Trăm năm truyền nối những ngón đàn
https://tuoitre.vn/... đăng ngày 13/10/2019 12:02.
TTO - Đàn Tân Châu khởi sự từ thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20, ông Trương Hữu Chiêm - ông bầu đội nhạc truyền thống ở kinh đô Huế - vốn giỏi đàn hát đã mày mò, tự tay làm được nhiều loại nhạc cụ truyền thống cấp cho nhạc công và bán ra thị trường.
Ông Trương Hữu Việt, chủ doanh nghiệp sản xuất nhạc cụ Tân Châu (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) rất tự hào về nghề làm đàn truyền thống của mình nối truyền được bốn đời, ngót nghét trăm năm.
Hàng chục năm qua, không biết bao nhiêu cây đàn truyền thống từ đàn tranh, tì bà, nhị, nguyệt, bầu, đặc biệt là đàn guitar cùng nhiều loại đàn phương Tây do bàn tay họ Trương nhà ông làm rải khắp các tỉnh thành.
Ông Việt nói ngoài một số bí quyết gia truyền, những người giỏi nghề cần phải có tâm hồn nghệ sĩ, giỏi âm nhạc, khéo tay, bền chí nắm vững kỹ thuật/nghệ thuật làm đàn mới làm được cây đàn hay.
Đàn Tân Châu khởi sự từ thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20, ông Trương Hữu Chiêm - ông bầu đội nhạc truyền thống ở kinh đô Huế - vốn giỏi đàn hát đã mày mò, tự tay làm được nhiều loại nhạc cụ truyền thống cấp cho nhạc công và bán ra thị trường.
Tiếp sau, cha của ông Việt là Trương Hữu Châu nối nghề của cụ Chiêm - người bác ruột; cụ Châu cũng được học thêm nghề làm nhạc cụ Tây phương do người Pháp đào tạo.
Năm 1945, hiệu đàn Tân Châu được thành lập trên đường Trần Hưng Đạo, TP Huế, bán các loại nhạc cụ cả ta lẫn tây do chính ông Châu làm ra.
Ông Việt từ nhỏ đã mê theo nghề của cha, được cha truyền các ngón nghề nên thuần thục làm nhiều loại nhạc cụ từ khá sớm. Về sau, ông được người cha trao quản lý thương hiệu Tân Châu; đến năm 2011 thì Công ty TNHH nhạc cụ Tân Châu do ông Việt làm chủ ra đời.
Đến phần mình, trong số 3 con trai đều theo học và mưu sinh cùng nghề, ông Việt chọn con trai Trương Hữu Anh Khoa nối nghiệp mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét