền dân, tiền của những người gửi tiết kiệm. Do vậy, người dân cần biết để thận trọng khi gửi tiền vào những ngân hàng này, tránh đổ vỡ có thể xảy ra…
Có lẽ vì thế cho nên khi biết sự vào cuộc quyết liệt của Thanh tra Chính phủ, dư luận đã bày tỏ sự vui mừng.
Tuy thế, xin chớ vội mừng bởi vừa mới đây thôi ở tỉnh lân cận Lào Cai, nhiều người đã hồi hộp, phấp phỏng và hi vọng khi TAND tỉnh Lào Cai đã quyết định đưa ra xét xử vụ người dân khởi kiện Chủ tịch UBND thành phố và Chủ tịch UBND tỉnh này. Nhưng tiếc thay, rất nhiều người sau phút hồi hộp và hi vọng đã tràn trề thất vọng vì vụ xét xử bị hoãn mà không nói thời hạn. Dân ơi! Xin cố mà chờ…!
Mong rằng lần này, người dân Yên Bái sẽ không phải thất vọng như người láng giềng Lào Cai.
Bùi Hoàng Tám (Dân Trí)

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Giải nghèo nhờ khóm Đồng Din

Giải nghèo nhờ khóm Đồng Din
Copy từ http://www.baophuyen.com.vn/141/181464/giai-ngheo-nho-khom-dong-din.html , tác giả: Thái Hà , đã đăng ngày 29/07/2017 11:00.
Phú Thạnh và Mậu Lâm Nam là hai thôn của xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa từ khó khăn vươn lên làm ăn khấm khá nhờ cây khóm. Trên vùng đất này, luồng gió của những mùa khóm bội thu ngày một làm cho bộ mặt xóm làng thêm khởi sắc.
Anh Nguyễn Quốc Hiên dỡ khóm từ trên xe xuống để thương lái phân loại - Ảnh: Thái Hà
Từ hai thôn nghèo nhất xã
Trong ký ức của những người từng gắn bó nhiều năm với vùng đất này, quãng thời gian trước khi cây khóm có mặt và làm giàu cho xã Hòa Quang Nam, đặc biệt là ở hai thôn Phú Thạnh và Mậu Lâm Nam là những ngày cuộc sống của người dân rất khốn khó. Chị Nguyễn Thị Vương vẫn nhớ như in lần đầu theo chị gái vào xóm Gò Nổng, thôn Mậu Lâm Nam để gửi thiệp mời cưới, sự nghèo khó bao bọc cả xóm làng. Đường sá đi lại khó khăn, nhà cửa liêu xiêu nên cô gái ngày đó thầm nghĩ lỡ có trót thương anh trai làng này thì chắc cũng không dám theo về đây làm dâu. Nhưng rồi, “ghét của nào trời trao của đó” bởi ít lâu sau, chị thương một người con trai ở thôn Mậu Lâm Nam. Vậy là từ thôn Ngọc Sơn (xã Hòa Quang Bắc) chị về nơi này sinh sống. Gắn bó với vùng đất này hơn 15 năm, chị thấu hiểu những cơ cực của người dân lúc chưa có cây khóm. “Người dân trong thôn ngoài trồng lúa là cây chủ lực cũng có trồng thêm cây keo và vài cây nông nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, những cây trồng này không mang lại hiệu quả kinh tế. Công việc thì ít nên nhiều người trẻ đến các thành phố lớn để mưu sinh. Vợ chồng có con cái thì gửi cháu cho ông bà để đi làm thuê, làm mướn từng đợt như chặt mía, cuốc cỏ sắn, hái cà phê… Công việc bấp bênh, thu nhập ít ỏi nên nhà nào cũng thiếu trước hụt sau”, chị Vương nhớ lại.
Theo ông Phan Đình Tự, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Quang Nam, hai thôn Phú Thạnh và Mậu Lâm Nam trước khi có cây khóm là hai thôn nghèo nhất xã. Do địa hình dựa vào núi, giao thông ít thuận tiện nên trước đây, hai thôn này khó khăn hơn các thôn còn lại. Vì vậy, dù người dân cần cù, chăm chỉ nhưng vẫn chưa có những cây trồng chủ lực hay những ngành nghề giúp bà con vượt khó, thoát nghèo. Từ khi đưa cây khóm vào trồng thương phẩm, bộ mặt xóm làng đổi thay rõ rệt.
Vươn lên mạnh mẽ
Đến các thôn Phú Thạnh, Mậu Lâm Nam vào lúc cao điểm vụ thu hoạch khóm, chúng tôi thấy cả hai thôn đều vắng ngắt, chỉ còn vài bóng người già và trẻ con ở trong sân, còn tất cả những người trong độ tuổi lao động đều lên rẫy. Từ đầu xóm lần theo con đường đất quanh co, chúng tôi đến được nơi tập trung khóm để các đầu nậu thu mua. Trái với không khí yên ắng ngoài xóm, không khí ở những vựa khóm này rất tất bật, kẻ mua người bán lao xao và từng đoàn xe chở khóm không ngừng qua lại.
Làn da cháy nắng do bám theo từng mùa rẫy khóm, anh Nguyễn Quốc Hiên hớn hở dỡ những trái khóm trên xe xuống bỏ dưới sân để thương lái phân loại. Anh Hiên cho biết, gia đình có 3ha rẫy khóm nên anh quần quật làm cỏ, tưới nước, bỏ phân, bẻ trái, cắt cây không biết nghỉ ngơi là gì. Đến mùa thu hoạch, buổi sáng anh lên rẫy, bẻ khóm, sau đó đi 3-4km đường đèo dốc để chở khóm xuống vựa.
Cây khóm có mặt khoảng 10 năm trên đất Hòa Quang Nam, nhưng 3 năm trở lại đây ông Võ Tư mới đầu tư vào trồng loại cây này. Đến nay, gia đình ông Tư đã có 2ha khóm. Vừa phân loại khóm, ông Tư vừa hồ hởi kể cho chúng tôi nghe về những hiệu quả mang lại từ cây trồng này. “Trước đây, dù rất chăm chỉ làm ăn nhưng cuộc sống chỉ tạm ổn, thậm chí thiếu thốn. 3 năm trở lại đây, nhờ đầu tư vào cây khóm, cuộc sống gia đình tôi đã khá hơn. Khóm cho thu nhập quanh năm, giá cả ổn định, công việc lúc nào cũng có để làm”, ông Tư chia sẻ.
Còn chị Hồ Thị Mỹ Hạnh (thôn Mậu Lâm Nam) có 2 con, đứa lớn học lớp 6, đứa nhỏ học mẫu giáo. Những năm trước, hai vợ chồng chị Hạnh chủ yếu ở nhà làm ruộng, hết vụ lúa thì đi đến các địa phương khác chặt mía thuê nhưng vẫn thiếu trước, hụt sau. Thấy dân làng ai trồng khóm cũng khấm khá, chị Hạnh và chồng cũng trồng. “2 năm trồng khóm, tuy phải làm việc vất vả nhưng cái ăn, cái mặc, chi phí cho con cái đến trường không còn là nỗi lo thường trực nữa. Bây giờ, chỉ mong sao tên tuổi khóm Đồng Din lan xa hơn để chúng tôi yên tâm khi trồng loại cây này”, chị Hạnh vui vẻ chia sẻ.
Khóm Đồng Din giờ không chỉ được bán ở trong tỉnh. Theo những chuyến xe tải, khóm đi đến nhiều vùng miền của đất nước. Chị Nguyễn Thị Thúy là người con của xã Hòa Quang Nam, khi thấy diện tích trồng khóm không ngừng tăng lên, nhu cầu khóm ở các tỉnh xuất hiện, chị bàn với chồng sắm hẳn một chiếc xe tải nhỏ mỗi ngày chở 20 tấn khóm ra Bình Định, vào Khánh Hòa, lên các tỉnh Tây Nguyên, vào TP Hồ Chí Minh. Cứ đầu giờ chiều, chị Thúy đến các vựa khóm để mua gom, đóng gói, sau đó chồng chị chở khóm giao cho khách hàng. Nhờ cây khóm, gia đình chị ăn nên làm ra. Cùng với chị Thúy, mỗi ngày có 7-8 thương lái thu mua khoảng 40 tấn khóm để bán khắp các tỉnh thành.
Đến thôn Mậu Lâm Nam, Phú Thạnh những ngày này mới thấy cái đói, cái nghèo đã bị cây khóm đẩy lùi, thay vào đó là những căn nhà kiên cố mọc lên ngày càng nhiều. Xóm Gò Nổng của chị Vương giờ đường bê tông vào tận ngõ; nhà mê, tường xây, rào lưới thẳng tắp. Khóm Đồng Din vươn xa, làng xóm cũng theo đó mà khởi sắc thêm. “Tuy nhiên, cùng với việc phát triển diện tích cây khóm, người dân cần trồng xen cây lâu năm ở bìa ranh các rẫy để góp phần che phủ rừng. Trong khoảng 10 năm hoặc 20 năm tới, khi đất cỗi, việc đầu tư trở lại tốn kém, người dân có thể chuyển sang vừa trồng vừa khai thác cây rừng để thay thế cho cây khóm”, ông Phan Đình Tự cho biết.
Thái Hà

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

4 học sinh lớp 6 Thái Bình thuê taxi đi chơi, cha mẹ hô bắt cóc

4 học sinh lớp 6 thuê taxi đi chơi, cha mẹ hô bắt cóc
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/con-don-taxi-di-choi-cha-me-duoi-theo-ho-bat-coc-386989.html , tác giả: Nhị Tiến, đã đăng ngày 28/07/2017 18:01.
Nhóm học sinh bắt taxi từ Nam Định sang Thái Bình chơi không xin phép, cha mẹ các em đuổi theo chặn đầu xe hô bắt cóc, náo loạn cả khu vực.
Thông tin ban đầu từ Công an xã Minh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, vào khoảng 15h30 cho hay chiều qua, ban công an xã nhận được thông tin từ phía người dân báo cáo sự việc rất đông người dân tụ tập quây quanh một chiếc xe taxi chở 4 học sinh nghi bị bắt cóc.
Nhận được tin báo, Công an xã đến xác minh sự việc, đồng thời mời toàn bộ số người liên quan đến trụ sở UBND xã và một số người làm chứng
Người dân tập trung tại UBND xã Minh Tân
Qua xác minh, 4 học sinh Bùi Đ.T., Phạm T.P.T., Đinh H.L. và Phạm T.D. (cùng học lớp 6 trường THCS Xuân Tân, cùng trú xã Xuân Tân, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) rủ nhau sang Thái Bình chơi mà không xin phép bố mẹ.
Nhóm học sinh này gọi tổng đài taxi Nguyên Minh thuê xe sang Thái Bình và được tài xế Lê Văn Vương (27 tuổi) đến đón.
Khi chiếc xe chạy đến xã Minh Tân, huyện Kiến Xương thì phụ huynh của một học sinh trong xe đuổi kịp và chặn đầu xe taxi, hô hoán bắt cóc trẻ em.
Nghe tiếng hô, người dân ở gần đấy ùa ra giữ tất cả những người liên quan lại rồi báo công an xã.
Trước sự phức tạp của vụ việc, công an xã Minh Tân tức tốc ra hiện trường, yêu cầu tất cả người dân bình tĩnh, tránh va chạm không đáng có.
Sau khi mời tất cả những người liên quan về xã trình bày sự việc rõ ràng, phụ huynh của các học sinh đã xin lỗi về sự nóng vội của mình.
Nhị Tiến

Cây vĩ cầm đường phố ở Hải Phòng bị xe đầu kéo đâm tử vong

Cây vĩ cầm đường phố ở Hải Phòng bị xe đầu kéo đâm tử vong
Copy từ http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/an-toan-giao-thong/cay-vi-cam-duong-pho-o-hai-phong-bi-xe-dau-keo-dam-tu-vong-386917.html , tác giả: Quỳnh Hương , đã đăng ngày 28/07/2017 15:11.
Cụ Đỗ Bá Lý- người kéo vĩ cầm trên đường phố Hải Phòng đã qua đời vì tai nạn giao thông. Cụ được người Hải Phòng gọi là nghệ sỹ đường phố bởi nhiều năm nay tiếng đàn của cụ luôn vang lên ở các ngã tư.
Vào khoảng 12h15 trưa nay, trước cửa nhà số 203, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (gần cầu vượt Lê Hồng Phong), phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng “nghệ sỹ đường phố” Đỗ Bá Lý (82 tuổi) đã qua đời vì TNGT nghiêm trọng.
Xe đầu kéo gây tai nạn
Các nhân chứng cho biết trưa nay, sau khi kéo đàn ở ngã tư, cụ được xe ôm đến đón về nhà ăn cơm thì bị xe đầu kéo 40 feet có BKS 15R-039.03 đi cùng chiều gây tai nạn.
Chiếc container cán qua người khiến cụ tử vong tại chỗ, người lái xe ôm bị thương nặng đã được người dân đưa đi cấp cứu.
Chiếc đàn bên cạnh thi thể cụ Lý
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, các lực lượng chức năng đã có mặt, phong toả, khám nghiệm hiện trường và đưa thi thể cụ về nhà xác của BV Hữu nghị Việt Tiệp.
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Đôi dép chiếc mũ của cụ Lý bị văng ra trên đường
Cụ Đỗ Bá Lý sinh năm 1935, là người Hải Phòng gốc. Thủa nhỏ, được gia đình cho học nhiều loại nhạc cụ, trong đó có đàn violin. Cụ từng là nhạc công đoàn cải lương Hải Dương.
Hình ảnh cụ Lý ngồi kéo vĩ cầm ở ngã tư đường phố Hải Phòng đã quá quen thuộc với người dân TP cảng
Không có nhà riêng, vợ chồng cụ sống trong một gian nhà trọ trên đường Đại Học Dân Lập, TP Hải Phòng.
Năm 2013, người vợ bị tai nạn gãy chân, cụ mang sáo ra thổi, mang đàn violin ra chợ kéo kiếm tiền chữa bệnh cho vợ và kiếm sống.
Việc cụ bị TNGT khiến người dân Hải Phòng vô cùng thương xót.
Quỳnh Hương

Vẫn nóng chuyện nhận chìm vật chất nạo vét xuống biển

Vẫn nóng chuyện nhận chìm vật chất nạo vét xuống biển
(Copy từ http://www.baobinhthuan.com.vn/xa-hoi/va%CC%83n-no%CC%81ng-chuye%CC%A3n-nha%CC%A3n-chi%CC%80m-vat-chat-nao-vet-xuo%CC%81ng-bie%CC%89n-99163.html , tác giả: Thu Thủy ,  đã đăng lúc 09:22:36  28/07/2017.)
BTO- Chiều ngày 27/7/17, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức giao ban dư luận xã hội tháng 7/2017 nhằm trao đổi, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; đồng thời định hướng dư luận trong thời gian tới.Tham dự có các cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh. Tại buổi giao ban, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nêu một số tình hình dư luận xã hội đã được giải quyết trong tháng qua, đồng thời định hướng một số vấn đề trong tháng 8/2017. Tại buổi giao ban, nhiều ý kiến trao đổi xung quanh vấn đề nhận chìm chất nạo vét xuống biển Vĩnh Tân gần Hòn Cau của Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và đang chờ kết quả cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời. Tình hình tai nạn giao thông nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh khai thác cát trái phép tràn lan chưa có giải pháp hữu hiệu, bạo lực xã hội gia tăng. Một số thông tin không đúng sự thật nhằm câu like làm hoang mang dư luận. Khi có vụ việc gì xảy ra địa phương đề nghị cần sớm có thông tin chính thống để tuyên truyền cũng như giúp cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân hiểu đúng sự việc. Cần tăng cường tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách xuống tận từng người dân...
Thu Thủy

Những ngày ở Sầm Tớ

Những ngày ở Sầm Tớ
Copy từ http://suckhoedoisong.vn/nhung-ngay-o-sam-to-n134518.html , tác giả: Phạm Vân Anh , đã đăng ngày 28-07-17 lúc 09:26, mục Phóng sự.
SKĐS - Bắt nguồn từ vùng núi Houa thuộc Tây Bắc Sầm Nưa, có một dòng chảy miệt mài qua 325km núi đồi...
Bắt nguồn từ vùng núi Houa thuộc Tây Bắc Sầm Nưa, có một dòng chảy miệt mài qua 325km núi đồi, ghềnh thác rồi đổ vào Việt Nam qua hai huyện Quế Phong (Nghệ An) và Thường Xuân, Thọ Xuân (Thanh Hoá) trước khi sầm sập hòa nước nơi Ngã Ba Giàng, trở thành phụ lưu lớn nhất của sông Mã…
Người Tày, Thái gọi đó là Nậm Sam; người Kinh đặt tên sông là sông Lường hay sông Sủ. Và dòng sông nhỏ như một vết mào cào trên bản đồ đất nước ấy đã được người Pháp ghi lên bản đồ là sông Chu. Những người dân biên giới Quế Phong đã men theo đường mòn ngược dòng sông này sang nước bạn mua bán trâu bò, cây cảnh.
Sau một đêm dừng chân ở Mường Hinh, tờ mờ sáng, cả đoàn đã sẵn sàng lên đường. Tuy quãng đường từ Mường Hinh lên cột mốc biên giới chỉ vài chục cây số nhưng cần phải đi sớm để tránh những cơn mưa rừng thường bất ngờ ập tới. Sương len vào tay áo, quấn lên mi mắt và luẩn quẩn trong cả làn khói đen ngòm phả ra từ ống xả của chiếc xe Win cổ lỗ. Ngay ở đường biên giới, chúng tôi gặp rất nhiều đồng bào hai dân tộc Việt - Lào mua bán, trao đổi hàng hóa. Phần lớn chỉ là lương thực, thực phẩm, hàng hóa nhỏ lẻ, từ bao gạo, tải khoai đến vài ba tấm vải thổ cẩm, quần áo trẻ em, đồ dùng gia đình.
Cầu gỗ do người dân Sầm Tớ bắc qua sông Nậm Sam.
Họ đến, rồi đi, thanh bình như những phiên chợ quê mộc mạc, bình dị, không hề có cảnh tranh giành, mặc cả, chen lấn, xô bồ. Những em, những chị gái Lào mặc váy liền ống đen tuyền, cười răng vàng chóe. Những cô, những bà người Mông, người Thái… xênh xang váy áo sặc sỡ, nhai trầu bỏm bẻm. Một cảm nhận chung là người Lào rất thân thiện và nhiệt tình giúp đỡ khách lạ.
Từ cửa khẩu Thông Thụ theo hướng Tây chưa đầy 5km, chúng tôi đã gặp dòng Nậm Sam. Theo lời anh Gió - người dẫn đường của tôi thì đây được coi là “quãng nghỉ” của con sông. Trên khoảng sông rộng một vài km2, sương mờ giăng bảng lảng, dòng nước lững lờ, khoan thai chảy giống như người đi bộ nghỉ chân sau một hành trình vượt núi dài dằng dặc, nghỉ để lấy đà, tiếp sức trước khi chảy tiếp quãng đường gần 160km đèo núi trên địa phận Việt Nam và chính thức thay tên đổi họ thành sông Chu.
Những em bé Lào mình trần đen nhẻm, bì bõm nô đùa trên dòng sông ngầu đục phù sa, ngước cặp mắt tròn đen lay láy nhìn chúng tôi dò dẫm bước qua cây cầu gỗ Piêngkhun ẩn hiện trong làn sương mờ. Khi đi trên cây cầu gỗ do bà con Lào Lùm làm vội bắc qua sông đó, tôi có cảm giác giống như đi trong cổ tích. Những cây gỗ dài xếp thành hai thân cầu, ở giữa là những cây gỗ nhỏ hơn được đan xếp thật khéo, đi không lọt bàn chân. Mỗi khi trời mưa, cây cầu này trôi vèo theo dòng lũ dữ, bà con lại bắt tay làm lại, đẹp và chắc chắn hơn lần trước. Thế mới thấy được tinh thần vượt khó, vượt khổ, không trông chờ ỷ lại của bà con các bộ tộc Lào.
Vì là “quãng nghỉ” của dòng sông nên hai bên bờ xuất hiện bãi bồi bạt ngàn lau, sậy, thấp thoáng những ngôi nhà sàn nhỏ xinh, nhìn xa như những cái chuồng chim. Người sinh sống ở đây chủ yếu là người Lào Lùm, Lào Sủng và một phần người Mông ở Việt Nam di cư sang đây làm ăn rồi bén duyên nên vợ, thành chồng với người bản địa. Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào những nương ngô, nương nếp và những chiếc thuyền độc mộc dùng để đánh cá trên dòng sông Chu nhỏ hẹp, nhiều ghềnh đá. Hầu như không có chuyện người dân phá rừng, đốt nương làm rẫy một cách tùy tiện theo ý mình.
Có lẽ chính nhờ ý thức tự giác này mà những cánh rừng của Lào nơi thượng nguồn con sông Chu vẫn giữ được đôi nét nguyên sơ, như chưa bị tác động lớn từ bàn tay con người. Dày đặc trong cánh rừng Houaylin ngút ngàn là chò chỉ, săng lẻ, sến, táu... cổ thụ hàng chục năm tuổi. Nó trái ngược hoàn toàn với những cánh rừng trơ khấc, nhuôm nhoam vài loại cây bụi, cây tạp ở Việt Nam mà dù đi bất cứ vùng núi nào trên dải đất hình chữ S cũng có thể bắt gặp. Ngay cạnh con đường mòn đất đỏ từ biên giới vào thị trấn Sầm Tớ (huyện Sầm Tớ - tỉnh Ủa Phăn - Lào) có cơ man những cây cổ thụ soi bóng xuống dòng Nậm Sam khiến nước sông đã xanh lại càng trở nên ánh biếc.
Thiếu tá Vixay Vilaynon - Trưởng đồn biên phòng 32 (bản Nậm Tảy - Sầm Tớ - Hủa Phăn - Lào) nói rằng, người dân các bộ tộc Lào ở đây có lòng kính ngưỡng rất lớn đối với rừng, tinh thần bảo vệ rừng như một ý thức hệ được truyền đời này qua đời khác. Mỗi người dân đều xem rừng là đức mẹ tối cao, đem nguồn sống, cơm ăn, áo mặc, chở che cho họ qua những cơn lũ dữ. Bất cứ ai phá rừng đều bị cộng đồng tẩy chay, gia đình nào muốn vào rừng chặt cây gỗ to dựng nhà cho con trai lớn lấy vợ, hay chỉ vài cây gỗ nhỏ để cắm ngoài bờ rào cho con gà, con lợn khỏi chạy lên núi quên đường về, đều phải xin ý kiến già làng, trưởng bản thì mới dám vào rừng lấy gỗ.
Một cặp vợ chồng Lào Việt mới kết hôn cùng nhau lấy đất đổ nền cho ngôi nhà mới.
Rồi anh đưa chúng tôi tới nhà Trưởng bản Loong Phathay nằm cách đó chừng nửa cây số. Trưởng bản chừng gần 70 tuổi, người cao lớn, chắc nịch như cây lim quay sang nói với người dẫn đường của tôi điều gì đó. Lúc này, tôi mới được chứng kiến khả năng “nghe tiếng Lào còn dễ hơn nghe chị nói tiếng Hà Nội” của anh. Và lời trưởng bản nói với chúng tôi được dịch là: “Người dân bản ta chỉ biết sống dựa vào rừng, mọi sinh hoạt của họ đều liên quan đến rừng. Ăn rừng, ngủ rừng, ốm - cúng con ma rừng, cuối cùng, khi chết họ cũng về nằm lại với rừng”.
Ở Sầm Tớ, chúng tôi gặp rất nhiều cặp vợ chồng Việt - Lào đang sinh sống. Anh Phonsup - Phó Chủ tịch thị trấn Sầm Tớ kể cho chúng tôi nghe về mối lương duyên với người vợ Việt Nam của mình. Người vợ Lào của anh mất sớm, để lại 4 đứa con nhỏ dại khiến anh vô cùng vất vả, còn chị Lương Thị Dung, người dân tộc Thái (ở bản Đô - xã Châu Kim - Quế Phong - Nghệ An) là khách thu mua ngô, sắn của bà con địa phương chuyên chở về Việt Nam. Thấy chị hiền lành tốt bụng, lại đảm đang, yêu trẻ nên anh cảm mến lúc nào không hay. Năm 1998, anh ngỏ lời xin cưới chị và chung sống hạnh phúc đến nay cũng đã gần hai mươi năm.
Anh Phonsup nhẩm tính: “Số cặp vợ chồng Việt - Lào ở thị trấn này cũng có đến gần 20, còn trên toàn huyện Sầm Tớ thì có lẽ phải gần 200. Thị trấn Sầm Tớ có hẳn một khu toàn người Việt buôn bán”. Rồi anh nhiệt tình đưa chúng tôi ra chợ vào thăm ki-ốt của nhà chị Phà Theokhon và anh Và Seo Sủ, người Mông (ở Thông Thụ - Quế Phong - Nghệ An). Đây là cặp vợ chồng mới lấy nhau được gần 2 năm và anh Sủ cũng đã được cấp quốc tịch Lào. Những gia đình như anh chị Phon - Dung, Phà - Sủ và rất nhiều đôi khác đã xây dựng gia đình xuyên biên giới trên nền tảng của tình yêu và sự tin tưởng.
Hôm sau, nhớ lời mời của đồng chí Thống Thò Cờ Lau Thò - Ủy viên BTV Huyện ủy, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự huyện Sầm Tớ hôm giao lưu hữu nghị tại UBND huyện Quế Phong, chúng tôi lên đường sang bản Nậm Táy - đây là bản người Mông có 135 hộ dân sinh sống, 100% là đồng bào Mông. Trưởng bản Hờ Bà Xếnh tự hào khoe với chúng tôi công trình nhà văn hóa bản có tổng kinh phí xây dựng hơn 1 tỷ đồng do BĐBP tỉnh Nghệ An trao tặng vừa mới hoàn thành năm 2016. Không chỉ có vậy, BĐBP tỉnh Nghệ An còn hỗ trợ triển khai xây dựng ba ngôi nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo trong bản Nậm Táy. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là vào giữa buổi chiều nóng nực, tại nhà văn hóa vẫn có một lớp học song ngữ Việt – Lào mà người đứng lớp chính là một cán bộ của Đồn Biên phòng Thông Thụ. Được biết, lớp học này đã được duy trì nhiều năm, trang bị kỹ năng giao tiếp cho cán bộ chiến sĩ, nhân dân bên ta và bạn, tạo thuận lợi cho cả ta và bạn trong quá trình quan hệ công tác, trao đổi hàng hóa, thăm thân của cư dân hai bên biên giới.
Chúng tôi quay lại thị trấn Sầm Tớ để nghỉ. Đêm ấy, trong hương thơm tinh khiết của hoa Sở nở rộ trong sương lam, chúng tôi có một bất ngờ. Chủ tịch Phăn Xaynanon đến thăm chúng tôi cùng đội văn nghệ của xã. Sau chén trà xanh mới hái trên núi cuối chiều, chị Hua Chaly cất tiếng hát bài dân ca Tằng Vải của nhân dân các bộ tộc Lào. Dẫu chưa hiểu lời, song chúng tôi cũng đu đưa đánh nhịp theo tiếng hát của chị bởi giai điệu hết sức thanh nhã, mộc mạc như chính tấm lòng của người Lào. Đến khi được dịch lại, tất cả thành viên trong đoàn đều trào lên một thứ tình cảm ấm áp và khóe mắt bỗng cay cay. Dù là bài dân ca, song ca từ lại rất “mới” với nội dung chủ đạo là ca ngợi tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước, kể câu chuyện truyền thuyết thật đẹp về hai anh em Việt Lào.
Lời hát trao đi, tiếng ca đáp lại, tôi xung phong hát ca khúc Tình Việt Lào - một sáng tác của nhạc sĩ Hồ Hữu Thới (nguyên là Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin Nghệ An). Điều khiến tôi bất ngờ là các bạn Lào vỗ tay hát theo rất tự nhiên. Bài hát cứ ngân nga, còn Thiếu tá Vixay Vilaynon thì khoe rằng, chính vùng đất này là nơi mà người nhạc sĩ tài hoa đã đi qua trong một chuyến công tác vượt biên giới Nghệ An, thế nên người dân nơi đây ai cũng thuộc.
Hôm sau, chúng tôi leo lên đỉnh Houaylin để có thể thu trọn một vùng biên cương Bắc Lào trong tầm mắt. Trái với mường tượng của tôi về một dòng sông to lớn, hùng vĩ hiên ngang chảy giữa những cánh rừng già, sông Chu trên đoạn chảy qua địa phận huyện Sầm Tớ chỉ rộng gần 20m. Án ngữ hai bên bờ sông là hai dãy núi cao sừng sững, dòng sông như bị siết chặt lại đến nghẹt thở. Nó vẫn mải miết, kiên trì nín chảy. Suốt cuộc hành trình chảy trải dài gần 325km, sông Chu chỉ mong manh như sợi chỉ, kiên nhẫn gom góp những giọt nước từ khắp các cánh rừng Sầm Nưa, Sầm Tớ để dòng chảy luôn ăm ắp nước và quần tụ biết bao tôm cá.
Đứng nơi đầu nguồn sông, lòng chợt nao nao nghĩ đến tình nghĩa giữa người dân hai nước trên đoạn biên giới này để 2 ngày lang thang Sầm Tớ trở thành kỷ niệm khó quên trong tôi.
Bài và ảnh: Phạm Vân Anh

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Loài cây của quỷ dữ

Loài cây của quỷ dữ
Copy từ http://giaoducthoidai.vn/van-hoa/loai-cay-cua-quy-du-3590234-c.html , tác giả: Thục Uyên (Theo Discovery) , đã đăng ngày 27/7/2017 14:58.
GD&TĐ - Kỳ thực, thế giới tự nhiên không ngừng khiến chúng ta ngạc nhiên khi tìm hiểu sâu về chúng. Không chỉ con người, động vật, mà ngay cả thực vật cũng biến đổi rất nhiều sau hàng triệu năm.
Một trong những "quái cây" trên Trái đất không chỉ có ngoại hình kỳ lạ mà còn sở hữu độc tính dễ dàng giết chết con người là loài cây mắt búp bê. Cái tên mắt búp bê được đặt theo hình dạng quả của loài cây này. Quả cây màu trắng, đỉnh quá có chấm đen hệt như những con ngươi đang nhìn khắp bốn phương tám hướng.
Cây mắt búp bê còn có cái tên khác là cây baneberry trắng, tên khoa học là Actaea pachypoda, là một loài của thực vật có hoa trong chi Actaea thuộc họ Mao lương, sinh sống chủ yếu ở các khu rừng hỗn giao ở phía Đông và phía Bắc thuộc Bắc Mỹ.
Đây là một cây thân thảo lâu năm, thường ra hoa kết quả vào mùa xuân. Những quả mắt búp bê mọc dày đặc thành từng chùm dài khoảng 10cm, mỗi quả mắt búp bê có đường kính khoảng 1cm, trắng mọng. Trên đỉnh quả có một vết sẹo đen nhỏ, cũng chính là nguyên nhân khiến loài quả này có tên là mắt búp bê.



Những quả mắt búp bê sẽ chín vào mùa hè nhưng không thối rữa và rụng nhanh giống như các loại trái cây khác mà vẫn ở trên cành cho đến khi sương giá kéo tới. Lúc đó chúng mới chịu khô héo và rơi rụng trở về với đất mẹ.
Quả mắt búp bê khi chín có vị ngọt thơm rất quyến rũ nhưng thực chất vị ngọt đó chứa loại độc tính mạnh nhất, có thể lấy mạng một người trưởng thành vô cùng dễ dàng. Theo nghiên cứu, chất độc có trong loài cây mắt búp bê này thuộc nhóm chất độc có khả năng gây ung thư.
Loài cây này vô cùng nguy hiểm và đáng sợ đối với con người, đặc biệt là trẻ em. Đã có nhiều cái chết thương tâm liên quan đến trúng độc cây mắt búp bê xảy ra ở Bắc Mỹ. Tuy vậy, chất độc trong quả mắt búp bê lại hoàn toàn vô tác dụng đối với loài chim. Những con chim có thể thoải mái tận hưởng quả ngọt trên cây và sau đó vô tư phát tán hạt giống hộ loài cây tử thần này.
Thục Uyên (Theo Discovery)

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Bi kịch yêu đương

Bi kịch yêu đương
Copy từ http://antg.cand.com.vn/Vu-an-noi-tieng/Bi-kich-yeu-duong-451208/ , tác giả: Văn Vĩnh , đã đăng lúc 17:10 26/07/2017,
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Châu Thanh Long (24 tuổi, ngụ xã Bình Hoà Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) để điều tra về hành vi Giết người. Nạn nhân trong vụ án là bà Nguyễn Thị N. (54 tuổi, ngụ huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long), mẹ ruột "vợ hờ" của Long.
Án mạng lúc "nửa đêm về sáng"
Một thời gian, Long chung sống như vợ chồng với con gái bà N. tại TP Hồ Chí Minh. Sau đó, cả hai xảy ra mâu thuẫn. Cô gái về Đồng Tháp xin vào phụ quán cà phê và có tình cảm với người khác, đang chuẩn bị làm đám cưới. Níu kéo tình cảm không thành, Long đột nhập vào nhà, sát hại mẹ ruột của "vợ hờ" rồi bỏ trốn.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 0h ngày 7-7. Chồng bà N. ngủ ngoài hàng ba (hiên nhà) thì nghe tiếng vợ kêu thất thanh. Ông bật dậy, vào nhà kiểm tra thì phát hiện vợ nằm chết sau nhà, vết thương ở vùng cổ đang chảy rất nhiều máu.
Ông vội hô hoán và gọi đứa con trai thứ ba nhà kế bên sang. Khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra đã thu giữ được con dao Thái Lan, hung khí nghi dùng để sát hại nạn nhân.
Điều tra cho thấy, bà N. và chồng đang trong giai đoạn sống ly thân. Trước đây, hai vợ chồng thường xuyên cự cãi. Người chồng nghi ngờ bà N., có mối quan hệ bên ngoài vì thường xuyên nhậu cùng với đàn ông lối xóm. Người chồng cũng hay nhậu nhẹt. Vài tháng nay, vợ chồng bà N. không ngủ chung. Hàng ngày, bà chăm sóc đứa cháu ngoại (hơn 3 tuổi), con của cô con gái út đang phụ bán cà phê tại Đồng Tháp. Đêm trước khi xảy ra vụ án, người chồng nhậu với vài người bạn và ngủ luôn ngoài hàng ba cho đến khi phát hiện vợ tử vong.
Long tại Cơ quan điều tra.
Đại tá Phạm Văn Ngân, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết: Ngay trong đêm, các trinh sát và điều tra viên của Phòng Cảnh sát hình sự đã lấy lời khai các nhân chứng, tập trung rà soát các mối quan hệ của nạn nhân cũng như các thành viên trong gia đình.
Bà N. có cô con gái út 25 tuổi nhưng đã qua vài "lần đò". Năm 20 tuổi, cô này chung sống với một thanh niên nhưng không đăng ký kết hôn. Chung đụng một thời gian, cả hai chia tay do không hợp nhau. Sau đó, cô gái đi bước nữa với người đàn ông khác và có cậu con trai hơn 3 tuổi. Cuộc hôn nhân lần này cũng không hạnh phúc. Cô con gái gửi con trai cho mẹ ruột chăm sóc, rồi lên TP Hồ Chí Minh làm thuê. Người con rể hờ thường xuyên đến nhà thăm con nhưng bị bà N. cấm cản. Anh ta nhiều lần dọa sẽ giết mẹ vợ.
Thời gian sống tại TP Hồ Chí Minh, con gái bà N. quen biết với Châu Ngọc Long (24 tuổi, ngụ Long An, thuê phòng trọ chung sống như vợ chồng. Long cũng nhiều lần theo "vợ hờ" về thăm quê. Gần đây, cả hai xảy ra mâu thuẫn. Cô gái đến Đồng Tháp phụ bán quán cà phê và yêu một thanh niên ở địa phương. Hai gia đình đã tìm hiểu và chuẩn bị làm đám cưới cho hai người.
Ngày 6-7-17, Long gọi điện thoại cho "vợ hờ" và thông báo sẽ về Vĩnh Long để gặp mặt. Cô gái đồng ý. Tại nhà của mẹ ruột, cả hai tiếp tục cãi nhau. Bà N. khuyên Long nên tìm người khác, vì con gái bà đã dứt tình và chuẩn bị làm đám cưới. Níu kéo không thành, Long rời đi. Trong chiều cùng ngày, con gái bà N. cũng đến Đồng Tháp. Cho đến khuya cùng ngày và rạng sáng 7-7, bà N. được phát hiện tử vong và nghi bị sát hại.
Người chết, kẻ vào vòng lao lý
"Sau khi phân tích, loại trừ, Long bị tình nghi là đối tượng đã sát hại nạn nhân. Lúc này, Long đã bỏ trốn khỏi địa phương. Gia đình cũng không thể liên lạc", Đại tá Phạm Văn Ngân cho hay. Một cán bộ điều tra kể thêm, trước khi xảy ra vụ án, nhiều người nhìn thấy Long ra chợ mua dao. Long không quay về Long An mà thập thò ở khu vực Bình Tân, trốn mình trong tiệm game. Trên cơ sở các chứng cứ đã thu thập, cơ quan điều tra có đủ chứng cứ để khẳng định: Long chính là thủ phạm đã sát hại bà N..
Cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường vụ án.
Xác minh, trinh sát phát hiện, sau khi xảy ra vụ án, Long đã bỏ trốn lên TP Hồ Chí Minh rồi theo đường tiểu ngạch trốn sang Campuchia. Cơ quan điều tra đã vận động gia đình, khuyên Long quay về đầu thú. Đến sáng 15-7, Long từ Campuchia trở về và đến Công an xã Bình Hoà Nam đầu thú và khai nhận mình chính là thủ phạm đã sát hại bà N.. Ngay sau đó, Long được di lý từ Long An về Vĩnh Long để phục vụ công tác điều tra.
Long khai nhận: Bản thân vẫn còn rất yêu thương con gái bà N.. Khi Long tìm cách níu kéo tình cảm với "vợ hờ" thì bà N. lại khuyên nên tìm người khác. Tức giận và nuối tiếc, Long đã phát cuồng và ra tay.
Bà N. bị sát hại chỉ trước 5 ngày đám cưới dự định của con gái. Đám cưới đành phải hoãn lại. Long khai đã mua dao chờ đến khuya, khi mọi người đã ngủ say mới lẻn vào nhà bằng cửa sau. Bà N. đang ngủ thì nghe tiếng chó sủa nên trở dậy. Trong lúc bà đi vệ sinh, Long đứng từ phía sau cánh cửa bước tới khống chế nạn nhân, rồi lấy dao cắt ngang cổ. Gây án xong, Long bỏ trốn.
Con gái bà N. cho biết, cách đây gần 2 hai năm khi đang làm tại một quán nước ở TP Hồ Chí Minh thì quen với Long, một lơ xe tải đường dài. Thấy hợp tính, hai người chung sống với nhau một thời gian. Tuy nhiên, sau đó, Long trở tính và thường đánh đập "vợ hờ". Do thường xuyên bị bạo hành, con gái bà N. mới chấm dứt mối quan hệ với Long và đến Đồng Tháp làm thuê. "Khi mẹ bị hại, mọi người nghi ngờ Long. Thật sự chính em cũng không dám tin sự thật đau lòng như vậy", cô gái nói.
Văn vĩnh

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Chiếc xe đầu kéo chứa đầy thi thể trong bãi xe siêu thị tại Mỹ

Chiếc xe đầu kéo chứa đầy thi thể trong bãi xe siêu thị
Copy từ http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/chiec-xe-dau-keo-chua-day-thi-the-trong-bai-xe-sieu-thi-20170724083133953.htm ;tác giả: Phạm Nghĩa (Theo AP, Fox News, CNN); đã đăng ngày 24-07-17 lúc 08:53.
(NLĐO) – Cảnh sát TP San Antonio, bang Texas – Mỹ cho biết số nạn nhân thiệt mạng trong một chiếc xe đầu kéo bị cho là buôn người đã lên tới con số 9.
Đài Fox News ngày 23-7-17 cho biết chiếc xe đầu kéo được phát hiện bên ngoài một siêu thị Walmart ở TP San Antonio vào cuối tuần qua. Tám người đàn ông được tìm thấy thiệt mạng trong xe, nạn nhân thứ chín (cũng là nam giới), tử vong tại bệnh viện, theo Cơ quan Kiểm soát Nhập cư và Hải quan Mỹ (ICE).
Các công tố viên liên bang thông báo nghi can James Mathew Bradley Jr., 60 tuổi, đến từ TP Clearwater, bang Florida, đang bị tạm giữ. Người này có khả năng phải đối mặt với cáo buộc hình sự.
Tổng cộng có 39 người bị nhồi nhét trong chiếc xe đầu kéo, bao gồm 4 thiếu niên. 20 người được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng nguy kịch, trong khi có 8 người khác bị thương nhẹ. Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu bị mất nước nghiêm trọng.
Một nhân viên siêu thị Walmart đã gọi điện thoại cho cảnh sát sau khi một người đàn ông trong chiếc xe hỏi xin nước uống.
Chiếc xe đầu kéo bị cảnh sát kiểm tra. Ảnh: AP
Cảnh sát trưởng William McManus xác định chiếc xe chở nạn nhân bị buôn lậu. Sự việc nghiêm trọng này đã khiến Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) phải vào cuộc điều tra.
Nhà chức trách cho biết trong xe không có điều hòa, nước uống, mà nhiệt độ ngoài trời ở TP San Antonio trước 17 giờ ngày 22-7-17 (giờ địa phương) lên tới 38 độ C và sau 22 giờ, nhiệt độ chỉ giảm xuống mức 32 độ C.
Cảnh sát đang tìm hiểu nguồn gốc chiếc xe đầu kéo. Ban đầu, họ chỉ có thông tin biển số xe đăng ký ở bang Iowa. Trong đoạn video thu được từ siêu thị, một số người trong xe được nhìn thấy chạy trốn vào rừng khi bị kiểm tra.
Hồi tháng 5-2013, 19 người nhập cư cũng thiệt mạng sau khi ngồi trong xe đầu kéo từ khu vực Nam Texas đến TP Houston. Nhiệt độ trong xe lúc đó khá cao vì thời tiết nắng nóng.
Quyền Giám đốc ICE Thomas Homan dẫn thống kê cho biết vào năm 2016, bộ phận điều tra của DHS (HSI) mở 2.110 cuộc điều tra liên quan tới nạn buôn lậu người, dẫn tới 1.522 nghi phạm bị xử lý. Trong cùng năm đó, HSI thực hiện 2.734 vụ bắt giữ hình sự và 3.007 vụ bắt giữ hành chính liên quan tới hoạt động buôn lậu người.
Phạm Nghĩa (Theo AP, Fox News, CNN)

Truy tố nam sinh giết bạn cùng trường, bỏ thùng xốp

Truy tố nam sinh giết bạn cùng trường, bỏ thùng xốp
Copy từ  http://nld.com.vn/phap-luat/truy-to-nam-sinh-giet-ban-cung-truong-bo-thung-xop-20170723184818096.htm ;tác giả: Phạm Dũng; đã đăng ngày 23/07/2017 19:39.
(NLĐO) – Trong lúc nam sinh lớp 9 chuyển thùng xốp đựng xác bạn ra chung cư thì bị bảo vệ phát hiện, tạm giữ.
VKSND TP HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Phạm Quốc Bình (SN 2001, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) về 2 tội "Giết người" và "Cướp tài sản".
Bị can Nguyễn Phạm Quốc Bình bị truy tố điểm c, điểm e khoản 1 Điều 93 Bộ Luật Hình sự và khoản 1 Điều 133 Bộ Luật Hình sự.
Truy tố nam sinh giết bạn cùng trường, bỏ thùng xốp - Ảnh 1.
Nam sinh bị công an bắt đưa về trụ sở
Em N.T.T.H. (SN 2002, ngụ quận gò Vấp) và Bình là học sinh lớp 9 một trường THCS tại quận Gò Vấp. Do có quen biết nhau nên tối 12-1, Bình gọi điện rủ H. đi chơi sau đó chở H. đến chung cư Hà Đô (quận Gò Vấp).
Cả hai gởi xe ở tầng hầm rồi đi bộ lên tầng 5 chung cư. Trên đường đi, Bình thấy H. có điện thoại đắt tiền nên dùng đá hoa cương đập vào đầu H. khiến người bạn gục tại chỗ. Bình kéo bạn vào góc khuất lối thoát hiểm, lấy điện thoại đem bán được 900.000 đồng.
Truy tố nam sinh giết bạn cùng trường, bỏ thùng xốp - Ảnh 2.
Chung cư Hà Đô, nơi xảy ra vụ việc
Thấy con không về, cha mẹ H. đến tìm và hỏi thì Bình nói không biết. Khi được mời lên công an, Bình vẫn một mực khẳng định không biết.
Hôm sau, Bình thuê xe ba gác đến chung cư Hà Đô nói chuyển hàng đồng thời Bình mua 2 thùng xốp đến cho xác H. vào tính chuyển đi phi tang thì bị bảo vệ chung cư phát hiện, phối hợp cùng công an bắt giữ.
Gia đình nạn nhân yêu cầu bồi thường 580 triệu đồng nhưng gia đình nam sinh chỉ mới bồi thường 20 triệu đồng.
Phạm Dũng

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Nạn nhân thứ 2 tử vong vụ 13 xe tông liên hoàn ở Sài Gòn

Nạn nhân thứ 2 tử vong vụ 13 xe tông liên hoàn ở Sài Gòn
Copy từ http://www.tienphong.vn/xa-hoi/nan-nhan-thu-2-tu-vong-vu-13-xe-tong-lien-hoan-o-sai-gon-1169901.tpo ;tác giả: Đông Sơn; đã đăng ngày 23/07/2017 12:38.
TPO - Một nạn nhân bị thương nặng sau khi bi xe ô tô “điên” tông trúng vào tối qua trên đường Hà Huy Giáp, quận 12, TPHCM đã tử vong sau khi được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Hiện trường tai nạn.
Nạn nhân tử vong được xác định là ông Lê Công Dũng (63 tuổi, quê Cần Thơ). Ông Dũng được người dân đưa đi bệnh viện 175 cấp cứu sau khi bị tông trọng thương. Tuy nhiên, vết thương quá nặng nạn nhân đã không qua khỏi.
Theo cán bộ điều tra công an quận 12, TPHCM, tài xế Trần Văn Trung Chánh (SN 1969, ngụ tỉnh Bình Dương), điều khiển ô tô gây tai nạn với 4 ô tô và 9 xe máy làm 2 người chết, 1 người bị thương nặng. Những người còn lại chỉ bị thương nhẹ.
Qua khám nghiệm điều tra ban đầu, tài xế Chánh không sử chất kích thích và rượu bia khi lái xe. Tuy nhiên, tài xế điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ và lấn làn trước khi xảy ra tai nạn.
Như Tiền Phong đã đưa tin, khoảng gần 20h tối 22/7/17, chiếc ô tô mang biển số 61A - 388.07, lưu thông trên đường Hà Huy Giáp, theo hướng từ Bình Dương đi quận 12, TPHCM với tốc độ cao.
Đến đoạn cách giao lộ Tô Ngọc Vân khoảng 200m thuộc địa bàn phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM thì bất ngờ chiếc ô tô mất lái tông vào hàng loạt xe máy đang lưu thông phía trước. Chiếc xe ô tô “điên” tiếp tục lao tới trước tông trúng 3 ô tô rồi mới dừng lại.
Tại hiện trường, 10 chiếc xe máy bị tông văng la liệt trên đường, hư hỏng nặng, hơn 10 người bị thương đã được người dân xung quanh đưa đi bệnh viện cấp cứu. Một nạn nhân tử vong tại hiện trường được xác định là em Đoàn Tuấn Anh (15 tuổi).
Đông Sơn

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Rừng bị tàn phá, gỗ vận chuyển như chốn không người

Rừng bị tàn phá, gỗ vận chuyển như chốn không người
Copy từ  http://tv.nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/rung-bi-tan-pha-go-van-chuyen-nhu-chon-khong-nguoi-11350.htm ; đã đăng  ngày 22-07-17 lúc 17:05.

Rừng bị tàn phá, gỗ vận chuyển như chốn không người

Đăng: 22/07/2017 17:05
Sau khi tàn phá những cánh rừng già, lâm tặc đã ung dung vận chuyển gỗ đi qua trụ sở UBND xã Krông Á, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk giữa ban ngày nhưng không gặp bất kỳ sự ngăn cản nào của lực lượng chức năng
http://tv.nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/rung-bi-tan-pha-go-van-chuyen-nhu-chon-khong-nguoi-11350.htm

Ý kiến bạn đọc
1 bình luận

Chau (22/07/2017 20:21)
Cnq61@yahoo.com.vn
Quản lý rừng chắc đã bị mua đứt rồi,kiểu này chắc phải nhờ cơ quan điều tra xuống để bắt và truy tố một số quan thông đồng với lâm tặc





Bảo tàng Hải dương học

Bảo tàng Hải dương học - nơi khám phá đại dương và giáo dục về tài nguyên, chủ quyền biển đảo
Copy từ  http://anninhthudo.vn/doi-song/bao-tang-hai-duong-hoc-noi-kham-pha-dai-duong-va-giao-duc-ve-tai-nguyen-chu-quyen-bien-dao/735357.antd#p-16  ;tác giả: Minh Thu  ; đã đăng lúc 15:00 21/07/2017.
ANTD.VN -Cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 6km về hướng Đông Nam, có một địa điểm được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và thường đưa con đến tham quan, học tập mỗi khi có dịp đến với thành phố biển, đó là Bảo tàng Hải dương học Việt Nam. Nơi đây là không gian lý tưởng để công chúng có thể tham quan, khám phá về đại dương. Khi đến với Bảo tàng, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống hồ nuôi với hơn 300 loài sinh vật biển tiêu biểu và khoảng 20.000 mẫu vật thuộc 5000 loài được thu thập ở biển Đông và các vùng lân cận từ năm 1922. Đặc biệt, bảo tàng còn giới thiệu về Tài nguyên biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa, giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về giá trị về chủ quyền, kinh tế, sinh thái, an ninh quốc phòng và yêu quý hai quần đảo thân yêu của Tổ quốc.
Quang cảnh bên ngoài của Bảo tàng Hải dương học Việt Nam
Rạn san hô là nơi sinh sống và trú ngụ của nhiều loài cá nhiệt đới và một số loài khác như: Sứa, giun, giáp xác, động vật thân mềm, động vật da gai...
Rạn san hô là nơi sinh sống và trú ngụ của nhiều loài cá nhiệt đới và một số loài khác như: Sứa, giun, giáp xác, động vật thân mềm, động vật da gai...
Hai chú hải cẩu gây thích thú cho khách tham quan.

Đông đảo học sinh từ khắp nơi trên cả nước đến tham quan và học tập


Bộ Nội vụ kết luận nhiều vi phạm tuyển dụng ở Bến Tre

Bộ Nội vụ kết luận nhiều vi phạm tuyển dụng ở Bến Tre
Copy từ http://plo.vn/thoi-su/bo-noi-vu-ket-luan-nhieu-vi-pham-tuyen-dung-o-ben-tre-716695.html ;tác giả: Nguyễn Đức ; đã đăng ngày 22/7/2017 - 02:55 .
(PL)- Thanh tra Bộ Nội vụ đề nghị tỉnh Bến Tre kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để có biện pháp xử lý phù hợp.
Ngày 21-7-17, tin từ Bộ Nội vụ cho biết ông Nguyễn Hữu Tuấn, Quyền Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, đã có thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý biên chế công chức, tuyển dụng công chức, nâng ngạch công chức, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý của UBND tỉnh Bến Tre trong giai đoạn từ ngày 1-1-2014 đến 31-12-2016.
Theo Thanh tra Bộ Nội vụ, trong quá trình thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, tỉnh Bến Tre còn có hạn chế. Cụ thể, có 54 trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn về lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Đáng chú ý, việc bổ nhiệm một phó giám đốc Sở Y tế khi chưa thực hiện các quy trình xét chuyển thành công chức. Kỳ thi nâng ngạch công chức năm 2014 cũng cho thấy kết quả các bài thi không thể hiện hai giám khảo chấm thi độc lập. Một số bài thi chấm chưa sát với đáp án, thang điểm.
Trong năm 2016, Bến Tre thi nâng ngạch công chức lên chuyên viên chính, có 66 công chức đã trúng tuyển, 48 công chức không trúng tuyển. Qua kiểm tra 114 hồ sơ dự thi cho thấy còn có vấn đề. Cụ thể như cử 41 công chức chưa có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia ban soạn thảo, chương trình, đề án..., trong đó có 23 công chức đã trúng tuyển. Đến thời điểm thanh tra, UBND tỉnh Bến Tre chưa ban hành quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính đối với các trường hợp này…
Thanh tra Bộ Nội vụ kiến nghị chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật. Cùng với đó thu hồi quyết định tuyển dụng đối với trường hợp có bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành không đạt trong kỳ thi tuyển công chức năm 2014. Đồng thời quy định thời hạn bắt buộc đối với những trường hợp đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính hoàn thiện điều kiện về ngoại ngữ, tin học theo quy định.
Thanh tra Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bến Tre kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra những hạn chế, tồn tại để có biện pháp xử lý phù hợp.
Ngày 21-7-17, PV liên hệ với lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre để nắm diễn tiến vụ việc xử lý các vi phạm mà Thanh tra Bộ Nội vụ kết luận nhưng chưa trao đổi được với lãnh đạo UBND tỉnh này.
Nguyễn Đức

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang ở mức báo động

Ô nhiễm không khí tại TP.HCM đang ở mức báo động
Copy từ http://www.tin247.com/o_nhiem_khong_khi_tai_tp_hcm_dang_o_muc_bao_dong-1-24556911.html ;Nguồn:XaHoi.com.vn ; đã đăng ngày 21/07/2017, 21:43.
Chiều 20/7/17, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lễ công bố hiện trạng môi trường quốc gia 2016 với chuyên đề “Môi trường đô thị”.
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, nhìn nhận hiện ở các thành phố lớn tình trạng ô nhiễm đang là vấn đề nổi cộm, đặc biệt Hà Nội, TP.HCM và các đô thị khác sức ép từ ô nhiễm bụi, các nguồn nước thải cũng đang là vấn đề đặt ra nhiều thách thức.
Bụi vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao, nhiều loại khí độc (NO2, O3, CO) có dấu hiệu vượt quy chuẩn, khiến tỷ lệ người dân mắc bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí tăng mạnh, đặc biệt ở trẻ em.
“Nồng độ NO2 có xu hướng tăng trong các năm gần đây. NO2 có dấu hiệu ô nhiễm và tăng mạnh vào giờ cao điểm giao thông tại khu vực giao thông trong một số đô thị lớn tại Hà Nội, TP.HCM... Nồng độ khí CO cũng tăng lên trong giờ cao điểm tại các trục giao thông và xung quanh các khu công nghiệp nằm trong đô thị”, ông Hoàng Dương Tùng thông tin.
Theo báo cáo, ghi nhận thực tế tại các khu công trường xây dựng (xây dựng khu chung cư, khu đô thị mới, sửa chữa đường giao thông, sửa chữa hệ thống thoát nước…), tình trạng ô nhiễm cục bộ với mức độ ô nhiễm bụi rất cao.
Nguyên nhân chính là do việc thực thi các quy định về bảo vệ môi trường không nghiêm và hoạt động giám sát chưa được quan tâm đúng mức.
Cũng theo báo cáo, TP.HCM đáng báo động nhất là tình trạng ô nhiễm không khí, mà nguyên nhân chủ yếu là do khí thải từ các phương tiện giao thông gây ra.
Kết quả quan trắc ô nhiễm không khí vừa qua trên địa bàn TP.HCM tại 20 vị trí cho thấy, ô nhiễm chất lượng không khí chủ yếu là do bụi lơ lửng từ các hoạt động giao thông gây ra (hơn 72% số liệu bụi quan trắc tại 12 vị trí giao thông vượt tiêu chuẩn Việt Nam).
Theo các chuyên gia về môi trường, với số lượng xe gắn máy trên 7 triệu chiếc và hơn 600.000 xe ôtô các loại ở TP.HCM thì mỗi ngày sẽ thải ra một lượng rất lớn khói, bụi.
Những khu vực có mức độ ô nhiễm cao thường đi kèm với mật độ giao thông đông đúc như khu vực: Ngã tư An Sương, khu vực ra vào cảng Cát Lái, đường Cộng Hòa, Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, ngã sáu Gò Vấp…
Phương tiện giao thông gia tăng, các công trình thi công kéo dài gây ô
nhiềm trầm trọng tại các thành phố lớn. Ảnh: Lê Hiếu.
Bên cạnh khói, bụi do phương tiện giao thông, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chết xuất mỗi ngày cũng phát thải chưa qua xử lý ra môi trường rất cao, nếu quy đổi thì lượng bụi cũng cả chục tấn mỗi ngày”, lãnh đạo Tổng cục Môi trường nói.
Ông Hoàng Dương Tùng cũng dân báo cáo ở Hà Nội, thống kê có đến 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm là do hoạt động giao thông. Với khoảng 5 triệu phương tiện, hoạt động giao thông chiếm tới 85% lượng khí thải CO2 và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà mắt thường không nhìn thấy được.
“Trong mấy năm gần đây, việc kéo dài thời gian thi công tuyến đường sắt đô thị, các công trình xây dựng, quanh năm bụi bẩn khiến cuộc sống người dân ở Hà Nội ảnh hưởng nghiêm trọng”, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường khẳng định.
Nguồn: XaHoi.com.vn

Đưa nhau đi trốn ở rừng Tà Năng- Phan Dũng

Đưa nhau đi trốn ở rừng Tà Năng- Phan Dũng
Copy từ http://dulichbien.nld.com.vn/du-lich-bien/dua-nhau-di-tron-o-rung-ta-nang-phan-dung-20170721084630557.htm ;tác giả: Theo Thu Huệ- V.Huy (TTO); đã đăng ngày 21/07/2017 11:00.
Tà Năng- Phan Dũng thời gian gần đây được cho là cung đường trekking (hoạt động dã ngoại, đi bộ, leo núi dài ngày) được yêu thích bậc nhất của giới trẻ.
Với nhiều người, khi kết thúc hành trình và trở về thị thành nhộn nhịp, họ vẫn nung nấu ý nghĩ tiếp tục quay lại vùng đồi núi xanh mượt để được thức dậy trong một buổi sớm mai đầy gió, ngập tràn ánh nắng và ngắm nhìn cây cỏ reo vui yên bình.
Ảnh 1: Những đường mòn nhìn từ trên cao ngoằn ngoèo uốn lượn.
"Em ơi đi trốn với anh"
4h sáng, nhóm chúng tôi có mặt tại ngã ba Tà Hine (Đức Trọng, Lâm Đồng). Trời đang lất phất mưa. Nói như anh xe ôm là "mưa lòn mây". Xe ôm chở chúng tôi đến chợ Đà Loan - nơi hầu hết các nhóm đi cung Tà Năng - Phan Dũng tập kết tại đây.
Buổi sáng se lạnh, trong nhà lồng chợ những hàng bún riêu, bánh canh bốc khói đang chờ dân phượt nạp năng lượng để chuẩn bị cho hành trình thú vị và vất vả phía trước.
Sau khi ăn sáng, xe ôm tiếp tục chở chúng tôi đến bìa rừng để bắt đầu trekking. Chúng tôi đi qua ngôi nhà hoa giấy huyền thoại - căn nhà nổi tiếng trên mạng khi được đánh dấu là địa điểm nhận diện hành trình trekking bắt đầu. Ngôi nhà gỗ bé bé, xinh xinh nằm lẻ loi bên bìa rừng làm nhớ đến hình ảnh trong phim Ngôi nhà trên thảo nguyên.
Chặng đầu của cung trekking đi qua những ngôi nhà gỗ ven bìa rừng, ít bóng dáng con người mà chỉ thấy những chú bò nằm nhởn nhở trên cỏ, một đàn trâu đứng ngơ ngác ngó… người đi qua.
Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những chiếc xe thồ của những porter chở đồ ăn nước uống cho những nhóm phượt. Những chiếc xe này được "độ" lại với bánh xe gắn xích chắn bùn mới có thể qua được những đường mòn trơn trượt, nhỏ chỉ bằng lối ngựa đi. Những porter và thợ rừng đào các rãnh nhỏ vừa đủ cho bánh xe máy lăn qua. Người lái dùng hai chân rà rà trên thành rãnh để đi an toàn hơn.
Ảnh 2: Xe thồ.
Ảnh 3: Ngựa thồ.
Ảnh 4: Trên đường trekking bạn gặp những chiếc xe porter, những con ngựa già và những chú chó ...
Ảnh 5: Nhà vách ván, lợp tôn.
Những chú ngựa chất đầy những bao đồ trên lưng, nặng nề leo dốc. Chúng tôi đứng nhìn những chú ngựa tự hỏi không biết ngựa... có mệt như mình không?
Có khi lại gặp những người đàn ông da cháy nắng, chở những thanh gỗ nặng nhọc lên dốc. Trong số những người chở gỗ đó có chú bé người nhỏ choắt, cặp mắt to, mặc áo in dòng chữ hài hước trước ngực "Mình sẽ vì em làm cha thằng bé". Cậu mím môi, mặt đầy căng thẳng khi đưa xe gỗ qua một con dốc với rãnh mòn lầy lội nhỏ bằng bánh xe.
Đi qua nhiều con dốc. Đi qua những ngã ba đường mòn mà chúng tôi gọi là "ngã ba hoang mang" hay "ngã ba bối rối" vì không biết đi lối nào. Những lúc đó hãy quan sát xung quanh vì các phượt thủ đi trước thường "rắc lông ngỗng" bằng cách cột những sợi dây vàng đỏ hoặc buộc những túm cỏ lại với nhau để đánh dấu chỉ đường. Ngoài ra bạn có thể phải bật điện thoại lên nhìn tracklog để đi tiếp.
Chúng tôi không biết mình đã leo bao nhiêu dốc, xuống bao nhiêu đồi khi các dốc đồi cứ nối tiếp nhau, cảm giác như không bao giờ hết. Vừa xuống một con dốc, đang đứng thở chưa kịp tận hưởng con đường phía trước lại gặp ngay một con dốc thẳng đứng khác trước mặt. Cứ thế mà leo dốc, mắt dán vào đất, chỉ nhìn thấy những con kiến đang bò và "cỏ xót xa đưa" trước gió.
Khi leo đến đỉnh dốc, chúng tôi đứng lại, lướt tầm mắt nhìn khắp thảo nguyên, sững người khi thấy núi đồi, cỏ cây xanh ngát tuyệt đẹp. Quả là một phần thưởng đáng giá cho cuộc hành trình!
Buổi trưa cả nhóm dừng lại trên một ngọn đồi, trước mặt là những đường mòn giao nhau tạo hình thành một trái tim khổng lồ trên mặt đất. Cả bọn ăn uống rồi ngắm nhìn thảo nguyên và trái tim trước mặt. Trong phút chốc hẳn lòng ai cũng quên đi những rắc rối, buồn tủi, âu lo trong đời…
Ảnh 6: Sáng thức dậy ở một nơi xa ...
"Resort ngàn sao"
Chiều buông xuống. Cả nhóm chọn một đồi cao hạ lều. Ăn uống xong, trời bắt đầu lạnh và đã thấm mệt vì cả ngày trèo đèo lội suối cả bọn quyết định chui vào lều nằm ngủ sớm.
Đêm, chúng tôi không còn nghe thanh âm gì khác ngoài tiếng gió, tiếng côn trùng và ngửi mùi hăng hắc của cỏ cây. Chúng tôi nói đùa với nhau chúng mình đã ở trong một "resort ngàn sao vô giá" không dễ gì thuê được và ngủ một giấc "ngon lành nhất trong đời".
Buổi sáng thức dậy, rừng Tà Năng chào đón khách bằng những đám mây phía chân trời ùn lên như những đám bông gòn và những giọt sương còn vương trên cây cỏ.
Cả nhóm tiếp tục trekking về phía rừng Phan Dũng (Bình Thuận). Không như phía Tà Năng nhiều đồi dốc, phía Phan Dũng chủ yếu là xuống dốc và đi vào rừng lá thấp với những đường mòn có khi cỏ cao bằng đầu người.
Có những đoạn dưới chân là cỏ xanh rì, trên đầu là những hàng cây đẹp như trong rừng già phim King Kong… Cứ thế gần chiều chúng tôi ra được bìa rừng và kết thúc hành trình.
Ảnh 7.
Ảnh 8: Chống gậy đi trên đồi xanh.
Ngắm nhìn thảo nguyên bao la và hãy nhớ "đừng để lại gì ngoài dấu chân".
Đừng để lại gì ngoài dấu chân
Hôm chúng tôi đi, ở bìa rừng Tà Năng ước tính khoảng hơn 100 khách du lịch đã đổ bộ trekking Tà Năng - Phan Dũng. Anh Sơn xe ôm, người chở chúng tôi từ Tà Hine vào bìa rừng nói rằng đợt lễ 30-4-2017 chắc cũng có gần 1.000 con người đã trekking cung này.
Nhiều người đi thì bớt nguy hiểm, đường mòn thông thoáng hơn, ít bị lạc hơn nhưng rác cũng để lại nhiều hơn. Dọc đường rải rác chai nhựa, bịch nilong, thậm chí cả băng vệ sinh phụ nữ (thường được dân phượt dùng để lót giày và lót vai) nằm lăn lóc dọc đường, không nhiều nhưng cũng không thể nào nói là ít.
Hầu hết các nhóm sau khi dọn lều đều gom rác mang theo hoặc đốt đi. Các hướng dẫn viên luôn nhắc nhở các thành viên thu gom rác sau khi dọn lều. Tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn vô tư để rác lại rừng cho nhẹ người và trống balo.
Dọc đường gặp một số du khách ngồi gom rác của người khác và đốt chúng. Có bạn còn có sáng kiến đốt nến và nhỏ từng giọt xuống thanh gỗ trong rừng thành dòng chữ "xin đừng xả rác".
Xin hãy nhớ câu nói "đừng lấy đi gì ngoài những bức ảnh, đừng để lại gì ngoài những dấu chân" khi đi du lịch - nhất là với cung đường Tà Năng - Phan Dũng nguyên sơ và quyến rũ như thế này.
Thông thường mọi người thường bắt chuyến xe Sài Gòn- Đà Lạt, lưu ý tài xế cho dừng lại ở ngã ba Tà Hine (Đức Trọng - Lâm Đồng). Sau đó thuê xe ôm vào bìa rừng ở thôn Toa Cát (xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng).
Để chinh phục cung này thường mất hết 3 ngày 2 đêm hoặc 2 ngày 1 đêm. Nếu bạn chọn từ Tà Năng đi thẳng xuống rừng Phan Dũng thường mất 2 ngày 1 đêm (tình từ bìa rừng), hoặc chọn từ Tà Năng đi xuống thác YaLy rồi xuống Phan Dũng thường mất 3 ngày 2 đêm.
Sau khi đến bìa rừng Phan Dũng bạn bắt xe ôm hoặc đi bộ đến Ủy ban nhân dân xã Phan Dũng (Huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Từ xã Phan Dũng bắt taxi về thị trấn Liên Hương (Bình Thuận) và từ đây bắt xe về Sài Gòn.
Ảnh 10: Những đường mòn mang hình trái tim.
Theo Thu Huệ- V.Huy (TTO)