Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Nhầm lẫn trong báo cáo số liệu

207 ngành đào tạo bậc ĐH bị dừng tuyển sinh:
Nhầm lẫn trong báo cáo số liệu
Copy từ uoitre.vn/Giao-duc/592480/nham-lan-trong-bao-cao-so-lieu.html , đăng ngày 05/02/14, mục Giáo dục .
TT - Đó là lý do mà các trường đưa ra trước thông báo dừng tuyển sinh của Bộ GD-ĐT do các ngành này không bảo đảm về đội ngũ cũng như yêu cầu mở ngành...
Giám thị gọi tên thí sinh vào phòng thi nghe phổ biến quy chế thi kỳ thi tuyển sinh 2013 tại Trường ĐH Sài Gòn. Năm 2014 trường này có đến năm ngành bị dừng tuyển sinh - Ảnh: Như Hùng
Trong danh sách 71 cơ sở giáo dục ĐH có ngành đào tạo ĐH bị dừng tuyển sinh năm 2014 xuất hiện tên của nhiều trường ĐH lớn. Trong đó, ĐHQG TP.HCM có đến bốn ngành bị dừng tuyển sinh: ngành hải dương học (Trường ĐH Khoa học tự nhiên), ngôn ngữ Tây Ban Nha, Hán Nôm, ngôn ngữ Ý (Trường ĐH KHXH&NV).
Sẽ giải trình
Theo TS Phạm Tấn Hạ - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM), việc một số ngành của trường bị dừng tuyển sinh có thể do khâu báo cáo số liệu với bộ có sự nhầm lẫn. “Hán Nôm là chuyên ngành thuộc ngành văn học - ngôn ngữ. Hai ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha và ngôn ngữ Ý đều có giảng viên trình độ tiến sĩ theo quy định. Nhà trường đã báo cáo điều chỉnh thông tin này cho ĐH Quốc gia và sẽ giải trình với bộ về việc này”.
Tương tự, TS Nguyễn Kim Quang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên - cũng cho rằng có sự nhầm lẫn trong việc báo cáo số liệu cho bộ. “Chuyên ngành hải dương học thuộc ngành vật lý. Hiện nay bộ môn hải dương học của trường có ba tiến sĩ và năm thạc sĩ là giảng viên cơ hữu thuộc khoa vật lý. Tuy nhiên nhà trường lại báo cáo chung là giảng viên khoa vật lý nên có sự nhầm lẫn. Nhà trường đã gửi báo cáo giải trình và điều chỉnh thông tin này với Bộ GD-ĐT” - ông Quang nói.
ThS Hứa Minh Tuấn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - marketing TP.HCM, cho biết: “Đối với ngành quản trị khách sạn nhà trường mới được bộ cấp phép năm 2011, vì thế việc bộ có quyết định đình chỉ ngành này khiến chúng tôi bất ngờ. Còn ngành kế toán trường đào tạo từ lâu nên cũng có đủ số giảng viên trình độ tiến sĩ theo quy định. Không biết có sự nhầm lẫn gì không, nhà trường sẽ có giải trình với bộ”.
Trong danh sách 207 ngành đào tạo ĐH bị dừng tuyển sinh lần này, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội gây bất ngờ lớn khi là trường có bề dày về đội ngũ và truyền thống đào tạo nhưng cũng bị dừng tuyển sinh đến tám ngành: toán học, văn học, hóa học, sinh học, tâm lý học, giáo dục công dân, sư phạm mỹ thuật, công nghệ thông tin. Theo lãnh đạo trường này, riêng khoa toán của trường có đến 70 cán bộ giảng viên, trong đó hầu hết là TS, PGS, GS. Do đó, trước quyết định dừng tuyển sinh tám ngành đào tạo của trường, trong đó có ngành toán học (đào tạo hệ ngoài sư phạm) với lý do đội ngũ không bảo đảm có nguyên do từ nội dung báo cáo chưa ghi rõ. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng sẽ có báo cáo làm rõ vì theo lãnh đạo nhà trường thì hiện tại “không có ngành nào của trường là không đáp ứng về đội ngũ”.
"Đối với các ĐH nghiên cứu bắt buộc giảng viên có trình độ tiến sĩ, còn các trường đào tạo theo định hướng nghề nghiệp chỉ cần giảng viên có trình độ thạc sĩ là được rồi"
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, (hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)
Ngành đặc thù: có cần tiến sĩ?
Trong đó Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có đến năm ngành bị dừng tuyển sinh là kinh tế gia đình, thiết kế thời trang, kỹ thuật công nghiệp, kế toán và công nghệ may đã khiến lãnh đạo nhà trường bất ngờ và bị “sốc”. PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng nhà trường - cho rằng có lẽ Bộ GD-ĐT dựa vào số liệu cũ để đưa ra quyết định trên và nhà trường chưa giải trình với bộ về việc này.
Giải thích thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường không đủ điều kiện ở các ngành trên dẫn tới việc bị dừng tuyển sinh, ông Dũng cho rằng một số ngành đào tạo của trường mang tính đặc thù nên không thể đáp ứng đúng tiêu chí “cứng” của bộ. Cụ thể đối với ngành kỹ thuật công nghiệp, hiện trên thế giới không hề có trường nào đào tạo bậc tiến sĩ nên trường chưa có giảng viên trình độ tiến sĩ chuyên ngành này. Tương tự, ngành công nghệ may cũng là ngành đặc thù, trường chưa có giảng viên trình độ tiến sĩ. Hơn nữa, ngành công nghệ may đào tạo kỹ sư quản lý các dây chuyền may, không phải nghiên cứu gì về may mặc nên không cần thiết phải có giảng viên trình độ tiến sĩ. Trong khi đó, ngành kỹ thuật công nghiệp của trường có chương trình đào tạo kiến thức tổng hợp về điện, cơ khí máy, ôtô, kinh tế... để người học sau khi tốt nghiệp sẽ làm các công việc quản lý ở các khu công nghiệp. Vì vậy chỉ cần giảng viên trình độ tiến sĩ ngành cơ khí hoặc điện có thể đại diện cho ngành kỹ thuật công nghiệp rồi.
Theo ông Dũng, việc quy định yêu cầu mỗi ngành đào tạo phải có giảng viên trình độ tiến sĩ như hiện nay là quan điểm “cào bằng”. Đã phân cấp hai loại trường thì phải yêu cầu về đội ngũ giảng viên tương ứng. “Nếu bộ đột ngột ra quyết định dừng tuyển sinh các ngành này thì hàng chục giảng viên sẽ không có lớp dạy. Ai trả lương cho đội ngũ này? Quyết định như vậy khiến các trường hụt hẫng và tạo lãng phí đối với xã hội. Chúng tôi sẽ có giải trình với Bộ GD-ĐT và kiến nghị bộ có sự điều chỉnh hợp lý hơn trong quy định này. Trường hợp bộ không chấp thuận giải trình của trường thì nhà trường sẽ cắt giảm chỉ tiêu” - ông Dũng cho biết.
Trường ĐH Sài Gòn cũng có đến năm ngành bị dừng tuyển sinh: sư phạm mỹ thuật, thanh nhạc, kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử và khoa học thư viện. ThS Mỵ Giang Sơn - trưởng phòng đào tạo nhà trường - tỏ ra bất ngờ trước thông tin này. Theo ông Sơn, khi xin mở mã ngành đào tạo nhà trường đã có báo cáo rõ ràng với Bộ GD-ĐT, nếu không đủ điều kiện theo quy định trường đã không được phép mở. Trong đó trường cũng giải trình rõ ngành sư phạm mỹ thuật và thanh nhạc là ngành đặc thù nên không thể có tiến sĩ chuyên ngành được. “Bộ đã nhất trí với đề xuất của trường là chỉ có giảng viên trình độ thạc sĩ ở hai ngành trên và cho phép trường được phép đào tạo. Các ngành kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ kỹ thuật điện - điện tử và ngành khoa học thư viện trường đáp ứng đủ yêu cầu mỗi ngành có một tiến sĩ. Chúng tôi hơi ngạc nhiên với quyết định này của bộ. Nhà trường sẽ sớm có văn bản giải trình với bộ để kiến nghị cho phép nhà trường tuyển sinh bình thường các ngành trên vì nhà trường đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của bộ” - ông Sơn khẳng định.
"Thực tế, bộ có cho thêm bốn năm nữa thì chúng tôi cũng khó thể có nổi một tiến sĩ ngành đạo diễn"
Ông Trần Thanh Hiệp, (hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu và điện ảnh Hà Nội)
Thế giới không ai đòi hỏi tiêu chuẩn như vậy
Trường ĐH Sân khấu và điện ảnh Hà Nội có số lượng ngành bị dừng tuyển sinh lên đến 15 ngành. Ông Trần Thanh Hiệp - hiệu trưởng nhà trường - cho rằng quyết định dừng tuyển sinh phần lớn các ngành của trường chủ yếu do đặc thù đào tạo ngành văn hóa - nghệ thuật chưa được hiểu đầy đủ. Theo ông Hiệp, tư duy đào tạo nghệ thuật có nhiều điểm khác biệt so với các ngành chuyên môn khác. Ở đào tạo nghệ thuật, người chỉ có bằng tiến sĩ mà không thật sự lăn vào nghề, không có tác phẩm tốt thì khi bị sinh viên “quay” có khi toát mồ hôi vì thiếu trải nghiệm. NSND Thanh Vân, NSND Khải Hưng... đang thường xuyên đứng lớp ở trường đều là cử nhân. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi được đào tạo từ trường ra thì chính các thầy dạy họ cũng chỉ là cử nhân.
Theo công văn gửi đến trường, Bộ GD-ĐT gia hạn đến hết năm 2015 trường không bổ sung đủ đội ngũ theo yêu cầu một ngành đào tạo ĐH phải có tối thiểu một tiến sĩ, ba thạc sĩ thì sẽ bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo. “Thế giới cũng không đòi hỏi tiêu chuẩn đội ngũ để đào tạo các ngành nghệ thuật như vậy”- ông Hiệp nói.
Ngoài ra tại Trường ĐH Sân khấu và điện ảnh Hà Nội, do đặc thù đào tạo, nhiều người tuy là giảng viên mời nhưng lại là những giảng viên chuyên môn theo đào tạo sinh viên bốn năm liên tục, nên nếu coi đó là giảng viên thỉnh giảng thì rất thiệt thòi. “Nếu giảng viên mời chỉ dạy một môn trong vài chục tiết là xong thì khác. Đằng này, các thầy cô dạy chuyên môn đào tạo sinh viên hết cả khóa học thì nên có cách tiếp cận khác. Để thống nhất và làm rõ hơn những đặc điểm, đặc thù của đào tạo các ngành nghệ thuật, trường sẽ đề nghị được làm việc với Bộ GD-ĐT ngay trong những ngày tới” - ông Hiệp chia sẻ.
NGỌC HÀ - TRẦN HUỲNH
Chúng tôi sẽ chứng minh với bộ
Trường ĐH Sân khấu và điện ảnh Hà Nội có số lượng ngành bị dừng tuyển sinh lên đến 15 ngành. Ông Trần Thanh Hiệp - hiệu trưởng nhà trường - cho rằng quyết định dừng tuyển sinh phần lớn các ngành của trường chủ yếu do đặc thù đào tạo ngành văn hóa - nghệ thuật chưa được hiểu đầy đủ. Theo ông Hiệp, tư duy đào tạo nghệ thuật có nhiều điểm khác biệt so với các ngành chuyên môn khác. Ở đào tạo nghệ thuật, người chỉ có bằng tiến sĩ mà không thật sự lăn vào nghề, không có tác phẩm tốt thì khi bị sinh viên “quay” có khi toát mồ hôi vì thiếu trải nghiệm. NSND Thanh Vân, NSND Khải Hưng... đang thường xuyên đứng lớp ở trường đều là cử nhân. Nhiều nghệ sĩ tên tuổi được đào tạo từ trường ra thì chính các thầy dạy họ cũng chỉ là cử nhân.
Theo công văn gửi đến trường, Bộ GD-ĐT gia hạn đến hết năm 2015 trường không bổ sung đủ đội ngũ theo yêu cầu một ngành đào tạo ĐH phải có tối thiểu một tiến sĩ, ba thạc sĩ thì sẽ bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo. “Thế giới cũng không đòi hỏi tiêu chuẩn đội ngũ để đào tạo các ngành nghệ thuật như vậy”- ông Hiệp nói.
Ngoài ra tại Trường ĐH Sân khấu và điện ảnh Hà Nội, do đặc thù đào tạo, nhiều người tuy là giảng viên mời nhưng lại là những giảng viên chuyên môn theo đào tạo sinh viên bốn năm liên tục, nên nếu coi đó là giảng viên thỉnh giảng thì rất thiệt thòi. “Nếu giảng viên mời chỉ dạy một môn trong vài chục tiết là xong thì khác. Đằng này, các thầy cô dạy chuyên môn đào tạo sinh viên hết cả khóa học thì nên có cách tiếp cận khác. Để thống nhất và làm rõ hơn những đặc điểm, đặc thù của đào tạo các ngành nghệ thuật, trường sẽ đề nghị được làm việc với Bộ GD-ĐT ngay trong những ngày tới” - ông Hiệp chia sẻ.
NGỌC HÀ - TRẦN HUỲNH
Chúng tôi sẽ chứng minh với bộ
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Đính, hiệu trưởng Trường ĐH Hà Tĩnh, cho rằng quá bất ngờ trước quyết định dừng tuyển sinh 14 ngành của trường, trong khi đó trường này đào tạo 16 ngành. Ông Đính cho biết:
- Biết được thông tin này tôi quá bất ngờ. Trước khi công bố không cho ĐH Hà Tĩnh tuyển sinh một số ngành thì bộ phải kiểm tra đội ngũ giảng viên, điều kiện vật chất nhưng chúng tôi không thấy. Có lẽ bộ căn cứ hồ sơ cách đây năm năm thì phải...
* Trước quyết định bộ không cho tuyển sinh một số ngành, trường có ý kiến gì không?
- Chúng tôi sẽ có công văn và báo cáo về đội ngũ giảng viên của trường và các ngành đào tạo như thế nào để bộ xem xét lại. Việc bộ đưa ra quyết định không cho tuyển sinh 14 ngành đào tạo của trường, trong đó có ngành bộ vừa cho mở đào tạo thì có lẽ bộ nghĩ không đủ điều kiện tuyển sinh, đào tạo. Nhưng chúng tôi sẽ chứng minh với bộ về đội ngũ giảng viên của trường là đầy đủ năng lực, cơ sở vật chất ngày một khang trang.
Văn Định

Không có nhận xét nào: