Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Sập hầm tại bãi thử hạt nhân Triều Tiên, 200 công nhân bị chôn vùi?

Sập hầm tại bãi thử hạt nhân Triều Tiên, 200 công nhân bị chôn vùi?
Copy từ https://www.tienphong.vn/the-gioi/nong-sap-ham-tai-bai-thu-hat-nhan-trieu-tien-200-cong-nhan-bi-chon-vui-1203373.tpo , tác giả: Minh Hạnh (Theo Yonhap), đã đăng ngày 31/10/2017 15:09.
Hãng thông tấn Yonhap hôm nay, 31/10/17 dẫn nguồn một hãng tin Nhật Bản cho biết một đường hầm đang được xây dựng tại bãi thử hạt nhân của Triều Tiên đã sụp đổ và khoảng 200 công nhân có thể đã thiệt mạng.
Ảnh minh họa: Yonhap
Khoảng 100 công nhân đã mắc kẹt khi một đường hầm đang xây dựng tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên bất ngờ đổ sụp, hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn TV Asahi của Nhật Bản cho biết.
Một sự cố tương tự xảy ra ngay sau đó có thể đã lấy mạng thêm khoảng 100 người khác, khi những người này đang cố giải cứu các công nhân mắc kẹt trong vụ sập hầm đầu tiên.
Thông tin chi tiết về sự cố nghiêm trọng nói trên hiện chưa được tiết lộ.
Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo rằng khu vực bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên đang có dấu hiệu mất ổn định sau khi trải qua sáu đợt thử hạt nhân, bao gồm đợt thử mới nhất và mạnh nhất được tiến hành hồi đầu tháng Chín.
Hôm qua, 30/10/17, Giám đốc Cơ quan khí tượng thủy văn Hàn Quốc Nam Jae-cheol cho biết trong một cuộc họp của nghị viện rằng vụ thử hạt nhân thứ sáu của Bình Nhưỡng có thể khiến khu vực đồi núi quanh bãi thử sạt lở nặng nề và rò rỉ chất phóng xạ.
Bãi thử Punggye-ri là địa điểm thử hạt nhân duy nhất của Triều Tiên được biết tới cho đến thời điểm hiện tại. Địa điểm thử nghiệm nằm trong lòng đất, dưới chân núi Mantap.
Hôm 3/9/17, tại đây đã diễn ra vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của chính quyền Chủ tịch Kim Jong-un. Vụ nổ này có sức công phá ước tính là 250 kiloton (tương đương 250.000 tấn thuốc nổ TNT), mạnh hơn 16-17 lần so với quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) vào năm 1945.
Theo Yonhap, cuộc thử nghiệm hạt nhân mới nhất của Triều Tiên đã gây ra một loạt các vụ lở đất và các cơn địa chấn ở vùng núi gần bãi thử Punggye-ri, dẫn tới nguy cơ gây sập cửa đường hầm.
Minh Hạnh (Theo Yonhap)

Mục kích cây cỏ, cáp treo đóng băng trên đỉnh Fansipan

Mục kích cây cỏ, cáp treo đóng băng trên đỉnh Fansipan
Copy từ https://www.tienphong.vn/xa-hoi/muc-kich-cay-co-cap-treo-dong-bang-tren-dinh-fansipan-1203288.tpo ,8 ảnh, tác giả: Theo Vnexpress , đã đăng ngày 31/10/2017 11:25.
Sáng nay (31-10-17), nhiệt độ ở đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai) xuống 0 độ C khiến nước đọng trên cành cây, khu nhà ga cáp treo bị đóng băng.
Ảnh 1: Khoảng 7h30 ngày 31/10/17, nhiệt độ tại điểm nhà ga cáp treo trên đỉnh Fansipan giảm xuống 0 độ C.
Ảnh 2: Các khu vực như phía trong nhà ga, lối đi lên xuống của nhà ga cáp treo nước chảy xuống tạo thành băng.
Ảnh 3: Chia sẻ với PV, một số du khách cho rằng khá bất ngờ khi gặp băng giá vào thời điểm này. Nhiều người thích thú đã bẻ những tảng băng nhỏ hình lưỡi kiếm ở khu vực nhà ga để chụp ảnh.
Ảnh 4: Một chùm hoa phong lan bị băng giá bao phủ.
Ảnh 5: Cây cỏ sát mặt đất cũng bị đóng băng. Đến khoảng 8h30, khi nắng lên, băng dần tan.
Ảnh 6: Đỉnh núi Fansipan có độ cao 3.143 m so với mực nước biển. Khu vực này trong năm qua ít nhất 2 lần xuất hiện tình trạng băng giá.
Ảnh 7: Ông Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai, cho biết nhiệt độ sớm nay ở thị trấn Sa Pa (cao 1.570 m) là hơn 8 độ C. Trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ sẽ giảm 0,6 độ C.
Ảnh 8: Chuyên gia khí tượng phân tích, khí lạnh biến tính tác động gây hiện tượng trời quang mây vào ban đêm, bức xạ nhiệt mặt đất lớn khiến nhiệt độ giảm sâu xuống dưới 0 độ C, xuất hiện lớp băng
Theo Vnexpress

Bão nhiệt đới Linda năm1997

Bão nhiệt đới Linda năm1997
Copy từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Bão_nhiet_doi_Linda_(1997) , đã sửa lần cuối ngày 09/04/2017.
Bài này viết về một cơn bão Tây Bắc Thái Bình Dương trong năm 1997. Đối với bài về cơn bão Đông Bắc Thái Bình Dương trong cùng năm, xem Bão lớn Linda (1997).
Bão nhiệt đới Linda, được biết đến ở Philippines với tên gọi Áp thấp nhiệt đới Openg, là cơn bão thảm khốc nhất tại miền Nam Việt Nam trong vòng ít nhất 100 năm. Hình thành vào ngày 31 tháng 10 năm 1997 trên biển Đông, Linda mạnh lên khi di chuyển về phía Tây và nó đã tấn công vùng cực Nam Việt Nam trong ngày 2 tháng 11 với sức gió 65 dặm/giờ (100 km/giờ) cùng với mưa lớn. Khi tiến vào vịnh Thái Lan Linda tăng cấp thành bão cuồng phong, nhưng đã suy yếu lại thành bão nhiệt đới trước khi vượt bán đảo Mã Lai và đi vào vịnh Bengal. Tại đây, Linda một lần nữa đạt đến cường độ bão cuồng phong, tuy nhiên không lâu sau độ đứt gió tăng lên và dòng dẫn suy yếu khiến cho nó tan vào ngày 9 tháng 11.
Tác động nghiêm trọng nhất của Linda là tại Việt Nam, nơi mà đã có tới 3.111 người thiệt mạng, cùng tổng thiệt hại 385 triệu USD. Mưa lớn đã gây lũ lụt tàn phá khoảng 200.000 ngôi nhà và khiến khoảng 383.000 người mất nhà cửa. Tổn thất về mùa màng là trên diện rộng, cùng việc hệ thống đường giao thông bị hư hại đã cản trở những nỗ lực cứu trợ sau này. Một vài quốc gia trên thế giới đã gửi hàng cứu trợ, bao gồm các đội ngũ y tế, thực phẩm và quần áo. Tuy nhiên, quá trình cung cấp thực phầm và tình trạng sức khỏe các nạn nhân của cơn bão đã chứng minh hậu quả không đáng ngại như ban đầu. Linda sau đó đã tấn công Thái Lan, gây lũ quét khiến ít nhất 164 người thiệt mạng. Cơn bão cũng tác động đến Burma (Myanmar), Indonesia, Malaysia, và Campuchia với mức độ thấp hơn.
Tại Việt Nam, Linda có tên gọi Cơn bão số 5. Theo như Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn của quốc gia này, cơn bão mạnh cấp 10-11 (thang Beaufort) đã đi qua vùng biển Cà Mau, Kiên Giang và vịnh Thái Lan; để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng về người và của ở khu vực Nam Bộ và các vùng phụ cận.
* * * * *
Trước khi bão tới, chính quyền Việt Nam đã ban hành những cảnh báo đến người dân, dù vậy Linda di chuyển nhanh hơn dự kiến và đây cũng là khu vực hiếm khi gặp phải xoáy thuận nhiệt đới nên ít có kinh nghiệm đối phó. Bão nhiệt đới Linda đã trút xuống một lượng mưa lớn trên khắp miền Nam Việt Nam, tối đa đạt 23,3 cm tại Cần Thơ. Thiệt hại ở khu vực này là nặng nề, đặc biệt là tại tỉnh cực Nam Cà Mau nơi cơn bão tấn công trực tiếp. Một số tỉnh khác cũng chịu tổn thất nghiêm trọng là Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang. Tầng lớp chịu ảnh hưởng lớn nhất là cộng đồng ngư dân nghèo ở đây. Tổng cộng, bão nhiệt đới Linda đã phá hủy 76.609 ngôi nhà và làm hư hại 139.445 ngôi nhà khác, khiến 383.045 người mất nhà cửa. Ngoài ra, cơn bão còn phá hủy ít nhất 3.112 tàu thuyền của ngư dân. Mưa cũng đã làm ngập 4.500 km2 diện tích cánh đồng lúa, khoảng một nửa trong đó là tại Cà Mau. Tổng thiệt hại sơ bộ ước tính 7,18 nghìn tỉ đồng (385 triệu USD).
Bão Linda đã gây tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng tại Việt Nam. Rất nhiều thủy thủ và ngư dân đã phải bỏ mạng ngoài khơi do không thể thoát khỏi quỹ đạo di chuyển của cơn bão. Chỉ trong vòng 3 ngày, số người thiệt mạng đã lên tới hơn 150 cùng hàng ngàn trường hợp mất tích, hầu hết trong số đó là ngư dân. Bốn ngày sau cơn bão, con số người chết đã tăng lên 390, và đến ngày 14 tháng 11, tám ngày sau cơn bão, con số này tăng lên thành 464. Cuối cùng, tổng số người chết đạt tới con số rất lớn, 3.111. Tám ngày sau khi Linda đi qua, một báo cáo của bộ phận phụ trách về các vấn đề nhân đạo của Liên hiệp quốc (DHA) cho thấy số người bị thương do bão là 857. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhanh chóng thành lập các đội tìm kiếm và cứu hộ, đặc biệt ưu tiên cho các ngư dân đang còn mất tích, và có tổng cộng 3.513 người được giải cứu sau bão. Bên cạnh đó, đã có hàng trăm thi thể bị sóng cuốn vào bờ ở Việt Nam và Thái Lan được phát hiện trong vòng vài tuần sau cơn bão.
Chính phủ Việt Nam xác định rằng cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản là việc cần phải làm ngay lập tức; gồm có thực phẩm, quần áo, thuốc men, chỗ ở cho người dân, và các trang thiết bị vệ sinh. Quốc gia này đã thực hiện một lời đề nghị chính thức mong nhận được sự viện trợ quốc tế, họ nhấn mạnh rằng đây là cơn bão tồi tệ nhất trong vòng 100 năm, và chính quyền chỉ có nguồn lực hạn chế do sự tàn phá là ngoài dự kiến. Trước lời đề nghị này, chính phủ Thụy Sĩ đã gửi khoảng 500.000 Franc Thụy Sĩ (360.000 USD) để viện trợ khẩn cấp. Sau đó, mười quốc gia khác cũng đã gửi tiền mặt hoặc hàng cứu trợ với tổng trị giá 2,6 triệu USD; bao gồm các nơi trú ẩn, khám chữa bệnh y tế từ Mỹ, quần áo từ Vương quốc Anh, lều bạt từ Nga, và các loại hàng hóa vận chuyển từ Nhật Bản. Do tình trạng nghèo nàn của hệ thống giao thông, các nhân viên của Tổ chức Chữ thập Đỏ đã phải di chuyển bằng đường sông để mang đến sự trợ giúp cho những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sau hai tháng, hội Chữ thập Đỏ đã phân phối 65.401 tấm lợp mái, 390 tấn gạo, 11.990 chiếc màn, 6.871 chăn, 3.664 bộ dụng cụ y tế, và cung cấp nhiều loại quần áo phong phú cho khoảng 150.000 người chịu tác động bởi cơn bão; các nguồn cung được thu nhận tại thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, quá trình cung cấp thực phẩm và tình trạng sức khỏe các nạn nhân đã chứng minh hậu quả không đáng ngại như ban đầu. Sau khi đã phân phối những sự viện trợ, Hội Chữ thập Đỏ chuyển sang tập trung vào việc tái cấu trúc. Quá trình tái thiết diễn ra chậm chạp, một phần do sự suy giảm trong hoạt động kinh tế vào những ngày Tết Nguyên Đán của quốc gia này. Thêm vào đó là việc hai nhà máy chính sản xuất thép và khung xây dựng hoạt động ngắt quãng, không liên tục, do một số máy móc bị hỏng.
Ở những nơi khác như Thái Lan, tổn thất được báo cáo là trung bình. Tại đây đã có ít nhất 12 người trên đất liền và 152 ngư dân trên biển đã thiệt mạng. Lũ quét đã xảy ra tại sáu quận, làm hư hại một vùng diện tích 230 km2 đất trồng trọt đồng thời phá hủy 12 ngôi nhà. Hệ thống giao thông đường bộ cũng chịu tác động với 184 con đường và 14 cây cầu bị hư hỏng. Chính phủ Thái Lan đã cử 20 đội y tế đến những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngoài ra sau bão đã có khoảng 10.600 người bị mắc các bệnh liên quan đến lũ lụt hay tình trạng ô nhiễm môi trường. Tại vùng Tanintharyi ở miền Đông Nam Myanmar đã xảy ra mưa lớn, dù vậy gió không mạnh nên thiệt hai là không đáng kể. Cơn bão cũng làm gia tăng lượng khói bụi và sương mù ở Indonesia và Malaysia, tình trạng này kéo dài trong vài tuần. Tại Indonesia, Linda đã làm giảm độ ẩm không khí, hạ thấp khả năng mưa cho những khu vực đang chịu tác động của cháy rừng. Campuchia cũng là nước chịu tác động nhỏ bởi rìa của cơn bão.
Bão số 5 – Linda đã được nhắc đến trong bộ phim Những ngôi sao biển do Công ty điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh – Hãng phim Phương Đông sản xuất vào năm 2003, 6 năm sau khi bão tàn phá Nam Bộ.
Tóm tắt
Hình thành:31 tháng 10 năm 1997; Tan:9 tháng 11 năm 1997.Sức gió mạnh nhất: 95 km/h, duy trì liên tục trong 1 phút. Áp suất thấp nhất: 985 mbar(hPa); 29.09 in Hg. Số người chết: nhiều hơn 3123 người. Thiệt hại: 385 triệu USD năm 1997. Vùng bị ảnh hưởng: Phillippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,Burma.
vi.wikipedia.org

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

34 cán bộ hải quan An Giang lãnh án

34 cán bộ hải quan An Giang lãnh án
Copy từ http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Tiep-tay-cho-doanh-nghiep-lua-ao-34-can-bo-Hai-quan-bien-chat-lanh-an.html , tác giả: Duy Anh , đã đăng ngày 29/10/2017, 11:29.
Sau gần 1 tháng xét xử, ngày 27-10-17, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên phạt án sơ thẩm 52 bị cáo, trong đó có 34 bị cáo nguyên là cán bộ Cục Hải quan tỉnh do có liên quan vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” và “Mua bán trái phép hóa đơn”.
Quang cảnh phiên tòa.
Theo đó, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thành Trí, nguyên Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình 6 năm tù giam; Nguyễn Văn Biên, nguyên Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình 5 năm tù; 2 bị cáo Nguyễn Phi Công và Thái Công Nguồn, nguyên Chi Cục Phó Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình cùng lãnh mức án 4 năm tù; 30 bị cáo nguyên là cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, mỗi bị cáo lãnh mức án từ 1 đến 3 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”.
Bị cáo Lê Thị Chi (sinh năm 1979, ngụ ấp Tân Bình, TT. Long Bình, An Phú), nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ vận tải xuất nhập khẩu Kim Chi- người cầm đầu vụ án lãnh mức án 15 năm tù; 11 bị cáo khác cùng “bà chủ” bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trong đó bị cáo bị mức án thấp nhất là 1 năm 5 tháng 9 ngày tù, bị cáo bị mức án cao nhất là 9 năm tù; 6 bị cáo cùng bị truy tố tội “Mua bán trái phép hóa đơn”, trong đó có 4 bị cáo được hưởng án treo, với mức án từ 1-2 năm, 1 bị cáo bị mức án giam giữ 11 tháng 14 ngày, 1 bị cáo bị giam giữ 2 năm tù.
Theo cáo trạng, từ tháng 5-2011 đến tháng 3-2013, lợi dụng chính sách về hoàn Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của Nhà nước, Lê Thị Chi cùng các đồng phạm: Lê Thị Lam Phương, Dương Triệu Khải, Lê Minh Giang, Trương Văn Đạt, Nguyễn Văn Sơn, Đặng Thị Phượng, Cao Khánh Hùng, Trương Văn Sơn, Trương Hoài Tâm và Chung Cửu dùng thủ đoạn gian dối, sử dụng 3 pháp nhân, gồm: Công ty Kim Chi, Công ty Phương Phương Tùng và Doanh nghiệp Dân Thành Đô (đều do Chi làm chủ) mua bán trái phép hóa đơn GTGT của các doanh nghiệp trong nước.
Các bị cáo đã chi tiền “ bồi dưỡng” cho các cán bộ Hải quan biến chất, ký xác nhận theo thủ tục, lập hồ sơ xuất khẩu hàng hóa khống, không đúng thực tế cho Công ty Tam Hung và Công ty Leng Kheang Long (Campuchia), để xin hoàn thuế GTGT, từ đó chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước tổng cộng trên 41 tỷ đồng.
Dù biết các công ty của bị cáo Chi khai khống số lượng hàng hóa trong các tờ khai xuất khẩu hàng hóa, nhưng vì vụ lợi, các cán bộ Hải quan biến chất đã làm trái công vụ, không đề xuất chuyển tờ khai, kiểm tra thực tế hàng hóa để hưởng lợi cá nhân từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng/ người.
Các bị cáo Nguyễn Việt Cường (nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Cường Thịnh); Châu Thúy Hằng (nguyên chủ Công ty Hoàng Lân); Thái Quân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Hiệp Phong); Lâm Tuấn Phát (Chủ Công ty Cảnh Phong, Công ty Thiên Trường và Công ty Lâm Nguyên); Lê Thị Sĩ (Chủ doanh nghiệp tư nhân Vạn Ngân Phát) vì vụ lợi đã bán cho bị cáo Chi tổng cộng 2.381 hóa đơn GTGT để kê khống hàng hóa, nhằm hưởng lợi từ vài chục triệu đến vài tỷ đồng.
Tin và ảnh: Duy Anh

Xuống đồng kéo trứng nước mùa xả lũ

Xuống đồng kéo trứng nước mùa xả lũ
Copy từ http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Phong-su-Ky-su/Xuong-ong-keo-trung-nuoc-mua-xa-lu.html , tác giả: Mỹ Hạnh, đã đăng ngày 29/10/2017, 10:59.
Mỗi năm, khi mùa nước nổi về, bên cạnh giăng câu, lưới, đặt lợp… người dân quê tôi còn có thêm “nghề phụ” là kéo trứng nước, để tăng thêm thu nhập.
Trứng nước có thể khai thác khoảng từ tháng 7. Hiện tại, con nước đang lớn, người dân làm nghề “hạ bạc” làm ăn cũng dễ dàng hơn và nguồn phẩm thu được rất dồi dào. Các đồng xả lũ luôn là môi trường thích hợp để ngư dân “trúng đậm”… trứng nước.
Người dân quê tôi đi thu hoạch trứng nước từ 11 giờ khuya đến tờ mờ sáng, công việc rất đơn giản, nhưng lại rất cực công, khi phải trầm mình nhiều giờ trong nước.
Anh Trần Thanh Hùng (TP. Châu Đốc), cho biết: Mùa này, gia đình anh “tập trung lực lượng” đi kéo trứng nước ở các xã vùng sâu huyện Phú Tân đem về cho cá con ăn, hôm nào được nhiều thì bán lại. 1kg trứng nước có giá chỉ 5.000 đồng, nhưng nhờ bán số lượng nhiều, nên mỗi ngày anh được thu nhập không ít. Hôm nào “trúng mánh” anh Hùng có thể thu hoạch từ 80 – 100kg, bán được 500.000 – 600.000 đồng.
“Muốn kéo được nhiều trứng nước phải có kinh nghiệm nhận biết. Một nhóm kéo trứng nước có từ 5 – 7 người, hoạt động liên tục từ 3 đến 6 giờ sáng mỗi ngày, bởi đây là thời điểm trứng nước nổi lên nhiều…”, anh Trần Văn Mỹ, ngụ xã Mỹ Phú (Châu Phú), bật mí.
Rất nhiều người nghèo quê tôi theo nghề “hạ bạc”, bởi không phải bỏ vốn nhiều, chỉ cần một cái vợt kéo trứng nước may bằng vải mỏng, miệng vợt bề ngang khoảng 3m, túi vợt dài khoảng 10m, giữa vợt có một giàn lược, để ngăn rong tảo lọt vào, thì có thể đi “kiếm cơm” cho cả nhà.
Trứng nước có màu vàng nhạt, nhỏ li ti như trứng cá, có nhiều trong mùa nước nổi. Những năm gần đây, khi phong trào ươm nuôi cá giống phát triển, trứng nước trở thành nguồn thức ăn lý tưởng dành cho các loại cá nhỏ, nên nhu cầu thu mua trứng nước nhiều nơi tăng cao.
Mỹ Hạnh

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Cái chết uất hận của chú chó đang để tang chủ

Cái chết uất hận của chú chó đang để tang chủ
Copy từ http://plo.vn/xa-hoi/cai-chet-uat-han-cua-chu-cho-dang-de-tang-chu-736173.html , tác giả: Tấn Lộc , đã đăng ngày 28/10/2017 - 16:55.
(PLO)- Sau một tuần chỉ nằm một chỗ trước bàn thờ người chủ vừa qua đời, con chó vừa ra cổng thì bị lọt vào sợi dây thòng lọng của những kẻ trộm chó.
Sau một tuần ủ rũ, chỉ quanh quẩn trước bàn thờ người chủ vừa qua đời, chiều qua, con chó chậm rãi đi ra cổng. Vừa lúc đó, bốn gã thanh niên đi trên hai xe máy chạy ào đến. Gã thanh niên ngồi sau xe quăng xuống sợi dây thòng lọng, quấn vào cổ con chó. Chiếc xe tăng tốc, kéo lê con chó trên đường làng. Con chó quằn quại, kêu la thảm thiết trong đau đớn.
Sau khi an táng bà cụ, con chó không chịu về nhà nên người cháu phải ôm nó ra về.
Nghe tiếng kêu la bất thường của con chó, người con trai cả từ trong nhà chạy vội ra đường. Nhìn cảnh con chó của gia đình đang bị những kẻ bất lương kéo lê trên đường bằng sợi dây thòng lọng, anh giận dữ vừa tri hô vừa chạy theo để giành lại nhưng không thể kịp. Cha anh gần 80 tuổi cũng chạy ra, nhìn cảnh tượng ấy ông sững người rồi quỵ xuống giữa đường, khóc ngất. Lúc này tiếng kêu ai oán, tuyệt vọng của con chó nhỏ dần rồi im hẳn khi sợi dây thòng lọng đã siết chặt vào cổ nó. Gã thanh niên kéo xác con chó lên xe. Cả bọn trộm chó nhanh chóng chạy mất trong sự phẫn nộ tột cùng, trong tiếng kêu gào tuyệt vọng của những người chủ chó.
Cái chết thảm thiết của con chó đang dội thêm nỗi đau xuống gia đình chủ của nó. Con chó vốn khôn ngoan có tiếng ở thôn Phước Khánh, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa (Phú Yên). Từ nhỏ, nó được xem như thành viên chính thức của gia đình. Suốt những tháng bà cụ đau bệnh nằm một chỗ, hàng ngày con chó chỉ quanh quẩn bên bà.
Bảy ngày trước, bà cụ qua đời. Vừa nghe tin, tôi vội vàng chạy đến. Hình ảnh đập vào mắt tôi khi đó là con chó nằm rũ xuống ngay cạnh bà. 23 giờ khuya hôm đó, khi thấy người con trai út từ Sài Gòn kịp về đến nhà trước khi khâm liệm mẹ, con chó phóng lên ôm cổ người con út. Ánh mắt nó buồn rười rượi nhưng vẫn ngoe nguẩy đuôi như có thêm người chia sẻ mất mát. Trong danh sách con cháu, bà con thân thích đưa cơ sở dịch vụ để chuẩn bị đồ tang, con chó cũng được đưa vào. Khi con cháu quỳ lạy trước bàn thờ bà cụ để chịu tang, con chó nằm quỵ trước bàn thờ và được người thân quấn lên cổ một chiếc khăn tang. Từ đó, nó nằm suốt bên cạnh quan tài bà cụ. Sợ nó đói lả, nhiều lần người thân đưa chén súp nhưng nó vẫn không ăn.
Khi hạ quan tài bà cụ xuống huyệt, con chó nằm khuỵu xuống, ánh mắt buồn não nề.
Nó rúc đầu vào tay ông cụ.
Con chó đi lại quanh quẩn bên ngôi ngộ mới đắp của bà cụ mà không chịu về.
Khi thấy người ta hạ quan tài bà cụ xuống mộ, nó nằm khuỵu xuống, ánh mắt não nề rồi rúc đầu vào lòng ông cụ. An táng bà cụ xong, mọi người ra về nhưng nó vẫn cứ đi lại quanh quẩn bên ngôi mộ mới đắp. Người cháu của cụ phải ôm nó ra xe để về nhà. Suốt ba ngày liền con chó bỏ ăn hoàn toàn. Dù đông người ra vào nhưng nó vẫn chỉ nằm một chỗ trước bàn thờ chủ.
Vậy mà chiều qua, sau đúng một tuần sống trong nỗi đau mất mát, khi vừa ra khỏi nhà, nó đã bị những kẻ bất lương sát hại dã man. Con chó đó sống đầy tình nhưng nó đâu ngờ có những kẻ mang mặt người nhưng bất nhân đến vậy!
Khi thấy tôi xem lại những tấm ảnh tôi chụp con chó trong lễ tang bà cụ, ông cụ lại khóc. “Bà bỏ tôi đi rồi, giờ nó cũng bị người ta giết hại rồi bà ơi!” - ông cụ nghẹn ngào trước bàn thờ bà cụ...
Tấn Lộc

Khẩn trương ứng phó thời tiết nguy hiểm

Khẩn trương ứng phó thời tiết nguy hiểm

Copy từ http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Khan-truong-ung-pho-thoi-tiet-nguy-hiem.html , tác giả: Ngô Chuân , đã đăng ngày 28/10/17 lúc 08:10.
(AGO) -Sáng 27-10-17, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi đã ký công văn khẩn gửi các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh, BCH PCTT&TKCN các huyện, thị xã, thành phố về chủ động ứng phó với thời tiết nguy hiểm.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương ngày 26-10-2017, trên khu vực Nam Biển Đông đã hình thành dải hội tụ nhiệt đới và đang gây thời tiết nguy hiểm (mưa, giông, gió giật mạnh) cho các vùng biển phía Nam.
Trong những ngày tới, nhiều khả năng sẽ xuất hiện thêm điều kiện nguy hiểm khác như không khí lạnh làm cho dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh hơn. Do đó, không loại trừ khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và có thể là bão trên dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở vĩ độ thấp như đã từng xảy ra trong quá khứ với điều kiện tương tự.
Khu vực Nam Bộ với đặc thù địa hình bằng phẳng, cơ sở hạ tầng còn yếu và nhất là khi có bão, ATNĐ tác động, thường sẽ gây thiệt hại rất lớn. Đặc biệt là khi kết hợp với nước dâng do bão, triều cường và các hiện tượng như tố, lốc, gió xoáy cục bộ, thậm trí cả vòi rồng hay đi kèm với bão ở khu vực vĩ độ thấp. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy, thời gian từ khi hình thành đến khi phát triển thành bão ở khu vực biển phía Nam khá ngắn, đôi khi chỉ khoảng từ 1 - 2 ngày.
Để chủ động ứng phó với thời tiết nguy hiểm, UBND tỉnh yêu cầu thành viên BCH PCTT&TKCN tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình thời tiết nguy hiểm trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời thông báo, cảnh báo cho Nhân dân biết (nhận thông tin từ Văn phòng Thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Báo An Giang… để chủ động tổ chức triển khai ứng phó). UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tuyên truyền cho người dân hiểu biết thêm về các biện pháp ứng phó với thời tiết nguy hiểm có thể gây mưa to, ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất vụ thu đông 2017; khuyến cáo người dân chằng chống nhà cửa và công trình đề phòng giông, lốc.
Các đơn vị, địa phương cũng được yêu cầu rà soát phương án, sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó với thời tiết nguy hiểm có khả năng hình thành ATNĐ, bão. Đối với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, cần chủ động sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với lực lượng địa phương, dân quân cơ động tại chỗ, lực lượng thanh niên xung phong, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ… xử lý các trường hợp cấp bách xảy ra (tham gia cứu hộ, cứu nạn, giữ vững trật tự an ninh xã hội...).
Đối với các chủ đầu tư, đơn vị đang thi công công trình, có kế hoạch bảo vệ công trình, tránh hư hỏng do ảnh hưởng của mưa, giông, lốc… Đối với các công trình chưa hoàn thành hoặc không bảo đảm tiến độ phải chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị để kịp thời xử lý khắc phục khi có sự cố xảy ra, nhằm thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”.
UBND tỉnh đề nghị Công ty Điện lực An Giang có kế hoạch cung cấp điện cho các trạm bơm, đảm bảo bơm tiêu chống úng bảo vệ sản xuất vụ thu đông 2017. UBND các huyện, thị xã và thành phố chủ động chỉ đạo lắp đặt các trạm bơm điện tạm thời, đề phòng các đợt mưa gây ngập úng cục bộ nhằm chủ động bơm tiêu chống úng bảo vệ sản xuất vụ thu đông năm 2017.
UBND tỉnh cũng yêu cầu Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, Báo An Giang, các cơ quan thông tấn, báo chí, đặc biệt là hệ thống phát thanh, truyền tin ở các ấp, xã, phường, thị trấn tăng thời lượng đưa tin về diễn biến thời tiết nguy hiểm, hướng dẫn kỹ năng cho cộng đồng để chủ động phòng tránh và ứng phó phù hợp.
Đối với các thành viên BCH PCTT&TKCN cấp tỉnh, tùy theo chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp với UBND cấp huyện để triển khai ứng phó tình hình diễn biến thời tiết nguy hiểm trong tỉnh (mưa, giông, lốc…) gây ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống Nhân dân.
UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị đảm bảo thực hiện tốt chế độ trực 24/24 giờ và báo cáo nhanh về Văn phòng Thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh (nếu địa phương có bị ảnh hưởng) để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.
UBND tỉnh yêu cầu thành viên BCH PCTT&TKCN tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai thực hiện tốt tinh thần công văn trên.
Mua-bao-1.jpg
Bảo vệ lúa thu đông là ưu tiên hàng đầu
Mua-bao-2.jpg
Đề phòng nước dâng cao do mưa bão
NGÔ CHUẨN

Thị xã Ngã Bảy: Nhiều học sinh bị ngộ độc sau khi uống sữa

Thị xã Ngã Bảy: Nhiều học sinh bị ngộ độc sau khi uống sữa
Copy từ http://www.baohaugiang.com.vn/thoi-su-trong-tinh/thi-xa-nga-bay-nhieu-hoc-sinh-bi-ngo-doc-sau-khi-uong-sua-61694.html, tác giả: Hồng Diễm , đã đăng ngày 27-10-17 lúc 14:30.
(HGO) - Sáng ngày 27-10-17, hàng loạt học sinh ở Trường Tiểu học Lái Hiếu và Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (thị xã Ngã Bảy) bị ngộ độc thực phẩm được đưa vào Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy để cấp cứu. Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, học sinh cả hai trường này đều có uống sữa trước đó với trên 700 suất sữa.
Thông tin từ Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy cho hay, trung tâm tiếp nhận gần 500 trẻ vào cấp cứu, trong đó có 39 trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn ói, đau đầu, những trẻ còn lại có biểu hiện nhẹ, sức khỏe ổn. Được biết, trên địa bàn thị xã đã có 5 trường tiểu học uống sữa milo trước đó nhưng không xảy ra ngộ độc.
Ngay sau khi biết được thông tin, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Văn Hùng (bìa phải), cùng lãnh đạo tỉnh đã xuống trực tiếp tại Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy để chỉ đạo Trung tâm Y tế thị xã cấp cứu cho các em học sinh.
Bác sĩ, điều dưỡng và cả xe cứu thương ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, Trung tâm Y tế huyện Châu Thành đã được điều động về đây để hỗ trợ cấp cứu cho các em.
Nhiều suất cháo đã được Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy cấp cho các em để ăn lại sức. Nguyên nhân vụ ngộ độc đang được ngành chức năng làm rõ.
Tin & ảnh: Hồng Diễm

Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

28 năm mang án oan giết chồng, giết cha

28 năm mang án oan giết chồng, giết cha
Copy từ https://www.tienphong.vn/phap-luat/28-nam-mang-an-oan-giet-chong-giet-cha-1201229.tpo , tác giả: Xuân Ân , đã đăng ngày 25/10/17 lúc 06:28.
TP - Vừa chôn cất chồng xong, người phụ nữ tìm cách kêu oan cho 2 con trai bà bị bắt vì nghi ngờ họ giết bố nhưng chính bà cũng bị bắt sau đó. Vụ án được trả hồ sơ, những người bị giam được thả nhưng họ vẫn mang tiếng “giết chồng, giết cha” suốt 28 năm qua.
28 năm oan trái
Ngày 24/10/17, trong một căn nhà mái tranh đã cũ ở thị trấn Tuần Giáo (Điện Biên), bà Đặng Thị Nga (SN 1938) dậy từ 5h sáng. Bà cùng con cháu quét dọn lại nhà cửa, kê bàn ghế chuẩn bị đón họ hàng, làng xóm đến chia vui cùng gia đình mình - niềm vui được minh oan.
Bà Nga cho hay, chỉ vài tuần nữa bà bước sang tuổi 80 và đã rất yếu. Tuy vậy, bà vẫn nhớ như in cái ngày tai ương đổ xuống gia đình bà cách đây 28 năm. Bà lão kể, ngày 18/9/1989, khi bà ra giếng múc nước, phát hiện chồng mình là ông Trịnh Huy Tùng tử vong phía dưới. Chôn cất chồng được 4 ngày, bà đi làm về liền được con gái chạy ra nói công an đã bắt giữ 2 anh lớn là Trịnh Công Hiến (SN 1963) và Trịnh Huy Dương (SN 1970) vì cho rằng họ giết bố mình. Bà tìm cách minh oan cho các con nhưng chính bà sau đó cũng bị bắt giữ.
“Tôi vào tù nghĩ chắc cả nhà chết hết, tôi vào đây thì 3 đứa nhỏ ở nhà chỉ có nước chết đói… Họ đánh tôi 2 hôm liền, bắt tôi phải nhận tội giết chồng. Sáng ngày thứ 3, tôi nghĩ nếu để họ đánh chết thì không ai minh oan cho mình và con nên nhận tội. Khoảng hơn 10h sáng, tôi được gặp các con, thằng lớn bảo mẹ nhận tội đi rồi về nuôi các em để bọn con đi tù… tôi đành nhận” - bà lão nói rồi lấy tay chấm nước mắt.
Tiếp lời mẹ, anh Trịnh Huy Dương kể, vừa vào trại giam, anh và anh trai đã bị dùng nhục hình. Anh chứng kiến những điều tra viên bàn bạc với nhau “nên cho” các anh dùng hung khí gì, viên gạch hay búa đinh. “Sau đó, họ thống nhất là anh Hiến dùng búa đinh còn tôi dùng gậy để giết bố… Vì họ thống nhất nên những bản khai của 3 mẹ con tôi mới giống nhau y hệt như vậy” – anh Dương nói.
Gia đình bà Nga nhận hoa từ chính quyền địa phương tại buổi xin lỗi của cơ quan tố tụng sáng 24/10/17.
Hận đời oan trái
Đó là dòng chữ anh Trịnh Công Hiến xăm trên ngực lúc trong tù. Về chuyện này, anh Dương nhớ lại: “Trong tù, anh ấy xăm chữ hận đời oan trái và bảo bao giờ được minh oan mới xóa đi. Được tự do, chúng tôi rất vui nhưng về nhà một vài ngày thì rất bế tắc vì bị mang tiếng giết bố. Anh trai tôi định dạm ngõ với người yêu mà bên nhà chị nói thằng ấy giết bố nên không cho cưới, sau chị ấy đi lấy chồng. Anh tôi dùng dao mèo cứa cổ tự tử may tôi nhìn thấy cản lại, con dao cứa vào tay tôi khiến 3 ngón không cử động được. Anh ấy mất năm 2004 vì bệnh tật, không kịp chứng kiến mình được minh oan”.
Người đàn ông giơ những ngón tay run run ra, nước mắt không ngừng chảy trên khuôn mặt khắc khổ. Phần mình, anh Dương cho biết do không chịu được dư luận ở nhà nên phải bỏ xuống miền xuôi và xuống đó vẫn phải tránh những nơi có họ hàng của mình.
Năm 2009, anh Dương lập gia đình, rất may vợ anh hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của chồng. “Trong vali của tôi lúc nào cũng có giấy tờ về vụ án nên cô ấy biết… Từ lúc đi khỏi nhà, lúc nào tôi cũng mang theo giấy tờ ấy và nhất là giấy thay đổi biện pháp ngăn chặn. Đi đâu tôi cũng phải mang tờ giấy này vì nghĩ những người gây oan sai cho mình giờ làm to hơn rồi, thế nào cũng xử lý mình” - người đàn ông đột ngột nói to.
Chị Đặng Thị Ngọc - người thay bố mẹ nuôi các em.
Đêm sợ ma, ngày sợ người
Ngồi cạnh mẹ, chị Trịnh Thị Ngọc - con gái bà Nga tiếp lời: “Họ ác lắm, lúc mẹ tôi, các anh tôi bị bắt họ liên tục gọi tôi lúc đó 16 tuổi và em Dũng lúc đó 13 tuổi lên, chỉ có em Vương 10 tuổi là thoát. Họ đưa cho bản khai của mẹ tôi, anh tôi viết gì thì chúng tôi viết theo như vậy… Em Dũng không chịu viết, bị họ đánh đập, nôn ra máu nên mới mắc bệnh trầm cảm, không làm ăn gì được giờ chỉ nằm trong giường kia”.
Lau đi nước mắt, chị nói: “Cứ mỗi lần nhìn thấy xe Uoat đỗ trước cửa là chị em tôi lại ôm lấy nhau khóc mà họ vẫn tách ra lôi đi. Mãi sau, bác Phạm Hồng Công ở Viện KSNDTC về thụ lý hồ sơ mới bảo chúng tôi là trẻ dưới 18, công an muốn gọi phải có người giám hộ đi cùng... Bác ấy tốt lắm, ngồi nghe chúng tôi kể chuyện rất từ tốn không như ở đây, ngồi khai vài câu là họ đánh ngay được”.
Bà Nga vỗ về con gái và cho biết, lúc bà bị bắt và suốt quá trình kêu oan, chính Ngọc đã thay bố mẹ nuôi các em. Ban đêm, 3 chị em cùng xay gạo nấu bánh để sớm mai người đi bán bánh, đứa bán kem sống qua ngày.
Chị Ngọc kể tiếp: “Ngày ấy cơ cực lắm, mãi mới dành dụm được chút tiền để lên thăm mẹ, thăm anh. Mẹ và anh tôi bị giam ở Mường Tùng cách đây 200 km, có khi phải đi mất 2 ngày trời vì mưa gió, xe cộ. Ở nhà, 3 chị em tôi nhỏ, sợ ma nên phải nhờ người đục tường xuống bếp, không dám đi qua cái giếng lúc đêm tối. Ban ngày, hết công an khám nhà lại đến ông hàng xóm trong kia ra nhà tôi hút bàn đèn nên càng sợ”.
Gia đình cho biết, chỉ có anh Trịnh Việt Vương (SN 1979) - con út bà Nga được học hành, hiện làm công chức Nhà nước. Cũng trong thời gian là sinh viên, anh Vương đã cất công tìm kiếm và gặp được anh Dương lúc đó vì chán nản mà bỏ nhà đi gần 10 năm trời không tn tức.
Kêu oan 20 năm, xin lỗi 20 phút
Được hỏi có bao giờ muốn bỏ cuộc trong hành trình kêu oan, bà Nga cho hay mình không bao giờ từ bỏ ý định, cứ đi làm có tiền là tôi lại vác đơn đi kêu oan. Bà nhớ lại: “Xử sơ thẩm xong, họ bảo tôi bị án treo nên không được ra khỏi huyện, tôi phải dắt thằng Vương lúc đó 10 tuổi lén đi, lúc đi nó chỉ có quần đùi để mặc. Tôi về quê ở Thái Nguyên nhờ anh trai viết đơn thì các chị dâu bảo anh tôi phải cho nó đi xem bói xem đúng cái Nga giết chồng hay không”.
Theo bà Nga, trong suốt những năm 90, mỗi tháng một lần bà lại xuống Hà Nội hoặc lên thị xã Lai Châu để kêu oan. “Tôi phải đi, có ăn xin dọc đường tôi cũng đi nhưng may mắn không đến mức vậy. Chỉ có lần vào viện kiểm sát trung ương, tôi gặp một chị cùng làng làm ở đấy, chị nhất định cho tôi 10 đồng vì tôi chưa được ăn gì. Số tiền ấy, tôi mua muối vừng về cho các con... Sau năm 2000, vì thằng Vương học đại học và tôi đưa được đơn cho một lãnh đạo cấp cao nên có nghỉ kêu oan gần 2 năm nhưng rồi xem tivi thấy người ta được giải oan nên lại thèm, lại vác đơn đi kêu các cửa”- bà lão nói.
Bên ngoài, trời đã sáng tỏ, nhiều người vui vẻ gọi gia đình bà Nga cùng ra ủy ban thị trấn để dự buổi xin lỗi. Trước khi kết thúc câu chuyện, bà Nga nói với phóng viên: “Nguyện vọng của tôi là phải tìm được kẻ giết chồng tôi. Mẹ con tôi bị oan mà phải bị đánh, bị ngồi tù mà họ cứ nhởn nhơ ở ngoài là không được”.
Tại UBND thị trấn Tuần Giáo, do hội trường nhỏ nên một chiếc tivi được đặt tại cổng để mọi người cùng xem trực tiếp buổi xin lỗi sáng 24/10. Ông Phạm Văn Nam - Chánh án TAND tỉnh Điện Biên lên tóm tắt lại sự việc và thay mặt các cơ quan tố tụng xin lỗi bà Nga, anh Dương cùng người đại diện hợp pháp cho anh Hiến. Ông Nam cũng khẳng định nếu gia đình bà Nga có yêu cầu, tòa tỉnh sẽ phối hợp để bồi thường theo quy định. Tiếp đó, đại diện chính quyền địa phương và anh Dương lên phát biểu...
Buổi xin lỗi kéo dài chưa đầy 20 phút.
Cứ mỗi lần nhìn thấy xe Uoat đỗ trước cửa là chị em tôi lại ôm lấy nhau khóc mà họ vẫn tách ra lôi đi. Mãi sau, bác Phạm Hồng Công ở Viện KSNDTC về thụ lý hồ sơ mới bảo chúng tôi là trẻ dưới 18, công an muốn gọi phải có người giám hộ đi cùng... Bác ấy tốt lắm, ngồi nghe chúng tôi kể chuyện rất từ tốn không như ở đây, ngồi khai vài câu là họ đánh ngay được”.
Chị Ngọc, con gái bà Nga kể lại
Năm 1990, TAND tỉnh Lai Châu (cũ) xử sơ thẩm vụ án, tuyên phạt Đặng Thị Nga 36 tháng tù treo về hành vi che giấu tội phạm; các con trai bà lần lượt nhận án 18 và 12 năm tù về tội giết người. Bản án bị tòa phúc thẩm tuyên hủy nên năm 1991, VKSND tỉnh Lai Châu trả hồ sơ vụ án để điều tra lại. Năm 1992, Trịnh Công Hiến và Trịnh Huy Dương được hủy bỏ quyết định tạm giam. Tháng 10/2017, các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can mới được ban hành.
Xuân Ân

'Bà mối' dàn cảnh cướp tiền người đi tuyển vợ

'Bà mối' dàn cảnh cướp tiền người đi tuyển vợ
Copy từ http://plo.vn/an-ninh-trat-tu/ba-moi-dan-canh-cuop-tien-nguoi-di-tuyen-vo-735447.html , tác giả: Hải Dương , đã đăng ngày 24/10/17 lúc 20:03.
Nghi can Lê Thu Sương
(PLO)- Biết các bị hại sang Việt Nam cưới vợ mang theo nhiều tiền nên Sương đã bàn với đồng bọn dàn cảnh cướp tài sản của họ.
Ngày 24-10-17, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đang tạm giữ hình sự bốn đối tượng gồm: Lê Thu Sương (35 tuổi), Lê Hải Lâm (29 tuổi), Võ Tấn Trinh (32 tuổi) và Trương Văn Chiều (28 tuổi, cùng ngụ huyện Cờ Đỏ) để điều tra về hành vi cướp tài sản.
Theo điều tra ban đầu, do Sương từng sinh sống tại Trung Quốc nên ông Lâm Lễ Hỏa (quốc tịch Trung Quốc) đã nhờ Sương dẫn về Việt Nam tìm vợ.
Ngày 12-10-17, ông Lâm Lễ Hỏa cùng Trâu Kiến Bân (bạn trai Sương) sang Việt Nam gặp Sương. Đến ngày 15-10, Sương đưa cả hai đến thị trấn Cờ Đỏ để “xem mặt, tuyển vợ” nhưng không chọn được ai
Biết Hỏa và Bân mang theo nhiều tiền, Sương nảy sinh ý định cướp tài sản nên đã bàn với Lâm, Trinh và Chiều tổ chức dàn cảnh cướp tài sản.
Ngày 18-10-17, Sương rủ cả hai đến dự đám cưới người quen nhưng mục đích thật sự là thực hiện kế hoạch cướp tài sản.
Theo kế hoạch, Lâm lấy xe chở Bân, một người đi xe ôm chở Hỏa, Trinh cùng đi xe máy với Sương. Trên đường đi, Lâm chở Bân đến đoạn đường vắng do Chiều phục sẵn dàn cảnh cướp của Bân 32 triệu đồng.
Nghi can Lâm. Ảnh: Hải Dương.
Nghi can Chiều. Ảnh: Hải Dương
Sau đó, Lâm gọi điện thoại thông báo cho Sương và được chỉ đạo tiếp tục cướp tài sản của Hỏa nhưng Lâm và Chiều không đồng ý. Sau khi gây án, cả nhóm hẹn gặp nhau tại xã Đông Hiệp (huyện Cờ Đỏ) chia nhau số tiền cướp được rồi cùng nhau bỏ trốn.
Sự việc nhanh chóng được trình báo công an. Qua xác minh điều tra, ngày 21-10 lực lượng công an đã bắt giữ được nhóm đối tượng trên.
Hải Dương

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Bộ Công an rút đề xuất cấm dùng thiết bị ghi hình lén

Bộ Công an rút đề xuất cấm dùng thiết bị ghi hình lén
Copy từ http://www.baoangiang.com.vn/Phap-luat/Xay-dung-phap-luat/Bo-Cong-an-rut-e-xuat-cam-dung-thiet-bi-ghi-hinh-len.html , tác giả: Theo Thân Hoàng (Tuổi Trẻ), đã đăng ngày 28/04/2017 12:51.
Sau hơn nửa tháng đưa ra lấy ý kiến, Bộ Công an vừa rút quy định gây tranh cãi là cấm sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, phần mềm ngụy trang.
Ngày 28-4-17,Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp, Bộ Công an cho biết thời gian qua có nhiều ý kiến góp ý cho rằng một số nội dung của dự thảo Nghị định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình chưa hợp lý.
Một trong những nội dung của dự thảo nghị định gây tranh cãi tại khoản 3, Điều 4: “Chỉ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được sử dụng thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phục vụ cho hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng”.
Theo ông Quân, Bộ Công an đã thống nhất bỏ nội dung trên ra khỏi dự thảo Nghị định.
“Sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp, ban soạn thảo thống nhất Nghị định chỉ điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, những tổ chức và cá nhân nào đáp ứng điều kiện gì được kinh doanh chứ không quy định đối tượng nào mới được sử dụng”, ông Quân nói.
Ông Quân cho biết thêm ngoài nội dung trên, một số quy định trong dự thảo liên quan “nghiêm cấm cá nhân” sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình nguỵ trang để xâm phạm tới an ninh quốc gia, an toàn xã hội cũng được rút bỏ.
Hiện dự thảo Nghị định này đang được Bộ Tư pháp thẩm định và hoàn thiện báo cáo thẩm định trước khi trình Chính phủ.
Trước đó, ông Lê Đại Hải - Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp cũng khẳng định sẽ hoàn thiện thẩm định dự thảo này theo hướng xây dựng các điều kiện để được kinh doanh mặt hàng này, không quy định về việc đối tượng được sử dụng.
Theo Thân Hoàng (Tuổi Trẻ)

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

13 xe hơi, xe máy đụng nhau, ít nhất 2 người chết, 10 bị thương

13 xe hơi, xe máy đụng nhau, ít nhất 2 người chết, 10 bị thương
Copy từ http://www.baoangiang.com.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/ATGT/13-xe-hoi-xe-may-ung-nhau-it-nhat-2-nguoi-chet-10-bi-thuong.html , tác giả: Theo Ái Nhân, Ngọc Khải, Hải Hiếu(Tuổi Trẻ),đã đăng ngày 23/07/2017 05:35.
Tối 22-7-17, tại gần giao lộ Hà Huy Giáp - Tô Ngọc Vân (P.Thạnh Lộc, Q.12, Tp HCM) xảy ra tai nạn liên hoàn khiến hai người chết và ít nhất 10 người bị thương.
Tại hiện trường có 4 xe hơi dính chùm và khoảng 9 xe máy.
"Nguyên nhân ban đầu, trực tiếp gây ra tai nạn như thế nào chúng tôi vẫn đang làm rõ do hiện trường quá rộng và nhiều xe bị nạn...", Thượng tá Trần Văn Tâm, phó trưởng Công an quận 12, có mặt tại hiện trường cho hay.
Theo ghi nhận ban đầu của phóng viên Tuổi Trẻ Online, vào lúc khoảng 20h, một xe 7 chỗ chạy trên đường Hà Huy Giáp hướng từ Hóc Môn đi cầu vượt Ngã tư Ga, gần đến giao lộ Tô Ngọc Vân – Hà Huy Giáp thì lao vô 9 xe máy cùng chiều và ngược chiều và ba xe hơi, 2 cùng chiều và 1 ngược chiều.
* Thông tin lúc 23h45 của PV Tuổi Trẻ Online cho biết đã xác định hai người chết là Lê Công Dũng (63 tuổi, quê Cần Thơ) và Đoàn Tuấn A. (15 tuổi, quận 12).
Một số hình ảnh hiện trường vụ tai nạn:
Hiện trường vụ tai nạn ở quận 12 - Ảnh: Ngọc Khải
Theo Ái Nhân, Ngọc Khải, Hải Hiếu(Tuổi Trẻ)

Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

Mẹ đơn thân - Giấc mơ hạnh phúc

Mẹ đơn thân - Giấc mơ hạnh phúc
Copy từ http://tuoitre.vn/nhung-cau-chuyen-lang-le-ke-cua-me-don-than-2017102108150767.htm , tác giả: Tâm Lụa- Lan Anh - Nguyên Ngọc , đã đăng ngày 21/10/2017 15:27.
TTO - Những cô gái vừa biết mình được làm mẹ nhưng không được chấp nhận làm vợ. Họ quyết định làm mẹ đơn thân dù biết lựa chọn ấy sẽ mang nhiều cay đắng.
"Em chỉ cần con" - Ảnh một bà mẹ đơn thân trong buổi gặp mặt của cộng đồng Singlemum - Ảnh: N.V.
Singlemum không phải xu hướng thời trang để phụ nữ chứng tỏ sự sành điệu, hiện đại hay bản lĩnh. Đó là sự lựa chọn tuyệt vọng và cô đơn khi muốn làm mẹ, không thể làm vợ và mất hết lòng tin nơi người đàn ông mình yêu thương.
Một người mẹ đơn thân viết trên fanpage Singlemum
Vừa làm mẹ vừa làm cha
Khi biết mình mang thai với một người đàn ông đã có vợ, lớn hơn mình 17 tuổi, Thu Thủy giấu gia đình rời quê ở Đắk Lắk vào TP.HCM sinh con vì sợ bị ép phá thai. Ba năm qua, Thủy ngậm đắng nuốt cay trong vai trò vừa làm cha vừa làm mẹ để che chở cho con mình.
"Em chưa một lần được mặc áo cưới", chị Thủy, năm nay 30 tuổi, tâm sự khi tham gia buổi gặp mặt của hàng trăm bà mẹ đơn thân khu vực phía Nam do diễn đàn Singlemum tổ chức ngày 1-10.
Đi cùng con đến buổi gặp mặt, S.N. lặng lẽ kể câu chuyện bất hạnh về đời mình. Khi đang học ở TP.HCM, N. bị cha mẹ gọi về quê lấy chồng. Cưới xong, biết tin chị mang thai con gái đầu lòng, gia đình chồng bắt phá thai nhưng chị vẫn cố gắng giữ lại giọt máu của mình.
Trớ trêu, người chồng vũ phu của chị vẫn tìm cách đánh đập hòng làm hỏng bào thai non nớt. Cùng đường, N. nhảy sông tự tử cùng bào thai 4 tháng tuổi. May mắn là người dân gần đó kịp cứu, đưa chị về nhà.
Được sống nhưng những trận đòn roi của chồng vẫn bám riết lấy N.. Khi bào thai được 6 tháng, N. bị đánh chảy máu phải đi cấp cứu. Đó là lúc chị cay đắng nhận ra nếu muốn an toàn cho con thì phải bỏ chồng.
N. chọn TP.HCM làm nơi ẩn náu. Bởi nếu về với gia đình mẹ ruột, chị biết họ sẽ bị tổn thương bởi những lời dị nghị.
Cũng như Thủy, như N., hơn 100 mẹ đơn thân đến buổi gặp mặt là 100 câu chuyện khác nhau. Có người đã là mẹ của 2-3 đứa trẻ nhưng chưa một lần được mặc áo cưới. Có người đơn thân vì chồng đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông...
Buồn hơn là những cô gái vừa biết mình được làm mẹ nhưng không được chấp nhận làm vợ. Như An, cô gái 18 tuổi, quyết định làm mẹ đơn thân dù biết lựa chọn ấy sẽ mang nhiều cay đắng.
Khi biết mình mang giọt máu của người yêu, cô thông báo cho bạn trai và được anh nhắn lại: "Con mới chỉ bằng hạt đỗ thôi. Em nên bỏ đi, ít năm nữa chúng mình có điều kiện rồi tính". Cô nhắn lại: "Em chỉ cần con". Vậy là họ chia tay. Sinh con xong, An một mình vừa làm cha, vừa làm mẹ.
Các bà mẹ đơn thân trong ngày hội Giấc mơ hạnh phúc do cộng đồng Singlemum tổ chức - Ảnh: N.V.
Đơn thân có phải xu hướng?
"Mẹ đơn thân chỉ cần có tiền và con, không cần chồng. Đúng vậy không?" - câu hỏi này thường xuyên được đặt ra bởi những người đứng từ ngoài nhìn vào cuộc sống của những người mẹ đơn thân. Câu trả lời của các thành viên Singlemum là "bất đắc dĩ".
Chị Trần Thị Thu Hà, một người mẹ đơn thân ở Huế, chia sẻ: "Là người trong cuộc, tôi thấy các mẹ đơn thân phần lớn vì không được cha đứa bé thừa nhận. Rơi vào hoàn cảnh này nhiều mẹ đơn thân đã bị chính gia đình mình chối bỏ, họ coi đó là nỗi nhục của gia đình nên họ sẵn sàng để con mình đi đến một nơi thật xa tránh sự dị nghị để sinh nở.
Nói tóm lại, ai cũng muốn có một mái ấm trọn vẹn nhưng cuộc sống đẩy họ vào hoàn cảnh, chỉ có rất ít phụ nữ muốn sinh con mà không thích lấy chồng".
Theo chị Hà, với những người phụ nữ nói không cần chồng, chỉ cần tiền và con, đó phần lớn là lời nói dối để che đậy sự yếu đuối của bản thân. Bởi họ đã phải chịu quá nhiều tổn thương trong tình cảm gia đình. Một đứa trẻ có đủ cả tình cảm của cha lẫn mẹ sẽ tốt hơn 100 lần nếu chỉ có tình cảm của mẹ.
"Tôi đã viết nhiều bài trên fanpage Singlemum khuyên các chị trước khi quyết định làm mẹ đơn thân, nếu còn có thể hãy nhìn lại xem có níu giữ được không. Để sau khi lựa chọn làm mẹ đơn thân rồi thì không còn điều gì khiến mình phải hối tiếc", chị Hà nói.
Còn theo phân tích của một chuyên gia tâm lý: trên thế giới, số lượng mẹ đơn thân có gia tăng, lý do là phụ nữ tự chủ hơn, kinh tế độc lập hơn, cuộc sống gia đình không phải lúc nào cũng như ý... VN cũng chịu tác động nhất định và số lượng mẹ đơn thân sẽ tăng lên, nhưng nói đây là một xu hướng thì chưa phải.
Một bà mẹ đơn thân cùng con trong buổi gặp mặt của cộng đồng Singlemum - Ảnh: N.V.
Một cộng đồng sẻ chia
Cộng đồng Singlemum bắt nguồn từ một fanpage mà ít ai ngờ lại do một chàng trai độc thân, mới 28 tuổi tên Lâm Như Ý khởi xướng.
Cách đây 5 năm, Ý nhìn thấy hai mẹ con nhà đối diện cứ lủi thủi cùng nhau mà không thấy bóng dáng người cha. Hỏi ra mới biết người phụ nữ ấy là mẹ đơn thân. Nhìn chị ít tiếp xúc với bên ngoài vì sợ sự dè bỉu, Ý trằn trọc với câu hỏi: "Nên làm gì cho những người mẹ có hoàn cảnh như chị?".
Fanpage "Singlemum group" được tạo ra từ những trăn trở ấy. Những ngày đầu, một mình Ý cặm cụi đăng bài để "nuôi" trang với hi vọng những người mẹ đơn thân có nơi chia sẻ. Giờ đây chỉ sau 5 năm, group đã tập hợp được 14.000 thành viên. Đây chính là sân chơi, nơi chia sẻ mọi buồn vui của những bà mẹ đơn thân trong khắp mọi miền đất nước.
Chị Trần Thị Thu Hà là một trong những thành viên lâu năm của group. Là chủ một cửa hàng áo cưới, trang điểm cô dâu nhưng chị Hà chưa bao giờ khoác lên mình chiếc áo cưới. Cho đến một ngày, cô học trò của tiệm nhờ chị Hà làm mẫu để trang điểm.
Khoác lên mình chiếc áo cưới trong sự tình cờ nhưng người mẹ 3 con ấy lại thấy quá bồi hồi. Trong khoảnh khắc ấy, chị Hà chợt nghĩ có bao nhiêu người mẹ đơn thân có khao khát được một lần mặc áo cưới như chị?
Ngay sau đó, chị Hà đã liên lạc với Lâm Như Ý. Ngày hội của các bà mẹ đơn thân với tên gọi "Giấc mơ hạnh phúc" bắt nguồn từ đó.
Tâm Lụa- Lan Anh - Nguyên Ngọc

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Trưởng thành là biết lắng nghe

Trưởng thành là biết lắng nghe
Copy từ http://tuoitre.vn/truong-thanh-la-biet-lang-nghe-2017102109152914.htm, tác giả: Phạm Vũ , đã đăng ngày 21/10/2017 10:01.
TTO - Những lời âu yếm nhất luôn luôn được dành cho con trẻ. Lãnh đạo Bộ y tế, nhất định phải là những người thật trưởng thành. Người trưởng thành thì biết lắng nghe!
Công luận đang ngóng chờ sự lên tiếng của Bộ Y tế về trách nhiệm của mình trong phiên phúc thẩm vụ VN Pharma nhập và lưu hành thuốc trị ung thư, chờ đợi ý kiến của bộ trưởng về vụ bê bối để tiền ngoài sổ sách của Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Công luận cũng mong muốn được nghe những biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tránh thiệt thòi cho người bệnh trong khi Quỹ bảo hiểm y tế kết dư hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm..., thì lại được "chiêu đãi" bằng một tiểu phẩm bi hài: công văn của bộ yêu cầu xử lý bác sĩ Hoàng Công Truyện và quyết định kỷ luật của Trung tâm Y tế huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế).
Lý do của các công văn ấy: bác sĩ Truyện khuyên bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức trên Facebook cá nhân.
Ưa những lời ngọt ngào, thích những lời ngợi khen là bản tính con người, chẳng vậy mà những lời âu yếm nhất luôn luôn được dành cho con trẻ. Lớn lên, quá trình học tập, làm việc, trải nghiệm buộc người ta phải nghe những lời bớt ngọt ngào hơn, có khi là những góp ý, phê phán gay gắt để sửa chữa, để trưởng thành.
Với những người lãnh đạo, mỗi hành động, mỗi quyết định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng ngàn, hàng triệu người khác, việc lắng nghe những góp ý, cả thiện ý lẫn ác ý, càng cần thiết hơn.
Những câu chuyện từ hàng ngàn năm của cuộc sống đã cho một kinh nghiệm: trong lời khen ngọt ngào nào cũng có một vài điểm không thật, trong lời chê độc địa nào cũng hàm chứa một vài phần sự thật. Tìm ra được những sự thật ấy để phân biệt thật - hư, lắng nghe, chiêm nghiệm và tu sửa là một phẩm chất của người trưởng thành, là một yêu cầu nhất thiết với một lãnh đạo giỏi.
Cũng vì thế mà dư luận dậy sóng. Người dân không bằng lòng khi những người đã được giao trách nhiệm lãnh đạo, nhất là lãnh đạo một ngành liên quan sát sườn đến cuộc sống, sức khỏe người dân, lại là người không muốn nghe góp ý, cho dù đó là một lời chê bai.
Thật ra, đã từng có rất nhiều những góp ý, chỉ trích trên mạng xã hội và cả trên báo chí đề cập đến Bộ Y tế mỗi khi ngành y gặp sự cố. Nhưng hôm nay bác sĩ Truyện bị Bộ Y tế yêu cầu xử lý và bị cơ quan chủ quản ra quyết định kỷ luật có lẽ chính là vì ông là bác sĩ, là người trong ngành dưới quyền.
Ý kiến của ông trên góc độ một người có chuyên môn, hiểu biết và trải nghiệm trong ngành dĩ nhiên sẽ có độ tin cậy lớn hơn. Và vì thế, lẽ ra nên được tìm hiểu kỹ lưỡng, lắng nghe tường tận và tiếp nhận thiện ý. Phản ứng của Bộ Y tế cho công luận thấy rằng bộ không chấp nhận một phản ứng nào của những thuộc cấp.
Hàng ngàn ý kiến của người đọc, chưa thấy ý kiến nào đứng về phía Bộ Y tế, như thế đã đủ để các cán bộ của bộ thấy được việc gì là việc làm "ảnh hưởng đến uy tín của ngành y nói chung và tạo dư luận xấu, gây hoang mang, giảm sút niềm tin của nhân dân với cá nhân bộ trưởng Bộ Y tế nói riêng" hay chưa?
Phạm Vũ

Nhộn nhịp đánh bắt thủy sản mùa nước nổi Đồng Tháp Mười

Nhộn nhịp đánh bắt thủy sản mùa nước nổi Đồng Tháp Mười
Copy từ http://nongnghiep.vn/nhon-nhip-danh-bat-thuy-san-mua-nuoc-noi-dong-thap-muoi-post205074.html , 4 ảnh, tác giả: Trần Trọng Trung, đã đăng ngày 20/10/17 lúc 13:50.
Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long - nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên.
Đánh bắt thủy sản mùa nước nổi
Vào mùa này, với khoảng 1,5 triệu đồng vốn để mua xuồng, tay lưới hoặc dàn câu là có thể hành nghề kiếm sống.
Vợ chồng anh Trần Văn Hội, ở ấp Tân Lợi, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đem 400 m lưới loại 2,5 phân, một ngày - đêm giăng bắt được 2 - 5 kg cá các loại, thu nhập 150.000 - 200.00 đồng.
Vợ chồng anh Trần Văn Giang ở thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông ủ hơn 30 ụ cỏ, năng, lục bình dọc hai bên cạnh bờ đê nước đã ngập tràn. Sau khi ủ từ 3 - 5 ngày, vợ chồng anh Giang bơi xuồng đến các ụ dùng vợt xúc lươn, cá, cua, ốc các loại... Trung bình 3 ngày đi xúc ụ bắt lươn một lần vào lúc sáng sớm. Với 30 ụ lươn, mỗi lần đi xúc, vợ chồng anh Giang thu được từ 3 kg lươn, cá các loại. Lần nào trúng, kiếm cũng được khoảng 5 kg lươn, cá, thu nhập hàng trăm ngàn đồng.
Cá rô đồng.
Mưu sinh mùa nước lũ là một hoạt động xuất hiện từ lâu ở vùng nông thôn Đồng Tháp Mười. Dù lũ lớn hay nhỏ, dù đồng ruộng có lũ ngập tràn hay đã làm đê bao tăng vụ, nhưng nghề câu, lưới, lọp, lờ, trúm... đánh bắt và khai thác thủy sản trong mùa nước nổi vẫn là hoạt động khá hấp dẫn và là cách mưu sinh độc đáo của người dân miền sông nước Nam bộ.
Xúc cá, bắt lươn mùa nước nổi.
Đan lưới bắt cá mùa nước nổi.
Trần Trọng Trung

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Y án tù chung thân nguyên đội trưởng TTGT nhận hối lộ

Y án tù chung thân nguyên đội trưởng TTGT nhận hối lộ
Copy từ http://plo.vn/phap-luat/y-an-tu-chung-than-nguyen-doi-truong-ttgt-nhan-hoi-lo-734662.html , tác giả: Nhẫn Nam , đã đăng ngày 20/10/2017 - 10:59.
Ngày 20-10-17, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm lưu động tại TP Cần Thơ đã tuyên án vụ nguyên bảy cán bộ thanh tra giao thông (TTGT) ở Cần Thơ cùng hai người khác về tội nhận hối lộ.
Các bị cáo nghe tòa phúc thẩm tuyên án ngày 20-10. Ảnh: NN
Tòa còn kiến nghị cơ quan điều tra nhanh chóng điều tra, khởi tố một số doanh nghiệp, cá nhân có hành vi đưa hối lộ trong vụ án này đã được xác định với số tiền lớn và rất lớn.
Theo HĐXX, các bị cáo nguyên là cán bộ TTGT của Cần Thơ, là thanh tra viên nhưng không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao mà còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vận tải để không kiểm tra hoặc xử lý nhẹ. Bị cáo Cần và An giúp sức cho các bị cáo khác phạm tội.
Do đó, cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo về tội nhận hối lộ là có căn cứ, đúng pháp luật. Riêng bị cáo Duy cho rằng số tiền bị cáo nhận hối lộ ít hơn rất nhiều so với cáo trạng quy kết, song căn cứ vào các lời khai của các bị cáo trong vụ án như Cần, Anh, Tâm, An cũng như lời khai của các các doanh nghiệp, cá nhân đã nộp tiền cho bị cáo qua bị cáo Cần. Cụ thể là lời khai của bị cáo Cần là người môi giới các khách hàng cho bị cáo Duy, thể hiện Cần trực tiếp đưa tiền cho Duy. Lời khai nại của bị cáo Duy là không có căn cứ và nhằm trốn tránh trách nhiệm mà thôi. Do đó, kháng cáo của bị cáo Duy không có cơ sở được chấp nhận.
Xét hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, trong một thời gian dài các bị cáo không thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao là thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật giao thông đường bộ và ngược lại câu kết với các đối tượng ngoài xã hội để bỏ qua hoặc xử nhẹ để thu tiền của các chủ phương tiện giao thông vận tải.
Hành vi phạm tội của các bị cáo không chỉ xâm phạm vào tính đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tổ chức của TTGT và gây phẫn nộ trong xã hội khi pháp luật về an toàn giao thông bị buông lỏng. Do đó cần phải xử phạt thật nghiêm khắc để đảm bảo tính giáo dục và phòng ngừa chung.
Các bị cáo ngồi chờ tòa tuyên án vào sáng 20-10. Ảnh: NN
Từ đó, tòa bác kháng cáo của các bị cáo Tâm, Duy, Cần, Minh, Thiện, Pháp, Lưu. Riêng đối với bị cáo Võ Hoàng Anh, tòa đánh giá là bị cáo này đã khắc phục số tiền thu lợi bất chính rất lớn (trên 400 triệu đồng) và có cha được tặng huân chương kháng chiến chưa được cấp sơ thẩm xem xét là tình tiết giảm nhẹ nên được tòa phúc thẩm xem xét, giảm một phần hình phạt, từ 15 năm tù xuống còn 13 năm tù.
Theo đó, bản án phúc thẩm tuyên bị cáo Duy tù chung thân, Cần 20 năm tù, Hoàng Anh 13 năm tù, Tâm 10 năm tù, Minh 9 năm tù, các bị cáo Pháp, Thiện, Lưu và An mỗi bị cáo 7 năm tù cùng về tội nhận hối lộ.
Ngoài ra, tòa còn kiến nghị cơ quan điều tra nhanh chóng điều tra, khởi tố một số doanh nghiệp, cá nhân có hành vi đưa hối lộ trong vụ án này đã được xác định với số tiền lớn và rất lớn.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2016, bảy cán bộ TTGT TP Cần Thơ đã câu kết, thỏa thuận với một số doanh nghiệp, cá nhân có ô tô hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa để không bắt hoặc bắt các lỗi nhẹ khi vi phạm giao thông đường bộ. Tổng số tiền các bị cáo đã nhận là gần 4 tỉ đồng.
Xử sơ thẩm vào ngày 11-7-17 vừa qua, TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt Duy tù chung thân, Cần 20 năm tù, Hoàng Anh 15 năm tù, Tâm 10 năm tù, Minh 9 năm tù, các bị cáo Lưu, Thiện, Pháp, An mỗi bị cáo 7 năm tù cùng về tội nhận hối lộ.
Nhẫn Nam

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Đầu năm 2018 mới xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại

Đầu năm 2018 mới xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại
Copy từ http://baochinhphu.vn/Doi-song/Dau-nam-2018-moi-xuat-hien-cac-dot-ret-dam-ret-hai/319469.vgp , tác giả: CM, đã đăng ngày 17/10/17 lúc 15:55.
(Chinhphu.vn) - Trong mùa Đông-Xuân 2017-2018, rét có xu hướng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Các đợt rét đậm, rét hại có khả năng tập trung trong tháng 1 và tháng 2/2018, mỗi đợt sẽ kéo dài từ 7-10 ngày.
Ảnh minh họa.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong mùa Đông-Xuân 2017-2018 (từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2018), nhiệt độ trung bình trên toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN, riêng tháng 12 ở khu vực Bắc Bộ cao hơn từ 0,5-1 độ C.
Rét có xu hướng xuất hiện muộn hơn so với TBNN. Các đợt rét đậm, rét hại có khả năng tập trung trong tháng 1 và 2/2018, mỗi đợt sẽ kéo dài từ 7-10 ngày.
Vẫn còn 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông
Dự báo, từ nửa cuối tháng 10 đến hết năm 2017 còn khoảng 4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, chủ yếu tập trung ở khu vực giữa và Nam Biển Đông. Trong số đó có 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta và tập trung ở khu vực Trung Bộ, Nam Bộ.
Ngoài ra, trong các tháng cuối năm, do hoạt động của rãnh thấp xích đạo, vùng biển giữa và Nam Biển Đông, vùng biển phía Tây có thể xuất hiện mưa dông mạnh kèm tố, lốc và gió giật.
Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa trái mùa
Lượng mưa tháng 11 và tháng 12 tại hầu hết các khu vực thuộc Bắc Bộ thấp hơn TBNN cùng thời kỳ từ 15-30%. Từ tháng 1-4/2018 phổ biến ở mức TBNN.
Tại khu vực Bắc Trung Bộ, lượng mưa tháng 11 và 12 phổ biến thấp hơn TBNN từ 10-20%, từ tháng 1-4/2018 phổ biến ở mức TBNN.
Khu vực Trung và Nam Trung Bộ, tổng lượng mưa trong thời kỳ các tháng 11 và 12, tháng 3-4/2018 phổ biến ở mức TBNN. Riêng tháng 1 và 2/2018 phổ biến ở mức cao hơn TBNN từ 15-30%. Khu vực Trung Bộ vẫn còn xuất hiện các đợt mưa lớn trong khoảng thời gian nửa cuối tháng 10 và 11.
Lượng mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thời kỳ tháng 11 và 12, 3 và 4/2018 phổ biến ở mức TBNN. Riêng tháng 1 và 2/2018 phổ biến cao hơn TBNN do có khả năng xuất hiện mưa trái mùa.
Từ tháng 10-12: Đỉnh lũ ở Trung Bộ và Tây Nguyên ở mức BĐ3
Trong nửa cuối tháng 10, trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình có khả năng xuất hiện 1-2 đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông chính thượng lưu hệ thống sông Hồng, sông Hoàng Long và thượng lưu sông Thái Bình có khả năng ở mức BĐ1. Hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội và hạ lưu sông Thái Bình ở dưới mức BĐ1. Lũ quét, sạt lở đất tiếp tục có nguy cơ xảy ra nhiều tại các tỉnh vùng núi phía Bắc đặc biệt là khu vực Tây Bắc.
Từ tháng 11/2017-4/2018, mực nước các sông khu vực Bắc Bộ có xu hướng giảm dần. Nguồn nước thượng lưu sông Hồng trong tháng 11/2017-2/2018 ở mức xấp xỉ TBNN, từ tháng 3-4/2018 phổ biến ở mức thiếu hụt so với TBNN từ 5-10%.
Từ tháng 10-12 là thời kỳ lũ chính vụ của khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên. Đỉnh lũ năm 2017 trên các sông chính ở Nghệ An, Hà Tĩnh khả năng ở mức BĐ2 và trên BĐ2. Các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức BĐ2-BĐ3, tương đương TBNN. Trên một số sông suối nhỏ và thượng lưu các sông có khả năng xuất hiện lũ lớn trên BĐ3.
Đỉnh lũ năm ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ1-BĐ2. Từ nay đến cuối năm, vùng hạ nguồn các sông Nam Bộ chịu ảnh hưởng của 3 đợt triều cường mạnh, trong những thời kỳ này mực nước tại hạ nguồn lên mức BĐ3 và trên BĐ3, gây ngập úng nghiêm trọng tại TPHCM, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Từ tháng 1-4/2018, lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi ở mức cao hơn TBNN. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi theo triều và thấp hơn TBNN từ 0,1-0,3m.
Nguy cơ nước dâng do bão và sóng lớn sẽ tập trung ở ven biển miền Trung và Nam Bộ do nhiều khả năng bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực này. Trong các đợt không khí lạnh tăng cường sóng lớn có thể lên tới 3-4 m tại khu vực biển ngoài khơi và 2-3 m tại ven bờ các tỉnh từ Quảng Ninh-Cà Mau.
CM