Sau cơn mưa lớn chiều tối 30-6-23, một đoạn đường Đồng Khởi giữa trung tâm TP Biên Hòa ngập như sông, nước chảy xiết như lũ.
Xoáy nước "khủng" giữa đường khiến một số xe máy té ngã - Ảnh: A LỘC
Theo đó, khoảng 15h30 chiều cùng ngày, cơn mưa rất lớn phủ xuống nhiều khu vực ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Hơn một tiếng sau, nhiều tuyến đường như Nguyễn Ái Quốc, Bùi Văn Hòa, Đồng Khởi… ngập như sông.
Nước từ các hẻm, đường ngang ùn ùn tràn ra các tuyến đường chính gây ngập cục bộ, nhiều người đi đường phải dừng lại chờ nước rút.
Đặc biệt, tại "rốn ngập" ngã ba Trảng Dài (nút giao đường Đồng Khởi với đường Bùi Trọng Nghĩa) đi qua hai phường Trảng Dài và Tân Phong ngập nặng, nhiều đoạn ngập sâu hơn nửa mét. Nước tràn lên lề đường khiến các hộ kinh doanh hai bên đường phải đóng cửa.
Thời điểm này đúng giờ công nhân tan ca khiến tuyến đường Đồng Khởi kẹt cứng từ hầm chui Tân Phong đến ngã ba Trảng Dài. Hàng ngàn người dân đội mưa dừng chờ nước rút.
Nhiều người đi xe hai bánh cũng phải dắt bộ do chết máy, trong khi một số ô tô bị ngập nước dừng giữa đường, tài xế tắt máy chờ cứu hộ đến. Nước chảy xiết khiến nhiều người té ngã.
Ông Nguyễn Phước Huy, giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai, cho hay cơn mưa bắt đầu khoảng 15h25 và kéo dài đến 17h10 cùng ngày.
Lượng mưa đo được tại TP Biên Hòa đạt 83mm, Trị An (huyện Vĩnh Cửu) đạt 76mm, các nơi khác mưa vừa và nhỏ. Do mưa lớn trong thời gian ngắn nên nước không thoát kịp gây ngập ở một số nơi.
Chiều 30-6, trời đổ mưa lớn khiến nhiều tuyến đường tại TP.HCM bị ngập diện rộng. Trong cơn mưa, nhiều người phải dùng tay hốt rác để khơi thông miệng cống giúp bớt ngập đường
Sau khi lên máy bay của Pacific Airlines tại sân bay Tân Sơn Nhất để đi Đà Nẵng, nhiều hành khách đã rời máy bay xuống sân đỗ do máy bay quá nóng. Có 44 hành khách từ chối không tiếp tục chuyến bay.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, sự việc xảy ra với chuyến bay BL 6068 của Pacific Airlines lúc 21h28 tối 29-6-23 tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Thời điểm đó, trực ban trưởng sân bay Tân Sơn Nhất nhận được thông tin từ an ninh sân đậu về sự việc máy bay A320 thực hiện chuyến bay BL 6068 của Hãng Pacific Airlines từ TP.HCM đi Đà Nẵng đã hoàn tất đưa khách lên máy bay đang đỗ tại vị trí đỗ số 94.
Do thiếu xe thổi khí lạnh cho máy bay nên khoảng 40 hành khách đã rời máy bay đi xuống sân đỗ.
Trực ban sân bay Tân Sơn Nhất cùng các đơn vị liên quan xuống kiểm tra hiện trường thì được biết chuyến bay BL 6068 có kế hoạch cất cánh ban đầu lúc 18h20 ngày 29-6, số khách thực tế là 185 khách.
Do máy bay hỏng APU (hệ thống nguồn phụ để cung cấp nguồn điện cho điều hòa không khí trên máy bay khi đang đỗ), nên máy bay thực hiện chuyến bay BL 6068 được kéo từ vị trí đỗ 44 ra vị trí đỗ 94.
Tổ bay hoàn tất việc đưa 185 hành khách lên máy bay, nhưng do thiếu xe thổi khí lạnh cung cấp cho máy bay nên trên máy bay quá nóng. Vì vậy khoảng 40 hành khách không chịu nổi đã rời máy bay xuống sân đỗ.
Do có sẵn xe buýt ở sân đỗ nên an ninh sân đỗ đã phối hợp Hãng hàng không Pacific Airlines cho các hành khách trên lên xe buýt để đảm bảo trật tự. Có 44 hành khách từ chối không tiếp tục chuyến bay BL 6068 và vào nhà ga.
Số khách còn lại đồng ý tiếp tục hành trình, chuyến bay BL 6068 cất cánh đi Đà Nẵng lúc 23h khuya 29-6, chậm 4 giờ 30 phút so với kế hoạch bay ban đầu.
Với 44 hành khách từ chối chuyến bay BL 6068, Hãng hàng không Pacific Airlines đã bố trí 38 khách sang chuyến bay kế tiếp (BL 6070) để đi Đà Nẵng. Còn 6 khách chuyển sang chuyến bay của Vietnam Airlines đi Đà Nẵng vào sáng 30-6.
Trực ban trưởng sân bay Tân Sơn Nhất cùng các đơn vị liên quan lập biên bản ghi nhận để làm căn cứ giải quyết sau này, đồng thời yêu cầu Pacific Airlines báo cáo làm rõ nguyên nhân về sự cố chuyến bay trên đến Cảng vụ Hàng không miền Nam và Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo quy định.
Thống kê của Cục Hàng không trong tháng 5-2023 cho thấy Pacific Airlines và Vietjet có tỉ lệ sử dụng đúng slot (giờ cất, hạ cánh) tại sân bay Tân Sơn Nhất chưa đạt 70% vào ban ngày với các chuyến bay nội địa.
"Lấy chồng đi biển hồn treo cột buồm", câu ca dao buồn của người vợ ngày xưa có chồng làm nghề trên đầu sóng ngọn gió hiểm nguy. Ngày nay, tàu bè đã tốt hơn cùng phương tiện truyền báo thiên tai nhưng vẫn còn đó những hòn vọng phu trước biển.
Tam Hải là xã đảo tách khỏi phần đất liền thuộc huyện Núi Thành, Quảng Nam. Hầu hết thanh niên ở đây đều theo cha ông treo mình trên đầu sóng ngọn gió biển cả và một số người đã không thể trở về.
Mỏi mòn hy vọng
Chỉ còn một năm nữa là tròn 20 năm từ ngày người chồng cùng bạn nghề nằm lại trên con tàu câu mực định mệnh. 20 năm đủ để một đứa trẻ ra đời rồi bước lên thuyền ra biển cả, nhưng chừng ấy cũng là thời gian nghiệt ngã khiến những người có chồng tử nạn trên biển như bà Bùi Thị Vân (thôn 4, Bình Trung, Tam Hải) từ người vợ trẻ trở thành góa phụ đứng tuổi.
Bà Vân ngồi trong căn nhà cấp 4 được chính quyền cùng bà con góp xây tặng. Rót chén nước mời khách, khuôn mặt bà từ bình thản bỗng chuyển sắc thái đột ngột. Những hàng nước mắt như chực trào ra dẫu đã gần 20 năm, bà kể từ ngày người chồng Huỳnh Châu Kỳ đi biển không về và giờ mỗi lần có ai nhắc đến ông thì bà vẫn khóc.
"Hồi còn sống với nhau, ổng hay nhậu xỉn rồi quậy tui. Nhưng giờ đây tui lại thèm cảm giác đó, khi mất người thân rồi mình mới cảm thấu hết những kỷ niệm buồn thương, mỗi đêm tôi vẫn nhớ và thấy ổng về trong căn nhà này", bà Vân nghẹn giọng.
Ngư dân Huỳnh Châu Kỳ là một trong 21 người trên tàu QNa 1431 ra biển đánh bắt hải sản và gặp gió chướng năm 2004. Cả một xã đảo Tam Hải từng rợp trắng cờ tang và những dòng người khiêng các quan tài chiêu hồn, không có thi thể.
Bà Vân vẫn nhớ như in buổi sáng tiễn chồng ra biển. Ông Kỳ đi bạn trên con tàu của ngư dân Bùi Công Tiến. Với phụ nữ làng biển như bà, tiễn đưa chồng đi biển mỗi chuyến đều trĩu nặng mối lo.
Buổi sáng cuối tháng 3 năm ấy, bà níu áo chồng, xách trên tay bịch mắm cái đưa chồng lên tàu vì bà biết chồng thích ăn mắm. Con tàu nhổ neo, hướng mũi ra ngư trường Hoàng Sa để câu mực. Bà Vân và nhiều người vợ khác không ngờ rằng đó là khoảnh khắc cuối cùng còn được nhìn thấy chồng mình với nụ cười thương yêu.
Một ngày cuối tháng 5, một số ngư dân đi cùng đợt với chuyến ra biển của ông Kỳ hớt hải về báo tin dữ: con tàu của ông Kỳ cùng bạn thuyền gặp gió lớn và chìm dưới đáy biển.
Hàng trăm tàu cá của ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi sau đó đã quần đảo cả nhiều ngày đêm, rọi đèn soi tới đáy biển nhưng thứ họ tìm thấy duy nhất là những chiếc bình gas nổi lềnh bềnh trên mặt nước cùng vài bộ áo quần. Con tàu định mệnh đã chìm dưới đáy biển, 21 ngư dân trên tàu đã nằm lại biển cả, không thể trở về với vợ con mình nữa.
Mãi chờ chồng, đợi con
Thôn 4 Bình Trung nằm ở rìa xã đảo Tam Hải. Ở cuối thôn có một con đường bê tông nhỏ dẫn ra một bến đò để qua một khu dân cư chỉ vài chục hộ nằm lẻ loi trên doi đất. Bến đò này thường bị xói lở, xâm thực vào mỗi mùa sóng móc (sóng khoét thẳng vào đất liền) nên người xưa đặt tên là bến Lở.
Câu chuyện bến Lở bỗng trở nên bi ai, thương cảm và như một biểu tượng về nỗi đau của những người vợ, người mẹ mất chồng, mất con trên biển trong hành trình bám sóng giữ biển khơi.
Chúng tôi đi qua thôn Bình Trung để tìm hỏi những góa phụ đã chịu nỗi đau không gì bù đắp nổi. Con đường bê tông nhỏ dẫn thẳng ra bến Lở thỉnh thoảng lại có từng tốp phụ nữ lớn tuổi, ngồi chống gối, để đôi bàn tay lên bàn chân để chuyện trò. Họ chính là những vọng phu từ gần 20 năm trước. Bà Bùi Thị Vân là một trong số đó.
Bà Trần Thị Tân, 80 tuổi, thôn 4 Bình Trung nói rằng trong 21 người tử nạn trong chuyến tàu của ông Bùi Công Tiến năm 2004 thì riêng thôn Bình Trung có tới 17 người. Có những người mẹ mất cả con lẫn chồng, có gia đình mất đi 2-3 người thân.
Đau xót hơn, có những phụ nữ mất chồng khi vừa qua tuổi đôi mươi, chồng đi biển và mãi không về khi vừa gửi lại giọt máu của mình lớn từng ngày trong bụng dạ người vợ.
Bà Tân đang cười nói bỗng dưng trĩu giọng, những nếp nhăn xô đẩy nhau chụm về khóe mắt rồi nước mắt cứ thế trào ra. Bà bảo rằng con trai út của bà là Đào Duy Long (sinh năm 1989) đã chết trong chuyến tàu định mệnh ấy, Long cũng là một trong hai ngư dân trẻ tuổi nhất trong số 21 người mãi mãi không về.
Gian bàn thờ tại nhà bà Tân cùng người chồng là ông Đào Duy Xuân luôn được giữ ấm từ ngày con trai út mất. Những ngày từ tháng 4 đến tháng 5 hằng năm, vợ chồng già lại lọm khọm sửa soạn trái cây, nhang khói cho con trai rồi mời thầy ra bãi biển làm lễ cầu siêu gọi hồn.
Không riêng bà Tân, những ngày ấy rải rác trên bến Lở cũng có các lễ cúng buồn bã như thế được gia đình người mất tổ chức để vọng về biển cả, mong cho linh hồn người nằm lại dưới đáy biển được siêu thoát, và cũng là để cầu cho những chuyến đi biển được bình an.
Chúng tôi được người dân dẫn tới ngôi nhà cấp 4 nhỏ, nằm trơ trọi và cũ kỹ dưới gốc cây xoài già trên nền đất cát nóng ran. Một người phụ nữ tóc rối bù đang lọm khọm lau dọn gian bàn thờ, sắp dĩa trái cây chuẩn bị cho lễ cúng tháng 4 hằng năm theo thông lệ của người miền biển.
Trên gian bàn thờ có hai di ảnh của hai người đàn ông gồm một già và một trẻ măng. Đó chính là chủ tàu Bùi Công Tiến - chồng bà Lâm và người con trai Bùi Công Pháp. Người con theo cha đi biển với lời hẹn ước cùng cô gái trẻ trong xã, đôi lứa dự tính tích cóp ít tiền rồi làm lễ đính ước. Nhưng Pháp đã theo cha nằm lại đáy biển suốt gần 20 năm qua.
Bà Lâm đau buồn lắm. Nỗi buồn của bà có thể cảm nhận được qua ánh mắt sâu mênh mông. Bà không khóc như những góa phụ mà chúng tôi gặp ở bến Lở, nhưng thứ sợ hơn nước mắt là những tiếng thở dài. Bà không trả lời ngay những lời sẻ chia của người tới thăm mà cứ thở dài thườn thượt trong nỗi buồn đau và bất lực vì không thể làm gì để níu kéo người đã mất.
Người đàn bà đã trở thànhhòn vọng phu trước biển này nghèn nghẹn kể vợ chồng vay mượn rồi sắm được con tàu cá để đưa anh em bạn nghề ra biển. Trước chuyến đi, bà cùng chồng đã "cắm" ba sổ đỏ cho ngân hàng để thế chấp.
Ông Tiến cũng chọn tháng 3 hằng năm - thời điểm biển êm nhất trong năm - để đánh bắt nuôi hy vọng tàu về bội thu. Nhưng mọi hy vọng đã tiêu tan khi tàu gặp dông lốc lớn, để lại những người mẹ, người vợ như hóa đá chờ chồng, đợi con trước biển cả.
Kỷ vật của chồng con
Bà Lâm bước chậm vào gian bàn thờ, cầm ra một tấm ảnh chụp con tàu cá mang số hiệu QNa 1431. Đó là tấm ảnh duy nhất về con tàu, được gia đình bà thuê thợ ảnh tới chụp ngày vay ngân hàng để sắm tàu về làm ăn.
20 năm qua, bức ảnh đó đã nằm lặng trên góc bàn thờ nơi đặt di ảnh chồng và cậu con trai chưa kịp lấy vợ, sinh cháu cho bà.
Mỗi mùa giỗ, bà Lâm lại nhấc xuống, nhìn ngắm hồi lâu rồi lại bật khóc. Kỷ vật ấy dẫu đau buồn nhưng cũng giúp những góa phụ như bà nhớ thêm được những ngày tháng ngọt ngào, chạy vạy cùng chồng con để lo cho những chuyến biển như hành trình bám sóng ngàn đời của đời ngư dân.
**************
Người dân ở Tam Hải cho biết khi một người mất trên biển không tìm thấy xác, bà con sẽ ra mũi Bàn Than hốt nắm đất rồi về bết quanh hình nộm người quấn bằng rơm rồi đặt trong quan tài.
TT - Cả ông bà (ông Nguyễn Sinh Anh và bà Cáp Thị Hồng Hoa) vẫn nhớ như in cái hôm chia tay cách đây tròn nửa thế kỷ. Ông vừa ôm đứa con gái chưa đầy hai tuổi vừa khẽ lau nước mắt cho bà với lời động viên: “Hai năm thôi mà em, chờ anh về”. Lúc ấy bà đang còn là một cô gái trẻ ngoài 20..
Chiều 29-6-23, xóm nhỏ ở thôn Quy Hậu (xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) chìm trong buồn đau khi hai vợ chồng người thợ xây ở đây bị chết vùi trong vụ sạt lở tại Đà Lạt.
Nạn nhân vụ sạt lở, mấy chục năm đi làm thuê khắp nơi
Nhà hai vợ chồng nạn nhân Phạm Khánh (47 tuổi) và Nguyễn Thị Hồng Vẹn (45 tuổi) nằm trong con hẻm nhỏ ở đội 8, thôn Quy Hậu chiều nay đông kín người thân, xóm giềng đến thăm, chia buồn với nỗi đau quá lớn của gia đình khi hay tin cả hai tử vong trong vụ sạt lở ở Đà Lạt vào rạng sáng 29-6.
Trong khi nhiều người đến chia buồn, cụ Phạm Dỡ (85 tuổi, cha anh Khánh) ngồi như tượng trước sự mất mát quá lớn. Thi thoảng, cụ mếu máo trả lời câu hỏi chuyện của ai đó, đôi mắt thất thần nhìn về xa xăm…
Còn trong phòng, hai con gái anh Khánh, chị Vẹn khóc sưng đỏ cả mắt. Các cô, dì và người thân của hai cháu phải động viên, an ủi. Nhưng rồi dường như ai cũng khóc theo bởi nỗi đau quá lớn bất ngờ ập xuống gia đình này.
Bà Phạm Thị Nhường, chị gái anh Khánh, cho biết rạng sáng nay gia đình nhận được tin vợ chồng anh Khánh, chị Vẹn bị vùi lấp mất tích trong vụ sạt lở đất ở Đà Lạt.
Biết vậy, nhưng họ không cho cụ Dỡ và hai cháu Phạm Thị Thúy Oanh (25 tuổi) và Phạm Thị Thúy Trinh (17 tuổi) hay tin vì sợ cả ba sốc nặng.
Mãi đến trưa nay họ mới cho ông cụ và hai cháu gái biết tin dữ.
"Lúc nhận tin, chúng tôi vẫn cầu Trời khấn Phật là vợ chồng em Khánh chỉ mất tích, sẽ được cứu, hy vọng là các em chỉ bị thương. Nhưng rồi…" - bà Nhường nghẹn lời, bỏ lửng câu nói.
Người thân của hai nạn nhân cho hay vợ chồng anh Khánh cả đời đi làm thuê xa để mưu sinh. Anh Khánh làm thợ hồ, còn chị Vẹn theo chồng phụ hồ.
Những người già đợi con về
Mấy chục năm qua, họ đi làm thuê cho các chủ thầu nhiều nơi, chủ yếu là ở TP.HCM, năm 2023 này mới lên làm công trình ở Đà Lạt.
"Hai vợ chồng Khánh theo làm công trình, mỗi năm dồn lại ở nhà chắc được chừng 1 tháng, lâu nhất là dịp Tết. Còn mới mùng 5 tháng năm vừa rồi, hai vợ chồng về thăm nhà, mùng 7 trở lại Đà Lạt làm việc. Mới trở lại 5 ngày thì xảy ra tai nạn thương tâm thế này" - bà Nhường nói.
Cụ Nguyễn Ta, 81 tuổi, cha chị Vẹn, từ thôn Phước Khánh gần đó cũng đến nhà con gái để chờ xe chở quan tài hai vợ chồng con từ Đà Lạt về.
Cụ Ta nói đến chiều nay vẫn chưa cho vợ mình biết tin vì cụ bà bệnh tật, sợ hay tin đau buồn quá sẽ ảnh hưởng nặng đến sức khỏe…
Vợ chồng anh Khánh đi làm để nuôi cha già và hai con gái. Cháu Oanh, con gái lớn của anh chị, mới cưới chồng, còn cháu Trinh đang học lớp 11.
Chồng của Oanh cũng theo cha mẹ vợ đi làm công trình ở Đà Lạt. Do ngủ ở khu vực khác nên khi vụ sạt lở xảy ra, anh này thoát nạn.
Ông Phạm Nhường - chủ tịch UBND xã Hòa Trị - cho biết vợ chồng anh Khánh, chị Vẹn chịu thương chịu khó, đi làm thuê quanh năm để lo cho gia đình, nuôi các con ăn học.
"Tai nạn xảy ra quá bất ngờ, đau thương. Chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, chia buồn, mong gia đình vượt qua nỗi đau này. Chúng tôi cũng mong người thân, xóm giềng và xã hội cưu mang, giúp cho con gái nhỏ của anh chị tiếp tục học tập vì nay cháu đã thành trẻ mồ côi…" - ông Nhường nói.
Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 27-6, một lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức cho biết ba công an tại Công an thị trấn Đại Nghĩa trong lúc đi bắn chim, thấy dê ăn trên đỉnh núi "hiếu kỳ nên bắn" và tưởng là dê núi nên bắn, và khẩu súng mà ba người này dùng để bắn dê là khẩu súng tự chế.
Tuy giải thích như vậy, nhưng đa số bạn đọc không đồng tình.
Cho rằng ý kiến tưởng rằng dê núi nên bắn là thiếu thuyết phục, bạn đọc Phạm Xuân Đại viết: "Là công an, công tác tại địa bàn, các cán bộ đó chắc chắn phải biết rằng không có dê núi ở khu vực đó. Nên chấm dứt những giả thiết thiếu thuyết phục như thế này".
Còn theo bạn đọc Nông Văn Tuấn: "Tôi sinh ra và lớn lên ở Bắc Kạn đến nay đã 43 năm nhưng chưa thấy dê núi bao giờ. Vậy mà ở thủ đô lại có dê núi thì quá bất thường".
Quyết liệt hơn, bạn đọc Dương Văn Tuấn hỏi: "Nếu là dê núi thì có phải là động vật hoang dã không? Và hành vi của ba người trên có phải săn bắn trái phép bằng vũ khí tự chế hay không?".
Theo rất nhiều bạn đọc, lời khai báo ban đầu của ba công an này chưa thuyết phục.
Về ý này, bạn đọc Nguyễn Thùy viết: "Hành vi có vẻ rất đáng ngờ, nếu bắn nhầm thì phải chờ cho người dân đến rồi xin lỗi, đền tiền, đằng này lại vác cả con dê cho vào xe mang về".
Bạn đọc này đề nghị: "Cần phải điều tra xem việc khai báo đi bắn chim có đúng sự thật không. Cán bộ công an lại dùng súng tự chế đã là hành vi rất sai trái rồi, đằng này lại đụng đến vật nuôi của người dân".
Bổ sung, bạn đọc Trần Minh Trọng hỏi: "Có ai trên đời dùng súng tự chế bắn chim để bắn con thú to như con dê không nhỉ? Theo tôi, khẩu súng và đạn này đã được thiết kế để bắn thú, chứ không phải bắn chim".
Nói về hành vi của những công an vi phạm, bạn đọc Phú đề nghị: Phải xử lý thích đáng để răn đe, nếu không sau này ai cũng nghĩ rằng dê núi, gà rừng, heo rừng... rồi bắn sao?
Và theo nhiều bạn đọc, dù có lý giải thế nào đi nữa thì việc công an lái xe mang theo súng đi săn bắn là hoàn toàn sai, xin đừng giải thích vòng vo tưởng rằng dê núi, hay bắn dê trong lúc đi bắn chim... càng thêm bất bình trong dư luận.
Nhiệt độ cảm nhận lên đến trên 40 độ C đang khiến thời tiết mùa hè ở bang Texas, Mỹ cực kỳ nắng nóng.
Hiệu ứng vòm nhiệt dị thường
Đợt nắng nóng cực kỳ khủng khiếp hiện nay đang khiến toàn bộ bang Texas, Mỹ như một cái lò nướng khổng lồ.
Thời tiết đặc biệt khắc nghiệt này sẽ tiếp tục trong những ngày tới, đến cuối tuần, không chỉ ở Texas, mà trải dài từ bắc bang Florida đến nam bang New Mexico.
Cơ quan dịch vụ thời tiết Mỹ cảnh báo nắng nóng cực đoan kết hợp cùng độ ẩm cao làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng.
Nguyên nhân gây ra đợt nắng nóng hiện nay là một dải áp suất cao hội tụ ngay trên vùng trời Texas và không di chuyển đi nơi khác, tạo nên hiệu ứng "vòm nhiệt".
Vòm nhiệt ở Texas khiến không khí bị hun nóng bên dưới, làm các cơn bão đi về phía bắc khiến không khí không thể dịu mát. Thời tiết quang đãng, ít mây, nhiều nắng nên nền nhiệt độ trong vòm nhiệt cao hơn từ 4-9 độ C so với trung bình. Vùng áp cao ngăn không khí nóng thoát ra, khiến cái nóng duy trì cả ngày lẫn đêm.
Điều khiến hiệu ứng vòm nhiệt hiện nay bất thường không chỉ là độ lớn của nó, mà còn là thời gian duy trì dai dẳng của nó. Thành phố Del Rio ở Texas có mức nhiệt 46 độ C ngày 21-6 và có thể duy trì quanh mức nhiệt phá kỷ lục này trong 10 ngày liên tiếp.
Đáng chú ý, nhiệt độ thấp nhất về đêm cũng cao bất thường, ở mức trên 26 độ C kể từ ngày 15-6. Bình thường, nhiệt độ trung bình ở Del Rio vào giữa và cuối tháng 6 chỉ 23 độ C. Độ ẩm cao khiến cả ngày lẫn đêm đều có nhiệt độ cao bất thường.
Nhiệt độ cao về đêm khiến cơ thể không được nghỉ ngơi và hạ nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người bệnh mãn tính và những người không có máy điều hòa nhiệt độ.
Độ ẩm cao sẽ tiếp tục lan về phía bắc của vịnh Mexico. Thành phố Dallas đã ghi nhận mức nhiệt 26 độ C vào lúc bình minh ngày 15-6 - đây là mức nhiệt cao kỷ lục đầu ngày. Lần gần nhất Dallas có mức nhiệt này là năm 1947.
Con người và rừng cây đều khổ
Sở Y tế bang Texas đã cảnh báo cư dân bảo vệ bản thân khỏi kiệt sức vì nóng và say nắng. Cụ thể là "giữ mát, uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát và hạn chế các hoạt động nặng ngoài trời".
New Orleans cảnh báo "sự kết hợp của nhiệt độ cao đến trên 43 độ C buổi chiều và nhiệt độ ban đêm cao hơn bình thường khiến cơ thể không thể hạ nhiệt, đặc biệt với những nhà không có máy điều hòa hay thiết bị làm mát.
New Mexico cảnh báo các điều kiện thời tiết nghiêm trọng có thể gây hỏa hoạn do trời nắng nóng kết hợp cùng gió mạnh.
"Chỉ một tia lửa cũng có thể gây cháy rừng", Cơ quan dự báo thời tiết New Mexico cảnh báo và yêu cầu người dân tránh các hoạt động có ngọn lửa trần, không ném thuốc lá ra cửa sổ xe hoặc không đỗ xe trên bụi cỏ khô.
Trái ngược với cái nóng ở phương nam, những cơn bão lớn sẽ phát triển ở phía bắc Mỹ do nền nhiệt nóng kết hợp với một đợt không khí lạnh đang đến gần, sẽ gây mưa đá lớn và dông lốc.
Cảnh báo bão được đưa ra cho các vùng của Kansas, Oklahoma, Nam Dakota và Nebraska. Mưa lớn từ những cơn bão này có thể tạo ra các đợt lũ quét, đặc biệt là ở các khu vực phía đông nam bang New York, Delaware và Pennsylvania. Các cơn bão ở khu vực này trong các ngày 26 và 27-6 đã khiến nhiều chuyến bay bị hoãn và hủy.
Theo Đài CNN, hầu hết các kỷ lục về nhiệt được thiết lập do hiệu ứng vòm nhiệt. Hiệu ứng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn và thậm chí còn nóng hơn bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Các đợt nắng nóng chết người trên thế giới:
Châu Âu, 2003: Đây là một trong những đợt nắng nóng nguy hiểm nhất trong lịch sử, ước tính có khoảng 30.000 người phải nhập viện và tử vong trong tháng 7 và tháng 8.
Ấn Độ, 2015: Hơn 2.000 người chết trong vài tuần khi nhiệt độ lên tới 47 độ C ở một số nơi. Nhiệt độ ở Delhi nóng đến mức tan chảy nhựa đường (ảnh)