Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

Hàng trăm ôtô vẫn đi phà Vàm Cống mỗi ngày

Thứ bảy, 25/5/2019, 00:00 (GMT+7)
Hàng trăm ôtô vẫn đi phà Vàm Cống mỗi ngày
Copy từ https://vnexpress.net/thoi-su/hang-tram-oto-van-di-pha-vam-cong-moi-ngay-3928685.html
Sau khi cầu bắc qua sông Hậu thông xe, phà Vàm Cống vẫn hoạt động với 2 - 3 chiếc, mỗi ngày chở khoảng 250 ôtô và nhiều xe máy.

Phà Vàm Cống có quá trình hoạt động khoảng 100 năm. Ảnh: Cửu Long.
Phà Vàm Cống hiện vẫn hoạt động dù cầu đã thông xe. Ảnh: Cửu Long.
Ngày 24/5/19, ông Nguyễn Phúc Nguyên - Trưởng bến phà Vàm Cống (An Giang - Đồng Tháp) cho biết, từ khi cầu Vàm Cống thông xe, lượng phương tiện qua phà giảm mạnh. Trước đây, mỗi ngày có khoảng 5.000 ôtô và 11.000 xe máy qua phà, nay ôtô giảm 95%, xe máy giảm khoảng 85%. 
"Ba ngày qua do tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ xảy ra liên tục tại trạm thu phí BOT T2 trên quốc lộ 91 nên số ôtô qua phà có tăng trở lại, chứ mấy ngày đầu sau khi cầu thông xe, gần như không có ôtô đi phà", ông Nguyên nói và cho biết hiện còn 2 - 3 phà hoạt động, so với trước đây là 10 chiếc.
Vị trí trạm BOT T2 bị các tài xế phản ứng. Ảnh: Thanh Huyền.
Vị trí trạm BOT T2 bị các tài xế phản ứng. Ảnh: Thanh Huyền.
Là một trong những tài xế vẫn đi phà hai ngày qua, anh Nguyễn Văn Vẹn (36 tuổi) nói chọn tuyến đường cũ vì tránh ùn tắc và chi phí cũng thấp hơn đi cầu.
Anh cho biết chạy xe tải 15 tấn chở thức ăn thủy sản từ Vĩnh Long đi Long Xuyên (An Giang). Nếu xe đi cầu đến bến phà khoảng 11 km, chừng 20 phút, tốn 30.000 đồng tiền dầu và 140.000 đồng vé qua trạm BOT T2. "Trong khi đi phà chỉ tốn tiền vé 120.000 đồng, thời gian cũng tương đương, thậm chí nhanh hơn với tình hình như hiện nay", tài xế Vẹn nói.
Theo Trưởng bến phà Vàm Cống, về hoạt động sắp tới của đơn vị phải chờ quyết định, điều động của Bộ Giao thông Vận tải. 
Cầu Vàm Cống dài 2,97 km được thông xe hôm 19/5, sau 6 năm thi công. Công trình được đầu tư gần 5.700 tỷ đồng, từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ.
Sau khi cầu thông xe, các tài xế phấn khởi vì không còn mất hàng tiếng chờ phà. Tuy nhiên, việc phải trả phí cho vài trăm mét đi trên dự án BOT quốc lộ 91 ở gần cầu khiến họ phản ứng. 
Hôm qua, nhiều tài xế tiếp tục trả 2.000 đồng cho quãng đường 300 m sử dụng, chứ không đồng ý thanh toán toàn tuyến BOT, từ 35.000 đến 200.000 đồng. Sự việc khiến khu vực ùn tắc, buộc quản lý BOT phải xả trạm nhiều lần.
Video Player is loading.


Hiện tại 0:50
/
Thời lượng 1:40
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

Tài xế phản ứng ở trạm BOT T2 chiều 23/5. 
Tổng cục Đường bộ đã đề nghị chủ đầu tư nghiên cứu, đề xuất phương án giảm phí cho các xe của người dân Đồng Tháp, cách trạm thu phí 10 km; xem xét tiếp tục giảm giá cho các xe ở An Giang và TP Cần Thơ.
Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 theo hình thức BOT với vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Trên dự án có hai trạm thu phí gồm T1 được đặt tại quận Ô Môn và trạm T2 tại quận Thốt Nốt - giáp ranh tỉnh An Giang. Hai trạm này hoạt động vào năm 2016, thời gian thu hơn 23 năm.
Cửu Long

Không có nhận xét nào: