Vụ 1,8 triệu tấn nhôm suýt tuồn sang Mỹ: Thị trường VN tiêu bao giờ cho hết?
https://tienphong.vn/... đăng ngày 30-10-19 06:51.
TP - Tổng cục Hải quan cho biết, 1,8 triệu tấn nhôm tạm nhập tái xuất ở cảng Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, được phát hiện từ năm 2016. Với số lượng nhôm khổng lồ này, không biết bao giờ thị trường Việt Nam mới tiêu thụ hết.
Chiều tối 29/10, chia sẻ với Tiền Phong, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, 1,8 triệu tấn nhôm tạm nhập tái xuất là vụ có nguy cơ gian lận xuất xứ lớn nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý, vụ này được phát hiện từ năm 2016.
“Chủ yếu số nhôm trên được nhập từ thị trường Trung Quốc rải rác thêm từ một số thị trường khác. Doanh nghiệp nhập theo diện tạm nhập để tái xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, phát hiện có dấu hiệu nghi vấn, Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu đã yêu cầu kiểm tra cụ thể. Doanh nghiệp sau đó không dám làm thủ tục xuất đi Mỹ mà chuyển sang nhập khẩu hẳn về Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam không biết bao giờ mới tiêu thụ hết số lượng nhôm khổng lồ này”, vị này cho hay.
Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu là Cty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam.
Vụ 1,8 triệu tấn nhôm suýt tuồn sang Mỹ: Công ty nào nhập khẩu?
Theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu 1,8 triệu tấn nhôm là Cty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam, đóng tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Cuối năm 2016, báo Mỹ Wall Street Journal có bài điều tra về 500.000 tấn nhôm đùn (để sản xuất nhôm) được chuyển từ San José Iturbide (Mexico) đến Việt Nam, có liên quan tới doanh nghiệp này.
Cuối năm 2016, báo Mỹ Wall Street Journal có bài điều tra về 500.000 tấn nhôm đùn (để sản xuất nhôm) được chuyển từ San José Iturbide (Mexico) đến Việt Nam. Theo điều tra của Wall Street Journal, số nhôm xuất phát từ Mexico hiện ở Việt Nam có khả năng liên quan đến một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Đó là ông Liu Zhongtian, Chủ tịch Cty Nhôm China Zhongwang Holdings.
Theo Wall Street Journal, Cty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam nằm trong diện nghi vấn. Doanh nghiệp này được thành lập với mục tiêu đầu tư nhà máy sản xuất nhôm định hình, do hai người mang quốc tịch Úc (gốc Trung Quốc), là ông Jacky Cheung và ông Wang Tong góp vốn làm chủ đầu tư.
Theo giấy phép đầu tư do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp, thời hạn hoạt động của dự án mà doanh nghiệp này đầu tư là 37 năm, kể từ năm 2011. Trong dự án này, ông Jacky Cheung góp vốn gần 500 tỷ đồng, còn ông Wang Tong góp gần 4.500 tỷ đồng. Toàn bộ hàng hóa sản xuất ở nhà máy của doanh nghiệp này sẽ được xuất khẩu, với quy mô 200.000 tấn/năm.
Trước đó, tại buổi làm việc vào cuối tháng 5/2016 với đoàn kiểm tra do Bộ Công Thương chủ trì, Cty Nhôm Toàn Cầu Việt Nam cho biết đã nhập khoảng 1,5 triệu tấn nhôm (chủ yếu từ Trung Quốc và chủ yếu là nhôm hình -mã HS 7604) về Việt Nam.
Tại buổi họp liên ngành ngày 28/10, thông tin về vụ việc này được ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) nói.
Theo ông Cẩn, nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, trong khi nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%. Do đó, các doanh nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhập khẩu mặt hàng nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm với trị giá lên tới hàng tỷ USD.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn, Tổng cục Hải quan đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các cơ quan khác kiểm tra, xác định và ngăn chặn kịp thời, nên số nhôm này chưa thể xuất khẩu.
Theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, cơ quan này đã phối hợp với Hải quan Mỹ xác minh, làm rõ về vụ việc nhập khẩu nhôm với giá trị rất lớn như trên. Đáng chú ý, các đặc vụ của Bộ An ninh nội địa Mỹ đã đến Việt Nam để phối hợp điều tra.
Theo báo cáo của Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu, số lượng nhôm tồn lên đến 1,8 triệu tấn với trị giá khoảng hơn 4 tỷ USD.
Theo ông Cẩn, nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 15%, trong khi nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%. Do đó, các doanh nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã nhập khẩu mặt hàng nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm với trị giá lên tới hàng tỷ USD.
TUẤN NGUYỄN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét