Chuyện những đứa con mãi không chịu 'lớn' - Kỳ 5
Loạt bài "Những đứa con mãi không chịu 'lớn' " đăng trên báo Tuổi Trẻ gồm 6 kỳ, đăng từ ngày 14/05/23 (Kỳ 1: 29 tuổi, vẫn đều đều "Má ơi, cho xin máy trăm"),Kỳ 2: Cha mẹ không có tiền thì ... đốt nhà, đến ngày 18/05/23,Kỳ 3: Chuyện nhỏ chuyện lớn gì...,19/05/23: i đời 'tát' cho tỉnh. Trong các comment có các suy nghĩ cần được đọc nhiều lần và suy ngẫm, dvnien lưu lại ở bài đăng này.
Comments của kỳ 1: 29 tuổi, vẫn đều đều "Má ơi, cho xin máy trăm"
Thanh Hiếu: Có vài em gái sinh viên lên TP thuê trọ mà ở dơ kinh khủng, phòng không lau dọn, không nấu ăn, đặt shiper mang đến tận răng, ăn uống xong vứt đại góc phòng, 1 2 tháng phòng đầy rác rồi thì dọn đi nơi khác. Cơ mà ra đường thì chưng diện như hotgirl, lúc nào cũng son phấn lấp lánh, nước hoa nồng nặc.
Ton Anh: Tóm lại tất cả là do người lớn thôi. Cưng chìu không uốn nắn thì con sẽ hư thôi. Bụng làm dạ chịu chớ có than van. Người xưa nói quả không sai!
Thanh: Do lúc cúng đầy tháng cha mẹ vái m: Sau này con tui lớn lên sung sướng, không phải làm lụng cực nhọc đó!* * Thắng: Thực trạng chung thôi! Toàn ăn học xong mơ mộng việc lương cao, giao việc thì không làm nỗi! Công việc chưa làm đã than khó, thì thôi về nhà ba mẹ lo cho nhanh. * * Tùng: Cũng do gia đình nuông chiều từ nhỏ mà ra...đừng lấy lí do là thời đại công nghệ nên phải thay đổi cách dạy trẻ...nhỏ không dạy thì khi trưởng thành sẽ rất khó thay đổi...chúng ta đâu thể bảo bọc cho con cả đời của chúng.
Thoandoan: Một bộ phận lớp trẻ được nuông chiều thôi, những người này lại giỏi lên mạng kê kích nhau, nhuộm tóc đủ màu, xăm xổ tỏ ra anh chị, thuốc lá phì phèo. Từ nhỏ không rèn luyện, lớn rồi rất khó.
Khang Luu:Cháu tôi cũng thế. Cha mẹ cháu cũng hết cách. Cháu tiêu xài hoang phí dù gia cảnh khó khăn. Gia đình em gái tôi vì thế mà gây gổ suốt.
Comments của Kỳ 2: Vì đâu tuổi 18... chưa chịu lớn?
Lão GànRất mong Tuổi Trẻ tập trung vào những mảng vấn đề xã hội tương tự loạt bài này, để xã hội dần bớt đi những chuyện đau lòng, không vui ... Cũng như để thức tỉnh những người làm cha, làm mẹ.
Anh TưMấy đứa con như vậy cha mẹ nên cứng rắn để mình đỡ khổ. Biết đâu lúc đó nó mới nhận ra lỗi lầm để sửa chữa.
Dinh LeCha mẹ sinh con trời sinh tính. Mình không chiều hư nhưng nó ra đường tiếp xúc người này người kia rồi bị ảnh hưởng, hư hỏng. Cha mẹ có con như vậy cũng khổ tâm lắm, nhưng nó lớn rồi biết làm sao để nó chịu nghe lời mà sửa đổi.
****
Thi nởMong Tuổi Trẻ tiếp tục có những bài viết cảnh tỉnh thế này, phát triển điều lương thiện trong xã hội nhiều hơn!
Comments của kỳ 3
****3
****3
****3
Trước đây, bà con ở
Comments của kỳ 4
Đó là khi cô chị
Đó là khi cô chị
Đó là khi cô chị
Đó là khi cô chị
Đó là khi cô chị
Comments của kỳ 5;
Phạm Thiết Hùng Bố mẹ tôi sinh 5 con. Tôi là anh hai, con cả. Sau tôi là 3 đứa em trai và cô út. Bố mẹ tôi về hưu năm 1977. Chiến tranh, bốn anh em tôi lần lượt ra chiến trường. Ba đứa em cũng lần lượt ra quân, trước khi vào bộ đội, các em chỉ học dở phổ thông. Tôi đã lần lượt xin cho các em có việc làm tử tế trong cơ quan nhà nước. Lẽ ra, với điều kiện thuận lợi như thế. Các em trai tôi phải cố gắng lao động. Đi học, để có vị trí xã hội vững chắc. Dù các cơ quan rất tạo điều kiện. Họ nể nang tôi. Nhưng, chúng không hoàn thành nhiệm vụ, phá bĩnh. Đặc biệt thằng em thứ hai, kế tôi. Lẽ ra mẹ tôi phải nghiêm khắc, dạy bảo các con. Nhưng, mẹ tôi lại lấy lương hưu của bà và bố tôi, để thằng con thứ hai này cho vay nặng lãi. Thực chất, nó lấy tiền hưu của bố mẹ, cắt lại phần lãi, còn tất cả nó đưa cho vợ. Bố mẹ tôi đói, vợ tôi cho tiền. Sau đó phát hiện thủ đoạn của em chú, vợ tôi chỉ cho đồ ăn. Tôi nói với mẹ, chúng con không tiếc gì bố mẹ và các em. Từ cái tăm cho đến đất đai, nhà ở, tivi, xe máy... Nhưng, mẹ phải dạy con và để cho chúng lao động. Nếu không, đứa con trai của mẹ sẽ như con sói, hút đến giọt sữa, giọt máu cuối cùng của mẹ. Mẹ tôi nói, em khó khăn. Ròng rã từ năm 1984 đến năm 2010, thằng em tôi hút máu bố mẹ như vậy. Chỉ đến lúc bố tôi mất, nó mới tạm dừng. Mẹ tôi gieo gì gặt đó.
NHL Chuyện như trên tôi cho là hiếm, nhưng dân số đông nên dù tỷ lệ là nhỏ thì số lượng vẫn nhiều. Con hư tại ba mẹ, quá rõ ràng cho trường hợp ông Thắng. Với những gia đình như vậy, khi gặp chuyện thì tôi cũng chả thấy xót thương gì. Vì với tôi thì chuyện lầm lỗi vài lần là thiếu sót, không may mắn. Còn mà lầm lỗi cả đời thì rõ là không thể chấp nhận được. Họ đang gián tiếp tạo ra sâu mọt cho xã hội, nhẹ thì báo cha báo mẹ, trung bình thì báo cả đời sau, còn nghiêm trọng thì báo cả xã hội, rất đáng lên án.
ThanhNhiều phụ huynh, ba mẹ thương con đến mức khó hiểu. Không để con làm với lý do sợ con làm không được. Nên con “mãi không lớn”
Truungvuu75Mong các vị phụ huynh nào trong hoàn cảnh tương tự đọc và ngẫm nhé.
Mý XuyênGầnnhà có bà dì có cô con gái đến giờ đã lấy chồng 2 đứa con rồi mà cũng không nấu được nồi cơm, không dọn dẹp được nhà đến nổi chàng rễ quá bực mình phải tuyên bố li dị, tuyên bố xong để con gái không phải li dị bà dì lại phải qua nhà dọn dẹp như osin cho đứa con gái yêu quý, không biết vài năm bà mất thì cô ấy sẽ như thế nào nữa?
Comments của kỳ cuối
Hồng ThủyBác Hồ đã dạy rồi: 'Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên". Cha mẹ đừng mải lo kiếm tiền rồi đến một ngày con hư mới giật mình; cũng đừng nghĩ rằng cung cấp đầy đủ, dư dả vật chất thì con sẽ hạnh phúc, bình an... Hãy dạy con sống tử tế, có trách nhiệm với bản thân!
???***
Nguyễn Thanh HiệpNếu một mai ông bà Thẳng mất đi, hai anh chị có hình dung được tháng ngày bảo tố trước mắt, vui buồn biết thổ lộ cùng ai? Những giọt nước mắt hối hận cũng đã muộn màng.
???***
Đó là khi họ vẫn còn đi làm việc Nhà nước. Lo cho con xong, họ lại tất tả chạy đến chỗ làm kẻo trễ. Có lần hàng xóm gần nhà ái ngại nói: "Hai đứa nó lớn hết rồi, sao ông không để nó tự dắt xe?".
"Thôi, có chút xíu mình làm luôn như tập thể dục ấy mà", ông trả lời. "Vậy sao ông không cho tụi nó làm để tập thể dục?", hàng xóm hỏi lại. Ông Thắng chỉ cười không trả lời.
Có ngày cuối tuần, ông đang ngồi uống cà phê với hàng xóm thì bất ngờ cậu con gọi điện báo: "Bố ơi, xe hình như bị thủng bánh rồi. Sao giờ bố?". Ông vội vã trả lời con là tấp vào hè đường, kiếm quán nước nào ngồi uống, đợi ông chạy lên kiếm chỗ vá xe.
Hàng xóm thấy ông già bỏ dở ly cà phê, hối hả chạy đi vá xe cho con (lúc này đã ra trường) mà ái ngại lắc đầu. Ấy vậy mà nhiều khi họ vẫn còn nghe bà vợ trách ông: "Bố không thương con, lo cho con".
Hai đứa con ra trường, đi làm, họ vẫn cho tiền con đều đều, kể cả tiền ăn sáng, ăn trưa. Nhưng hình như cô cậu không làm được nơi nào quá 6 tháng. Cứ ít hôm lại thấy họ nằm dài ở nhà, hát loa kẹo kéo, đợi cơm bố mẹ nấu ăn.
Có lần ông tâm sự với hàng xóm: "Tụi nó còn nhỏ, vậy chứ ngoan lắm, đi làm để tập tành quen việc thôi. Vợ chồng tôi vẫn bao cấp hết". Đó là khi hai con ông đều đã tuổi gần 30...
Không làm bền được việc nào trong nước, cô con gái xin bố mẹ cho đi du học thạc sĩ tự túc ở Úc, tất nhiên tiền đi học hoàn toàn là của ông bà phải chạy vạy.
Về nước, cô lại tiếp tục điệp khúc thích thì làm, chán thì nghỉ và thất nghiệp thì... ở nhà bố mẹ lo. Cả đời đi làm, ông bà dành dụm, đầu tư được một căn nhà cho thuê ở huyện Bình Chánh mà đã phải bán để lo hai con.
Về hưu, họ vẫn tiếp tục lo cho hai người con đã ở tuổi lẽ ra có thể lo được cho bố mẹ. Tiền hưu không đủ, ông gần 70 tuổi vẫn phải xin đi dạy học tiếng Anh để có thêm tiền trang trải cho hai quý tử sống bám. Bà mẹ được chia phần đất quê nhà ở Hưng Yên, cũng đã phải bán để "chăm hai đứa nhỏ" đã ở tuổi... hơn 40.
Hàng xóm tội ông bà già vất vả, hỏi chuyện. Người mẹ vẫn trả lời: "Tụi nó làm ăn chưa thuận lợi thôi, chứ ngoan lắm, cái gì cũng hỏi ý kiến bố mẹ". Hàng xóm chỉ còn biết cười, lắc đầu. Hai quý tử của ông bà chưa lập gia đình, nếu có thì chắc kiểu này ông bà sẽ lại nuôi tiếp cháu.
Tựa nhỏ"
Ngược lại với cảnh nhà ông Thắng, chỉ cách đó vài căn là câu chuyện vợ chồng ông Hàng Thế Mỹ rèn con như để trưởng thành sớm.
Ông Mỹ cũng có hai người con sinh đôi nay đã tuổi 30 và đều có gia đình, nhà cửa để ra ở riêng. Người cha ở tuổi 72 này kể chuyện vợ chồng mình có con muộn, nên thay vì cưng chiều con, họ lại nghĩ phải tập luyện cho con trưởng thành sớm để tự lo được bản thân mình.
"Vợ chồng tôi thống nhất khuyên dạy con là cha mẹ già rồi, như đèn treo trước gió, không chắc có lo được các con mãi không. Nên hai con phải trưởng thành sớm, phải tự lo được cho mình rồi lo vợ con mình, chứ đừng trông gì cha mẹ", ông Mỹ kể.
Cũng vui là hai con trai của họ đều ý thức được lời dạy của cha mẹ. Gia cảnh không giàu có mà cũng không thiếu thốn, nhưng ngay từ năm nhất đại học, hai cậu đều xin đi làm thêm.
Nhà ở quận Bình Tân, hai cậu học đại học kinh tế tít trên quận 3. Vừa tan trường, một cậu chạy đi dạy kèm, một cậu ra phụ quán ăn, hiếm khi nào họ về được nhà trước 10h đêm.
Tắm rửa xong, họ ăn vội miếng cơm và lại ngồi vào bàn học đến 1h - 2h sáng. Ông bà cũng xót con, cả hai cậu đều nói: "Tụi con còn trẻ, việc làm thêm cũng nhẹ, đâu có gì vất vả, cha mẹ đừng lo".
Ngay học kỳ 2 năm thứ nhất đại học, hai người con đã có tiền riêng để mua quà sinh nhật cho cha mẹ. Thỉnh thoảng, họ còn biếu cha mẹ ít tiền. Ông bà không muốn nhận, nhưng sau đó đã cầm và nói với nhau rằng "cứ để dành đó, mai mốt cho lại cháu mình".
Ra trường, họ đều có việc làm ngay, mỗi tháng đều gửi tiền cho mẹ lo chi tiêu gia đình. Từ năm 27 tuổi, cả hai anh em đều dành được tiền mua trả góp chung cư ở huyện Bình Chánh để khi có vợ con sẽ bảo đảm cuộc sống độc lập.
Ban đầu, cha mẹ định cho hai cậu số tiền phải trả trước, nhưng họ hứa sẽ trả lại cha mẹ đủ trong vòng 3 năm.
"Số tiền này, con chỉ mượn chứ con không xin. Coi như tụi con giữ giùm cha mẹ khoản tiền này trong 3 năm. Cảm ơn cha mẹ", cậu anh nói thay lời em. Có gia đình ra sống riêng, hai anh em hiện mỗi tháng vẫn góp 12 triệu đồng về cho cha mẹ "ăn uống, thuốc men hay thi thoảng đi du lịch"...
Theo TS giáo dục học Nguyễn Thị Bích Hồng, việc cha mẹ nuông chiều con sẽ gây ra hậu quả đối với đứa con đó, với gia đình và xã hội. Hậu quả tức thì và dễ thấy nhất là đứa con sống bám, không trưởng thành lên được, mãi ngây thơ, yếu đuối trong sự chăm lo của cha mẹ.
Khi cha mẹ không còn đủ sức bảo bọc, đứa con sẽ hoàn toàn không thể tự đứng vững trên đôi chân của mình. Tuổi già của cha mẹ sẽ rất mệt mỏi, và tương lai của đứa con cũng không có hứa hẹn gì.
Một cá nhân không tự chăm lo được cho mình sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình, là sự phiền toái, thậm chí là nhân tố tiêu cực vào xã hội.
Bởi nếu đứa con đó vì những nhu cầu cá nhân không được cung ứng kịp, họ có nguy cơ làm ra hành vi lệch chuẩn, vì vậy sẽ là điều không tích cực cho xã hội.
Và chắc chắn, đáng lý người đó là nhân tố để đóng góp thì bây giờ đổi lại là nhân tố gây phiền cho xã hội. Từ đó, sự phát triển của xã hội cũng sẽ bị chậm, bị ảnh hưởng và bất lợi.
******************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét